Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 22 Aug 2022 09:55:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi hay không? https://benh.vn/tre-mac-benh-tu-ky-co-the-chua-khoi-hay-khong-6836/ https://benh.vn/tre-mac-benh-tu-ky-co-the-chua-khoi-hay-khong-6836/#respond Wed, 18 Jul 2018 05:53:47 +0000 http://benh2.vn/tre-mac-benh-tu-ky-co-the-chua-khoi-hay-khong-6836/ Số trẻ tự kỷ đang tăng rất nhanh, đặc biệt là ở các thành phố. Hiện, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, lượng trẻ tự kỷ đang được trị liệu phục hồi chức năng cao gấp 3 lần so với một vài năm trước, trung bình mỗi năm có khoảng 6.000 ca… Liệu trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi hoàn toàn?

Bài viết Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Số trẻ tự kỷ đang tăng rất nhanh, đặc biệt là ở các thành phố. Hiện, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, lượng trẻ tự kỷ đang được trị liệu phục hồi chức năng cao gấp 3 lần so với một vài năm trước, trung bình mỗi năm có khoảng 6.000 ca… Liệu trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi hoàn toàn?

Theo các chuyên gia, khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ phụ thuộc vào 3 yếu tố: thời điểm can thiệp (tốt nhất là 18 – 36 tháng tuổi, khi trẻ đang học nói, cũng là lúc não phát triển nhanh nhất), sau đó là nội dung can thiệp và sự kiên trì của cha mẹ. Nếu đảm bảo cả 3 yếu tố này, tỷ lệ trẻ trở lại bình thường là 30%; số còn lại đều có tiến bộ rõ rệt.

Trên thực tế, việc phát hiện trẻ tự kỷ rất khó khăn vì hiện, rất ít bác sĩ có hiểu biết về hội chứng này. Nhiều trường hợp phụ huynh phát hiện thấy biểu hiện khác lạ của con như chậm nói, hiếu động… nhưng bác sĩ lại bảo không sao cả, bé vẫn bình thường. Đến khi các biểu hiện quá rõ ràng thì bệnh mới được phát hiện.

Xét về chuẩn mực thế giới, trẻ tự kỷ phải được phục hồi chức năng bằng chương trình can thiệp thường xuyên liên tục: 8 giờ/ngày, 22 ngày/tháng, kéo dài tối thiểu 6 tháng và mỗi kỹ thuật viên sẽ phụ trách một bé.

Đại diện Bệnh viện nhi Trung ương cho biết, việc điều trị trẻ tự kỷ ở Việt Nam còn rất hạn chế vì các trung tâm phục hồi chức năng cho đối tượng này chỉ có ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM. Trong khi đó, tỷ lệ tự kỷ là 0,2%. Việc điều trị cần liên lục và lâu dài nên phần lớn bệnh nhi ở các tỉnh không có điều kiện ra thành phố.

Thêm nữa, mặc dù bệnh viện ở 2 thành phố này đều đang trị liệu cho các bé theo chương trình hiện đại của thế giới nhưng do bệnh nhân quá đông nên phải rút ngắn liệu trình. Mỗi cháu chỉ được can thiệp nửa tiếng mỗi ngày trong 2-3 tuần rồi nghỉ 1 tháng trước khi bắt đầu liệu trình mới.

Ngoài ra, khó khăn nhiều khi cũng lại đến từ các bậc cha mẹ. Nhiều người nhận ra các dấu hiệu bất thường của con từ rất sớm nhưng không muốn tin con mình bị tự kỷ. Theo các chuyên gia, trong số những trẻ có chẩn đoán tự kỷ, chỉ có 1/3 là được bố mẹ cho can thiệp, số còn lại chữa bằng châm cứu, bấm huyệt hoặc Đông dược. Một số phụ huynh khác cho con điều trị sớm nhưng không đủ kiên trì, thấy có tiến bộ đã ngừng, sau đó phải đưa trẻ quay lại bệnh viện trong tình trạng nặng và phải can thiệp lâu hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo, các bậc cha mẹ có con tự kỷ nên dành nhiều thời gian chơi với con hơn so với các trẻ bình thường. Trẻ tự kỷ cần được đưa đến nơi công cộng, nơi có đông người để học nói, học giao tiếp hay rèn luyện khả năng tập trung chú ý… Nếu không có điều kiện trị liệu, việc cho trẻ đi học mẫu giáo cũng có thể đem lại nhiều lợi ích…

