Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 28 Nov 2023 06:56:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chế độ ăn và những điều cần kiêng kỵ cho bệnh nhân cao huyết áp https://benh.vn/che-do-an-va-nhung-dieu-can-kieng-ky-cho-benh-nhan-cao-huyet-ap-5993/ https://benh.vn/che-do-an-va-nhung-dieu-can-kieng-ky-cho-benh-nhan-cao-huyet-ap-5993/#respond Sun, 19 Nov 2023 01:37:35 +0000 http://benh2.vn/che-do-an-va-nhung-dieu-can-kieng-ky-cho-benh-nhan-cao-huyet-ap-5993/ Cao huyết áp là một bệnh thuộc các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hoà mà gây nên. Bệnh còn gặp ở những người thừa cân và cholesterol máu cao. Vì vậy, khi bị cao huyết áp, cần duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Bài viết Chế độ ăn và những điều cần kiêng kỵ cho bệnh nhân cao huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cao huyết áp là một bệnh thuộc các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hoà mà gây nên. Bệnh còn gặp ở những người thừa cân và cholesterol máu cao. Vì vậy, khi bị cao huyết áp, cần duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Vậy, chế độ ăn cho người bị cao huyết áp như thế nào? Những vấn đề cần kiêng kỵ?

Các trị số của huyết áp

Các số đo huyết áp gồm có 2 trị số: Huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương. Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp bình thường, huyết áp cao, huyết áp thấp.

Huyết áp bình thường

– Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.

Huyết áp cao

– Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

cao-huyet-ap

Huyết áp cao khi tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc tâm trương từ 90 mmHg trở lên

Chế độ ăn khoa học cho người cao huyết áp

Nhóm thực phẩm làm giãn mạch, hạ huyết áp

Cần tây

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Vì vậy cần tây là loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của người cao huyết áp.

Phương pháp: Bổ sung cần tây trong thực đơn hàng tuần với các món xào: cần tây xào thịt bò, cần tây xào nấm và cật…

Cải cúc

Cải cúc là loại rau thông dụng, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ huyết áp. .

Phương pháp: Chế biến từ cải cúc thành các món canh ngon, mát bổ rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp.

can-tay

Cần tây, cải cúc là nhóm thực phẩm làm giãn mạch, hạ huyết áp…

Nhóm thực phẩm chứa canxi, các vitamin tăng cường thể lực và hạ huyết áp

Rau muống

Rau muống chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường. Loại rau này còn thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo đau đầu.

Phương pháp: Chế biến rau muống thành các món xào, luộc, làm nộm trong thực đơn hàng tuần.

Măng lau

Măng lau có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách và chống khát. Ngoài ra, măng lau có khả năng tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

Phương pháp: Bổ sung măng lau trong thực đơn (tuy nhiên không nên ăn quá 2 lần/tuần)

mang-lau

Măng lau có tác dụng làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp, phòng ung thư…

Cà chua

Cà chua là thực phẩm rất giàu vitamin C, P có khả năng phòng chống cao huyết áp, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

Phương pháp:  Ăn mỗi ngày từ 1- 2 quả cà chua sống sẽ giúp ổn định huyết áp.

Nhóm thực phẩm làm mềm thành mạch, điều chỉnh và ổn định huyết áp

Các loại cà

Các loại cà, đặc biệt là cà tím rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu mềm mại, dự phòng rối loạn vi tuần hoàn (bệnh thường gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác).

Phương pháp: Chế biến cà thành các món canh nấu với thịt lợn hoặc giò sống giúp duy trì huyết áp và rất tốt cho sức khỏe.

Cà rốt

Cà rốt có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp, rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp.

Phương pháp: Bổ sung cà rốt trong thực đơn hàng tuần: canh cà rốt hỗn hợp, nộm cà rốt, nước ép cà rốt…

carot

Cà rốt làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp…

Ngoài ra, những thực phẩm tốt cho người cao huyết áp gồm: Hành tây, nấm hương, nấm rơm, mộc nhĩ, tỏi, lạc, hải tảo, đậu hà lan, đậu xanh, các loại hoa quả: táo, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột….

Những điều cần kiêng kỵ

Không ăn mặn

Trong muối ăn có natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh và tăng huyết áp. Do vậy, người bị bệnh tăng huyết áp nên kiêng ăn mặn.

Tránh thức ăn cay và thức ăn tinh bột

Thức ăn có vị cay hoặc thức ăn tinh bột như: bột mỳ, các loại bánh ngọt… làm cho việc đại tiện khó khăn, dẫn đến táo bón. Đại tiện khó khăn khiến huyết áp tăng, từ đó dẫn đến nguy cơ xuất huyết não.

