Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 18 Sep 2023 14:09:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Mẹo chữa bệnh đau răng cực hiệu quả https://benh.vn/meo-chua-benh-dau-rang-cuc-hieu-qua-4369/ https://benh.vn/meo-chua-benh-dau-rang-cuc-hieu-qua-4369/#respond Sun, 30 Jul 2023 04:55:08 +0000 http://benh2.vn/meo-chua-benh-dau-rang-cuc-hieu-qua-4369/ Thứ nhất đau mắt, thứ nhì dắt răng, câu tục ngữ của chúng ta nói về mức độ khó chịu khi bị đau răng. Đã bao giờ bạn lâm vào tình trạng bị đau răng? Nếu chưa có thời gian đi khám bác sĩ, bạn có thể tìm thấy một số nguyên liệu trong nhà bếp để có thể chữa trị tạm thời cảm giác đau nhức răng.

Bài viết Mẹo chữa bệnh đau răng cực hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thứ nhất đau mắt, thứ nhì dắt răng, câu tục ngữ của chúng ta nói về mức độ khó chịu khi bị đau răng. Đã bao giờ bạn lâm vào tình trạng bị đau răng? Nếu chưa có thời gian đi khám bác sĩ, bạn có thể tìm thấy một số nguyên liệu trong nhà bếp để có thể chữa trị tạm thời cảm giác đau nhức răng.

đau răng

Một số mẹo vặt sau đây giúp bạn giảm đau răng:

Nước đá

Đây là cách thức rất dễ dàng nhưng không mấy ai để ý mỗi khi có hiện tượng đau răng. Bạn hãy lấy khăn sạch dùng nước đá bỏ vào trong chiếc khăn đó. Bạn bọc đá lại, hơi đá bắt đầu tỏa ra và bạn bắt đầu xoa vào chỗ đau. Chỉ một chút thôi là bạn sẽ cảm thấy khu vực răng đang bị đau có phần hơi tê vì cảm giác lạnh. Sau đó cảm giác đau nhức dần dần giảm. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn nên đi khám bác sĩ.

Chườm nóng

Dùng băng gạc ấm và nóng để giảm cơn đau. Đầu tiền chườm khăn bọc đá lên trên má chỗ vùng răng bị đau trong khoảng một phút. Sau đó thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đó. Lặp đi lặp lại một vài lần như vậy, cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.

Chanh

Nước chanh được chứng minh là rất hiệu quả trong giảm đau răng. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh cũng rất tốt.

Muối

Muối là gia vị rất hữu dụng trong trường hợp này. Bạn hãy cho nước ấm vào một cái ly và thêm vào đó 2 thìa muối và khuấy đều lên. Lúc này, nước muối có vị mặn nhất định và do muối có khả năng sát khuẩn nên khi bạn sử dụng nước muối để ngậm và xúc miệng thì các triệu chứng đau và nhức răng sẽ giảm đi. Bạn nên ngậm và xúc nước muối khoảng 30 giây, sau đó thì nhổ đi và lặp lại liên tục như vậy.

Gừng

Gừng có khả năng sát khuẩn, cũng làm giảm đi những triệu chứng viêm nhiễm, chữa trị cho các vết thương nhỏ, hoặc những vết đang sưng tấy. Vì vậy, gừng cũng có tác dụng khi chúng ta đang bị sâu răng. Đầu tiên bạn thái gừng thành những lá mỏng, sau đó cho lát gừng vào vị trí răng mà chúng ta đang bị đau, cắn thật chặt lại cho nước chảy và ngấm vào chỗ bị đau sẽ giúp cho chúng ta giảm đau nhức và giảm sưng.

gừng trị đau răng

Tỏi

Tỏi cũng có khả năng sát khuẩn. Bóc vỏ tỏi tươi rồi đập dập và cho thêm vào ít muối và trộn đều. Sau khi trộn đều phần muối ngấm vào tép tỏi và bạn dùng tép tỏi ngậm vào vị trí mà răng đang đau cũng sẽ làm giảm đi cảm giác khó chịu. Với tỏi trộn đều với muối bạn có thể dùng thêm ít nước dầm cho nước ở tép tỏi tiết ra nhiều hơn. Dùng bông gạc thấm nước tỏi, muối và chấm vào những chỗ răng đau, bạn có thể làm liên tục như vậy. Hoặc bạn có thể dùng những tép tỏi vào giữa những chỗ răng đang bị đau và cắn thật chặt lại để cho nước ép tỏi tứa ra và thấm đều vào những chỗ răng đau, giảm được tình trạng viêm sưng.

Hành tây

Nếu bạn nào chịu đựng được mùi vị của hành tây, thì có thể ép lấy phần nước ngậm vào chỗ đau hoặc thái lát mỏng và ngậm vào trong chỗ đau.

