Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 18 Jul 2023 04:57:20 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những kỹ năng sinh tồn thiết yếu đối với trẻ https://benh.vn/nhung-ky-nang-sinh-ton-thiet-yeu-doi-voi-tre-9121/ https://benh.vn/nhung-ky-nang-sinh-ton-thiet-yeu-doi-voi-tre-9121/#respond Mon, 09 Mar 2020 07:01:36 +0000 http://benh2.vn/nhung-ky-nang-sinh-ton-thiet-yeu-doi-voi-tre-9121/ Ngày nay, nhiều cha mẹ đã chú ý dạy con kỹ năng để xử lý những tình huống nguy hiểm như đi lạc, ngã xuống nước, tình huống cháy nổ…

Bài viết Những kỹ năng sinh tồn thiết yếu đối với trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kỹ năng sinh tồn thiết yếu cho trẻ là những thứ lẽ ra cần trang bị đầu tiên và đầy đủ. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh đang không làm tốt việc này dẫn tới hậu quả là trẻ phát triển không đồng đều, quá tập trung kiến thức chuyên môn mà quên đi kỹ năng sống cơ bản. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về những kỹ năng sinh tồn thiết yếu dành cho trẻ, bậc phụ huynh nào cũng nên biết.

Trẻ em đang chơi đùa với biển
Trẻ được chơi đùa với tự nhiên là một cách phát triển kỹ năng sinh tồn hiệu quả

1. Khi bị lạc trẻ phải làm gì

Dặn trẻ dừng ngay tại điểm mình bị lạc.

Lúc mình được 4 tuổi, bố hay dẫn mình đi ăn quà vặt, đi chơi vào mỗi sáng chủ nhật. Có lần, mình bị lạc ngay ở đoạn trước cổng chợ. Người qua lại đông kinh khủng, mình hoàn toàn mất phương hướng vì mình bé tẹo, lọt thỏm giữa rừng người, nhưng mình nhớ lời ông dặn là khi bị lạc thì luôn đứng yên ở chỗ bị lạc, không được tự ý đi lang thang. Mình đang mếu máo thì ông quay ngược lại và tìm thấy mình. Điều này, mình đã nhắc lại với các con.

– Nếu tìm sự giúp đỡ thì đối tượng có thể tin tưởng là những người mặc đồng phục như cảnh sát, nhân viên an ninh, nhân viên của địa điểm mình đang bị lạc để nhờ gọi điện thoại cho bố mẹ hoặc thông báo trên loa

– Mẹo vặt giúp con gây tiếng ồn khi bị lạc (trường hợp trẻ không có điện thoại).

Khi cho con đi chơi ở những khu vui chơi quá rộng, người đông, khó tìm được nhau, giống như Disney Land chẳng hạn, bố mẹ nên bỏ vào túi con một chiếc còi đồ chơi để chúng có thể thổi khi lạc bố mẹ hoặc rơi vào tình huống bị làm cho sợ hãi.

2. Ở nhà một mình

Nguyên tắc là không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ nhưng nếu thấy có người có vẻ cố tình rình rập ở cửa để vào nhà thì trẻ nên bật TV thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để kẻ lạ mặt nghĩ trong nhà có người lớn .

3. Dạy chúng bơi, thoát hiểm khi ô tô ngập nước

4. Dạy chúng cách sơ cứu như rửa vết thương, khử trùng vết thương, dán băng y tế đơn giản…

5. Khi bố mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn

Ở tủ lạnh, mình luôn treo một danh sách các số điện thoại quan trọng như xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát… Dạy trẻ cách gọi điện tới số cấp cứu khi cần, nếu dùng điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa có thể giúp đỡ bố/mẹ, người đang ở trong trạng thái bị thương chẳng hạn.

6. Xác định thực phẩm nào ăn được trong trường hợp cần sống sót

Không phải đi đâu xa, thiết thực nhất là ngay tại trong nhà, nhiều trẻ ở thành phố hoàn toàn lúng túng khi bị đói lúc chỉ có một mình. Trước đây có trường hợp một bé tuổi mẫu giáo đã sống sót khi bị bỏ quên trong nhà nhiều ngày nhờ biết tự mở tủ lạnh, lôi tất cả những thứ có thể ăn được như trứng sống ra ăn. Trẻ em ở phố hầu hết ít để ý tới điều này.

