Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 06 May 2024 08:56:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bật mí những điều cần dạy bảo khi trẻ lên 10 https://benh.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/ https://benh.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/#respond Sun, 05 May 2024 07:27:15 +0000 http://benh2.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/ 10 tuổi, tròn một thập niên trẻ bắt đầu hiểu và ý thức được cuộc sống, thế giới quan xung quanh. Do đó cha mẹ nên dạy bé những bài học quan trọng dưới đây để giúp trẻ hình thành nhân cách, thái độ sống và bản lĩnh vững vàng.

Bài viết Bật mí những điều cần dạy bảo khi trẻ lên 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
10 tuổi, tròn một thập niên trẻ bắt đầu hiểu và ý thức được cuộc sống, thế giới quan xung quanh. Do đó cha mẹ nên dạy bé những bài học quan trọng dưới đây để giúp trẻ hình thành nhân cách, thái độ sống và bản lĩnh vững vàng.

dạy trẻ khi lên 10

Trẻ 10 tuổi cần được dạy những bài học quan trọng để hình thành nhân cách và thái độ sống đúng đắn

Học cách tôn trọng mọi người

Tôn trọng người khác bất kể giới tính hay độ tuổi là một điều quan trọng mà trẻ nên được dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ.

Luôn sẵn sàng bảo vệ quan điểm của bản thân. Nhiều người coi trọng giáo viên và những người khác còn hơn cả con cái họ. Đó là lý do khiến trẻ bất an và không dám thể hiện suy nghĩ của mình.

Lời khuyên: Hãy giải thích cho con hiểu tôn trọng là điều cần thiết nhưng dám nói lên quan điểm của mình cũng rất quan trọng.

Kiến thức quan trọng hơn điểm số

Đôi khi, cha mẹ giận dữ với con cái khi điểm số của con không đáp ứng kì vọng của mình. Tuy nhiên, điểm cao không có nghĩa là hiểu biết nhiều nên trẻ cần hiểu rằng kiến thức còn quan trọng hơn cả điểm số.

Không sợ phạm sai lầm

Không phải ai cũng có khả năng học hỏi từ những sai lầm của người khác và của chính bản thân mình. Vì thế, trẻ nên được cha mẹ khuyến khích tinh thần không sợ thất bại hay mắc lỗi.

Cha mẹ là người bạn của con

Cha mẹ không phải “kẻ thù” của con bởi vậy con hãy nói với cha mẹ khi cần sự giúp đỡ. Tuy nhiên, để trở thành bạn của con và khiến con tin tưởng, cha mẹ nên tránh la mắng con mà hãy cùng con trò chuyện và chia sẻ.

cha mẹ là người bạn của con

Dạy con rằng cha mẹ chính là người bạn thân của con

Nói với thầy cô khi con thấy không khỏe

Trẻ em không nên sợ hãi khi nói về các vấn đề sức khỏe của mình bởi sức khỏe của con còn quan trọng hơn điểm số hay sự tức giận của giáo viên.

Lời khuyên: Cha mẹ nên nhắc con sức khỏe là điều quan trọng và khi thấy không khỏe cần báo với thầy cô giáo.

Nếu không hiểu, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi

Trẻ em nên được giáo dục từ sớm về kĩ năng đặt câu hỏi. Do đó hãy giúp con hiểu rằng thà hỏi khi không biết còn hơn là giả vờ như con biết tất cả mọi thứ.

Cha mẹ nên chỉ cho con biết rằng sống thành thật và tự trọng quan trọng hơn là làm hài lòng người khác.

Học cách nói “không”

Ngoài việc vâng lời trẻ còn biết nói “không” với người lớn, với giáo viên và chính bản thân con trong những trường hợp nhất định.

Theo thời gian, thói quen sẽ hình thành nên tính cách bởi vậy trẻ cần học tính cách mạnh mẽ chứ không phải là một người chỉ tuân theo mọi mệnh lệnh.

Bài viết Bật mí những điều cần dạy bảo khi trẻ lên 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/feed/ 0
Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/ https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/#respond Mon, 22 Apr 2024 05:22:07 +0000 http://benh2.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/ Người Nhật từ lâu đã vô cùng nổi tiếng với những cách dậy con khoa học và rất hiệu quả trong việc giúp hình thành nhân cách tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ. Các bậc làm cha mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo những bí quyết, những chân lý nuôi dạy con của người mẹ Nhật Bản để có thể rút ra kinh nghiệm cho việc nuôi dạy con của chính gia đình mình.

Bài viết Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Người Nhật từ lâu đã vô cùng nổi tiếng với những cách dậy con khoa học và rất hiệu quả trong việc giúp hình thành nhân cách tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ. Các bậc làm cha mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo những bí quyết, những chân lý nuôi dạy con của người mẹ Nhật Bản để có thể rút ra kinh nghiệm cho việc nuôi dạy con của chính gia đình mình.

Chăm sóc trẻ

– Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng. Con dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Hơn 1 tuổi nên ăn 3 bữa một ngày, thực phẩm phải cân bằng và phong phú.

– Không cần ép con ăn, lo con đói vì trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói.

– Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.

– Nếu trẻ không thiếu canxi thì không cần bổ sung. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.

– Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.

– Cho trẻ mặt quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.

– Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.

– Không chiều chuộng bằng cách cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt có ga, bánh kẹo.

– Khi trẻ có triệu chứng cảm lạnh như chảy nước mũi, chỉ cần liên tục nhỏ thuốc muối sinh lý. Không cần uống thuốc. Nếu con có virus cúm mới cần uống thuốc, không uống quá 14 ngày.

– Con sốt phải đưa đến bệnh viện khám, cố gắng yêu cầu xét nghiệm máu.

– Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang

Bữa ăn của trẻ nhất định phải được diễn ra trong ghế ăn.

Dạy trẻ

– Điều quan trọng nhất ở trẻ không phải là cần quá thông minh. Quan trọng nhất là phải có một nhân cách tốt.

– Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.

– Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.

– Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.

– Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

– Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.

Lời kết

Dù mỗi gia đình, mỗi bậc làm cha, làm mẹ có một cách chăm sóc và giáo dục con riêng nhưng những bí quyết nuôi dạy trẻ trên đây của Nhật Bản – một đất nước sản sinh ra những con người tuyệt vời cả về trí tuệ lẫn nhân cách, những con người luôn mang trong mình ý chí vươn lên, cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ vẫn rất đáng để chúng ta quan tâm và tham khảo.

Bài viết Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/feed/ 0
Phụ huynh thông thái sẽ chẳng bao giờ nói những câu này với con https://benh.vn/phu-huynh-thong-thai-se-chang-bao-gio-noi-nhung-cau-nay-voi-con-9478/ https://benh.vn/phu-huynh-thong-thai-se-chang-bao-gio-noi-nhung-cau-nay-voi-con-9478/#respond Fri, 26 Oct 2018 14:08:26 +0000 http://benh2.vn/phu-huynh-thong-thai-se-chang-bao-gio-noi-nhung-cau-nay-voi-con-9478/ Trò chuyện, dạy bảo một đứa trẻ không phải chỉ bằng sự lạnh lùng hay những nguyên tắc là đủ, mà cần hơn hết là sự thấu hiểu, biết chính xác con cần nhận được những gì từ bố mẹ.

