Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 17 Jul 2023 09:36:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những lưu ý khi đeo tai nghe https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-deo-tai-nghe-50004/ https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-deo-tai-nghe-50004/#respond Tue, 02 Apr 2019 14:14:29 +0000 https://benh.vn/?p=50004 Việc đeo tai nghe quá lâu sẽ kích thích các tế bào này, gây nên tình trạng mệt mỏi thính giác, không nghe rõ âm thanh người khác nói hoặc có cảm giác lùng bùng trong tai, mặc dù kết quả đo thính lực bình thường.

Bài viết Những lưu ý khi đeo tai nghe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc đeo tai nghe quá lâu sẽ kích thích các tế bào này, gây nên tình trạng mệt mỏi thính giác, không nghe rõ âm thanh người khác nói hoặc có cảm giác lùng bùng trong tai, mặc dù kết quả đo thính lực bình thường.

deo-tai-nghe

Bên cạnh đó, đeo tai nghe quá lâu cũng gây mệt mỏi cho não bộ, đặc biệt là các bạn trẻ có thói quen đeo tai nghe đi ngủ rồi ngủ quên mất. Khi tỉnh dậy, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, làm việc không tập trung.

Để tránh tác hại của đeo tai nghe lâu đến thính giác và sức khỏe, bạn cần lưu ý:

  • Nên chọn tai nghe chụp cả tai sẽ tốt hơn loại đút lọt vào tai.
  • Không chọn âm lượng quá to, sao cho không quá 60% mức cao nhất.
  • Tránh nghe tai nghe liên tục và quá lâu; cần có những khoảng thời gian nghỉ khi nghe.
  • Tối đa chỉ nên nghe không quá 2 tiếng/ ngày.
  • Không nên chọn tai nghe quá chật để tránh gây đau tai và viêm nhiễm ở tai.
  • Không nên nghe tai nghe trong môi trường quá ồn ào vì sẽ phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn.
  • Người có bệnh về tai ngoài, tai giữa không nên đeo tai nghe lâu dài vì dễ khiến viêm tai tái phát.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Những lưu ý khi đeo tai nghe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-deo-tai-nghe-50004/feed/ 0
Sử dụng tai nghe và những rủi ro https://benh.vn/su-dung-tai-nghe-va-nhung-rui-ro-3881/ https://benh.vn/su-dung-tai-nghe-va-nhung-rui-ro-3881/#respond Sun, 05 Feb 2017 04:45:15 +0000 http://benh2.vn/su-dung-tai-nghe-va-nhung-rui-ro-3881/ Thời gian gần đây chúng ta thường hay gặp cảnh những trai thanh, gái tú đeo tai nghe trên đường, trong công viên, các quán cafe, quán internet.... Dường như khung cảnh và những âm thanh bên ngoài không mấy tác động đến họ. Liệu thói quen này có ảnh hưởng tới sức khỏe. Chúng ta hãy cùng Benh.vn đi tìm lời giải cho vấn đề này.

Bài viết Sử dụng tai nghe và những rủi ro đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời gian gần đây chúng ta thường hay gặp cảnh những trai thanh, gái tú đeo tai nghe trên đường, trong công viên, các quán cafe, quán internet…. Dường như khung cảnh và những âm thanh bên ngoài không mấy tác động đến họ. Liệu thói quen này có ảnh hưởng tới sức khỏe. Chúng ta hãy cùng Benh.vn đi tìm lời giải cho vấn đề này.

Một nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới cho thấy, có đến 7% dân số thế giới bị điếc, và tỷ lệ ấy cũng đúng ở Việt Nam. Nếu trước đây chứng lão thính xuất hiện ở những người già trong độ tuổi 60, thì nay lão thính đang trẻ hoá từ độ tuổi 30 – 40, trong đó có nguyên nhân nghe nhạc bằng tai nghe (earphone, headphone).

Thói quen đeo tai nghe (tai phone, headphone) nhiều gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe, thính lực của người sử dụng. Nếu đeo tai nghe nhạc liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ dẫn đến việc tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây suy giảm thính lực, thậm chí bị điếc.

Đeo tai nghe trong thời gian dài ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh minh họa)

Hậu quả của việc đeo tai nghe trong thời gian dài

– Ảnh hưởng đến thính lực

– Suy giảm thính lực.

– Điếc.

– Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tại sao sử dụng tai nghe nhiều lại ảnh hưởng đến thính lực?