Nếu cần nước, ngoài nước đóng chai, nước vòi chúng có thể tìm những nguồn nước an toàn khác như mở ấm nước điện vẫn đang còn nước, dùng đá trong tủ lạnh làm tan chảy,

7. Thức ăn hỏng, mốc

Dạy chúng xác định thực phẩm trông như thế nào là đã hỏng, mốc, không còn có thể ăn được (trong sinh hoạt hàng ngày).

Nếu ai sống ở môi trường có đất đai, gần thiên nhiên thì dạy con cách nhận diện, xác định nguồn thực phẩm từ cây quả, thảo dược.

8. Thoát nạn khi có hỏa hoạn, động đất

Dạy chúng về các thao tác thoát hiểm như khi có hỏa hoạn, có động đất, trong trường hợp nguy cập nhất, phải lánh nạn thì cố gắng nhặt theo thứ cần kíp nhất, như điện thoại, chai nước (đồ ăn, đèn pin, nếu có thể), vật dụng nào gây tiếng ồn như còi (đồ chơi bình thường bố mẹ vẫn rất ghét ý lại rất có ích trong nhiều trường hợp đấy nhé).

9. Dạy chúng cách đi đường một mình an toàn

Dạy trẻ các đi lại an toàn. Nhìn biển số xe, nhớ số xe, nhớ để nhận dạng những tòa nhà hay biển hiệu quan trọng trên con đường lạ chúng đi qua là rất cần thiết. Ngoài ra, chúng cần mang theo điện thoại và đảm bảo là không được chơi games đến vạch pin cuối cùng vì rất có thể nó sẽ cần vào lúc cấp thiết.

10. Dạy trẻ cách phòng tránh nguy hiểm

Đối với trẻ nhỏ, dạy tự vệ không quan trọng bằng việc phòng tránh mối nguy hiểm, vì chúng quá nhỏ, nếu gặp kẻ gian là người lớn thì chúng khó mà chống cự được, vì vậy cần dạy con:

– Dạy trẻ không nhận bất cứ món đồ ăn nào từ người lạ, không nói chuyện. Ở trường, ngoài giáo viên ra, con không được tiếp nhận và tin vào bất cứ một thông tin gì khác lạ so với thường ngày mà không tự miệng bố mẹ dặn dò.

– Dặn con cố gắng tránh đi vào toilet ở nơi công cộng một mình, nếu có bạn đi cùng thì cũng không la cà lâu ở bên trong. Nếu có anh, chị, em thì luôn đi với nhau, trông chừng nhau ở những nơi thế này.

– Trường hợp bỗng bị kẻ nào lôi đi mà không thể bỏ chạy được vì bị túm giữ thì kháng cự bằng cách đu chặt lấy chân kẻ gian, cố gắng nằm xoài ra đất, dùng sức nặng của cơ thể mình víu xuống và kêu gào hết sức có thể, để cản trở việc kẻ gian di chuyển (như lôi vào xe).

11. Dạy chúng kỹ năng nhóm lửa, làm chín thức ăn…

Cách nhóm lửa làm sao để tránh phồng rộp tay mà lửa vẫn cháy, cách làm chín thực phẩm cũng vô cùng cần thiết, mở nắp hộp đồ ăn nhanh, cách dùng tấm khăn, vải để lọc nước bẩn và đun chín ở trường hợp bị khát ở nơi không có nước sạch, cách dựng lều hoặc che phủ kín toàn thân để ngủ mà không bị muỗi…

Bố mẹ cũng có rất nhiều điều phải học để bảo vệ con mình trước khi dạy con mình những kỹ năng sống sót cần thiết.

