Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 15 Aug 2023 09:16:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sự nguy hiểm của việc sa dây rốn và phương án xử trí https://benh.vn/su-nguy-hiem-cua-viec-sa-day-ron-va-phuong-an-xu-tri-9783/ https://benh.vn/su-nguy-hiem-cua-viec-sa-day-ron-va-phuong-an-xu-tri-9783/#respond Fri, 29 Jun 2018 07:22:52 +0000 http://benh2.vn/su-nguy-hiem-cua-viec-sa-day-ron-va-phuong-an-xu-tri-9783/ Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra khi thai khoảng hơn 38 tuần.

Bài viết Sự nguy hiểm của việc sa dây rốn và phương án xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối – sa dây rốn trong bọc ối, hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra khi trẻ về tuần thai cuối và rất nguy hiểm.

Nguy hiểm của tình trạng sa dây rốn

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra khi thai khoảng hơn 38 tuần.

Tình trạng này rất nguy hiểm:

– Gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông khi mẹ chuyển dạ,

– Thai nhi dồn áp lực lên dây rốn gây giảm hoặc ngăn chặn toàn bộ việc cung cấp máu từ mẹ sang bé.

– Bé dễ suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy dẫn đến di chứng.

Tùy từng trường hợp sa dây rốn mà thai nhi có thể tử vong ngay trong bụng mẹ, thậm chí trong thời gian từ vài phút đến gần 30 phút. Vì thế nên khi phát hiện sản phụ bị sa dây rốn thì biện pháp phẫu thuật cứu thai nhi là ưu việt nhất.

Nguyên nhân có thể dẫn tới sa dây rốn

Nguyên nhân do mẹ

Những người đẻ nhiều lần nên ngôi thai bình chỉnh không tốt gây các ngôi bất thường; khung chậu hẹp, méo; có khối u tiền đạo.

Nguyên nhân do thai

Đối với các ngôi bất thường, ví dụ ngôi ngược, ngôi ngang do ngôi không tỳ vào cổ tử cung nên dây rốn có thể sa trước ngôi; sa một chi làm dây rốn sa theo.

Nguyên nhân từ phần phụ của thai

Đa ối làm ối căng quá mức, có thể vỡ đột ngột kéo dây rốn sa theo; dây rốn dài bất thường; rau bám thấp. Ngoài ra, nếu bấm ối trong cơn co khi ngôi còn cao lỏng thì cũng dễ bị sa dây rốn.

Các biện pháp xử lý khi sa dây rốn

Đối với trường hợp sa dây rốn trong bọc ối

Ở các tuyến xã:

Cần tư vấn cho sản phụ nằm đầu thấp, mông cao, không rặn để bảo vệ ối khỏi bị vỡ. Tiêm bắp papaverine 40 – 80mg. Sau đó, nhanh chóng chuyển tuyến trên.

Đối với tuyến huyện:

Phẫu thuật lấy thai ngay.

Sa dây rốn khi đã vỡ ối

Đối với tuyến xã:

Xác định xem dây rốn còn đập không bằng cách kẹp dây rốn vào giữa hai ngón tay để xem dây rốn đập mạnh hay yếu. Đồng thời nghe tim thai trên bụng mẹ. Nếu xác định là thai đã tử vong (dây rốn hết đập, không nghe thấy tim thai) thì không còn cấp cứu (giải thích cho gia đình và sản phụ là thai nhi không còn tim thai và chỉ để cuộc đẻ diễn ra bình thường mà không phải chuyển mổ cấp cứu).

Nếu thai còn sống, cho sản phụ nằm chổng mông, nhẹ nhàng đẩy dây rốn lên. Tiêm bắp papaverine 40 – 80mg nếu cơn co nhanh. Tư vấn cho sản phụ về việc không nên rặn và những diễn biến xấu có thể xảy ra đối với thai nhi. Đồng thời nhanh chóng chuyển lên tuyến trên.

Lưu ý, trước khi chuyển tuyến nếu có điều kiện cần bọc dây rốn bị sa vào gạc lớn tẩm huyết thanh mặn đẳng trương 9‰ ấm, đóng khố vô khuẩn cho sản phụ rồi chuyển ngay lên tuyến trên. Ngoài ra, cũng có thể đặt ống thông Foley và bơm đầy bàng quang bằng 500ml huyết thanh đẳng trương 9‰, dùng kẹp để kẹp đầu ống thông lại nhằm cho đầu thai nhi không xuống thấp hơn.

Đối với tuyến huyện:

Xác định xem dây rốn còn đập không bằng cách kẹp dây rau vào giữa hai ngón tay và nghe tim thai. Nếu thai còn sống phải tìm cách mổ lấy thai ra ngay.

