Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 15 Jan 2024 07:58:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Các thuốc kháng acid dạ dày https://benh.vn/cac-thuoc-chong-acid-dieu-tri-dau-da-day-48432/ https://benh.vn/cac-thuoc-chong-acid-dieu-tri-dau-da-day-48432/#respond Fri, 18 Nov 2022 01:29:11 +0000 https://benh.vn/?p=48432 Các thuốc chống axit có tác dụng trung hòa axit dịch vị của dạ dày, giúp làm giảm cơn đau và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và cần lưu ý cách dùng cho hiệu quả.

Bài viết Các thuốc kháng acid dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các thuốc chống axit có tác dụng trung hòa axit dịch vị của dạ dày, giúp làm giảm cơn đau và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và cần lưu ý cách dùng cho hiệu quả.

Lưu ý chung khi dùng thuốc kháng acid dạ dày

Do các thuốc này có thành phần là các muối nhôm và các muối magnesi (ma giê). Thuốc có ưu điểm là tác dụng nhanh nên nhanh chóng làm dịu cơn đau hoặc các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nhưng nhược điểm là thời gian tác dụng của thuốc lại ngắn (thường chỉ kéo dài khoảng 3 giờ), có nhiều tác dụng phụ và gây nên nhiều tương tác đối với các thuốc điều trị phối hợp.

Ví dụ: các hợp chất chứa nhôm thường gây táo bón, còn loại chứa magiê gây tiêu chảy (vì thế trong điều trị người ta thường dùng chế phẩm phối hợp cả hai loại này). Hợp chất chứa nhôm dùng kéo dài gây xốp xương (do làm giảm hàm lượng phosphat). Những hợp chất chứa nhôm, canxi, magiê dễ tạo phức với một số thuốc, điển hình là kháng sinh nhóm cyclin, quinolon, gây cản trở hấp thu kháng sinh…

Cách dùng thuốc kháng acid dạ dày

Cần dùng thuốc chống axit trong điều trị đau dạ dày theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Cách dùng: uống sau bữa ăn 1 – 2 giờ và trước lúc đi ngủ để thuốc trung hoà axit thừa. Để giảm triệu chứng đau vùng thượng vị, đầy bụng dùng lúc có triệu chứng. Nhai kỹ viên thuốc và nuốt với một ít nước (20 – 50ml), dạng gel uống không cần pha loãng.

Một số thuốc thường dùng

Alusi

Thuốc được dùng điều trị tức thời và lâu dài các triệu chứng đau, viêm loét dạ dày tá tràng, có tác dụng trung hòa axit dịch vị, chống đầy hơi, ợ chua, giảm đau do co thắt, trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng thuốc lại gây táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, tắc ruột (khi dùng liều cao).

Maalox

Thuốc được dùng điều trị triệu chứng những cơn đau do bệnh thực quản – dạ dày – tá tràng. Cần lưu ý, các muối nhôm có trong thành phần của thuốc gây táo bón nên có thể làm tăng thêm tình trạng táo bón thường thấy ở phụ nữ mang thai. Không dùng maalox nói riêng và các thuốc kháng axit nói chung với một số thuốc khác được hấp thu bằng đường uống (để tránh tương tác thuốc). Nên sử dụng các thuốc kháng axit cách xa các thuốc trên (trên 2 giờ và trên 4 giờ đối với kháng sinh fluoroquinolon).

Gastropulgite

Nhờ khả năng bao phủ đồng đều, thuốc tạo một màng bảo vệ và dễ liền sẹo trên niêm mạc thực quản và dạ dày. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng cầm máu tại chỗ, chống loét và sinh chất nhầy. Tất cả tính chất này đóng góp vào việc bảo vệ và hồi phục niêm mạc dạ dày.

Gastropulgite dùng trong các trường hợp điều trị triệu chứng loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, thoát vị hoành, hồi lưu dạ dày – thực quản, di chứng cắt dạ dày, đau thượng vị, ợ nóng…

Bài viết Các thuốc kháng acid dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-thuoc-chong-acid-dieu-tri-dau-da-day-48432/feed/ 0
Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì? https://benh.vn/dau-thuong-vi-la-dau-hieu-cua-benh-gi-73986/ https://benh.vn/dau-thuong-vi-la-dau-hieu-cua-benh-gi-73986/#respond Wed, 04 Mar 2020 09:10:10 +0000 https://benh.vn/?p=73986 Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh lý nào. Các triệu chứng đặc trưng của đau thượng vị. Điều trị đau thượng vị như thế nào hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu

Bài viết Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau thượng vị là triệu chứng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ với biểu hiện đặc trưng. Vậy làm sao sao để biết mình đang đau thượng vị. Đây là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này. 

Đau vùng thượng vị là cơn đau như thế nào?

Đau vùng thượng vị là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tiêu hóa nguy hiểm

Đau vùng thượng vị những cơn đau cảm nhận ở vùng giữa bụng trên, giữa xương sườn và bụng. Cơn đau có thể nhẹ hoặc dữ dội, tùy từng trường hợp. Đau có thể lan từ 1 vùng đến một phần khác của cơ thể. Những cơn đau có thể là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được điều trị. Thông thường, đó là dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa.

Cơn đau này khác hoàn toàn so với những cơn đau thông thường và có thể nhận biết rõ ràng được.

Đau vùng thượng vị là dấu hiệu cảnh báo những bệnh gì?