Một ví dụ nhỏ thế này: Phóng sự về một vụ trẻ con bị bắt cóc ở một khu vui chơi. Kẻ bắt cóc đã nhanh tay thay đồ cho đứa trẻ. Nhân viên an ninh của khu vui chơi đã được huấn luyện cho những công việc này nên họ đã chặn tất cả các cửa và dặn cha mẹ đứa trẻ là phải chú ý tới đôi giầy của mỗi đứa trẻ để nhận diện con chứ đừng nhìn lướt qua quần áo, vì kẻ bắt cóc thường chỉ kịp thay quần áo chứ ít chú ý tới giầy dép. Thật là một kinh nghiệm hữu ích.

Bài viết Những kỹ năng sinh tồn thiết yếu đối với trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-ky-nang-sinh-ton-thiet-yeu-doi-voi-tre-9121/feed/ 0
Kỹ năng thoát hiểm khi mắc kẹt trong ô tô https://benh.vn/ky-nang-thoat-hiem-khi-mac-ket-trong-o-to-66224/ https://benh.vn/ky-nang-thoat-hiem-khi-mac-ket-trong-o-to-66224/#respond Wed, 07 Aug 2019 16:45:53 +0000 https://benh.vn/?p=66224 Câu chuyện thương tâm về cậu bé bị bỏ quên trên ô tô đã làm dấy lên nỗi lo của các bậc phụ huynh. Để tránh những tai nạn thương tâm tương tự xảy ra, tất cả mọi người nên biết kỹ năng thoát hiểm khi mắc kẹt trong ô tô.

Bài viết Kỹ năng thoát hiểm khi mắc kẹt trong ô tô đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Câu chuyện thương tâm về cậu bé bị bỏ quên trên ô tô đã làm dấy lên nỗi lo của các bậc phụ huynh. Để tránh những tai nạn thương tâm tương tự xảy ra, tất cả mọi người nên biết kỹ năng thoát hiểm khi mắc kẹt trong ô tô.

Không phải chỉ có trẻ em mà nhiều người lớn cũng chưa chắc đã biết hết được những điều cần làm để thoát hiểm khi mắc kẹt trong ô tô. Dưới đây là những điều chúng ta cần biết và hướng dẫn cho trẻ trong trường hợp này

1.Cố gắng giữ bình tĩnh

Khi bị mắc kẹt do bị bỏ quên hay ô tô bị tai nạn hay bất cứ lý do gì, nếu quá sợ hãi và lo lắng thì sẽ làm bạn rối trí và không nghĩ được biện pháp thoát thân an toàn.

Đặc biệt nếu bị kẹt trong ô tô đóng kín với thể tích khí Oxi còn lại rất hạn chế , hoảng loạn sẽ làm cơ thể hô hấp mạnh hơn và dễ dẫn tới ngạt do thiếu Oxi

Vì thế hãy hít 1 hơi thật sâu thở ra từ từ hoặc nắm chặt bàn tay và đếm chậm từ 1 tới 5 để lấy lại bình tĩnh.

2. Phát tín hiệu cầu cứu

a) Bấm còi xe :

Còi xe ô tô phần lớn được thiết kế nằm ở trên vô lăng và còi hoạt động ngay cả khi xe không khởi động. Hãy thử tất cả các nút bấm trên vô lăng nếu như bạn không biết đâu mới chính xác là nút còi xe.

b) Bấm đèn cảnh báo

Đây là đèn được thiết kế hoạt động độc lập ngay cả khi xe không khởi động. Hãy dạy trẻ cách tìm nút có ký hiệu như sau để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh

c) Gọi điện thoại cho người thân

Gọi điện thoại cho người thân của bạn ngay lập tức nếu có thể. Nếu bé có điện thoại liên lạc hãy dạy cho bé cách gọi điện cho bố hoặc mẹ , cô giáo chủ nhiệm hoặc số điện thoại cấp cứu như 113

3. Tự thoát khỏi xe

a) Mở cửa xe từ phía trong

Thực sự thì đa số cửa xe có thể mở được từ phí trong dù đã bị khóa bằng chìa khóa điện ở bên ngoài. Hãy chỉ cho trẻ cách tiến đến vị trí cầm lái và tìm cần kéo mở cửa

b) Dùng búa thoát hiểm

Búa thoát hiểm được thiết kế cho trường hợp cần đập vỡ kính xe khẩn cấp. Thường được gắn ở các vị trí gần cửa sổ hai bên xe. Với thiết kế chỉ cần dùng một lực không quá lớn sẽ làm kính xe vỡ ra và giúp bạn có thể thoát ra khỏi xe. Lớp kính xe được thiết kế để khi vỡ các mảnh kính sẽ không làm người dùng bị thương.

