Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 29 Sep 2023 02:47:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim https://benh.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/ https://benh.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/#respond Mon, 25 Sep 2023 08:07:09 +0000 http://benh2.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/ Ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ (do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng).

Bài viết Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mắc giun kim là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở trẻ em, đôi khi cũng xảy ra ở cả người lớn tuổi nếu bị lây trứng giun từ quá trình ăn uống, vệ sinh. Hiện nay thuốc điều trị giun kim rất sẵn, tuy nhiên, việc phòng ngừa bệnh cũng rất quan trọng vì liên quan trực tiếp tới vấn đề vệ sinh trong đời sống hàng ngày.

1. Những biểu hiện khi mắc bệnh giun kim

Ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ (do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng).

Rìa hậu môn tấy đỏ, xung huyết.

Rối loạn tiêu hóa: Phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhầy như mũi, cũng có thể gây tiêu chảy (không thường xuyên). Trẻ thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, thỉnh thoảng có buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ.

Da xanh, chậm phát triển, biếng ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.

Ảnh hưởng về thần kinh: trẻ thường bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh hoặc thần kinh bị kích thích gây nên hiện tượng khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hay giật mình và dễ khóc đêm. Nhiều tài liệu còn cho biết khi mắc bệnh giun kim có thể gây hiện tượng đái dầm ở trẻ. Đây là một bệnh gặp khá nhiều nhưng nếu đái dầm do giun kim thì sau khi tẩy sạch giun kim thì trẻ sẽ hết bị đái dầm.

Một số trường hợp gây nên nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa. Một số trường hợp do giun đi lạc chỗ như vào thực quản, phổi, hốc mũi, âm đạo, bàng quang… gây hiện tượng viêm nhiễm do chúng mang theo vi sinh vật gây bệnh, vì vậy trong những trường hợp như thế này sẽ làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp không ít khó khăn.

2. Điều trị và phòng ngừa

Cách phổ biến nhất là dùng thuốc tẩy giun và vệ sinh hậu môn mỗi buổi sáng để vệ sinh sạch trứng bám quanh khu vực hậu môn. Chú ý là chỉ tẩy giun cho trẻ trên 3 tháng tuổi và nên chọn thuốc theo đúng độ tuổi.

Các bà bầu chỉ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân là giun kim sẽ tự động “biến mất” khỏi hệ tiêu hóa sau 6 tuần.

Vệ sinh nhằm loại trừ trứng giun bám trên cơ thể và trong nhà sẽ giúp cơ thể không bị tái nhiễm giun sau tẩy giun. Mọi thành viên trong gia đình cần thực hiện những việc dưới đây trong vòng 2 tuần kể từ sau khi uống thuốc tẩy giun:

  • Mặc quần lót vào buổi tối để nếu có gãi vô thức, tay cũng không chạm trực tiếp vào vùng da quanh hậu môn.
  • Cắt ngắn móng tay. Rửa tay trước khi ăn, trước khi nấu nướng và sau khi đi toilet.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh
  • Nên vệ sinh hậu môn mỗi sáng để rửa trôi toàn bộ số trứng giun đã được đẻ trong đêm.
  • Thay và giặt quần lót hằng ngày. Tránh giũ quần áo và chăn ga vì có thể khiến trứng giun bay lơ lửng trong không khí.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng máy hút bụi, thay  giặt thường xuyên các loại thảm trải sàn, đặc biệt là  nơi vui chơi của trẻ.
  • Nếu cần thiết phải luộc quần áo bé bằng nước sôi để giết hết chứng giun

Bài viết Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/feed/ 0
Bảng thuốc điều trị lựa chọn theo loài giun sán https://benh.vn/bang-thuoc-dieu-tri-lua-chon-theo-loai-giun-san-4967/ https://benh.vn/bang-thuoc-dieu-tri-lua-chon-theo-loai-giun-san-4967/#respond Mon, 18 Mar 2019 13:14:14 +0000 http://benh2.vn/bang-thuoc-dieu-tri-lua-chon-theo-loai-giun-san-4967/ Nhiễm giun sán, ký sinh trùng vẫn còn rất phổ biến tại nhiều vùng miền tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn và khu vực trung, cao nguyên. Việc lựa chọn đúng loại thuốc điều trị cho từng loại ký sinh trùng là quan trọng nhất trong điều trị nhiễm trùng giun sán.

Bài viết Bảng thuốc điều trị lựa chọn theo loài giun sán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mặc dù bệnh giun sán không còn nhiều, tuy nhiên, rải rác vẫn có những trường hợp nhiễm giun, sán dây tại các địa phương. Đặc biệt một số đợt dịch. Chính vì vậy, người dân và các bác sỹ cần nắm được thông tin các thuốc điều trị giun sán phổ biến hiện nay và các phác đồ điều trị.

Nhóm thuốc điều trị giun sán ký sinh ở đường ruột

Giun ký sinh đường ruột

  • Giun kim (E.vermicularis): Pyratel pamoate 11 mg/kg x 1 lần, nhắc lại sau 2 tuần hoặc Mebendazole 100 mg x 1 lần, nhắc lại sau 2 tuần.
  • Giun đũa (A.lumbrricoides): Pyratel pamoate 11 mg/kg x 1 lần duy nhất hoặc Mebendazole 100 mg x 1 lần duy nhất hoặc Albendazole 400 mg x 1 lần duy nhất.
  • Giun tóc (T.trichiura): Mebendazole 100 mg x 1 lần duy nhất hoặc Albendazole 400 mg x 1 lần duy nhất.
  • Giun móc (Hookworm): Mebendazole 100 mg x 2 lần/ ngày x 3 ngày hoặc Albendazole 400 mg x 1 lần duy nhất
  • Giun lươn (S.stecoralis): Thiabendazole 25 – 50 mg/kg x 1 – 2 ngày hoặc Ivermectin 200 mg/kg x 1 lần, nhắc lại sau 3 ngày hoặc Albendazole 400 mg x 1 lần x 3 ngày
  • Capililaria philippinnensis: Thiabendazole 25 – 50 mg/kg x 1 – 2 ngày hoặc Ivermectin 200 mg/kg x 1 lần, nhắc lại sau 3 ngày hoặc Albendazole 400 mg x 1 lần x 3 ngày

Sán dây ở đường ruột

  • Sán dây lợn (T.solium) và Sán dây bò (T.saginata): Niclosamide 2 g x 1 lần duy nhất hoặc Praziquantel 5 – 20 mg/kg x 1 lần duy nhất hoặc Mebendazole 300 mg x 2 lần x 3 ngày hoặc Bithionol 40 – 60 mg/kg x 1 lần duy nhất.

Sán lá ở đường ruột

  • Echinostoma spp và Sán ruột (F. buski): Praziquantel 40 mg/kg x 1 lần duy nhất Hoặc 25 mg/kg x 2 x 1 ngày hoặc Praziquantel 15 mg/kg x 2 lần x 1 ngày.