Nhiều bạn trẻ nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày nên tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây mệt mỏi. Ốc tai không chịu được tiếng ồn lâu, vì vậy, khi nghe người khác nói, bệnh nhân nghe mà không hiểu, không phân tích được, khả năng nhận biết lời nói kém, dù kết quả đo thính lực đồ cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều.

Đeo tai nghe khi ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực (Ảnh minh họa)

Mỗi người có khoảng 16.000 tế bào của tai trong (hay ốc tai), trong đó 3.000 tế bào cho phép nghe, còn những tế bào khác có chức năng khuếch đại âm thanh và chọn lọc tần số. Một sự vang âm quá mạnh trong ốc tai sẽ gây ra trạng thái kích thích, hậu quả là làm mệt thính giác. Sau đó, trầm trọng hơn là sự mất thính giác đối với những tần số cao.

Gần đây, nhiều thanh thiếu niên quen dùng tai nghe để nghe nhạc với cường độ lớn đến mức thậm chí người đối diện cũng nghe được! Nhiều bạn trẻ còn có thói quen nghe nhạc rồi ngủ quên luôn….. Hành vi có hại này làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác vì khi ngủ, não bộ cần nghỉ ngơi thì lại phải chịu đựng sự tra tấn của âm thanh.

Đa số phát hiện thì đã muộn

Nhiều bạn trẻ sau khi nghe nhạc xong, vẫn thấy lùng bùng trong lỗ tai hoặc nghe những âm thanh khác bị tắc nghẽn do sử dụng máy nghe nhạc trực tiếp bằng tai nghe với âm thanh lớn quá mức cho phép, nhưng họ không đến bệnh viện khám hay thăm khám quá muộn, khi mà thương tổn đã trở thành vĩnh viễn.

Đeo tai nghe lâu dài gây chóng mặt, ù tai, mệt mỏi..(Ảnh minh họa)

Các triệu chứng có thể hồi phục trong vài giờ nhưng những bệnh cảnh “mệt thính giác” này phải được xem là một báo động. Nhiều bạn trẻ có cảm giác như lỗ tai bị bít lại, ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… Đó có thể là những biểu hiện của một chấn thương âm thanh cấp tính, đe doạ chức năng thính giác.

Sức nghe của tai sẽ giảm nếu mọi người tiếp xúc với âm thanh có cường độ 85– 90db liên tục trên hai giờ/ngày và kéo dài một đến hai năm. Hiện hầu hết các máy nghe nhạc đeo tai đều có công suất cực đại đến 120db, gây ra nhiều áp lực âm thanh trực tiếp đến tế bào thần kinh.

Nguy hiểm là bệnh nhân không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải vài năm mới nhận ra. Bởi tiếng ồn chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận âm thanh tần số cao, sau đó mới ảnh hưởng đến tần số thấp hơn là tiếng nói.

Những cách khắc phục

Tránh ba tác nhân dẫn đến giảm thính lực

– Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.

– Cường độ cường độ âm thanh.

– Khoảng cách.

Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày

– Nên nghe nhạc, học tập….. bằng loa ngoài, còn đã dùng tai nghe, không nên vặn volume hết mức.

– Không nên nghe trong môi trường quá ồn ào vì người nghe phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn tiếng ồn.

Bảo vệ đôi tai tránh tiếng ồn (Ảnh minh họa)

– Người có bệnh về tai ngoài, tai giữa không nên đeo tai nghe vì làm cho tai bị bí hơi, dẫn đến viêm tai.

– Thời gian nghe chỉ 2 đến 3 tiếng/ngày, đặc biệt lưu ý không nghe bằng tai nghe khi ngủ (vì khi ngủ não bộ cần được nghỉ ngơi).

– Khi thấy có biểu hiện ù tai, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nên đi thăm khám ngay vì đó có thể là những biểu hiện chấn thương âm thanh cấp tính, đe dọa chức năng thính giác.

Lời kết

Sử dụng tai nghe để học tập, nghe nhạc…là việc làm cần thiết phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên không nên dùng tai nghe với thời gian quá dài, dùng tai nghe khi lưu thông trên đường….sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn giao thông.

ĐHA (Benh.vn)

Bài viết Sử dụng tai nghe và những rủi ro đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-dung-tai-nghe-va-nhung-rui-ro-3881/feed/ 0