Hãy chỉ cho trẻ thấy vị trí tìm búa và chỉ cho bé cách sử dụng .

c) Đập cửa kính

Một số xe ô tô có thể không được trang bị búa thoát hiểm thì trong trường hợp này cần tìm những vật có sức nặng và có đầu nhọn để cố gắng đập vỡ kính xe. Hơn nữa khi đó có thể giúp phát ra tiếng động lớn để thu hút sự chú ý của mọi người.

Benh.vn

Bài viết Kỹ năng thoát hiểm khi mắc kẹt trong ô tô đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ky-nang-thoat-hiem-khi-mac-ket-trong-o-to-66224/feed/ 0
Bộ quy tắc quan trọng cha mẹ cần biết để bảo vệ con tránh nạn ấu dâm https://benh.vn/bo-quy-tac-quan-trong-cha-me-can-biet-de-bao-ve-con-tranh-nan-au-dam-9246/ https://benh.vn/bo-quy-tac-quan-trong-cha-me-can-biet-de-bao-ve-con-tranh-nan-au-dam-9246/#respond Sat, 22 Dec 2018 04:03:58 +0000 http://benh2.vn/bo-quy-tac-quan-trong-cha-me-can-biet-de-bao-ve-con-tranh-nan-au-dam-9246/ Ấu dâm phát triển trong xã hội hiện đại ngày càng táo tợn với muôn hình, muôn vẻ khác nhau khiến xã hội bức xúc và lo ngại. Với mục đích ngăn ngừa, bảo vệ các em khỏi xâm hại, cha mẹ Việt cần nắm bắt được bộ quy tắc “Không được sờ vào đây” của Châu Âu, để hướng dẫn con em mình cách tự bảo vệ.

Bài viết Bộ quy tắc quan trọng cha mẹ cần biết để bảo vệ con tránh nạn ấu dâm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ấu dâm phát triển trong xã hội hiện đại ngày càng táo tợn với muôn hình, muôn vẻ khác nhau khiến xã hội bức xúc và lo ngại. Với mục đích ngăn ngừa, bảo vệ các em khỏi xâm hại, cha mẹ Việt cần nắm bắt được bộ quy tắc “Không được sờ vào đây” của Châu Âu, để hướng dẫn con em mình cách tự bảo vệ.

Người lạm dụng thường là quen biết, tin tưởng

Đa số các trường hợp, người lạm dụng tình dục trẻ em là người mà các em biết rõ và tin tưởng. Người đó có thể là một người lớn và cũng có thể là một đứa trẻ khác. Do đó, cha mẹ cần dạy con bằng quy tắc “Không được sờ vào đây.”

Trước đó vào năm 2012, để bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành và lạm dụng, Châu Âu triển khai một chiến dịch có tên là “Xây dựng một châu Âu cho trẻ em” với khẩu hiệu “1 trên 5”, ý nói cứ năm trẻ thì có một trẻ bị lạm dụng tình dục.

Để phòng tránh lạm dụng tình dục trẻ em, Hội đồng châu Âu đã phát triển một ý tưởng với mục đích giúp đỡ những bậc cha mẹ có thể nói chuyện một cách đơn giản với con mình về quyền: “Xác định ranh giới những bộ phận kín trên cơ thể” của trẻ, dạy trẻ nói KHÔNG với bàn tay động chạm vào trẻ mà trẻ thấy khó chịu và giúp trẻ hiểu rằng, trẻ có thể nói chuyện một cách tin tưởng với những người chăm sóc cho các em.

Những ý tưởng đó gói gọn trong một quy tắc: “Không sờ vào đây” (“đây” chỉ phần cơ thể của trẻ được bảo vệ bởi quần áo lót, một số nước nói tiếng Anh gọi là “Quy tắc quần lót”). Quy tắc “Không sờ vào đây” gồm năm điểm quan trọng có thể giúp cha mẹ bảo vệ con mình khỏi kẻ ấu dâm.