Như đã nói, những cơn đau vùng thượng vị thường là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nào nào đó cụ thể về đường tiêu hóa. Một số căn bệnh tiêu biểu có thể kể đến như:

Trào ngược thực quản

Trào ngược axit xảy ra khi một số axit trong dạ dày bị tăng sinh quá nhiều hoặc thức ăn trong dạ dày chưa được tiêu hóa hết bị trào ngược vào thực quản. Khi điều này xảy ra, nó có thể gây ra cảm giác đau ở ngực và nóng rát cổ họng của người bệnh. Theo thời gian, trào ngược axit liên tục có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) . Triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược thực quản là những cơn đau vùng thượng vị, cảm giác ợ nóng vào trào ngược dịch vị lên phần cổ họng.

Chứng ợ nóng & khó tiêu

Chứng ợ nóng là kết quả của hiện tượng trào ngược axit dạ dày. Điều này thường gây ra những cơn đau ở ngực. Còn chứng khó tiêu là tên của các triệu chứng tiêu hóa xảy ra khi bạn ăn các loại thực phẩm cứng, nhiều chất xơ hoặc chứa nhiều hóa chất khác, khiến dạ dày làm việc nhiều hơn, lâu hơn và tốn thời gian hơn. Triệu chứng phổ biến nhất của chứng ợ nóng là cảm giác nóng rát ở ngực sau khi bạn ăn.

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là dạng tổn thương sinh ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm do nhiễm vi khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc những tổn thương liên tục ở dạ dày của người bệnh. Viêm dạ dày có thể là cấp tính và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn hoặc có thể là mạn tính , kéo dài trong nhiều năm hoặc hơn nếu tình trạng bệnh không được phát hiện được điều trị. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày không chỉ là các cơn đau vùng thượng vị mà còn các cơn đau âm ỉ khác ở vùng bụng và cảm giác nóng rát ở bụng. Kèm theo các cơn nôn và buồn nôn

Bệnh loét dạ dày

Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau thượng vị cũng cảnh báo chứng loét dạ dày

Bệnh loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày của người bệnh bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn Hp hoặc do sử dụng quá nhiều một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau. Việc lạm dụng các loại đồ uống có cồn, tiêu thụ nhiều thức ăn cay nóng,… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày mà triệu chứng điển hình là những cơn đau vùng thượng vị.

Làm thế nào để điều trị, chấm dứt tình trạng đau vùng thượng vị?

Điều trị đau vùng thượng vị phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên cơn đau. Nếu đó là nguyên nhân do chế độ ăn uống thì bác sĩ sẽ có chỉ định thay đổi chế độ ăn uống của người bệnh. Lời khuyên hữu ích cho người bệnh là tập thể dục thường xuyên mỗi ngày và dung nạp các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, hoa quả, bánh mì, sữa chua,…

Còn nếu cơn đau vùng thượng vị là kết quả của việc dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như NSAIDs, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngừng dùng các loại thuốc này và giúp người bệnh tìm cách khác để kiểm soát cơn đau. Các loại thuốc được khuyên dùng có thể là thuốc kháng axit hoặc thuốc ngăn chặn axit để giảm đau.

Còn nếu cơn đau là kết quả của các căn bệnh về đường tiêu hóa, người bệnh nên được thăm khám và sử dụng phác đồ điều trị của các y bác sĩ để cải thiện tình trạng cơn đau.

Tạm kết, cơn đau vùng thượng vị rất có thể là dấu hiệu cảnh báo những chứng bệnh nguy hiểm của hệ tiêu hóa. Do đó, người bệnh không nên thờ ơ, chủ quan với các dấu hiệu này để tránh làm bệnh thêm phần nặng nề hơn. Điều trị đau thượng vị chỉ là điều trị triệu chứng. Cần kết hợp điều trị nguyên nhân để bệnh không tái phát.

Bài viết Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-thuong-vi-la-dau-hieu-cua-benh-gi-73986/feed/ 0
Đau bao tử: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả https://benh.vn/dau-bao-tu-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-72743/ https://benh.vn/dau-bao-tu-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-72743/#respond Mon, 17 Feb 2020 04:18:52 +0000 https://benh.vn/?p=72743 Bệnh đau bao tử (đau dạ dày), đâu là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, triệu chứng cụ thể là gì và làm sao để điều trị. Cùng tìm hiểu ngay vấn đề này để có thể áp dụng ngay cho bản thân và báo vệ cho gia đình bạn

Bài viết Đau bao tử: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau bao tử là bệnh như thế nào? Bệnh do những nguyên nhân nào gây nên và có triệu chứng, phương pháp điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và đầy đủ nhất về chứng bệnh cực phổ biến này.

Đau bao tử là bệnh gì?

Bệnh đau bao tử hay đau dạ dày là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, trợt loét không được chữa trị, lâu ngày dẫn đến viêm loét, rát, khó chịu. Người bệnh thường xuất hiện những cơn đau bao tử kéo dài, thường xuyên vào ban đêm và rạng sáng. Đau cũng thường xảy ra khi đói hoặc khi ăn đồ cay nóng, đồ chua. Đặc trưng của bệnh này là chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi, ợ chua, chảy máu bao tử, buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị. Cách gọi tên bệnh tuy có khác nhau nhưng vẫn là cùng chỉ 1 loại bệnh.

Đau bao tử gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị, bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày,….