Những phương pháp đơn giản trên giúp bạn tạm thời giảm được các cơn đau răng. Tuy nhiên, nếu có thời gian tốt nhất bạn cần đến bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám và phát hiện được nguyên nhân gì khiến cho răng của bạn bị đau, nhức… và có cách chữa trị hiệu quả.

Bài viết Mẹo chữa bệnh đau răng cực hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-chua-benh-dau-rang-cuc-hieu-qua-4369/feed/ 0
Giảm đau khi mọc răng khôn https://benh.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/ https://benh.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/#respond Wed, 03 Aug 2022 04:51:27 +0000 http://benh2.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/ “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” câu ví quả thực không sai. Nếu ai đã từng bị đau răng, đặc biệt đau do biến chứng khi mọc răng khôn thì mới thấu hiểu sự đau đớn, nhức nhối…đến nhường nào.

Bài viết Giảm đau khi mọc răng khôn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” câu ví quả thực không sai. Nếu ai đã từng bị đau răng, đặc biệt đau do biến chứng khi mọc răng khôn thì mới thấu hiểu sự đau đớn, nhức nhối…đến nhường nào. Chưa hết, răng khôn mọc lệch còn khiến khổ chủ chịu nhiều đau đớn suốt quá trình mọc răng, sau đó phải làm thủ thuật nhổ bỏ. 

mọc răng khôn

Răng khôn là răng số 8 thường mọc khi từ 17 đến 25 tuổi

Vậy, răng khôn là loại răng nào? Có phải mọc răng này xong thì chúng ta sẽ khôn ta không? Sự nguy hiểm và những lưu ý trong thời gian mọc loại răng đặc biệt này ra sao? Làm sao để giảm đau khi mọc răng khônBenh.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những vấn đề này.

Răng khôn và những biến chứng nguy hiểm khi mọc răng khôn

Mỗi người có đến 4 chiếc răng khôn, và hầu hết chúng đều mọc lệch hoặc gây ra những vấn đề răng miệng cho khổ chủ như sâu răng, viêm lợi, huỷ xương hoặc răng mọc ngầm…

Răng khôn khôn là gì

Răng khôn (răng số tám còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ 17 đến 25 tuổi trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm, tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.

Một số người, quá trình mọc răng khôn vô cùng thuận lợi, họ nhanh chóng có đủ 32 chiếc răng mà không trải qua bất cứ cơn đau nào. Đáng tiếc, đây chỉ là số ít những người may mắn. Hầu hết các trường hợp khác, răng khôn có thể mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngược (chọc lên mũi, họng, chọc ra má ngoài…).

Răng khôn thường mọc rất chậm, mỗi thời điểm chỉ nhú lên 1 chút. Chính vì vậy, suốt quá trình mọc răng khôn, người bệnh có thể phải trải quá rất nhiều cơn đau đớn, tái diễn liên tục. Việc giảm đau khi mọc răng khôn cũng là nhu cầu chính đáng của rất nhiều người.

Những ảnh hưởng khi mọc răng khôn

Có thể nói, mọc răng khôn là ác mộng của nhiều người khi tình trạng sưng đau, viêm dây thần kinh và 1 loạt bệnh lý nhiễm trùng như sâu răng, viêm lợi, sưng mộng răng…diễn ra thường xuyên. Thậm chí, xương, các răng xung quanh cũng có nguy cơ bị huỷ hoại.

Tổn thương tế bào và viêm dây thần kinh

Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngược, mọc ngầm, chúng trực tiếp đâm vào các tế bào xung quanh, gây nên tình trạng viêm cấp kèm nhiễm khuẩn (do khó vệ sinh, không vệ sinh được) và gây đau đớn. Đặc biệt, 1 số răng khôn còn chèn ép dây thần kinh, gây tình trạng đau do viêm dây thần kinh và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Tình trạng

Sâu răng  do mọc răng khôn

Sâu răng, đặc biệt sâu răng số 7 rất dễ xảy ra khi mọc răng khôn. Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ gây viêm nhiễm. Rất nhiều trường hợp răng khôn còn đi kèm với lợi chùm khiến việc vệ sinh khó khắn. Thức ăn thừa và mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng.

Đặc biệt những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh, sự tích tụ lâu ngày gây sâu răng, đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.

Viêm lợi, sưng mộng răng

Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được).

Bệnh viêm lợi tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm và cảm giác đau đớn càng cao.

Không chỉ viêm lợi thông thường, hiện tượng sưng mộng răng cũng rất hay xảy ra trong các đợt cấp của nhiễm khuẩn do răng khôn đang nhú.

Huỷ hoại xương và răng xung quanh

Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu hủy, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.

Trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ … gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tâm sự của những người mọc răng khôn

N.M.L 22 tuổi sinh viên trường ĐHLĐXH (Hà Nội)

“Em mọc răng khôn từ đầu năm 2012. Thời gian đầu thấy lợi hơi sưng, miệng hôi, khó chịu…nên em súc miệng thường xuyên cũng thấy đỡ. Bẵng đi một thời gian, khoảng tháng 10/2012, răng đau thường xuyên hơn…có những lúc em phải nghỉ học do sốt cao, nổi hạch ở cổ,  không ăn uống được gì…Em làm đủ mọi cách để mong giảm đau khi mọc răng khôn từ trườm đá, ăn tỏi… nhưng không ăn thua.”

Em đi khám, bác sỹ nói em bị lợi trùm, răng không mọc lên được, gây mưng mủ, viêm nhiễm xung quanh….Sau khi uống kháng sinh và dùng thuốc giảm đau một thời gian, bác sỹ đã phẫu thuật cắt lợi trùm cho em. Đến nay răng em không còn đau nữa”

M.A.T 21 tuổi (Hà Nội)

“Em bị đau răng khôn thường xuyên…Mỗi lần đau, em không mở được miệng, sốt cao…rất khó chịu. Sau khi điều trị bằng kháng sinh (theo chỉ định của bác sỹ nha khoa) hiện tượng đau răng đỡ hơn….Nhưng chỉ được vài tuần lại đau trở lại…

Em đã xin ý kiến tư vấn, bác sỹ bảo răng em mọc đâm sang bên cạnh, ảnh hưởng đến răng khác nên cần phải nhổ….Nhưng em rất sợ vì mọi người bảo răng số 8 nhiều dây thần kinh, nếu nhổ không cần thận…sẽ bị lệch mặt, méo miệng…Em chưa biết phải làm thế nào…nhưng để tình trạng đau kéo dài, phiền phức… em không chịu nổi”

Phương pháp giảm đau khi mọc răng khôn bằng tây y

Không phải ai cũng sẵn sàng nhổ răng khôn sau 1 -2 cơn đau đầu tiên. Các thủ thuật nhổ răng khôn cũng bắt buộc phải diễn ra sau khi quá trình viêm nhiễm đã ổn định. Do đó, các phương pháp giảm đau khi mọc răng khôn rất cần thiết, giúp khổ chủ dễ dàng vượt qua giai đoạn này. 3 lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau khi mọc răng khôn nhanh chóng, hiệu quả.

1. Giữ sạch vùng khoang miệng

Người đang bị đau do mọc răng khôn, nhất thiết phải thực hiện đầy đủ 3 bước vệ sinh răng miệng như sau:

  • Dùng chỉ hoặc chỉ tăm nha khoa sau khi ăn: Động tác này giúp loại bỏ 1 phần thức ăn nhét vào kẽ răng. Không nên dùng tăm tre vì có thể gây tổn thương nướu và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm.
  • Chải răng với bàn chải lông mềm và kem đánh răng.
  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn chuyên dụng: Sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn chứa TSN, Nano bạc, iod, Chlorhexidine…giúp loại bỏ bớt vi khuẩn gây viêm nhiễm và thức ăn dư thừa. Hiện nay, các loại nước súc miệng thế hệ mới chứa phức hệ TSN và keo ong…có thêm tác dụng chống viêm, giảm đau là lựa chọn tốt nhất để vệ sinh và giảm đau khi mọc răng khôn.

Chườm đá lạnh giúp giảm đau khi mọc răng khôn

Chườm đá cũng giúp giảm các triệu chứng sưng đau do viêm khi mọc răng khôn. Lấy đá bọc vào miếng vải sạch, sau đó chà lên các khu vực răng bị đau. Nên thực hiện vài lần trong ngày, đặc biệt khi đau nhiều hoặc khi các thuốc giảm đau hết tác dụng

Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau

Thuốc kháng sinh, và thuốc chống viêm là bắt buộc để kiểm soát viêm nhiễm tại vị trí mọc răng khôn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau trong các trường hợp đau nhiều, đặc biệt khi có đau do chèn ép dây thần kinh.

  • Kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh chuyên dùng cho răng thường là thuốc kết hợp giữa Spiramycin và Metronidazol (Biệt dược nổi tiếng nhất là Rodogyl). Ngoài ra, 1 số trường hợp đặc biệt, bác sỹ sẽ dùng kháng sinh phổ rộng như Amoxicillin cho bệnh nhân.
  • Thuốc chống viêm: Chống viêm, giảm phù nề, sưng đau giúp bệnh nhân dễ chịu trong khi chờ đợi kháng sinh phát huy tác dụng diệt khuẩn, kiểm soát viêm nhiễm. Thuốc chống viêm có thể sử dụng như Medrol (chống viêm toàn thân) hoặc alphachoay (chống viêm tại chỗ)
  • Thuốc giảm đau: Các thuốc chứa Paracetamol hoặc ibuprofen có thể sử dụng trong các trường hợp này. Lưu ý, do paracetamol cần uống cách nhau 4-6h, mỗi ngày không quá 2g (4 viêm 500mg). Do đó, nếu đau nhiều nên đổi sang ibuprofen hoặc nếu đau dọc dây thần kinh thì cần hỏi ý kiến bác sỹ và sử dụng các loại thuốc giảm đau chuyên dụng hơn.

Lưu ý

Trong trường hợp bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, cần đến bác sỹ nha khoa, để được tư vấn về cách xử trí hợp lý.

Sau khi có kết quả chụp X – quang, bác sỹ sẽ có những chỉ định phù hợp như: trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng…

Phương pháp giảm đau bằng dân gian

Ngoài các phương pháp giảm đau sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng 1 số loại thảo dược dân gian để hỗ trợ. Cần lưu ý, các biện pháp ngày không thể thay thế các phương pháp tây y do viêm nhiễm khi mọc răng khôn cần giải quyết nhanh. Trong khi đó, thảo dược thường có tác dụng khá chậm.

Dùng lá lốt giảm đau khi mọc răng khôn

lá lốt

Nước lá lốt dùng hàng ngày có tác dụng giảm đau răng hiệu quả

Tác dụng của lá lốt: ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả. Lá lốt cũng có tác dụng như chất sát trùng tự nhiên giúp hỗ trợ giảm đau khi mọc răng khôn.

Cách làm:

– Lấy hai nắm cành và lá lốt đem rửa sạch.

– Cho lá lốt vào nước và sắc đặc với 01 bát nước, cho thêm ít muối.

– Ngậm nước hàng ngày vào buổi sáng, trưa và tối.

Dùng tỏi gây tê tự nhiên

Tác dụng của tỏi: tỏi chứa chất gây tê tự nhiên, có tác dụng giảm đau khi mọc răng khôn rất tốt.

Cách làm:

– Bóc 1 nhánh tỏi sau đó nghiền nát rồi cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm một chút muối khuấy đều.

– Dùng bông thấm hỗn hợp nước vào chỗ đau ngày 3 lần (sáng, trưa, tối) sẽ giảm đau.

Lưu ý: Áp dụng các phương pháp giảm đau bằng dân gian trong trường hợp bệnh nhân không được uống thuốc giảm đau như: bà bầu, phụ nữ cho con bú…

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn

“Răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm. Răng khôn mọc lệch gây các tai biến chiếm tỷ lệ khoảng 20% các bệnh về răng hàm mặt.

Hàm răng của chúng ta thường chỉ đủ chỗ cho 28 răng nhưng trên thực tế mỗi người có tới 32 răng vì mọc thêm 4 răng khôn ở hai hàm. Chính vì không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên những chiếc răng khôn thường tự “mở đường” mọc ngược về phía xương hoặc đâm thẳng về phía chiếc răng hàm đứng kế bên.

Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Lâu ngày gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng… Bệnh viêm lợi sẽ tái phát nhiều lần nếu răng khôn không được chữa trị, những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

Vì vậy, khi mọc răng khôn, nếu thấy bất thường thì đến bệnh viện chuyên khoa, điều trị ngay từ đầu. Tuyệt đối tránh tình trạng để bệnh phát triển âm ỉ, lâu dài dẫn đến các tai biến nguy hiểm”.

Hầu hết mọi người không ít thì nhiều cũng trải qua thời kỳ mọc răng, đau răng, và “nếm trải” những vấn đề khó chịu, nhức nhối do răng khôn gây nên. Tuy nhiên, để tránh xảy ra phiền phức, đau đớn…ngay khi răng khôn mọc, chúng ta cần đến bác sỹ để được thăm khám, tư vấn và điều trị dứt điểm.

Bài viết Giảm đau khi mọc răng khôn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/feed/ 0
Bệnh sâu răng và những nguy cơ gặp phải khi mắc bệnh https://benh.vn/benh-sau-rang-va-nhung-nguy-co-gap-phai-khi-mac-benh-2337/ https://benh.vn/benh-sau-rang-va-nhung-nguy-co-gap-phai-khi-mac-benh-2337/#respond Fri, 12 Mar 2021 04:12:03 +0000 http://benh2.vn/benh-sau-rang-va-nhung-nguy-co-gap-phai-khi-mac-benh-2337/ Bệnh sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng. Bệnh sâu răng do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra (cụ thể là các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan, và các loài Actinomyces).