Bộ quy tắc “Không sờ vào đây”

1. Cơ thể con là của con, không ai có quyền xâm phạm

Phải dạy cho trẻ rằng: “Cơ thể của con thuộc về con và không một ai có quyền động chạm vào con nếu chưa được sự đồng ý của con”. Nói với con một cách thẳng thắn và trực tiếp ngay từ khi còn nhỏ về giới tính và các bộ phận kín trên cơ thể bằng cách dùng từ chính xác để gọi tên các bộ phận đó, để trẻ phân biệt được đâu là bộ phận sinh dục và các bộ phận khác trên cơ thể. Giúp trẻ hiểu rằng: bộ phận nào bị cấm động chạm tới.

Trẻ có quyền từ chối một người khác âu yếm, ôm hôn ngay cả khi người đó là một người mà trẻ yêu mến. Dạy cho trẻ nói “KHÔNG” một cách dứt khoát và ngay lập tức với những động chạm vào những bộ phận được bảo vệ bằng quần áo lót.

2. Dạy trẻ phân biệt “Cử chỉ bình thường” – “Cử chỉ khiếm nhã”

Trẻ em thường không phân biệt được đâu là một hành động bình thường và một hành động khiếm nhã. Hãy nói cho trẻ rằng: sẽ là không tốt nếu một người nhìn hoặc sờ vào bộ phận kín của trẻ hoặc đề nghị trẻ nhìn và sờ vào bộ phận kín của người đó.

3. Dạy trẻ nhận biết “Bí mật tốt” – “Bí mật xấu”

“Bí mật” là một trong những công cụ mà các tội phạm ấu dâm thường sử dụng. Đó là lý do tại sao cha mẹ phải dạy trẻ phân biệt được sự khác nhau giữa “một bí mật tốt” và “một bí mật xấu”.

“Tất cả những bí mật gây ra sự lo lắng, ốm đau, sợ hãi, buồn chán thì không bao giờ được giữ kín một mình, những bí mật đó cần được kể lại với một người lớn có sự tin tưởng cao (bố mẹ, ông bà, thầy cô giáo, bác sỹ, cảnh sát,…).

4. Hãy đảm bảo rằng trẻ sẽ biết tìm đến ai nếu cảm thấy lo lắng, sợ hãi

Trẻ em là nạn nhân của ấu dâm thường có cảm giác nhục nhã, tội lỗi và sợ hãi. Người lớn cần tránh tạo ra những cấm kỵ liên quan tới giới tính khiến trẻ không dám chia sẻ khi bị xâm hại. Hãy đảm bảo rằng trẻ sẽ biết tâm sự với ai nếu trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi và buồn chán. Trẻ có thể cảm nhận được những điều sai trái nên người lớn cần quan tâm tới những cảm xúc và hành vi của trẻ. Trẻ cần phải cảm thấy an tâm khi nói chuyện với bố mẹ về những chủ đề giới tính.

Ngoài ra, cha mẹ cần giúp trẻ chọn ra những người lớn mà trẻ có thể tin tưởng và người đó có thời gian để sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ trẻ khi gặp bất an. Một trong những người được trẻ chọn phải sống cùng trẻ. Trẻ phải biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ của những người này khi cần thiết.

5. Dạy trẻ phòng tránh xâm hại từ người quen và người lạ

Phòng tránh những kẻ ấu dâm là người quen:

Trong đa số các trường hợp, những kẻ ấu dâm là người quen của trẻ. Bởi vậy cha mẹ cần tìm hiểu và ghi nhớ những thủ đoạn dụ dỗ của những kẻ ấu dâm bị phanh phui. Cha mẹ nên xây dựng một quy tắc gia đình để trẻ kể lại chuyện về những ai cho quà, ai đề nghị trẻ giữ bí mật hoặc những ai đang cố gắng tìm cách để ở một mình với trẻ…

Phòng tránh những kẻ ấu dâm là người lạ:

Dạy trẻ những quy tắc đơn giản khi tiếp xúc với người lạ – không bao giờ được lên ôtô, xe máy với một người lạ, không bao giờ được nhận quà hay một lời mời của một người lạ…

