Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 07 Aug 2023 07:39:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Đau đầu – Một số nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị https://benh.vn/dau-dau-mot-so-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri-2391/ https://benh.vn/dau-dau-mot-so-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri-2391/#respond Tue, 01 Aug 2023 04:13:08 +0000 http://benh2.vn/dau-dau-mot-so-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri-2391/ Đau đầu là triệu chứng thường gặp trong rất nhiều bệnh lý khác nhau. Cơn đau đầu đôi khi phản ánh tình trạng stress thông thường, tuy nhiên, đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như trường hợp U não. Sau đây là một số nguyên nhân gây đau đầu và cách điều trị.

Bài viết Đau đầu – Một số nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau đầu là một tình trạng rất phổ biến và có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau đầu thường gặp có thể là đau đầu vô căn với các cách điều trị chủ yếu thư giãn. 

Đau đầu có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra

  • Đau đầu là một triệu chứng rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vùng miền…
  • Nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn là nguyên nhân không nguy hiểm, các nguyên nhân gây tử vong chỉ chiếm tỷ lệ thấp.
  • Đau đầu có thể là hậu quả của một bệnh toàn thân hoặc tổn th­ơng thực thể ở não và vùng sọ mặt
  • Chẩn đoán nguyên nhân nhức đầu đòi hỏi phải có kiến thức rộng của nhiều chuyên khoa kết hợp, nhiều loại xét nghiệm.
  • Các dây TK dẫn truyền cảm giác đau đầu: dây TK sọ V, IX, X, các rễ tuỷ cổ C1-2-3.

Các cấu trúc của đầu nhận cảm giác đau

– Da, cơ vùng đầu mặt cổ

– Các xoang hàm mặt, hốc mũi, cấu trúc mắt, tai

– Các mạch máu: xoang tĩnh mạch và các nhánh lớn, các động mạch nền sọ, động mạch màng não giữa, động mạch đốt sống

– Màng cứng vùng nền sọ

Chi phối cảm giác

  • Dây V: toàn bộ vùng mặt, ổ mắt, răng, các xoang, cảm giác trong sọ vùng trên lều.
  • Dây IX, X: tai, họng, 1 phần hố sau
  • Các rễ tuỷ cổ C1 C2 C3: Toàn bộ vùng da đầu, cơ cổ gáy, tai giữa, xương chũm và cảm giác trong sọ vùng hố sau

Các cấu trúc không nhận cảm giác đau

  • Phần lớn màng cứng, màng nhện, màng nuôi.
  • Các não thất
  • Đám rối mạch mạc
  • Xương sọ
  • Nhu mô não

6 cơ chế gây đau đầu

  • Co kéo các tĩnh mạch từ vỏ não>các xoang tĩnh mạch
  • Co kéo động mạch màng não giữa
  • Co kéo các động mạch nền sọ
  • Giãn và căng các động mạch nội sọ
  • Viêm nhiễm tại chỗ và xung quanh các cấu trúc có cảm giác
  • Chèn ép trực tiếp dây TK sọ (V, IX, X ) và các rễ tuỷ cổ C1-2-3.

Các vấn đề bệnh nhân đau đầu cần chuẩn bị trả lời bác sỹ

  • Cơn đau đầu xuất hiện từ bao giờ?Hoàn cảnh xuất hiện?
  • Cách khởi phát và tiến triển của nhức đầu?
  • Đau ở vị trí nào? Kiểu đau, lan?
  • Lần đầu tiên hay tái diễn nhiều lần?
  • Thời gian?
  • Các rối loạn đi kèm? Mất ngủ, tâm thần không ổn định, RL kinh nguyệt (nữ), nôn, sốt…?
  • Tiền sử đau xoang, chảy mũi, chảy tai, chấn thương đầu?
  • Bác sỹ có thể thực hiện một số biện pháp thăm khám cơ bản như: Đo huyết áp, cứng gáy, thân nhiệt, thị lực, khám thần kinh toàn diện có hệ thống để tìm triệu chứng khu trú. Khám chuyên khoa khác nếu cần (nội, TMH,RHM, Mắt…)

Các xét nghiệm, kiểm tra đau đầu

Đo huyết áp là cần thiết khi thăm khám bệnh nhân đau đầu

Các xét nghiệm và mức độ xét nghiệm cần phù hợp với h­ướng chẩn đoán nguyên nhân

  • Xét nghiệm cơ bản
  • Chọc dò tuỷ sống
  • X quang sọ thẳng, nghiêng
  • Điện não đồ
  • Siêu âm doppler mạch máu trong sọ(TCD)
  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não
  • Chụp cộng h­ưởng từ
  • Chụp mạch não

Nguyên nhân đau đầu

Nguyên nhân đau đầu rất đa dạng, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu không phải đơn giản.

