Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 15 Jan 2024 07:51:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Xử trí đau ngực cấp https://benh.vn/xu-tri-dau-nguc-cap-4099/ https://benh.vn/xu-tri-dau-nguc-cap-4099/#respond Tue, 02 Jan 2024 13:49:40 +0000 http://benh2.vn/xu-tri-dau-nguc-cap-4099/ Đau ngực thường làm bệnh nhân có cảm giác hoảng sợ và bắt buộc phải đi khám bệnh. Chẩn đoán đau ngực thường gặp khó khăn do đau ngực tiểm ẩn các bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Bài viết Xử trí đau ngực cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau ngực là một triệu chứng thường gặp trong cấp cứu. Trong đời hầu như ai cũng bị ít nhất hơn 1 lần đau ngực.

Đau ngực thường làm bệnh nhân có cảm giác hoảng sợ và bắt buộc phải đi khám bệnh. Chẩn đoán đau ngực thường gặp khó khăn do đau ngực tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

đau ngực cấp

Nguyên nhân

Nguyên nhân của đau ngực rất đa dạng

Có thể bao gồm các nguyên nhân đe dọa tính mạng như:

  • Nồi máu cơ tim và các cơn đau thắt ngực.
  • Phình tắc động mạch chủ.
  • Nhồi máu phổi (tắc nghẽn động mạch phổi)
  • Tràn khí màng phổi.

Tuy nhiên nhiều khi đau ngực lại bao gồm các nguyên nhân ít nguy hiểm đến tính mạng hơn như:

  • Viêm phổi
  • Viêm ngoài màng tim
  • Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản
  • Viêm các cơ sụn sườn, đau mỏi các cơ ngực
  • Viêm thần kinh liên sườn, Zona hoặc Herpes vùng ngực…

Nhận biết dấu hiệu bệnh

1. Các nguyên nhân đau ngực cấp đe dọa tính mạng

Nhồi máu cơ tim và cơn đau thắt ngực

Nhồi máu cơ tim xuất hiện khi động mạch cung cấp máu cho tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn. Bệnh nhân có thể có tiền sử đau ngực trước đó hoặc đã được chẩn đoán cơn đau thắt ngực trước đó.

– Đặc điểm đau ngực thường đau vùng trước tim bên trái, đau cảm giác nặng ngực hoặc bóp nghẹn, cơn đau điển hình có thể lan lên cổ, vai hoặc mặt trong cánh tay. Cơn đau thường kéo dài trên 20 phút. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi gắng sức như đi lại, leo cầu thang, xúc động mạnh… nếu bệnh nhân đã có chẩn đoán từ trước bệnh nhân có thể đỡ đau sau khi ngậm một viên nitroglycerin, nếu ngậm nitroglycerin không đỡ bệnh nhân có thể đã bị nhồi máu cơ tim thực sự.

Bóc tách động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch chính xuất phát từ tim đưa máu đi khắp cơ thể, bóc tách động mạch chủ là khi lớp áo của động mạch chủ bị rách và lóc tách theo các động mạch dẫn đến thiếu máu các cơ quan hoặc vỡ khối phình động mạch chủ gây sốc mất máu.

– Đặc điểm của bóc tách động mạch chủ bệnh nhân thường đau ngực rất dữ đội, đau lan ra sau lưng, có thể có biểu hiện thiếu máu và nếu đo huyết áp có thể thấy chỉ số huyết áp của hai tay khác nhau.

Tắc mạch phổi

Là tắc nghẽn một trong những mạch máu chính cung cấp máu cho phổi. Đây là nguyên nhân gây đau ngực có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

– Các triệu chứng thường đa dạng có thể có đau ngực, khó thở nhiều, tụt huyết áp, ho ra máu. Cần nghĩ đến tắc mạch phổi khi các triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột đạc biệt ở những bệnh nhân nằm lâu tại chỗ, bệnh nhân cơ bệnh ung thư hoặc bệnh nhân có sưng đau một chân kèm theo.