Nguyên nhân đau bao tử phổ biến hiện nay

Theo các nhà nghiên cứu, bệnh đau bao tử do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Người bệnh rất khó phát hiện ra mình bị bệnh do nguyên nhân nào. Bệnh có thể là sự kết hợp của 1 số nguyên nhân phổ biến sau:

Tổng hợp một số nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày

Nhiễm khuẩn Hp: Theo các nhà khoa học thì 80% bệnh nhân bị đau dạ dày, đau bao tử là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp).

Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đau bao tử. Thuốc lá có rất nhiều chất độc hại làm kích thích việc bài tiết HCL và Pepsin (đây là 2 nguyên nhân dẫn đến việc bào mòn lớp niêm mạc dạ dày).

Lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Rượu bia và các loại đồ uống có cồn được xem là các loại đồ uống hàng đầu gây ra bệnh lý về tiêu hóa. Đa số các chất có trong rượu bia đều khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương dần dần dẫn đến khả năng bị viêm loét dạ dày.

Thói quen ăn uống không lành mạnh: Việc ăn uống sinh hoạt không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là đau dạ dày. Thói quen ăn uống nghỉ ngơi không khoa học, không đúng giờ hay do nguồn thực phẩm không đảm bảo,….cũng dẫn đến khả năng mắc bệnh lớn hơn. Đặc biệt, người hay thức khuya dễ viêm loét dạ dày  hơn người đi ngủ đúng giờ.

Stress, căng thẳng thần kinh: Tinh thần căng thẳng gây ra hiện tượng co thắt dạ dày từ đó kích thích quá trình nhu động ruột làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế trong khi chữa trị bệnh dạ dày thì bác sỹ luôn khuyến cáo rằng người bệnh cần phải luôn luôn giữ tinh thần tốt và thoải mái.

Dùng thuốc: 1 số thuốc làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày như corticoid, thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs…Khi dùng các thuốc này nên dùng kèm thuốc bao dạ dày để tránh nguy cơ viêm loét

Những triệu chứng bệnh đau bao tử

Triệu chứng của đau dày dày, viêm loét dạ dày

Triệu chứng đặc trưng của bệnh đau bao tử

Đau thượng vị: Đau thượng vị là biểu hiện thường gặp nhất ở chứng đau dạ dày. Tuy nhiên dấu hiệu này thường hay bị nhầm lẫn với người bệnh khác. Người bị đau vùng thượng vị sẽ cảm thấy đau cứng, đau âm ỉ vùng bụng trên kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu.

Chán ăn, ăn không ngon miệng: Ăn không ngon, cảm giác chán ăn làm lượng thức ăn được nạp vào cơ thể giảm dần dẫn đến suy nhược cơ thể và gây ra sút cân.

Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi: Bệnh đau bao tử thường kèm theo hiện tượng ở hơi ợ chua do trào ngược. Chất tiết tiêu hoá trong đau bảo từ chứa H+ và Pepsin tạo độ acid cao trong dạ dày  gây nên mùi chua. Ngoài ra, dạ dày bị rối loạn hoạt động nên lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể khó được tiêu hóa dẫn tới tình trạng bị lên men. Bệnh nhân thường xuyên cảm bị đẩy thức ăn lên tận trên họng, tuy nhiên chỉ lên nửa chừng, kèm theo cảm giác đau ở vùng ức mũi và sau xương ức.

Nôn và buồn nôn: Khi bệnh nhân nôn nhiều thường kéo theo các hệ lụy nghiêm trọng như rách niêm mạc thực quản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Chảy máu tiêu hóa: Chảy máu tiêu hóa là một biến chứng đau dạ dày nghiêm trọng, thậm chí trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

Có những cách nào để điều trị bệnh đau dạ dày, đau bao tử?

Hiện nay, có nhiều phác đồ điều trị khác nhau cho bệnh đau bao tử. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thường được chia do Hp hay không do Hp để quyết định phác đồ điều trị. Các nhóm thuốc tân dược, hoặc chiết xuất thảo dược để được đánh giá cao. Hầu hết đều cho kết quả tích cực với triệu chứng bệnh.

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh vẫn nên kết hợp thêm việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể, không để bệnh phát triển nặng hơn hoặc tái phát.

Trên đây là những tổng hợp tổng quan về bệnh đau bao tử hiện nay. Mong rằng, thông qua những chia sẻ này, quý bạn đọc sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh đau dạ dày và có cách phòng bệnh thích hợp. Chúc các bạn luôn khỏe và thành công!

Bài viết Đau bao tử: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-bao-tu-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-72743/feed/ 0
11 Nguyên nhân đau dạ dày bắt nguồn từ lối sống https://benh.vn/nguyen-nhan-dau-da-day-bat-nguon-tu-loi-song-2664/ https://benh.vn/nguyen-nhan-dau-da-day-bat-nguon-tu-loi-song-2664/#respond Thu, 22 Aug 2019 04:18:33 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-dau-da-day-bat-nguon-tu-loi-song-2664/ Có nhiều nhân tố tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày như ăn uống không đúng giờ, ăn quá nhanh, ăn nhiều, bị lạnh… Đó là những nguyên nhân chính gây đau dạ dày bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh.

Bài viết 11 Nguyên nhân đau dạ dày bắt nguồn từ lối sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau đây là một số nhân tố tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày như ăn uống không đúng giờ, ăn quá nhanh, ăn nhiều, bị lạnh… Đó là những nguyên nhân chính gây đau dạ dày bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh.