Bài viết Bệnh sâu răng và những nguy cơ gặp phải khi mắc bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh sâu răng thực sự là một vấn nạn của lối sống hiện đại ngày này. Tỷ lệ trẻ sâu răng có xu hướng tăng nhanh trong một số năm gần đây phản ánh lối sống, chế độ ăn uống có nhiều vấn đề của đại bộ phận dân cư. Hậu quả của sâu răng, đặc biệt là ở trẻ em có thể lớn hơn so với những gì mọi người thường nghĩ về sâu răng.

Bệnh sâu răng là gì?

Bệnh sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng. Bệnh sâu răng do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra (cụ thể là các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan, và các loài Actinomyces). Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường có các carbohydrate lên men được, ví dụ như các loại đường sucrose, fructose, and glucose.

Bệnh sâu răng có từ khi nào?

Bệnh sâu răng có một lịch sử dài, với các căn cứ cho thấy nó đã xuất hiện từ thời kỳ Đồ Đồng, Đồ Sắt, thời Trung Cổ, và thậm chí trước cả thời kỳ Đồ Đá Mới.

Sâu răng là một bệnh mạn tính phổ biến. Tuy y học đã phát triển nhiều, vệ sinh răng miệng đã được thực hiện rộng rãi nhưng tỷ lệ bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng ở các nước phát triển (90%, thậm chí 100% dân số)

Phân loại bệnh sâu răng

Có nhiều cách phân loại các dạng sâu răng. Tuy rằng thể hiện có thể khác nhau, các nhân tố rủi ro và sự tiến triển của các dạng sâu răng khác nhau vẫn hầu như là tương tự nhau. Ban đầu, bệnh có thể thể hiện ở một vùng nhỏ có độ xốp (chalky), cuối cùng phát triển thành một lỗ hổng lớn mầu nâu. Tuy đôi khi người ta có thể trực tiếp nhìn thấy vùng bị sâu, nhưng tia X quang thường được dùng để kiểm tra những vùng răng khó nhìn thấy hơn và để đánh giá mức độ tổn thương của răng.

benh_sau_rang

Những nguy cơ gặp phải khi bị sâu răng

Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến rụng răng, nhiễm trùng, viêm tủy răng, viêm hạch, viêm tủy xương, viêm quanh cuống răng với các cơn đau dữ dội, thậm chí gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong đối với những ca nặng.

Chẩn đoán sâu răng

Nhìn thấy lỗ sâu: Thường là thương tổn men và ngà răng. Nếu dùng que nạo ngà, lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ.

Đau buốt khi kích thích: Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt…, bệnh nhân sẽ đau buốt; hết tác nhân kích thích sẽ hết đau.

Nếu thấy răng có lỗ sâu mà đau thành cơn kéo dài khoảng 10 phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng. Lúc này, sự can thiệp của thầy thuốc là rất cần thiết.

Tùy theo mức độ tổn thương của răng, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để khôi phục tình trạng của răng để có được hình dáng, chức năng và thẩm mỹ thích hợp. Tuy nhiên, hiện người ta chưa biết đến một phương pháp nào có thể tái sinh đáng kể cấu trúc răng. Thay vào đó, các tổ chức sức khỏe kêu gọi các biện pháp phòng ngừa để tránh sâu răng, chẳng hạn như thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng và thay đổi chế độ ăn. Các bạn nên đánh răng khi ăn xong và súc miệng bằng nước muối hoặc xúc miệng trước khi đi ngủ.

Bài viết Bệnh sâu răng và những nguy cơ gặp phải khi mắc bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-sau-rang-va-nhung-nguy-co-gap-phai-khi-mac-benh-2337/feed/ 0
10 cách chữa đau răng tự nhiên siêu nhanh, siêu hiệu quả https://benh.vn/10-cach-chua-dau-rang-tu-nhien-79140/ https://benh.vn/10-cach-chua-dau-rang-tu-nhien-79140/#respond Thu, 13 Aug 2020 01:44:50 +0000 https://benh.vn/?p=79140 Đau răng là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân. Đa số các trường hợp bị đau răng là do vệ sinh răng miệng kém. Nhưng đôi khi tình trạng đau răng lại do một bệnh khác không liên quan đến bệnh nha khoa. Đau răng làm […]

Bài viết 10 cách chữa đau răng tự nhiên siêu nhanh, siêu hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau răng là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân. Đa số các trường hợp bị đau răng là do vệ sinh răng miệng kém. Nhưng đôi khi tình trạng đau răng lại do một bệnh khác không liên quan đến bệnh nha khoa.