Năm 1988 hiệp hội nhức đầu quốc tế(I.H.S) họp phiên đầu tiên tại tây đức đã quyết định phải xây dựng các tiêu chuẩn rõ ràng cho mọi loại nhức đầu.Hội nghị đã phân loại 13 nhóm nguyên nhân gây đau đầu

Phân loại nhức đầu theo I.H.S 1988

  • Bệnh Migrain (nhức nửa đầu)
  • Nhức đầu do căng thẳng
  • Đau mạch máu mặt và đau nửa đầu từng cơn mạn tính
  • Nhức đầu các loại không phối hợp với rối loạn cấu trúc(nhức đầu tự phát như­ dao đâm, do lạnh, nhức đầu lành tính liên quan tới ho, gắng sức)
  • Nhức đầu phối hợp với một chấn th­ương sọ não
  • Nhức đầu liên quan tới những rối loạn mạch máu
  • Nhức đầu liên quan tới các bất th­ường nội sọ không do nguyên nhân mạch máu
  • Nhức đầu liên quan đến dùng hoặc ngừng các thuốc
  • Nhức đầu phối hợp một nhiễm khuẩn nội sọ
  • Nhức đầu liên quan một bất th­ường chuyển hoá
  • Nhức đầu phối hợp bệnh vùng cổ, sọ, mắt, tai mũi họng hoặc răng
  • Đau dây thần kinh, đau rễ thần kinh
  • Nhức đầu không phân loại đ­ược

Các đau đầu cấp cứu

  • Xuất huyết não, xuất huyết màng não (xuất huyết dưới nhện)
  • Hội chứng tăng áp lực nội sọ (u, ápxe não..)
  • Viêm màng não
  • Bệnh Horton ( viêm động mạch thái dương)
  • Glaucom góc đóng
  • Viêm tắc xoang tĩnh mạch não
  • Bệnh não do tăng huyết áp
  • Hội chứng não cấp tính xảy ra đột ngột kèm có tăng huyết áp nặng. Đây là một cấp cứu nội khoa đòi hỏi cần xử trí đúng và kịp thời.

Bệnh Horton gây đau đầu (viêm động mạch thái dương)

Bệnh horton là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến ở người cao tuổi

  • Trên 50 tuổi, nữ>nam 3/1
  • Đau lần đầu, nhưng trầm trọng, về đêm.
  • Vị trí đau: TD 1- 2 bên. Động mạch thái dương nổi cứng, không đập, hoại tử da vùng đầu, đầu lưỡi.
  • Giảm thị lực cùng bên>nguy cơ mù do huyết khối động mạch trung tâm võng mạc
  • Máu lắng tăng cao, sinh thiết động mạch thái dương: tổ chức viêm
  • Điều trị: Corticoid 0,5-1mg/kg/j, 3 tuần > giảm dần> duy trì 10-20mg/j trong1-2 năm

Đau dây V (vô căn)

  • Lớn tuổi, không có nguyên nhân.
  • Thường 1 bên, nhánh V2 và V3.
  • Tính chất: tự phát hay sau k/t (sờ, nhai..) > bùng nổ, nhói như dao đâm> hết sau vài phút – giờ.
  • Không có bất kỳ TC khác (phải loại trừ)

Điều trị:

  • Carbamazepin 400-1200mg/j, có thể k/h Phenytoin 200-400mg/j
  • Amytriptilin, Gabapentin, Baclofen.

Đau đầu Migrain

Cơ chế phức tạp: máu, TK, thể dịch.

Tiêu chuẩn chẩn đoán: (HHNĐQT1988)

  • Cơn kéo dài 4-72h, ít nhất đã có 5 cơn.
  • Có ít nhất 2 đặc tính trong số sau:
    • Đau ½ đầu (có thể lần lượt đổi bên)
    • Tính chất mạch đập
    • Vừa hay dữ dội
    • Tăng lên khi gắng sức.

phan-biet-cac-dang-dau-dau

Phân biệt đau nửa đầu với một số dạng đau đầu phổ biến khác

Triệu chứng kèm: nôn/buồn nôn, sợ ánh sáng, tiếng động.