Trong khi chờ đợi mổ, nên cho người bệnh nằm đầu thấp, mông cao để dây rau đỡ bị ép chặt giữa ngôi và tiểu khung. Nếu thai đã tử vong thì theo dõi để cuộc đẻ tiến triển bình thường.

Cho đến nay cũng chưa có biện pháp cụ thể nào để ngăn ngừa hiện tượng sa dây rốn. Vì vậy, nếu mẹ thuộc nhóm những thai phụ có nguy cơ bị sa dây rốn cao đã được các bác sĩ cảnh báo thì nên thường xuyên thăm khám để được phát hiện kịp thời nếu chẳng may bị sa dây rốn. Nhanh chóng lựa chọn nơi đẻ an toàn (có điều kiện mổ đẻ).

Benh.vn

Bài viết Sự nguy hiểm của việc sa dây rốn và phương án xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-nguy-hiem-cua-viec-sa-day-ron-va-phuong-an-xu-tri-9783/feed/ 0
Nguy hiểm thế nào khi dây rốn quá ngắn https://benh.vn/nguy-hiem-the-nao-khi-day-ron-qua-ngan-9786/ https://benh.vn/nguy-hiem-the-nao-khi-day-ron-qua-ngan-9786/#respond Tue, 26 Jun 2018 07:22:56 +0000 http://benh2.vn/nguy-hiem-the-nao-khi-day-ron-qua-ngan-9786/ Dây rốn được coi là ngắn khi nó chưa được 30 cm. Theo số liệu thống kê thì có tới 6% thai nhi có dây rốn quá ngắn. Hiện chưa xác định được nguyên nhân vì sao mà dây rốn lại quá ngắn như vậy nhưng giải thích đơn giản nhất là do thai nhi ít cử động nên dây rốn kém phát triển.

Bài viết Nguy hiểm thế nào khi dây rốn quá ngắn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dây rốn được coi là ngắn khi nó chưa được 30 cm. Theo số liệu thống kê thì có tới 6% thai nhi có dây rốn quá ngắn. Hiện chưa xác định được nguyên nhân vì sao mà dây rốn lại quá ngắn như vậy nhưng giải thích đơn giản nhất là do thai nhi ít cử động nên dây rốn kém phát triển.

Bác sĩ có thể nhận biết được nguy cơ dây rốn ngắn qua các dấu hiệu thai nhi có nhịp tim nhanh, chậm bất thường hoặc bị treo lơ lửng. Thai nhi khó chuyển động đến khung chậu của mẹ.

Dây rốn ngắn sẽ không bình chỉnh được ngôi thai hoặc khiến thai nhi khó cử động, nếu dây rốn quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Thai không nhận được dinh dưỡng và máu nuôi cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Có những trường hợp cá biệt thai nhi không nhận được oxy từ mẹ nên tử vong trong thai kỳ. Phần lớn các ca có dây rốn ngắn sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu dây rốn quá ngắn thì sẽ bị kéo căng quá mức hoặc co thắt lại khiến quá trình trao đổi chất ở thai nhi chậm lại hoặc bị cắt đứt hoàn toàn. Vì thế trẻ sinh ra dễ bị thiếu máu hoặc nhẹ cân.

Lịch sử đã ghi nhận trường hợp ca sinh mổ thành công và bé phát triển bình thường khi chỉ có dây rốn ngắn có 13 cm.

Bài viết Nguy hiểm thế nào khi dây rốn quá ngắn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-hiem-the-nao-khi-day-ron-qua-ngan-9786/feed/ 0
Xoắn dây rốn nguy hiểm khôn lường https://benh.vn/xoan-day-ron-nguy-hiem-khon-luong-9784/ https://benh.vn/xoan-day-ron-nguy-hiem-khon-luong-9784/#respond Sun, 17 Jun 2018 07:22:53 +0000 http://benh2.vn/xoan-day-ron-nguy-hiem-khon-luong-9784/ Xoắn dây rốn có thể xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay bất thường. Ranh giới của việc xoắn dây rốn vô hại và xoắn dây rốn có hại rất khó lường.

Bài viết Xoắn dây rốn nguy hiểm khôn lường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Xoắn dây rốn có thể xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay bất thường. Ranh giới của việc xoắn dây rốn vô hại và xoắn dây rốn có hại rất khó lường.

Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Trung bình, dây rốn sẽ chịu được một vòng xoắn cho mỗi 5 cm dây rốn.

xoan_day_ron

Hiện nay với sự tiến bộ vượt bậc của y học, rất nhiều phương pháp giúp đánh giá sức khỏe thai, hỗ trợ các bác sĩ trong việc đánh giá các nguy cơ và phòng ngừa rủi ro cho mẹ và bé. Các phương pháp đó bao gồm siêu âm doppler mạch máu rốn, động mạch não giữa đo các các chỉ số xung động và chỉ số kháng trở mạch máu; hay đo tim thai (nonstress test, stress test).

Tuy nhiên, những phương pháp này đều không xác định chắc chắn thai sẽ tử vong nếu như kết quả bất thường. Do vậy, khi có một kết quả ghi nhận bất thường, bác sĩ phải tiến hành thêm phương pháp hỗ trợ khác để tránh việc can thiệp quá mức.

Bất thường liên quan đến dây rốn là một trong những rủi ro khó lường nhất trong quá trình theo dõi thai.

Trường hợp an toàn cho mẹ và bé khi bị xoắn dây rốn

Ngày 24-6, BS CKII Nguyễn Thụy Thúy Ái, Trưởng tua trực, cùng êkíp phẫu thuật Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ đã chủ động phẫu thuật lấy thai thành công cho sản phụ tên Lan, 32 tuổi, ngụ xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, Sóc Trăng, trường hợp song thai xoắn dây rốn hiếm gặp

Ca phẫu thuật thành công với sự chào đời của hai bé gái xinh xắn có cân nặng lần lượt là 2.400 g và 1.900 g. Hiện tại tình hình sức khỏe của mẹ và hai bé ổn định, bé có phản xạ bú tốt.

BS CKII Nguyễn Thụy Thúy Ái nhận định: “Đây là một trường hợp thai kỳ nguy cơ cao cho cả mẹ và con do sản phụ bị thiếu máu, mang song thai/con so, một bánh nhau, một buồng ối nên có thể dẫn đến mất tim thai bất cứ lúc nào do xoắn dây rốn. Ngoài ra, mẹ còn có nguy cơ băng huyết sau sanh. Vì vậy, các sản phụ nên đăng ký khám thai và theo dõi thai định kỳ tại BV chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và quản lý thai kỳ cẩn thận. Khi có dấu hiệu bất thường, các sản phụ cần nhập viện sớm để có thể phát hiện các nguy cơ và xử trí kịp thời”.

Trường hợp khác

Ngày 6/6, sản phụ Huỳnh Thị Diệu Thảo (23 tuổi, trú thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) được người thân đưa vào khoa sản bệnh viện GTVT Thừa Thiên-Huế để chờ sinh con. Đến chiều 11/6, chị Thảo chuyển dạ và bị kiệt sức nên người nhà yêu cầu bệnh viện phẫu thuật, nhưng bác sĩ nói sản phụ vẫn bình thường, cho sinh thường không cần mổ.

Người thân xin chuyển chị Thảo lên tuyến trên nhưng bác sĩ của không chấp nhận. Đến 23h30 cùng ngày, sản phụ sinh nhưng em bé bị tím tái và có dấu hiệu chết lâm sàng.

Bệnh viện tiến hành hồi sức tích cực nhưng tình trạng cháu bé không khá lên. Đến lúc này, bệnh viện mới chuyển trẻ đến cấp cứu tại bệnh viện Trung ương Huế, nhưng đến chiều 14/6 thì bé tử vong.

Theo bác sĩ Lý Văn Thắng, giám đốc bệnh viện GTVT Thừa Thiên – Huế, nguyên nhân dẫn đến việc cháu bé sơ sinh tử vong là do bị xoắn dây nhau một vòng ở cổ gây ra ngạt thở.

Đau thương không thể trả bằng tiền cũng không thể chỉ là bài học. Chửa là cửa mả ai cũng biết vậy nhưng chúng ta hãy cố gắng để không phải nói từ “giá như”.

Bài viết Xoắn dây rốn nguy hiểm khôn lường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xoan-day-ron-nguy-hiem-khon-luong-9784/feed/ 0
Dây rốn quá dài bất thường không nên chủ quan https://benh.vn/day-ron-qua-dai-bat-thuong-khong-nen-chu-quan-9785/ https://benh.vn/day-ron-qua-dai-bat-thuong-khong-nen-chu-quan-9785/#respond Sat, 21 Apr 2018 07:22:55 +0000 http://benh2.vn/day-ron-qua-dai-bat-thuong-khong-nen-chu-quan-9785/ Dây rốn làm nhiệm vụ liên kết mẹ và thai nhi. Đây là con đường duy nhất cung cấp dưỡng khí, chất dinh dưỡng, máu để nuôi sống thai nhi. Một đầu dây rốn gắn với nhau thai, nhau thai lại gắn vào tử cung, đầu còn lại của dây rốn nối với thai bằng một lỗ nhỏ trên bụng.

