Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 19 Jul 2023 09:51:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Đặc điểm tâm lý tuổi lên 3 https://benh.vn/dac-diem-tam-ly-tuoi-len-3-2703/ https://benh.vn/dac-diem-tam-ly-tuoi-len-3-2703/#respond Tue, 18 Jul 2023 04:19:19 +0000 http://benh2.vn/dac-diem-tam-ly-tuoi-len-3-2703/ Bé của bạn đột nhiên bướng khi lên ba tuổi ư? bé lém lỉnh hơn, nhưng cũng trở nên vô cùng phức tạp, lắm đòi hỏi, nhiều yêu sách, thậm chí đôi lúc vô lễ. Nghĩ đến tâm lý tuổi lên ba, người ta thường quen với cụm từ “khủng hoảng tuổi lên ba”, bởi bên cạnh là một thiên thần yêu quý của bạn, hành vi của bé đôi lúc cũng vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta.

Bài viết Đặc điểm tâm lý tuổi lên 3 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bé của bạn đột nhiên bướng khi lên ba tuổi ư? bé lém lỉnh hơn, nhưng cũng trở nên vô cùng phức tạp, lắm đòi hỏi, nhiều yêu sách, thậm chí đôi lúc vô lễ. Nghĩ đến tâm lý tuổi lên ba, người ta thường quen với cụm từ “khủng hoảng tuổi lên ba”, bởi bên cạnh là một thiên thần yêu quý của bạn, hành vi của bé đôi lúc cũng vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta.

tam-ly-tre-len-3

Vậy chúng ta nên hiểu bé như thế nào, và lựa chọn cách giáo dục nào thích hợp?

1. Đặc điểm tâm lý của một đứa trẻ lên ba

Tâm lý trẻ lên 3 rất đặc biệt, khác xa so với tâm lý trẻ ở các độ tuổi khác nên cha mẹ cần tinh tế ở giai đoạn quan trọng này nếu muốn nuôi dạy thành công đứa trẻ.

Sự hình thành cái “tôi” của bé

Tuổi lên ba là tuổi đứa trẻ bắt đầu hình thành ý thức về bản thân mình, biết mình có riêng, mình là con gái hay con trai, phân biệt mình với thế giới xung quanh. Lúc này, bé yêu của bạn đã có khả năng tự ý thức về bản thân và từ đó nảy sinh ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, trẻ bắt đầu thích nghe đánh giá và nhận xét về mình, và đương nhiên rồi, bé rất thích được khen.

Cái “tôi” của bé rõ ràng nhất khi bé muốn tự làm mọi việc, muốn có quyền đối với mọi vật xung quanh, muốn trở thành người lớn ngay tức khắc, không muốn can thiệp vào hoạt động của mình. Mong muốn được làm người lớn, được độc lập là động lực thúc đẩy sự phát triển cái “tôi” của trẻ lên ba.

Bé quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh

Nếu quan sát bé yêu bạn sẽ thấy bé có ý thức và nhạy cảm hơn với thế giới bé sống, bé đã sẵn sàng đáp lại tương tác của mọi người, biết chờ đợi nếu chưa đến lượt mình và chia sẻ đồ chơi với người khác. Ý thức về thời gian của bé trở nên rõ ràng hơn. Bé yêu thể hiện sự quan tâm còn bằng việc luôn tò mò muốn tìm hiểu khám phá tính chất của sự vật, dần dần biến cái đồ chơi đó thành môn luyện tập các kỹ năng đơn giản, đồng thời bắt đầu biết dùng các vật thể đó làm các trò chơi theo trí tưởng tượng của trẻ.

Bé chú ý hơn đến vật dụng gia đình cùng các vật dụng xung quanh, chăm chú hơn với những vật phát sinh ngoài cửa sổ, cử chỉ hành động của người lớn cũng rơi vào tầm ngắm của bé. Nếu bé trở nên thích nghịch nước, nó có thể nghịch nước với nhiều hình thức khác nhau hoặc thích chơi bóng như ném hoặc đá bóng, sau đó lại nhặt lên thì bạn đừng lấy làm phiền lòng bởi bé đang khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của bé.

Bé đã biết cách thể hiện cảm xúc của mình

Ở tuổi lên ba, bé cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, không còn rụt rè, nhút nhát với mọi người nữa. Bé tỏ ra cởi mở hơn ngay cả khi đối với người lạ. Tuy nhiên điều này còn tuỳ thuộc vào cá tính của từng bé, có bé còn chủ động làm quen với người lạ nữa. Trong những tình huống quen thuộc, bé cảm thấy hoàn toàn thoải mái, mặc dù đôi lúc bé hơi e dè, thậm chí còn chạy vù đến ôm chầm lấy cha mẹ để có cảm giác thoải mái hơn. Lúc này, bé yêu của bạn cũng đã có sự tự ý thức về cảm xúc rất rõ rệt, bé đã biết xấu hổ khi bị ai đó lên án.

