Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 26 Sep 2023 08:22:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những điều kiêng kỵ khi bị bệnh đau mắt đỏ https://benh.vn/nhung-dieu-kieng-ky-khi-bi-benh-dau-mat-do-5897/ https://benh.vn/nhung-dieu-kieng-ky-khi-bi-benh-dau-mat-do-5897/#respond Tue, 26 Sep 2023 05:35:46 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-kieng-ky-khi-bi-benh-dau-mat-do-5897/ Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc, nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus vì vậy nó dễ lây lan trên diện rộng và gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Bài viết Những điều kiêng kỵ khi bị bệnh đau mắt đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc, nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus vì vậy nó dễ lây lan trên diện rộng và gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Khi bị đau mắt đỏ, nếu biết vệ sinh, kiêng khem thì thời gian khỏi bệnh rất nhanh, đặc biệt hiện nay đang là thời gian bùng phát dịch đau mắt đỏ.

Vậy, khi bị đau mắt đỏ cần kiêng kỵ như thế nào?

Đau mắt đỏ lây lan như thế nào?

Đau mắt đỏ thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua: đường hô hấp, nước mắt, nước bọt bắn ra trong không khí, khi bắt tay, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, khăn tay, chậu rửa mặt, điện thoại…

Đau mắt đỏ còn lây lan qua các vật trung gian như ruồi, nhặng, ấm chén, bát đũa… mà người bệnh dụi mắt rồi cầm vào.

bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ lây lan khi tiếp xúc với người bệnh: nước bọt bắn ra trong không khí, bắt tay.

Những điều cần kiêng kỵ khi bị đau mắt đỏ

Trong sinh hoạt hàng ngày

  • Hạn chế đến các nơi đông người như bệnh viện, các khu vui chơi công cộng, đặc biệt là không đi bơi để tránh lây lan cho cộng đồng.
  • Tránh dụi tay vào mắt, sờ vào mũi, miệng.
  • Hạn chế xem vô tuyến, màn hình máy tính hoặc nhìn vào gương quá lâu.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng chói chang hoặc ánh sáng quá mạnh.
  • Tránh bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.
  • Khi đi ra ngoài phải đeo kính chống nắng nhằm tránh môi trường bụi, bẩn, các tia bức xạ…
  • Cần nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh.
  • Hạn chế hút thuốc lá trong thời gian bị đau mắt đỏ (Nicotin tác động vào hệ thần kinh, giảm khả năng điều tiết và nhìn rõ của mắt).

Hạn chế xem vô tuyến, màn hình máy tính hoặc nhìn vào gương quá lâu…

Chế độ ăn uống

  • Không nên ăn các chất tanh của hải sản như: cá, mực, tôm, cua… vì những thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng đau mắt đỏ ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Kiêng các gia vị cay, nóng, các loại thực phẩm như tỏi, ớt, hành, hẹ… sẽ gây cảm giác rát, cay nóng cho mắt dẫn đến tình trạng làm mắt đỏ hơn.
  • Không nên uống rượu bia vì đây là các chất kích thích có thể làm giảm tầm nhìn, giảm khả năng nhận biết nhạy bén của mắt xuống một cách đáng kể và khiến cho bệnh càng nặng hơn.

Kiêng các gia vị cay nóng như tỏi, ớt, hành, hẹ…

Lưu ý khi dùng thuốc

  • Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc uống kháng sinh, thuốc chống phù nề… khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý dùng lá cây trầu, lá dâu… để xông mắt và đắp mắt theo cách chữa trị dân gian (cần tham khảo ý kiến của bác sỹ khi chữa bệnh bằng phương pháp này) vì có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc và sưng nề hơn.

Không tự ý xông mắt bằng lá trầu, lá dâu… vì có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc

Ngoài ra, để bệnh có thể nhanh khỏi, người bệnh cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bổ sung trong thực đơn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, các vitamin A, B12, C, D… có trong rau bina, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang… rất tốt cho những người đau mắt đỏ bởi chúng rất giàu các tiền tố benta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh.

Lời kết

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa. Bệnh dễ lây lan trong cộng đồng và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động. Tuy nhiên, đây là một loại bệnh lành tính nên nhiều bệnh nhân chủ quan để bệnh kéo dài gây biến chứng xấu ảnh hưởng đến thị lực.

Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế hút thuốc, dụi tay vào mắt, sờ vào mũi, miệng, kiêng ăn các gia vị cay, nóng, các loại thực phẩm như tỏi, ớt, hành, hẹ, không nên uống rượu bia vì đây là các chất kích thích có thể làm giảm tầm nhìn, giảm khả năng nhận biết của mắt. Đặc biệt người bệnh không được tự ý dùng lá cây trầu, lá dâu… để xông mắt và đắp mắt theo cách chữa trị dân gian vì có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc.

Bài viết Những điều kiêng kỵ khi bị bệnh đau mắt đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-kieng-ky-khi-bi-benh-dau-mat-do-5897/feed/ 0
Đau mắt đỏ: 11 điều cần lưu ý https://benh.vn/dau-mat-do-11-dieu-can-luu-y-9127/ https://benh.vn/dau-mat-do-11-dieu-can-luu-y-9127/#respond Mon, 25 Sep 2023 07:01:43 +0000 http://benh2.vn/dau-mat-do-11-dieu-can-luu-y-9127/ Trẻ em thường nhậy cảm với các loại virus nói chung, do vậy khả năng bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn. Ngược lại với người già, khả năng nhiễm bệnh sẽ thấp hơn một phần bởi nguyên nhân mô kết mạc đã xơ và lão hóa không thích hợp cho virus phát triển. Dưới đây là 11 khuyến cáo về bệnh đau mắt đỏ do BS. Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt trung ương cung cấp.

Bài viết Đau mắt đỏ: 11 điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ em thường nhậy cảm với các loại virus nói chung, do vậy khả năng bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn. Ngược lại với người già, khả năng nhiễm bệnh sẽ thấp hơn một phần bởi nguyên nhân mô kết mạc đã xơ và lão hóa không thích hợp cho virus phát triển. Dưới đây là 11 khuyến cáo về bệnh đau mắt đỏ do BS. Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt trung ương cung cấp.