Bài viết Dây rốn quá dài bất thường không nên chủ quan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dây rốn làm nhiệm vụ liên kết mẹ và thai nhi. Đây là con đường duy nhất cung cấp dưỡng khí, chất dinh dưỡng, máu để nuôi sống thai nhi. Một đầu dây rốn gắn với nhau thai, nhau thai lại gắn vào tử cung, đầu còn lại của dây rốn nối với thai bằng một lỗ nhỏ trên bụng.

Trung bình dây rốn dài khoảng 50cm, tuy nhiên cũng có thể dài hoặc ngắn hơn một chút tùy từng người (thông thường dao động từ 40 – 60cm) và có đường kính khoảng 1.5 – 2cm. Bên trong dây rốn có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch, 3 mạch máu này được bao bọc bởi chất thạch warton. Sau khi sinh con xong, bác sĩ sẽ cắt dây rốn cho bé. Đầu dây rốn bị cắt gần sát với bụng bé – gọi là cuống rốn. Cuống rốn có thể khô và rụng hẳn trong vòng 7-21 ngày sau khi em bé chào đời.

Dây rốn quá dài thì nguy cơ trẻ bị tràng hoa quấn cổ càng cao (ảnh minh họa)

Dây rốn có chiều dài trên 60 cm được cho là dây rốn dài. Những em bé có dây rốn quá dài thường có nguy cơ bị tràng hoa quấn cổ cao hơn bình thường. Nguy cơ của thai có dây rốn dài là dây rốn có thể bị thắt nút hoặc dây rốn quấn quanh cổ (tràng hoa quấn cổ) khi thai nhi chuyển động liên tục. Hiện tượng này sẽ vô cùng nguy hiểm khi thai nhi vào những tháng cuối.

– Một số ít trường hợp dây rốn có thể bị cuốn vào nhau, giống như một sợi chỉ rối làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai. Khi ra đời trẻ có thể bị thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng, nhẹ cân.

– Nguy cơ của thai có dây rốn dài là dây rốn có thể bị thắt nút quá chặt khiến thai nhi bị thiếu dưỡng chất, ảnh hưởng quá trình chuyền máu từ mẹ sang nuôi dưỡng thai. Trong quá trình chuyển dạ, nếu bé bị dây rốn quấn quá chặt và cuốn nhiều vòng quanh cổ sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là khi cơn đau đẻ càng kéo dài thì nguy cơ tử vong của bé càng cao.

Tuy nhiên cũng có trường hợp dây rốn được gỡ ra do chính sự chuyển động của thai nhi trước khi sinh nở.

Tràng hoa quấn cổ là một trong những bất thường của thai kỳ. Theo thống kê có khoảng 30% em bé bị dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời. Đây là hiện tượng không thể can thiệp do vậy các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Việc duy nhất nên làm là khám thai định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ theo dõi và là người biết khi nào nên làm gì và sẽ làm gì tiếp theo để tư vấn giúp bạn.

Cẩm nang y học Benh.vn

Bài viết Dây rốn quá dài bất thường không nên chủ quan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/day-ron-qua-dai-bat-thuong-khong-nen-chu-quan-9785/feed/ 0
Các vấn đề bất thường dây rốn thai kỳ https://benh.vn/cac-van-de-bat-thuong-day-ron-thai-ky-9782/ https://benh.vn/cac-van-de-bat-thuong-day-ron-thai-ky-9782/#comments Sun, 04 Jun 2017 07:22:51 +0000 http://benh2.vn/cac-van-de-bat-thuong-day-ron-thai-ky-9782/ Những bất thường xung quanh dây rốn có thể gây ra những nguy hiểm khó lường cho thai nhi ở bất cứ tuần thai nào.

Bài viết Các vấn đề bất thường dây rốn thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dây rốn là nơi gắn kết giữa người mẹ và em bé khi còn trong bụng. Các bất thường của dây rốn có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng liên quan tới sức khỏe của em bé trong bụng mẹ, do đó, việc nhận biết sớm các bất thường này là đặc biệt quan trọng để giúp đảm bảo sức khỏe của bé và mẹ.

