Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 11 Feb 2024 06:19:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh ung thư tuyến tụy – Nguyên nhân và cách điều trị https://benh.vn/benh-ung-thu-tuyen-tuy-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-6162/ https://benh.vn/benh-ung-thu-tuyen-tuy-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-6162/#respond Fri, 09 Feb 2024 05:40:48 +0000 http://benh2.vn/benh-ung-thu-tuyen-tuy-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-6162/ Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm và khó chữa nhất bởi đây là căn bệnh lây lan rất nhanh, người bệnh không phát hiện được ở giai đoạn đầu.

Bài viết Bệnh ung thư tuyến tụy – Nguyên nhân và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm và khó chữa nhất bởi đây là căn bệnh lây lan rất nhanh, người bệnh không phát hiện được ở giai đoạn đầu.

Tuyến tụy là bộ phận có hình tam giác thuôn dài nằm phía sau bụng, sát dạ dày, có chức năng sản xuất các men (enzym) tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn và sản xuất hormon bao gồm cả insulin tham gia quá trình chuyển hóa của cơ thể. Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào (ung thư) phát triển, phân chia, và lây lan trong các mô của tuyến tụy.

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh ung thư đứng thứ 4 chỉ sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại tràng. Mỗi năm, bệnh ung thư tuyến tụy cướp đi sinh mạng của gần 40.000 người Mỹ. Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới cũng từng “dính” phải căn bệnh nguy hiểm này như nhà đồng sáng lập Apple Steve Jobs đã được chẩn đoán ung thư tụy vào năm 2003 và qua đời ngày 5/10/2011 hay nam diễn viên Patrick Swayze cũng đã phải đối mặt với bệnh ung thư tuyến tụy và qua đời vào năm 2009.

Tế bào ung thư tuyến tụy.

Triệu chứng của Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy được gọi là bệnh “thầm lặng” bởi các triệu chứng thường không xuất hiện trong giai đoạn đầu. Nhưng khi bệnh phát triển và lây lan, đau xuất hiện ở vùng bụng trên và đôi khi lan ra sau lưng, cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn hoặc nằm xuống. Các triệu chứng khác có thể bao gồm vàng da, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, suy nhược và trầm cảm…

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng sớm của bệnh. Đau giữa bụng hoặc vùng bụng trên là triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn muộn.
  • Vàng da: Ung thư tuyến tụy từ các khối ung thư ống mật, gan có thể gây vàng da. Dấu hiệu bao gồm da vàng, mắt, nước tiểu có màu tối và màu phân nhạt.
  • Các triệu chứng khác bao gồm khó tiêu, đầy hơi và đi đại tiện có nhiều nhớt…  khi ung thư phát triển và làm tắc ống tụy khiến các men tiêu hóa không được giải phóng vào đường ruột.

Đầy hơi, khó tiêu là một trong những triệu chứng của ung thư tuyến tụy.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, người ta vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, những người có các yếu tố nguy cơ nhất định sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra có một số yếu tố gây ra căn bệnh này như: hút thuốc lá, tiểu đường, béo phì… Tuổi tác cũng có liên quan tới ung thư tụy, người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trẻ. Nguy cơ sẽ ngày càng tăng nếu bị các bệnh như tiểu đường, viêm tụy, các bệnh gan hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư tụy. Lối sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến căn bệnh này như béo phì, lười tập thể dục hay chế độ ăn uống nhiều chất béo…

  • Hút thuốc: Đây là yếu tố nguy cơ chính, với những người hút thuốc ít nhất 2 lần mỗi ngày có nhiều khả năng mắc bệnh hơn những người không hút thuốc. Những người nghiện thuốc lá nặng có nguy cơ cao nhất.
  • Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có nhiều khả năng phát triển ung thư tuyến tụy hơn những người khác.
  • Tiền sử gia đình: Một người có cha, mẹ, chị em hoặc anh em bị ung thư tuyến tụy sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Viêm tụy (viêm nhiễm tuyến tụy): Bị viêm tụy trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Béo phì: Những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều nguy cơ bị ung thư tuyến tụy hơn những người khác.

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của Ung thư tụy

Chẩn đoán ung thư tuyến tụy

Nếu nghi ngờ mắc ung thư tuyến tụy, bệnh nhân cần chụp cắt lớp vi tính (CT scan) ổ bụng. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể được thực hiện để giúp các bác sĩ có được hình ảnh của tuyến tụy và hỗ trợ cho quá trình điều trị.