Không ăn phủ tạng động vật

Người bị bệnh tăng huyết áp không nên ăn các loại phủ tạng động vật gồm: gan, tim, bầu dục, ruột non…bởi các thức ăn này rất giàu cholesterol, làm tăng huyết áp và sản sinh ra chất khiến huyết áp bất ổn.

long-lon

Ăn phủ tạng động vật làm tăng huyết áp và sản sinh ra chất khiến huyết áp bất ổn

Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng

Thức ăn chứa nhiều năng lượng như đường glucô, đương mía, chocolate…dẫn đến béo phì, nguyên nhân gây tăng huyết áp. Do đó, người cao huyết áp nên hạn chế ăn những thức ăn nhiều năng lượng.

Tránh ăn nhiều mỡ

Thực phẩm chiên rán và thịt mỡ làm cho hàm lượng mỡ trong máu tăng cao, từ đó khiến động mạch xơ cứng, gây tăng huyết áp. Do đó, người bệnh nên tránh ăn thức ăn này.

Không ăn nhiều thịt gà

Thịt gà có thành phần dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và tăng huyết áp. Vì vậy,  người bị bệnh tăng huyết áp không nên ăn nhiều thịt gà.

Không uống rượu

Uống rượu làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch.

Uống rượu lâu ngày dẫn đến xơ cứng động mạch và huyết áp tăng cao. Vì vậy, người bị bệnh tăng huyết áp nên tránh uống rượu.

uong-ruou

Uống rượu dẫn đến xơ cứng động mạch và tăng huyết áp

Không nên uống trà đặc

Tăng huyết áp nên tránh uống trà đặc vì trong trà đặc chứa nhiều chất kiểm làm cho đại não hưng phấn, tinh thần bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp và tăng huyết áp.

Hạn chế cà phê

Cà phê hoặc các sản phẩm từ cà phê có chứa chất kích thích. Caffeine có trong cà phê gây co mạch, tăng áp lực của dòng máu, khiến huyết áp tăng. Vì vậy, người bị cao huyết áp không nên uống cà phê.

Hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp nhiều năng lượng, hàm lượng dinh dưỡng cao gây tăng huyết áp. Vì vậy, người bị huyết áp cao cần giảm các loại đồ ăn đóng hộp.

Lời kết

Cao huyết áp là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới gây ra những chứng bệnh về tim, não, thận… gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Vì vậy bảo vệ huyết áp bằng thuốc theo chỉ định của bác sỹ kết hợp với chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân như: không ăn mặn, ăn nhiều chất béo, ăn phủ tạng động vật, hạn chế cà phê, đồ hộp… là việc làm cần thiết để giữ huyết áp ổn định.

Xem thêm: 6 loại thực phẩm phòng, trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả

Bài viết Chế độ ăn và những điều cần kiêng kỵ cho bệnh nhân cao huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-va-nhung-dieu-can-kieng-ky-cho-benh-nhan-cao-huyet-ap-5993/feed/ 0
Mặt trái của thuốc điều trị cao huyết áp https://benh.vn/mat-trai-cua-thuoc-dieu-tri-cao-huyet-ap-2019/ https://benh.vn/mat-trai-cua-thuoc-dieu-tri-cao-huyet-ap-2019/#respond Wed, 01 Feb 2023 09:06:05 +0000 http://benh2.vn/mat-trai-cua-thuoc-dieu-tri-cao-huyet-ap-2019/ Bệnh cao là bệnh điều trị kéo dài. Hàng năm căn bệnh này đã lấy đi hàng trăm sinh mạng, điều đáng nói là không thể hoàn toàn khống chế căn bệnh này nếu không được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, thuốc trị cao huyết áp cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn

Bài viết Mặt trái của thuốc điều trị cao huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh cao huyết áp là bệnh lý điều trị kéo dài. Hàng năm căn bệnh này đã lấy đi hàng trăm sinh mạng, điều đáng nói là không thể hoàn toàn khống chế căn bệnh này nếu không được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, thuốc trị cao huyết áp cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn

Ho do sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp

ho_benhvn

Theo thống kê ho là một trong các tác dụng phụ thường gặp của thuốc nhóm ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp, ước tính có khoảng 10 đến 15% các bệnh nhân cao huyết áp có biểu hiện ho khi dùng thuốc này. Một số thuốc nhóm ức chế men chuyển trên thị trường bao gồm Coversyl, Lotensin, Monopril, Prinivil, Zestril, Accupril, Altace, Vasotec, Capoten,…

Khi biểu hiện của ho nên ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sỹ về việc thay đổi loại thuốc.

Mệt mỏi và chóng mặt do thuốc huyết áp

Khi mới dùng thuốc cao huyết áp, bệnh nhân có thể có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt nhất là đối với người cao tuổi. Nếu biểu hiện này nhanh chóng biến mất và tình trạng được cải thiện, bạn vẫn có thể sử dụng. Thông thường mệt mỏi và chóng mặt sẽ dần mất đi sau 3 đến 5 tuần dùng thuốc. Nếu tình trạng này kéo dài hơn. Bạn cần tư vấn của bác sỹ và cần thay đổi thuốc.