Bài viết Phụ huynh thông thái sẽ chẳng bao giờ nói những câu này với con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các nhà tâm lý cho rằng những giới hạn sẽ khiến một đứa trẻ cảm giác an toàn và bình tĩnh hơn. Tuy nhiên, có những sự giới hạn quá đà lại khiến con cảm giác bất an và bị kìm hãm sự phát triển

Trò chuyện, dạy bảo một đứa trẻ không phải chỉ bằng sự lạnh lùng hay những nguyên tắc là đủ, mà cần hơn hết là sự thấu hiểu, biết chính xác con cần nhận được những gì từ bố mẹ.

Trang Bright Side mới đây đã đưa ra một số lời khuyên trong cách ứng xử với trẻ trước những giới hạn, nguyên tắc mà bố mẹ cần thực hiện để đảm bảo những điều tốt đẹp nhất cho con. Đây cũng là những việc mà phụ huynh thông thái sẽ không bao giờ ngăn cấm con cái mình:

Mắc lỗi

Chẳng có ai không bao giờ phạm lỗi cả và trẻ con đương nhiên cũng vậy. Nhưng mọi chuyện sẽ càng trở nên tệ hơn nhiều khi người lớn cứ không ngừng la mắng trẻ vì điều này. Hậu quả là một đứa trẻ sẽ chẳng muốn tự mình làm bất cứ điều gì nữa sau khi đã bị mắng chửi, trù dập quá nhiều như thế.

Khóc

Trẻ nhỏ cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách sinh động hơn nhiều so với người lớn. Nên đừng cấm con khóc hay đưa ra lý thuyết rằng những giọt nước mắt thật sự rất đáng xấu hổ. Tốt hơn hết là cùng trẻ làm chủ cảm xúc của mình, hiểu nguyên nhân vì sao trẻ khóc và tìm cách giải quyết vấn đề đó.

Đặt câu hỏi

Một đứa trẻ khi lớn lên, đang tìm hiểu về thế giới thường luôn mang trong mình rất nhiều những câu hỏi mà đôi khi bố mẹ cũng chẳng thể giải đáp hết được. Có khi đó là về giới hạn trong kiến thức của bố mẹ hoặc có khi là do đang mệt và mất kiên nhẫn nên thường gạt ngang đi những câu hỏi của con.

Tuy nhiên, khoảng thời gian chất lượng mà bạn dành cho con không chỉ giúp ích cho sự phát triển của trẻ mà còn tạo ra kết nối chặt chẽ giữa bạn và con – điều sẽ lưu lại cho đến mãi sau này, khi con bạn đã trưởng thành.

Nói “Không!”

Con cái không phải sinh ra để bị bố mẹ áp đặt mà là một thành viên của gia đình với những quyền lợi riêng. Cấm con không được nói “Không!” với bạn có nghĩa là bạn đã vi phạm biên giới, lãnh thổ của con. Thay vào đó, hãy lập ra một hiệp ước ngầm hoặc tìm cách để giải thích cho con hiểu vì sao thỉnh thoảng con lại phải làm những việc mà bản thân mình không muốn.

Gây ồn ào

Đừng phá hỏng tuổi thơ của con! Hãy để chúng được hát và tạo ra những tiếng ồn, cả sự nhốn nháo nữa. Bởi sau tất cả, đây là thời kỳ duy nhất trong cuộc đời mà chúng được tự do làm tất cả những điều này.

Giữ bí mật

Càng lớn lên, trẻ sẽ càng cần nhiều hơn sự riêng tư. Bạn nên biết về những điều đang diễn ra trong cuộc sống của con nhưng hãy chắc chắn là mình không xâm phạm. Niềm tin của trẻ là vô giá và tốt hơn hết là đừng mạo hiểm đánh mất điều này bằng việc đọc trộm nhật ký hay cố ép chúng nói ra bí mật của mình.

Đòi sở hữu

Trẻ con cũng có quyền sở hữu riêng những món đồ giống như người lớn vậy. Nên chẳng có gì là đáng xấu hổ hay đáng trách nếu chúng tỏ ra tham lam và ích kỷ khi đòi giữ khư khư món đồ của mình.

Tức giận hoặc ghen tị

Mỗi đứa trẻ đều là một cá nhân và chúng cũng có quyền được có những cảm xúc tiêu cực. Hãy nhớ rằng ý chí của chúng vẫn chưa đủ mạnh nên thường gặp vấn đề trong việc kiểm soát bản thân. Nhưng đừng buộc trẻ phải ngừng lại những hành động bộc lộ cảm xúc của mình chỉ bằng việc quy kết rằng con là người xấu.

Sợ hãi

Những đứa trẻ có thể sẽ sợ hãi một bác sỹ hoặc những người họ hàng xa lạ và đó là việc hoàn toàn bình thường. Nhưng đừng khiến trẻ cảm thấy xấu hổ vì điều này mà hãy vỗ về yêu thương rằng đã có bố mẹ ở đây và chẳng có gì phải sợ hãi hay run rẩy cả.

Benh.vn /Theo afamily/Nguồn: Brightside

Bài viết Phụ huynh thông thái sẽ chẳng bao giờ nói những câu này với con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phu-huynh-thong-thai-se-chang-bao-gio-noi-nhung-cau-nay-voi-con-9478/feed/ 0
Những hành vi sai của con trẻ bắt nguồn từ chính cách dạy của cha mẹ https://benh.vn/nhung-hanh-vi-sai-cua-con-tre-bat-nguon-tu-chinh-cach-day-cua-cha-me-9541/ https://benh.vn/nhung-hanh-vi-sai-cua-con-tre-bat-nguon-tu-chinh-cach-day-cua-cha-me-9541/#respond Sun, 16 Sep 2018 07:09:40 +0000 http://benh2.vn/nhung-hanh-vi-sai-cua-con-tre-bat-nguon-tu-chinh-cach-day-cua-cha-me-9541/ Khi một đứa trẻ làm sai, người lớn thường bao biện với nhau rằng: “Trẻ con mà, chấp làm gì”. Chúng ta không thể nào mà cứ bao biện rồi phớt lờ đi như vậy, vì vô hình chung sẽ hình thành nên những thói quen không tốt ở trẻ.

Bài viết Những hành vi sai của con trẻ bắt nguồn từ chính cách dạy của cha mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi một đứa trẻ làm sai, người lớn thường bao biện với nhau rằng: “Trẻ con mà, chấp làm gì”. Chúng ta không thể nào mà cứ bao biện rồi phớt lờ đi như vậy, vì vô hình chung sẽ hình thành nên những thói quen không tốt ở trẻ.

Sự thật lại là tất cả những sai lầm thường gặp của trẻ con đều bắt nguồn từ cách dạy dỗ và thói quen sinh hoạt hàng ngày của ông bà và bố mẹ. Chính điều này khiến bố mẹ cần phải suy nghĩ lại và thay đổi cách hành xử để làm mẫu cho bé.

Con đòi mua bất cứ món đồ chơi nào

Khi đi mua sắm cùng bố mẹ, trẻ thường nghĩ rằng bố mẹ đang chọn những món đồ bất kì tại siêu thị mà không biết thực tế bạn đã lập danh sách những thứ cần mua. Vì vậy, hãy cùng với con lập danh sách những thứ cần mua (nếu con không thể đọc thì có thể vẽ hình để bé hiểu) và cho trẻ nhiệm vụ kiểm tra danh sách mua đồ này.