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-mac-benh-tu-ky-co-the-chua-khoi-hay-khong-6836/feed/ 0
Dạy kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ theo cách người Đan Mạch https://benh.vn/day-ky-nang-song-cho-tre-tu-ky-theo-cach-nguoi-dan-mach-8411/ https://benh.vn/day-ky-nang-song-cho-tre-tu-ky-theo-cach-nguoi-dan-mach-8411/#respond Mon, 04 Jul 2016 06:48:15 +0000 http://benh2.vn/day-ky-nang-song-cho-tre-tu-ky-theo-cach-nguoi-dan-mach-8411/ Ramos vẽ lên bảng hình 2 bàn tay rồi hô to "thầy gọi, thầy gọi", cả lớp đồng thanh đáp "gọi ai, gọi ai", thầy trả lời "gọi Hữu Phước", và cậu bé đứng dậy bước lên phía trước.

Bài viết Dạy kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ theo cách người Đan Mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ramos vẽ lên bảng hình 2 bàn tay rồi hô to “thầy gọi, thầy gọi”, cả lớp đồng thanh đáp “gọi ai, gọi ai”, thầy trả lời “gọi Hữu Phước”, và cậu bé đứng dậy bước lên phía trước.

Thầy Ramos nắm lấy bàn tay bé bỏng của cậu học trò 5 tuổi áp vào bàn tay phải của mình, vỗ nhẹ rồi phát âm chậm rãi “tay phải, tay phải”. Cậu bé học theo “tay phải”. Mỗi lần trò đáp đúng, thầy giơ ngón tay cái làm biểu tượng like và khen “good, good”.

Ramos Lentz Pejtersen 25 tuổi, là một tình nguyện viên đang học ở trường đại học Bắc Đan Mạch, sở trường là can thiệp hành vi cho trẻ tự kỷ. Ramos đang đứng lớp học về nhận biết của các bé tự kỷ ở trường Khai Trí (TP HCM), trường dạy kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ.

Hai giáo viên Đan Mạch đang chơi cùng trẻ tự kỷ tại trường chuyên biệt Khai Trí. Ảnh: Hoài Nhơn

Ramos cùng hai người bạn là Nicklan Anne và Norgaard Bogh trạc tuổi nhau, đến Việt Nam thực tập được 2 tháng qua. Vậy mà anh có thể cầm phấn nắn nót viết được hai từ “tay trái” “tay phải” bằng tiếng Việt lên bảng. Ramos còn có thể nhớ mặt, gọi tên các học trò và đồng nghiệp bằng tiếng Việt rất chuẩn. “Đây là Tuấn Khải, Hữu Phước, Lê Hoàng… và cô Ly, cô Trang, cô Phương”, chàng trai vừa nói vừa chỉ tay vào từng người giới thiệu.

“Cách biệt ngôn ngữ nhưng tôi cảm thấy các em bé tự kỷ ở đây hiểu và yêu thương tôi như một người bạn qua ngôn ngữ cử chỉ, thực sự các bé thật thú vị”, Rasmos chia sẻ.

Ngoài giờ học, các cô cậu bé khá đặc biệt so với những trẻ em khác cùng trang lứa này thường quấn quýt bên thầy Rasmos, đứa ôm vai, đứa bá cổ thầy. Anh chàng có dáng cao to, nụ cười hiền như bụt, đặc biệt có bộ râu kẽm vàng óng ánh ngồ ngộ nên thường được các cô cậu bé học trò thích sờ sờ, vuốt vuốt.

