Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 08 Jul 2019 07:53:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nguyên nhân gây đau xương cụt ở phụ nữ và cách điều trị https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-dau-xuong-cut-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4078/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-dau-xuong-cut-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4078/#respond Sun, 07 Jul 2019 04:49:15 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-dau-xuong-cut-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4078/ Phụ nữ sau sinh nở thường hay mắc chứng bệnh đau lưng. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi, hoặc khi đứng lên, ngồi xuống lưng thường mỏi và đau hơn.

Bài viết Nguyên nhân gây đau xương cụt ở phụ nữ và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phụ nữ sau sinh nở thường hay mắc chứng bệnh đau lưng. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi, hoặc khi đứng lên, ngồi xuống lưng thường mỏi và đau hơn.

Đau xương cụt là phần dưới cùng của xương sống. Nó được cấu tạo bởi năm đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Đau xương cụt không hẳn sẽ là bệnh nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây là căn bệnh đặc trưng của phái nữ vì xương cùng của phái nữ ngắn và rộng hơn nam giới.

Những nguyên nhân gây đau xương cụt ở phụ nữ là gì? Cách khắc phục căn bệnh này như thế nào? Benh.vn sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này.

Định nghĩa

Đau xương cùng (xương cụt) là bệnh đau xuất hiện ở xương cùng hoặc ở cơ bắp sát gần xương cùng.

Triệu chứng

– Đau nhức hoặc nhói ở mông hoặc hông.

– Đau xuống háng, hai chân và đầu gối và có thể là mắt cá.

– Cảm giác đau ở một chỗ sau đó lan rộng ra xung quanh.

Nguyên nhân thông thường

Khi ngồi lâu hay khi đang ngồi mà đứng lên hoặc khi nén ép vào chỗ đầu nhọn của xương cùng làm cho cơn đau nặng thêm.

Nguyên nhân bệnh lý

Đa số phụ nữ bị đau xương cụt là do các bệnh phụ khoa gây nên. Ngoài ra có thể là do các căn bệnh nội khoa, bệnh xương khớp (viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp) hoặc những tổn thương từ bên ngoài như: bị ngã đập mông xuống đất hoặc va đập vào thành, góc các đồ vật, dụng cụ…

đau xương cụt

Đau xương cụt là căn bệnh đặc trưng của phái nữ (Ảnh minh họa) 

Viêm cơ quan sinh dục

Người bệnh có cảm giác đau buốt vùng thắt lưng, đau lưng, bụng dưới khó chịu hoặc bị trướng, sốt nhẹ, mệt, chán ăn…

Cảm giác đau xương cụt nặng thêm khi làm việc quá nhiều, sau khi quan hệ tình dục hoặc trước kỳ kinh nguyệt.

Vị trí tử cung bất thường

Trong trường hợp bình thường, tử cung của người phụ nữ thường hơi ngả về phía trước. Khi tử cung quá ngả về trước hoặc ngả về sau do tử cung và các tổ chức xung quanh bị viêm dính vào nhau sẽ khiến xương cụt bị đau.

Thường xảy ra ở những người quá bận rộn, sinh nhiều hoặc từng làm phẫu thuật tử cung. Tử cung bị sệ xuống, thoát ra ngoài hoặc dính chặt bên trên có thể kéo dãn dây chằng, gây ra đau thắt lưng.

Vòng tránh thai bất thường

Có một số phụ nữ đau xương cụt là do vòng tránh thai bất thường gây ra như: kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp với buồng tử cung, độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn hoặc vị trí của vòng tránh thai bị lệch…

Với những nguyên nhân kể trên, vòng tránh thai sẽ kích thích tới vách tử cung, gây ra đau xương cụt.

Khối u ở khoang chậu

Các khối u do u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, khối u buồng trứng…

Khi khối u chèn lên dây thần kinh hoặc tế bào ung thư xâm nhập vào tổ chức liên kết của khoang chậu sẽ dẫn tới đau xương cụt.

Các bệnh về hệ thống bài tiết

Phụ nữ thường rất dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm hệ thống bài tiết nước tiểu như: viêm thận mãn, cấp tính, viêm đường tiết niệu… Ngoài ra bị sỏi kết hạch hay có khối u trong hệ thống bài tiết cũng có thể gây ra bệnh.

Yếu tố sinh lý gây đau xương cụt ở phụ nữ

Các yếu tố sinh lý dẫn đến đau xương cụt: kỳ kinh nguyệt, do khoang chậu sung huyết, tử cung xuất huyết… khiến thần kinh khoang chậu bị phù hoặc gây ra phản xạ dẫn đến xương vùng lưng đau mỏi. Phụ nữ cao tuổi do dây chằng nối với tử cung bị giãn ra, tử cung hạ thấp xuống cũng khiến xương cụt và vùng thắt lưng bị đau.

Khả năng giãn nở của cơ, màng gân và đốt sống lưng ở nữ mạnh hơn nam giới rất nhiều. Bên cạnh đó, khả năng thích nghi với các vận động mạnh kém, dễ bị tổn thương dẫn tới đau buốt vùng thắt lưng.

Phụ nữ khi mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ ở đốt sống lưng khiến các cơ, màng gân và dây chằng ở phần thắt lưng ở vào trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài hình thành nên những tổn thương mãn tính. Khi mang thai, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị dịch lên phía trên. Sau khi sinh con, chúng đột nhiên hạ xuống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra đau xương cụt và vùng thắt lưng.

Điều trị bệnh đau xương cụt

– Nằm nghỉ ngơi.

– Xoa bóp, bấm huyệt.