1. Ai dễ bị đau mắt đỏ

Trẻ em thường nhậy cảm với các loại virus nói chung, do vậy khả năng bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn. Ngược lại với người già, khả năng nhiễm bệnh sẽ thấp hơn một phần bởi nguyên nhân mô kết mạc đã xơ và lão hóa không thích hợp cho virus phát triển.

2. Đau mắt đỏ thường xuất hiện vào những thời điểm nào

Đau mắt đỏ liên quan đến vi khí hậu và địa lý. Nóng nực, độ ẩm cao làm bệnh phát triển mạnh. Kiểu thời tiết mùa nóng, mùa mưa bão thường trùng đúng đỉnh dịch. Năm nay do có tháng nhuận nên dịch đau mắt đỏ đến muộn hơn năm ngoái.

BS. Hoàng Cương khám bệnh cho bệnh nhân tại Viện Mắt Trương

3. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ do virus thuộc nhóm Adenos gây bệnh đã được biết đến từ lâu. Vius còn được chia thành mấy chục loại dựa thep type huyết thanh. Phổ biến ở Nhật Bản là chủng huyết thanh HAdV 8 và 54. Các nước châu Á khác tuy đều có bệnh đau mắt đỏ nhưng không có nghiên cứu và công bố nào.

4. Bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào

Bệnh lây qua 3 đường chính: hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, quan hệ vợ chồng.

5. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ dễ nhận biết bởi:

– Dấu hiệu báo trước : sốt nhẹ, gai rét, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai

– Bệnh toàn phát trong 5-7 ngày: đỏ mắt, ra gỉ nhiều, cảm giác cộm rát, vướng mắt nhưng không gây giảm thị lực trừ khi có biến chứng, bệnh nhanh chóng lan sang bên mắt lành

– Giai đoạn lui giảm trong 5 ngày: các triệu chứng thoái biến, mắt trắng dần ra

6. Nhìn vào mắt của những người bị đau mắt đỏ có bị lây bệnh hay không

Nhìn vào mắt của những người bị đau mắt đỏ sẽ không lây bệnh. Đau mắt đỏ chỉ lây qua 3 hình thức : hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, quan hệ vợ chồng.

Vấn đề là không ai nhìn thấy virus trừ khi soi lên kính hiển vi điện tử. Virus có thể sống trên các mặt phẳng, ngoài môi trường tới 2 ngày. Do vậy khả năng lây bệnh khá dễ dàng, nhiều khi không kết nối được nhân- quả.

7. Bị đau mắt đỏ cần phải nhỏ những loại thuốc nào

Cần nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo có độ nhớt thấp được khuyến cáo rộng rãi cho việc điều trị và phòng chống đau mắt đỏ; Kháng sinh và kháng sinh có trộn corticosteroid làm giảm ra gỉ, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh, rút ngắn thời gian điều trị.

Một nghiên cứu trên tạp chí nhãn khoa của Anh chứng minh dùng Dexamethasone nhỏ mắt trong 5-7 ngày làm giảm thời gian điều trị đáng kể.

Không tự ý nhỏ thuốc kháng sinh kéo dài khi đau mắt đỏ

8. Không nhỏ thuốc kháng sinh kéo dài

Nếu dùng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhờn thuốc của vi khuẩn, lãng phí tiền bạc, gây nhiễm độc thuốc trên mắt hoặc khô mắt.

Chỉ nên nhỏ kháng sinh từ 7-10 ngày.

9. Biến chứng của bệnh đau mắt đỏ?

Nếu bị đau mắt đỏ kéo dài có thể gặp phải những biến chứng: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu…có thể gây sẹo, giảm thị lực hoặc mù lòa. Bên cạnh đó là viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, giả mạc, sẹo kết mạc và khô mắt cũng gây vô số phiền toái cho bệnh nhân.

10. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Trường học là mô trường có tương tác lớn, do vậy rất dễ lây lan đau mắt đỏ. Trẻ khi phát hiện đau mắt đỏ cần được nghỉ học 5-7 ngày. Y tế học đường cần đảm bảo trong mùa dịch trẻ phải được rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng, tra nước muối rửa mắt, sát trùng vật dụng chung hay xử dụng: các tay nắm cửa, nút bấm thang máy…

11. Thiệt hại do bệnh đau mắt đỏ gây ra

Đau mắt đỏ gây thiệt hại cả về tài chính, thời gian và sức khỏe của người bệnh. Gây lo lắng, phiền hà và lây lan cho người thân, gia đình, cộng đồng. Chúng ta thử nhẩm tính một đợt đau mắt dịch trong một gia đình qui mô trung bình- 4 người sẽ chi phí khoảng 1 triệu tiền thuốc, nghỉ học nghỉ làm khoảng 4 tuần. Thiệt hại này không hề nhỏ.

Bài viết Đau mắt đỏ: 11 điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-mat-do-11-dieu-can-luu-y-9127/feed/ 0
Phương pháp phòng ngừa bệnh đau mắt hột cho trẻ https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-benh-dau-mat-hot-cho-tre-5037/ https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-benh-dau-mat-hot-cho-tre-5037/#respond Mon, 01 May 2023 04:15:39 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-phong-ngua-benh-dau-mat-hot-cho-tre-5037/ Nguyên nhân, triệu chứng bệnh đau mắt hột? Phương pháp phòng ngừa đau mắt hột cho trẻ như thế nào?