Vị trí đau dạ dày

1. Ăn uống không đúng giờ

Ngày nay, công việc chiếm phần đa thời gian của các bạn trẻ do họ thường không để ý đến việc phải tạo thói quen sinh hoạt đúng giờ. Nhiều lúc giờ ăn thì đi ngủ và giờ ngủ thì lại đi ăn vì vậy việc đau dạ dày cũng là điều dễ hiểu khi ta bắt bộ máy tiêu hóa sinh hoạt không theo nhịp sinh học.

Bạn nên biết dạ dày là một cơ quan rất tuân thủ “thời gian biểu.” Trong một ngày, sự bài tiết dịch vị của nó sẽ có lúc ở mức nhiều nhất và ít nhất mang tính sinh lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn kịp thời.

Khi axít dạ dày và enzim có trong dịch vị không có thức ăn trung hòa, sẽ tự tiêu hóa chính niêm mạc dạ dày, gây hư hại niêm mạc dạ dày, đặc biệt là tại thời điểm dịch vị tiết ra ở mức nhiều nhất. Do đó, nếu bạn ăn uống không đúng giờ sẽ dễ mắc các căn bệnh về dạ dày.

2. Ăn quá nhiều vào buổi tối

Việc bạn bỏ qua bữa sáng, ăn bữa trưa vội vàng để rồi quay lại làm việc ngay, để rồi đến bữa tối lại ăn thật nhiều hoặc ăn đêm sẽ khiến hệ tiêu hóa vốn rất khỏe mạnh của bạn dễ dàng bị suy yếu.

Bởi việc ăn tối quá no hoặc ăn đêm không chỉ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì mà còn ép đường ruột của bạn làm việc quá tải trong, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Đây là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh như viêm, loét dạ dày.

3. Ăn uống không vệ sinh

Việc ăn uống không vệ sinh rất dễ khiến bạn mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… Đặc biệt, trong mùa hè nóng nực, khi các loại vi khuẩn phát triển sinh sôi một cách nhanh chóng, thực phẩm rất đễ biến chất, việc ăn uống các loại thực phẩm không tươi mới sẽ khiến bạn càng dễ mắc những căn bệnh này

Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh dạ dày mãn tính, lây nhiễm qua đường ăn uống không vệ sinh. Helicobacter pylori ký sinh trong niêm mạc dạ dày và tá tràng, gây viêm niêm mạc, dẫn đến các căn bệnh dạ dày. Nó cũng tồn tại trong khoang miệng và nước bọt của người mắc bệnh.

Do đó, không ăn uống chung đụng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm loại vi khuần này. Đặc biệt, điều này càng phải được chú trọng hơn, nếu trong nhà bạn có người mắc bệnh viêm loét dạ dày.

4. Thói quen ăn uống với các đồ cay nóng

Vị cay, đặc biệt là vị cay của ớt, có thể gây bỏng da nếu ở mức độ đậm đặc. Vì thế, vị cay chắc chắn sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người bị loét dạ dày từ trước. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hoá của dạ dày, gây khó tiêu.

Món ăn có ớt cay gây đau dạ dày

Ăn nhiều đồ cay nóng làm gia tăng nguy cơ đau dạ dày (ảnh minh họa)

5. Bị lạnh

Dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Khi cơ thể chúng ta bị lạnh, dạ dày sẽ co thắt, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn, tiêu chảy…

Thông thường chúng ta chỉ chú ý phòng lạnh giữ ấm vào đông, mà không biết được, ngay cả trong mùa hè, việc ăn uống đồ lạnh hoặc ngồi lâu dưới môi trường điều hòa cũng có thể khiến cho dạ dày bị lạnh mà ảnh hưởng đến chức năng.

6. Mệt mỏi quá sức

Dù là lao động thể chất hay tinh thần, thì làm việc quá tải cũng sẽ khiến bạn mệt mỏi quá sức. Điều này không chỉ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, mà còn làm suy yếu chức năng phòng ngự của niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến việc dạ dày bị mất cân bằng chức năng bài tiết do không được cấp đủ máu, khi dạ dày dư thừa axít, niêm dịch dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn hại.

7. Căng thẳng tinh thần

Sự phát sinh và phát triển của không ít các căn bệnh dạ dày có liên quan chặt chẽ với tâm trạng và tinh thần chúng ta. Sự căng thẳng, phiền não hay tức giận sẽ tác động đến chức năng bài tiết, vận động và tiêu hóa của dạ dày. Do đó, người trầm cảm, hay lo lắng hoặc bị tổn thương tinh thần lâu sẽ dễ mắc bệnh loét dạ dày.

8. Uống nhiều rượu

Rượu nếu uống nhiều không chỉ làm hại gan, khiến da bị mất nước, giết chết tế bào não mà còn gây hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm, rữa, loét hoặc xuất huyết. Ngoài ra, uống rượu còn làm chậm quá trình khỏi của bệnh loét dạ dày. Do đó, người có bệnh dạ dày, tuyệt đối không được uống nhiều rượu.

9. Nghiện thuốc lá

Thuốc lá không những gây hại cho hệ hô hấp mà còn làm hại đến dạ dày. Người hút thuốc quá nhiều sẽ càng dễ mắc bệnh viêm dạ dày.