Thậm chí, chúng có thể nhận xét về mình (thông qua nhận xét của người lớn hoặc liên hệ với các nhân vật trong truyện). Trẻ tự ý thức hành động của mình theo thời gian: quá khứ, hiện tai, tương lai, bé đã biết bày tỏ tình cảm của mình với những người thân yêu, và có những người bạn thân mến của bé.

Có thể xuất hiện những “khủng hoảng tuổi lên ba”

Trong cuốn sách “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, V.Keler đã từng nhấn mạnh đợt khủng hoảng vĩ đại của một đứa trẻ với những biểu hiện có thể có như: Bé trở nên tiêu cực hơn trong quan hệ xã hội với những người xung quanh nên đôi lúc bé không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn. Bé cũng có thể ngoan cố hơn, có những phản ứng đối với những quyết định của chính mình, thể hiện ở chỗ trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.

Bạn cũng cảm thấy con mình trở nên ngang ngạnh và không vâng lời những người thân trong gia đình mình. Bé cũng có thể đột nhiên tự tiện hơn trong hành vi, bé muốn tự mình làm điều gì đó không cần sự giúp đỡ của bố mẹ nữa, và hướng đến sự độc lập về mặt vận động của bé. Đôi lúc bạn bị sốc thực sự khi nghe con bạn mắng người lớn là “đồ ngốc”, hoặc bé trở nên nổi loạn trong những tình huống cụ thể.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi nguyên nhân của khủng hoảng này là trẻ có nhu cầu độc lập do phát triển ý thức bản ngã, tự ý thức nhưng năng lực còn hạn chế, cơ thể còn non nớt và đặc biệt là người lớn thường cấm đoán nên nhu cầu độc lập của trẻ không được thỏa mãn. Bạn hãy lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để chia sẻ những khó khăn về tâm lý của bé yêu trong giai đoạn này.

2. Dạy con ở tuổi lên ba

Dạy trẻ lên 3 không phải chỉ đơn giản là dạy những gì mình biết, lúc này trẻ đã có hành vi chống đối và không thực sự hứng thú với tất cả mọi thứ chúng ta dạy nữa.

Ứng phó với hành vi của trẻ

Lời khuyên đầu tiên của các chuyên gia là hãy chọn cho bạn các chiến thuật để “ứng phó” với hành vi cũng như tâm lý của bé yêu ở tuổi lên ba. Sự ưu tiên sẽ được dành cho vấn đề an toàn, bé rất hiếu động và tò mò mọi thứ nên cần chú ý đến bé trong các việc như leo trèo hay đi gần các bếp lò. Giám sát trẻ là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các chấn thương, vì bé chưa thể lường trước được hậu quả từ các hành động của mình. Ở tuổi lên ba, việc vận động của bé là cả một sự quan tâm lớn của các bậc cha mẹ, và đừng bao giờ rời đôi mắt khỏi bé yêu của bạn, bất kể lúc nào và thời gian nào trong ngày.

Chia sẻ cảm xúc

Thứ hai là bạn hãy chia sẻ cảm xúc với bé yêu của bạn. Với bé, giai đoạn này thực sự là một giai đoạn khó khăn, bé cần nhận được sự quan tâm yêu thương của bạn hơn bao giờ hết. Nếu một ngày bé không chịu để bạn tắm cho bé, thì cách tốt nhất là là khi cho con đi tắm, mẹ cho con chọn tắm luôn hay mẹ đếm đến 10 rồi vào tắm; tắm trong chậu hay tắm vòi hoa sen. Con cũng có thể chọn mang theo chút chít hay mút xốp vào chơi nước khi tắm; con được chọn tắm sữa tắm người lớn hay sữa tắm của mình; con được chọn mẹ xoa sữa tắm hay cả hai mẹ con cùng làm.

Tôn trọng bé

Hãy tôn trọng “cái tôi”của con bằng cách hỏi con và cho con được lựa chọn trong chừng mực có thể. Với các bé nhút nhát, đó có thể là cá tính của con. Khi con tự tin hơn với môi trường xung quanh con sẽ biểu diễn những khả năng của mình. Nhưng nếu mọi người làm bé sợ, bé không thấy tin tưởng, an toàn bé sẽ không bao giờ thể hiện. Thế nên, bạn cần phải để tâm nhiều hơn đến cảm xúc của bé bạn nhé. Bé lên 3, bé đi mẫu giáo, mẹ nên hướng dẫn bé ngay cách làm quen với bạn bè, cách chào hỏi thầy cô và cách nói chuyện với người lớn.

Cuối tuần, bố mẹ nên cho bé đi chơi công viên, vườn bách thú, để bé có dịp tự làm quen với các bạn. Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể cho bé tham gia các lớp học năng khiếu. Khi làm việc nhà, bạn hãy cùng cho bé tham gia như vậy bé sẽ dạy cho bé tính tự giác và sự độc lập trong cuộc sống.