Tràn khí mạng phổi nguyên phát

Thường được gọi là xẹp phổi, đây là tình trạng khí xuất hiện ở trong khoảng trống giữa thành ngực và nhu mô phổi. Bình thường, áp suất âm trong lồng ngực cho phép phổi nở ra. Khi bị tràn khí màng phổi nguyên phát, không khí đi vào trong lồng ngực dẫn đến mất cân bằng áp suất làm phổi không thể nở ra được và do đó sẽ làm mất đi sự cung cấp oxy bình thường trong cơ thể.

– Các triệu chứng có thể thấy bệnh nhân đột ngột đau nhói ở ngực như dao đâm, khó thở và có thể thấy lộng ngực căng hơn hoặc có tràn khí dưới da.

Ép tim cấp

Đây là tình trạng có dịch màng ngoài tim (màng ngoài tim là một túi tạo quanh tim) làm ép vào tim làm tim không co bóp được. Bệnh nhân thường có cảm giác đau liên tục, cảm giác như bóp nghẹt ngực, có thể có trụy mạch, tím tái…

2. Các nguyên nhân đau ngực ít đe dọa hơn đến tính mạng

Viêm phổi

Là nhiễm trùng nhu mô phổi. Đau ngực xuất hiện do lớp biểu mô của phổi bị viêm. Các triệu chứng kinh điển bệnh nhân thường đau ngực kèm theo sốt, ho nhiều, ho khạc đờm kèm theo mủ hoặc đờm màu gỉ sắt.

Những bệnh của thực quản

Đau ngực do những bệnh của thực quản rất thường gặp và có thể gây hoang mang lo sợ vì nó giống như những cơn đau ngực của nhồi máu cơ tim.

– Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm thực quản xuất hiện khi acid trong dạ dày đi ngược lên thực quản đôi khi cũng gây ra những cơn đau ngực. Người bệnh thường đau ngực kèm giảm giác nóng rát sau xương ức, ợ hơi, ợ chua.

– Co thắt thực quản: được định nghĩa là một tình trạng co thắt quá mức một cách bất thường củ cơ trơn thực quản. Bệnh nhân thường đau ngực kèm theo cảm giác nuốt nghẹn, nuốt vướng như cảm giác hóc xương.

Viêm sụn sườn

Đây là hiện tượng viêm của các sụn nằm giữa các xương sườn. Cơn đau thường ở vị trí giữa ngực, âm ỉ và nhói lên khi hít thở sâu, di chuyển và ấn sau vào lồng ngực.

Herpes zoster

Đây là thể tái phát của bệnh thủy đậu, những mụn nước thường xuất hiện ở một bên cơ thể. Đau rất dữ dội, thường giới hạn ở những vùng có mụn nước. Cơn đau có thể xuất hiện trước mụn nước vài ngày.

Viêm thần kinh liên sườn

Người bệnh thường có cảm giác đau lan từ trước ngực ra sau lưng theo một cung xương sườn, đau tăng khi hít sâu hoặc vận động tại bên viêm nhưng đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

Điều trị

Khi bị đau ngực tốt nhất nên đến cơ sở y tế để khám và loại trừ các nguyên nhân đau ngực nguy hiểm.

Các xét nghiệm thầy thuốc có thể chỉ định gồm: chụp tim phổi, ghi điện tim đồ, xét nghiệm các men tim loại trừ nhổi máu cơ tim, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực khi nghi ngờ bệnh lý nhu mô phổi, siêu âm tim…

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà thầy thuốc sẽ có các xử trí phù hợp.

1. Nhồi máu cơ tim

Thầy thuốc sẽ dùng các thuốc chống đông để tái tưới máu vùng mạch máu bị tắc nghẽn như aspirin, clopidogrel, heparin…

Nong mạch vành là phương pháp làm thông động mạch hiệu quả nếu bệnh nhân đến sớm tốt nhất trước 6 giờ.

Cần phải phẫu thuật nối chủ vành nếu điều trị bằng thuốc thất bại, bao gồm nong mạch vành.

2. Đau thắt ngực

Nitroglycerin được sử dụng rộng rãi nhất có tác dụng làm giãn mạch vành, thường được ngậm dưới lưỡi.

3. Bóc tách động mạch chủ

Điều trị chủ yếu là giảm đau, kiểm soát huyết áp bằng thuốc, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật thay động mạch chủ nếu phình tách gần tim hoặc đặt giá đỡ động mạch chủ.