Điều này là do nicotine trong thuốc lá sẽ làm hại niêm mạc dạ dày ở một số mặt sau: thúc đẩy sự co thắt mạch máu, làm giảm sự cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày; ức chế sự tổng hợp Prostaglandin có vai trò bảo vệ phục hồi niêm mạc dạ dày; ảnh hướng đến chức năng làm rỗng của dạ dày, dễ gây ra chẩy mật ngược trong dạ dày mà cholat thành phần chủ yếu trong dịch mật có thể gây tổn hại lớn cho niêm mạc dạ dày; thúc đẩy sự bài tiết axít và pepsin trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Hút thuốc lá gây đau dạ dày

Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn hại cả dạ dày (ảnh minh họa)

10. Lạm dụng thuốc

Rất nhiều loại thuốc có thể gây cho hại niêm mạc dạ dày. Ví dụ, các loại thuốc chống viêm không steroid như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều tạo tác dụng giảm đau thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, các loại thuốc nội tiết có chứa corticosteroid cũng thường gây viêm, loét hoặc thủng dạ dày.

Do đó, khi sử dụng các loại thuốc này, bạn nên tuân theo sự chỉ định của bác sĩ và tốt nhất nên uống sau khi ăn hoặc đồng thời uống thêm các chất có tác dụng bảo vệ dạ dày như sucralfat.

11. Ăn quá nhanh, không nhai kỹ

Bạn có thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.

Vì vậy, bạn nên tạo cho mình thói quen ăn từ từ nhằm tăng sự tiết nước bọt, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Những điều khuyên nên làm để tránh bệnh đau dạ dày

  1. Ăn chín: thức ăn nấu chín, kể cả rau sống cũng phải luộc chín.
  2. Ăn đúng giờ: Ăn uống vào một giờ cố định.
  3. Không ăn quá nhanh, nên nhai kỹ
  4. Không ăn quá chua, quá cay
  5. Không ăn thức ăn cứng, giảm mỡ béo, ăn ít thực phẩm khó tiêu, đầy bụng như gạo nếp, rau cần, măng, các loại, gân động vật, , không ăn quá nhiều, ăn uống ít các loại đậu, sữa.
  6. Kiêng bia rượu, thuốc lá, cafe, nước có gas
  7. Tránh thức uống gây ảnh hưởng dạ dày như Vitamin C, thuốc dạng sủi bọt, thuốc đau nhức, giảm đau, chống viêm…

 Benh.vn tổng hợp  

Bài viết 11 Nguyên nhân đau dạ dày bắt nguồn từ lối sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-dau-da-day-bat-nguon-tu-loi-song-2664/feed/ 0
Loại thực phẩm chữa dứt điểm đau dạ dày https://benh.vn/loai-thuc-pham-chua-dut-diem-dau-da-day-47185/ https://benh.vn/loai-thuc-pham-chua-dut-diem-dau-da-day-47185/#respond Wed, 24 Jul 2019 07:54:03 +0000 https://benh.vn/?p=47185 Bệnh đau dạ dày rất phổ biến và hầu như ai cũng đã từng trải qua những cơn đau khó chịu này. Có hàng chục lý do tại sao bạn có thể bị đau dạ dày. Điều quan trọng, là bạn cần thăm khám sớm để phát hiện nguyên nhân thực sự và điều trị.

Bài viết Loại thực phẩm chữa dứt điểm đau dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh đau dạ dày rất phổ biến và hầu như ai cũng đã từng trải qua những cơn đau khó chịu này. Có hàng chục lý do tại sao bạn có thể bị đau dạ dày. Điều quan trọng, là bạn cần thăm khám sớm để phát hiện nguyên nhân thực sự và điều trị.

Gừng

Kể từ thời cổ đại, người ta đã chuyển sang gừng để chữa bệnh đau dạ dày. Nó cũng không phải chỉ là câu chuyện của dân gian. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể là một phương pháp điều trị rất hiệu quả, giúp giảm nhanh cơn đau.

trà gừng

Một chất chống viêm tự nhiên, gừng có sẵn dưới nhiều hình thức, tất cả đều có thể giúp đỡ. Sử dụng gừng trực tiếp, trong khi những người khác thích gừng của họ trong thức uống. Hãy thử một tách trà gừng hoặc thêm chúng vào thức ăn của mình

Chuẩn bị khoảng 5-6 lát gừng tươi, bỏ vào 1 cốc nước nóng, ngâm khoảng 5 phút, quấy lên 1 chút và thưởng thức, nên uống lúc nước còn ấm nóng sẽ tăng hiệu quả giảm đau dạ dày.

Lưu ý: Uống mỗi ngày 1 -2 lần, vào buổi sáng hoặc tối trước khi ăn. Có thể bỏ gừng vào trà, trà hoa cúc… để dùng chung cho thơm ngon hơn.

Bạc hà

Bạc hà thường được trích dẫn như một sự trợ giúp hữu ích cho chứng buồn nôn và buồn vì chất menthol trong lá của nó là thuốc giảm đau tự nhiên, hoặc giảm đau dạ dày hiệu quả.

Nguyên liệu

– Một lá bạc hà tươi hoặc 1-2 muỗng cà phê khô

– Một chiếc cốc có nắp

– 1 ly nước

Cách làm

Ủ lá bạc hà khô bằng 1 cốc nước sôi, đậy nắp trong khoảng 5-10 phút. Nhấm nháp tách trà này khi vẫn còn ấm. Nếu sử dụng lá bạc hà tươi, bạn có thể nhai chúng cũng là cách giảm đau dạ dày. Bạn cũng có thể chỉ cần sử dụng một gói trà làm sẵn nếu thích.

Quế

Theo kinh nghiệm dân gian từ xa xưa dùng quế với mật ong làm bài thuốc trị đau bao tử rất đơn giản mà hiệu quả như sau:

Công thức:

1 muỗng canh mật ong

1/2 muỗng cà phê quế

1 cốc nước ấm.