Dạy trẻ cách tự bảo vệ

Thứ tư là bạn hãy dạy bé tự bảo vệ bản thân: Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp bé phải đi cấp cứu vì mắc nghẹn hay hóc các vật nhỏ, ăn nhầm xà phòng, hoặc ngã vào nồi canh bị bỏng…

Để tránh những tai nạn đáng tiếc này, khi bé chơi đồ chơi, cha mẹ có thể dạy bé cách tự bảo vệ bản thân, tránh những tai nạn có thể xảy ra như: “Nếu con chơi xong, để đồ chơi bừa bãi, có thể con sẽ dẫm phải những đồ chơi và bị ngã” hoặc “Khi con nhìn thấy nồi canh bốc hơi nghi ngút, hay phích nước nóng, con không được chơi ở gần đó”. Hoặc khi chở bé đi trên đường, mẹ dặn bé cẩn thận: “Khi nào mẹ dừng hắn xe, con mới được xuống xe”. Những bài học đầu tiên về cách tự bảo vệ bản thân này dần dần sẽ giúp bé xây dựng những phản xạ phát hiện và tránh xa những nguy hiểm xung quanh mình.

Xem thêm: Giúp con vượt qua Khủng hoảng tuổi lên ba

Bài viết Đặc điểm tâm lý tuổi lên 3 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dac-diem-tam-ly-tuoi-len-3-2703/feed/ 0
Phát triển kỹ năng cho bé từ 1 đến 2 tuổi https://benh.vn/phat-trien-ky-nang-cho-be-tu-1-den-2-tuoi-3703/ https://benh.vn/phat-trien-ky-nang-cho-be-tu-1-den-2-tuoi-3703/#respond Sat, 17 Jun 2023 04:41:34 +0000 http://benh2.vn/phat-trien-ky-nang-cho-be-tu-1-den-2-tuoi-3703/ Độ tuổi vàng để phát triển nhận thức và các kỹ năng cho trẻ là từ 0 đến 3 tuổi. Vậy các mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội vàng này nhé. Hãy cùng Benh.vn giúp con bạn phát triển các kỹ năng của bản thân một cách tốt nhất.

Bài viết Phát triển kỹ năng cho bé từ 1 đến 2 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Độ tuổi vàng để phát triển nhận thức và các kỹ năng cho trẻ là từ 0 đến 3 tuổi. Vậy các mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội vàng này nhé. Hãy cùng Benh.vn giúp con bạn phát triển các kỹ năng của bản thân một cách tốt nhất.

day-ky-nang-cho-tre-1-2-tuoi

1. Phát triển vận động

Bạn giúp bé phát triển vận động như thế nào?

  • Khi đang tập đi, nên để cho bé đi chân trần. Tốt nhất nên cho bé mang giày đế mềm.
  • Giữ hai tay cho bé chập chững bước đi để tăng sức mạnh cho các cơ chân của bé.
  • Đưa bé dạo chơi trong công viên, chơi các trò chơi ngoài trời để tăng khả năng phối hợp là luyện sức mạnh cơ bắp.
  • Tạo điều kiện và khuyến khích bé tự làm: cho bé tự xúc ăn, tự rửa tay… để luyện vận động của tay.
  • Tập cho bé đi xe đạp trẻ em (loại có gắn bánh phụ) để cho chân bé khỏe hơn.
  • Sắp xếp vật dụng trong nhà gọn gàng và khoa học, không để bé tiếp xúc với những đồ vật dễ vỡ, gây nguy hiểm cho bé.

2. Phát triển nhận thức

Bé học rất nhanh và khám phá được rất nhiều thứ. Bé có thể nhìn theo cả những vật đang di chuyển rất nhanh. Đồng thời, thính giác của bé cũng phát triển tốt, bé có thể định vị âm thanh rất chính xác. Vì vậy bạn có thể giúp bé phát triển nhận thức bằng cách:

  • Tích cực tham gia các trò chơi cùng bé, giúp bé tìm hiểu về thế giới xung quanh, khuyến khích bé sáng tạo
  • Hạn chế tối đa những điều làm bé phân tâm, xao lãng vì trong một khoảng thời gian nào đó bé chỉ có khả năng xử lý một thông tin mà thôi.

Khả năng ước lượng khoảng cách của bé cũng tốt hơn, nhưng khả năng định vị về không gian của bé vẫn chưa phát triển như bé chưa có ý thức về sự nguy hiểm của độ cao, độ sâu…

3. Trí nhớ và khả năng tập trung

Trí nhớ và khả năng tập trung của bé phát triển tốt hơn. Bé có thể nhớ được nhiều loại đồ vật khách nhau, cũng như nhớ được trình tự những công việc thường lệ diễn ra trong ngày. Bé còn có khả năng tập trung vào những gì mà bé thích, nhờ vậy bé nghĩ ra rất nhiều trò chơi.