Bằng cách này, bạn sẽ dạy cho trẻ rằng chỉ mua những thứ cần thiết chứ không được phép mua “vô tội vạ”. Và nhờ đó, trẻ cũng không dám đòi hỏi bố mẹ mua bất cứ món đồ chơi nào chúng thấy.

Hãy để trẻ thành một người mua sắm thông thái từ nhỏ.

Con không nói năng lịch sự

Ngắt lời người khác

Nếu bạn nhắc con “Đừng ngắt lời mẹ!” trong khi sẵn sàng xen vào cuộc nói chuyện của người khác, trẻ sẽ không bao giờ ngoan ngoãn nghe theo lời mẹ.

Thay và đó, hãy dạy con khi nào mọi người nói xong thì mới được tiếp lời, hoặc không được nói xen vào khi có ai đó đang nói chuyện điện thoại. Chẳng hạn, trước khi gọi cho bất kỳ ai, hãy nói với con: “Mẹ sẽ nói chuyện điện thoại ngay bây giờ và mẹ không muốn bị gián đoạn. Mẹ sẽ nói chuyện xong khi kim dài trên đồng hồ đạt đến con số…”.

Nhiều bé thường xuyên chen vào khi người lớn đang nói.

Nói trống không, hỗn xược

Bố mẹ nên dạy cho trẻ về phép lịch sự càng sớm càng tốt. Có những đứa trẻ sẽ tiếp nhận một cách dễ dàng, nhưng cũng có bé sẽ chưa hiểu ngay được. Cách tốt nhất là bố mẹ nên làm mẫu cho bé, không đáp ứng bất cứ điều gì trẻ muốn cho đến khi bé nói một cách lịch sự bằng những cụm từ như “xin chào”, “tạm biệt”, “cảm ơn”, “xin vui lòng”… để con hình thành thói quen tốt.

Trẻ bám mẹ nhằng nhẵng

Một đứa trẻ bám mẹ nhằng nhẵng, quá sợ hãi mỗi khi rời khỏi cha mẹ dù chỉ nửa bước là vì cha mẹ luôn tạo ra rào cản giữa trẻ với các hoạt động hết sức bình thường. Ví dụ: “Con mà chơi cầu trượt, con sẽ bị ngã hay rách quần đấy…”.

Mẹ luôn luôn ở bên cạnh hướng dẫn và cảnh báo cho con mọi chuyện.

Đó là lý do tại sao khi cha mẹ đột nhiên cho trẻ đi chơi đâu đó, đứa trẻ sẽ không thoải mái vui chơi vì chúng luôn sợ có điều gì đó không may xảy ra.

Thay vì cảnh báo những nguy hiểm khiến trẻ sợ hãi, cha mẹ nên dạy trẻ các quy tắc an toàn và tự bảo vệ bản thân.

Gây rắc rối cho người khác

Nếu một người mẹ chỉ quanh quẩn bên trẻ suốt cả ngày, trẻ sẽ không hiểu được rằng sẽ có lúc mẹ phải làm việc khác hoặc đơn giản là làm những gì mình muốn. Chúng sẽ hành xử bản năng kể cả với người lạ. Vì vậy, cần dạy cho trẻ biết rằng cũng có lúc bố/mẹ cần nghỉ ngơi, làm việc, đi ra ngoài… Và không phải cứ cái gì muốn là sẽ được phép thực hiện.

Bố mẹ luôn phải trở thành những người hòa giải bất đắc dĩ.

Trẻ không biết khi nào phải dừng lại

Trẻ con thường không biết đâu là những thông tin mình không nên nói thẳng với người khác. Bé chưa biết ngượng hoặc xấu hổ, chúng cũng không hiểu được tác hại về sau của những câu nói sai hoàn cảnh đó. Điều này, đôi khi cũng khiến cho bố mẹ gặp không ít rắc rối, đặc biệt khi con vô tình làm tổn thương một ai đó.

Ảnh minh họa

Lý do trẻ có thói quen xấu trên chính là vì bố mẹ không dạy trẻ khái niệm về “bí mật gia đình”, bao gồm tất cả những điều con không nên nói với người khác để giữ phép lịch sự. Đồng thời, chính người lớn cũng phải là tấm gương sáng cho trẻ, tuyệt đối không nói xấu, bình luận không hay về người khác sẽ khiến trẻ bắt chước.

Benh.vn (Theo Tri thức trẻ/Nguồn: Brightside)

Bài viết Những hành vi sai của con trẻ bắt nguồn từ chính cách dạy của cha mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-hanh-vi-sai-cua-con-tre-bat-nguon-tu-chinh-cach-day-cua-cha-me-9541/feed/ 0
Nghệ thuật dẹp tật xấu của bé https://benh.vn/nghe-thuat-dep-tat-xau-cua-be-3430/ https://benh.vn/nghe-thuat-dep-tat-xau-cua-be-3430/#respond Tue, 21 Aug 2018 04:36:01 +0000 http://benh2.vn/nghe-thuat-dep-tat-xau-cua-be-3430/ Bé muốn ai động vào đồ chơi của mình, giãy nảy ăn vạ khi đòi thứ gì đó không được… là một vài thói xấu điển hình ở bé mầm non. Vậy làm thế nào để dẹp tật xấu của bé hiệu quả?

Bài viết Nghệ thuật dẹp tật xấu của bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bé muốn ai động vào đồ chơi của mình, giãy nảy ăn vạ khi đòi thứ gì đó không được… là một vài thói xấu điển hình ở trẻ mầm non. Vậy làm thế nào để dẹp tật xấu của bé hiệu quả?

dạy trẻ từ nhỏ

Dạy trẻ từ nhỏ giúp trẻ hình thành nhân cách tốt (ảnh minh họa)

1. Không cho ai động vào đồ chơi

Tình huống: Một em bé hàng xóm sang chơi, chạm vào đồ chơi của bé nhà bạn. Ngay lập tức, bé nhào tới giật lại và giữ đồ chơi khư khư, dù mẹ động viên thế nào cũng nhất định không chia sẻ.

Chia sẻ của chuyên gia: Trước khi nhà có khách, hãy yêu cầu bé chọn 3-4 đồ chơi đặc biệt mà bé không muốn chơi chung cùng ai. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để bé cất đồ chơi ở nơi kín đáo để những bé khác không thể chạm vào. Đồng thời, giải thích với bé những đồ chơi còn lại có thể chơi chung hoặc đặt tên là “đồ chơi chia sẻ”. Nếu bé vẫn khư khư với những món đồ chơi được gọi là chia sẻ thì bạn cần nhắc bé: “Con đồng ý là chơi chung với bạn Tin thứ này rồi mà. Mẹ rất vui nếu con biết chơi cùng bạn”

2. Ăn vạ khi không vừa ý

Tình huống: Bạn đưa con đi siêu thị, bé đòi mua kẹo nhưng bạn nói ở nhà vẫn còn nên không mua cho bé. Bé lăn đùng ra sàn nhà ăn vạ.