Nhóm thuốc điều trị giun sán ký sinh ở ngoài đường ruột

Giun tròn KS ở tổ chức, máu

  • Trichinella spiralis: Mebendazole 200 – 400 mg x 3 lần/ngày x 3 ngày hoặc Mebendazole 400 – 500 mg x 3lần/ngày x 10 ngày hoặc Levamisol 5 mg/kg x 1 lần và nhắc lại sau 2 ngày
  • Gnathostoma spinigerum: Albendazole 400 mg x 1 – 2 lần x 21 – 28 ngày hoặc Ivermectin 0, 2 – 2 mg/kg x 1 lần x  1 – 5 ngày hoặc Mebendazole 10 mg/kg x 1 x 28 ngày
  • Angiostrongylus cantonnensis: Mebendazole 10 mg/kg x 2 lần x 5 ngày
  • Filarria (W.bancrofti và Brugia spp, Loa loa): Diethyl carbamazine (DEC) 2 mg/kg x 3 lần x 14 – 28 ngày + kháng histamin
  • Toxocara spp: Albendazole 10 mg x 1 lần x 5 ngày

Sán lá KS ở tổ chức & máu

  • Sán lá gan nhỏ (C.sinensis): Praziquantel 25 mg/kg x 3 lần x 2 ngày
  • Sán lá gan nhỏ (Opisthorchis spp): Praziquantel 40 mg/kg x 1 lần duy nhất Hoặc 25 mg/kg x 3 x 1 ngày hoặc Mebendazole 30 mg/kg x 1 x 3 – 4 tuần
  • Sán lá gan lớn (Fasciola sp): Bithionol 30 – 50 mg/kg xen kẽ 10 – 15 ngày hoặc Triclabendazole (Egatel) 10 mg/kg x 1 lần
  • Sán lá phổi (Paragonimus spp): Praziquantel 25 mg/kg x 3 lần x 2 ngày hoặc Bithionol 15 – 25 mg/kg xen kẽ 10 – 15 ngày

Một số vấn đề cần lưu ý sau khi dùng thuốc

  • Theo dõi dị ứng do thuốc, và hiện tượng đề kháng thuốc giun sán.
  • Cần theo dõi chặt chẽ sau khi dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi.
  • Điều trị giun kim cho trẻ em cần phải phối hợp với vệ sinh hậu môn và điều trị cho cộng đồng trong gia đình (hoặc nhà trẻ) cùng một thời gian.

Bs. Nguyễn Văn Tiến, Bs. Cao Văn Viên – BV Bạch Mai

Bài viết Bảng thuốc điều trị lựa chọn theo loài giun sán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bang-thuoc-dieu-tri-lua-chon-theo-loai-giun-san-4967/feed/ 0
Tẩy giun sán bằng phương pháp dân gian https://benh.vn/tay-giun-san-bang-phuong-phap-dan-gian-8986/ https://benh.vn/tay-giun-san-bang-phuong-phap-dan-gian-8986/#respond Wed, 13 Feb 2019 08:59:02 +0000 http://benh2.vn/tay-giun-san-bang-phuong-phap-dan-gian-8986/ Hạt bí ngô tẩy giun sán không mạnh như dương xỉ đực nhưng không gây độc đối với cơ thể. Với 3 cách sử dụng hạt bí ngô sau đây giun sán trong cơ thể sẽ bị tiêu diệt một cách hiệu quả.

Bài viết Tẩy giun sán bằng phương pháp dân gian đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hạt bí ngô tẩy giun sán không mạnh như dương xỉ đực nhưng không gây độc đối với cơ thể. Với 3 cách sử dụng hạt bí ngô sau đây giun sán trong cơ thể sẽ bị tiêu diệt một cách hiệu quả.

Hạt bí ngô còn có tên là hạt bí đỏ chúng còn có tác dụng chữa giun sán hiệu quả mà không gây độc cho cơ thể.

Hạt bí ngô có thể uống theo một trong hai cách sau:

Cách 1:

– Bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100 g nhân, giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50-60 ml nước để tráng sạch cối, thêm vào 50-100 g mật/si rô/đường và trộn đều.

Bệnh nhân ăn hết toàn bộ vào lúc đói, nằm nghỉ, 3 tiếng sau uống thuốc tẩy muối (magiê sunfat), đi ngoài trong một chậu nước ấm.

Trẻ con 3-4 tuổi ăn 30 g, 5-7 tuổi ăn 50 g, 7-10 tuổi ăn 75 g.

Cách 2:

– Hạt bí ngô để cả vỏ cứng giã hay xay nhỏ bằng cối xay thịt, thêm nước và đun lửa nhỏ hoặc đun cách thủy trong 2 tiếng, lọc qua gạc. Hớt bỏ lớp dầu trên mặt. Có thể thêm đường.

Uống hết trong vòng 20-30 phút vào lúc đói, 2 tiếng sau uống một liều thuốc tẩy muối.

Người lớn uống 300 g hạt để cả vỏ, trẻ con dưới 5 tuổi dùng 50-70 g, 5-7 tuổi dùng 100 g, 7-10 tuổi dùng 150 g.

Cách khác:

– Ngoài ra, bạn có thể uống phối hợp với nước sắc hạt cau. Nước sắc hạt cau làm tê liệt sán bò và sán lợn nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán và những đốt chưa thành thục; trong khi hạt bí ngô làm tê liệt khúc giữa và khúc đuôi sán.

Cách dùng: Sáng sớm lúc đói bụng ăn 60-120 g hạt bí ngô (tính cả vỏ). Hai tiếng sau uống nước sắc hạt cau (trẻ con 10 tuổi trở xuống uống 30 g, phụ nữ và đàn ông gầy nhỏ uống 50-60 g, người to mập 80 g). Nửa giờ sau khi uống hạt cau sẽ uống một liều thuốc tẩy muối nhẹ (30 g magiê sunfat). Nằm nghỉ, đi vệ sinh vào một chậu nước ấm.

Thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung

Bài viết Tẩy giun sán bằng phương pháp dân gian đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tay-giun-san-bang-phuong-phap-dan-gian-8986/feed/ 0
Một số thuốc tẩy giun khuyên dùng https://benh.vn/mot-so-thuoc-tay-giun-khuyen-dung-2215/ https://benh.vn/mot-so-thuoc-tay-giun-khuyen-dung-2215/#respond Wed, 01 Aug 2018 04:09:46 +0000 http://benh2.vn/mot-so-thuoc-tay-giun-khuyen-dung-2215/ Giun là loại ký sinh trùng sống ăn bám ở người, chủ yếu là ở ruột. Ở nước ta, tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém do vậy gần như ai cũng chứa giun trong bụng.

