Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 21 May 2024 02:37:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ https://benh.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/ https://benh.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/#respond Tue, 15 Aug 2023 05:08:55 +0000 http://benh2.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/ Thiên chức của người phụ nữ là sinh nở, duy trì nòi giống. Chín tháng mười ngày mang thai, cảm nhận sinh linh bé bỏng đang lớn lên từng ngày trong cơ thể là niềm hạnh phúc lớn lao của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, nghĩ đến chuyển dạ và những đau đớn sẽ trải qua khi sinh em bé… ai cũng “lo lắng”.

Bài viết Những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiên chức của người phụ nữ là sinh nở, duy trì nòi giống. Chín tháng mười ngày mang thai, cảm nhận sinh linh bé bỏng đang lớn lên từng ngày trong cơ thể là niềm hạnh phúc lớn lao của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, nghĩ đến chuyển dạ và những đau đớn sẽ trải qua khi sinh em bé… ai cũng “lo lắng”.

Sự lo lắng không đơn thuần là nỗi lo đau đớn về thể xác mà lo mình có kỹ năng cần thiết để sinh em bé “mẹ tròn con vuông” hay không, khi sinh em bé mình phải làm gì… nhất là những bà mẹ sinh con lần đầu.

Với những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi vượt cạn dưới đây sẽ giúp các bà mẹ có những kỹ năng cần thiết đón em bé chào đời.

Tìm hiểu về quá trình chuyển dạ

Sau chín tháng mười ngày mang thai là quá trình chuyển dạ. Chuyển dạ trải qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Cổ tử cung mỏng đi và mở ra

Giai đoạn này tử cung co bóp, khiến cổ tử cung mỏng đi và mở dần ra, cuối cùng đủ rộng cho đầu bé lọt (khoảng 10 cm). Đây là giai đoạn dài nhất và khó khăn nhất trong chuyển dạ (kéo dài vài tiếng).

quá trình chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ (Ảnh  minh họa)

Giai đoạn 2: Rặn đẻ

Khi cổ tử cung mở trọn vẹn là lúc các sản phụ bắt đầu rặn đẻ (nếu là con đầu, giai đoạn này kéo dài khoảng một tiếng, con sau thì nhanh hơn).

Cơn co tử cung lúc này đều đặn, mạnh nhưng không đau nhiều như khi trước. Mỗi cơn co lại muốn rặn, lúc này cần rặn mạnh và đều. Đầu bé từ trong tử cung di chuyển dần ra âm đạo, mỗi cơn co và rặn, bé nhích thêm một chút.

Khi bé ra gần đến cửa âm đạo, có thể sẽ phải chờ cửa âm đạo giãn. Vài lần rặn mạnh nữa, đầu bé mới chui ra ngoài, rồi đến cả thân người. Bác sĩ sẽ hút nhớt, lau sạch người bé, kẹp và cắt rốn. Bé cất tiếng khóc chào đời.

Giai đoạn 3: Sổ rau

Sau khi bé ra đời, tử cung vẫn còn co bóp, rau bong ra khỏi thành tử cung và được đẩy ra âm đạo. Lúc này sản phụ tiếp tục rặn để đẩy rau ra ngoài. Nếu rau bong không hoàn toàn, cán bộ y tế sẽ phải can thiệp để lấy hết rau ra.

Các dấu hiệu khi chuyển dạ

  • Bụng tụt xuống.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đau lưng dưới.
  • Cơn gò mạnh.
  • Tiêu chảy.
  • Tăng tiết dịch âm đạo.
  • Âm đạo ra máu.
  • Vỡ ối.

Cơn gò mạnh, tăng tiết dịch âm đạo…là dấu hiệu chuyển dạ (Ảnh minh họa)

Các phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ

Để quá trình chuyển dạ bớt đâu đớn, ngoài việc nghĩ tới dùng thuốc, bà bầu có thể áp dụng những biện pháp cực kỳ hữu hiệu sau đây.

1. Thư giãn

– Thư giãn và nghĩ về những khung cảnh thanh bình: hoàng hôn trên biển, cánh đồng mùa lúa chín hoặc sắp được bế em bé trên tay…

– Hát một đoạn bài hát về tình cảm của cha mẹ dành cho con, một đoạn thơ nào đó…khiến cho tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái, cảm giác đau đớn sẽ bị lấn át…

2. Thở đúng cách

Kỹ thuật thở giúp ích rất nhiều cho quá trình chuyển dạ.