– Dùng lý liệu pháp hoặc phong bế cục bộ.

– Dùng thuốc giảm đau đặt vào hậu môn.

– Nếu điều trị lâu ngày không khỏi, có thể phẫu thuật cắt bỏ xương cùng.

Lời kết

Đau xương cụt là bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ. Khi bị đau cấp, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, cần kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chú ý bổ sung canxi. Lưu ý không chơi thể thao, vận động mạnh trong thời gian này.

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân gây đau xương cụt ở phụ nữ và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-dau-xuong-cut-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4078/feed/ 0
Những sự thật về tình trạng đau xương cùng không rõ nguyên do https://benh.vn/nhung-su-that-ve-tinh-trang-dau-xuong-cung-khong-ro-nguyen-do-10119/ https://benh.vn/nhung-su-that-ve-tinh-trang-dau-xuong-cung-khong-ro-nguyen-do-10119/#respond Mon, 04 Jun 2018 07:29:12 +0000 http://benh2.vn/nhung-su-that-ve-tinh-trang-dau-xuong-cung-khong-ro-nguyen-do-10119/ Khi bị đau lưng, người bệnh gặp phải không ít phiền toái. Nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống của những người mắc phải bệnh đau lưng.Dưới đây là 5 sự thật về bệnh mà không phải ai cũng biết.

Bài viết Những sự thật về tình trạng đau xương cùng không rõ nguyên do đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi bị đau lưng, người bệnh gặp phải không ít phiền toái. Nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống của những người mắc phải bệnh đau lưng. Dưới đây là 5 sự thật về bệnh mà không phải ai cũng biết.

Đau xương cùng là gì?

Xương cùng là phần dưới cùng của xương sống nối dài xương cụt. Đau xương cùng dẫn đến những cơn đau dai dẳng và khó chịu, ảnh hưởng đến cả vùng lưng dưới và vùng mông khi ngồi.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây đau xương cùng?

Nứt xương chậu được xem là nguyên nhân gây nên cơn đau này. Khi bệnh diễn tiến, nó có thể lan sang cả vùng xương cùng và khiến cơn đau ở đây trở nặng.

Nứt xương chậu xảy ra khi mật độ xương ở đây giảm, khiến xương trở nên yếu, vì vậy không thể nào nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Đối với phụ nữ lớn tuổi, thai phụ hay các bà mẹ thời kỳ cho con bú, nguy cơ gặp phải tình trạng này càng cao do gặp phải tình trạng loãng xương.

Các nhân tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ nứt xương chậu bao gồm:

  • Hệ quả của liệu pháp xạ trị tại vùng xương chậu
  • Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc steroid trong điều trị bệnh;
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Các chứng rối loạn ăn uống
  • Bệnh lý về gan
  • Bệnh loãng xương
  • Bệnh Paget xương (Viêm xương biến dạng)
  • Hệ quả sau quá trình phẫu thuật.

Dấu hiệu của đau xương cùng là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết đau xương cùng bao gồm:

  • Đau ở vùng mông
  • Đau lưng dưới
  • Đau ở một hoặc cả 2 bên xương chậu
  • Cảm giác thốn và khó chịu ở chân khi di chuyển
  • Gặp khó khăn khi đi lại.

Cơn đau sẽ trở nặng khi người bệnh ngồi, đứng, nằm ngủ, đi lại hoặc leo trèo lên xuống.

Làm sao để chẩn đoán tình trạng đau xương cùng?

Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho bệnh nhân, đồng thời tiến hành những kiểm tra cụ thể khác ở vùng xương chậu. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm xét nghiệm hình ảnh bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để nhìn thấy rõ hình ảnh trực quan của bệnh.

Mặc dù nứt xương chậu không phải là tình trạng nguy cấp nhưng việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn những biến chứng xấu xảy ra như tình trạng tổn thương nghiêm trọng.

Khi nhận thấy những dấu hiệu của đau xương cụt, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Cách điều trị đau xương cùng là gì?

Thông thường, để đối phó với tình trạng đau xương cùng, bệnh nhân không cần đến phẫu thuật mà chỉ cần nghỉ ngơi đúng cách, dùng các hoạt chất giảm đau hiệu quả như hoạt chất meloxicam, naproxen… trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) và thực hiện những vận động thích hợp.

Nhằm hỗ trợ cho cấu trúc xương, nịt bụng y khoa cũng có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp này. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn, đặc biệt, bạn nên thực hành những bài vận động dưới nước như bơi lội nhằm giúp cơ thể hồi phục dần.

Đối với những bệnh nhân trải qua cơn đau nặng, bác sĩ cần tiến hành thủ thuật tạo hình xương cùng. Ở liệu pháp này, bác sĩ sẽ nhỏ một dạng keo y khoa chuyên dụng vào xương cùng để hàn gắn lại vết nứt.

Nếu vết nứt gây đau xương cùng liên quan tới tình trạng loãng xương hoặc mật độ xương kém, bệnh nhân cần bổ sung canxi, vitamin D và liệu pháp hormone để hỗ trợ sự hình thành và tổng hợp xương.

Đau xương cùng liên quan mật thiết tới nhiều tình trạng bệnh lý khác. Vì thế, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để hạn chế cơn đau hoành hành và bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.

Xem thêm: Nguyên nhân gây đau xương cụt ở phụ nữ và cách điều trị

Benh.vn (Nguồn HelloBacsi)

Bài viết Những sự thật về tình trạng đau xương cùng không rõ nguyên do đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-su-that-ve-tinh-trang-dau-xuong-cung-khong-ro-nguyen-do-10119/feed/ 0