Cách dùng:

cho quế và mật ong vào cốc nước ấm khuấy đều để uống. Người bệnh nên uống vào mỗi buổi sáng lúc bụng đang đói sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn chặn tình trạng bệnh. Hoặc trước các bữa tiệc nào đó, bạn cũng có thể sử dụng công thức này có tác dụng phòng chống các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu có thể xảy ra sau đó.

Xem video để cập nhật các thông tin khác

Bài viết Loại thực phẩm chữa dứt điểm đau dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loai-thuc-pham-chua-dut-diem-dau-da-day-47185/feed/ 0
Tăng tiết acid phục hồi sau sử dụng lâu dài thuốc ức chế bơm proton (PPI) https://benh.vn/tang-tiet-acid-phuc-hoi-sau-su-dung-lau-dai-thuoc-uc-che-bom-proton-ppi-64931/ https://benh.vn/tang-tiet-acid-phuc-hoi-sau-su-dung-lau-dai-thuoc-uc-che-bom-proton-ppi-64931/#respond Mon, 22 Jul 2019 02:35:42 +0000 https://benh.vn/?p=64931 Việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitors) ngắn hạn phù hợp với nhiều người bệnh. Tuy nhiên việc tăng tiết acid phục hồi được báo cáo ở bệnh nhân sau khi ngừng điều trị kéo dài bằng PPI. Vì thế cần cân nhắc giảm liều theo bậc thang khi ngừng sử dụng PPI.

Bài viết Tăng tiết acid phục hồi sau sử dụng lâu dài thuốc ức chế bơm proton (PPI) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitors) ngắn hạn phù hợp với nhiều người bệnh. Tuy nhiên việc tăng tiết acid phục hồi được báo cáo ở bệnh nhân sau khi ngừng điều trị kéo dài bằng PPI. Vì thế cần cân nhắc giảm liều theo bậc thang khi ngừng sử dụng PPI.

Thuốc ức chế bơm proton 

Các PPI ức chế sự bài tiết acid dạ dày. Các PPI hiện đang được sử dụng ở New Zealand bao gồm omeprazol, lansoprazol và pantoprazol.

PPI được chỉ định cho điều trị ngắn hạn của loét tá tràng và dạ dày lành tính; kết hợp với kháng sinh để diệt vi khuẩn Helicobacter pylori; điều trị chứng khó tiêu và bệnh trào ngược dạ dày thực quản; phòng ngừa và điều trị loét do NSAID; hội chứng Zollinger-Ellison.

Việc sử dụng PPI ngắn hạn (4-8 tuần) phù hợp với nhiều bệnh nhân.

Tăng tiết acid phục hồi:

Tăng tiết acid dạ dày ( ảnh minh họa )

Nếu sử dụng PPI kéo dài thì sau khi ngừng sử dụng PPI có thể xuất hiện tình trạng tăng tiết acid phục hồi (Rebound acid hypersecretion -RAHS). Đây là tình trạng tái xuất hiện các triệu chứng tăng tiết acid dạ dày trên mức trước điều trị sau khi ngừng PPI.

Theo cơ chế RAHS đã được đề xuất, sử dụng PPI dẫn đến tăng lượng gastrin trong máu và tăng sản sinh các tế bào giải phóng histamin, do đó làm tăng khả năng tiết acid sau khi ngừng điều trị bằng PPI.

Những lo ngại về RAHS thường liên quan đến việc sử dụng dài hạn. Các triệu chứng của RAHS có thể bị nhầm lẫn với tình trạng bệnh của bệnh nhân, dẫn đến bệnh nhân tiếp tục kéo dài thời gian dùng PPI.

Ngừng sử dụng các PPI:

Medsafe khuyến cáo nên giảm liều PPI theo bậc thang trước khi ngừng sử dụng hoàn toàn. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng H2 hoặc antacid để điều trị triệu chứng tăng tiết acid phục hồi.

Benh.vn ( TH canhgiacduoc.org.vn )

Bài viết Tăng tiết acid phục hồi sau sử dụng lâu dài thuốc ức chế bơm proton (PPI) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tang-tiet-acid-phuc-hoi-sau-su-dung-lau-dai-thuoc-uc-che-bom-proton-ppi-64931/feed/ 0
3 thực phẩm vàng chữa dứt điểm các bệnh về dạ dày ngay lập tức https://benh.vn/3-thuc-pham-vang-chua-dut-diem-cac-benh-ve-da-day-ngay-tap-lu-43048/ https://benh.vn/3-thuc-pham-vang-chua-dut-diem-cac-benh-ve-da-day-ngay-tap-lu-43048/#respond Thu, 13 Jun 2019 02:06:19 +0000 https://benh.vn/?p=43048 Nếu bạn thường xuyên bị ợ hơi, khó tiêu hoặc phải trải qua những cơn đau dữ dội vùng bụng thì nên thường xuyên sử dụng 3 loại thực phẩm sau sẽ giúp bạn chữa dứt điểm các bệnh về dạ dày nói trên.

