Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 23 May 2024 04:57:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tác dụng của nước dừa đối với bà bầu https://benh.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-doi-voi-ba-bau-2065/ https://benh.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-doi-voi-ba-bau-2065/#respond Sun, 12 May 2024 16:06:56 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-doi-voi-ba-bau-2065/ Nước dừa là một loại nước uống tự nhiên, không gây ảnh hưởng, có thể uống thay thế các loại nước có đường, có ga và đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu uống nước dừa như thế nào là đúng cách?

Bài viết Tác dụng của nước dừa đối với bà bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Nước dừa là một loại nước uống tự nhiên, không gây ảnh hưởng, có thể uống thay thế các loại nước có đường, có ga và đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu uống nước dừa như thế nào là đúng cách?

Nước dừa cho bà bầu

Ảnh minh họa (mrwatergeek.com)

Nước dừa có 5 tác dụng tốt đối với các bà bầu

  1. Giúp các bà bầu tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.
  2. Giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày khi mang thai.
  3. Nước dừa sẽ bổ sung lượng chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể bà bầu, có tác dụng tốt cho ối thai phụ.
  4. Khắc phục tình trạng táo bón, đầy bụng, ợ hơi cho các ba bầu
  5. Nước dừa cũng rất giàu axit lauric – một thành phần giúp chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Uống nước dừa đúng cách

  • Không nên uống trước khi đi ngủ bởi nó gây lợi tiểu ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
  • Nên uống từ từ chứ không nên uống hết cả cốc nước một lúc.
  • Không uống nước dừa đã bổ để qua đêm, có thể bị chua hoặc đầy
  • Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai bà bầu không nên uống nước dừa. Bởi nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên đến tháng thứ 4 thì bạn có thể uống thay các loại nước khác.
  • Tốt nhất là uống nước dừa cả quả nguyên chất không pha tạp.

Nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai. Do vậy ngoài việc uống nước dừa các bà bầu nên dùng các món từ dừa như:

Các món mặn như: Thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà ôm dừa, ốc len kèn dừa, cháo cá lóc nước cốt dừa, ếch xào nước cốt dừa, tôm rim nước cốt dừa, dồi lươn rim nước cốt dừa, cá ba sa kho nước cốt dừa, bánh xèo, v.v.

Các loại chè có sử dụng dừa để chế biến như: chè bưởi, chè bắp, chè đậu xanh bột báng, chè đậu xanh phổ tai, chè bánh lọt bà ba, chè chuối chưng, chuối xào dừa, chè đậu trắng, chè đậu phộng thạch dừa,

Xem thêm: Tác dụng của nước dừa và những lưu ý khi sử dụng

Bài viết Tác dụng của nước dừa đối với bà bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-doi-voi-ba-bau-2065/feed/ 0
Bà bầu nên ăn trứng gà hay trứng vịt tốt hơn? https://benh.vn/ba-bau-nen-an-trung-ga-hay-trung-vit-tot-hon-5565/ https://benh.vn/ba-bau-nen-an-trung-ga-hay-trung-vit-tot-hon-5565/#respond Sat, 11 May 2024 05:26:22 +0000 http://benh2.vn/ba-bau-nen-an-trung-ga-hay-trung-vit-tot-hon-5565/ Trứng gà và trứng vịt đều là nguồn tự nhiên có ít nhất 13 loại vitamin và khoáng chất, cùng với các chất chống oxy hoá lutein, zeaxanthin và axit béo không no thiết yếu. Trứng gà hay vịt đều là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể.

Bài viết Bà bầu nên ăn trứng gà hay trứng vịt tốt hơn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: Bà bầu nên ăn trứng gà hay trứng vịt tốt hơn?

Trả lời:

Trứng gà và trứng vịt đều là nguồn tự nhiên có ít nhất 13 loại vitamin và khoáng chất, cùng với các chất chống oxy hoá lutein, zeaxanthin và axit béo không no thiết yếu. Trứng gà hay vịt đều là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể.

