Bài viết Cách xử lý đau xương do tăng trưởng ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Vậy, đau xương do tăng trưởng của cơ thể là như thế nào? Cách khắc phục đau xương do tăng trưởng ở trẻ?
Khi mới sinh, hầu hết bộ xương của trẻ được cấu tạo từ sụn (trừ một số bộ phận ở đầu các xương cánh tay, bàn tay, cẳng chân và bàn chân là sụn chưa cốt hóa – trở thành xương). Sụn tiếp tục tăng trưởng trước khi hóa xương nên trẻ em mau lớn (quá trình này xảy ra trong suốt thời gian niên thiếu cho đến tuổi trưởng thành).
Sự phát triển xương dài ở trẻ bắt đầu ở thân sau xương đến 2 đầu xương (trên, dưới). Giữa thân xương và 2 đầu xương có 2 khoảng ngăn cách mỏng bằng sụn liên hợp, nhờ đó, xương được kéo dài dần ra khi trẻ lớn.
Số lượng xương khi mới sinh là 300 xương riêng lẻ. Khi trẻ lớn, nhiều xương kết nối lại với nhau và còn lại 260 xương ở tuổi trưởng thành.
Do cơ thể phát triển nhanh hơn so với lứa tuổi (hệ xương và cơ không phát triển cùng nhịp, các đầu bám gân, xương chưa chắc chắn).
Do trẻ hoạt động quá nhiều (chạy, nhảy, đùa nghịch…)
Do thiếu canxi…
Nguyên nhân gây đau xương do trẻ phát triển nhanh hơn so với tuổi
Cơn đau thường xảy ra ở các cơ.
Đau mặt trước của đùi, đau trong bắp chân, sau gối.
Trẻ thường đau vào buổi tối (sau một ngày hoạt động).
Cơn đau kéo dài trong vài ngày, ít lâu lại tái lại.
Thường là những cơn đau thoáng qua, không đến mức quá đau..
Khoảng thời gian từ 4 đến 10 tuổi, trẻ thường bị đau xương tăng trưởng.
Hạn chế cho trẻ chạy nhảy, nô đùa thái quá.
Massage chân hàng ngày cho trẻ vào buổi tối (sau một ngày hoạt động).
Bổ sung thực đơn đầy đủ vitamin, dưỡng chất đặc biệt là canxi cho trẻ (đảm bảo đủ lượng canxi cần thiết trong thời gian phát triển xương ở trẻ)…
Bổ sung thực đơn đầy đủ canxi cho trẻ trong suốt quá trình phát triển
Khi trẻ bị đau cần cho trẻ nghỉ nghơi (có trường hợp đau nhiều trẻ phải nằm bất động).
Cho trẻ uống paracetamol liều thấp trong vài ngày (dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ).
Nếu bị đau tái diễn lâu ngày, cần đưa trẻ đi chụp X-quang để tránh bỏ sót bệnh viêm xương sụn khớp háng (thường gặp ở trẻ từ 4 đến 10 tuổi).
Trẻ từ 10 đến 15 tuổi, nếu đau dai dẳng ở đầu gối có thể là biểu hiện của bệnh viêm lồi củ trước xương chày, thường gây tổn thương gân bánh chè…
Khi các cơn đau xương tái đi tái lại trong một thời gian ngắn (6 tuần), cần đưa trẻ đến các bác sỹ chuyên về xương khớp để được thăm khám và chỉ dẫn điều trị.
Lưu ý: bác sĩ sẽ tư vấn cho bố mẹ cách điều trị khi trẻ bị đau xương tăng trưởng tùy thuộc vào thể trạng từng trẻ.
Bác sỹ tư vấn đau xương tăng trưởng tùy thuộc vào thể trạng của trẻ
Đau xương khớp ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nguyên nhân gây bệnh do trẻ lớn nhanh hơn so với lứa tuổi (thường gặp ở các trẻ từ 4-10 tuổi). Ở những trẻ này, hệ xương và cơ không phát triển cùng nhịp, các đầu bám gân, xương chưa chắc chắn, mặt khác do trẻ hoạt động nhiều nên gây đau…
Bên cạnh đó, đau xương khớp ở trẻ còn là biểu hiện của nhiều loại bệnh: viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, lao, sau chấn thương, rối loạn miễn dịch… Vì vậy, khi thấy trẻ thường xuyên kêu đau chân, mỏi chân, nhức chân…cha mẹ cần đưa con đến bác sỹ để được thăm khám, xác định đúng bệnh. Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung đầy đủ vitamin, dưỡng chất, đặc biệt là canxi trong suốt thời gian phát triển của trẻ.