  • Thở nông khi tử cung bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt. Hít vào thở ra chủ yếu tập trung ở miệng (thời gian này thường kéo dài, kỹ thuật thở áp dụng cho giai đoạn 1).
  • Thở sâu để tránh cảm giác đau đớn, hít vào bằng mũi thật sâu và thở ra chậm rãi khi đến điểm cuối của những cơn co thắt.
  • Khi “thời điểm” đã đến, cần hít vào thật sâu, dồn hơi xuống bụng rồi rặn thật mạnh (kỹ thuật thở áp dụng cho giai đoạn 2)

cach-giam-dau-khi-chuyen-da

Bác sỹ hướng dẫn kỹ năng thở khi chuyển dạ (Ảnh minh họa)

3. Massage

Massage chân, tay, lưng hoặc bất kỳ chỗ nào cảm thấy mỏi và đau nhức sẽ khiến sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều (chị, mẹ hoặc chồng…)

4. Di chuyển

  • Cố gắng đi lại trong phòng (nếu không thể tự di chuyển có thể vịn vào người thân) sẽ cảm thấy bớt đau đớn và làm cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ ngắn hơn.
  • Khoa học đã chứng minh việc đi lại giúp sản phụ bớt đau đớn và làm cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ ngắn hơn. Tư thế đứng thẳng sẽ làm cho cổ tử cung nhanh mở, giúp cho máu lưu thông đến thai nhi dễ dàng.

5. Nghe nhạc

Nghe những âm thanh êm dịu giúp sản phụ bớt căng thẳng và lo lắng, nhất là những bài hát về tình mẫu tử giúp mẹ có thêm nghị lực để đón em bé chào đời.

6. Dùng dầu thơm

  • Dầu thơm phù hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh giúp giảm đau, giảm sự co thắt khi chuyển dạ.
  • Nên sử dụng một số tinh dầu thơm như: oải hương, hoa cúc, khuynh diệp, trà xanh, bưởi…

7. Châm cứu

Châm cứu giúp thai phụ đỡ đau và các mạch máu trong cơ thể lưu thông tốt, giảm stress, buồn phiền, chống đau lưng…

Lưu ý: Phương pháp châm cứu giảm không được sử dụng rộng rãi.

8. Dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng

Sử dụng các biện pháp giảm đau như: dùng máy xung điện, hỗn hợp khí và không khí, thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng…

Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ (Ảnh minh họa)

Lưu ý: hạn chế tối đa việc sử dụng các biện pháp can thiệp giảm đau vì một số biện pháp có thể mang lại những bất lợi cho sản phụ hoặc em bé.

Lời kết

“Mang nặng đẻ đau” là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng phải trải qua. Khi các cơn co thắt tử cung dữ dội ập đến báo hiệu tiến trình chuyển dạ đã bắt đầu. Lúc này các sản phụ nên bình tĩnh, lắng nghe sự chỉ dẫn của các bác sỹ về: kỹ thuật rặn đẻ, lúc nào ngừng, lúc nào rặn… kết hợp kỹ thuật thở, các phương pháp thư giãn để cuộc chuyển dạ được an toàn.

Sinh con ai cũng phải trải qua đau đớn nhưng đó không phải là cái đau không thể chịu đựng nổi. Nghị lực, sự quyết tâm và tình mẫu tử sẽ là động lực dẫn đến con đường thiên chức cao cả của người phụ nữ là được làm mẹ.

Xem thêm: Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ

Bài viết Những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/feed/ 0
Các bước theo dõi chuyển dạ và các dấu hiệu https://benh.vn/cac-buoc-theo-doi-chuyen-da-va-cac-dau-hieu-2848/ https://benh.vn/cac-buoc-theo-doi-chuyen-da-va-cac-dau-hieu-2848/#respond Mon, 13 Feb 2023 04:22:10 +0000 http://benh2.vn/cac-buoc-theo-doi-chuyen-da-va-cac-dau-hieu-2848/ Chuyển dạ là một quá trình sinh lí diễn ra qua 3 giai đoạn đòi hỏi người thầy thuốc phải nắm được, để qua đó tiên lượng cuộc đẻ, dự kiến các khó khăn có thể xảy ra cho người mẹ và trẻ sơ sinh.