Theo các lương y và chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ tốt nhất nên ăn trứng gà nhiều hơn trứng vịt nếu sử dụng trứng ăn hàng ngày vì:

  • Mặc dù trứng vịt vượt trội về mặt dinh dưỡng hơn trứng gà, tuy nhiên, trứng gà ít Calo và hàm lượng Cholesterol thấp hơn nên về cơ bản sẽ đảm bảo sức khỏe ổn định hơn.
  • Trứng vịt vỏ thường xốp hơn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Trứng vịt có mùi vị không thơm bằng trứng gà.

Do vậy, phụ nữ có thai nên ăn trứng gà thường xuyên thay vì trứng vịt.

Bài viết Bà bầu nên ăn trứng gà hay trứng vịt tốt hơn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ba-bau-nen-an-trung-ga-hay-trung-vit-tot-hon-5565/feed/ 0
Ăn hải sản tốt hay không đối với phụ nữ mang thai https://benh.vn/an-hai-san-tot-hay-khong-doi-voi-phu-nu-mang-thai-2702/ https://benh.vn/an-hai-san-tot-hay-khong-doi-voi-phu-nu-mang-thai-2702/#respond Tue, 19 Dec 2023 04:19:17 +0000 http://benh2.vn/an-hai-san-tot-hay-khong-doi-voi-phu-nu-mang-thai-2702/ Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi bao gồm protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống tuy nhiên ăn hải sản sao cho hợp lý và vừa đủ để không gây hại cho thai phụ và em bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết

Bài viết Ăn hải sản tốt hay không đối với phụ nữ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi bao gồm protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống tuy nhiên ăn hải sản sao cho hợp lý và vừa đủ để không gây hại cho thai phụ và em bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết.

Lợi ích của hải sản với bà bầu

Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân.

 mang-thai-an-ca

Hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho bà bầu

Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Và một báo cáo khác năm 2007 tại Lancet – một tạp chí y tế danh tiếng – cũng cho biết, bà bầu ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu thai phụ không bổ sung đồ biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Các loại dầu cá như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì những lo ngại về hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…

Những điều cần tránh khi bà bầu ăn hải sản

  • Bà bầu cần tuyệt đối tránh đồ ăn biển sống
  • Bà bầu cần tuyệt đối tránh ăn những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm Salmonella, Toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.
  • Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về thủy ngân trong hải sản

Thủy ngân là một kim loại (dạng chất lỏng) có mặt tự nhiên trong môi trường gây ô nhiễm không khí của chúng ta. Một lượng thủy ngân nhỏ trong ao, hồ, suối, biển tích tụ lại trong nước biến thành methylmercury – một chất độc hấp thụ dần dần vào các loại động thực vật sống dưới nước. Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng chỉ khác mức độ ít nhiều. Những loại cá chứa nhiều nồng độ thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp.

Methylmercury có thể gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý cẩn thận khi ăn hải sản. Thủy ngân cũng có thể tích tụ trong cơ thể con người vì vậy trước khi mang thai 3 tháng, bạn không nên sử dụng những loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao nói trên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao

Khi bạn ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao, methylmercury sẽ đi tới nhau thai làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng. Những phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng methylmercury lớn đều nguy hiểm hơn người bình thường.

Bà bầu nên ăn hải sản như thế nào

  • Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá… và thay đổi liên tục trong tuần.
  • Một tuần chỉ nên ăn khoảng 340 gram hải sản.
  • Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm: cá, tôm nước ngọt, cá hồi, các mòi, cá trích…
  • Phải chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.

Lưu ý: Không nên ăn quá hàm lượng trên trong tuần vì phần lớn đồ hải sản thường mặn do vậy sẽ không tốt cho quá trình mang thai. Có thể gây ra phù nhiều ở cuối thai kỳ hoặc có hại cho những thai phụ bị bệnh cao huyết áp, tim mạch v.v.