Đau răng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu. Vậy, chữa đau răng thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

10-cach-chua-dau-rang-01
Đau răng thường mang lại cảm giác khó chịu

Khi bị đau răng, điều quan trọng nhất là tìm ra được nguyên nhân gốc rễ gây đâu răng là do đâu. Từ đó, bệnh nhân có thể tìm ra những cách để giảm đau, giảm sưng và giảm các triệu chứng. Súc miệng nước muối thường xuyên và chườm mát có tác dụng giảm những cơn đau răng nhẹ. Tuy nhiên, nếu cơn đau răng nặng hơn cần có sự can thiệp của nha sĩ.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân cần phải đến gặp nha sĩ. Nha sĩ sẽ là người hướng dẫn bệnh nhân cách giảm các triệu chứng và các cơn đau răng trong tương lai. Đặc biệt lưu ý, nên gặp nha sĩ trước khi tự ý dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc cho con bú. Dưới đây là một số phương pháp chữa đau răng tự nhiên tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện.

Súc miệng nước muối chữa đau răng

Đa số chúng ta đều cho rằng nước muối có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Trên thực tế, nước muối là một chất diệt khuẩn tự nhiên có tác dụng làm cho các mảnh thức ăn giữa các kẽ răng rơi ra khỏi răng. Điều trị đau răng với nước muối đồng thời giúp giảm viêm và giúp làm lành các vết loét ở miệng.

Cách dùng: Pha ½ thìa muối (tsp) vào một cốc nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng.

Súc miệng bằng oxy già chữa đau răng

Nước súc miệng oxy già có tác dụng giảm đau và giảm viêm. Bên cạnh đó, nước súc miệng oxy già còn giúp diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám và điều trị chảy máu nướu.

Cách dùng: Pha loãng oxy già 3% với nước và dùng để súc miệng. Không được nuốt.

10-cach-chua-dau-rang-02
Súc miệng hằng ngày giúp phòng chống đau răng hiệu quả

Chườm mát chữa đau răng

Chườm mát cũng giúp giảm đau răng, đặc biệt là đau răng do bị chấn thương. Chườm mát giúp cho các mạch máu tại vị trí bị đau răng co lại giúp giảm đau, đồng thời giảm sưng và viêm.

Cách dùng: Chườm một chiếc khăn bọc đá lạnh ở bên trong lên vị trí bị đau trong vòng 20 phút. Bệnh nhân có thể làm lại thao tác này một vài giờ sau đó.

Túi lọc trà chữa đau răng

Túi lọc trà có tác dụng làm giảm đau và làm dịu nướu. Tuy nhiên, nên để nguội túi lọc trà trước khi chườm vào vị trí bị đau.

Tỏi chữa đau răng

Trong hàng nghìn năm, tỏi đã được thừa nhận là có nhiều đặc tính tốt. Không chỉ giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn có hại, tỏi còn giúp loại bỏ mảng bám và có tác dụng như một loại thuốc giảm đau răng.

Cách dùng: Giã nhỏ vài tép tỏi và bôi lên vị trí bị đau. Có thể thêm vào một chút muối hoặc bệnh nhân có thể nhai sống một tép tỏi tươi thay cho cách trên.

10-cach-chua-dau-rang-03
Tỏi có tác dụng đáng kinh ngạc trong điều trị đau răng

Tinh dầu vani chữa đau răng

Tinh dầu vani có tác dụng chống oxy hóa và giảm đau răng hiệu quả.

Cách dùng: Nhỏ một chút tinh dầu vani vào ngón tay hoặc bông gòn và đặt trực tiếp vào vị trí bị đau, làm một vài lần mỗi ngày.

Đinh hương chữa đau răng

Đinh hương đã được sử dụng để điều trị đau răng trong hàng nghìn năm nhờ vào chất eugenol (một chất diệt khuẩn tự nhiên).

Cách dùng: Nhỏ một chút dầu đinh hương vào bông gòn và đặt vào vị trí bị đau. Bệnh nhân nên pha loãng tinh dầu đinh hương cùng một vài giọt dầu nền như dầu oliu hoặc nước trước khi dùng. Thực hiện thao tác này một vài lần một ngày. Cách khác, bệnh nhân có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu đinh hương vào một cốc nước nhỏ và dùng để súc miệng hằng ngày.

Lá ổi chữa đau răng

Lá ổi có đặc tính chống viêm và giúp làm lành vết thương. Lá ổi cũng có các đặc tính kháng khuẩn thường được dùng trong điều trị các bệnh về răng miệng.

Cách dùng: Nhai lá ổi tươi hoặc nghiền nát lá ổi và cho vào nước sôi để làm nước súc miệng.

10-cach-chua-dau-rang-04
Lá ổi cũng có tác dụng điều trị đau răng

Cỏ lúa mì chữa đau răng

Cỏ lúa mì có vô số các đặc tính chữa lành có tác dụng hồi phục cơ thể từ bên trong (cỏ lúa mì uống). Cỏ lúa mì cũng có tác dụng giảm viêm miệng và ngăn nhiễm trùng miệng. Cỏ lúa mì có hàm lượng chlorophyll cao giúp chống lại các loại vi khuẩn.