4. Óc sáng tạo và trí tưởng tượng

Óc sáng tạo và trí tưởng tượng giúp bé là người rất giỏi bắt chước. Đây cũng chính là thời điểm mà bé có thể tham gia vào các trò chơi đóng vai. Những hoạt động này của bé còn kéo dài thêm nhiều năm sau đó. Bạn cần tạo cho bé có thật nhiều cơ hội để bé phát triển trí tưởng tượng. Tốt nhất là những loại đồ chơi đơn giản, vì bé sẽ tự sáng tạo ra nhiều cách riêng để chơi với những loại đồ chơi này.

5. Tính tò mò và khả năng suy luận

Tính tò mò vô hạn và khả năng hoạt động ngày càng gia tăng của bé đã giúp bé nhanh chóng “gặt hái” được nhiều kiến thức. Khả năng suy luận của bé cũng phát triển hơn, cho dù những thay đổi này diễn ra từ từ và bạn sẽ khó lòng nhận ra.

Bé hiểu được một số khái niệm và ý nghĩa về các nhóm đồ vật, các khái niệm tương phản, ý niệm về thời gian. Tuy bé chưa thể hiểu được khái niệm về giờ, phút, giây, song bé đã hiểu rõ thế nào là “trước đây”, “sau này”, “không phải bây giờ”…. Điều nay có ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập của bé trong tương lai.

6. Xây dựng các mối liên hệ

Bé bắt đầu biết liên hệ những kinh nghiệm lại với nhau. Ví dụ bé biết dốc ngược giỏ để đồ vật tự rơi ra. Bé sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và như thế thật sự là bé đã có suy nghĩ.

Bé hiểu được công dụng của nhiều loại đồ vật khác nhau, thậm chí bé còn có thể sáng tạo thêm nhiều “cách sử dụng mới” cho các đồ vật.

Bé cũng nhận thấy người khác có những cách suy nghĩ khác nhau không giống suy nghĩ của bé. Nói cách khác, bé đã biết được cảm xúc của mọi người.

Bài viết Phát triển kỹ năng cho bé từ 1 đến 2 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-trien-ky-nang-cho-be-tu-1-den-2-tuoi-3703/feed/ 0
Giúp con vượt qua Khủng hoảng tuổi lên ba https://benh.vn/giup-con-vuot-qua-khung-hoang-tuoi-len-ba-2704/ https://benh.vn/giup-con-vuot-qua-khung-hoang-tuoi-len-ba-2704/#respond Sat, 17 Jun 2023 04:19:20 +0000 http://benh2.vn/giup-con-vuot-qua-khung-hoang-tuoi-len-ba-2704/ Khi trẻ lên 3 tuổi, trẻ mong muốn được làm người lớn, được độc lập. Đây là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ đến giai đoạn mới và đồng thời cũng làm xuất hiện tính bướng bỉnh, ích kỷ và thậm chí là hỗn láo (đặc biệt là hỗn láo đối với người lớn) khi trẻ có nhiều mong muốn mà người lớn không hiểu, hoặc không đáp ứng được cho trẻ, vì thế xảy ra cái gọi là “cuộc khủng hoảng của tuổi lên 3”.

Bài viết Giúp con vượt qua Khủng hoảng tuổi lên ba đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi trẻ lên 3 tuổi, trẻ mong muốn được làm người lớn, được độc lập. Đây là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ đến giai đoạn mới và đồng thời cũng làm xuất hiện tính bướng bỉnh, ích kỷ và thậm chí là hỗn láo (đặc biệt là hỗn láo đối với người lớn) khi trẻ có nhiều mong muốn mà người lớn không hiểu, hoặc không đáp ứng được cho trẻ, vì thế xảy ra cái gọi là “cuộc khủng hoảng của tuổi lên 3”.

khung-hong-tuoi-len-ba

Khủng hoảng tuổi lên ba là hiện tượng tâm lý bình thường ở trẻ

Đây là một hiện tượng phát triển tâm lí rất bình thường ở trẻ, cha mẹ cần hiểu rõ và giúp trẻ vượt qua giai đoạn này.

1. Biểu hiện của khủng hoảng ở tuổi lên ba

Phản ứng tiêu cực: Trẻ không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.

Ngoan cố: Đây là những phản ứng đối với những quyết định của chính mình. Sự ngoan cố thể hiện ở chỗ: trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thỏa mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình. Ở đây có sự đề cao nhân cách và đưa ra các đòi hỏi để nhân cách được đánh giá.

Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.

Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ tự mình làm điều gì đó mà không cần có ý kiến của người lớn. Thường trẻ chỉ hướng tới sự độc lập về mặt vận động, ở đây là sự vận động có chủ định và chủ kiến. Ví dụ, trẻ muốn làm mọi việc như người lớn: muốn đi chợ mua cặp tóc màu đỏ, muốn cắt tóc cho em, muốn lái xe ôtô và muốn vẽ cả bức tranh to lớn…

Vô lễ với người lớn: Trẻ có thể la mắng người lớn khi người lớn không đáp ứng được nhu cầu của trẻ, hoặc khi người lớn không hiểu trẻ.

Chống đối – nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc xung đột thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.