Bài viết Ăn hải sản tốt hay không đối với phụ nữ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/an-hai-san-tot-hay-khong-doi-voi-phu-nu-mang-thai-2702/feed/ 0
Bà bầu ăn nhiều cà tím gây co thắt tử cung, sảy thai không https://benh.vn/ba-bau-an-nhieu-ca-tim-gay-co-that-tu-cung-say-thai-9619/ https://benh.vn/ba-bau-an-nhieu-ca-tim-gay-co-that-tu-cung-say-thai-9619/#respond Mon, 27 Nov 2023 07:19:47 +0000 http://benh2.vn/ba-bau-an-nhieu-ca-tim-gay-co-that-tu-cung-say-thai-9619/ Những giải đáp dưới đây sẽ cung cấp những hiểu biết nhất định giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như tác dụng phụ gặp phải khi ăn quá nhiều cà tím

Bài viết Bà bầu ăn nhiều cà tím gây co thắt tử cung, sảy thai không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những giải đáp dưới đây sẽ cung cấp những hiểu biết nhất định giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như tác dụng phụ gặp phải khi ăn quá nhiều cà tím

Trong cà tím có chứa phytohormones, khi mẹ bầu ăn quá nhiều có thể gây ra những cơn co thắt tử cung và trong trường hợp nặng có thể gây sảy thai, sinh non.

Ngay khi bạn mang bầu, chắc chắn bạn sẽ tìm hiểu xem nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt nhất cho thai nhi và cà tím nằm trong những thắc mắc này.

qua-ca-tim

Lợi ích của cà tím với sức khỏe khi mang bầu

Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

Cà tím là nguồn tuyệt vời giàu vitamin C, niacin, phức hợp B, vitamin A và vitamin E,… rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của thai nhi. Ngoài ra, cà tím còn chứa các khoáng chất như kali, đồng, mangan và sắt… giúp duy trì sự cân bằng điện giải và tăng lượng máu cũng như lượng hemoglobin đáng kể.

Bảo vệ thai nhi ngừa khuyết tật bẩm sinh

Cà tím có chứa lượng folate, axit folic dồi dào – là một chất dinh dưỡng quan trọng rất cần thiết với mẹ mang thai để phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy khi mẹ bầu ăn loại quả này sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh và các dị tật khác, đồng thời cũng giúp phát triển hồng cầu trong máu.

Điều chỉnh bệnh tiểu đường thai nghén

Nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ thì suốt thời gian bầu bí mẹ cần kiểm soát lượng đường trong máu để tránh tạo ra sự dạo động quá lớn. Việc bổ sung cà tím vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ có tác dụng kỳ diệu bởi thực phẩm này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn ngừa những đột biến về mức đường tăng lên.

Một quả cà tím cung cấp khoảng 4,9 gram chất xơ, vì vậy mẹ có thể ăn cà tím mỗi tuần để phòng ngừa chứng táo bón.

Tăng cường hệ miễn dịch

Cà tím là nguồn cung cấp chất nasunin phong phú – một anthocyanin có ở da quả cà tím. Nasunin là chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tế bào và DNA trong thai kỳ.

Cà tím giàu chất chống oxy hóa giúp tăng khả năng miễn dịch của bạn và tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng trong giai đoạn nhạy cảm này. Thêm nữa là nasunin còn ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhận thức ở trẻ sơ sinh.

Điều trị chứng táo bón và rối loạn tiêu hóa

Tiêu thụ cà tím trong quá trình mang thai sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời cũng có tác dụng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, cà tím là một nguồn chất xơ tuyệt vời, sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giúp ruột vận động trơn tru và giảm thiểu chứng táo bón trong thai kỳ.

Làm giảm cholesterol xấu

Loại thực phẩm này còn giúp giảm thiểu mức cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, rất có lợi cho tim mạch, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về xơ vữa động mạch, đột quỵ.

Phòng ngừa tăng huyết áp

Cà tím cũng được coi như một phương thuốc tự nhiên giúp phòng ngừa chứng cao huyết áp cho mẹ bầu. Bioflavonoids có trong cà tím giúp ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng sức khỏe thai kỳ.

ca-tim

Tác dụng phụ của cà tím với mẹ bầu khi ăn quá nhiều

Mặc dù mang lại một số lợi ích về sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cà tím khi mang bầu có thể gây ra những tác dụng phụ như:

Tăng nguy cơ sinh non

Ăn quá nhiều cà tím cũng có thể gây ra những cơn kích thích tử cung dẫn đến sinh non. Vì vậy mẹ tuyệt đối không nên ăn quá nhiều.