Xem thêm: Hậu quả từ hành vi xâm hại tình dục trẻ em

Bài viết Bộ quy tắc quan trọng cha mẹ cần biết để bảo vệ con tránh nạn ấu dâm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bo-quy-tac-quan-trong-cha-me-can-biet-de-bao-ve-con-tranh-nan-au-dam-9246/feed/ 0
Trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ https://benh.vn/trang-bi-ky-nang-tu-bao-ve-ban-than-cho-tre-4706/ https://benh.vn/trang-bi-ky-nang-tu-bao-ve-ban-than-cho-tre-4706/#respond Fri, 09 Feb 2018 05:08:53 +0000 http://benh2.vn/trang-bi-ky-nang-tu-bao-ve-ban-than-cho-tre-4706/ Bản tính của trẻ nhỏ là hiếu động, tò mò, ham khám phá trước những điều lạ lẫm xung quanh. Các bậc phụ huynh lại không có thời gian để theo sát con liên tục, bảo vệ trẻ khỏi những tình huống xấu. Vì vậy dạy cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm là vô cùng cần thiết.

Bài viết Trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bản tính của trẻ nhỏ là hiếu động, tò mò, ham khám phá trước những điều lạ lẫm xung quanh. Các bậc phụ huynh lại không có thời gian để theo sát con liên tục, bảo vệ trẻ khỏi những tình huống xấu. Vì vậy dạy cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm là vô cùng cần thiết.

Trang bị kỹ năng cho trẻ như  thế nào?

Trẻ thường học theo những thói quen hàng ngày của cha mẹ như ngồi ăn đúng tư thế (Ảnh minh họa)

Kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ sẽ được hình thành một cách tự nhiên từ những thói quen tích cực, lành mạnh trong sinh hoạt hằng ngày của những người thân trong gia đình như rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi ngủ, không dùng chung các vật dụng cá nhân, …Do đó, nếu muốn dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân thì trước hết người lớn cần thực hành để trẻ quan sát, học hỏi.

Những kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ bản thân

Kỹ năng xử lý tình huống

– Với bản chất thích khám phá, trẻ thường nghịch chơi các đồ vật khá nguy hiểm như dao, kéo, bếp ga, điện, nước sôi… Những lúc này, cha mẹ không nên quát mắng, cấm đoán mà nên tận dụng cơ hội để cùng trẻ trò chuyện về những đồ vật nguy hiểm, chỉ rõ cho trẻ mỗi đồ vật nguy hiểm chỗ nào và vì sao nguy hiểm để trẻ đề phòng và sử dụng đúng cách.

–  Hằng ngày bạn hãy cùng con chơi những trò chơi tình huống, đố con nói gì, làm gì khi bị lạc đường, khi bị bắt nạt, bị động vật cắn, giật điện, đứt tay, hỏa hoạn, bị ngạt nước, té ngã… Thông qua những trò chơi tình huống này, cha mẹ có thể đánh giá được khả năng phản ứng của con cũng như kịp thời hướng dẫn con cách xử lý một cách an toàn nhất.

– Cha mẹ cần giúp con phân tích tình huống nào thì tự xử lý ngay được, tình huống nào cần gọi người trợ giúp, đồng thời cung cấp cho con danh sách số điện thoại cần phải ghi nhớ để được hỗ trợ kịp thời trong những tình huống khẩn cấp.

Kĩ năng yêu cầu sự giúp đỡ

– Dạy trẻ ghi nhớ những số điện thoại quan trọng của những người thân trong gia đình đặc biệt là địa chỉ nhà của bạn. Nhớ được những điều này sẽ giúp trẻ tránh khỏi nguy cơ bị lạc. Tuyệt đối không đi theo người lạ ngay cả khi họ hứa sẽ đưa bé về đến tận nhà. Không chạy lung tung khi bị lạc, đứng yên tại chỗ chờ ông bà bố mẹ quay trở lại, nếu có thể mượn điện thoại người xung quanh để gọi cho bố mẹ

– Dạy cho trẻ cách quan sát môi trường xung quanh mình mỗi khi trẻ đi một mình, cho dù là đường từ trường về nhà hay con đường đến nhà một người bạn. Cho họ lời khuyên khi bất chợt thấy những gì khả nghi trên đường về. Hoặc yêu cầu giúp đỡ nếu nhận thấy những người lạ đáng ngờ sau lưng trẻ.