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy, bệnh nhân có thể thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Thủ thuật này sử dụng một đầu dò sợi quang đưa vào vào dạ dày và ruột non, nơi các ống dẫn của tuyến tụy chảy vào. Thuốc phản quang sẽ được tiêm vào các ống dẫn của tuyến tụy và chụp ảnh các cơ quan, cho phép bác sĩ nhận biết các bất thường của ống tụy. Trong suốt quá trình ERCP, bác sĩ có thể cắt các mô ra để làm sinh thiết.

Một phương pháp khác là siêu âm nội soi (EUS) sử dụng một thiết bị siêu âm để chụp các hình ảnh của tuyến tụy từ bên trong ổ bụng. Thiết bị siêu âm được truyền qua một đầu dò sợi quang được đưa xuống thực quản và vào dạ dày ghi nhận các hình ảnh. Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu các tế bào để làm sinh thiết trong quá trình siêu âm nội soi.

Thách thức lớn nhất trong việc điều trị căn bệnh này là phát hiện sớm. Rất khó để xác định một người có mắc ung thư tụy hay không qua việc kiểm tra định kỳ sức khỏe. Để chẩn đoán ban đầu căn bệnh nguy hiểm này bác sĩ phải tiến hành các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thậm chí cần cả chụp cắt lớp hay sinh thiết mới xác định chính xác bệnh và giai đoạn của bệnh từ khối u.

Phương pháp điều trị ung thư tụy

Ung thư tuyến tụy có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Ở giai đoạn sớm, ung thư có thể được điều trị và chữa khỏi bằng phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được điều trị hỗ trợ trị bằng hóa trị hoặc xạ trị.

Tuy nhiên, với bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy nặng thì không thể áp dụng phẫu thuật. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp cả hai để giảm kích thước khối bướu, giảm các triệu chứng và kéo dài cuộc sống.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp duy nhất thường được tiến hành đối với bệnh nhân ung thư tụy. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của việc loại bỏ khối u ở tụy là dễ xảy ra xuất huyết ồ ạt, do tụy thường gắn với các cơ quan khác như lá lách, túi mật… Khi phẫu thuật, phẫu thuật viên cắt bỏ các phần ung thư xâm lấn, giữ lại các phần, bộ phận không bị khối ung thư tấn công.

Phẫu thuật – phương pháp điều trị phổ biến dành cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Bức xạ thường được sử dụng trong khoảng 5 ngày/ tuần và kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Phương pháp này sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong khu vực sau khi phẫu thuật. Xạ trị có thể giúp giảm đau hoặc các vấn đề về tiêu hóa gây ra bởi khối ung thư.

Hóa trị

Hóa trị là việc sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn chúng phát triển hoặc nhân lên. Các bác sĩ có thể sử dụng một loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm, khi thuốc đi vào máu, chúng đi khắp cơ thể và tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị là lựa chọn tốt khi bệnh ung thư đã lan rộng, nó cũng rất hữu ích sau khi người bệnh đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Miễn dịch

Miễn dịch là một phương pháp mới để điều trị ung thư tuyến tụy. Phương pháp này còn gọi là liệu pháp sinh học. Miễn dịch nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch của con người để chống lại bệnh tật. Đây là phương pháp mới đang được nghiên cứu nhằm tìm ra cách mà hệ thống miễn dịch có thể tấn công các tế bào ung thư.

Điều trị giảm nhẹ

Liệu pháp giảm nhẹ thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng và giảm đau không phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh hoặc các phương pháp điều trị khác. Mục tiêu của chăm sóc giảm nhẹ là để cải thiện chất lượng cuộc sống cả về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh. Khi bệnh đang ở giai đoạn phát triển, giảm đau là cách thức quan trọng để hỗ trợ bệnh nhân.

Hỗ trợ và phòng ngừa

Sống chung với bệnh ung thư tuyến tụy không dễ dàng, không chỉ người bệnh mà còn cả người nhà và các tổ chức xã hội cần hỗ trợ bệnh nhân hiểu để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân vượt qua bệnh tật. Hãy bắt đầu bằng cách tránh xa các yếu tố nguy cơ, một số việc có thể làm ngay như: bỏ hút thuốc, giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn, duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên… sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và béo phì – là các nguy cơ gây ra bệnh ung thư tuyến tụy.

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm thứ 4, chỉ đứng sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại tràng. Những người có lối sống thiếu cân bằng và không lành mạnh sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Chính vì vậy ngay từ bây giờ, hãy luôn đề phòng và chú ý cẩn thận trong các sinh hoạt hàng ngày để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.