Chia sẻ của chuyên gia: Ăn vạ là “đặc trưng” ở bé trước tuổi đi học vì bé chưa đủ khả năng ngôn ngữ để bày tỏ cảm xúc của mình hoặc không muốn “nói nhiều”. Bất kỳ khi nào có thể, cha mẹ nên diễn tả bằng lời những cảm xúc phù hợp, chẳng hạn: “Mẹ biết là con đang tức giận vì không được mẹ mua kẹo. Nhưng mẹ đã giải thích rồi, ở nhà còn nhiều kẹo lắm. Mẹ không thể mua tiếp cho con được”. Sau đó, chỉ cho bé các hoạt động khác để bé quên ăn vạ.

dẹp tật xấu của trẻ

Bé ăn vạ khi không vừa ý, cha mẹ nên làm thế nào?

3. Không muốn chia đồ ăn cho ai

Tình huống: Bạn đưa hai con đi công viên. Bạn yêu cầu bé chia phần đồ ăn cho anh (chị, em) của bé nhưng bé không chịu.

Chia sẻ của chuyên gia: Với các bé mẫu giáo, chia sẻ là một khái niệm khó vì bé vẫn còn khá ích kỷ. Tuy nhiên, nếu được thực hành thường xuyên thì chia sẻ sẽ là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng ở bé. Trong tình huống trên, bạn có thể động viên: “Con chia cam cho em, mẹ vui lắm. Em bé vui mà con cũng thấy vui nữa”. Bé sẽ hiểu cảm giác vui vẻ khi bé làm gì đó tốt đẹp cho người khác. Ngoài ra, cũng nên nói cho bé biết cảm xúc của người khác để bé hiểu sự đồng cảm.

4. Nói dối

Tình huống: Trẻ bắt đầu nói biết nói dối cứ quanh co khi bạn hỏi về đồ chơi mà bé mang từ lớp về.

Chia sẻ của các chuyên gia: Ngay khi thấy những biểu hiện này ở con, bạn cần chấn chỉnh ngay. Giải thích cho bé hiểu nói dối là không tốt. Hành vi tiêu cực này nếu không được xử lý ngay nó sẽ đi theo bé suốt quãng đời còn lại.

4. Lười dọn đồ chơi

Tình huống: Nhà bạn bao giờ cũng bề bộn vì bé rải đồ chơi khắp nơi. Bạn yêu cầu bé dọn và bé từ chối.

Chia sẻ của chuyên gia: Hãy khuyến khích bé dọn dẹp ngay sau khi chơi. Nếu bé nằn nì: “Mẹ dọn đi” thì hãy nắm tay bé và đề nghị: “Mẹ con mình cùng dọn nhé”. Sau đó nên khen ngợi khi bé dọn dẹp sạch sẽ.

5. Không muốn về

Tình huống: Bạn đưa bé sang nhà người thân chơi. Vì bé mải chơi nên không muốn về, dù bị mẹ giục.

Chia sẻ của chuyên gia: Đột nhiên phải đứng dậy đi về làm bé khó thích ứng. Tốt nhất bạn nên cho bé lời cảnh báo: “5 phút nữa là về con nhé’. Cho dù bé chưa hiểu rõ khái niệm thời gian nhưng nhắc nhở trước khiến bé dễ dàng chuyển sang một hoạt động khác hơn.

Nếu sau 5 phút mà bé vẫn “cứng đầu”, bạn có thể dùng biện pháp mạnh tay như một hình phạt. Có thể nghiêm túc hỏi bé: “Con tự đứng lên hay để mẹ phải kéo tay? Hết 5 phút lâu rồi”.

Benh.vn st

Bài viết Nghệ thuật dẹp tật xấu của bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghe-thuat-dep-tat-xau-cua-be-3430/feed/ 0
Những phương pháp dạy con bướng bỉnh vô cùng hiệu quả https://benh.vn/nhung-phuong-phap-day-con-buong-binh-vo-cung-hieu-qua-9120/ https://benh.vn/nhung-phuong-phap-day-con-buong-binh-vo-cung-hieu-qua-9120/#respond Sat, 14 Jul 2018 07:01:35 +0000 http://benh2.vn/nhung-phuong-phap-day-con-buong-binh-vo-cung-hieu-qua-9120/ “Thương cho roi cho vọt” trong nhiều trường hợp không phải là một điều hay trong cách dạy con ngoan. Đòn roi trẻ sẽ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, khi đó trẻ chỉ vâng lời người lớn vì sợ bị đánh đau chứ không phải vì hiểu được vấn đề mà làm một cách tâm phục khẩu phục.

Bài viết Những phương pháp dạy con bướng bỉnh vô cùng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phải làm gì khi con bạn bướng bỉnh không nghe lời? Sử dụng đòn roi, hay chiều theo ý muốn của trẻ sẽ tốt hơn? Bài viết sau đây giới thiệu đến bạn phương pháp dạy con bướng bỉnh cực kỳ hiệu quả, mời các bạn cùng tham khảo.

Trẻ bướng bỉnh

Dạy trẻ bướng bỉnh tưởng dễ mà khó

“Thương cho roi cho vọt” trong nhiều trường hợp không phải là một điều hay trong cách dạy con ngoan. Đòn roi trẻ sẽ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, khi đó trẻ chỉ vâng lời người lớn vì sợ bị đánh đau chứ không phải vì hiểu được vấn đề mà làm một cách tâm phục khẩu phục. Một số phương pháp dạy con bướng bỉnh như sau.

Không coi thường suy nghĩ của trẻ em

Một trong những phương pháp dạy con sai lầm là coi thường suy nghĩ của con. Nhiều người lớn có thói quen xem những lời nói, những ý kiến của con là vặt vãnh, không đáng để ý đến. “Con còn bé lắm, đừng xen vào chuyện người lớn”, hay “trẻ con thì biết cái gì mà nói”… Những lời nói như thế không chỉ khiến trẻ thêm tự ti mà còn giết đi tinh thần ham học hỏi của trẻ. Và cũng chính vì bạn mang tư tưởng coi thường trẻ như vậy, mà trẻ thì luôn nghĩ rằng mình đúng, cho nên mới dẫn đến những hành động của trẻ mà bạn cho là ương bướng.

Không bao bọc quá mức

Yêu thương, chăm sóc con chu đáo đương nhiên là điều tốt, nhưng phải có giới hạn, nếu bạn bao bọc con quá mức thì đã đi ngược lại với phương pháp dạy con bướng bỉnh. Cái gì bạn cũng lo cho con chu đáo, không dám để con tự tay làm gì, sợ con bẩn nên không cho con tự do khám phá thiên nhiên, sợ con làm hỏng đồ nên làm thay con mọi việc nhà…Kiểu thương con này vô tình lại làm hại con. Hoặc làm con mãi là đứa trẻ yếu đuối, nhút nhát, hoặc là con bạn sẽ trở nên ương bướng, tìm mọi cách để được “tự do”.

Không nên dùng roi vọt để dạy con

“Thương cho roi cho vọt” trong nhiều trường hợp không phải là một điều hay trong cách dạy con ngoan. Đối mặt với đòn roi lâu ngày, trẻ sẽ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, khi đó trẻ chỉ vâng lời người lớn vì sợ bị đánh, sợ đau chứ không phải vì hiểu được mình nên làm gì.

Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ dần trở nên lỳ lợm, vô cảm và bướng bỉnh hơn, thậm chí còn có thể có xu hướng bạo lực về sau và dễ bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo. Do đó, bạn hãy luôn ghi nhớ rằng, đòn roi chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, điều quan trọng là hãy tận tình giảng giải cho con hiểu con nên làm gì thì đúng.

Không đổ lỗi cho hoàn cảnh

Một trong những cách dạy con ương bướng hiệu quả là không được đổ lỗi cho hoàn cảnh. Khi một em bé chạy chơi vấp phải ghế ngã. Ba mẹ sẽ lập tức lao đến, xúm xít dỗ dành, liên tục bảo bé “tất cả là tại cái ghế, cái ghế làm bé đau này”. Cứ như thế, bạn đã dần hình thành trong đầu trẻ thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác.

Khi lớn lên, trẻ sẽ mãi không chịu trách nhiệm về mình, và sẽ trở thành một người ương bướng trong mắt mọi người. Vì vậy, nếu như trẻ bất cẩn mà vấp ngã, bạn phải phân tích cho trẻ thấy là do trẻ không cẩn thận, đừng bắt cái ghế phải nhận thay. Và trong những trường hợp tương tự cũng thế, hãy cho trẻ thấy là trẻ sai ở đâu.

Bài viết Những phương pháp dạy con bướng bỉnh vô cùng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phuong-phap-day-con-buong-binh-vo-cung-hieu-qua-9120/feed/ 0
Trẻ 0-3 tuổi có những cột mốc phát triển đáng ghi nhớ nào cha mẹ cần biết? https://benh.vn/tre-0-3-tuoi-co-nhung-cot-moc-phat-trien-dang-ghi-nho-nao-cha-me-can-biet-7374/ https://benh.vn/tre-0-3-tuoi-co-nhung-cot-moc-phat-trien-dang-ghi-nho-nao-cha-me-can-biet-7374/#respond Mon, 24 Jul 2017 06:19:56 +0000 http://benh2.vn/tre-0-3-tuoi-co-nhung-cot-moc-phat-trien-dang-ghi-nho-nao-cha-me-can-biet-7374/ Nhìn con yêu lớn lên từng ngày là niềm hạnh phúc của tất cả các bậc làm cha làm mẹ. Việc cha mẹ nắm bắt được những cột mốc phát triển của con trong giai đoạn 0-3 tuổi sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ cho con yêu của bạn

Bài viết Trẻ 0-3 tuổi có những cột mốc phát triển đáng ghi nhớ nào cha mẹ cần biết? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhìn con yêu lớn lên từng ngày là niềm hạnh phúc của tất cả các bậc làm cha làm mẹ. Việc cha mẹ nắm bắt được những cột mốc phát triển của con trong giai đoạn 0-3 tuổi sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ cho con yêu của bạn

1 tháng

Bé nằm ngửa, tay thường nắm chặt, đá chân, xoay cả cánh tay, nhạy cảm với các loại âm thanh, thể lực còn yếu.

Cha mẹ nên:

– Cho trẻ chơi với xúc xắc

– Cho trẻ bú sữa mẹ để tạo sự gắn bó và tin tưởng, trò chuyện và hát cho bé nghe.

3 tháng

Bé có thể tự chống tay, nâng đầu góc 45 độ, bắt đầu biết quan sát và bắt chước.

Cha mẹ nên:

– Cho bé xem các tranh đơn sắc, thu hút hướng nhìn của trẻ bằng tiếng chuông, xúc xắc, lục lạc.

5-6 tháng

Bé có thể tự ngồi khi có vật đỡ lưng, biết ‘bi bô’ để gây sự chú ý, tạo nhiều dáng nằm khác nhau.

Cha mẹ nên:

– Bắt đầu tập cho bé ăn hoa quả.

6-7 tháng

Bé có thể tự ngồi, xoay người một cách nhanh nhẹn, tay và mắt phối hợp khá tốt, có nhiều biểu hiện cảm xúc qua khuôn mặt.

Cha mẹ nên:

– Cho trẻ chơi bóng mềm, giao tiếp với trẻ nhiều hơn thông qua các bài hát và các câu chuyện.

7-8 tháng

Bé bắt đầu học bò, cầm đồ vật bằng 2 ngón tay, biết 1-2 cử chỉ quen thuộc, ‘bi bô’ nhiều hơn và hiểu một vài từ của người lớn.

Cha mẹ nên:

– Ngồi đối diện khi cho bé ăn.

8-9 tháng

Bé có thể đứng dậy khi bám vào các vật xung quanh, đập các vật để tạo âm than, giao tiếp với người lớn bằng những tiếng chưa rõ nghĩa và bằng ngôn ngữ cơ thể.

Cha mẹ nên:

– Bắt đầu cai sữa và cho bé ăn dặm.

10 tháng

Bé có thể tự đứng lên và bám vào xe đẩy để bước đi chậm, các ngón tay cử động một cách nhanh nhẹn, biết gọi mẹ, thích xem người khác chơi nhưng chưa muốn chơi cùng.

Cha mẹ nên:

– Cho trẻ tập đi bằng cách để trẻ bám vào xe đẩy và tự đi

11-12 tháng

Bé có thể tự đi khi bám vào các vật xung quanh, các ngón tay hoạt bát hơn khi lật các trang giấy, biết nhiều từ hơn, trí tưởng tượng phong phú, nói được những từ đơn giản.

Cha mẹ nên:

– Cho trẻ chơi các trò rèn luyện trí thông minh, cho trẻ tự ăn bằng thìa và bát

12-15 tháng

Bé có thể tự đi, cúi người để nhặt các đồ vật, rất tò mò về thế giới xung quanh, giao tiếp đơn giản, nhớ dai, có nhiều ý kiến bất ngờ, sợ người lạ hoặc đến một nơi xa lạ, rất bám bố mẹ hoặc người thân.

Cha mẹ nên:

– Cho trẻ tự ăn hoa quả nguyên trái

15-18 tháng

Bé cố gắng để tự rửa tay và mặt, học đi toilet, tự cúi và đứng lên, có thể giải quyết mộ số vấn đề nhỏ, thích bắt chước.

Cha mẹ nên:

– Tập cho trẻ nói những câu ngắn và phân biệt các hình dạng đơn giản

18-21 tháng

Bé có thể di chuyển các đồ vật, đã có khoảng 10 chiếc răng, giữ thăng bằng tốt, bắt đầu biết chạy nhảy, tránh né, tự làm một số việc, khá sáng tạo, biết đưa ý kiến và đòi hỏi.

Cha mẹ nên:

– Cho bé chơi các đồ chơi hình con vật, giải các câu đố đơn giản.

21-24 tháng

Bé có thể tự đi rất vững, ít khi ngã, ghi nhớ lâu những điều thú vị, thực hiện các hoạt động cần sự phối hợp của tay và mắt một cách thành thạo hơn, bắt đầu tự làm một vài việc.

Cha mẹ nên:

– Dạy bé tự đi toilet, tự hỉ mũi, tự rửa tay, tự mặc quần áo.

24-30 tháng

Bé tự đi rất vững, tiến hoặc lùi dễ dàng, muốn tự quyết nhưng rất tin ở bố mẹ.