Đi tiểu thường xuyên

Nếu bạn dùng thuốc huyết áp nhóm lợi tiểu thì bạn sẽ thấy số lần đi tiểu của bạn tăng lên do vậy bạn không nên uống thuốc vào buổi tối mà nên uống vào ban ngày để không bị mất ngủ.

Chứng loạn nhịp tim

Nhóm thuốc lợi tiểu giúp làm giảm hàm lượng kali trong máu thường được kê cho những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp còn có thể dẫn đến chứng rối loạn nhịp tim.

loan_nhip_tim

Suy giảm chức năng tình dục

Khó cương cứng là rắc rối của các quý ông dùng thuốc điều trị huyết áp. Theo các nhà chuyên môn thì đa phần thuốc điều trị cao huyết áp đều có mặt trái này, thậm chí nó còn là nguyên nhân gây bất lực.

Các quý ông cho rằng có thể dùng Viagra để khắc phục sự cố này tuy nhiên lạm dụng Viagra có thể gây ra những hệ lụy cho sức khỏe dẫn đến các rối loạn về tim mạch.

Trữ nước

Khi sử dụng các loại thuốc cao huyết áp dạng đối kháng calci như Amlodipine hoặc Nifedipine, bệnh nhân thường có những biểu hiện như phù chân. Nguyên nhân là do cơ chế trữ nước của thuốc trong cơ thể gây ra.

Dị ứng

Mặc dù bị dị ứng với thuốc cao huyết áp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng lại rất nguy hiểm. Bạn có thể nhận biết qua các biểu hiện như phù nhiều ở mặt, cổ, tắc đường thở.

Một số trường hợp có thể gây nên tình trạng khó thở. Trường hợp này cần thiết phải đưa bệnh nhân vào viện cấp cứu.

Bài viết Mặt trái của thuốc điều trị cao huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mat-trai-cua-thuoc-dieu-tri-cao-huyet-ap-2019/feed/ 0
Hướng dẫn sử dụng enalapril điều trị tăng huyết áp https://benh.vn/huong-dan-su-dung-enalapril-dieu-tri-tang-huyet-ap-51200/ https://benh.vn/huong-dan-su-dung-enalapril-dieu-tri-tang-huyet-ap-51200/#respond Sat, 03 Nov 2018 07:26:35 +0000 https://benh.vn/?p=51200 Hướng dẫn sử dụng enalapril điều trị tăng huyết áp. Enalapril là một thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển.

Bài viết Hướng dẫn sử dụng enalapril điều trị tăng huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hướng dẫn sử dụng enalapril điều trị tăng huyết áp. Enalapril là một thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển.

Hi vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình dùng thuốc.

Benh.vn (Nguồn: Facebook Cach Dung Thuoc)

Bài viết Hướng dẫn sử dụng enalapril điều trị tăng huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-su-dung-enalapril-dieu-tri-tang-huyet-ap-51200/feed/ 0
Sử dụng thuốc cao huyết áp đúng cách https://benh.vn/su-dung-thuoc-cao-huyet-ap-dung-cach-2020/ https://benh.vn/su-dung-thuoc-cao-huyet-ap-dung-cach-2020/#respond Sun, 01 Jul 2018 04:06:06 +0000 http://benh2.vn/su-dung-thuoc-cao-huyet-ap-dung-cach-2020/ Để được điều trị bệnh cao huyết áp cần kiên trì trong quá trình điều trị, tuân thủ lộ trình điều trị và chỉ định của bác sĩ để nâng cao hiệu quả của việc dùng thuốc và phòng tránh việc tương tác thuốc.

Bài viết Sử dụng thuốc cao huyết áp đúng cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Để được điều trị bệnh cao huyết áp cần kiên trì trong quá trình điều trị, tuân thủ lộ trình điều trị và chỉ định của bác sĩ để nâng cao hiệu quả của việc dùng thuốc và phòng tránh việc tương tác thuốc.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bệnh nhân cao huyết áp trong cách sử dụng thuốc:

– Cung cấp các loại thuốc bạn đang dùng và các bệnh bạn đang mắc cho bác sĩ để có sự cân nhắc khi chỉ định.

– Trước hết, dùng liều thấp ban đầu và tăng liều dần dần với chỉ một loại thuốc nếu không hiệu quả mới dùng hai loại kết hợp.

– Nếu thuốc được chọn đầu tiên có hiệu quả kém và có nhiều tác dụng phụ thì đổi nhóm thuốc khác, không cần tăng liều hoặc kết hợp thêm thuốc thứ 2.

– Nên dùng loại thuốc cho tác dụng kéo dài, uống một lần trong ngày.

– Có thể dùng thêm dầu cá cùng thuốc cao huyết áp vì ngoài tác dụng làm sáng mắt dầu cá còn hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả.