Bài viết Bệnh ung thư tuyến tụy – Nguyên nhân và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ung-thu-tuyen-tuy-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-6162/feed/ 0
Bệnh ung thư tụy, triệu chứng và chẩn đoán https://benh.vn/benh-ung-thu-tuy-trieu-chung-va-chan-doan-3362/ https://benh.vn/benh-ung-thu-tuy-trieu-chung-va-chan-doan-3362/#respond Thu, 19 Apr 2018 04:34:27 +0000 http://benh2.vn/benh-ung-thu-tuy-trieu-chung-va-chan-doan-3362/ Ung thư tuyến tụy là dạng ung thư bắt đầu trong các mô của tuyến tụy. Tuyến tụy tiết ra các enzyme tiêu hóa và kích thích tố giúp điều tiết sự chuyển hóa đường.

Bài viết Bệnh ung thư tụy, triệu chứng và chẩn đoán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tổng quan Ung thư tụy

Ung thư tuyến tụy là dạng ung thư bắt đầu trong các mô của tuyến tụy. Tuyến tụy tiết ra các enzyme tiêu hóa và kích thích tố giúp điều tiết sự chuyển hóa đường.

Ung thư tuyến tụy thường có tiên lượng xấu, ngay cả khi chẩn đoán sớm. Ung thư tuyến tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, đó là một lý do chính tại sao nó là nguyên nhân tử vong hàng đầu ung thư. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi bệnh ung thư tuyến tụy khá muộn và phẫu thuật cắt bỏ là không thể.

ung thư tụy

Ung thư tụy (ảnh minh họa)

Triệu chứng của Ung thư tụy

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến tụy thường không xảy ra cho đến khi bệnh nặng. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, có thể bao gồm:

  • Đau bụng trên có thể lan tới lưng.
  • Vàng da và lòng trắng mắt.
  • Chán ăn.
  • Giảm cân
  • Trầm cảm.
  • Các cục máu đông.

Khám bác sĩ nếu giảm cân không rõ nguyên nhân, đau bụng, vàng da. Nhiều bệnh không phải ung thư tụy có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự, do đó, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Tìm hiểu về tuyến tụy

Tuyến tụy dài khoảng 15 cm và giống hình một quả lê. Tụy là một tạng quan trọng của hệ thống tiêu hóa. Nó tiết ra kích thích tố, bao gồm insulin, giúp cho quá trình chuyển hóa đường. Ngoài ra, tuyến tụy sản xuất dịch tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Phân loại ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy phát triển đột biến. Những đột biến này khiến các tế bào phát triển không kiểm soát được. Những tế bào này phát triển tích lũy đến một lúc nào đấy có thể hình thành một khối u.

Việc xác định loại tế bào liên quan đến ung thư tuyến tụy giúp quá trình điều trị tốt nhất. Các loại ung thư tuyến tụy bao gồm:

  • Ung thư hình thành từ các ống tuyến tụy (adenocarcinoma). Tế bào ống dẫn của tuyến tụy giúp sản xuất dịch tiêu hóa. Đa số bệnh ung thư tuyến tụy là ung thư biểu mô tuyến.
  • Ung thư hình thành trong các tế bào sản xuất nội tiết tố. Ung thư hình thành trong các tế bào sản xuất hormone của tuyến tụy được gọi là ung thư nội tiết. Ung thư nội tiết tuyến tụy rất hiếm gặp.

Yếu tố nguy cơ

Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy bao gồm:

  • Lớn tuổi, đặc biệt là trên 60 tuổi.
  • Người da đen.
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Viêm tuyến tụy mãn tính.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử gia đình mắc hội chứng di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư, trong đó có đột biến gen BRCA2, hội chứng Peutz – Jeghers, hội chứng Lynch và u nốt ruồi lành tính không điển hình gia đình (FAMMM)
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư tuyến tụy
  • Hút thuốc.

Các biến chứng

Khi ung thư tuyến tụy tiến triển, có thể gây biến chứng như:

Vàng da

Ung thư tụy từ các khối ung thư ống mật gan có thể gây vàng da. Dấu hiệu bao gồm da vàng và mắt, nước tiểu có màu tối và màu phân nhạt.

Bác sĩ có thể đề nghị đặt ống stent bên trong ống mật để giữ ống mật luôn mở. Trong một số trường hợp, bắc cầu có thể cần thiết để mật chảy từ gan đến ruột giúp giảm vàng da.