Cha mẹ nên:

– Dạy bé thu dọn bàn ăn

30-36 tháng

Bé có thể kiếm soát tốt những chuyển động của cơ thể, biết nhiều từ diễn tả cảm xúc, dễ xúc động, bắt đầu học cách giao tiếp với mọi người xung quanh, thích chơi với các bạn.

Cha mẹ nên:

– Hướng dẫn bé chơi các trò chơi trí tuệ cho trẻ từ 3-6 tuổi.

Benh.vn (tổng hợp)

Bài viết Trẻ 0-3 tuổi có những cột mốc phát triển đáng ghi nhớ nào cha mẹ cần biết? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-0-3-tuoi-co-nhung-cot-moc-phat-trien-dang-ghi-nho-nao-cha-me-can-biet-7374/feed/ 0
Dạy con theo phương pháp Glenn Doman: Nên bắt đầu như thế nào? https://benh.vn/day-con-theo-phuong-phap-glenn-doman-nen-bat-dau-nhu-the-nao-9283/ https://benh.vn/day-con-theo-phuong-phap-glenn-doman-nen-bat-dau-nhu-the-nao-9283/#respond Wed, 19 Apr 2017 07:04:42 +0000 http://benh2.vn/day-con-theo-phuong-phap-glenn-doman-nen-bat-dau-nhu-the-nao-9283/ Glenn Doman là phương pháp dạy con theo cách giáo dục sớm, đem lại hiệu quả phát triển trí thông minh cho trẻ nhỏ, kích thích phát triển trí thông minh tiềm năng của mỗi đứa trẻ ngay từ lúc sơ sinh. Đây là phương pháp giáo dục do giáo sư Glenn Doman phát minh ra cùng với các cộng sự nghiên cứu và phát triển.

Bài viết Dạy con theo phương pháp Glenn Doman: Nên bắt đầu như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Glenn Doman là phương pháp dạy con theo cách giáo dục sớm, đem lại hiệu quả phát triển trí thông minh cho trẻ nhỏ, kích thích phát triển trí thông minh tiềm năng của mỗi đứa trẻ ngay từ lúc sơ sinh. Đây là phương pháp giáo dục do giáo sư Glenn Doman phát minh ra cùng với các cộng sự nghiên cứu và phát triển.

Ông cũng là người sáng lập Viện Nghiên cứu về thành tựu tiềm năng con người và các phương pháp của ông nhằm giúp cha mẹ khám phá ra tiềm năng to lớn của con mình.

Glenn Doman tin rằng điều quan trọng để nâng cao tiềm năng của một đứa trẻ là trước khi lên 6 tuổi. Ông nhấn mạnh rằng khoảng thời gian từ sơ sinh đến 6 tuổi là rất quan trọng và cha mẹ đóng vai trò lớn trong sự phát triển trí tuệ của con trong việc học chính thức.

Giai đoạn này não của trẻ sơ sinh quá mềm (dễ thích nghi) mà việc học tập không cần quá cố gắng. Bằng cách kích thích tinh thần tích cực cho bé, mẹ có thể củng cố các đường dẫn thần kinh tạo nền móng cho trí tuệ nhận thức, tình cảm và xã hội của bé.

Dạy trẻ theo phương pháp Glenn Doman

   

Mô thức chung của việc dạy con theo phương pháp Glenn Doman đó là dùng các thẻ từ, thẻ số. Ảnh minh họa

Áp dụng chung cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Mô thức chung để dạy trẻ đó là mỗi từ, mỗi số được mẹ chuẩn bị sẵn trên một tấm thẻ (bìa các-tông hoặc mẹ có thể mua bộ từ/ số có bán sẵn). Sau đó, giới thiệu thẻ từ, thẻ số đó với con mỗi ngày, nhiều lần trong ngày.

Chương trình Đọc

Glenn Doman cho rằng việc học đọc là kỹ năng giống như học cách nói chuyện và đi bộ. Do đó, một cơ hội cho con đó là nên được học càng sớm càng tốt, thậm chí là ngay sau khi sinh.

Bao gồm 3 chủ đề, mỗi chủ đề gồm 5 từ. Ví dụ, các chủ đề có thể là “bộ phận của cơ thể”, “trái cây và rau quả”, và “thành viên trong gia đình”. Như vậy, bạn sẽ dạy con được 15 từ.

Mỗi lần giới thiệu cho bé một thẻ từ và đợi ít nhất 15 giây để giới thiệu thẻ từ tiếp theo. Lần lượt giới thiệu hết 15 thẻ từ. Trong một ngày, bạn nên có 3 lần dạy con như thế.

Đến cuối ngày thứ 5, mỗi chủ đề loại bỏ 1 thẻ từ và thay vào đó bằng 1 từ mới tương ứng. Như vậy, đối với 3 chủ đề, mỗi ngày bạn sẽ loại bỏ 3 từ cũ và bỏ vào 3 từ mới.

Làm tương tự việc này từ những ngày thứ 6, thứ 7, thứ 8… trở đi cho tới khi bạn giới thiệu cho con được tất cả những từ mới. Dạy hết chủ đề này đến chủ đề khác, dạy hết từ đơn đến từ ghép.

Chương trình Toán

Bắt đầu bằng 5 số đầu tiên – số từ 1 đến 5 trong ngày đầu. Mỗi lần giới thiệu một thẻ số, lần lượt hết 5 số, thực hiện 3 lần/ngày. Vào ngày thứ hai, giới thiệu thêm 5 thẻ số khác – số từ 6 đến 10.

Đến ngày thứ 5, bỏ 2 số và thêm 2 số khác. Tiếp tục cho đến khi bạn giới thiệu cho con đầy đủ số từ 1 đến 100. Lưu ý là phải xáo trộn các thẻ mỗi lần trước khi giới thiệu thẻ số cho bé.

   

Dạy con theo phương pháp Glenn Doman kết hợp với nhiều cách khác để đem lại hiệu quả tối đa. Ảnh minh họa

Những lưu ý khi dạy con theo phương pháp Glenn Doman

– Quá trình dạy con theo phương pháp này không đem lại hiệu quả tức thì mà cần phải có thời gian. Chính vì thế cha mẹ không nên nôn nóng.

– Song song với việc dạy con học đọc, học toán, cha mẹ cần tạo môi trường hứng thú cho con học để đem lại hiệu quả tốt nhất. Ví dụ như không nên bó buộc trong khuôn khổ học ở nhà mà mọi nơi con đều có thể học, đó có thể là khi đang đi chơi ở công viên hoặc đi đường, hãy khuyến khích con đọc to và rõ những gì con nhìn thấy.

– Việc học đọc của bé nhanh hơn không chỉ dựa vào những con số và chữ mà cần phải dựa vào cả mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con. Cùng con chơi các trò chơi vận động, trò chơi xếp hình để tạo cơ hội nói chuyện, gia tăng tình cảm. Hãy khéo léo đưa việc đọc thẻ từ, thẻ số như một trò chơi chứ không phải là việc học bắt buộc.

– Nên bắt đầu học khi trẻ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng. Dừng khi con muốn dừng. Việc bắt ép con học sẽ không bao giờ đem lại hiệu quả.