Điều trị cắt cơn: Điều trị sớm ngay từ khi xuất hiện tc đầu tiên, 4 loại thuốc có tác dụng là thuốc giảm đau thông th­ờng, Non-steroid,dẫn chất cựa lúa mạch Dihydroergotamin (dưới lưỡi), chất đồng vận tiết Serotonin 5HT1 (Sumatriptan..) chỉ định khi các thuốc trên thất bại, dùng cách xa các dẫn chất cựa lúa mạch(đã ngừng trên 24 h)

Điều trị nền (dự phòng): khi >=3 cơn/tháng, kéo dài 2-3 tháng.

  • Nhóm thuốc Ergotamin: Tamik 3mg, 2-3v/j (Thận trọng: bệnh tim mạch)
  • Nhóm thuốc chẹn Beta: Propranolol 40-120 mg/ ngày
  • Nhóm thuốc chẹn Canxi: Sibelium 5mg 1-2v/ngày, uống trước khi đi ngủ
  • Chống trầm cảm: Amitryptilin 1-2v/ngày

Đau đầu do căng thẳng

  • Liên quan tâm lý và tư thế của đầu
  • Sự co thắt các cơ vùng đầu – cổ
  • Cảm giác “bó chặt’’, không theo mạch đập
  • Cơn vài phút – vài ngày, dai dẳng tái diễn
  • Không có các đặc tính của Migren

Điều trị : tâm lý, điều chỉnh lối sống, thuốc giảm đau, giãn cơ, an thần.

Đau đầu cụm (cluster) – đau từng cơn

  • Nam hay gặp hơn nữ, trẻ
  • Kéo dài 15-180 phút, 1-8 cơn/j, mỗi năm có khoảng 1 đợt đau.
  • Thường cố định thời gian (ban đêm)

Xem thêm: Các loại đau đầu thường gặp

Bài viết Đau đầu – Một số nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-dau-mot-so-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri-2391/feed/ 0
10 biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu https://benh.vn/10-bien-phap-khac-phuc-chung-dau-nua-dau-63972/ https://benh.vn/10-bien-phap-khac-phuc-chung-dau-nua-dau-63972/#respond Tue, 09 Jul 2019 07:38:43 +0000 https://benh.vn/?p=63972 Đau nửa đầu là một chứng bệnh mà gần như ai cũng sẽ gặp phải trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Dưới đây là những cách dễ dàng và không tốn kém giúp bạn có thể làm dịu đi cơn đau nửa đầu.

Bài viết 10 biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau nửa đầu là một chứng bệnh mà gần như ai cũng sẽ gặp phải trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Dưới đây là những cách dễ dàng và không tốn kém giúp bạn có thể làm dịu đi cơn đau nửa đầu.

1 Làm mát vị trí đau

Đặt một túi nước đá lên trán, da đầu hoặc cổ của bạn để giảm đau. Các chuyên gia không chắc chắn chính xác lý do tại sao nó hoạt động, nhưng giảm lưu lượng máu có thể là một phần của lý do. Bạn cũng có thể thử một gói gel đông lạnh hoặc một miếng vải giặt được rửa trong nước lạnh.

Một chú ý là bạn không nên làm lạnh quá và quá đột ngột. Hãy chườm vật lạnh từ từ để cơ thể từ từ tiếp nhận sự thay đổi.

2. Caffeine

Đó là một thành phần trong cà phê và một số thực phẩm và đồ uống khác, và nó có thể giúp bạn giảm nhẹ cơn đau. Nó cũng có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ một số loại thuốc đau nửa đầu nhanh hơn. Nhưng không nên lạm dụng đồ uống này. Bạn có thể bị phụ thuộc vào caffeine, điều này có thể dẫn đến các triệu chứng cai nghiện như mệt mỏi và đau đầu nhiều hơn.

3.Một căn phòng tối, yên tĩnh

Ánh sáng mạnh và tiếng ồn lớn có thể làm cho cơn đau đầu của bạn tồi tệ hơn. Vì vậy, tìm một vị trí yên tĩnh và ánh sáng yếu, nhẹ nhàng khi bạn bị đau nửa đầu. Nó có thể giúp tăng tốc độ phục hồi của bạn.

4. Tập thể dục

Đừng thử nó khi bạn đang có cơn đau nửa đầu, bởi vì nó có thể khiến bạn đau hơn. Nhưng khi bạn cảm thấy khỏe, tập luyện thường xuyên có thể ngăn ngừa đau đầu. Nó làm cho cơ thể bạn giải phóng endorphin, hóa chất chống đau. Nó cũng làm giảm căng thẳng và giúp bạn ngủ ngon hơn

5. Magiê

Bạn tìm thấy khoáng chất này trong rau xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Nó sẽ không giúp ích gì khi bạn đang bị đau nửa đầu, nhưng một số nghiên cứu cho thấy nó có thể ngăn ngừa được. Bạn cũng có thể dùng nó dưới dạng thuốc viên, nhưng luôn luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi bạn bổ sung.