Khuyến khích trẻ đưa bạn đến nhà chơi (Ảnh minh họa)

– Dạy trẻ kỹ năng nhớ đường và sang đường hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác

– Cố gắng khuyến khích trẻ và bạn bè về nhà chơi để bạn luôn biết được trẻ sẽ đi đâu và làm gì. Chuẩn bị đồ ăn nhẹ cho trẻ và các hoạt động vui chơi để giúp trẻ tận hưởng thời gian đó một cách thoải mái nhất. Hãy nói chuyện với bố mẹ của bạn bè trẻ và tư vấn cho họ cũng làm tương tự như thế.

Kĩ năng khi trẻ ở một mình

Giúp trẻ sử dụng internet an toàn (Ảnh minh họa)

– Không bao giờ đi với người lạ. Hãy nói với trẻ về sự nguy hiểm khi trẻ ra ngoài một mình. Ngoài ra bạn cũng nên cho bé biết rằng không nên ra ngoài với một người thân quen nào đó mà không hỏi ý kiến của cha mẹ.

– Thời đại công nghệ thông tin phát triển trẻ em sử dụng internet rất sớm, trẻ thường rất muốn thử nghiệm các loại hoạt động diễn ra trên internet mà đa phần các hoạt động đó lại không được công khai. Nhắc cho trẻ biết rằng bất kỳ những gì mà chúng đăng trên internet cũng có thể bị ai đó lạm dụng. Hãy giúp trẻ sử dụng internet một cách an toàn nhất.

Lời kết

Giữa thời buổi hiện đại, nhịp sống hối hả các bậc phụ huynh thường quá bận rộn với cuộc sống và những lo toan mà đôi khi không thể theo sát con mình để bảo vệ và quan tâm trẻ thường xuyên. Trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi những tình huống xấu là việc làm vô cùng hữu ích và cần thiết giúp trẻ có thể khám phá cuộc sống xung quanh mà vẫn luôn an toàn như khi có cha mẹ bên cạnh.

Benh.vn tổng hợp

Bài viết Trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trang-bi-ky-nang-tu-bao-ve-ban-than-cho-tre-4706/feed/ 0
Dạy con như thế nào khi con suốt ngày bị bạn đánh https://benh.vn/day-con-nhu-the-nao-khi-con-suot-ngay-bi-ban-danh-8930/ https://benh.vn/day-con-nhu-the-nao-khi-con-suot-ngay-bi-ban-danh-8930/#respond Mon, 27 Jul 2015 06:57:59 +0000 http://benh2.vn/day-con-nhu-the-nao-khi-con-suot-ngay-bi-ban-danh-8930/ Ở tuổi đi học, nhiều trường hợp con hay bị bạn bè trêu trọc, đánh... nước mắt ngắn, dài về mách bố mẹ. Vậy làm thế nào dạy con cách giải quyết và bảo vệ mình? Câu hỏi này không hề đơn giản đối với các bậc làm cha mẹ.

Bài viết Dạy con như thế nào khi con suốt ngày bị bạn đánh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ở tuổi đi học, nhiều trường hợp con hay bị bạn bè trêu trọc, đánh… nước mắt ngắn, dài về mách bố mẹ. Vậy làm thế nào dạy con cách giải quyết và bảo vệ mình? Câu hỏi này không hề đơn giản đối với các bậc làm cha mẹ.

Chia sẻ của người trong cuộc

Chị H có con trai đầu lòng mới đi học lớp 1 được vài tháng nhưng ngày nào về cũng mếu máo kể: bạn đánh con, bạn lấy bút chì, lấy thước…Khi hỏi con vì sao không mách cô? cậu bé trả lời bạn đã trả đồ nhưng khi ra chơi, không có cô, bạn lại đánh rất đau.