Cách dùng: Nghiền cỏ lúa mì và cho vào nước để làm thành nước súc miệng cỏ lúa mì.

Cỏ xạ hương chữa đau răng

Cỏ xạ hương có đặc tính chống oxy hóa và diệt khuẩn mạnh mẽ giúp điều trị đau răng hiệu quả.

Cách dùng: Nhỏ một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương pha loãng vào một cục bông gòn, sau đó đặt vào vị trí bị đau. Hoặc bệnh nhân có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào một cốc nước nhỏ để làm thành nước súc miệng cỏ xạ hương.

10-cach-chua-dau-rang-05
Cỏ xạ hương có tác dụng chữa đau răng tuyệt vời

Đi khám

Nếu bị đau răng nặng hoặc đau răng là nguyên nhân do một bệnh khác, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để điều trị triệt để. Các loại thuốc giảm đau (OTC) như ibuprofen có thể giúp ngăn chặn cơn đau tạm thời cho đến khi bệnh nhân gặp bác sĩ. Bệnh nhân nên đi khám nếu gặp phải những triệu chứng như: sốt, khó thở, khó nuốt, đau răng hơn 1 hoặc 2 ngày, sưng, đau khi cắn, đỏ nướu, hôi miệng hoặc có mủ.

Lưu ý, bệnh nhân nên tìm mua những nguyên liệu trên tại những cơ sở sản xuất uy tín để tránh mua phải những nguyên liệu kém chất lượng, đặc biệt trong thời gian này răng và nướu đang rất nhạy cảm.

Bài viết 10 cách chữa đau răng tự nhiên siêu nhanh, siêu hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/10-cach-chua-dau-rang-tu-nhien-79140/feed/ 0
Mẹo chữa sâu răng hiệu quả https://benh.vn/meo-chua-sau-rang-hieu-qua-58828/ https://benh.vn/meo-chua-sau-rang-hieu-qua-58828/#respond Mon, 18 Mar 2019 03:54:49 +0000 https://benh.vn/?p=58828 Sâu răng là bệnh răng miệng thường gặp. Bệnh gây cảm giác đau nhức và khó chịu thường xuyên. Tuy nhiên, vì một vài lí do mà người bệnh thường e ngại khi tìm đến nha sỹ đồng thời thường tự điều trị tại nhà với những mẹo dân gian từ các nguyên liệu như: gừng tỏi, chanh, tiêu đen…

Bài viết Mẹo chữa sâu răng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sâu răng là bệnh răng miệng thường gặp. Bệnh gây cảm giác đau nhức và khó chịu thường xuyên. Tuy nhiên, vì một vài lí do mà người bệnh thường e ngại khi tìm đến nha sỹ đồng thời thường tự điều trị tại nhà với những mẹo dân gian từ các nguyên liệu như: gừng tỏi, chanh, tiêu đen…

đau răng

Nếu bạn mới phát hiện sâu răng và chưa kịp đến gặp nha sỹ để điều trị thì có thể áp dụng những cách chữa sâu răng dưới đây để giảm bớt đau đớn.

Sử dụng gừng, tỏi

thai phụ không nên dùng nhiều tỏi

Gừng và tỏi là hai vị thuốc có tính kháng viêm; sát trùng tốt. Trong thành phần của gừng và tỏi có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Các chất có trong tỏi tươi giã nát có khả năng ức chế hơn 70 loại vi khuẩn. Trong khi đó, thành phần của gừng chứa chất men zingibain là một loại thuốc giảm đau tự nhiên có khả năng sát trùng chống viêm cực kỳ tốt. Sử dụng gừng thường xuyên giúp giảm đau do sâu răng. Bạn có thể giã nát gừng hoặc tỏi rồi đắp trực tiếp lên phần răng bị sâu để các hoạt chất tác động vào răng và giúp giảm đau.

Dùng chanh chữa sâu răng

Đây cũng là một cách chữa sâu răng khá tiết kiệm và an toàn. Bạn có thể sử dụng nước cốt chanh bôi trực tiếp lên phần răng bị đau. Các axit tự nhiên trong nước cốt chanh sẽ làm dịu cơn đau và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn

Hạt tiêu đen và húng quế

rau húng quế tốt cho bà bầu

Chữa sâu răng với hạt tiêu và húng quế là một trong những cách khá an toàn và hiệu quả. Sử dụng hỗn hợp hạt tiêu + húng quế đắp lên vùng răng bị đau sẽ giúp làm dịu cơn đau bởi hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Cả hai đều chứa những thành phần kháng sinh tự nhiên. Ngoài ra húng quế còn giúp hơi thở thơm tho hơn.