Bài viết Một số thuốc tẩy giun khuyên dùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Giun là loại ký sinh trùng sống ăn bám ở người, chủ yếu là ở ruột. Ở nước ta, tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém do vậy gần như ai cũng chứa giun trong bụng.

Giun sống ký sinh ở người gồm nhiều loại: thường gặp nhất là giun đũa, tiếp đến là giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn… Tỷ lệ nhiễm giun đặc biệt là giun đũa rất cao. Ở các tỉnh miền Bắc nhiều nơi có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao tới 86 – 98% (trung bình là 70 – 85%); còn ở miền Nam thì vào khoảng 20 – 35%. Người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn rau sống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián… Trẻ em, ngoài giun đũa còn dễ bị giun kim vì chơi nghịch đất cát có lẫn trứng giun, hoặc gãi vùng hậu môn (do giun bò ra đẻ trứng và gây ngứa) rồi đưa tay lên miệng và nuốt phải trứng giun…

Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi… cho thai phụ, điều này cũng khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…

Nếu có kế hoạch mang thai, bạn càng nên tẩy giun an toàn trước đó (định kỳ từ 4-6 tháng/1 lần). Trong qua trình mang thai nếu bạn muốn tẩy giun cần có chỉ định của bác sĩ vì thuốc tẩy giun thông thường luôn chống chỉ định với phụ nữ có thai.

Đối với trẻ em, lứa tuổi được khuyến cáo bắt đầu tẩy giun là từ 24 tháng trở lên. Các loại thuốc phổ biến hiện nay là mebendazol và albendazol. Với trẻ em, thuốc được khuyên dùng là albendazol viên 400mg, uống 1 viên duy nhất để tẩy các loại giun thông thường. Trẻ em nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng.

Nên tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, các đối tượng khác nhau cần có lịch trình tẩy giun khác nhau

Các thuốc thường dùng là loại có phổ rộng và hiệu quả với các lọai giun thường gặp như giun đũa , giun kim… Có thể giới thiệu vài loại thông dụng hiện nay:

– Mebendazole 500mg liều duy nhất cho người lớn và trẻ em. Fugacar là tên biệt dược của chất mebendazole.

– Albendazole 200mg cho trẻ dưới 2 tuổi, 400mg cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn.

– Pyrentel Palmoate 125 mg liều 1 viên cho mỗi 10 kg cân nặng.

Có thể uống liều thứ hai từ sau 2 đến 3 tuần (để đảm bảo tẩy hoàn toàn).

Bài viết Một số thuốc tẩy giun khuyên dùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-thuoc-tay-giun-khuyen-dung-2215/feed/ 0
Nguyên tắc và phương pháp điều trị giun sán https://benh.vn/nguyen-tac-va-phuong-phap-dieu-tri-giun-san-3412/ https://benh.vn/nguyen-tac-va-phuong-phap-dieu-tri-giun-san-3412/#respond Tue, 17 Jul 2018 04:35:37 +0000 http://benh2.vn/nguyen-tac-va-phuong-phap-dieu-tri-giun-san-3412/ Hiện nay bệnh do giun sán ký sinh xảy ra khá phổ biến tại nước ta nhưng dường như bệnh này ít được quan tâm. Ngoài bệnh giun sán thường gặp, còn có một số bệnh ký sinh trùng mới gây lo lắng cho người dân.

Bài viết Nguyên tắc và phương pháp điều trị giun sán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay bệnh do giun sán ký sinh xảy ra khá phổ biến tại nước ta nhưng dường như bệnh này ít được quan tâm. Ngoài bệnh giun sán thường gặp, còn có một số bệnh ký sinh trùng mới gây lo lắng cho người dân.

Để điều trị bệnh giun sán có hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp chuẩn sau:

Nguyên tắc điều trị bệnh giun sán

Muốn điều trị bệnh giun sán có hiệu quả, cần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản như chọn lựa thuốc, tập trung thuốc có nồng độ cao; dùng thuốc tẩy sau thuốc điều trị, xử lý giun sán được tẩy ra và thực hiện các biện pháp vệ sinh sau khi tẩy giun sán; đồng thời phải điều trị tẩy giun sán định kỳ theo yêu cầu.

Lựa chọn thuốc

Phải bảo đảm loại thuốc được sử dụng có tác dụng hiệu quả đối với nhiều loại giun sán vì ở nước ta tình hình nhiễm nhiều loại giun sán phối hợp chiếm tỷ lệ cao. Một người thường có thể bị nhiễm từ 2 đến 3 loại giun sán. Khi lựa chọn thuốc nên chọn những loại thuốc được bào chế đã có thêm cả thuốc nhuận trường phối hợp để tống giun ra ngoài sau khi đã tẩy.

giun đũa

Giun đũa

Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh giun sán

– Cần tập trung dùng thuốc với nồng độ cao để có tác dụng mạnh đến các loại giun sán;

– Cho bệnh nhân uống thuốc vào lúc đói nhưng không đói quá vì dễ gây nên ngộ độc thuốc

– Nên dùng thuốc nhuận trường hoặc thuốc tẩy để tẩy sạch chất nhầy bao phủ trên cơ thể các loại giun sán, giúp cho thuốc ngấm được nhiều vào giun sán Phải chọn loại thuốc có độc tính thấp nhưng có hiệu quả cao.

– Sau khi uống thuốc điều trị giun sán, nên dùng thuốc tẩy để tống nhanh các loại giun sán ra khỏi cơ thể, tránh sự nhiễm độc do độc tố của giun sán bị chết hoặc bị vữa nát, đồng thời phòng ngừa được khả năng giun sán có thể phục hồi sống trở lại.

– Sau khi tẩy giun sán ra khỏi cơ thể, phải xử lý chúng để tránh gây ô nhiễm môi trường vì giun sán thường chứa đựng một lượng trứng rất lớn.

Cũng ngay sau khi tẩy giun, cần áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường sống để phòng chống sự tái nhiễm. Ở nước ta, môi trường ngoại cảnh thường bị ô nhiễm nặng nề với các mầm bệnh giun sán và đây là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái nhiễm giun sán trở lại.

sán lá

Sán lá

Sau đợt điều trị giun sán, nên có kế hoạch điều trị định kỳ tối thiểu từ 6 tháng đến 12 tháng một lần để phòng chống tái nhiễm và tránh các biến chứng có thể xảy ra. Việc điều trị giun sán định kỳ được xem là một giải pháp bổ sung cho chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở những vùng có bệnh giun sán lưu hành. Ở Tanzania, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ghi nhận tỷ lệ tăng trọng lượng cơ thể của nhóm trẻ em được điều trị giun sán định kỳ lớn hơn 9% so với nhóm trẻ em đối chứng không được điều trị giun sán.