– Bảo quản thuốc nơi thoáng mát

– Tuận thủ giờ uống thuốc và liều dùng theo chỉ định của bác sĩ để nâng cao hiệu quả của việc giảm huyết áp

– Không bẻ thuốc hoặc nghiền thuốc khi uống sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

Benh.vn

Bài viết Sử dụng thuốc cao huyết áp đúng cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-dung-thuoc-cao-huyet-ap-dung-cach-2020/feed/ 0
Chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-tang-huyet-ap-5342/ https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-tang-huyet-ap-5342/#respond Thu, 28 Jun 2018 05:22:00 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-tang-huyet-ap-5342/ Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Một người được gọi là bị tăng huyết áp (THA) khi có huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.

Bài viết Chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Một người được gọi là bị tăng huyết áp (THA) khi có huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.

tăng huyết áp

Đa số người bị THA đều không tìm thấy căn nguyên, vì vậy gọi là THA nguyên phát. Ở những người này thường thấy có một số yếu tố làm cho dễ bị bệnh hơn người không có các yếu tố đó – được gọi là các yếu tố nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ của bệnh THA thường gặp là: ăn mặn, béo phì, ít vận động, có nhiều căng thẳng trong cuộc sống, trong gia đình có người bị THA, tuổi cao. Những người bị đái tháo đường, rối loạn mỡ máu thì cũng rất dễ có bệnh THA đi kèm.

Chỉ có khoảng 10% các trường hợp là tìm được nguyên nhân gây THA. THA có nguyên nhân hay gặp ở tuổi trẻ (dưới 30 tuổi). Một số nguyên nhân dẫn đến THA là bệnh thận cấp hoặc mạn tính, bị hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, bệnh hẹp tắc mạch nhiều nơi (còn gọi là bệnh Takayasu), do nhiễm độc thai nghén, có khối u tuyến thượng thận, bệnh của tuyến giáp, tuyến yên, do dùng một số thuốc có chứa corticoid, thuốc tránh thai, cam thảo…

THA được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì phần lớn những người bị THA đều không thấy có khó chịu gì, một số ít có thể thấy đau đầu, nóng bừng mắt. Nếu không được đo huyết áp định kỳ thì người bị THA chỉ được phát hiện khi có các biến chứng nặng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương đáy mắt gây giảm thị lực hay đã có biểu hiện suy tim…

Vậy làm thế nào để biết mình bị tăng huyết áp?

Chỉ có một cách duy nhất, đơn giản và dễ thực hiện để biết có bị THA hay không là đo huyết áp định kỳ. Đo huyết áp cần được thực hiện mỗi năm một lần với người dưới 40 tuổi, còn những người từ 40 tuổi trở lên thì cần được đo huyết áp 6 tháng/lần. Mỗi người cần biết rõ số đo huyết áp như số tuổi của mình.

Đo huyết áp có thể được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà. Máy đo huyết áp có thể là loại máy đo cột thuỷ ngân, máy đo loại đồng hồ hay máy đo tự động. Tuy nhiên, cần sử dụng loại băng đo huyết áp cuốn ở cánh tay. Nếu đo tại nhà cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn của nhà sản xuất máy và cần phải biết cách đo huyết áp đúng.

Đo huyết áp thế nào là đúng?

Để đo được con số huyết áp chính xác, cần tuân thủ một số điểm như sau:

– Ngồi nghỉ trước khi đo, ít nhất 5-10 phút, trong phòng yên tĩnh.

– Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc) trước khi đo 2 giờ.

– Tư thế đo: ngồi tựa vào lưng ghế, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Có thể đo thêm ở tư thế nằm. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm tư thế đứng nhằm xác định có “hạ huyết áp tư thế” hay không.

Sử dụng huyết áp kế với bao hơi có bề dài bằng 80%; bề rộng bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí thích hợp sao cho máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.

Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại lần 3 sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Lần đo huyết áp đầu tiên, nên đo huyết áp ở cả hai tay.

Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập.

Trường hợp nghi ngờ, có thể tới các phòng khám chuyên khoa để được theo dõi huyết áp liên tục bằng máy đo tự động trong 24 giờ (Holter huyết áp).

Thế nào là tăng huyết áp?

Chẩn đoán xác định THA dựa vào con số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp “đúng”.

Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tuỳ theo từng cách đo huyết áp:

– Đo tại phòng khám hoặc bệnh viện, sau khi đo 2 – 3 lần, mỗi lần đo ít nhất 2 lượt, nếu huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg thì khẳng định là bị THA.

– Đo tại nhà: tự đo nhiều lần mà huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 135 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg thì cũng xác định là bị THA.

– Nếu đo bằng máy đo HA Holter 24 giờ thì xác định là bị THA khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 125 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 80 mmHg.

Phân độ THA

– THA được phân thành các mức độ từ nhẹ đến nặng dựa vào con số huyết áp đo tại phòng khám

Điều trị bệnh tăng huyết áp

Nguyên tắc chung

THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ một cách liên tục (lâu dài, suốt đời).