Chuyện cứ vậy qua đi, đến một ngày vào sân trường đón con, chị H thấy bạn trai học cùng lớp đang cầm cái cây đuổi theo và đánh vào đầu con rất mạnh nhưng bé không phản kháng gì mà chỉ ôm đầu kêu đau. Chị H rất lo lắng vì không biết thế nào để dạy con cách bảo vệ mình khi bị đánh. Nghĩ lại việc trước đây dạy con không được đánh bạn chị H thấy hối hận vì không lường trước được những việc như thế này sẽ xảy ra.

Sau đó chị đã cho con đi học võ để hiểu về thuyết “nắm đấm sắt” và cũng giúp con tự tin vào sức khỏe của bản thân mình.

Khuyến cáo của chuyên gia

Dạy trẻ nhờ sự giúp đỡ của người khác

Từ câu chuyện trên, các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh phương pháp hướng dẫn trẻ cách giải quyết vấn đề. Khi bị đánh, nhờ bạn khác giúp đỡ,tránh đi tới chỗ dễ xảy ra đánh nhau, không có cử chỉ hành vi khiêu khích trẻ khác, không đánh lại chúng, có thể nói: “ Bạn thôi ngay đi, nếu không tôi sẽ mách cô giáo”.

Ngoài ra, dặn trẻ hô to lên và ra dấu nếu bị bạn đánh, chạy đến chỗ có người lớn và kêu cứu thật to, tìm cách thoát thân, nhờ giáo viên, bố mẹ trợ giúp để không bị đánh đập.

Bên cạnh đó, chỉ cho con biết những nguyên nhân dẫn đến xung đột, đặt ra những tình huống khác nhau để hướng dẫn trẻ cách giải quyết xung đột: học kỹ năng giao tiếp, ra quyết định, tự phòng vệ…

Tìm hiểu nguyên nhân

Đối với cha mẹ, khi con bị bạn đánh, bố mẹ nên bình tĩnh để tìm biện pháp thích hợp. Nên xác minh xem trẻ giao lưu với ai, tìm hiểu vể đứa trẻ đã hành hung con mình, tìm hiểu lý do vì sao con mình bị đánh, nắm chi tiết của sự việc xô xát. Sau đó gặp gỡ phụ huynh của trẻ đó trao đổi  để cả hai gia đình giáo dục, khuyên nhủ ngăn ngừa sự tái phạm.

Trao đổi với giáo viên, nhà trường

Song song với việc đó, cha mẹ cần gặp  giáo viên để nhắc nhở trẻ đã đánh con mình. Nên đề nghị giáo viên tăng cường giáo dục cho học sinh tình yêu thương, tình đoàn kết trong lớp học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa vui vẻ để trẻ hiểu biết lẫn nhau hơn và tránh xung đột. Có thể đề nghị nhà trường tăng cường hệ thống và biện pháp bảo vệ hiệu quả, răn đe và xử nghiêm minh những hành vi bạo lực học đường.

Bảo vệ con khi chứng kiến cảnh con bị đánh

Trường hợp bố mẹ chứng kiến cảnh con mình bị bạn dọa dẫm thì nên đến ngay chỗ đó để chúng biết mình là bố mẹ của trẻ. Không nên tìm cách dằn mặt gây bạo lực, cũng không nên chấp nhận im lặng do sợ bị trả thù hoặc không nên thờ ơ bỏ qua chuyện con bị dọa nạt vì cho rằng đó là chuyện nhỏ của trẻ con. Khi con kể lại sự việc không nên mắng con vì có thể lần sau con sẽ giấu đi không dám kể.

Nếu chứng kiến con đang bị đánh bố mẹ nên kéo con ra khỏi nơi đó, ôm con vào lòng làm chỗ dựa cho con, không mắng mỏ con. Dạy con làm thế nào để các bạn tôn trọng mình như học giỏi, biết cách xử sự, ăn mặc sạch sẽ…

Benh.vn (Theo tuoitre.vn)

Bài viết Dạy con như thế nào khi con suốt ngày bị bạn đánh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/day-con-nhu-the-nao-khi-con-suot-ngay-bi-ban-danh-8930/feed/ 0