Phương pháp điều trị bệnh giun sán

Khi điều trị bệnh giun sán, tùy theo tình hình thực tế và điều kiện khả năng cho phép của mỗi địa phương; có thể sử dụng phương pháp điều trị hàng loạt hoặc điều trị chọn lọc.

Điều trị hàng loạt

Điều trị hàng loạt có chu kỳ cho tập thể là phương pháp điều trị cho toàn bộ dân cư sống trong khu vực. Đây là một trong những biện pháp can thiệp rất có hiệu quả trong công tác phòng chống các bệnh giun sán truyền qua đất. Phương pháp điều trị hàng loạt mặc dù được công nhận là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất trong công tác phòng chống các bệnh giun sán truyền qua đất nhưng việc đầu tư tài chính đối với phương pháp này khá tốn kém.

Mục đích của việc điều trị hàng loạt không phải để tẩy hết giun sán ra khỏi cơ thể con người mà chỉ để giảm cường độ nhiễm bệnh và giảm tần số lan truyền bệnh. Khi áp dụng phương pháp điều trị hàng loạt, cần đặc biệt chú ý tốc độ tái nhiễm. Nên nghiên cứu cách thức sử dụng thuốc, tần số, khoảng cách… để chọn lựa biện pháp tốt nhất nhằm giảm tỷ lệ nhiễm và giảm tốc độ tái nhiễm.

Thuốc được sử dụng trong điều trị hàng loạt phải là loại thuốc ít độc, an toàn, có thể sử dụng rộng rãi trong nhân dân, không gây biến chứng. Hiện nay các loại thuốc điều trị an toàn, hiệu quả cao đối với nhiều loại giun sán là albendazole, mebendazole. Các nhà khoa học và y học khuyến cáo nên dùng thuốc điều trị tẩy giun mỗi năm khoảng 3 lần, cách nhau 4 tháng. Nếu thực hiện trong 3 năm liền liên tục sẽ có tỷ lệ tái nhiễm thấp nhất.

Điều trị chọn lọc

Điều trị chọn lọc là phương pháp can thiệp chỉ sử dụng để điều trị cho một nhóm người ở trong một khu vực nhất định. Mục đích của phương pháp này nhằm xây dựng biện pháp điều trị chon lọc đối với các đối tượng bị nhiễm giun sán nặng như trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm giun sán cao nhất, cường độ nhiễm nặng nhất, ý thức vệ sinh kém nhất… nên trẻ em là nguyên nhân gây ô nhiễm mầm bệnh giun sán thải ra ngoại cảnh nhiều nhất, mạnh nhất và cũng chính là đối tượng bị tái nhiễm nhanh nhất. Qua kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng chỉ cần tập trung điều trị cho đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi, một đối tượng chiếm khoảng 50% dân số, cũng làm giảm được tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun sán trong cả cộng đồng. Cũng đã có quan niệm cho rằng nếu chọn lọc những người có cường độ nhiễm nặng nhất và tập trung điều trị cho đối tượng này cũng sẽ mang lại hiệu quả tương tự.

Phương pháp điều trị chọn lọc cũng có thể đạt được hiệu quả tương đương với phương pháp điều trị hàng loạt nhưng đầu tư về mặt tài chính ít tốn kém hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức, nhân lực và đặc biệt có thể tiết kiệm được khoảng 50% kinh phí. Các nhà y học thường khuyến cáo áp dụng phương pháp điều trị chọn lọc đối với một số bệnh giun truyền qua đất, chúng có đặc điểm là loại giun dễ bị mắc nhất, tỷ lệ nhiễm cao, cường độ nhiễm nặng và thậm chí có thể áp dụng đối với một số loại bệnh ký sinh trùng khác.

Một số thuốc chủ yếu điều trị bệnh giun sán

Thuốc điều trị giun sán chủ yếu nói chung có nhiều loại, trong đó cần phân biệt thuốc điều trị giun và thuốc điều trị sán.

– Thuốc điều trị giun gồm có các loại như thuốc piperazin (diethylen diamin) với tên biệt dược là piperal, piperazin citrat, piperol, antepar…; thuốc levamisol với tên biệt dược là levaris, decaris, solaskil…; thuốc mebendazole với tên biệt dược là vermox, fugacar, soltric…; thuốc albendazole với tên biệt dược là zentel, zenben, alzental…; thuốc pyrantel với tên biệt dược là combantrin, antiminth, panatel…; thuốc thiabendazole (mitezol); thuốc diethylcarbamazin với tên biệt dược là DEC, banocid, notezin…;

Trong phương pháp điều trị chọn lọc đối với các loại giun truyền qua đất như giun đũa, giun tóc và giun móc trên đối tượng trẻ em, đặc biệt là học sinh tiểu học; Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng hai loại thuốc bảo đảm an toàn, có hiệu quả, ít tác dụng phụ là mebendazole và albendazole dùng liều duy nhất.

– Thuốc điều trị sán gồm có các loại như thuốc niclosamid với tên biệt dược là yomesal, niclocide, tamox…; thuốc praziquantel với tên biệt dược là pratez, bilcitrid, cesol…

Thầy thuốc ưu tú Bs. Nguyễn Võ Hinh

Bài viết Nguyên tắc và phương pháp điều trị giun sán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-tac-va-phuong-phap-dieu-tri-giun-san-3412/feed/ 0
Bệnh truyền nhiễm sán lá phổi https://benh.vn/benh-truyen-nhiem-san-la-phoi-4588/ https://benh.vn/benh-truyen-nhiem-san-la-phoi-4588/#respond Tue, 03 Apr 2018 12:06:32 +0000 http://benh2.vn/benh-truyen-nhiem-san-la-phoi-4588/ Bệnh sán lá phổi do sán lá phổi Paragonimus gây nên.Người bị nhiễm sán lá phổi là do ăn sống hoặc chưa chín các vật chủ trung gian là cua, tôm hay vật chủ tạm thời, ví dụ như thịt lợn có chứa ấu trùng sán. Mầm bệnh sau đó di trú đến phổi và gây bệnh với triệu chứng chủ yếu là ho có máu.

Bài viết Bệnh truyền nhiễm sán lá phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh sán lá phổi do sán lá phổi Paragonimus gây nên.Người bị nhiễm sán lá phổi là do ăn sống hoặc chưa chín các vật chủ trung gian là cua, tôm hay vật chủ tạm thời, ví dụ như thịt lợn có chứa ấu trùng sán. Mầm bệnh sau đó di trú đến phổi và gây bệnh với triệu chứng chủ yếu là ho có máu.

1. Đặc điểm của bệnh:

1.1. Định nghĩa ca bệnh:

– Ca bệnh lâm sàng: ho ra máu, thường ra ít một lần với đờm, màu đỏ tươi hoặc màu rỉ sắt, cũng có khi ho ra nhiều máu tươi

cùng một lúc, ho ra máu từng đợt trong năm và có khi kéo dài nhiều năm; thường không kèm theo sốt, không có tình trạng nhiễm trùng trừ trường hợp bội nhiễm, cơ thể ít suy sụp khác với bệnh lao và các bệnh phổi khác. Có hội chứng 3 giảm ở đáy phổi, nếu sán ở trong màng phổi có thể gây tràn dịch màng phổi.