THA bản thân nó lại là một yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên, phình tách động mạch chủ… nên điều trị THA là rất quan trọng – Mục tiêu điều trị là nhằm giảm tối đa nguy cơ tim mạch trước mắt cũng như lâu dài, ngăn ngừa tiến triển của THA, phòng ngừa các biến chứng và tử vong do nguyên nhân tim mạch, kéo dài tuổi thọ và chất lượng sống…

Huyết áp mục tiêu cần đạt là dưới 140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Khi người bệnh bị THA lại có kèm đái tháo đường hoặc có nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao hoặc đã có biến chứng như TBMMN, NMCT, suy tim, bệnh thận mạn tính… thì huyết áp mục tiêu cần đạt là dưới 130/80 mmHg.

Khi điều trị đã đạt được huyết áp mục tiêu thì cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích (các cơ quan đích quan trọng là: Tim, thận, mắt, não). Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích trừ tình huống cấp cứu.

Căn cứ theo từng bệnh cảnh và cơ địa bệnh nhân cụ thể, người thầy thuốc sẽ đưa ra phương thức điều trị hợp lý nhất cho người bệnh.

Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống

Đây là các biện pháp không thể thiếu mà mọi bệnh nhân cần phải thực hiện để đạt được huyết áp mục tiêu và giảm số thuốc cần dùng. Các biện pháp đó là:

– Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: Ăn nhạt: Dưới 100 mmol natri/ngày; Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi; Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no.

– Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 – 23kg/m2.

– Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.

– Hạn chế uống rượu, bia: Dưới 3 cốc/ngày với nam và 2 cốc/ngày với nữ, tổng cộng dưới 14 cốc/tuần (nam) và 9 cốc/tuần (nữ) (cốc tiêu chuẩn tương đương với 360ml bia hoặc 150ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh ).

– Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

– Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, chạy bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày.

– Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

– Tránh bị lạnh đột ngột.

Điều trị bệnh tăng huyết áp bằng thuốc

Có rất nhiều loại thuốc khác nhau có tác dụng điều trị giúp hạ huyết áp, bảo vệ các cơ quan đích. Tuy nhiên có thể xếp thành 7 nhóm chính là: Nhóm các thuốc lợi tiểu, nhóm chẹn kênh calci, nhóm chẹn beta giao cảm, nhóm chẹn alpha giao cảm, nhóm ức chế men chuyển, nhóm chẹn thụ thể angiotensin, nhóm tác động thần kinh trung ương. Mỗi thuốc này có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng người bệnh khác nhau.

Chọn thuốc khởi đầu: tuỳ theo từng người bệnh, căn cứ vào con số huyết áp, bệnh cảnh (các yếu tố nguy cơ, bệnh lý kèm theo) và cơ địa cụ thể của bệnh nhân mà người thầy thuốc sẽ đưa ra phương thức điều trị hợp lý nhất.

  • THA độ 1: Có thể lựa chọn: lợi tiểu nhóm thiazide liều thấp hoặc ức chế men chuyển hoặc chẹn kênh calci loại tác dụng kéo dài hoặc chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định);
  • THA độ >1: thường phải phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu phối hợp với chẹn kênh calci hoặc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin; chẹn kênh calci phối hợp với chẹn bêta giao cảm; chẹn kênh calci phối hợp ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể…), nên khởi đầu với liều thấp.

Nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu: chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu.

Việc điều trị thường là ngoại trú tại các phòng khám. Một số trường hợp cần đến các cơ sở chuyên khoa sâu về tim mạch là:

– THA tiến triển: THA nặng (HA lớn hơn hoặc bằng 220/120 mmHg), THA đe doạ có biến chứng (như TBMMN thoáng qua, suy tim…) hoặc khi các biến cố tim mạch mới xuất hiện.

– Nghi ngờ THA thứ phát hoặc THA ở người trẻ.

– THA kháng trị mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc phối hợp (lớn hơn hoặc bằng 3 thuốc, trong đó ít nhất có 1 thuốc lợi tiểu) hoặc không thể dung nạp với các thuốc hạ áp hoặc có quá nhiều bệnh nặng phối hợp.

– Một số thể THA đặc biệt như THA ở phụ nữ có thai v.v…

Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị

Điều trị đạt kết quả tốt là khi đạt được huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa được các biến chứng tim mạch cũng như tổn thương cơ quan đích (đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ, phì đại thất trái, suy tim, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, bệnh mạch máu ngoại vi, xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị, suy thận…).

Vì vậy, ngoài việc theo dõi thường xuyên con số huyết áp, người bệnh cần được định kỳ kiểm tra một số xét nghiệm như: Phân tích nước tiểu (albumin niệu và soi vi thể); xét nghiệm sinh hoá máu (đường máu khi đói; thành phần lipid máu: cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, triglycerid; điện giải máu – đặc biệt là kali; acid uric máu; creatinine máu), xét nghiệm về huyết học (hemoglobin và hematocrit; điện tâm đồ, siêu âm Doppler tim, siêu âm Doppler mạch cảnh nhằm đánh giá tổng thể và chi tiết hơn với các mục tiêu là:

– Phát hiện tổn thương cơ quan đích.

– Loại trừ các nguyên nhân gây THA thứ phát.

– Đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Trên cơ sở đó, điều chỉnh chiến lược điều trị và huyết áp mục tiêu.

– Tối ưu phác đồ điều trị THA: dựa vào các chỉ định bắt buộc hoặc ưu tiên của từng nhóm thuốc hạ áp trong các thể bệnh cụ thể. Phối hợp nhiều thuốc để tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giảm tác dụng phụ và tăng việc tuân thủ điều trị của người bệnh.

Điều trị các bệnh phối hợp và điều trị dự phòng (tiên phát và thứ phát) ở nhóm có nguy cơ tim mạch cao hoặc rất cao.

Phòng bệnh tăng huyết áp

Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống cũng chính là những biện pháp để phòng THA ở người trưởng thành.

Nâng cao nhận thức và hiểu biết về bệnh THA, biến chứng của THA và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác… sẽ giúp mỗi chúng ta phòng chống và điều trị thành công THA.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-tang-huyet-ap-5342/feed/ 0
Phương pháp cực lạ: Điều trị cao huyết áp bằng kem bôi da https://benh.vn/phuong-phap-cuc-la-dieu-tri-cao-huyet-ap-bang-kem-boi-da-9951/ https://benh.vn/phuong-phap-cuc-la-dieu-tri-cao-huyet-ap-bang-kem-boi-da-9951/#respond Sat, 04 Mar 2017 07:26:03 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-cuc-la-dieu-tri-cao-huyet-ap-bang-kem-boi-da-9951/ Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm gây ra cái chết của hơn 7,5 triệu người mỗi năm. Để điều trị căn bệnh này, ngoài việc tuân thủ chế độ ăn, uống khoa học người bệnh còn phải uống thuốc suốt đời theo sự chỉ định của bác sĩ.

Bài viết Phương pháp cực lạ: Điều trị cao huyết áp bằng kem bôi da đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm gây ra cái chết của hơn 7,5 triệu người mỗi năm. Để điều trị căn bệnh này, ngoài việc tuân thủ chế độ ăn, uống khoa học người bệnh còn phải uống thuốc suốt đời theo sự chỉ định của bác sĩ. Để hạn chế tình trạng trên, các nhà khoa học đã phát minh ra một phương pháp điều trị hoàn toàn mới đó là sử dụng kem bôi da.

Người có huyết áp cao thường thiếu magie

Nghiên cứu mới cho thấy chất dưỡng da chứa magie giúp tăng lượng khoáng chất trong máu của những người huyết áp cao. Do đó, kem dưỡng magie có thể được dùng như một giải pháp thay thế cho các loại thuốc uống trong quá trình điều trị bệnh.

Cụ thể, các nhà khoa học đã phát hiện những người có huyết áp cao hơn mức trung bình có thể bị thiếu magie – chất giúp điều chỉnh lưu lượng máu trong khi nghiên cứu mới nhất cho thấy việc hấp thụ khoáng chất này qua da có thể cải thiện đáng kể lượng chất này trong máu.

Theo các nhà nghiên cứu của ĐH Hertfordshire, chỉ 86% dân số đảm bảo được lượng magie trong chế độ ăn. Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 5/2017 cho thấy những người mắc huyết áp cao có lượng magie máu thấp hơn đáng kể so với nhóm dân số khỏe mạnh.

Lindsy Kass, tác giả nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu này lần đầu tiên xem xét độ thấm của loại kem magie qua da người. Đây là một bước quan trọng trong việc tìm ra giải pháp thay thế thuốc đường uống”. “Những phát hiện ban đầu của chúng tôi cho thấy các loại kem magie có thể là một lựa chọn hiệu quả và thay thế dạng uống viên”.

Tác dụng của kem dưỡng magie

Bà Kass và Ancdrea Rosanoff, TT Nghiên cứu Magie ở Hawaii, đã thưc hiện nghiên cứu trên 1 nhóm người lớn khỏe mạnh. Các đối tượng sẽ được phân nhóm ngẫu nhiên để uống (5ml/ngày) hay bôi (56mg/lần bôi) hoặc dùng giả dược trong 2 tuần.

Sau thời gian từ 12-14 ngày, các mẫu nước tiểu và máu sẽ được mang đi xét nghiệm và so sánh với mẫu máu, nước tiểu lấy trước thời điểm tiến hành nghiên cứu. Kết quả cho thấy có sự gia tăng lượng magie trong máu đáng kể so với nhóm dùng giả dược.

Tập thể dục sẽ lấy đi rất nhiều magie và một nhóm nhỏ tình nguyện viên trong nghiên cứu đang tham gia tập luyện với cường độ cao. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí PLOS One, cho thấy những tình nguyện viên không luyện tập có sự gia tăng đáng kể lượng magie trong máu.

Được biết nghiên cứu mới sẽ tiến hành thêm các thử nghiệm với liều magie cao hơn và trong 1 giai đoạn dài hơn. Tuy nhiên, phương pháp đặc biệt không dùng thuốc sẽ giúp những người không thích uống thuốc hoặc gặp khó khăn khi nuốt sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn.