Bài viết Các bước theo dõi chuyển dạ và các dấu hiệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chuyển dạ là quá trình rất quan trọng khi chuẩn bị cho em bé chào đời. Các bà mẹ trẻ cần nắm rõ chuyển dạ là gì và cách theo dõi quá trình chuyển dạ.

I. Chuyển dạ là gì

1. Định nghĩa

Chuyển dạ là quá trình diễn biến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất là những cơn co tử cung làm cho CTC xoá mở dần và kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài. Một cuộc chuyển dạ đẻ xảy ra với tuổi thai từ 38 đến 42 tuần (Trung bình 40 tuần) gọi là đủ tháng. Khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngoài tử cung.

2. Một cuộc chuyển dạ đẻ có 3 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Là giai đoạn xoá mở CTC từ khi có chuyển dạ thực sự đến khi CTC mở trọn.
  • Giai đoạn 2: Là giai đoạn sổ thai từ khi CTC mở trọn đến khi thai được sổ thai.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ nhau. Từ khi sổ thai đến rau sổ.

Được gọi là chuyển dạ thực sự đến khi có các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng từng cơn tăng dần có tính qui luật.
  • Ra dịch nhầy hồng ở âm đạo.
  • Cơn co tử cung (+) và có quy luật.
  • Có hiện tượng xoá mở CTC.
  • Có sự thành lập đầu ối.

chuyen-da

II. Các bước theo dõi chuyển dạ

1. Theo dõi toàn thân

Mạch, nhiệt độ, HA và cân nặng, tình trạng phù, tình trạng da, niêm mạc, các bệnh lý phối hợp nếu có, đồng thời phải cho XN Albumin niệu. Khi khám toàn thân phải chú ý đến đánh giá khung chậu.

2. Theo dõi về tử cung

Tử cung to hay nhỏ, bề cao tử cung bao nhiêu cm, vòng bụng?

Tư thế TC như thế nào, TC có hình dạng gì đặc biệt không? TC có sẹo mổ cũ không? có u không? có tình trạng đoạn dưới lên cao giãn mỏng hay không? Hỏi có xuất hiện vòng bandl hay không?

3. Theo dõi cơn co tử cung

– Xuất hiện tự nhiên ngoài ý muốn của sản phụ.

– Có tính chất chu kỳ, khá nhịp nhàng và đều đặn, tăng dần về cường độ, biên độ và thời gian.

– Cơn co tử cung gây đau: Ngưỡng đau khi áp lực cơ co 25-30mmHg.

– Số lượng của cơ tử cung phụ thuộc vào số lần đẻ và phụ thuộc vào tình trạng chuyển dạ thuận lợi.

– Việc theo dõi cơn co tử cung có thể dùng máy hay dùng tay ở giai đoạn chuyển dạ, gồm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1a : Cứ 1giờ theo dõi cơn co 1 lần.
  • Giai đoạn 1b: Cứ 15-30 phút theo dõi cơn co 1 lần và phải bắt 3 cơn co liên tục.

4. Theo dõi sự xoá mở cổ tử cung

Giai đoạn xoá mở CTC (Giai đoạn 1 chuyển dạ) được tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi CTC mở hết. Giai đoạn này gồm 2 giai đoạn nhỏ là:

  • Giai đoạn 1a: Còn gọi là giai đoạn tích cực tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi CTC mở 0,4 cm, giai đoạn này chiếm 2/3 giai đoạn 1.
  • Giai đoạn 1b: Còn gọi là giai đoạn tích cực tính từ khi CTC mở 0,4cm đến lúc mở chiếm hết 1/3 giai đoạn 1.

CTC được thăm khám khi nhập để chẩn đoán chuyển dự và xác định mức độ chuyển dạ sau đó được thăm khám khi vỡ ối hoặc khi có chuyển dạ kéo dài. Khi thăm khám cần kết hợp nhận định thêm CTC dày hay mỏng. Mềm hay cứng có u cục gì không.