– Ca bệnh xác định: xét nghiệm có trứng sán lá phổi trong đờm hoặc trong phân (do bệnh nhân nuốt đờm) hoặc trong dịch màng phổi.

1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: lao phổi, viêm phổi do nguyên nhân khác.

1.3. Xét nghiệm:

– Loại mẫu bệnh phẩm: chủ yếu là đờm hoặc dịch màng phổi hoặc phân nếu bệnh nhân nuốt đờm.

– Phương pháp xét nghiệm: soi tươi tìm trứng trong đờm hoặc ly tâm lắng cặn đờm, dịch màng phổi để tìm trứng sán lá phổi.

2. Tác nhân gây bệnh:

– Tên tác nhân:

Trong 40 loài sán lá phổi, có trên 10 loài gây bệnh chủ yếu là Paragonimus westermani; ở Việt Nam mới chỉ phát hiện thấy loài Paragonimus heterotremus ở miền Bắc.

– Hình thái:

Sán lá phổi dài 8-16 cm, chiều ngang 4-8 mm, dày 3-4 mm, có màu nâu đỏ và giống như hạt cà phê; vỏ sán có những gai nhọn, có hai hấp khẩu bụng và miệng, các ống ruột là những ống ngoằn ngoèo, lỗ sinh dục ở gần hấp khẩu bụng; trứng sán có nắp màu sẫm dài 80-100 mm.

– Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài:

Cũng như trứng sán lá gan, trứng sán lá phổi có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên ngoài rất kém, nhiệt độ ánh sáng mặt trời trên 700C sẽ làm hỏng trứng. Tuy nhiên, trứng sán muốn phát triển thành ấu trùng phải có môi trường nước, nếu trên cạn trứng sẽ hỏng và không phát triển được, khả năng tồn tại của sán lá phổi trưởng thành ở ngoại cảnh cũng rất kém.

3. Đặc điểm dịch tễ học:

– Bệnh sán lá phổi được Kerbert tìm ra đầu tiên ở động vật là hổ. Năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố sự lưu hành bệnh sán lá phổi ở 39 nước trên thế giới. Năm 1968, John Cross cho rằng có khoảng 194 triệu người trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh sán lá phổi, đặc biệt là Trung Quốc, Lào và Triều Tiên.

– Ở Việt Nam, bệnh sán lá phổi được xác định lưu hành ít nhất ở 8 tỉnh phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Nghệ An; có nơi tỷ lệ nhiễm tới 15 % (Sơn La). Loài sán lá phổi mới chỉ xác định ở Việt Nam là Paragonimus heterotremus.

4. Nguồn truyền nhiễm:

– Ổ chứa: ngoài vật chủ chính là người; các động vật và gia súc khác cũng là nguồn chứa mầm bệnh sán lá phổi như chó, mèo, hổ, báo, chó sói, chồn, chuột…

– Thời gian ủ bệnh: thời gian từ khi xâm nhập vào vật chủ đến khi có biểu hiện triệu chứng khoảng 3-4 tuần.

– Thời gian lây truyền: thời gian từ khi xâm nhập vào vật chủ đến khi sán có thể đẻ trứng và lây truyền khoảng 5-6 tuần.

5. Phương thức lây truyền:

Người hoặc động vật ăn phải tôm, cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín như cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống thì sau khi ăn ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng, rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản để làm tổ ở đó. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành khoảng 5-6 tuần.

6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: 

Khi nhiễm sán lá phổi, khoảng 2 tuần sau nhiễm trong huyết thanh bệnh nhân đã xuất hiện kháng thể kháng sán lá phổi. Sán lá phổi trưởng thành ít đẻ trứng, khả năng phát hiện trứng trong đờm và dịch màng phổi rất khó khăn. Vì vậy, chẩn đoán bệnh sán lá phổi bằng kỹ thuật miễn dịch ELISA rất có giá trị.

7. Các biện pháp phòng chống dịch:

7.1. Biện pháp dự phòng:

– Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về nguyên nhân gây bệnh, tác hại của bệnh và cách phòng chống; không ăn sống cua, tôm dưới bất kỳ hình thức nào.

– Vệ sinh phòng bệnh: không khạc nhổ và phóng uế bừa bãi, xử lý đờm người mắc bệnh, ăn chín, uống chín, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

7.2. Biện pháp chống dịch:

– Tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp, khoanh vùng dập dịch.

– Chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị mầm bệnh, kiểm soát các động vật và vật nuôi ở vùng có dịch; tuyên truyền người dân không ăn sống tôm, cua dưới bất kỳ hình thức nào. Người nghi ngờ nhiễm bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá phổi tại vùng lưu hành bệnh.

7.3. Nguyên tắc điều trị:

– Điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu.

– Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng bệnh nhân.

– Lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần…, cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.

– Thuốc điều trị: thuốc lựa chọn là Praziquantel viên nén 600 mg liều 75 mg/kg/ngày ´ 2 ngày, mỗi ngày chia 3 lần uống cách nhau từ 4-6 giờ sau khi ăn no. Trong điều trị sán lá phổi, có thể ho ra nhiều máu một lúc cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối và cho thuốc cầm máu, giảm ho.

7.4. Kiểm dịch y tế biên giới:

 Kiểm tra động vật, vật nuôi nhập khẩu vào trong nước.

 

Bài viết Bệnh truyền nhiễm sán lá phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-truyen-nhiem-san-la-phoi-4588/feed/ 0
Bệnh nhiễm ký sinh trùng giun lươn https://benh.vn/benh-nhiem-ky-sinh-trung-giun-luon-7212/ https://benh.vn/benh-nhiem-ky-sinh-trung-giun-luon-7212/#respond Thu, 04 Aug 2016 06:16:44 +0000 http://benh2.vn/benh-nhiem-ky-sinh-trung-giun-luon-7212/ Bệnh nhiễm ký sinh trùng giun lươn cùng tìm hiểu về đặc điểm cũng như cách điều trị

Bài viết Bệnh nhiễm ký sinh trùng giun lươn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh nhiễm ký sinh trùng giun lươn cùng tìm hiểu về đặc điểm cũng như cách điều trị

Đặc điểm giun lươn (Strongyloides stercoralis)

Giun lươn có phân bố rộng nhưng tỉ lệ nhiễm không cao. Nếu cường độ nhiễm đáng kể, giun lươn có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Giun lươn cái trưởng thành ký sinh, dài khoảng 2mm, chiều ngang khoảng 34 micromet.