Khác với Rasmos, Nicklan được đào tạo đúng chuyên ngành sư phạm đặc biệt. Nicklan là giáo viên chuyên về can thiệp cảm xúc và nhận thức vận động ở trẻ tự kỷ. Mỗi tiết học của anh chỉ một thầy một trò “face to face”. Trong một tiết học “khả năng nhận thức và vận động”, Nicklan cầm tay cậu học trò dìu từng bước nhảy theo nhạc, đồng thời anh cũng hát theo để trò được tập trung. Đôi lúc phiêu theo nhạc, thầy và trò cứ như thể đang khiêu vũ. Lúc đó, Nicklan trông hồn nhiên, đôi mắt trong veo như đang hóa thân thành một cậu bé thật sự để làm bạn với trò.

Các cô giáo ở trường Khai Trí cho biết, Nicklan là người có chuyên môn rất tốt. Phương pháp dạy trẻ tự kỷ của anh khiến nhiều giáo viên ở đây thán phục và học hỏi.

Nicklan đang dạy học trò trong tiết học “khả năng nhận thức và vận động”. Ảnh: Hoài Nhơn

Anne Norgaard Bogh nhỏ tuổi hơn hai chàng trai đồng hành (23 tuổi), là phận nữ nhi nhưng cũng không kém cạnh hai đồng nghiệp nam ở khả năng hòa nhập với các em bé tự kỷ rất nhanh. Các em nhỏ thường sà vào lòng Anne để được cô giáo tặng những nụ hôn, âu yếm, thỉnh thoảng được vuốt mái tóc màu vàng của cô. Có một cậu học trò đến giờ ăn chỉ đòi mỗi cô Anne đút từng muỗng cơm mới chịu. Một cậu bé khác mỗi lần giận chỉ muốn ngồi xích đu với cô Anne đến khi nào nguôi mới chịu vào lớp học.

“Ngôi trường này cho tôi không gian yên tĩnh để thực tập. Các em ở đây rất dễ thương và ngọt ngào. Một số em chưa thể chấp nhận tôi ngay nhưng không sao cả, cần phải có thời gian để kết nối giữa cô và trò. Các em cần yêu thương nhiều hơn”, Anne tâm sự.

Giáo viên Anne Norgaard Bogh chơi cùng các em nhỏ lúc chờ ăn trưa. Ảnh: Hoài Nhơn

Khoảng cách ngôn ngữ, đôi khi phương pháp sư phạm có chút khác biệt nhưng nhìn chung giữa các thầy cô là tình yêu thương đối với trẻ tự kỷ. Đam mê nghề, tình yêu thương đã xóa nhòa khoảng cách, rào cản với nhau.

“Ba giáo viên đến từ Đan Mạch đã đỡ đần cho giáo viên ở đây rất nhiều. Họ như làn gió mới làm thay đổi không khí môi trường sư phạm của trường”, bà Võ Thị Thùy, Hiệu trưởng trường Khai Trí chia sẻ. Bà Thùy cũng cho biết đội ngũ giáo viên của trường đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ ba tình nguyện viên Đan Mạch và các phương pháp dạy trẻ tự kỷ của họ.

Sau chuyến thực tập này, Rasmos sẽ trở về Đan Mạch để gia nhập quân đội còn Nicklan và Anne tiếp tục công việc dạy trẻ tự kỷ ở Đan Mạch. Họ đến Việt Nam dạy trẻ tự kỷ từ một chương trình liên kết giáo dục của hai nước và hứa sẽ trở lại Việt Nam hỗ trợ các em vào một ngày không xa.

Benh.vn ( Theo VNE)

Bài viết Dạy kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ theo cách người Đan Mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/day-ky-nang-song-cho-tre-tu-ky-theo-cach-nguoi-dan-mach-8411/feed/ 0