– Kết hợp việc học qua thẻ với việc học từ sách, báo, tạp chí…

* Bài viết tham khảo thông tin từ figur8, earlylearningparents, educationaltoysplanet

Benh.vn Theo Vũ Nga (Khám phá)

Bài viết Dạy con theo phương pháp Glenn Doman: Nên bắt đầu như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/day-con-theo-phuong-phap-glenn-doman-nen-bat-dau-nhu-the-nao-9283/feed/ 0
Những cách giúp trẻ nhà bạn thông minh không cần đến flashcard https://benh.vn/nhung-cach-giup-tre-nha-ban-thong-minh-khong-can-den-flashcard-9823/ https://benh.vn/nhung-cach-giup-tre-nha-ban-thong-minh-khong-can-den-flashcard-9823/#respond Tue, 03 Jan 2017 07:23:39 +0000 http://benh2.vn/nhung-cach-giup-tre-nha-ban-thong-minh-khong-can-den-flashcard-9823/ Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần cùng trẻ tham gia các hoạt động đơn giản như chơi với sỏi đá, que gậy và đặc biệt là trò chuyện, ca hát, vỗ về trẻ cũng giúp cho trẻ trở nên thông minh hơn

Bài viết Những cách giúp trẻ nhà bạn thông minh không cần đến flashcard đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần cùng trẻ tham gia các hoạt động đơn giản như chơi với sỏi đá, que gậy và đặc biệt là trò chuyện, ca hát, vỗ về trẻ cũng giúp cho trẻ trở nên thông minh hơn

Trẻ nhỏ bắt đầu học tập từ những ngày đầu đời. Quá trình đó chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố: khả năng nhận biết và ghi nhớ sự vật của con người và hứng thú của mỗi người đến những người xung quanh. Dựa trên nền tảng cơ bản này, chuyên gia tâm lý học Casey Lew Williams thuộc trường Đại học Princeton, Hoa Kỳ, đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về quá trình học tập của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là khía cạnh ngôn ngữ.

Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ nhỏ

Quá trình học tập của trẻ phụ thuộc vào hai yếu tố: khả năng nhận biết và ghi nhớ sự vật của con người và mối quan tâm của mỗi người đến những người xung quanh.

Trong những năm đầu đời, trẻ học tập bằng cách tìm ra những yếu tố quen thuộc trong một đoạn thông tin phức tạp mà trẻ được tiếp xúc, ví dụ như các từ trong một ngôn ngữ. Trẻ sơ sinh đặc biệt giỏi về khả năng này. Từ khi chào đời, trẻ đã bắt đầu nhận thức được các hành động lặp đi lặp lại của bố mẹ và mọi người xung quanh, như chuyển động mắt và miệng, làm ồn, hay ôm ấp vỗ về trẻ. Trẻ dần trở nên thích thú với điều đó. Với những người xung quanh, trẻ học được cách phân biệt hàng triệu lượng thông tin mà mình tiếp xúc và nhận ra sự lặp lại trong đó. Đó là khi trẻ bắt đầu học và bắt chước các hành động đó giỏi hơn bất kỳ ai.

Những trải nghiệm trong cuộc sống là một yếu rất quan trọng tác động đến quá trình học tập của trẻ. Nếu trẻ trưởng thành trong một gia đình giàu có, có điều kiện tốt để học tập và chăm sóc sức khỏe, thì đứa trẻ đó có khả năng phát triển tiềm năng của não bộ tốt và nhanh hơn đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh nghèo túng.

Hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ hay không?

Trẻ nhỏ sinh ra trong gia đình hoàn cảnh khó khăn thường phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn, các nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ sống trong gia đình có điều kiện thường được tiếp xúc với khoảng 10 triệu từ trong 4-5 năm đầu đời. Trung bình, trẻ sinh ra trong gia đình hoàn cảnh hơn chỉ được tiếp xúc với khoảng 1/3 số từ đó trong cùng một khoảng thời gian. Ngôn ngữ, ngoài vai trò là một kỹ năng phức tạp mà con người học được, nó còn là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc học tập các kỹ năng khác như đọc chữ, làm toán và thậm chí là các kỹ năng xã hội.

Bố mẹ có thể làm gì để hỗ trợ quá trình học tập và phát triển của trẻ?

Chơi đùa là yếu tố quan trọng nhất. Trong trường hợp này, bố mẹ không cần mua cho trẻ quá nhiều đồ chơi. Thứ trẻ cần là một vài vật dụng giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ khi chơi, như một vài cái que, hay một vài hòn đá. Dù trong trường hợp nào, bố mẹ cũng nên tham gia vào cuộc vui chơi của trẻ. Quá trình nhận thức cần cho trí tưởng tượng khi trẻ chơi đùa mang lại nhiều lợi ích hơn việc trẻ chỉ ngồi một chỗ nhìn ngắm bộ thẻ flashcash.

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ cần một phương pháp hỗ trợ khác nhau từ bố mẹ. Với trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể chỉ cần trò chuyện, ca hát cho trẻ nghe, hay ôm ấp, vỗ về trẻ. Khi trẻ lớn hơn một chút, những hoạt động đơn giản như lăn quả bóng trên sàn nhà cũng có thể phát huy tác dụng. Việc được tiếp xúc trực tiếp với các hoạt động như vậy có ích cho quá trình học tập và phát triển của trẻ hơn nhiều so với việc chỉ được xem tivi một cách thụ động. Đó là lý do vì sao nhiều tổ chức y tế thường khuyến cáo bố mẹ không nên cho trẻ xem tivi trong suốt hai năm đầu đời.

“Chơi nhiều hơn” dường như là một cách giải quyết khá đơn giản mà lại hiệu quả. Vậy khó khăn là gì?

Nhiều gia đình phải vật lộn kiếm sống thường không dành nhiều thời gian cho trẻ. Họ thường xuyên thay đổi công việc, không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công cộng cơ bản như giao thông, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe; đồng thời họ phải đối mặt với nhiều vấn đề như áp lực hay khủng hoảng tinh thần. Vì thế, học khó có đủ thời gian và năng lượng cho việc chơi đùa với trẻ mỗi ngày

Nhưng nếu họ thực hiện được điều đó, họ có thể tạo ra sự thay đổi to lớn. Cùng giải thích vấn đề này trên cấp độ thần kinh học: trong những năm đầu đời, con người có nhiều kết nối thần kinh hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Nhiều kết nối thần kinh biến mất dần qua thời gian mà bản chất đó là dấu hiệu của quá trình học tập. Những kết nối thần kinh chứa đựng thông tin quan trọng vẫn duy trì hoạt động, trong khi các kết nối khác dần bị thoái hóa. Quá trình phát triển trí tuệ khỏe mạnh là kết quả của hoạt động vui chơi và tiếp xúc trong một thời gian dài. Và thời kỳ sơ sinh là khoảng thời gian tốt nhất để giúp các kết nối thần kinh đó hình thành.