Giun lươn đực sống ký sinh, có kích thước nhỏ, chiều dài là 0,7mm, chiều ngang 0,35 micromet.

Trứng giun lươn có chiều dài từ 50 – 58 micromet, chiều ngang từ 30 – 34 micromet.

Ấu trùng giun lươn phát triển nhanh chóng ở trong trứng, rồi ra khỏi trứng và thường theo phân vì ấu trùng nở ngay trong ruột. Chỉ với những trường hợp tiêu chảy, phân lưu thông quá nhanh mới gặp trứng giun lươn trong phân. Chu kỳ giun lươn gồm giai đoạn ký sinh và giai đoạn tự do Giun lươn ký sinh trong niêm mạc ruột, sau khi giao hợp sẽ sinh sản trứng. Ấu trùng nhanh chóng phá vỏ trứng trở thành tự do và sau khi thay đổi từ ấu trùng với thực quản ụ phình, thành ấu trung với thực quản hình ống là có khả năng lây nhiễm.

Ở giai đoạn tự do của chu kỳ, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành đực và cái, ăn vi khuẩn và các chất hữu cơ trong đất, giao hợp đẻ trứng tạo thế hệ mới.

Những ấu trùng gây nhiễm xâm nhập vào cơ thể theo kiểu của ấu trùng giun móc. Sau khi chui qua da vào cơ thể, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, lên khí quản, tới hầu chuyển sang thực quản xuống ruột để trở thành giun ký sinh trưởng thành. Khác với chu kỳ giun móc, giun lươn có thế hệ tự do ở ngoại cảnh và giun lươn đực chỉ có tuổi thọ rất ngắn. Trong một số điều kiện bệnh nhân kém được chăm sóc, ấu trùng giun lươn khu trú lại quanh hậu môn chuyển dạng rồi gây tái nhiễm ngay cho bệnh nhân. Khi ở ruột, giun thường ở niêm mạc ruột non nhưng cũng có nhữhg trường hợp giun bất thường ký sinh ở thực quản, ở phổi, ở hạch bạch huyết, ở gan. Còn có những trường hợp giun ở trong cơ tim.

Giun lươn có thể nhiễm cho người hoăc súc vật ở mọi lứa tuổi.

Tuổi thọ của giun lươn có thể rất ngắn nhưng do tái nhiễm nhất là người bệnh có thể tự tái nhiễm nên bệnh kéo rất dài.

Do nhưng tính chất sinh thái giống giun móc nên giun lươn khuếch tán ở ngoại cảnh theo những điều kiện phát tán của phân. Những chỗ có phân người có thể gặp ấu trùng giun lươn hoặc giun lươn trưởng thành sống tự do.

Cho đến nay, tính chất gây bệnh của giun lươn khó xác định vì giun lươn dễ phối hợp với nhữg loại ký sinh trùng đường ruột để gây nên những triệu chứng lâm sàng có tính chất pha trộn một số trường hợp nhiễm giun nhưng không có triệu chứng lâm sàng, thường có những biểu hiện viêm gạn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn về máu.

Khi ấu trùng giun lươn chui qua da, có thể có những hiện tượng viêm ngứa kiểu dị ứng. Nếu sô lượng ấu trùng xâm nhập nhiều thì triệu chứng mới xuất hiện rõ về rối loạn của ruột, bệnh nhân dễ bị tiêu chảy, mỗi ngày ỉa 5 – 7 lẩn, phân lỏng như nước hoàn toàn, không giống như phân lỵ. Ruột có thể bi viêm và dễ viêm tá tràng.

Bệnh nhân thường bị thiếu máu nhẹ, bạch cầu toan tính tăng rõ.

Về thần kinh, bệnh nhân dễ bị kích thích, suy nhược thần kinh. Giun lươn lạc chỗ có thể gây những triệu chứng viêm phổi bất thường, giun lươn có thể gây dị ứng nghiêm. Một số bệnh nhân cơ địa dị ứng co thể bị hen khi nhiễm giun lươn.

Những diễn biến lâm sàng nói trên thường nhẹ và kéo dài, đôi khi tự mất rồi lại có những giai đoạn xuất hiện trở lại

Chẩn đoán nhiễm giun lươn

Do triệu chứng lâm sàng không rõ rệt nên đứng trước một bệnh nhân tiêu chảy kéo dài và không rõ nguyên nhân, bạch cầu toan tính tăng cao, cần nghĩ đến bệnh giun lươn.

Chẩn đoán khẳng định phải dựa vào xét nghiện phân tìm ấu trùng giun. Nếu thấy ấu trùng phải phân biệt với ấu trùng giun móc: ấu trùng giun lươn xuất hiện ngay sau khi phân mới bài xuất, ấu trùng giun móc xuất hiện muộn. Còn có thể tìm ấu trùng giun lươn bằng phương pháp hút dịch tá tràng để xét nghiệm.

Điều trị nhiễm giun lươn:

Mebendazol: viên 100 mg; dung dịch uống 20mg/ml.

Liều dùng: trẻ em và người lớn liều dùng như nhau. Chỉ uống 1 viên (hoặc 5 ml) một lần duy nhất. Nên sau 2 tuần uống 1 lần nữa.

Không dùng thuốc cho người có thai và trẻ em dưới 24 tháng.

Albendazol: viên nén 200 mg; dung dịch treo 100mg/5 ml.

Liều dùng: người lớn và trẻ em từ 24 tháng trở lên uống liều duy nhất 400 mg.

Không dùng thuốc cho người có thai và trẻ em dươỉ 24 tháng

Bài viết Bệnh nhiễm ký sinh trùng giun lươn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-nhiem-ky-sinh-trung-giun-luon-7212/feed/ 0
FDA cho phép thuốc giun dạng nhai Emverm (mebendazole) của công ty Impax được phép lưu hành https://benh.vn/fda-cho-phep-thuoc-giun-dang-nhai-emverm-mebendazole-cua-cong-ty-impax-duoc-phep-luu-hanh-7907/ https://benh.vn/fda-cho-phep-thuoc-giun-dang-nhai-emverm-mebendazole-cua-cong-ty-impax-duoc-phep-luu-hanh-7907/#respond Fri, 01 Jul 2016 06:30:24 +0000 http://benh2.vn/fda-cho-phep-thuoc-giun-dang-nhai-emverm-mebendazole-cua-cong-ty-impax-duoc-phep-luu-hanh-7907/ Ngày 15 Tháng 1 2016 Impax Laboratories, Inc thông báo rằng cơ quan Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận đơn của Công ty bổ sung cho Emverm (mebendazole) 100 mg dạng nhai được phép lưu hành.

Bài viết FDA cho phép thuốc giun dạng nhai Emverm (mebendazole) của công ty Impax được phép lưu hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày 15 Tháng 1 2016 Impax Laboratories, Inc thông báo rằng cơ quan Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận đơn của Công ty bổ sung cho Emverm (mebendazole) 100 mg dạng nhai được phép lưu hành.