4. Thuyên tắc mạch phổi

Điều trị bao gồm tăng cung cấp oxy, cho thuốc kháng đông như heparin, thuốc làm tan máu động được sử dụng trong một số trường hợp.

5. Tràn khí màng phổi

Nếu triệu chứng khó thở hoặc vùng tràn khí lớn, bệnh nhân sẽ được đặt dẫn lưu chất khí hoặc đặt một ống luồng vào lồng ngực để hút khí.

6. Ép tim cấp

Người bệnh cần được chọc hút dịch và dẫn lưu dịch màng tim cấp cứu.

7. Viêm phổi

Viêm phổi được điều trị với kháng sinh và thốc giảm đau khi bệnh nhân bị nhạy cảm ở thành ngực.

8. Viêm sụn sườn

Thường được điều trị với kháng viêm không steroid như inbuprofen.

9. Những bệnh của thực quản như trào ngược dạ dày thực quản

Người bệnh thường được dùng các thuốc giảm bài tiết dịch vị dạ dày và các thuốc bao bộc niêm mạc dạ dày thực quản.

Bài viết Xử trí đau ngực cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xu-tri-dau-nguc-cap-4099/feed/ 0
Các triệu chứng cơ năng cơ quan hô hấp https://benh.vn/dau-nguc-2467/ https://benh.vn/dau-nguc-2467/#respond Thu, 11 Aug 2016 04:14:37 +0000 http://benh2.vn/dau-nguc-2467/ Cùng tìm hiểu về các triệu chứng cơ năng của cơ quan hô hấp. Bài viết dưới đây là chi tiết về triệu chứng đau ngực.

Bài viết Các triệu chứng cơ năng cơ quan hô hấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cùng tìm hiểu về các triệu chứng cơ năng của cơ quan hô hấp. Bài viết dưới đây là chi tiết về triệu chứng đau ngực.

1.Đau ngực

1.1. Cơ chế

Phổi không có các nhánh thần kinh cảm giác đau. Đau ngực thường do tổn thương thành ngực (cơ, xương khớp), màng phổi, màng tim, thực quản và cây khí phế quản. Khi có tổn thương nhu mô phổi mà xuất hiện đau ngực là do màng phổi phản ứng với các tổn thương này.

1.2. Đặc điểm

Những điểm quan trọng cần nắm khi hỏi bệnh nhân:

1.2.1. Cách khởi phát:

– Đau đột ngột dữ dội: đau dữ dội không có tính chất báo trước và mức độ đau ngay lập tức ở mức tối đa.

– Đau tăng dần dai dẳng.

1.2.2. Vị trí đau

Vị trí đau có thể gợi ý cơ quan bị tổn thương và bản chất của tổn thương.

– Đau ở phía trước sau xương ức: viêm khí phế quản hoặc hôi chứng trung thất.

– Đau ở mặt trước bên: viêm phổi hoặc màng phổi. Đau ở dưới vú thường gặp trong viêm phổi cấp.

– Đau vùng hạ sườn  hay gặp trong bệnh lý màng phổi.

1.2.3. Sự thay đổi của đau ngực với các cử động hô hấp

Mức độ đau thay đổi khi ho, khi thay đổi tư thế thường ít có giá trị chẩn đoán. Đau thường tăng lên khi ho hoặc hít vào sâu.

1.3. Đặc điểm của đau ngực theo các cơ quan bị tổn thương.

1.3.1.Đau ngực do bệnh lý phổi – màng phổi:

– Đau thường khởi phát đột ngột, kèm theo có các triệu chứng lâm sàng và Xquang.

– Đau do viêm phổi cấp: đau dưới vú, đau tăng khi ho, thường có các triệu chứng khác kèm theo như:

Rét run, sốt, khám phổi có hội chứng đông đặc. Loại đau ngực này cũng gặp trong nhồi máu phổi.

– Đau do viêm khí phế quản: bệnh nhân có cảm giác đau nóng rát sau xương ức, đau tăng khi ho, có thể có hoặc không khạc đờm gặp trong viêm khí phế quản cấp do influenza, hoặc do hít phải khói kích thích.