Dây rốn bám mép ảnh hưởng gì

Dây rốn thường cắm vào gắn trung tâm cùa bánh nhau. Khi dây rốn cắm vào bờ của bánh nhau, gọi là dây rốn bám mép. Đây là trường hợp hiếm gặp, khoảng 7% thai kỳ; tần suất cao hơn trong trường hợp đa thai. Dây rốn bám mép đa số không có ảnh hưởng gì trong thai kỳ, một số ít trường hợp có thể kèm theo thai suy dinh dưỡng. Tuy nhiên sẽ quan trọng nếu vào chuyển dạ, có thể làm suy thai và đột tử cho thai nếu phần mạch máu của dây rốn nằm vắt ngang qua lỗ cổ tử cung và bị đứt khi cổ tử cung mở ra lúc chuyển dạ.

Dây rốn quá ngắn ảnh hưởng gì

Dây rốn được coi là ngắn khi nó chưa được 30 cm. Bác sĩ có thể nhận biết được nguy cơ dây rốn ngắn qua các dấu hiệu thai nhi có nhịp tim nhanh, chậm bất thường hoặc bị treo lơ lửng. Dây rốn ngắn sẽ không bình chỉnh được ngôi thai hoặc khiến thai nhi khó cử động, nếu dây rốn quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi.

Thai không nhận được dinh dưỡng và máu nuôi cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Có những trường hợp cá biệt thai nhi không nhận được oxy từ mẹ nên tử vong trong thai kỳ. Phần lớn các ca có dây rốn ngắn sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Dây rốn bám màng ảnh hưởng gì

Trong trường hợp dây rốn cắm vào màng thai nhưng màng thai lại cách xa bánh nhau một đoạn, gọi là dây rốn bám màng. Gặp ở 1% các trường hợp đơn thai. Đoạn đường từ chỗ cắm vào màng thai cho tới bánh nhau thì các mạch máu nhau thai không được bảo vệ bằng chất nhầy của dây rốn. Nếu những mạch máu này chạy ngang qua lỗ trong cổ tử cung, thì gọi là mạch máu tiền đạo. Mạch máu tỉền đạo có thể là một nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo ở tam cá nguyệt thứ ba.

Dây rốn quá dài ảnh hưởng gì

Những em bé có dây rốn quá dài thường có nguy cơ bị tràng hoa quấn cổ cao hơn bình thường. Dây rốn có chiều dài từ 60 – 70 cm được cho là dây rốn dài. Nguy cơ của thai có dây rốn dài là dây rốn có thể bị thắt nút hoặc dây rốn quấn quanh cổ (tràng hoa quấn cổ) khi thai nhi chuyển động liên tục. Hiện tượng này sẽ vô cùng nguy hiểm khi thai nhi vào những tháng cuối.

Tràng hoa quấn cổ là một trong những bất thường của thai kỳ. Theo thống kê có khoảng 30% em bé bị dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời. Đây là hiện tượng không thể can thiệp do vậy các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Việc duy nhất nên làm là khám thai định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường. Các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh thường hay sinh mổ tùy theo tình trạng của thai nhi.

Xoắn dây rốn ảnh hưởng gì

Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Lúc này, lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho thai nhi.

Xoắn dây rốn có thể xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay bất thường. Ranh giới của việc xoắn dây rốn vô hại và xoắn dây rốn có hại rất khó lường.

Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Trung bình, dây rốn sẽ chịu được một vòng xoắn cho mỗi 5 cm dây rốn. Bất thường liên quan đến dây rốn là một trong những rủi ro khó lường nhất trong quá trình theo dõi thai.

Sa dây rốn ảnh hưởng gì

Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra khi thai khoảng hơn 38 tuần. Hiện tượng này dễ gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Nếu lấy thai ra chậm, bé dễ suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy.

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Tình trạng này rất nguy hiểm vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông khi mẹ chuyển dạ, thai nhi dồn áp lực lên dây rốn gây giảm hoặc ngăn chặn toàn bộ việc cung cấp máu từ mẹ sang bé.

Nếu mổ cấp cứu lấy thai chậm, thai nhi sẽ bị suy hô hấp, hôn mê và tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ bị tổn thương não do thiếu ôxy dẫn đến di chứng. Tùy từng trường hợp sa dây rốn mà thai nhi có thể tử vong ngay trong bụng mẹ, thậm chí trong thời gian từ vài phút đến gần 30 phút. Vì thế nên khi phát hiện sản phụ bị sa dây rốn thì biện pháp phẫu thuật cứu thai nhi là ưu việt nhất.

Vì vậy nếu mẹ thuộc nhóm những thai phụ có nguy cơ bị sa dây rốn cao do bác sĩ cảnh báo thì nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để được phát hiện kịp thời nếu chẳng may bị sa dây rốn.

Bài viết Các vấn đề bất thường dây rốn thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-van-de-bat-thuong-day-ron-thai-ky-9782/feed/ 7