Benh.vn
Bài viết Cách xử lý đau xương do tăng trưởng ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Nguyên nhân gây đau xương cụt ở phụ nữ và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Đau xương cụt là phần dưới cùng của xương sống. Nó được cấu tạo bởi năm đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Đau xương cụt không hẳn sẽ là bệnh nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây là căn bệnh đặc trưng của phái nữ vì xương cùng của phái nữ ngắn và rộng hơn nam giới.
Những nguyên nhân gây đau xương cụt ở phụ nữ là gì? Cách khắc phục căn bệnh này như thế nào? Benh.vn sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này.
Đau xương cùng (xương cụt) là bệnh đau xuất hiện ở xương cùng hoặc ở cơ bắp sát gần xương cùng.
– Đau nhức hoặc nhói ở mông hoặc hông.
– Đau xuống háng, hai chân và đầu gối và có thể là mắt cá.
– Cảm giác đau ở một chỗ sau đó lan rộng ra xung quanh.
Khi ngồi lâu hay khi đang ngồi mà đứng lên hoặc khi nén ép vào chỗ đầu nhọn của xương cùng làm cho cơn đau nặng thêm.
Đa số phụ nữ bị đau xương cụt là do các bệnh phụ khoa gây nên. Ngoài ra có thể là do các căn bệnh nội khoa, bệnh xương khớp (viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp) hoặc những tổn thương từ bên ngoài như: bị ngã đập mông xuống đất hoặc va đập vào thành, góc các đồ vật, dụng cụ…
Đau xương cụt là căn bệnh đặc trưng của phái nữ (Ảnh minh họa)
Người bệnh có cảm giác đau buốt vùng thắt lưng, đau lưng, bụng dưới khó chịu hoặc bị trướng, sốt nhẹ, mệt, chán ăn…
Cảm giác đau xương cụt nặng thêm khi làm việc quá nhiều, sau khi quan hệ tình dục hoặc trước kỳ kinh nguyệt.
Trong trường hợp bình thường, tử cung của người phụ nữ thường hơi ngả về phía trước. Khi tử cung quá ngả về trước hoặc ngả về sau do tử cung và các tổ chức xung quanh bị viêm dính vào nhau sẽ khiến xương cụt bị đau.
Thường xảy ra ở những người quá bận rộn, sinh nhiều hoặc từng làm phẫu thuật tử cung. Tử cung bị sệ xuống, thoát ra ngoài hoặc dính chặt bên trên có thể kéo dãn dây chằng, gây ra đau thắt lưng.
Có một số phụ nữ đau xương cụt là do vòng tránh thai bất thường gây ra như: kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp với buồng tử cung, độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn hoặc vị trí của vòng tránh thai bị lệch…
Với những nguyên nhân kể trên, vòng tránh thai sẽ kích thích tới vách tử cung, gây ra đau xương cụt.
Các khối u do u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, khối u buồng trứng…
Khi khối u chèn lên dây thần kinh hoặc tế bào ung thư xâm nhập vào tổ chức liên kết của khoang chậu sẽ dẫn tới đau xương cụt.
Phụ nữ thường rất dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm hệ thống bài tiết nước tiểu như: viêm thận mãn, cấp tính, viêm đường tiết niệu… Ngoài ra bị sỏi kết hạch hay có khối u trong hệ thống bài tiết cũng có thể gây ra bệnh.
Các yếu tố sinh lý dẫn đến đau xương cụt: kỳ kinh nguyệt, do khoang chậu sung huyết, tử cung xuất huyết… khiến thần kinh khoang chậu bị phù hoặc gây ra phản xạ dẫn đến xương vùng lưng đau mỏi. Phụ nữ cao tuổi do dây chằng nối với tử cung bị giãn ra, tử cung hạ thấp xuống cũng khiến xương cụt và vùng thắt lưng bị đau.