Bài viết Phương pháp phòng ngừa bệnh đau mắt hột cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh đau mắt hột thường gặp ở các địa phương nghèo, các quốc gia chậm phát triển  tại châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á …

Bệnh đau mắt hột rất dễ mắc phải nếu chúng ta sinh sống trong một môi trường bụi bặm, ô nhiễm, mất vệ sinh…Đau mắt hột ở trẻ nhỏ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng, gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ…

Vậy nguyên nhân, triệu chứng bệnh đau mắt hột? Phương pháp phòng ngừa đau mắt hột cho trẻ như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột (trachoma) là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis có khả năng làm sẹo. Bệnh đau mắt hột nếu không được điều trị sẽ dẫn tới mù lòa.

dau_mat__hot_benh_vn_1

Bệnh đau mắt hột (Ảnh minh họa)

Triệu chứng bệnh đau mắt hột

  • Mắt tấy đỏ.
  • Chảy nước mắt.
  • Lông mi quặp.
  • Cộm mắt…

Trong giai đoạn lây bệnh, viêm nhiễm, bệnh thể hiện đặc trưng bằng các hột, kèm theo thẩm lậu lan toả và phì đại gai nhú trên kết mạc và màng máu trên kết mạc.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột trẻ em

  • Do ký sinh trùng.
  • Do vệ sinh kém.
  • Do sử dụng nước không vệ sinh.
  • Do lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết mắt, mũi, cổ họng hoặc với người có bệnh đau mắt hột.
  • Do thường xuyên dụi mắt.
  • Do lây gián tiếp qua ruồi hoặc côn trùng khác…

Quá trình mắc bệnh đau mắt hột trẻ em

Bệnh đau mắt hột sau khi bị vi khuẩn xâm nhập phát bệnh sớm và có diễn biến rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về mắt khác.

Quá trình phát bệnh đau mắt hột trẻ em

  • Vi khuẩn xâm nhập vào mắt trong khoảng từ 5 – 12 ngày.
  • Vi khuẩn gây viêm mí và màng của mắt khiến mắt sưng, đỏ hồng, ngứa ngáy khó chịu.
  • Khi mí mắt sưng có thể làm lông mi quặm vào trong, cọ xát vào tròng mắt tạo thêm vết sẹo, làm mờ mắt hay mù mắt…
  • Đau mắt hột nếu không chữa sẽ tạo thành các vết sẹo trong mí và mắt…

Đối tượng mắc bệnh đau mắt hột

  • Mọi lứa tuổi, thành phần.
  • Bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ (3-5 tuổi).

tre_bi_dau_mat_hot

Bệnh đau mắt hột thường gặp ở trẻ từ 3-5 tuổi (Ảnh minh họa)

Biến chứng của bệnh đau mắt hột trẻ em

  • Gây kích thích mắt, đỏ mắt và mí mắt.
  • Mắt khó chịu, để lại sẹo giác mạc.
  • Giảm thị lực.
  • Giác mạc mờ đục dẫn đến mù lòa…

Điều trị bệnh đau mắt hột

  • Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước ấm (pha chút muối).
  • Nhỏ mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Sử dụng thuốc tra mắt đặc trị hoặc thuốc mỡ.
  • Uống thuốc bổ hỗ trợ thị lực cho mắt…

Lưu ý: bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp phòng ngừa đau mắt hột cho trẻ

Để phòng bệnh đau mắt hột cho trẻ, phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới vấn đề vệ sinh cho trẻ.

  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
  • Sử dụng nguồn nước sạch.
  • Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ngủ…
  • Nhắc nhở trẻ không được rụi mắt (tránh đưa vi khuẩn từ tay vào mắt).
  • Vệ sinh mắt, nhỏ mắt cho trẻ bằng dung dịch Natri clorid 0,9% sau khi đi chơi, đi du lịch …
  • Khi lớp học có trẻ bị đau mắt hột, cần cách ly trẻ (cho trẻ nghỉ học) để tránh bệnh lây lan.
  • Khi có dịch đau mắt, không cho trẻ đi bơi ở các bể bơi công cộng để tránh lây nhiễm.
  • Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A có tác dụng bổ mắt như: cà rốt, bí đỏ, gấc…
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ…

tre_bi_dau_mat_hot_12

Sử dụng nguồn nước sạch, không dụi mắt, nhỏ mắt bằng dung dịch Natri clorid 0,9% ..để phòng chống bệnh đau mắt hột cho trẻ (Ảnh minh họa)

Lời kết

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 80 triệu người mắc bệnh đau mắt hột, phần lớn trong số này là trẻ em. Tổ chức y tế thế giơi ước tính có khoảng 2 triệu người bị mù do các biến chứng của bệnh đau mắt hột. Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển: Châu phi, Đông Nam Á, đặc biệt là các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới…

Nguyên nhân gây đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis, vệ sinh kém, nguồn nước không hợp vệ sinh, do lây nhiễm từ người, ký sinh trùng….Vì vậy, để bảo vệ mắt chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, giữ gìn vệ sinh nguồn nước, nhắc nhở trẻ không dụi mắt, rửa tay sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn trước khi ăn, khi ngủ…Khi trẻ có biểu hiện đau mắt hột: mắt sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu…cần đưa trẻ đến bác sỹ nhãn khoa đề khám và điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Bài viết Phương pháp phòng ngừa bệnh đau mắt hột cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-benh-dau-mat-hot-cho-tre-5037/feed/ 0
Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/ https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/#respond Thu, 16 Mar 2023 07:08:39 +0000 https://benh.vn/?p=56178 Thời điểm giao mùa, lúc mưa lúc nắng, sẽ tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển. Vì thế rất nhiều người gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những ai có sức đề kháng yếu. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong thời tiết “ẩm ương” này.

Bài viết Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời điểm giao mùa, lúc mưa lúc nắng, sẽ tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển. Vì thế rất nhiều người gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những ai có sức đề kháng yếu. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong thời tiết “ẩm ương” này.

Đau mắt đỏ

Thời tiết giao mùa dễ tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát như bệnh đau mắt đỏ. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm, loét giác mạc thậm chí gây mù lòa.

Các triệu chứng thường gặp là mắt đỏ, sưng nề, ngứa, rát, nóng, đau, chảy nước mắt…

Cách xử lý: nên nghỉ học, nghỉ làm, ngừng dùng máy tính, điện thoại, tivi… để tránh chói và chảy nước mắt. Tới bệnh viện kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác. Không đắp lá dâu, lá trầu… lên mắt vì có thể gây nhiễm trùng, khiến bệnh nặng hơn.

Cách phòng tránh:

  • Tránh chạm tay vào vùng mắt và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
  • Không dùng chung khăn mặt, khăn tay, khăn tắm.
  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Khử trùng các bề mặt hay tiếp xúc như bàn ăn, bồn rửa mặt… để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Đau nhức xương khớp

Giai đoạn giao mùa cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Tình trạng này không chỉ gặp ở người cao tuổi, hiện nay phụ nữ sau 35 tuổi đều có thể mắc bệnh.