– Đau do bệnh lý màng phổi: đau ở mặt bên và đáy của lồng ngực, cường độ đau thay đổi, tăng lên khi ho và hít sâu. Đau lan lên bả vai và thường kết hợp với ho khan, thuốc giảm đau ít tác dụng và thường xuất hiện khi thay đổi tư thế. Trong tràn dịch màng phổi đau thường kết hợp với khó thở, lồng ngực bên bị bệnh giảm cử động và có hội chứng 3 giảm.

– Đau ngực do tràn khí màng phổi: đau đột ngột, dữ dội “ đau như dao đâm “ đau ở mặt bên, bả vai, dưới vú đôi khi giống như cơn đau thắt ngực. Đau thường kèm theo khó thở, ho khi thay đổi tư thế và có tam chứng Gaillard. Cảm giác đau như dao đâm còn gặp khi ổ áp xe phổi, áp xe dưới cơ hoành vỡ vào trong màng phổi.

– Trong viêm màng phổi ở vùng thấp bao gồm cả phần ngoại vi của màng phổi hoành được chi phối bởi 6 dây thần kinh liên sườn dưới, đây là những dây thần kinh chi phối cho cả thành bụng vì vậy khi viêm màng phổi ở phần này có thể kèm theo đau ở phần trên bụng. Phần trung tâm của cơ hoành được chi phối bởi dây thần kinh hoành (CIII và CIV) khi viêm ở phần này bệnh nhân có thể có cảm giác đau ở vùng cổ hoặc mỏm vai.

– Đau ngực do lao phổi thường là đau âm ỉ, dai dẳng.

– Đau ngực trong ung thư phổi. Đau không rõ ràng, vị trí có thể thay đổi, song cố định theo thời gian trong ngày, thuốc giảm đau ít có tác dụng, thường kèm theo ho, có thể ho ra máu…Ở u đỉnh phổi đau lan từ ngực ra chi trên.

1.3.2. Đau trong bệnh lý trung thất do viêm hoặc không do viêm:

– Đau sau xương ức có thể kèm theo sốt.

– Đau mạn tính trong khối u trung thất:

+ Đau trong hội chứng chèn ép trung thất trước: đau sau xương ức, đau giả cơn đau thắt ngực kèm theo phù áo khoác, tím và tuần hoàn bàng hệ, tăng áp lực tĩnh mạch chi trên khi ho và gắng sức.

+ Đau trong hội chứng chèn ép trung thất giữa: đau kiểu “dây đeo quần” không thường xuyên và thường kèm theo khó thở rít, khò khè, ho khan, giọng đôi do liệt dây quặt ngược trái, nấc do chèn ép hoặc liệt thần kinh hoành.

+ Đau trong hội chứng chèn ép trung thất sau: đau do chèn ép thần kinh liên sườn. Hoặc đau lan ra cánh tay do chèn ép vào các rễ thần kinh của đám rối cánh tay CVIII-DI.

1.3.3. Đau do bệnh lý thành ngực:

Ngoài bệnh lý của màng phổi đau ở thành ngực có thể do:

– Tổn thương xương: đau do gẫy xương sườn thường dai dẳng, tăng khi cử động hô hấp, khi thay đổi vị trí và ho.

– Tổn thương sụn sườn (hội chứng Tietze).

– Tổn thương cơ, đau cơ, viêm cơ.

– Tổn thương thần kinh liên sườn: đau lan dọc theo xương sườn ở 1/2 lồng ngực.

– Đau ngực ở những người chơi thể thao (tennis).

1.3.4. Đau do các nguyên nhân khác:

– Đau ngực do bệnh lý tim mạch.

+ Đau do bệnh mạch vành: đau sau xương ức, lan lên cổ và chi trên.

+ Đau do tràn  ịch màng ngoài tim: đau vùng trước tim, tăng khi gắng sức, khi hít sâu.

– Đau do bệnh lý thực quản: đau sau xương ức, xuất hiện khi nuốt và nằm ngửa có thể kết hợp với khó nuốt.

1.3.5.Các đau ngực không do bệnh lý của thành ngực:

Là đau từ nơi khác lan lên ngực.

– Đau xuất phát từ bụng: các bệnh lý gan, mật, dạ dầy, tụy.

– Đau từ sau phúc mạc : bệnh lý thận.

Bài viết Các triệu chứng cơ năng cơ quan hô hấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-nguc-2467/feed/ 0