Khả năng giãn nở của cơ, màng gân và đốt sống lưng ở nữ mạnh hơn nam giới rất nhiều. Bên cạnh đó, khả năng thích nghi với các vận động mạnh kém, dễ bị tổn thương dẫn tới đau buốt vùng thắt lưng.
Phụ nữ khi mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ ở đốt sống lưng khiến các cơ, màng gân và dây chằng ở phần thắt lưng ở vào trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài hình thành nên những tổn thương mãn tính. Khi mang thai, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị dịch lên phía trên. Sau khi sinh con, chúng đột nhiên hạ xuống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra đau xương cụt và vùng thắt lưng.
– Nằm nghỉ ngơi.
– Xoa bóp, bấm huyệt.
– Dùng lý liệu pháp hoặc phong bế cục bộ.
– Dùng thuốc giảm đau đặt vào hậu môn.
– Nếu điều trị lâu ngày không khỏi, có thể phẫu thuật cắt bỏ xương cùng.
Đau xương cụt là bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ. Khi bị đau cấp, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, cần kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chú ý bổ sung canxi. Lưu ý không chơi thể thao, vận động mạnh trong thời gian này.
Benh.vn
Bài viết Nguyên nhân gây đau xương cụt ở phụ nữ và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Những sự thật về tình trạng đau xương cùng không rõ nguyên do đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Xương cùng là phần dưới cùng của xương sống nối dài xương cụt. Đau xương cùng dẫn đến những cơn đau dai dẳng và khó chịu, ảnh hưởng đến cả vùng lưng dưới và vùng mông khi ngồi.
Nứt xương chậu được xem là nguyên nhân gây nên cơn đau này. Khi bệnh diễn tiến, nó có thể lan sang cả vùng xương cùng và khiến cơn đau ở đây trở nặng.
Nứt xương chậu xảy ra khi mật độ xương ở đây giảm, khiến xương trở nên yếu, vì vậy không thể nào nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Đối với phụ nữ lớn tuổi, thai phụ hay các bà mẹ thời kỳ cho con bú, nguy cơ gặp phải tình trạng này càng cao do gặp phải tình trạng loãng xương.
Các nhân tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ nứt xương chậu bao gồm:
Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết đau xương cùng bao gồm:
Cơn đau sẽ trở nặng khi người bệnh ngồi, đứng, nằm ngủ, đi lại hoặc leo trèo lên xuống.
Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho bệnh nhân, đồng thời tiến hành những kiểm tra cụ thể khác ở vùng xương chậu. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm xét nghiệm hình ảnh bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để nhìn thấy rõ hình ảnh trực quan của bệnh.
Mặc dù nứt xương chậu không phải là tình trạng nguy cấp nhưng việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn những biến chứng xấu xảy ra như tình trạng tổn thương nghiêm trọng.
Khi nhận thấy những dấu hiệu của đau xương cụt, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
Thông thường, để đối phó với tình trạng đau xương cùng, bệnh nhân không cần đến phẫu thuật mà chỉ cần nghỉ ngơi đúng cách, dùng các hoạt chất giảm đau hiệu quả như hoạt chất meloxicam, naproxen… trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) và thực hiện những vận động thích hợp.
Nhằm hỗ trợ cho cấu trúc xương, nịt bụng y khoa cũng có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp này. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn, đặc biệt, bạn nên thực hành những bài vận động dưới nước như bơi lội nhằm giúp cơ thể hồi phục dần.
Đối với những bệnh nhân trải qua cơn đau nặng, bác sĩ cần tiến hành thủ thuật tạo hình xương cùng. Ở liệu pháp này, bác sĩ sẽ nhỏ một dạng keo y khoa chuyên dụng vào xương cùng để hàn gắn lại vết nứt.
Nếu vết nứt gây đau xương cùng liên quan tới tình trạng loãng xương hoặc mật độ xương kém, bệnh nhân cần bổ sung canxi, vitamin D và liệu pháp hormone để hỗ trợ sự hình thành và tổng hợp xương.
Đau xương cùng liên quan mật thiết tới nhiều tình trạng bệnh lý khác. Vì thế, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để hạn chế cơn đau hoành hành và bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.