5. Nghe tim thai

Đánh giá tần số và tính chất của tim thai. Tim thai bình thường 120 lần -160 lần/1phút đều rõ.

Bất thường khi: TT <120l/ph hoặc >160l/ph hoặc 120-160l/ph nhưng không đều, nghe khó, nghe xa xăm -> cần hồi sức tim thai.

Nếu nghe tim thai sau mỗi cơn co để phát hiện thai suy:

  • Giai đoạn 1a: Thì 30phút theo dõi tim thai 1 lần.
  • Giai đoạn 1b: Thì 15 phút theo dõi tim thai 1 lần.

Nghe sau ối vỡ tự nhiên, trước và sau bấm ối, sau mỗi cơn rặn.

Nghe và đếm tim thai trong vòng 1 phút, đồng thời bắt mạch người mẹ khi nghe tim thai để tránh nhầm với mạch mẹ.

6. Theo dõi lượng ối

Xem xét về ối khi thăm khám CTC rồi nhận định xem ối còn hay ối đã vỡ, nếu ối còn thì đầu ối thành lập hay chưa, nếu thành lập rồi thì đầu ối phồng ,dẹt, hay quả  lê. Nếu ối đã vỡ đặc biệt trên 6 giờ thì phải cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Phải đánh giá số lượng nước là bình thường, đa ối hay thiểu ối, ngoài ra phải đánh giá tính chất nước ối, nếu nước ối có màu lờ trắng đục là bình thường, nếu vàng xanh là suy thai mãn. nếu có màu xanh bẩn là suy thai cấp, nước ối lẫn máu là rau tiền đạo hay bong non còn có màu đỏ như nước rửa thịt là thai chết lưu.

7. Sự bình chỉnh ngôi thai

Xác định ngôi thai dựa vào điểm mốc của ngôi, xác định xem ngôi ở cao, chúc hay chặt, đánh giá độ lọt của ngôi thai bằng dấu hiệu lọt, lọt cao, lọt trung bình hay lọt thấp. Sau giai đoạn lọt là giai đoạn xuống quay xổ.

8. Theo dõi bất thường khác

Quá trình theo dõi chuyển dạ cần theo dõi các yếu tố bất thường như ngôi bất thường, nhau tiền đạo, sa dây rốn, dây rau quấn cổ, sa chi, chảy máu, thời gian rặn lâu. Qua khám các bước theo dõi chuyển dạ cần đưa ra nhận định, tiên lượng cuộc đẻ là đẻ dễ hay đẻ khó từ đó có biện pháp xử trí kịp thời.

Tóm lại: Chuyển dạ là một quá trình sinh lí diễn ra qua 3 giai đoạn đòi hỏi người thầy thuốc phải nắm được, để qua đó tiên lượng cuộc đẻ, dự kiến các khó khăn có thể xảy ra cho người mẹ và trẻ sơ sinh.

Bài viết Các bước theo dõi chuyển dạ và các dấu hiệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-buoc-theo-doi-chuyen-da-va-cac-dau-hieu-2848/feed/ 0
Nguyên nhân gây chuyển dạ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-chuyen-da-2178/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-chuyen-da-2178/#respond Thu, 23 Aug 2018 04:09:05 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-chuyen-da-2178/ Nhóm thai phụ có cấu trúc tử cung bất thường hoặc mang đa thai dễ phải đối mặt với những cơn chuyển dạ sớm.

Bài viết Nguyên nhân gây chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhóm thai phụ có cấu trúc tử cung bất thường hoặc mang đa thai dễ phải đối mặt với những cơn chuyển dạ sớm.

con-dau-chuyen-da

1. Stress

Stress kéo dài (với các biểu hiện như kiệt sức, căng thẳng, dễ cáu gắt) khiến hormone trong cơ thể bị xáo trộn, gây chuyển dạ sớm.

Stress cũng làm máu khó vận chuyển qua nhau thai hoặc gây dị tật bẩm sinh cho bé.

Việc dùng thuốc chữa trị một số chứng bệnh thai kỳ như thiếu máu, tiểu đường; chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng cũng làm gia tăng tình trạng stress.