Benh.vn (Theo Dantri.com.vn)

Bài viết Phương pháp cực lạ: Điều trị cao huyết áp bằng kem bôi da đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-cuc-la-dieu-tri-cao-huyet-ap-bang-kem-boi-da-9951/feed/ 0
Kiểm soát huyết áp để dự phòng tai biến mạch não (phần 4) https://benh.vn/kiem-soat-huyet-ap-de-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-4-3648/ https://benh.vn/kiem-soat-huyet-ap-de-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-4-3648/#respond Wed, 22 Feb 2017 04:40:30 +0000 http://benh2.vn/kiem-soat-huyet-ap-de-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-4-3648/ Nối tiếp phần 3, mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu về biện pháp dự phòng tai biến mạch máu não bằng kiểm soát huyết áp.

Bài viết Kiểm soát huyết áp để dự phòng tai biến mạch não (phần 4) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nối tiếp phần 3, mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu về biện pháp dự phòng tai biến mạch máu não bằng kiểm soát huyết áp.

Trên thế giới ước tính hiện có tới một tỉ người bị tăng huyết áp khi trị số huyết áp tâm thu từ 140mm Hg trở lên hoặc trị số huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.

Điều trị tăng huyết áp

Đối với các trường hợp đã xác định có tăng huyết áp, việc điều trị tăng huyết áp là cần thiết. Mục tiêu kiểm soát huyết áp nhằm làm giảm tình trạng tàn phế và tử vong liên quan với tăng huyết áp bằng cách sử dụng các biện pháp ít xâm hại nhất.

Nguyên tắc

Trên nguyên tắc, cần hạ huyết áp xuống dưới mức 140/90mmHg đối với quần thể chung các bệnh nhân và xuống dưới mức 130/80mmHg ở bệnh nhân mắc đái tháo đường hoặc có bệnh thận mạn tính

Như vậy đích điều trị là kiểm soát huyết áp tâm thu nhưng muốn đạt hiệu quả tố nhất cần làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Phác đồ điều trị

Theo các chuyên gia tim mạch học, đối với tăng huyết áp giai đoạn 1 (huyết áp tâm thu 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg), nên khởi đầu điều trị bằng một hoặc hai loại thuốc.

Đối với tăng huyết áp giai đoạn 2 (huyết áp trên mwcs/100mmHg),cần điều trị bằng hai loại thuốc cho hầu hết các trường hợp.

Đồng thời với mọi bệnh nhân tăng huyết áp đều cần thiết phải thay đổi nếp sống.

Benh.vn (Gs. Lê Đức Hinh – BV Bạch Mai)

Mời đón xem tiếp Phần 5 …

Bài viết Kiểm soát huyết áp để dự phòng tai biến mạch não (phần 4) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kiem-soat-huyet-ap-de-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-4-3648/feed/ 0
Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường https://benh.vn/dieu-tri-tang-huyet-ap-o-benh-nhan-dai-thao-duong-2210/ https://benh.vn/dieu-tri-tang-huyet-ap-o-benh-nhan-dai-thao-duong-2210/#respond Mon, 09 Nov 2015 04:09:41 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-tang-huyet-ap-o-benh-nhan-dai-thao-duong-2210/ Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường

Bài viết Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường

1. Các nghiên cứu giá trị của điều trị tăng huyết áp

– Nghiên cứu SHEP (Systolic hypertensin in the Elderly program) gồm 4763 bệnh nhân ≥ 60 tuổi. Thời gian điều trị trung bình 4,5 năm cho thấy giảm 36% tỷ lệ đột quỵ và 32% tất cả các biến chứng tim mạch (1991).

– Nghiên cứu HOT (1998) gồm 18.790 bệnh nhân, thời gian theo dõi 6,8 năm nhóm 1.501 bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường giảm 51% biến chứng tim mạch, giảm 50% tỷ lệ nhồi máu cơ tim, giảm 30% đột quỵ.

– UKPDS 2000 qua 4.585 bệnh nhân đái tháo đường type 2 cho thấy giảm 1% HbA1c sẽ giảm 25% biểu chứng do đái tháo đường, giảm 21% tử vong do ĐTĐ, giảm 14% nhồi máu cơ tim, giảm 37% biến chứng vi mạch.

2. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị

– Điều trị đường huyết tích cực

– Điều trị huyết áp < 130/80 mmHg (JNC 7-2003)

– Điều trị lối sống, chế độ ăn

– Điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ. Giảm tối đa biến chứng tim mạch, suy thận và tử vong.

– Phối hợp thuốc điều trị huyết áp

3. Chế độ ăn và thay đổi hành vi sống

– Giảm cân ở người thừa cân và béo phì giảm được huyết áp và đường huyết một cách rõ rệt (tham khảo chế độ ăn đái tháo đường). một chế độ ăn giàu kali và canxi giảm natri rất có lợi đối với huyết áp

– Tuân thủ lối sống lành mạnh và chế độ ăn phù hợp có thể giảm  được huyết áp và nguy cơ tim mạch. Đây là phương pháp không thể thiếu trong toàn bộ quá trình điều trị tăng huyết áp  đặc biệt tăng huyết áp do đái tháo đường.