Bài viết 3 thực phẩm vàng chữa dứt điểm các bệnh về dạ dày ngay lập tức đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nếu bạn thường xuyên bị ợ hơi, khó tiêu hoặc phải trải qua những cơn đau dữ dội vùng bụng thì nên thường xuyên sử dụng 3 loại thực phẩm sau sẽ giúp bạn chữa dứt điểm các bệnh về dạ dày nói trên.

chữa dứt điểm các bệnh về dạ dày

1. Bạc hà

Là một liệu pháp chữa trị hiệu quả giúp làm giảm các vấn đề về dạ dày. Nó làm dịu hệ thống tiêu hóa và giải thể các túi khí lớn là nguyên nhân của chứng đầy hơi. Cách sử dụng: có thể nhai lá nguyên hoặc làm một số loại trà bạc hà. Đun sôi nước và cho thêm 2 thìa canh tinh dầu lá bạc hà, đợi khoảng 5 phút. Uống loại trà này hằng ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

2. Quế

Là một phương pháp chữa trị thiết yếu giúp giảm bớt khí thải từ dạ dày, làm dịu dạ dày và thúc đẩy sự tiêu hóa tốt hơn. Cách dùng: thêm ½ muỗng cà phê quế và ½ muỗng mật ong cho vào một tách sữa ấm. Uống hỗn hợp này bất cứ khi nào bạn cảm thấy đầy hơi, khó tiêu.

3. Gừng

Là một biện pháp chữa trị rất tốt cho các vấn đề ợ hơi, ợ chua vì nó chứa gingerols và shogals có tác dụng thư giãn đường ruột. Gừng cũng giúp giảm viêm và chữa chứng khó tiêu. Cách dùng: có thể nhai một ít gừng tươi sau mỗi bữa ăn. Hoặc trộn 1 thìa canh gừng vào nửa cốc nước sôi, đợi khoảng 10 phút và uống 3 lần mỗi ngày.

Xem video để cập nhật các thông tin khác nhé!

Bài viết 3 thực phẩm vàng chữa dứt điểm các bệnh về dạ dày ngay lập tức đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/3-thuc-pham-vang-chua-dut-diem-cac-benh-ve-da-day-ngay-tap-lu-43048/feed/ 0
Đau dạ dày không nên ăn gì? https://benh.vn/dau-da-day-khong-nen-an-gi-56716/ https://benh.vn/dau-da-day-khong-nen-an-gi-56716/#respond Sat, 02 Mar 2019 05:05:58 +0000 https://benh.vn/?p=56716 Bệnh đau dạ dày là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn... Một trong những nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày ngày càng phát triển là chế độ ăn uống không hợp lý. Chế độ sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng phát triển của bệnh.

Bài viết Đau dạ dày không nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh đau dạ dày là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn… Một trong những nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày ngày càng phát triển là chế độ ăn uống không hợp lý. Chế độ sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng phát triển của bệnh.

đau dạ dày cấp

Sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu: bệnh đau dạ dày không nên ăn gì?

Bệnh đau dạ dày không nên ăn gì?

Một số lưu ý chung

  • Không sử dụng các loại nước uống có gas, cà phê, không uống sữa trong thời gian điều trị thay vào đó nên chọn các loại trà thảo mộc, nước lọc
  • Không ăn các gia vị cay nóng
  • Không uống bia rượu hay hút thuốc lá
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: không nên ăn quá no, cũng không nên để quá đói rồi mới ăn. Bởi khi ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit, dễ gây đau.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, khó tiêu, có chứa nhiều muối như: Chả lụa, lạp xưởng, các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…

Không sử dụng thức ăn có tính axit

Các loại trái cây có vị chua (ví dụ: cam, bưởi, chanh, me…), cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi…

Ngoài ra, cần tránh các loại thức ăn có chứa nguy cơ làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ, và khiến cho dạ dày phải co bóp nhiều như: các loại thức ăn cứng, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo…), thịt nhiều gân sụn…

Sản phẩm từ sữa

Có ít nhất 65% dân số không dung nạp được lactose. Nếu bạn thuộc tạng người không dung nạp đường lactose thì các sản phẩm từ sữa có thể sẽ gây ra các vấn đề lớn cho hệ tiêu hóa. Các triệu chứng kèm theo bao gồm: đầy hơi, khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy. Do đó, mỗi khi uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa mà bạn có các triệu chứng khác thường thì không nên sử dụng loại thực phẩm này nữa.

Thịt đỏ

Khi ăn thịt đỏ sẽ làm cho cơ thể cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa, bởi vì các protein động vật thường sẽ có hàm lượng axit cao. Sự gia tăng axit sẽ là không tốt đối với những người đang có bệnh dạ dày.

Thực phẩm cay

Các loại gia vị cay làm tăng lượng axit có trong dạ dày và sẽ làm cho chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn. Hơn nữa, các loại thực phẩm cay sẽ còn gây ra kích ứng dạ dày, làm các vết viêm đang tồn tại trong dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra các vết loét. Do đó, nếu dạ dày đã yếu sẵn thì nên tránh ăn các loại thức ăn quá cay để có thể bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn.

Kết luận

Bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến vì cuộc sống công nghiệp ngày càng phát triển và người dân thường xuyên sử dụng những bữa ăn nhanh. Để cải thiện tình trạng đau dạ dày và ngăn bệnh tình phát triển nặng hơn, hãy có một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé.

Benh.vn

Bài viết Đau dạ dày không nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-da-day-khong-nen-an-gi-56716/feed/ 0
Bị đau dạ dày nên ăn gì? https://benh.vn/bi-dau-da-day-nen-an-gi-55999/ https://benh.vn/bi-dau-da-day-nen-an-gi-55999/#respond Tue, 26 Feb 2019 09:00:14 +0000 https://benh.vn/?p=55999 Đau dạ dày nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người khi không may mắc phải căn bệnh này. Tìm hiểu chính xác và đầy đủ về điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi điều trị bệnh.