2. Mắc chứng bệnh truyền nhiễm

Nhóm thai phụ dễ phải đối mặt với nguy cơ chuyển dạ sớm:

  • Nhóm thai phụ có tiền sử sinh non.
  • Nhóm thai phụ mang đôi thai hoặc đa thai.
  • Nhóm thai phụ có tử cung hoặc cổ tử cung bất thường.

Tốt nhất, bạn nên nhận biết những dấu hiệu chuyển dạ sớm để kịp thời đến bệnh viện.

Bởi vì những loại vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập sâu vào tử cung, tấn công màng ối…

Nhiều trường hợp, bệnh lây truyền qua đường tình dục còn ảnh hưởng đến bộ máy sinh sản của bạn cho đến thời gian sau sinh.

3. Thai phụ có nhu cầu “sinh hoạt cao”

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ tiết ra nhiều hocmon làm tăng khả năng ham muốn lên cao. Các bà mẹ luôn rơi vào trạng thái ham muốn là tử cung co bót nhiều gây kích thích các cơn co. Khi tần suất tăng lên sẽ dễ gây ra việc chuyển dạ sớm.

4. Ra máu

Nguyên nhân có thể do đứt nhau thai (nhau thai không thể bám tiếp vào thành tử cung).

Ra máu cũng kéo theo hiện tượng giải phóng protein, gây nghẽn mạch máu. Những loại protein này cũng góp phần thúc đẩy những cơn co – chuyển dạ sớm hơn bình thường.

5. Dạ con bị kéo giãn

Hiện tượng này thường xảy ra khi người mẹ mang đôi thai (hoặc đa thai). Nó cũng có thể do nước ối quá nhiều hoặc dị thường ở tử cung. Nhóm yếu tố trên làm cho cổ tử cung đột ngột mở.

Bài viết Nguyên nhân gây chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-chuyen-da-2178/feed/ 0
Dấu hiệu chuyển dạ https://benh.vn/dau-hieu-chuyen-da-2175/ https://benh.vn/dau-hieu-chuyen-da-2175/#respond Sat, 23 Jun 2018 04:09:01 +0000 http://benh2.vn/dau-hieu-chuyen-da-2175/ Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để biết khi nào bạn đang trong quá trình chuyển dạ và chuẩn bị phải nhập viện.

Bài viết Dấu hiệu chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để biết khi nào bạn đang trong quá trình chuyển dạ và chuẩn bị phải nhập viện.

Bụng tụt thấp xuống

Khi thai đã thuận ngôi, cảm giác ở khung xương chậu nặng nề hơn, bạn sẽ có cảm giác bụng thấp xuống đó là dấu hiệu của việc bé đã muốn chào đời.

Các cơn co thắt xuất hiện

Nếu thấy các cơn co Braxton Hicks xuất hiện với tần suất tăng dần cách nhau từ 5 đến 7 phút thì bạn đang chuyển dạ. Một số người còn thấy xuất hiện chứng chuột rút, ra máu. Tuy nhiên nếu bạn mới gặp cơn co đầu tiên và tần xuất không liên tục, khoảng cách các cơn co dài. Bạn nên gọi bác sĩ của mình để được tư vấn nếu ngày sinh dự kiến chưa đến và bạn vẫn phải kéo dài tuần tuổi cho thai nhi

Cơn co Braxton Hicks trở nên hơi đau và kéo dài thường xuyên hơn khi thời gian chuyển dạ sắp đến, khoảng 10-20 phút một lần Tuy nhiên, những con co này thường kéo dài không lâu, kém dồn dập, bị đứt quãng hoặc thậm chí biến mất sau vài phút. Nó chính là cơn chuyển dạ giả.

Khi thời gian chuyển dạ thực sự đến, bạn sẽ thấy các cơn co thắt diễn ra liên tục cứ 5 đến 10 phút một lần và cơn đau dần tăng lên.

dấu hiệu chuyển dạ

Chuyển dạ thường khởi phát với những cơn co thắt xuất hiện tăng dần

Cổ tử cung thay đổi

Càng gần đến ngày sinh thì cổ tử cung càng có nhiều những thay đổi dễ nhận thấy như mềm hơn, hơi mở rộng một chút… Nếu thấy cổ tử cung mở rộng thì bạn nên sẵn sàng chờ sinh.