6. Ngủ ngon

Hãy ngủ đúng giờ và đều đặn để giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Ngủ quá ít – hoặc quá nhiều – có thể gây ra đau đầu và giảm ngưỡng chịu đau của bạn. Đặt mục tiêu ngủ trong 7 đến 8 giờ mỗi đêm, và cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một lúc mỗi ngày

7. Yoga

Tập thể dục khiến tim bạn đập mạnh có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, nhưng nó cũng có thể là tác nhân gây đau đầu cho một số người. Hoạt động này, với các chuyển động chậm hơn, là một sự thay thế an toàn. Nghiên cứu cho thấy rằng các buổi tập yoga thường xuyên sẽ cắt giảm số lần đau đầu của bạn và làm cho chúng bớt dữ dội hơn khi chúng xảy ra

8. Vitamin B2

Nó cũng được gọi là riboflavin, và bạn có thể tìm thấy nó trong sữa, phô mai, cá và thịt gà. Bạn cũng có thể dùng nó như một viên thuốc. Các nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp bạn ngăn ngừa chứng đau nửa đầu

9. Quản lý những vấn đề kích hoạt cơn đau

Chứng đau nửa đầu của bạn đôi khi được xảy ra bởi thực phẩm bạn ăn hoặc các điều kiện xung quanh bạn. Tìm hiểu những gì gây ra cơn đau của bạn và tránh nó. Một số điểm rắc rối phổ biến trong thực đơn là rượu vang đỏ, phô mai lâu năm và thịt ướp muối. Đèn sáng, ở độ cao lớn và mùi mạnh cũng có thể là vấn đề

10. Cây bơ gai – Butterbur

Người ta đã sử dụng cây này trong nhiều năm để điều trị đau. Nó có tác dụng ngăn ngừa chứng đau nửa đầu? Khi các nhà nghiên cứu xem xét tất cả các bằng chứng, họ thấy rằng việc lấy chiết xuất làm giảm số lượng và cường độ đau đầu cho một số người

Benh.vn ( TH webmd.com )

Bài viết 10 biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/10-bien-phap-khac-phuc-chung-dau-nua-dau-63972/feed/ 0
Bị đau nửa đầu nên ăn uống thế nào? https://benh.vn/bi-dau-nua-dau-nen-an-uong-the-nao-56175/ https://benh.vn/bi-dau-nua-dau-nen-an-uong-the-nao-56175/#respond Thu, 28 Feb 2019 05:43:11 +0000 https://benh.vn/?p=56175 Đau nửa đầu là nỗi sợ hãi đối với nhiều người. Nguyên nhân gồm có sự thay đổi hoóc môn, căng thẳng thần kinh, di truyền và thói quen ăn uống. Bên cạnh các loại thuốc, một số thực phẩm có tác dụng hạn chế đau nửa đầu mà người bệnh nên sử dụng.

Bài viết Bị đau nửa đầu nên ăn uống thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau nửa đầu là nỗi sợ hãi đối với nhiều người. Nguyên nhân gồm có sự thay đổi hoóc môn, căng thẳng thần kinh, di truyền và thói quen ăn uống. Bên cạnh các loại thuốc, một số thực phẩm có tác dụng hạn chế đau nửa đầu mà người bệnh nên sử dụng.

Hạnh nhân và hạt kê

Hạnh nhân giàu chất béo tốt, magie nên rất tốt cho bệnh đau nửa đầu. Hơn nữa, chúng còn chứa hàm lượng cao tryptophan – một axit amin giúp giải phóng serotonin – chất có liên quan đến tâm trạng, giấc ngủ, cảm giác ngon miệng… Ăn hạnh nhân giúp thư giãn mạch máu và cơ hạn chế cơn đau.

Hạt kê cũng chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu và được biết đến với khả năng chống oxy hóa cực mạnh. Ngoài ra, loại hạt này cũng chứa một lượng lớn magie. Thường xuyên ăn hạt kê sẽ làm giảm cơn đau nửa đầu, đồng thời điều chỉnh huyết áp.