Cách xử lý: người bệnh nên đi khám chuyên khoa để xác nguyên nhân (tổn thương thực thể, thoái hóa khớp hay chỉ là viêm phản ứng) và điều trị sớm. Tuyệt đối không được chủ quan, xem thường và tự chẩn đoán. Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa thăm khám bác sĩ. Một số loại thuốc nếu dùng không đúng chỉ định có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng tránh:

  • Mặc đủ ấm, dùng khăn quàng, găng tay, tất. Điều quan trọng là giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối. Hạn chế chân tay bị ẩm ướt, nhanh chóng lau khô người khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần.
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt… Hạn chế rượu bia và uống đủ nước.

Cảm cúm

Hội chứng giống Cúm

Bệnh do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Thời tiết lúc nóng lúc lạnh, hệ miễn dịch cơ thể suy yếu tạo điều kiện để bệnh cúm phát triển. Người bệnh bị cảm cúm thường sốt cao từ 38 – 39 độ C kèm theo mệt mỏi, đau nhức và sổ mũi.

Bệnh cảm cúm không có thuốc đặc trị mà thường chỉ định các loại thuốc điều trị triệu chứng.

Cách xử lý: dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn uống đủ chất. Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên nếu có biểu hiện trở nên nặng hơn như sốt liên tục, đau khi nuốt, đau đầu và tắc mũi không khỏi, khó thở… hãy đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị.

Cách phòng tránh:

  • Cần chú ý sự thay đổi của thời tiết để kịp thời giữ ấm cho cơ thể và tăng cường vận động nhằm tăng sức đề kháng.
  • Về ăn uống, nên hạn chế ăn nhiều dầu mỡ; nên uống nhiều nước, ăn các món dễ tiêu, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C.

Dị ứng

Thời điểm giao mùa thường xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, lông động vật, khói…Đây là những tác nhân gây ra các bệnh dị ứng như mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản…

Cách xử lý: khi có các dấu hiệu dị ứng cần nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị.

Cách phòng tránh:

  • Cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng.
  • Giữ vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sạch sẽ, tinh thần thoải mái.

Bài viết Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/feed/ 0
Làm thế nào để phòng ngừa dịch đau mắt đỏ https://benh.vn/lam-the-nao-de-phong-ngua-dich-dau-mat-do-4378/ https://benh.vn/lam-the-nao-de-phong-ngua-dich-dau-mat-do-4378/#respond Sat, 22 Sep 2018 07:55:19 +0000 http://benh2.vn/lam-the-nao-de-phong-ngua-dich-dau-mat-do-4378/ Bệnh đau mắt đỏ đang có tốc độ lây lan khá nhanh ở cả miền Bắc và miền Nam, số ca bệnh nhân nhiễm đau mắt đỏ tăng đột biến, đặc biệt trong thời điểm cuối hè sang thu. Hiện tại, dịch đau mắt đỏ không những không thuyên giảm mà ngày càng lan rộng hơn khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Vậy, có cách nào để phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả?

Bài viết Làm thế nào để phòng ngừa dịch đau mắt đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh đau mắt đỏ đang có tốc độ lây lan khá nhanh ở cả miền Bắc và miền Nam, số ca bệnh nhân nhiễm đau mắt đỏ tăng đột biến, đặc biệt trong thời điểm cuối hè sang thu. Hiện tại, dịch đau mắt đỏ không những không thuyên giảm mà ngày càng lan rộng hơn khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Vậy, có cách nào để phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả?

Bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa.

Nguyên nhân

  • Do vi khuẩn.
  • Do virus…

Triệu chứng

  • Mắt đau, cộm, cảm giác như cát trong mắt.
  • Chảy nước mắt và có nhiều gỉ, sáng ngủ dậy gỉ làm mi mắt dính chặt
  • Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ.
  • Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai…
  • Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ , nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em)…

dau-mat-do

Bệnh đau mắt đỏ (Ảnh minh họa)  

Thời gian bệnh đau mắt đỏ phát triển mạnh nhất

  • Từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
  • Thời điểm thời tiết giao mùa.

Bệnh đau mắt đỏ lây truyền như thế nào?

  • Lây truyền qua đường hô hấp, đồ dùng cá nhân như: Khăn mặt, chậu rửa mặt…
  • Lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, nước nhiễm khuẩn (bể bơi, hồ bơi…)
  • Với những trường hợp đau mắt do vi rus, có thể lây qua nhiều đường nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua hệ hô hấp.

 Bệnh đau mắt lây nhiễm qua nguồn nước nhiễm khuẩn (Ảnh minh họa) 

  • Khi bệnh nhân đã khỏi đau mắt vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần…

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ

Để phòng bệnh đau mắt đỏ, chúng ta cần thận trọng nhất là trong các đợt dịch, có biện pháp chuẩn bị sẵn.

1. Vệ sinh cá nhân

  • Không dụi mắt bằng tay.
  • Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng.
  • Giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng.
  • Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.
  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (sáng, trưa, tối).
  • Súc miệng nước muối thường xuyên.

Lưu ý:

  • Tránh đến nơi đông người, đặc biệt là nguồn dịch.
  • Hạn chế bơi lội trong giai đoạn phát dịch.

2. Lưu ý khi xúc với người bệnh

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, nếu công việc buộc phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang đề phòng lây lan.
  • Trong nhà có người mắc bệnh cần hạn chế ngủ chung giường với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần.

Nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày để đề phòng lây nhiễm bệnh (Ảnh minh họa) 

  • Đeo kính để hạn chế lây nhiễm, chắn bụi, virus.
  • Uống thật nhiều nước để thải độc tố trong cơ thể.

3. Chăm sóc khi bị đau mắt đỏ

  • Cần nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa.
  • Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu.
  • Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5-7 ngày phải đến khám lại.
  • Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
  • Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
  • Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
  • Nếu trẻ bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học, không đưa trẻ đến nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn.

Chữa bệnh đau mắt đỏ

Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% (có tác dụng rửa trôi mầm bệnh, chất tiết và gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát)

Uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ nhãn khoa.