Với những cách chữa sâu răng bằng mẹo trên đây, hy vọng có thể giúp bạn thoát khỏi những cơn đau nhức từ răng sâu. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sớm tìm đến nha sĩ để được tư vấn và điều trị bởi càng để lâu thì nguy cơ sâu răng càng nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến những biến chứng khác.

Benh.vn tổng hợp

Bài viết Mẹo chữa sâu răng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-chua-sau-rang-hieu-qua-58828/feed/ 0
Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sâu răng https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-va-phong-ngua-benh-sau-rang-2338/ https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-va-phong-ngua-benh-sau-rang-2338/#respond Thu, 02 Aug 2018 04:12:04 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-dieu-tri-va-phong-ngua-benh-sau-rang-2338/ Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.

Bài viết Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sâu răng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.

rang_sau_1

Phương pháp điều trị sâu răng

– Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu răng, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là những dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho chỗ sâu của răng nghiền phía sâu vì dễ gây đổi màu men răng.

– Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.

– Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.

– Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá để hàn thật chắc vào răng, vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Phương pháp phòng bệnh sâu răng

– Trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường.

– Trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy trẻ biết đánh răng cho mình.

– Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn.

– Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng.

– Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Bệnh sâu răng và những nguy cơ gặp phải khi mắc bệnh

Bài viết Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sâu răng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-va-phong-ngua-benh-sau-rang-2338/feed/ 0
Chữa đau nhức răng hữu hiệu bằng phương pháp dân gian https://benh.vn/chua-dau-nhuc-rang-huu-hieu-bang-phuong-phap-dan-gian-8987/ https://benh.vn/chua-dau-nhuc-rang-huu-hieu-bang-phuong-phap-dan-gian-8987/#respond Tue, 19 Apr 2016 06:59:03 +0000 http://benh2.vn/chua-dau-nhuc-rang-huu-hieu-bang-phuong-phap-dan-gian-8987/ Đau nhức răng mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi hàm răng bị sưng, đau sẽ gây nhức nhối, khó chịu. Đặc biệt, những cơn đau hành hạ bất kể ngày hay đêm khiến chúng ta gặp nhiều rắc rối trong công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày.

Bài viết Chữa đau nhức răng hữu hiệu bằng phương pháp dân gian đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau nhức răng mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi hàm răng bị sưng, đau sẽ gây nhức nhối, khó chịu. Đặc biệt, những cơn đau hành hạ bất kể ngày hay đêm khiến chúng ta gặp nhiều rắc rối trong công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày.

Nguyên nhân gây đau nhức răng

+ Do sâu răng.

+ Viêm nướu răng.

+ Răng sứt mẻ, sai lệch khớp cắn.

+ Chấn thương răng….

Phương pháp chữa đau nhức răng

Dùng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng cực tốt để chữa đau răng. Trước hết rửa sạch từ 3-5 lá trầu. Chuẩn bị 70 – 100ml rượu trắng.

Giã nát lá trầu không và hòa vào rượu, đợi khoảng 10 phút cho lá trầu lắng cặn. Gạn lấy phần nước trong để súc miệng, chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút. Lưu ý không được nuốt hỗn hợp, sau 30 phút súc miệng không nên ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào.

Uống nước trà xanh

Trong trà xanh có tinh chất chống oxi hóa, chống viêm và có tính sát trùng tốt. Do đó khi bị đau răng hãy dùng nước trà xanh súc miệng giúp ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn. Lưu ý, dùng nước trà xanh xúc miệng từ 3 đến 4 lần/ngày.

Chườm đá

Khi đau răng chúng ta thường chườm đá. Phương pháp thông dụng là cho đá vào túi nilon và bọc trong một chiếc khăn sau đó chà quanh các khu vực răng bị đau nhức. Nhờ nước đá lạnh sẽ gây tê cho răng và giảm đau nhức răng.

Tỏi

Ngoài ra có thể dùng tỏi nếu xuất hiện lỗ sâu răng. Trước hết dùng 1 tép tỏi tươi rồi đập dập, thêm ít muối vào trộn đều, sau đó để chút tỏi vào chỗ răng bị sâu, sẽ giảm đi cảm giác khó chịu tức thì.

Thuốc giảm đau

Nếu áp dụng các trường hợp trên không thấy đỡ đau thì dùng thuốc giảm đau Paracetamol hoặc Aspirin sau đó đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Bài viết Chữa đau nhức răng hữu hiệu bằng phương pháp dân gian đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chua-dau-nhuc-rang-huu-hieu-bang-phuong-phap-dan-gian-8987/feed/ 0