Xem thêm: Nguyên nhân gây đau xương cụt ở phụ nữ và cách điều trị
Benh.vn (Nguồn HelloBacsi)
Bài viết Những sự thật về tình trạng đau xương cùng không rõ nguyên do đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Chẩn đoán và điều trị ngoại khoa bệnh viêm xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Viêm xương tủy theo đường máu
Đó là một nhiễm trùng xương-tủy xương thứ phát từ ổ nhiễm khuẩn đầu tiên, vi khuẩn lan theo đường máu đến khu trú ở xương và gây viêm xương.
– Thường gặp ở trẻ em hơn người lớn (70-90%), lứa tuổi xương đang phát triển. Bé trai gấp 2-3 lần bé gái.
– Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu vàng (90% trường hợp), có thể gặp liên cầu, các vi khuẩn gram âm.
– Vị trí: thường gặp ở đầu xương trên trẻ nhủ nhi, thân xương ở trẻ lớn, có tuỷ xương lan theo đường máu thể gặp bất kỳ xương nào nhưng thường thấy gần gối xa khủyu.
– Viêm xương có thể tự nhiên, nhưng chấn thương đóng vai trò nào đó của sự khu trú tắc mạch xương trên một cơ quan bị nhiễm khuẩn.
Theo thuyết nghẽn mạch, người ta cho rằng sau một nhiễm khuẩn mủ huyết nào đó, mủ đến khu trú đầu xương là sự nghẽn mạch do vi khuẩn. ở hành xương và đầu xương, ngoài động mạch nuôi chính còn có rất nhiều các mạch nhỏ nuôi dưỡng, do hệ thống mạch nhỏ này làm lưu thông chậm lại làm dễ dàng cho các vi khuẩn ứ đọng và nhiễm khuẩn.
Tuy vậy viêm xương có thể gặp cùng các vị trí khác. Do đó, sau này người ta đã bổ sung thêm thuyết viêm xương là do có sự cảm ứng có trước của cơ thể, khi có vi khuẩn khu trú trở lại, sự mẫn cảm này gia tăng làm tăng số lượng vi khuẩn nhanh chóng và tăng khả năng gây bệnh của vi khuẩn.
Viêm tấy cấp tính khởi đầu ở tủy xương, nhiễm khuẩn lan ra tạo một viêm xương toàn bộ, biểu hiện ban đầu là cương tụ máu và phù nề tủy xương gây tăng áp lực nội tủy chèn ép các tĩnh động mạch nội tủy.
1. Tổn thương trung tâm hành xương
2. Tổn thương dạng khuyết ở vỏ xương
3. Tổn thương đầu xương
4. Tổn thương đầu xương kèm tạo xương mới
5. Viêm xương tủy xương bán cấp nguyên phát
6. Viêm xương tủy xương bán cấp ở hành xương và đầu xương
Viêm sẽ chuyển sang làm mủ ở tủy, kèm theo có phản ứng mô mềm xung quanh xương. Vào ngày 4-5, mủ lan dọc các ống Havers rồi dọc theo ống Volkmann của vách xương cứng ra ngoài xương, tràn đầy dưới màng xương. Nhiễm trùng sẽ làm tắc mạch, làm cho cả một phần xương cứng chìm ngập trong mủ không được nuôi dưỡng (một phần do vùng xương đã bong ra) sẽ bị hoại tử.
Mủ có thể phá hủy màng xương lan ra các mô mềm, vỡ ra da và gây các lỗ rò viêm xương.
Song song quá trình phá hủy có quá trình phục hồi, có tạo xương mới từ phần xương lành, màng xương. Đầu tiên là sự tạo mô hạt và mô xơ giữa vùng xương chết và lành sau này tạo thành xương mới. Do xương trẻ đang ở giai đoạn phát triển, sự tạo xương mới sẽ tăng mạnh làm xương dày to ra và đặc cứng có thể gây biến dạng xương. Tiến triển viêm xương có thể lan đến khớp hoặc dừng lại ở vùng sụn tiếp hợp.