  • Hiện chưa có thuốc diệt virut gây đau mắt đỏ, các thuốc đang có hiện nay như acyclovir, zovirax… chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virus.
  • Đối với kháng sinh chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân đau mắt đỏ.
  • Chỉ nên dùng một trong các loại kháng sinh sau đây: tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine), quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycine và polymycine B (cebemycine)…

Lưu ý:

Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc điều trị mà phải đi khám và chữa bệnh theo sự chỉ định của bác sỹ nhãn khoa.

Thống kê số bệnh nhân đau mắt đỏ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Viện mắt Trung ương Hà Nội

Trong 2 tuần cuối của tháng 8, số bệnh nhân đến khám và điều trị từ 1.500 – 2.000 người.

Bệnh viện Mắt TP HCM

Trong tháng 8, có khoảng 2.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị.

Ý kiến của chuyên gia nhãn khoa

Bác sĩ Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương)

“Đau mắt đỏ là một loại bệnh mà phòng bệnh tốt và đơn giản hơn nhiều chữa bệnh. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do nhiễm trùng, nhưng đa phần là do virus.
Bác sỹ Hoàng Cương khám và điều trị cho bệnh nhân

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường: qua hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật của nguồn bệnh, qua thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng…

Triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm: Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, hâm hấp sốt, đau họng, ho, tai xuất hiện hạch (có thể). Đặc biệt, mắt cảm thấy nhức đau, nổi cộm, chảy nước mắt, đỏ, nhiều gỉ mắt, nhất là sau khi ngủ dậy mắt khó mở vì nhiều gỉ quanh mắt.

Hiện tại, đau mắt đỏ không có thuốc đặc trị, chỉ có thể dựa vào chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cẩn thận thì sau 6-10 ngày, virus sẽ tự hết, người bệnh mới có khả năng khỏi. Vì vậy, tốt nhất, người dân nên áp dụng tốt các biện pháp phòng để tránh mắc bệnh và gặp khó khăn khi điều trị.”

Lời kết

Đau mắt đỏ là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, lao động….của người bệnh.

Để đề phòng đau mắt đỏ, mọi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày, đeo kính, khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh…và đặc biệt cần nâng cao hệ miễn dịch bằng chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và tập thể dục hàng ngày.

Tuy nhiên, khi thấy có triệu chứng đau mắt đỏ như: mắt đau, sưng đỏ, kèm nhèm, có gỉ…cần đi khám để điều trị kịp thời. Sau một tuần, nếu không thấy bệnh tiến triển tốt hơn thì phải đi khám lại để phòng biến chứng xấu ảnh hưởng đến thị lực sau này.

Bài viết Làm thế nào để phòng ngừa dịch đau mắt đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-the-nao-de-phong-ngua-dich-dau-mat-do-4378/feed/ 0
Dịch bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng trên diện rộng https://benh.vn/dich-benh-dau-mat-do-lay-lan-nhanh-chong-tren-dien-rong-5850/ https://benh.vn/dich-benh-dau-mat-do-lay-lan-nhanh-chong-tren-dien-rong-5850/#respond Tue, 28 Aug 2018 05:34:52 +0000 http://benh2.vn/dich-benh-dau-mat-do-lay-lan-nhanh-chong-tren-dien-rong-5850/ Bác sĩ Hoàng Cương, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết trung bình mỗi ngày bệnh viện khám và điều trị cho khoảng 60-80 trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ, gần bằng đỉnh điểm của đợt dịch đau mắt đỏ các năm trước (khoảng trên 100 trường hợp/ngày).

Bài viết Dịch bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng trên diện rộng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bác sĩ Hoàng Cương, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết trung bình mỗi ngày bệnh viện khám và điều trị cho khoảng 60-80 trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ, gần bằng đỉnh điểm của đợt dịch đau mắt đỏ các năm trước (khoảng trên 100 trường hợp/ngày).

Dịch đau mắt đỏ bùng phát trên diện rộng

Dịch đau mắt đỏ ở Hà Nội mới chỉ lây lan trong phạm vi gia đình nhưng lây lan rất mạnh. Năm nay dịch đau mắt đỏ tại Hà Nội bùng phát sớm hơn do thời tiết giao mùa, độ ẩm rất cao khiến không khí ngột ngạt, virus, nấm mốc gây bệnh sinh sôi nhanh – Bác sĩ Cương cho biết.

Nếu sau 7 ngày, bệnh vẫn không đỡ, bệnh nhân phải đến khám lại. Vì có trường hợp mắt xuất hiện giả mạc, phải bóc bỏ.

Nguyên nhân

Theo BS Cương, bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp xảy ra do nhiễm virus. Bệnh lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Ban đầu chỉ là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt một chút, bệnh nhân vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm. Nếu để nặng hơn có thể bị phù mắt đỏ, bệnh nhân có thể có màng trong mắt.

Nguyên nhân bệnh lây lan nhanh chóng là do khi người bệnh lấy tay dụi mắt rồi lại cầm điện thoại, điều khiển máy điều hòa, nắm cửa, bấm vào thang máy…,người khác chạm vào những vật dụng đó rồi lấy tay dụi mắt là đã có thể dính virus gây bệnh. Nếu một người trong nhà bị đau mắt đỏ, dù có tránh chạm mặt trò chuyện nhưng sau đó họ vẫn có thể lây do virus từ hơi thở bệnh nhân phát tán vào không khí.

Bệnh đau mắt đỏ thông thường sẽ khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, có người mắc với thời gian lâu hơn. Nếu sau 7 ngày, bệnh vẫn không đỡ, bệnh nhân phải đến khám lại. Vì có trường hợp mắt xuất hiện giả mạc, khi đó phải bóc bỏ.

Biểu hiện

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ là sốt nhẹ, viêm mũi họng, nổi hạch tai. Khi mắc bệnh người bệnh sẽ có cảm giác khó chiu, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, đau họng, có thể tiểu buốt rắt do bệnh ảnh hưởng tới đường tiết niệu. Khi có dấu hiệu bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời bởi nếu để lâu bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi.