– Luyện tập thể dục đều đặn giúp giảm cân và cải thiện chức năng tim mạch nói chung. Cơ thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn hơn, giảm  được nhiều stress.

– Hạn chế muối ăn hàng ngày theo DASH (Dietary Appoaclus to Stop hyperension) ăn chế độ 1600 mg natri có hiệu quả tương đương một thứ muối điều trị hạ huyết áp.

– Ăn nhiều rau, trái cây giúp hạ huyết áp

– Hạn chế rượu

4. Điều trị bằng thuốc

a. Lợi tiểu Thiazide: viên 25 mg là thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị tăng huyết áp Thiazide có tác dụng tăng thải Natri và nước ở thận, giãn cơ trơn mạch máu và giảm phì đại thất trái tương đương ức chế men chuyển.

b. Thuốc chẹn beta: được sử dụng rộng rãi.

Thuốc ức chế tác dụng giao cảm lên tim. Giảm lực co cơ tim, giảm nhịp tim, thuốc ngăn chặn giải phóng Renin qua trung gian thần kinh giao cảm.

Thuốc chẹn beta có thể che lấp triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường qua trung gian thần kinh giao cảm như run tay, nhịp nhanh một số nghiên cứu còn cho thấy thuốc chẹn Beta gây giảm bài tiết Insulinvà gây rối loạn mỡ máu, gây tăng cân, tuy nhiên Atenolol ít có tác dụng này (xem bảng thuốc hạ huyết áp).

c. Thuốc chẹn Alpha: thuốc chẹn alpha hiện nay ít  được dùng

d. Thuốc ức chế men chuyển:

Có tác dụng hạ áp do giãn mạch, ngăn chặn chuyển Angiotensin I thành Angiotensin II. ức chế men chuyển ức chế tác dụng phóng thích Aldosterol của Angiotensin Insulin.

– Làm giảm phì đại thất trái, bảo vệ thận do giảm mức lọc cầu thận bởi cơ chế giãn cả động mạch đến và đi của cầu thận

– Tác dụng phụ:

  • Có thể gây ho
  • Hạ đường huyết

– Chống chỉ định:

  • Bệnh mạch máu thận có từ trước
  • Phụ nữ có thai

e. Chẹn kênh Canxi

– Tác dụng: Giãn mạch

– Tác dụng phụ: phù chân

f. Ức chế thụ thể angiotensin II:

Là những chất ức chế chọn lọc thụ thể Angiotensin II type 1 ở tế bào cơ trơn mạch máu gây giãn mạch, tác dụng ngăn ngừa tiến triển bệnh lý thận Không dùng ở bệnh nhân bị hẹp động mạch thận và có thai

g. Thuốc tác dụng trung ương:

Thuốc tác dụng lên thụ thể Imidazoline làm điều hoà hệ giao cảm và huyết áp

h. Indapamide: thuốc lợi tiểu liên quan Thiazide có tác dụng kéo dài, giảm bài tiết albumin ở thận (natrilix SR).

5. Điều trị cao huyết áp cấp cứu

Giảm huyết áp từ từ, trong hai giờ đầu không hạ quá 35% so với huyết áp ban đầu và 2-6 giờ sau nên chỉ hạ tới 160/100mmHg, các giờ sau và ngày sau đưa dần huyết áp trở về bình thường

– Nifedipine (tác dụng nhanh) nhỏ dưới lưỡi: 5mg, 10mg, 15mg, 20mg.

– Nitroglycerine: xịt hoặc ngậm dưới lưỡi, 0,4mg; 0,8mg; 0,12mg

– Captopil: tác dụng sau 15 phút: 6,5mg; 50mg

– Clonidine tác dụng sau 30 phút: 0,2mg – 0,8mg

Nguyên nhân của tăng huyết áp khó điều trị: 5NC 7 – 2003

– Đo huyết áp không đúng.

– Quá tải dịch.

– Tiêu thụ nhiều Natri.

– Ứ nước do sinh lý thận.

– Liều lợi tiểu không đủ.

– Do thuốc, những nguyên nhân khác.

  • Không tuân thủ điều trị
  • Không đủ liều
  • Kết hợp muối không phù hợp
  • Thuốc ngừa thai
  • Dùng Steroid
  • Thuốc giống giao cảm (thuốc gây chán ăn).
  • Cocaine, amphatamine
  • Cyclosporine
  • Béo phì
  • Uống rượu

Phối hợp thuốc: Sau đơn trị liệu thất bại

  • Lợi tiểu + chẹn bê ta
  • Lợi tiểu  + ức chế canxi

Benh.vn

Bài viết Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-tang-huyet-ap-o-benh-nhan-dai-thao-duong-2210/feed/ 0