Chỉ định của Emverm

Emverm được chỉ định điều trị các loại giun: Enterobius vermicularis (giun kim), Trichuris trichiura (whipworm), Ascaris lumbricoides (giun tròn thông thường), Ancylostoma duodenale (giun móc thông thường), Necator americanus (giun móc Mỹ) trong nhiễm trùng đơn lẻ hoặc hỗn hợp. Giun kim là một ký sinh trùng rất dễ lây nhiễm vào khoảng 40 triệu người ở Hoa Kỳ mỗi năm. Nhiễm giun kim là phổ biến gấp 3 lần so với giun chỉ. Emverm không dùng cho những người đã có biểu hiện quá mẫn cảm với thuốc.

Phát biểu của công ty sản xuất

“Chúng tôi rất vui mừng thông báo sự chấp thuận của Emverm, một sản phẩm thuốc mới để điều trị bệnh giun kim và nhiễm trùng sâu nhất định,” Fred Wilkinson, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Impax nói. “Emverm là một lựa chọn điều trị quan trọng đối với giun kim vì nó cung cấp 95% tỷ lệ khỏi bệnh lâm sàng ở liều 100 mg duy nhất. Chúng tôi hiện đang mong đợi để bắt đầu phân phối thương mại của Emverm đầu trong quý thứ hai của năm 2016.”

“Là một phần của kế hoạch chu kỳ sản phẩm chúng tôi để nâng cao thương hiệu anthelmintic ngoài Albenza (Albendazole), với sự chấp thuận này, chúng tôi bây giờ có thể cung cấp một thuốc diệt giun sán mới để điều trị các nhiễm trùng sâu phổ biến nhất tại Hoa Kỳ.

Albenza được chỉ định điều trị của nhu mô neurocysticercosis do tổn thương động gây ra do các loại ấu trùng sán dây lợn. Albenza cũng được chỉ định để điều trị bệnh nang sán nang gan, phổi và phúc mạc, gây ra bởi các loại ấu trùng của sán dây chó, Echinococcus granulosus. Albenza chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các lớp học của các hợp chất benzimidazole hay các thành phần của Albenza.

Thông tin về thuốc Emverm (mebendazole)

Cảnh báo: Không có bằng chứng cho thấy mebendazole, ngay cả ở liều cao, có hiệu quả cho bệnh nang sán. Đã có báo cáo hiếm giảm bạch cầu và giảm bạch cầu khi mebendazole được chụp trong thời gian dài và ở liều trên đáng kể những khuyến cáo.

Thận trọng: đánh giá định kỳ về các chức năng hệ thống cơ quan, bao gồm cả máu và gan, nên trong quá trình điều trị kéo dài.

Thông tin cho bệnh nhân:

Bệnh nhân cần được thông báo về những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi ở phụ nữ dùng mebendazole trong khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bệnh nhân cũng nên được thông báo rằng vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng để ngăn ngừa sự tái nhiễm và lây nhiễm.

Tương tác thuốc

Bằng chứng sơ bộ cho thấy cimetidin ức chế chuyển hóa mebendazole và có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ trong huyết tương của mebendazole.

Mang thai loại C

Mebendazole đã cho thấy hoạt động phôi và gây quái thai ở chuột mang thai ở liều uống duy nhất thấp nhất là 10 mg / kg (xấp xỉ bằng với liều con người, dựa vào mg / m2). Theo quan điểm của những phát hiện việc sử dụng các mebendazole không được khuyến cáo phụ nữ mang thai.

Các bà mẹ cho con bú

Người ta không biết liệu mebendazole được bài tiết qua sữa mẹ. Bởi vì có nhiều thuốc được bài tiết qua sữa mẹ, nên thận trọng khi mebendazole được dùng cho một người phụ nữ cho con bú.

Sử dụng ở trẻ em

Các loại thuốc chưa được nghiên cứu rộng rãi ở trẻ em dưới hai tuổi; Vì vậy, trong điều trị trẻ em dưới hai năm lợi ích tương đối / rủi ro cần phải được xem xét.

Phản ứng trái ngược:

Tiêu hóa: Các triệu chứng thoáng qua của cơn đau bụng và tiêu chảy với trục của sâu trong các trường hợp nhiễm trùng nặng.

Quá mẫn: Phát ban, nổi mề đay và phù mạch đã được quan sát thấy trong những dịp hiếm hoi.

Hệ thần kinh trung ương: các trường hợp rất hiếm co giật đã được báo cáo.

Gan: Đã có gan chức năng kiểm tra độ cao [AST (SGOT), ALT (SGPT), và GGT] và báo cáo hiếm khi viêm gan mebendazole được chụp trong thời gian dài và ở liều trên đáng kể những khuyến cáo.

Huyết học: Giảm bạch cầu trung và mất bạch cầu hạt.

Quá liều:

Trong trường hợp quá liều do tai nạn, rối loạn tiêu hóa kéo dài đến vài giờ có thể xảy ra. Nôn và tẩy nên được cảm ứng. Than hoạt tính có thể được chỉ định giải độc.

Impax Laboratories, Inc (Impax) là một công ty dược phẩm chuyên ngành áp dụng chuyên môn xây dựng và công nghệ phân phối thuốc để kiểm soát sự phát triển của phát hành và generics ngoài sự phát triển của rối loạn hệ thần kinh trung ương có thương hiệu sản phẩm. Impax thị trường sản phẩm chung của nó thông qua bộ phận Impax Generics của nó và thị trường sản phẩm mang nhãn hiệu của mình thông qua các bộ phận Impax Specialty .

Benh.vn

Bài viết FDA cho phép thuốc giun dạng nhai Emverm (mebendazole) của công ty Impax được phép lưu hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/fda-cho-phep-thuoc-giun-dang-nhai-emverm-mebendazole-cua-cong-ty-impax-duoc-phep-luu-hanh-7907/feed/ 0
Triệu chứng nhiễm giun lươn giống viêm phổi cần chú ý đề phòng https://benh.vn/trieu-chung-nhiem-giun-luon-giong-viem-phoi-can-chu-y-de-phong-7191/ https://benh.vn/trieu-chung-nhiem-giun-luon-giong-viem-phoi-can-chu-y-de-phong-7191/#respond Thu, 04 Feb 2016 06:16:20 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-nhiem-giun-luon-giong-viem-phoi-can-chu-y-de-phong-7191/ Thời gian vừa qua, một số bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng ăn uống khó khăn, sụt cân, khó thở...được điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng không hiệu quả. Sau đó, nhờ các kết quả xét nghiệm thì thủ phạm lại là giun lươn...Vì vậy, đây là những cảnh báo cần lưu ý để người dân được biết...