Bác sĩ Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương

Bài viết Dịch bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng trên diện rộng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dich-benh-dau-mat-do-lay-lan-nhanh-chong-tren-dien-rong-5850/feed/ 0
Lắng nghe tư vấn của chuyên gia để phòng dịch đau mắt đỏ đang vào mùa https://benh.vn/lang-nghe-tu-van-cua-chuyen-gia-de-phong-dich-dau-mat-do-dang-vao-mua-7082/ https://benh.vn/lang-nghe-tu-van-cua-chuyen-gia-de-phong-dich-dau-mat-do-dang-vao-mua-7082/#respond Wed, 19 Jul 2017 06:14:17 +0000 http://benh2.vn/lang-nghe-tu-van-cua-chuyen-gia-de-phong-dich-dau-mat-do-dang-vao-mua-7082/ Cùng thời điểm với dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết…dịch đau mắt đỏ đã bắt đầu xuất hiện tại các tỉnh thành miền Bắc. Tính đến thời điểm hiện tại, trung bình mỗi ngày bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận khoảng 100 ca bệnh đến từ Hà Nội, Hưng Yên và một số tỉnh lân cận khác…

Bài viết Lắng nghe tư vấn của chuyên gia để phòng dịch đau mắt đỏ đang vào mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cùng thời điểm với dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết…dịch đau mắt đỏ đã bắt đầu xuất hiện tại các tỉnh thành miền Bắc. Tính đến thời điểm hiện tại, trung bình mỗi ngày bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận khoảng 100 ca bệnh đến từ Hà Nội, Hưng Yên và một số tỉnh lân cận khác…

Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

+ Mắt đỏ và có gỉ (gỉ thường là nước trong hoặc vàng).

+ Thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai.

Số bệnh nhân bị đau mắt đỏ đang gia tăng tại các tỉnh thành phía bắc

+ Một số ít trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc.

+ Đôi khi có đau hạch sau tai, viêm họng, sốt nhẹ và mỏi mệt…

Nguyên nhân gây bệnh

+ Do vi rút Adeno gây nên.

+ Do chưa vệ sinh mắt đúng cách để mắt bị nhiễm bụi bẩn.

+ Do sự chuyển giao mùa, thay đổi theo thời tiết.

+ Bệnh thường lan rộng và tạo thành dịch khi vào hè, khí hậu nóng, ẩm vi khuẩn dễ sinh sôi…

Phương pháp phòng bệnh

+Thường xuyên rửa mặt 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng, tốt nhất giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường.

+ Tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường.

+ Sau một ngày làm việc, tổng vệ sinh gia đình… nên rửa mặt sạch rồi tra nước nhỏ mắt Natri clorid 0,9% (nước muối sinh lý).

Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, không đưa tay bẩn lên mắt, không tiếp xúc với người bệnh…để phòng bệnh đau mắt đỏ

+ Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang, tránh dùng chung đồ dùng với người bị đau mắt. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi có dấu hiệu sốt cao, ho, chảy nước mũi thì nên đi khám ngay.

+ Không nên đến những nơi đông người, bể bơi công cộng…

Ý kiến của chuyên gia Hoàng Cương Bệnh viện Mắt TW

Giai đoạn khởi phát, mức độ lây nhiễm trong phạm vi gia đình

Đau mắt đỏ mới bước vào mùa nên số bệnh nhân còn rải rác, hiện dừng lại ở mức độ lây lan trong gia đình nhưng nếu cả nhà đau mắt, người này khỏi lại đến người kia… sẽ gây phiền toái, ảnh hưởng công việc và học tập.  Vì thế, ý thức phòng bệnh không để lây lan cho người khác là rất quan trọng bởi nguy cơ lây nhiễm là rất cao.

Nguy hiểm nhất là giai đoạn ủ bệnh vì đây là thời điểm lây truyền bệnh nhanh nhất. Lý do, khi mới nhiễm vi-rút, người bệnh không có triệu chứng nên không biết để phòng ngừa cho người khác. Vì thế thường xảy ra tình trạng cả nhà cùng đau mắt đỏ vì lây nhau. Nhiều trường hợp, người lớn khỏi nên chủ quan khi chăm sóc con dẫn đến tái nhiễm.

Phương pháp phòng bệnh thiết thực nhất

BS Cương chia sẻ “Người bệnh cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng xát trùng, nhất là sau khi làm vệ sinh mắt, nhỏ thuốc mắt; dùng riêng đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn, chậu rửa mặt, bát ăn; ngủ riêng trong phòng thoáng; thay ga đệm thường xuyên…

Rửa tay thường xuyên, không rụi tay bẩn lên mắt, đi khám mắt khi có biểu hiện khác lạ…để điều trị đau mắt đỏ theo chỉ định của bác sỹ

Khi ở trong nhà nên đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần, trò chuyện, dùng chung đồ vật với người lành để phòng lây bệnh cho họ. Đồng thời cần điều trị bằng các thuốc tra nhỏ thông thường theo hướng dẫn của thầy thuốc, đau mắt đỏ sẽ giảm nhanh và khỏi trong vòng 2 tuần nếu không có biến chứng”

Khuyến cáo bệnh nhân

Viêm giác mạc khiến người bệnh bị khô mắt, tổn hại bề mặt giác mạc, gây khó chịu cho người bệnh và phải điều trị dài ngày. Người bệnh không tự ý mua thuốc về tra mắt.

Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp chữa đau mắt đỏ bằng xông lá trầu không khiến mi mắt bị phù nề, mắt chói cộm nhiều bởi bỏng giác mạc. Bệnh nhân khô mắt, khó chịu, kích thích, chảy nước mắt, làm cho quá trình điều trị lâu hơn.

Phương pháp vệ sinh khi đau mắt đỏ

“Đau mắt đỏ không có thuốc đặc trị, đại đa số trường hợp chỉ cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý ngày 5-6 lần, giữ vệ sinh mắt tốt là sau 7 – 10 ngày khỏi bệnh mà không phải dùng kháng sinh. Vì thế, mọi người không nên sốt ruột khi điều trị đau mắt đỏ. Nhiều người 2 – 3 ngày rửa muối không khỏi vội vàng đi mua đủ thứ thuốc để tra mắt, có ngày tra 7 – 8 lần đủ thứ thuốc mà bệnh mãi không khỏi”.