Dễ gây co thắt tử cung

Cà tím có chứa một lượng lớn phytohormones có tác dụng hỗ trợ kinh nguyệt và điều trị các vấn đề về kinh nguyệt ở phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, vô kinh. Vì vậy nếu ăn quá nhiều cà tím khi mang bầu có thể gây ra các vấn đề không mong muốn như gây co thắt tử cung, sảy thai.

Một số vấn đề về tiêu hóa

Ăn cà tím chưa nấu chín có thể gây ra những bất lợi về hệ tiêu hóa, chính vì vậy người mẹ cần chú ý nấu chín trước khi thưởng thức.

Lưu ý: Mặc dù các chuyên gia không liệt kê cà tím vào nhóm thực phẩm cấm khi mang bầu nhưng nếu thích ăn, mẹ bầu cần đảm bảo ăn vừa phải để phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra. Hãy chắc chắn bạn nấu chín trước khi ăn và nếu cần thiết thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết Bà bầu ăn nhiều cà tím gây co thắt tử cung, sảy thai không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ba-bau-an-nhieu-ca-tim-gay-co-that-tu-cung-say-thai-9619/feed/ 0
6 thực phẩm cực tốt nhưng bà bầu cần tránh xa https://benh.vn/6-thuc-pham-cuc-tot-nhung-ba-bau-can-tranh-xa-8423/ https://benh.vn/6-thuc-pham-cuc-tot-nhung-ba-bau-can-tranh-xa-8423/#respond Sat, 25 Nov 2023 02:00:29 +0000 http://benh2.vn/6-thuc-pham-cuc-tot-nhung-ba-bau-can-tranh-xa-8423/ Một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt khi bồi bổ sức khỏe cho cơ thể. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Bài viết 6 thực phẩm cực tốt nhưng bà bầu cần tránh xa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt khi bồi bổ sức khỏe cho cơ thể. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Cua đồng

Cua chứa nhiều omega 3, vitamin B, là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nếu ăn nhiều cua trong quá trình mang thai có thể gây hại cho mẹ và thai nhi.

canh-cua-dong

Canh cua có thể gây hại cho mẹ và thai nhi (ảnh minh họa)

Điều đáng sợ khi cua được bắt ở nơi ô nhiễm môi trường, thịt cua dễ bị nhiễm độc. Theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls, chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu.

Vì vậy để tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều cua, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Lưu ý, chọn cua ở vùng an toàn, không chế biến cua đã chết hoặc ăn cua để qua đêm

Nhãn

Nhãn đang vào vụ, vừa rẻ vừa ngon, rất thích hợp để bồi bổ sức khỏe bởi trong nhãn chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt nên rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai lại không nên ăn nhãn. Nguyên do là khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, trong khi nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non.

Nha đam

Nha đam được ghi nhận có tác dụng tốt trong những bệnh lý như: đái tháo đường, vảy nến, tăng cholesterol máu, bỏng, tổn thương da… Tuy nha đam chứa nhiều công dụng và có thể chữa bệnh nhưng một vài báo cáo cho thấy, phụ nữ mang thai uống nước ép và ăn các sản phẩm từ nha đam, dẫn đến xuất huyết vùng chậu và thậm chí gây ra sẩy thai.

nha đam không tốt cho bà bầu

Tuyệt đối không dùng nha đam khi đang có thai hoặc cho con bú

Các bác sỹ cũng khuyến cáo, phụ nữ có thai và đang cho con bú tuyệt đối không nên dùng nha đam. Đối với trẻ dưới 12 tuổi cũng nên hạn chế, do nha đam gây đau bụng, tiêu chảy.

Măng tươi

Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc, nhưng nhiều mẹ vẫn truyền tai nhau rằng mẹ bầu nên hạn chế ăn măng, đặc biệt là măng tươi khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé. Trên thực tế, đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng, biểu hiện như: nôn, đau bụng, đau đầu… gần giống với hiện tượng ngộ độc sắn.