Chuyên quyền: Ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh. Trẻ thường cho rằng mọi vật xung quanh là của trẻ, không cho phép người khác đụng vào. Ví dụ như: trẻ không cho mẹ mở ti vi, không cho mẹ bế em bé khác…

2. Cách giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng

Không hiểu trẻ, người lớn sẽ chủ quan áp đặt mong muốn của mình cho trẻ, như thế rất dễ đẩy trẻ lún sâu hơn vào cái gọi là “khủng hoảng của tuổi lên 3”, càng lún sâu thì lại càng khó giúp trẻ vượt qua. Vì vậy, người lớn cần có sự hiểu biết về tâm lý trẻ; cần kiên trì, bình tĩnh và sáng suốt để có thể mang lại cơ hội phát triển tích cực cho con mình. Để giúp trẻ tốt nhất cha mẹ cần:

Tạo điều kiện để cho trẻ vui chơi thật nhiều: Đặc biệt là các trò chơi giúp bé thể hiện mình như sắm vai. Ví dụ, trẻ có biểu hiện ích kỷ, giành đồ chơi của bạn, bé thích tự làm theo ý mình, thích chơi với các anh chị lớn, vì như thế có thể bé được nhường đồ chơi và đặc biệt được khẳng định mình đã lớn như anh chị rồi. Nếu chúng ta tổ chức tốt các trò chơi và tình huống để bé được đóng vai như: làm chị, làm anh, làm ca sĩ, hoặc làm bác sĩ thì trẻ có thể sẽ phần nào thỏa mãn được mong muốn của mình (được tự mình khám bệnh cho mẹ, tự chọn bài hát, tự phân việc cho các em).

Chơi với trẻ

Cùng bé tham gia các trò chơi (ảnh minh họa)

Sử dụng lời nói thuyết phục: Trong bất kỳ tình huống nào, bố mẹ cũng cần thật bình tĩnh và kiểm soát được tình hình, đừng bị kích động bởi những biểu hiện tiêu cực của bé. Lúc nào bạn cũng nên tỏ thái độ tôn trọng, đối xử với bé như một người lớn. Khen ngợi bé khi bé làm đúng và khuyến khích bé diễn đạt những điều mình mong muốn một cách rõ ràng.

Tính nhất quán: Thể hiện ở chỗ áp dụng kỷ luật của bạn khi con bạn có những thái độ quá đà. Bạn phải làm sao cho trẻ thấy rằng, qui tắc là bất di bất dịch, rất không nên áp dụng kỷ luật một cách ngẫu hứng. Bé vô lễ với người lớn, bạn phải luôn uốn nắn và luôn luôn là vậy chứ không thể lúc rầy, lúc lại không.

Đánh lạc hướng: Trẻ rất dễ bị phân tán tâm trí. Nếu bạn khéo léo dẫn dụ trẻ quan tâm đến sự việc khác, bạn sẽ tránh được sự phiền hà, đeo bám của chúng.

Óc hài hước: Nếu pha trò đúng lúc, bạn sẽ tranh thủ được tình cảm và sự vâng lời của con nhiều hơn.

Chúng ta cũng cần nhận thức rằng, đây là một hiện tượng tâm lý bình thường và tất yếu. Khi thấy con có những hành vi thái quá thì chớ nên quy chụp cho bé là hư, láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh. Bởi điều đó chỉ làm các bé thêm căng thẳng, có khi bộc phát, trở nên hung dữ hơn. Chiều chuộng theo mọi yêu cầu của con cũng không phải cách, nó chỉ giúp củng cố thêm những hành vi tiêu cực ở bé khi nó nhận thấy khóc lóc, ăn vạ hay đập phá là cơ hội để được bố mẹ đáp ứng mọi đòi hỏi.

Bài viết Giúp con vượt qua Khủng hoảng tuổi lên ba đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giup-con-vuot-qua-khung-hoang-tuoi-len-ba-2704/feed/ 0
Một củ khoai tây có thể trị được cơn ăn vạ, khóc lóc của trẻ rất hiệu quả https://benh.vn/mot-cu-khoai-tay-co-the-tri-duoc-con-an-va-khoc-loc-cua-tre-rat-hieu-qua-9495/ https://benh.vn/mot-cu-khoai-tay-co-the-tri-duoc-con-an-va-khoc-loc-cua-tre-rat-hieu-qua-9495/#respond Sat, 05 Jan 2019 01:08:45 +0000 http://benh2.vn/mot-cu-khoai-tay-co-the-tri-duoc-con-an-va-khoc-loc-cua-tre-rat-hieu-qua-9495/ Bạn đừng nghĩ chỉ có người lớn mới cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Trẻ con cũng không ngoại lệ đâu đấy. Hơn nữa, những đứa trẻ tuổi lên 3 được xem là chúa thay đổi tâm trạng, vui đấy rồi lại khóc lóc, mè nheo, ăn vạ không biết đâu mà lần.