Phương pháp rửa mắt: Bệnh nhân nên nằm nghiêng, rửa từng mắt một, nhỏ nước muối sinh lý liên tục để làm mềm dử mắt rồi dùng gạc tiệt trùng lau khô, sau đó tiếp tục nhỏ muối liên tục để rửa trôi, đẩy vi rút ra ngoài.

Ngoài ra, có thể tra thêm kháng sinh phổ rộng phòng bội nhiễm nếu bác sĩ chỉ định.Tuy nhiên“Bệnh nhân cần lưu ý sau khi rửa mắt phải vệ sinh tay, bỏ gạc thấm nước rửa từ mắt vào thùng rác đúng quy định… để tránh lây lan”.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Lắng nghe tư vấn của chuyên gia để phòng dịch đau mắt đỏ đang vào mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lang-nghe-tu-van-cua-chuyen-gia-de-phong-dich-dau-mat-do-dang-vao-mua-7082/feed/ 0
Hà Nội và các tỉnh lân cận: Bùng phát dịch đau mắt đỏ https://benh.vn/ha-noi-va-cac-tinh-lan-can-bung-phat-dich-dau-mat-do-3086/ https://benh.vn/ha-noi-va-cac-tinh-lan-can-bung-phat-dich-dau-mat-do-3086/#respond Wed, 13 Jul 2016 04:26:40 +0000 http://benh2.vn/ha-noi-va-cac-tinh-lan-can-bung-phat-dich-dau-mat-do-3086/ Hai tuần gần đây, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Mắt trung ương (Hà Nội) có khoảng 200 người đến khám bệnh đau mắt đỏ. Nhiều trường hợp cả gia đình đều bị lây bệnh. 

Bài viết Hà Nội và các tỉnh lân cận: Bùng phát dịch đau mắt đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hai tuần gần đây, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Mắt trung ương (Hà Nội) có khoảng 200 người đến khám bệnh đau mắt đỏ. Nhiều trường hợp cả gia đình đều bị lây bệnh. 

Chia sẻ của chuyên gia

Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là bệnh do virus adeno gây nên. Triệu chứng ban đầu thường là ngây ngấy sốt, mệt, đau họng, sưng hạch trước tai. 5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ, chảy nước mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại.

“Mọi năm dịch thường xuất hiện vào tháng 6-7, tuy nhiên năm nay diễn biến có vẻ muộn hơn. Thời điểm này là đỉnh của dịch, hiện số bệnh nhân đau mắt đỏ chiếm gần 20% tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh về mắt. Người bệnh tập trung chủ yếu ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận”, bác sĩ Cương nói.

Bệnh hay xuất hiện vào mùa nước lụt, độ ẩm cao, khí hậu thất thường, đến tháng 11 gió mùa lại hết. Đây là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Có trường hợp tự chữa không đúng cách, bệnh có thể kéo dài hơn. Có người bị 10 ngày đến khám mà mắt vẫn đỏ. Điều trị cũng phải mất từ 1 đến 3 tuần mới khỏi. Vì thế, bệnh nhân cũng như các bậc cha mẹ không nên quá sốt ruột.

Sai lầm của người dân

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc chữa trị chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp bệnh nhanh khỏi, giảm bớt triệu chứng khó chịu, giảm tỷ lệ biến chứng. Bệnh có thể dẫn đến chứng như viêm giác mạc, nếu không chữa kịp thời có thể để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực, bác sĩ Cương cho biết.

Theo bác sĩ, vẫn còn tình trạng một số người tự ý dùng thuốc, trong đó chủ yếu là kháng sinh, thậm chí có người tiêm vào mắt. Lý do, họ quan niệm kháng sinh là thuốc chữa bách bệnh, đau đâu tiêm đấy. Điều này rất nguy hiểm vì không phải kháng sinh nào cũng tiêm được vào mắt, thậm chí còn làm mắt sưng nề hơn.

Bên cạnh đó, nhiều người tự mua thuốc chứa corticoid về nhỏ mà không biết dùng nhiều có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến thời gian điều trị lâu hơn. Bệnh nhân đau mắt đỏ chưa đến mức phải dùng corticoid, nếu lạm dụng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí mù mắt.

Khuyến cao của bác sĩ

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh lây lan dễ dàng do virus có tính kháng cồn, tồn tại trên các bề mặt dụng cụ gia đình và cả dụng cụ y tế tới 35 ngày. Lây nhiễm có thể trực tiếp từ người bệnh sang người lành, cũng có thể từ người mang virus nhưng chưa biểu hiện bệnh sang người lành, qua trò chuyện hoặc cầm nắm vào các đồ vật trung gian. Có trường hợp bệnh nhân đến viện để chích chắp khi về nhà thì bị đau mắt đỏ.

Ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần. Vì thế, để phòng bệnh, người dân cần giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.

Người bệnh sau khi tự tra thuốc, lau mắt cũng cần chú ý đi rửa tay ngay bằng nước sạch và dung dịch sát khuẩn. Bên cạnh đó, người nhà cũng chú ý vệ sinh tay sạch sẽ, chủ động làm sạch mắt bằng nước mắt sinh lý để phòng bệnh lây lan. Chú ý là không dùng chung nhau để tránh lây bệnh qua đầu nhỏ thuốc. Người dân cũng không nên tự pha nước muối loãng để rửa mắt vì nếu nồng độ muối không phù hợp có thể gây bỏng rát.

Sau khi khỏi bệnh

Những người đã khỏi bệnh cũng không nên chủ quan vì tuýp virus gây bệnh có thời gian miễn dịch rất ngắn, trong vòng hai tháng. Vì thế, có người mắc bệnh đến 2 lần trong một đợt dịch. Khi thấy có biểu hiện của bệnh như nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ…, người dân nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và được điều trị, dùng thuốc đúng cách.