Đu đủ xanh

Đu đủ chín được cho là rất tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng đu đủ xanh thì ngược lại. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong 1 trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin, trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.

qua-dua

Dứa có thể gây sảy thai nếu ăn quá nhiều trong 3 tháng đầu

Dứa tươi

Cũng như nhãn, dứa chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng đối với các bà bầu, nhất là các bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu thì cần cẩn thận với món này.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Tuy nhiên khi các bạn đun nấu dứa lên thì chất bromelain sẽ bị mất đi nên bạn có thể ăn dứa này. Tốt nhất mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong thai kì đầu, và ăn một lượng vừa phải ở thai kỳ tiếp theo.

Bài viết 6 thực phẩm cực tốt nhưng bà bầu cần tránh xa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/6-thuc-pham-cuc-tot-nhung-ba-bau-can-tranh-xa-8423/feed/ 0
Nên cẩn thận khi bổ sung chất béo khi mang thai https://benh.vn/nen-can-than-khi-bo-sung-chat-beo-khi-mang-thai-7971/ https://benh.vn/nen-can-than-khi-bo-sung-chat-beo-khi-mang-thai-7971/#respond Mon, 16 Oct 2023 01:31:39 +0000 http://benh2.vn/nen-can-than-khi-bo-sung-chat-beo-khi-mang-thai-7971/ Lo lắng về cân nặng nên rất nhiều mẹ bầu nói “Không” tuyệt đối với các loại thực phẩm giàu chất béo. Nhưng thực tế, bầu chỉ nên tránh loại chất béo “xấu” và nên tăng cường bổ sung các loại chất béo “tốt”

Bài viết Nên cẩn thận khi bổ sung chất béo khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lo lắng về cân nặng nên rất nhiều mẹ bầu nói “Không” tuyệt đối với các loại thực phẩm giàu chất béo. Nhưng thực tế, bầu chỉ nên tránh loại chất béo “xấu” và nên tăng cường bổ sung các loại chất béo “tốt”

Giống như đạm, tinh bột và chất xơ, chất béo cũng là một dưỡng chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu nói không hoàn toàn với các loại chất béo trong thời gian mang thai mà không biết hành động của mình đang ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Chất béo là thành phần quan trọng cấu tạo nên các tế bào thần kinh, chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám và võng mạc. Đồng thời, theo kết quả của một số nghiên cứu, bổ sung chất béo cho bà bầu còn giúp ngăn ngừa sinh non và tình trạng thai nhẹ cân.


Bổ sung chất béo đầy đủ trong thai kỳ sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của não bộ

1/ Bổ sung chất béo cho bà bầu: Chọn lựa cẩn thận

Không phải tất cả các loại chất béo đều tốt cho thai kỳ của mẹ. Chất béo được chia làm 4 loại: không bão hòa đơn, không bão hòa đa, bão hòa và chuyển hóa (hay còn gọi là chất béo công nghiệp). Để đảm bảo cho sức khỏe mẹ và bé, ngoài việc học cách phân biệt các loại chất béo, mẹ bầu còn phải biết đâu là loại chất béo tốt cho thai kỳ.

– Chất béo bão hòa: Thường thấy trong bơ, một số loại thịt đỏ, trứng và dừa, chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol trong máu. Vì vậy, Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo không nên ăn loại chất béo này quá nhiều, tốt nhất chỉ khoảng 10% trong lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày.

– Chất béo chuyển hóa: Có nhiều trong các loại thực phẩm chiên, rán như khoai tây chiên, đồ rán, nướng…, chất béo chuyển hóa được xếp vào loại chất béo “xấu”, có thể gây hại cho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy, thường xuyên “nạp” chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp và các bệnh tim mạch.

– Chất béo không bão hòa đơn: Được tìm thấy trong dầu ô-liu, đậu phộng, quả bơ và các loại hạt, chất béo không bão hòa đơn được đánh giá là loại chất béo tốt, vì nó giúp “đánh bại” những cholesterol xấu.

– Chất béo không bão hòa đa: Chứa omega-3, thành phần quan trọng trong quá trình “xây não” của thai nhi và các a-xít béo omega-6. Omega-3 được tìm thấy trong một số loại cá nước lạnh, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, và omega-6 được tìm thấy trong dầu hướng dương, hạt bông, ngô, và đậu tương.

Lý tưởng nhất, mẹ bầu chỉ nên tập trung vào các loại chất béo không bão hòa đơn và đa, nhất là omega-3.