Bài viết Một củ khoai tây có thể trị được cơn ăn vạ, khóc lóc của trẻ rất hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn đừng nghĩ chỉ có người lớn mới cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Trẻ con cũng không ngoại lệ đâu đấy. Hơn nữa, những đứa trẻ tuổi lên 3 được xem là chúa thay đổi tâm trạng, vui đấy rồi lại khóc lóc, mè nheo, ăn vạ không biết đâu mà lần.

Và những hôm “trở trời” của các cô cậu thì hẳn sẽ là những ngày mệt nhọc, tàn khốc nhất đối với các bậc phụ huynh. Nếu từng trải qua tình huống như vậy và cảm thấy quá mệt vì không tìm được cách trị dứt cơn mè nheo của con, bạn hãy tham khảo cách đặc biệt sau đây, được chia sẻ bởi một ông bố trên trang Reddit, có khả năng chế ngự một đứa bé đang giận dữ và làm dịu cơn ăn vạ của con cực kì hiệu quả.

Cơn ăn vạ của bọn trẻ đôi lúc khiến phụ huynh phát điên (Ảnh: Internet)

“Hôm nay, con trai 3 tuổi của tôi rên rỉ và khóc lóc về mọi thứ, từ bữa trưa của thằng bé đến việc dọn dẹp sàn nhà. Vì vậy, tôi đã nói với con rằng con cần phải dừng ngay việc khó chịu như vậy ngay cho bố…”

Những lời nói miệng chẳng mấy hiệu quả, nhất là khi bọn trẻ bắt đầu đã vào cơn ăn vạ thì thật khó để làm cho chúng ngừng lại được. Trong cái khó, bỗng ló cái khôn, một ý tưởng xuất thần lóe lên trong đầu ông bố.

“Khi nấu món hầm hoặc món súp bị nêm mắm muối quá đà, chúng ta thường bỏ củ khoai tây vào để chế ngự độ mặn của nó. Vậy chắc là có thể áp dụng chiêu này để xử lí ‘cậu ông giời’ đang khó ở như vậy thôi!”

Và rồi anh tìm ngay một củ khoai tây to và nặng nhất trong bếp, đưa cho cậu con trai và nói: “Con phải cầm chắc củ khoai này trong tay, không được bỏ xuống cho đến khi thay đổi thái độ, bình tĩnh lại và sẵn sàng nói những điều tốt đẹp…”

Ảnh: Internet

Có lẽ rằng cậu bé nghĩ đây giống là một trò chơi thú vị hơn là một hình phạt, cũng có thể cậu bé chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra, phân tâm đến mức quên cả khóc… dù gì thì củ khoai tây cũng đã làm rất tốt bổn phận của mình, hóa giải cơn ăn vạ của thằng bé một cách nhanh chóng.

“Tâm trạng của con đã thay đổi. Đầu tiên, con bối rối và muốn bỏ củ khoai xuống nhưng tôi nói với con rằng con không bao giờ được phép làm như thế cho đến khi con vui vẻ hơn” – ông bố chia sẻ.

Thế nên từ bây giờ mỗi lần đi chợ, bạn có thêm lí do để mua dự trữ thêm vài củ khoai tây rồi nhỉ. Bởi vì bạn không bao giờ biết trước khi nào món canh hoặc con của bạn – có thể bị “mặn”. Và một khi con bạn hành xử một cách rất “mặn”, cách duy nhất để xử lí chính là dùng một củ khoai tây.

Bài viết Một củ khoai tây có thể trị được cơn ăn vạ, khóc lóc của trẻ rất hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-cu-khoai-tay-co-the-tri-duoc-con-an-va-khoc-loc-cua-tre-rat-hieu-qua-9495/feed/ 0
Có nên bao bọc bé quá không? https://benh.vn/co-nen-bao-boc-be-qua-khong-3947/ https://benh.vn/co-nen-bao-boc-be-qua-khong-3947/#respond Sat, 14 Apr 2018 04:46:35 +0000 http://benh2.vn/co-nen-bao-boc-be-qua-khong-3947/ “Dạy con từ thủa còn thơ” là câu nói của các cụ xưa truyền lại. Tuy nhiên dạy con như thế nào lại là cả một vấn đề lớn. Với mục tiêu “tất cả vì tương lai con em chúng ta”, Việt Nam và nhiều quốc gia đã tổ chức hội thảo chuyên đề về “cách nuôi dạy con”. Vậy chọn cách nuôi dạy nào sẽ tốt cho con?

Bài viết Có nên bao bọc bé quá không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Dạy con từ thủa còn thơ” là câu nói của các cụ xưa truyền lại. Tuy nhiên dạy con như thế nào lại là cả một vấn đề lớn. Với mục tiêu “tất cả vì tương lai con em chúng ta”, Việt Nam và nhiều quốc gia đã tổ chức hội thảo chuyên đề về “cách nuôi dạy con”. Vậy chọn cách nuôi dạy nào sẽ tốt cho con?

Bao bọc con quá mức có tốt?

Thực tế cho thấy, khi xã hội phát triển, cuộc sống của chúng ta ngày càng tiện nghi hơn. Mỗi gia đình hiện đại chỉ có một đến hai con, vì vậy hầu hết các bậc cha mẹ đều hết lòng vì con, luôn muốn con có cuộc sống tốt đẹp nhất.