 

Bài viết Hà Nội và các tỉnh lân cận: Bùng phát dịch đau mắt đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ha-noi-va-cac-tinh-lan-can-bung-phat-dich-dau-mat-do-3086/feed/ 0
Làm gì để đối phó với dịch đau mắt đỏ đang vào mùa https://benh.vn/lam-gi-de-doi-pho-voi-dich-dau-mat-do-dang-vao-mua-5833/ https://benh.vn/lam-gi-de-doi-pho-voi-dich-dau-mat-do-dang-vao-mua-5833/#respond Thu, 07 Aug 2014 05:34:32 +0000 http://benh2.vn/lam-gi-de-doi-pho-voi-dich-dau-mat-do-dang-vao-mua-5833/ Hàng năm cứ vào mùa mưa là dịch bệnh đau mắt đỏ lại hoành hành. Đến thời điểm hiện tại, theo thống kê của bệnh viện Mắt Trung ương số người đau mắt đỏ vào khám và điều trị tại bệnh viện gia tăng hơn năm 2013. Vậy, dịch đau mắt đỏ năm nay có gì khác biệt? người dân cần làm gì để phòng chống dịch đau mắt đỏ trong mùa dịch 2014? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tham khảo vấn đề này.

Bài viết Làm gì để đối phó với dịch đau mắt đỏ đang vào mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hàng năm cứ vào mùa mưa là dịch bệnh đau mắt đỏ lại hoành hành. Đến thời điểm hiện tại, theo thống kê của bệnh viện Mắt Trung ương số người đau mắt đỏ vào khám và điều trị tại bệnh viện gia tăng hơn năm 2013. Vậy, dịch đau mắt đỏ năm nay có gì khác biệt? người dân cần làm gì để phòng chống dịch đau mắt đỏ trong mùa dịch 2014? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tham khảo vấn đề này.

Dịch đau mắt đỏ năm nay có gì khác biệt

Triệu chứng ban đầu dễ nhầm với bệnh viêm họng

Đa số các trường hợp bị đau mắt đỏ vào khám thường kèm theo các triệu chứng sốt, đau họng, dễ bị nhầm là viêm họng.

Tuy nhiên, có thể nhận biết sớm dấu hiệu bệnh qua các biểu hiện đặc biệt: xưng hạch ở trước tai  kèm theo sốt, đau họng. Sau 5 đến 7 ngày một bên mắt bị đỏ, và từ 3 – 5 ngày sau đỏ sang mắt còn lại. Hai mắt bỉ rỉ nước, ngàu đỏ, gây cảm giác ngứa, nhức, cộm, sợ ánh sáng…

Tỷ lệ trẻ em mắc nhiều hơn người lớn

Điểm khác biệt so với dịch đau mắt đỏ các năm trước là năm nay tỷ lệ trẻ em bị đau mắt đỏ nhiều hơn người lớn. Một số bé có hiện tượng đau họng, rát cổ sau đó chuyển sang đau mắt.

Tuy nhiên, đa phần các bệnh nhân vào khám thường không biết rõ nguyên nhân mắc bệnh hoặc nguồn lây bệnh cho mình, họ cho rằng do bị bụi bay vào mắt, dụi mắt nhiều hay tự dưng thấy đau….

Tỷ lệ trẻ em bị đau mắt đỏ nhiều hơn người lớn.

Vì sao đau mắt đỏ dễ lây lan trong cộng đồng

Đau mắt đỏ lây lan qua tiếp xúc, nơi đông người…

Đau mắt đỏ là bệnh do virus nên rất dễ lây lan qua tiếp xúc, đặc biệt là các môi trường đông người như trường học, công sở, các địa điểm công cộng…

Đau mắt đỏ lây lan qua đường hô hấp, qua không khí, giao tiếp khi nói chuyện

Đau mắt đỏ lây lan chính qua các tia nước bọt bắn ra khi nói chuyện, người bệnh dụi mắt, hắt xì hơi… hắt xì hơi, lây qua các vật dụng khác như chăn, gối người bệnh nằm, khăn lau mặt, khăn tăm, bồn tăm chung, các hồ bơi công cộng…

Đặc biệt, trong thời gian ủ bệnh (từ 7-10 ngày) virus đã có khả năng lây truyền, thậm chí ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần tiếp theo, vì vậy rất khó để phòng tránh.

Đau mắt đỏ lây lan qua tiếp xúc, nơi đông người…

Đau mắt đỏ thường xảy ra vào mùa mưa, độ ẩm cao

Đau mắt đỏ thường xảy vào thời điểm giao mùa nên khí hậu thường ẩm ướt, độ ấm cao nên bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh.

Giao mùa cũng là thời điểm nhiều bệnh khác phát triển như các bệnh về đường hô hấp, xương khớp, tim mạch…nên thường kéo theo các yếu tố khách quan khác.

Đau mắt đỏ chịu ảnh hưởng từ vệ sinh môi trường

Khi môi trường sống bị ô nhiễm (khói, bụi, chất thải sinh hoạt, công nghiệp…) và việc vệ sinh cá nhân không được đảm bảo là điều kiện thuận lợi cho bệnh đau mắt phát triển.

Ý thức của người dân, của cộng đồng còn hạn chế

Khi những người bị đau mắt đỏ không có ý thức kiêng kỵ cho những người xung quanh (đeo kính, khẩu trang…) thì cũng rất dễ gây bệnh cho người khác.

Vì vậy, nếu người dân không có ý thức bảo vệ cộng đồng thì đó cũng là nguyên nhân tạo ra dịch bệnh đau mắt đỏ.

Phương pháp phòng chống dịch đau mắt đỏ

Khi chưa có dịch

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
  • Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
  • Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
  • Không dùng tay dụi mắt.

Vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để phòng bệnh.

Khi đang có dịch

  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
  • Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
  • Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…
  • Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, đi bơi ở bể bơi công cộng…

Lời kết

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh về mắt hay gặp khi thời tiết giao mùa. Bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan và tạo thành dịch bệnh trong cộng đồng.

Vì vậy, để bảo vệ mắt trong mùa dịch, mỗi người cần có ý thức phòng bệnh như: đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày…

Đặc biệt khi bị đau mắt, người bệnh cần đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với mọi người ngay cả sau khi bệnh đã khỏi được 7 ngày. Bên cạnh đó, không nên tự ý mua thuốc về nhỏ mắt dẫn đến biến chứng viêm giác mạc, giảm thể lực mắt…

Bài viết Làm gì để đối phó với dịch đau mắt đỏ đang vào mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-gi-de-doi-pho-voi-dich-dau-mat-do-dang-vao-mua-5833/feed/ 0