Vỡ nước ối

Nước ối có thể vỡ ra bất cứ lúc nào. Chất lỏng này có thể vỡ và chảy mạnh hoặc từ từ để báo hiệu quá trình chuyển dạ đã bắt đầu.

Đừng nhầm lẫn nước ối và nước tiểu vì những ngày cuối cùng trước khi sinh, các mẹ thường khó kiểm soát được việc rỉ ra của nước tiểu. Để cẩn thận việc rỉ ối bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra khuẩn liên cầu nhóm B – xét nghiệm cần thiết trong tháng cuối thai kỳ. Nếu chất dịch lỏng trong suốt và xét nghiệm liên cầu khuẩn âm tính thì đó là dấu hiệu cho thấy mọi việc bình thường. Trái lại, nếu kết quả xét nghiệm dương tính hay dịch lỏng có màu nâu hoặc xanh thì bạn nên vào viện để các bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe của thai nhi.

Lưu ý: Không phải lúc nào có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Do vậy bạn nên theo dõi cẩn thận những ngày sắp sinh.

Dấu hiệu chuyển dạ khác

Ngoài những dấu hiệu đã thấy ở trên (chuyển dạ giả, trước khi sinh vài tuần) thì có một số dấu hiệu chuyển dạ thực sự bạn nên để ý:

– Tử cung co thắt liên tục, mạnh mẽ, các cơn co thắt dài, gần nhau hơn.

– Cứ 10 phút một lần và mỗi lần đau khoảng 30 giây, tử cung co thắt liên tục không ngừng nghỉ và không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Cùng với những cơn co tử cung là các cơn đau dồn dập kéo đến.

– Bị ra máu hoặc vỡ nước ối.

Dấu hiệu bạn nên nhập viện

– Nghi ngờ vỡ nước ối: Bạn nên nhập viện nếu âm đạo tiết nước vàng, nâu.

– Không cảm nhận được thai máy hoặc bạn nhận thấy, tần suất thai máy giảm đi một cách khó hiểu.

– Bạn xuất hiện dấu hiệu ra máu; bạn bị đau bụng liên tục hoặc bị sốt.

– Bạn bắt đầu có những cơn co tử cung trước tuần thứ 37, đi kèm những dấu hiệu mà bạn phỏng đoán là có khả năng chuyển dạ sớm.

– Bạn liên tục bị đau đầu, thay đổi thị giác, đau bụng dưới, bụng bị sưng phồng hoặc những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị mắc chứng tiền sản giật.

Khó có thể dự đoán chính xác thời điểm chuyển dạ ở thai phụ mỗi người có dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên tập hợp các dấu hiệu trên và bằng linh cảm của người mẹ, các mẹ sẽ biết chính xác lúc nào phải nhập viện ngay.

Xem thêm: Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ

Bài viết Dấu hiệu chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-hieu-chuyen-da-2175/feed/ 0
Dấu hiệu chuyển dạ https://benh.vn/dau-hieu-chuyen-da-2-2900/ https://benh.vn/dau-hieu-chuyen-da-2-2900/#respond Wed, 25 Mar 2015 04:23:08 +0000 http://benh2.vn/dau-hieu-chuyen-da-2-2900/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc về Dấu hiệu chuyển dạ

Bài viết Dấu hiệu chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc về Dấu hiệu chuyển dạ

Trả lời:

Trước khi sinh vài tuần bạn sẽ thấy các dấu hiệu chuyển dạ nếu thực sự bạn để ý như:

– Bạn sẽ thấy thai bị tụt xuống, bụng thấp- Xuất hiện những cơn co tử cung, nhẹ và thời gian diễn ra ngắn

– Tần xuất các cơn co tử cung co dần tăng lên, diễn ra nhiều hơn trong ngày

– Thỉnh thoảng thấy những cơn đau nhẹ

– Ra dịch nhày hồng ở âm đạo.Khi thời gian chuyển dạ thực sự đến gần, bạn sẽ thấy các cơn co thắt diễn ra thường xuyên hơn, cứ 10 – 15 phút một lần.

– Nếu có hiện tượng dò nước ối hay vỡ ối thì bạn phải nhập viện ngay

Bài viết Dấu hiệu chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-hieu-chuyen-da-2-2900/feed/ 0