Tuy nhiên, việc cha mẹ chăm sóc con một cách thái quá sẽ khiến con không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài và thiếu đi những kĩ năng sống quan trọng. Không những thế trẻ còn dễ mắc các chứng bệnh về sức khỏe và tâm lý khi không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Giảm sức đề kháng với môi trường

Bao bọc con quá mức, cha mẹ không để con làm bất cứ việc gì, kể cả những công việc sinh hoạt tưởng như nhỏ nhặt nhất. Cha mẹ cho rằng, làm như vậy là yêu thương con nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến con mất đi sức đề kháng với môi trường sống, thậm chí còn hình thành cách sống ỉ lại, luôn muốn dựa dẫm vào người khác. Bằng chứng là dù trẻ em thành phố được gia đình chăm chút cẩn thận nhưng lại dễ ốm đau hơn và không biết tự bảo vệ mình như các bé ở nông thôn.

Trẻ em nông thôn thường có tính tự lập hơn trẻ thành phố (Ảnh minh họa)

Hình thành thói quen tính cách xấu

Khi cha mẹ chăm con quá mức thường dẫn đến tình trạng nuông chiều con. Con được chiều chuộng, muốn gì được nấy sẽ hình thành thói ích kỉ, sống ỉ lại và thiếu đi những giá trị thiết yếu của cuộc sống cũng như lòng trắc ẩn, vị tha, nhường nhịn người khác.

Ngoài ra về mặt giao tiếp, trẻ được bao bọc thường hạn chế các mối quan hệ với bên ngoài. Trẻ sống khép kín, đời sống tinh thần nghèo nàn, chậm chạp, có bé còn có thể mắc chứng tự kỷ.

Bao bọc bé quá mức có thể làm trẻ bị tự kỷ (Ảnh minh họa)

Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý và kinh nghiệm nuôi con của các bà mẹ, cần phải cho trẻ tiếp xúc với nhiều tình huống trong cuộc sống và môi trường bên ngoài. Đó chính là lớp học về nhân cách sống thiết thực và gần gũi nhất đối với con trẻ.

Dạy con tự lập từ bé

Trong những năm gần đây, khi mà thế giới ngày càng hội nhập, các bậc phụ huynh có điều kiện tham khảo cách nuôi dạy con ở các nước khác. Vậy cách nuôi dạy của họ có gì đặc biệt?

Trái với cách yêu chiều con của các bà mẹ phương Đông, mẹ Pháp thường được ca ngợi là “bậc thầy” dạy con tự lập.

Tự lập trong ăn uống

Chúng ta thường quen với hình ảnh những em bé Việt đi ăn hay đi chơi luôn được mẹ ẵm, mẹ bế trên tay. Các bé thường quấn chặt lấy mẹ, được chăm sóc cẩn thận tỉ mỉ từ lúc lọt lòng. Chuyện cho con ăn đối với mẹ Việt là cả vấn đề nan giải. Chúng có thể khóc, chạy khắp nhà, nghịch ngợm, có khi cả nhà phải chạy theo, phân công nhau làm đủ trò để chúng vui thích mà ăn hết.

Nhưng hình ảnh trẻ em Pháp trong cuốn French Children Don’t Throw Food (Trẻ con Pháp không quăng đồ ăn) lại hoàn toàn trái ngược. Trẻ Pháp khi chưa đầy 2 tuổi đã có thể ngoan ngoãn và kiên nhẫn đợi thức ăn trong các nhà hàng, chịu khó ăn bốn bữa một ngày rất đúng giờ và luôn vâng lời cha mẹ.

Trẻ em Pháp có tính tự lập ngay từ nhỏ (Ảnh minh họa)

Tự lập trong giấc ngủ

Ngay từ lúc lọt lòng, các bà mẹ Pháp đã cho con nằm riêng và rất hạn chế việc bế ẵm, ôm ấp con. Nếu bé có khóc trong đêm thì mẹ Pháp cũng không lao ngay đến vỗ về con mà trái lại, họ cho con tự bình tĩnh, tự nín và quay lại giấc ngủ.

Tính kỷ luật

Tính kỷ luật cũng là nền tảng trong việc dạy dỗ con của mẹ Pháp. Họ không cảm thấy bứt rứt khi từ chối đáp ứng những yêu sách của con trẻ. Và họ có cùng quan điểm về từ không với con, “không” được hiểu theo nghĩa đen đơn giản nhất là “không được”, “không thể” và đứa trẻ nhất định phải nghe theo.

Cách cư xử

Mẹ Pháp còn dạy con cách cư xử lịch thiệp. Trong gia đình, trẻ con cũng là một thành viên như mọi thành viên khác. Chúng không phải là trung tâm, là “cái rốn vũ trụ”. Điều này có nghĩa trẻ phải biết cách cư xử đúng chừng mực, biết tôn trọng người khác và không hình thành lối sống ích kỉ, quen được bao bọc như cách nuôi con của một số bà mẹ phương Đông.