Đau

Một khối u đang phát triển có thể chèn ép vào dây thần kinh ở bụng, gây ra đau nghiêm trọng. Thuốc giảm đau có hiệu quả điều trị. Xạ trị có thể giúp khối u ngừng tăng trưởng tạm thời.

Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể tiêm cồn vào các dây thần kinh kiểm soát đau ở bụng. Các dây thần kinh ngừng gửi tín hiệu đau lên não do đó giảm cảm giác đau.

Tắc nghẽn đường ruột

Ung thư tụy phát triển chèn ép vào thành tá tràng, có thể chặn sự lưu thông của thức ăn tiêu hóa từ dạ dày – ruột non.

Bác sĩ có thể khuyên nên đặt ống stent trong ruột non hoặc phẫu thuật bắc cầu

Giảm trọng lượng

Một số yếu tố có thể gây giảm cân ở những người bị ung thư tuyến tụy. Buồn nôn và nôn do điều trị ung thư hoặc khối u có thể gây biếng ăn. Hoặc cơ thể có thể khó chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Bổ sung enzyme tuyến tụy có thể được đề nghị để hỗ trợ tiêu hóa. Hãy cố gắng duy trì trọng lượng bằng cách thêm calo, ăn đúng giờ và ăn ở nơi dễ chịu và thoải mái nhất.

Chẩn đoán ung thư tuyến tụy

Nếu nghi ngờ ung thư tuyến tụy, có thể làm một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây để chẩn đoán:

  • Siêu âm
  • Chụp vi tính cắt lớp (CT scan)
  • Cộng hưởng từ (MRI)
  • Nội soi ngược dòng (ERCP)
  • Siêu âm nội soi (EUS)
  • Chụp mật qua da (PTC)
  • Sinh thiết

Chẩn đoán giai đoạn bệnh

Sau khi chẩn đoán ung thư tuyến tụy, cần xác định mức độ, hoặc giai đoạn của ung thư. Giai đoạn ung thư sẽ giúp xác định những phương pháp điều trị có sẵn. Để xác định giai đoạn của ung thư tuyến tụy nên:

  • Nội soi để kiểm tra tuyến tụy và các mô xung quanh.
  • Kiểm tra hình ảnh. Có thể bao gồm chụp X quang, CT và MRI.
  • Xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu tìm các protein cụ thể (đánh dấu khối u) từ các tế bào ung thư tuyến tụy. Protein được sử dụng trong ung thư tuyến tụy được gọi là CA19-9. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng mức CA19-9 cao hơn, bệnh ung thư nặng hơn.

Các giai đoạn của ung thư tuyến tụy gồm:

  • Giai đoạn I. Ung thư là chỉ giới hạn ở tuyến tụy.
  • Giai đoạn II. Ung thư đã lan rộng ra khỏi tuyến tụy đến các mô lân cận và các cơ quan và có thể đã lan đến các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn III. Ung thư đã lan rộng ra khỏi tuyến tụy đến các mạch máu lớn trên tuyến tụy và có thể đã lan đến các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IV. Ung thư đã lan vượt xa tụy, như gan, phổi và màng bao quanh các cơ quan bụng (phúc mạc).

Phương pháp điều trị

Điều trị ung thư tuyến tụy phụ thuộc vào các giai đoạn và vị trí của ung thư cũng như tuổi tác, sức khỏe tổng thể và mong muốn cá nhân. Mục tiêu đầu tiên của điều trị ung thư tuyến tụy là loại trừ ung thư nếu có thể. Khi không thể loại trừ, mục tiêu là phòng chống phát triển ung thư tuyến tụy và biến chứng. Khi ung thư tuyến tụy tiến triển và phương pháp điều trị không có khả năng cung cấp lợi ích, bác sĩ có thể gợi ý những cách để làm giảm triệu chứng và giảm đau cho bệnh nhân.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn nếu ung thư tuyến tụy giới hạn trong tuyến tụy. Phẫu thuật được sử dụng ở những người bị ung thư tuyến tụy bao gồm:

  • Phẫu thuật khối u đầu tụy. Nếu ung thư tuyến tụy nằm ở đầu của tuyến tụy, xem xét phẫu thuật Whipple (pancreatoduodenectomy). Whipple loại bỏ đầu tuyến tụy, cũng như một phần của (tá tràng) ruột non, túi mật và một phần ống mật. Một phần của dạ dày có thể được loại bỏ. Bác sĩ phẫu thuật nối lại các phần còn lại của dạ dày, tuyến tụy và ruột để cho phép tiêu hóa thức ăn. Phẫu thuật Whipple mang nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu. Sau khi phẫu thuật, một số người gặp phải buồn nôn và nôn.
  • Phẫu thuật khối u đuôi tuyến tụy và cơ thể. Phẫu thuật để loại bỏ đuôi của tụy hoặc đuôi và một phần nhỏ của cơ thể được gọi là pancreatectomy. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể loại bỏ lá lách. Phẫu thuật mang nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.