Bài viết Bị đau dạ dày nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau dạ dày nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người khi không may mắc phải căn bệnh này. Tìm hiểu chính xác và đầy đủ về điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi điều trị bệnh.

Vị trí đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày, các loại thực phẩm dưới đây là lựa chọn cần thiết cho người bệnh.

Thực phẩm dễ hấp thu

Nhóm thực phẩm này cần được ưu tiên khi bị viêm loét dạ dày. Việc tiêu hóa dễ dàng giúp cơ thể hấp thu đủ dinh dưỡng đồng thời giảm thiểu việc gây hại cho dạ dày. Cụ thể người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả trong thời kì này vì chất xơ rất dễ tiêu hóa mà lại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Những món ăn như cháo loãng, đồ ăn được hầm kĩ… cũng giúp ích cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn.

Thực phẩm giúp trung hòa acid dạ dày

Lượng acid trong dạ dày chính là nguyên nhân làm cho tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Việc trung hòa acid rất quan trọng, giúp giảm sự tác động của acid tới vết loét. Theo các chuyên gia dinh dưỡng có rất nhiều thực phẩm có khả năng kiểm soát acid dạ dày, đó là: sữa, gừng, hạnh nhân, trà hoa cúc…

sữa tươi

Mật ong và chuối hỗ trợ điều trị bệnh

Trong mật ong có chứa nhiều vitamin có lợi, đồng thời có nhiều tinh chất tự nhiên có khả năng kháng khuẩn giúp làm giảm các dấu hiệu viêm loét dạ dày. Người đau dạ dày nên uống nước ấm có pha thêm mật ong vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Ngoài ra, mật ong còn cung cấp năng lượng rất có ích đối với sức khỏe.

Với chuối, loại trái cây này không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn chứa nhiều pectin có tác dụng cân bằng hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, người bị viêm loét dạ dày nên thường xuyên ăn chuối. Nhưng chú ý không nên ăn khi đói vì sẽ gây cảm giác cồn cào, khó chịu. Trong đó, ăn chuối ngự, chuối tây là tốt nhất vì hai loại chuối này có hàm lượng pectin cao nhất.

Nước ép bắp cải

Một ly nước ép bắp cải có tác dụng rất tốt đối với người bị viêm loét dạ dày. Đó là do trong loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin U củng cố hoạt động của dạ dày đồng thời giảm thiểu triệu chứng khi bị viêm loét. Nhưng cần chú ý: vitamin U sẽ mất đi khi ở nhiệt độ cao. Do đó, sử dụng bắp cải dưới dạng nước ép được xem là cách tận dụng tối đa hiệu quả của loại vitamin này.

Benh.vn (Theo BV Thu Cuc)

Bài viết Bị đau dạ dày nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-dau-da-day-nen-an-gi-55999/feed/ 0
Những thói quen tốt cho bệnh nhân đau dạ dày https://benh.vn/nhung-thoi-quen-tot-cho-benh-nhan-dau-da-day-5296/ https://benh.vn/nhung-thoi-quen-tot-cho-benh-nhan-dau-da-day-5296/#respond Sun, 09 Dec 2018 01:21:07 +0000 http://benh2.vn/nhung-thoi-quen-tot-cho-benh-nhan-dau-da-day-5296/ Do áp lực công việc, do môi trường, do điều kiện sống và nhiều yếu tố khác nữa đã khiến bệnh đau dạ dày hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều, gây không ít khó khăn cho người bệnh. Việc chữa khỏi bệnh đau dạ dày không thể diễn ra ngày một ngày hai. Hơn nữa sau khi khỏi bệnh do không kiêng khem cẩn thận, bệnh lại tái phát.

Bài viết Những thói quen tốt cho bệnh nhân đau dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do áp lực công việc, do môi trường, do điều kiện sống và nhiều yếu tố khác nữa đã khiến bệnh đau dạ dày hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều, gây không ít khó khăn cho người bệnh. Việc chữa khỏi bệnh đau dạ dày không thể diễn ra ngày một ngày hai. Hơn nữa sau khi khỏi bệnh do không kiêng khem cẩn thận, bệnh lại tái phát.

Để giúp các bệnh nhân hạn chế được mức thấp nhất cơ hội tái phát, chúng tôi đưa ra 8 lời khuyên hữu ích giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh đau dạ dày. Đây đồng thời còn là những thói quen rất tốt để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

1. Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn lạnh

Bởi vì bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh. Vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường

Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh cũng đã giảm cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa.

nước lạnh

Người bị đau dạ dày không nên ăn và uống đồ lạnh (Ảnh minh họa)

2. Mát xa trước khi đi ngủ

Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.

3. Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả

Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.

Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.

Người đau dạ dày nên hạn chế một số loại rau quả như: súp lơ xanh, bắp cải, dưa chuột, dưa hấu

4. Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị

Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.

5. Không tập thể dục ngay sau khi ăn

Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.

Người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế sử dụng các chế phẩm từ đậu nành (Ảnh minh họa)

6. Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.

7. Uống trà ấm

Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.

8. Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần)

Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.

Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt. Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.

Xem thêm: Các thuốc chống acid điều trị đau dạ dày

Benh.vn (Theo yan.vn)

Bài viết Những thói quen tốt cho bệnh nhân đau dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-thoi-quen-tot-cho-benh-nhan-dau-da-day-5296/feed/ 0