Tính cách con trẻ được hình thành từ chính cách nuôi dạy con từ bé của cha mẹ. Các bậc phụ huynh có thể chọn cách dạy con theo quan điểm riêng của mình nhưng điều gì là tốt, điều gì nên tránh buộc lòng cha mẹ phải có sự tìm hiểu và chọn lựa hợp lý.

Một số gợi ý để huấn luyện tính tự lập cho trẻ

– Hướng dẫn các bé tự rửa tay một mình,

– Tự đánh răng trước khi đi ngủ.

– Tự đi vệ sinh

– Khuyến khích các bé tự cất dọn đồ chơi, sách vở và tự mang bát đĩa của mình bỏ vào chậu rửa nếu bé chưa có thể tự rửa bát đĩa.

– Tự mặc quần áo, đi giầy nếu trong khả năng của bé có thể làm được.

– Tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân

– Gập quần áo

– Giúp cha mẹ nhét màn hoặc treo màn

Các mẹ đừng ngại bé làm không sạch. Theo độ tuổi, dần các kỹ năng của bé sẽ hoàn thiện.

ĐHA – Benh.vn

Bài viết Có nên bao bọc bé quá không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-nen-bao-boc-be-qua-khong-3947/feed/ 0
Nhân vật trong hoạt hình Disney có thể dạy bé những bài học nào? https://benh.vn/nhan-vat-trong-hoat-hinh-disney-co-the-day-be-nhung-bai-hoc-nao-7451/ https://benh.vn/nhan-vat-trong-hoat-hinh-disney-co-the-day-be-nhung-bai-hoc-nao-7451/#respond Tue, 26 Sep 2017 06:21:26 +0000 http://benh2.vn/nhan-vat-trong-hoat-hinh-disney-co-the-day-be-nhung-bai-hoc-nao-7451/ Bên cạnh giá trị giải trí, những nhân vật hoạt hình Disney vốn quen thuộc và gắn liền với tuổi thơ của mọi đứa trẻ còn mang đến nhiều bài học cuộc sống ý nghĩa.

Bài viết Nhân vật trong hoạt hình Disney có thể dạy bé những bài học nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bên cạnh giá trị giải trí, những nhân vật hoạt hình Disney vốn quen thuộc và gắn liền với tuổi thơ của mọi đứa trẻ còn mang đến nhiều bài học cuộc sống ý nghĩa.

Bài học tin vào chính mình – Chú voi con biết bay

Chú voi Dumbo học cách tin tưởng vào sức mạnh của mình để có thể bay được mà không cần đôi cánh phép thuật.

Dù bạn là ai, dù kỹ năng mà bạn có là gì, chỉ cần bạn tin vào chính mình thì những giấc mơ của bạn có thể trở thành sự thật.

Đừng ngại kết bạn với những người hoàn toàn khác mình – Câu chuyện đồ chơi

Khi Woody và Buzz Lightyear vượt qua những khác biệt của họ để đánh bại Sid, họ khám phá ra rằng họ có nhiều điểm chung hơn họ nghĩ.

Tất cả chúng ta đều khác nhau, nhưng khi chúng ra làm việc cùng nhau, chúng ta sẽ có thể biến điều không thể thành có thể.

Tình yêu đích thực sẽ chinh phục tất cả – Người đẹp ngủ trong rừng

Hoàng tử Phillip đã dừng sức mạnh của tình yêu dành cho công chúa Aurora để đánh bại Maleficent độc ác và phép thuật hắc ám.

Tình yêu đích thực là nền tảng để xây dựng tất cả những điều tốt đẹp.

Đừng lo lắng hãy luôn lạc quan – Vua sư tử

Simba đã học cách phục hồi từ quá khứ bi kịch bằng cách học để thay những lo lắng của bản tân bằng niềm hạnh phúc, tình yêu và hy vọng.

Con người thật sự của chúng ta được thể hiện qua cách chúng ta đối mặt với những khó khăn, tai ương của cuộc sống.

Sẽ không bao giờ bị bỏ lại phía sau và bị lãng quên khi ở bên gia đình – Lilo và Stitch

Những hành động của Lilo đã giúp Stitch hiểu được ý nghĩa thực sự của tình yêu và gia đình.

Khi chúng ta ở bên gia đình, chúng ta sẽ luôn là chính mình.

Can đảm theo đuổi ước mơ – Nàng tiên cá

Ariel hy sinh giọng hát của mình để theo đuổi ước mơ của cuộc đời đó là trở thành một con người.

Dù bạn làm gì, hãy làm thật tốt việc đó, cống hiến và đủ dũng cảm để làm theo con tim mình.

Benh.vn (theo Trithuctre)

Bài viết Nhân vật trong hoạt hình Disney có thể dạy bé những bài học nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhan-vat-trong-hoat-hinh-disney-co-the-day-be-nhung-bai-hoc-nao-7451/feed/ 0