Nghiên cứu cho thấy phẫu thuật ung thư tuyến tụy ít khi có thể gây ra các biến chứng nếu được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể được chỉ định trước hoặc sau khi phẫu thuật ung thư, thường kết hợp với hóa trị. Hoặc kết hợp xạ trị và hóa trị khi ung thư không thể điều trị bằng phẫu thuật.

Hóa trị

Hóa trị là sử dụng thuốc để giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dùng bằng đường uống. Có thể dùng đơn độc một thuốc hoặc phối hợp nhiều loại thuốc hóa trị.

Hóa trị cũng có thể được kết hợp với xạ trị. Xạ trị thường được sử dụng để điều trị bệnh ung thư đã lan ra ngoài tuyến tụy, nhưng chỉ cho các cơ quan gần đó và không đến các vùng xa của cơ thể. Sự kết hợp này cũng có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy tái diễn.

Ở những người bị ung thư tuyến tụy giai đoạn nặng, hóa trị có thể được kết hợp với liệu pháp thuốc nhắm mục tiêu.

Điều trị nhắm đích

Mục tiêu sử dụng các loại thuốc điều trị tấn công trúng đích các tế bào ung thư. Thuốc nhắm đích erlotinib (Tarceva), nhắm vào tế bào ung thư phát triển và phân chia để tiêu diệt. Erlotinib thường được kết hợp với hóa trị liệu sử dụng ở những người bị ung thư tuyến tụy giai đoạn muộn.

Các thuốc điều trị nhắm mục tiêu đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng.

Phương pháp điều trị bổ sung

Những người bị bệnh ung thư thường xuyên gặp căng thẳng. Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng thường gặp hơn ở những người bị ung thư tuyến tụy so với các loại ung thư khác. Nếu gặp phải những cảm xúc như đau khổ, khó ngủ, không ngừng suy nghĩ về ung thư, giận dữ hay buồn bã, nên nói chuyện với bác sĩ để được đưa ra lời khuyên và giải pháp. Trong một số trường hợp, thuốc có thể giúp đỡ.

Phương pháp điều trị bổ sung giúp đối phó với triệu chứng tâm lý:

  • Tâm lý trị liệu.
  • Tập thể dục.
  • Thiền.
  • Âm nhạc trị liệu.
  • Bài tập thư giãn.
  • Tâm linh..

Hỗ trợ điều trị

– Tìm hiểu thông tin về bệnh. Tìm hiểu đầy đủ về ung thư và hỏi bác sĩ chi tiết về bệnh ung thư và tùy chọn điều trị.

– Nhờ sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè khi cảm thấy bất lực và cần hỗ trợ trong quá trình điều trị chẳng hạn như chuẩn bị bữa ăn, đưa đi thăm khám.

– Tìm một người để nói chuyện.

– Kết nối với những người bệnh ung thư khác. Có thể thoải mái nói chuyện và đồng cảm với các bệnh nhân ung thư khác.

Phòng bệnh

Có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ, bao gồm:

  • Bỏ hút thuốc. Nếu hút thuốc, bỏ thuốc lá. Có thể nói chuyện với bác sĩ về các chiến lược bỏ thuốc
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Nếu đang có trọng lượng khỏe mạnh, hãy duy trì nó. Nếu cần phải giảm cân, giảm chậm 0,5 hoặc 1 kg một tuần. Kết hợp tập thể dục hàng ngày với một chế độ ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc và khẩu phần nhỏ hơn.
  • Tập thể dục. Mục tiêu 30 phút tập luyện mỗi ngày. Nếu chưa từng tập thể dục, bắt đầu từ từ và lên đến mục tiêu.
  • Chọn chế độ ăn uống khỏe mạnh. Chế độ ăn uống đầy đủ các loại trái cây, các loại rau và ngũ cốc có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

 

Theo Benh.vn

Bài viết Bệnh ung thư tụy, triệu chứng và chẩn đoán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ung-thu-tuy-trieu-chung-va-chan-doan-3362/feed/ 0