Cẩm nang y học Benh.vn (Theo afamily/ Theo Trí Thức Trẻ)

Bài viết Những cách giúp trẻ nhà bạn thông minh không cần đến flashcard đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-cach-giup-tre-nha-ban-thong-minh-khong-can-den-flashcard-9823/feed/ 0
Phương pháp mới nuôi dạy con làm thay đổi hàng triệu cha mẹ Mỹ https://benh.vn/phuong-phap-moi-nuoi-day-con-lam-thay-doi-hang-trieu-cha-me-my-9695/ https://benh.vn/phuong-phap-moi-nuoi-day-con-lam-thay-doi-hang-trieu-cha-me-my-9695/#respond Fri, 04 Nov 2016 07:21:14 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-moi-nuoi-day-con-lam-thay-doi-hang-trieu-cha-me-my-9695/ Cuốn sách "Nuôi con bằng yêu thương - Dạy con bằng lý trí" về nuôi dạy trẻ được “săn lùng” nhất nước Mỹ - tác giả Jim Fay.

Bài viết Phương pháp mới nuôi dạy con làm thay đổi hàng triệu cha mẹ Mỹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cuốn sách “Nuôi con bằng yêu thương – Dạy con bằng lý trí” về nuôi dạy trẻ được “săn lùng” nhất nước Mỹ – tác giả Jim Fay.

Cuộc sống hiện đại tác động lên mối quan hệ cha mẹ – con cái như thế nào ?

Nhịp sống hiện đại gấp gáp, sự bùng nổ của các thiết bị thông minh, áp lực cuộc sống ngày càng trở nên nặng nề, sự biến đổi môi trường… là những yếu tố tác động lên sự thay đổi mạnh mẽ trong cách nuôi dạy con của hàng triệu cha mẹ Mỹ, cũng như cha mẹ ở các nước khác trên khắp thế giới. Họ bối rối nhiều hơn, hoang mang nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn và thất bại nhiều hơn, cho dù tưởng như họ đã có trong tay vô vàn bí kíp cũng như các phương pháp giáo dục hiện đại, tiên tiến để áp dụng vào việc nuôi dạy con.

Cuốn sách “Nuôi con bằng yêu thương – Dạy con bằng lý trí” chia sẻ các nguyên tắc để khuyến khích cha mẹ trao cho trẻ cơ hội được sống, được trưởng thành một cách vui vẻ và có trách nhiệm. (Ảnh: HM)

Còn những đứa trẻ thì sao? Con cái chúng ta buộc phải lớn nhanh hơn thế hệ cha mẹ của chúng, tuổi thơ rút ngắn lại và ngay từ nhỏ, chúng đã cần phải học cách làm thế nào để chấp nhận và vượt qua những thách thức và áp lực từ bố mẹ và cuộc sống xung quanh: những giờ học thêm, bảng thành tích, lớp học ngoại khóa, các mục tiêu ở từng mốc quan trọng… trở thành lịch trình quen thuộc của nhiều đứa trẻ, thay thế cho các trò chơi vui vẻ ngoài thiên nhiên hay thời gian để gắn kết với gia đình.

Giới thiệu phương pháp “Nuôi con bằng yêu thương –  Dạy con bằng lý trí”

Là những người có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giáo dục gia đình và nuôi dạy trẻ, bác sĩ kiêm nhà tâm lý người Mỹ Foster Cline và diễn giả về nuôi dạy trẻ được “săn lùng” nhất nước Mỹ – Jim Fay đã viết trong cuốn sách “Nuôi con bằng yêu thương, dạy con bằng lý trí” (tựa gốc là “Parenting with love and logic”) của mình rằng: “Chúng ta có thể có một hành trình làm cha mẹ vui vẻ cùng con cái mà không hề phải lên gân, không cần phải “chiến đấu” và cũng chẳng phải vật lộn mỗi đêm trước giờ ngủ, nghĩ xem sẽ phải dùng hình phạt gì vào sáng hôm sau để xử lý con và mình có thời gian làm việc khác. Các con vẫn trở thành những người lớn biết suy nghĩ và sống có trách nhiệm trong tương lai. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được, bằng cách cùng nắm tay con, hỗ trợ con và ở bên cạnh con”.

Với niềm tin đó cộng với nhiều trải nghiệm quý giá, phương pháp “Nuôi con bằng yêu thương – Dạy con bằng lý trí” mà hai tác giả đưa ra trong cuốn sách cùng tên đã trở thành công thức nuôi dạy con thay đổi hành trình làm cha mẹ của hàng triệu cha mẹ Mỹ và cha mẹ của nhiều nước khác trên khắp thế giới, giúp họ thiết lập một mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở tình yêu và sự tin tưởng với con cái và khơi lại niềm vui trong chính trách nhiệm nuôi dạy con của cha mẹ.

Vậy phương pháp “Nuôi con bằng yêu thương – Dạy con bằng lý trí” là gì? Câu trả lời nằm ở 26 thông điệp và 48 viên gạch là những tình huống và câu chuyện gần gũi, thiết thực, đầy đồng cảm mà bất cứ cha mẹ nào cũng có thể gặp phải trong 12 năm đầu đời của con. Các câu chuyện đều được chia sẻ một cách chân thực cùng với những lời khuyên cụ thể, rõ ràng, đầy trách nhiệm nhưng cũng cực kì khách quan của tác giả.

Một ví dụ trong việc thay đổi cách dạy con

“Giờ đi ngủ” là một ví dụ nhỏ. Hẳn là chúng ta ai cũng từng là “nạn nhân” của giờ đi ngủ, khi phải vật vã, hò hét thúc giục con mỗi tối hay bơ phờ thức suốt đêm để đảm bảo giấc ngủ của con được như ý muốn. “Đến giờ đi ngủ rồi!”, “Bố mẹ mệt rồi, con phải đi ngủ đi”, “Sao giờ này mà con còn chưa đi ngủ hả?”… là những gì mà chúng ta thường hay nói với các con, cách nói đó thể hiện sự kiểm soát và áp đặt của cha mẹ lên lũ trẻ và kết quả nhận lại được thường là sự mè nheo hoặc kháng cự. Tác giả Foster Cline và Jim Fay khuyên rằng, “đừng kiểm soát tất cả mọi việc”, “tất cả những gì trẻ muốn chỉ là một chút quyền tự quyết” mà thôi.

Theo gợi ý của tác giả, bạn có thể chia sẻ với con quyền tự quyết bằng cách hỏi con muốn cửa phòng đóng hay mở, bật đèn hay tắt đèn, có muốn nghe bố mẹ đọc truyện trước khi đi ngủ không, có muốn chọn một chiếc gối mới không hay muốn ôm bạn thú bông nào khi ngủ…. Chỉ với một sự thay đổi nho nhỏ đó thôi, cả bạn và con sẽ có những giờ đi ngủ êm ả và thư giãn.

Lời kết

Lắng nghe, tôn trọng, tin tưởng, trở thành hình mẫu để dẫn dắt con một cách kiên nhẫn và chân thành là thông điệp bao trùm lên cuốn sách thú vị này để giúp mỗi cha mẹ tìm được cho mình một cách thể hiện tình yêu thương với con đặc biệt của riêng mình và học cách sử dụng lý trí một cách hiệu quả để việc nuôi dạy con trở nên hạnh phúc hơn.

Bài viết Phương pháp mới nuôi dạy con làm thay đổi hàng triệu cha mẹ Mỹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-moi-nuoi-day-con-lam-thay-doi-hang-trieu-cha-me-my-9695/feed/ 0