Bài viết Triệu chứng nhiễm giun lươn giống viêm phổi cần chú ý đề phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời gian vừa qua, một số bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng ăn uống khó khăn, sụt cân, khó thở…được điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng không hiệu quả. Sau đó, nhờ các kết quả xét nghiệm thì thủ phạm lại là giun lươn…Vì vậy, đây là những cảnh báo cần lưu ý để người dân được biết…

Trường hợp điển hình là một cụ ông được điều trị ở một bệnh viện lớn tại TP HCM 10 ngày với bệnh lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp.

Sau đó, bệnh nhân tiếp tục nhập viện cấp cứu vào Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (sau khi xuất viện 2 ngày) vì bệnh tái phát nguy kịch với các triệu chứng ho, khó thở, nuốt đau, nuốt nghẹn, ngứa da, nôn ói sau ăn, mất nước và sụt cân nhanh, suy hô hấp nặng phải thở máy xâm lấn.

Từ phác đồ điều trị không có kết quả của bệnh viện trước, các bác sĩ quyết định làm các xét nghiệm và nội soi dạ dày thực quản tìm nguyên nhân gốc. Kết quả nội soi cho thấy nhiều nấm và nhiều ổ loét dạ dày thực quản. Tiếp tục lấy mẫu làm sinh thiết, soi trực tiếp mô sinh thiết, soi phân, xét nghiệm máu, hút đàm qua nội khí quản và các xét nghiệm khác đều cho kết quả nhiễm giun lươn.

Giun lươn

Kết quả, sau hơn 2 tuần điều trị, bệnh nhân xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Đây là một trong những trường hợp nhiễm giun lươn nặng hiếm gặp.

Thế giới ghi nhận 80% bệnh nhân nhiễm giun lươn tử vong do chữa nhầm

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy, Khoa Hồi sức Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết đa số dấu hiệu của bệnh nhân nhiễm giun lươn đều hướng đến bệnh lý khác, không có triệu chứng hoặc rất mơ hồ, khiến các thầy thuốc lâm sàng, nhất là nội tiêu hóa, hô hấp và da liễu, đôi khi nhầm lẫn dẫn đến chẩn đoán và điều trị không kịp thời. Vì vậy, y văn thế giới ghi nhận 80% bệnh nhân nhiễm giun lươn tử vong, nguyên nhân chủ yếu là vì chữa nhầm.

“Trường hợp này chúng tôi tự tin nói với người nhà nhất định ông cụ sẽ khỏi bệnh dù lúc đó sức khỏe bệnh nhân suy kiệt nặng. Tuy tỷ lệ tử vong vì giun lươn rất cao nhưng nếu phát hiện và điều trị đúng nhất định sẽ khỏi bệnh”.

Giun lươn đặc biệt nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong

Tất cả loại giun sán khác như giun đũa, giun móc, sán chó… đều không nguy hiểm bằng giun lươn.

Bệnh nhân bị biến chứng từ giun lươn

Nguyên nhân do kích thước giun lươn rất nhỏ chỉ khoảng vài chục micromet đến milimet, có thể tồn tại suốt đời trên vật chủ, khoang miệng và thân mang theo vô số vi trùng từ đường tiêu hóa.

Cũng vì nó quá nhỏ nên không nhìn được bằng mắt thường như các loại giun sán khác, không cần ra môi trường ngoài vẫn hình thành chu kỳ sinh trưởng phát triển trong cơ thể bệnh nhân, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong.

Việt Nam cần đề phòng bệnh giun lươn

Việt Nam được xếp vào vùng nội dịch của giun lươn, tập trung nhiều ở Củ Chi, Thủ Đức, Hóc Môn, Long An, Bình Dương, Bình Phước… Khi tiếp xúc với đất chứa ấu trùng giun lươn, ấu trùng sẽ đi xuyên qua da vào máu, đường hô hấp, tiêu hóa, sau đó sinh sôi nảy nở và di chuyển khắp mọi nơi trong cơ thể.

Nếu vật chủ (người nhiễm giun lươn) miễn dịch tốt thì không hoặc ít có triệu chứng. Khi hệ miễn dịch yếu đi, giun lươn lập tức bùng phát tấn công vật chủ, dẫn đến hội chứng tăng nhiễm giun lươn (Hyperinfection) và nhiều vi trùng mang theo gây ra bệnh cảnh nhiễm trùng nặng.

Rửa tay sạch trước khi ăn, tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng bệnh

Giun lươn có thể tiến vào đường thở gây viêm phổi làm suy hô hấp, tiến vào hệ tiêu hóa gây buồn nôn, nuốt đau rát, rối loạn tiêu hóa, mất nước, sụt cân, thiếu máu… có thể gây tăng đường huyết, rối loạn điện giải, suy đa tạng, biểu hiện tổn thương da, giả u đường tiêu hóa, suy kiệt nặng… rất dễ nhầm lẫn nhiều bệnh lý của các chuyên khoa khác nhau.

Đa phần bác sĩ đều tập trung điều trị các triệu chứng các bệnh lý khác của người bệnh, chứ không nhận ra bệnh nhân bị nhiễm giun lươn nặng. Do đó, sau khi điều trị hết nhiễm trùng và các rối loạn khác nhưng bệnh vẫn không khỏi, bệnh nhân vẫn tái nhiễm trong thời gian rất ngắn. Do các vi khuẩn gốc bám trên giun lươn vẫn còn tồn tại, nó sẽ tiếp tục gây bệnh cho đến khi người bệnh tử vong.

Bác sĩ Huy khuyến cáo”Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid, thuốc điều trị ung thư thì nên tầm soát luôn giun lươn vì có nguy cơ bùng phát bệnh giun lươn nặng”.

Phương pháp phòng ngừa giun lươn

Cần vệ sinh nhà cửa, nhà vệ sinh, xây dựng ý thức vệ sinh thân thể tốt: rửa tay sạch trước và sau khi ăn, đi vệ sinh, đi làm về.

Ăn uống phải luôn tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn đồ ăn không hợp vệ sinh, lưu cữu lâu ngày, không ăn rau sống chưa rửa sạch.Ngoài ra, tránh ăn hải sản sống nếu hải sản đó không được mua ở nguồn có kiểm định. Định kỳ thăm khám, kiểm tra sức khỏe, tẩy giun định kỳ 2 lần/năm.

Ngoài ra, khi tiếp xúc với đất, với vật nuôi, mọi người cần sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, giày dép chuyên dụng.

Khuyến cáo người có những biểu hiện nghi ngờ bị nhiễm giun lươn nên đến khám chuyên khoa ký sinh trùng càng sớm càng tốt để kịp thời chữa trị. Bên cạnh đó cần chủ động nâng cao sức đề kháng để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Triệu chứng nhiễm giun lươn giống viêm phổi cần chú ý đề phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-nhiem-giun-luon-giong-viem-phoi-can-chu-y-de-phong-7191/feed/ 0