Bệnh khởi đầu rất rầm rộ do một phản ứng toàn thân mạnh mẽ, do sự tăng dị ứng tối đa trên một cơ thể bị mẫn cảm. Thường biểu hiện với bệnh cảnh sau:
– Sốt cao 39-40oC, sốt kéo dài, rét run, mạch nhanh nhỏ, có thể 120-140 lần/phút, bệnh lờ đờ có thể có co giật.
– Đau tự nhiên tại vùng gần khớp gia tăng dần lên, dữ dội đau xiên chéo, xuyên thấu và gia tăng khi ấn mạnh.
– Giảm hoặc mất cơ năng của chi bị viêm (chú ý dễ nhầm gãy xương).
– Sưng toàn bộ chi viêm, da nhợt nhạt hoặc tím đỏ, tĩnh mạch dưới da nổi rõ, lúc đầu da còn căng sau mềm và có thể lùng nhùng.
– Khớp sưng to do phản ứng giao cảm, tuy nhiên đối với trẻ nhũ nhi, viêm có thể lan sang khớp thực sự và gây một viêm khớp mủ.
+ Bạch cầu tăng, VS tăng
+ Cấy máu có thể thấy vi khuẩn (chẩn đoán giá trị)
+ Chọc dò xương để đo áp lực nội tủy, là dấu hiệu tương đối có giá trị để chẩn đoán giai đoạn cấp.
+ Chụp lấp lánh đồng vị phóng xạ và chụp X quang cắt lớp
+ X quang: sau 2 tuần mới có giá trị nhưng phải chụp để so sánh lần sau với hình ảnh loãng xương, phản ứng cốt hóa màng xương. Nếu đã có xương tù (muộn hơn) thì thấy một vùng xương cản quang giữa một vùng sáng không có xương.
Có khoảng 15-25% viêm xương tủy cấp chuyển sang mãn tính do chẩn đoán muộn, điều trị không đúng quy cách. Lâm sàng biểu hiện dấu hiệu âm ỉ tại chỗ, có giai đoạn hết đau rồi đau tái lại, phần mềm sưng nhẹ, ấn hơi đau. Tại chỗ vùng xương viêm to phình, xù xì, da hơi xám, có một vài lỗ dò hình phễu dính sát xương, có thể tái phát các đợt cấp. X quang: điển hình với các dấu hiệu: đặc xương, phản ứng màng xương, xương tù, biến dạng xương…
Trong giai đoạn cấp: là một điều trị cấp cứu, phải dùng kháng sinh thật sớm, mạnh, liên tục, kéo dài, chống sự tiến triển đến làm mủ. Trong lúc chờ kết quả kháng sinh đồ, nên dùng các kháng sinh đặc hiệu gram (+), nên dùng kháng sinh tĩnh mạch, phải dùng ít nhất 4 tuần sau khi tốc độ lắng máu trở lại bình thường.
Có tác giả khuyên nên bơm kháng sinh trực tiếp ổ viêm với cường độ hiệu quả.
– Bất động: để tránh nhiễm khuẩn lan rộng và giúp giảm đau. Nên dùng bột để bất động và bất động liên tục cho đến khi khỏi
– Khi có áp-xe dưới màng xương hoặc phần mềm phải xẻ dẫn lưu mủ.
– Nâng cao thể trạng.
Vài dạng viêm xương tủy không điển hình
Áp-xe Brodie
– Tiến triển kéo dài, do sức đề kháng cơ thể tốt với giới hạn khu trú ổ viêm nhanh, diễn tiến mãn tính từ đầu.
– Lâm sàng: đau âm ỉ tại chỗ, phần mềm sưng nề, ấn đau ít.
– X quang: có vùng tiêu hủy xương hình tròn khu trú đầu xương thường không có xương tù và không gây dò.
– Điều trị: mổ đục ổ viêm, lấy mủ, nhồi cơ hoặc xương xốp, bất động sau mổ và kháng
Viêm xương tủy đặc
Gặp ở xương dài, ống tủy đặc lại bít hoàn toàn.
– Lâm sàng: tương tự áp-xe Brodie
– X quang: đặc toàn bộ xương, không thấy rõ ống tủy.
– Điều trị: nên mổ mở thông tủy, lấy xương tù nếu có.
Bài viết Chẩn đoán và điều trị ngoại khoa bệnh viêm xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>