Ăn sữa chua, uống nhiều nước

Khi cơ thể thiếu canxi sẽ gây nhức đầu. Thêm sữa chua vào chế độ ăn thông thường giúp cung cấp cho cơ thể nhu cầu canxi cần thiết và do đó ngăn ngừa triệu chứng đau của căn bệnh này. Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây nhức đầu và đau nửa đầu. Do đó, uống nhiều nước rất quan trọng.

Chuối

Quả chuối chứa rất nhiều kali và magie. Một người đang mắc chứng đau nửa đầu nên ăn chuối thường xuyên sẽ giúp thư giãn mạch máu và giảm triệu chứng đau đầu rất hiệu quả.

Các loại cá béo

cá hồi tốt cho bệnh thiếu máu

Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ giàu axit béo omega-3 cũng là loại thực phẩm hỗ trợ điều trị đau nửa đầu. Thường xuyên bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn sẽ giúp người bệnh giảm đau và viêm.

Cải bó xôi, cà rốt và gừng

Cải bó xôi chứa nhiều magie và vitamin B2 rất tốt cho bệnh đau nửa đầu. Có thể tiêu thụ rau này ở dạng nấu chín, ăn sống hoặc thêm vào salad.

Cà rốt có nhiều magie và beta-carotene. Đây là một trong những loại thực phẩm tốt nhất hạn chế các triệu chứng đau nửa đầu. Người bệnh nên ăn cà rốt sống hoặc nước ép cà rốt thường xuyên.

Bên cạnh đó, củ gừng được biết đến với tính kháng viêm cao, hạn chế biểu hiện buồn nôn và chứng đau nửa đầu. Uống một tách trà gừng sẽ giúp giảm các triệu chứng hiệu quả.

Benh.vn

Bài viết Bị đau nửa đầu nên ăn uống thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-dau-nua-dau-nen-an-uong-the-nao-56175/feed/ 0
Thuốc Sibelium dùng như thế nào là đúng? https://benh.vn/thuoc-sibelium-dung-nhu-the-nao-la-dung-49953/ https://benh.vn/thuoc-sibelium-dung-nhu-the-nao-la-dung-49953/#respond Thu, 27 Sep 2018 04:23:00 +0000 https://benh.vn/?p=49953 Thuốc Sibelium là thuốc chữa chóng mặt, rối loạn tiền đình, điều trị đau nửa đầu, điều trị các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não và suy giảm oxy tế bào não.

Bài viết Thuốc Sibelium dùng như thế nào là đúng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: Thuốc Sibelium được dùng như thế nào?

Trả lời:

Thuốc Sibelium được dùng trong điều trị các bệnh:

  • Dự phòng đau nửa đầu.
  • Điều trị triệu chứng chóng mặt tiền đình
  • Điều trị các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não và suy giảm oxy tế bào não bao gồm: chóng mặt, nhức đầu nguyên nhân mạch máu, rối loạn kích thích, mất trí nhớ, kém tập trung và rối loạn giấc ngủ.

Liều dùng của thuốc Sibelium:

Dự phòng đau nửa đầu:

Liều khởi đầu: Uống vào buổi tối.

  • Bệnh nhân dưới 65 tuổi: 10 mg (2 viên)/ngày.
  • Bệnh nhân > 65 tuổi: 5 mg/ngày.

Nếu trong giai đoạn điều trị này, xảy ra các triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp hoặc tác dụng phụ ngoài ý muốn nên ngưng điều trị. Nếu sau 2 tháng không có sự cải thiện đáng kể, bệnh nhân được xem như là không đáp ứng và nên ngừng điều trị.

Điều trị duy trì:

Nếu đáp ứng tốt và cần điều trị duy trì thì nên giảm liều xuống: uống 5 ngày với liều như bình thường và nghỉ 2 ngày mỗi tuần. Nếu điều trị duy trì thành công và dung nạp tốt thì có thể ngưng điều trị trong 6 tháng và chỉ bắt đầu điều trị lại nếu tái phát.

Chóng mặt:

Liều hàng ngày tương tự như dùng cho đau nửa đầu, nhưng điều trị khởi đầu chỉ kéo dài cho đến khi kiểm soát được triệu chứng, thường là ít hơn 2 tháng. Cho dù không có sự cải thiện đáng kể sau 1 tháng đối với chóng mặt mãn tính, 2 tháng đối với chóng mặt tư thế, bệnh nhân được xem như là không đáp ứng và nên ngưng điều trị.

Benh.vn

Bài viết Thuốc Sibelium dùng như thế nào là đúng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-sibelium-dung-nhu-the-nao-la-dung-49953/feed/ 0