2/ Bà bầu cần bao nhiêu chất béo?

Theo các chuyên gia, tổng lượng calo cần thiết cho cơ thể mỗi ngày nên có 35% lượng calories đến từ chất béo. Chẳng hạn, nếu tổng lượng calo cần thiết mỗi ngày của bầu là 2.200 calories, lượng chất béo cần bổ sung sẽ là:

2.200 x 0,35 : 9 (lượng calorie cho mỗi gram chất béo) = 85 gram.

Đây là mức giới hạn cho lượng chất béo bầu nên bổ sung mỗi ngày.

Mách nhỏ cho mẹ: Ngoài lượng chất béo trong thực phẩm, mẹ nên thêm khoảng  6-8 muỗng cà phê dầu ăn, tương đương khoảng 30 – 40 gram chất béo. Tất nhiên, chỉ nên chọn loại chất béo không bão hòa.

3/ Chất béo tốt cho bà bầu, chọn làm sao?

Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe, bầu tham khảo nhé!

  • Sữa chua: Tránh các loại sữa chua có nhiều đường
  • Phô mai: Có hàm lượng chất béo khá cao, bầu nên điều chỉnh liều lượng phù hợp. Hơn nữa, một số loại phô mai hoàn toàn không thích hợp cho bà bầu, thậm chí còn làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Bầu cần lưu ý.
  • Dầu ô-liu nguyên chất: Ngoài chất béo có lợi, dầu ô-liu còn chứa vitamin E, giúp bảo vệ và chăm sóc da rất tốt.
  • Các loại hạt: Đây là món ăn vặt hoàn hảo cho các mẹ bầu, vừa giúp mẹ đỡ buồn miệng, vừa bổ sung dưỡng chất.
  • Quả bơ: 71% hàm lượng chất béo trong quả bơ là chất béo bão hòa đa. Ngoài ra, bơ cũng chứa nhiều vitamin cần thiết cho thai kỳ. Thêm ngay bơ vào thực đơn, bầu ơi.
  • Trứng: Tuy chứa chất béo và nhiều loại vitamin, khoáng chất quan trọng, nhưng bầu cũng không nên ăn quá nhiều trứng đâu nhé

Bài viết Nên cẩn thận khi bổ sung chất béo khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nen-can-than-khi-bo-sung-chat-beo-khi-mang-thai-7971/feed/ 0
Bà mẹ mang thai nên ăn gì vào buổi tối để đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ? https://benh.vn/ba-me-mang-thai-nen-an-gi-vao-buoi-toi-de-dam-bao-dinh-duong-cho-thai-ky-9944/ https://benh.vn/ba-me-mang-thai-nen-an-gi-vao-buoi-toi-de-dam-bao-dinh-duong-cho-thai-ky-9944/#respond Wed, 20 Sep 2023 07:00:55 +0000 http://benh2.vn/ba-me-mang-thai-nen-an-gi-vao-buoi-toi-de-dam-bao-dinh-duong-cho-thai-ky-9944/ Bầu bầu rất dễ tăng cân và gặp các vấn đề về tiêu hóa nếu ăn nhiều vào bữa tối. Và vì bữa tối vẫn là bữa quan trọng để cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu, nên cần lựa chọn một số loại thực phẩm với khẩu phần ăn phù hợp. Tham khảo thêm 1 số thực phẩm mẹ bầu nên ăn vào buổi tối?

Bài viết Bà mẹ mang thai nên ăn gì vào buổi tối để đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều bà bầu thắc mắc mang thai nên ăn gì vào buổi tối để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ? Dưới đây là một vài gợi ý cho những chị em nào còn đang băn khoăn về vấn đề này.

Bữa tối có quan trọng không

Đối với các mẹ bầu, bữa sáng và bữa tối là hai bữa ăn cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, khẩu phần ăn trong bữa tối của chị em mang thai không cần quá nhiều như bữa sáng vì thời điểm này bạn không hoạt động nhiều nên đốt cháy ít năng lượng hơn. Dù không ăn nhiều, ăn quá no vào bữa tối nhưng mẹ bầu phải biết cách lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và giấc ngủ về đêm.

Mang thai nên ăn gì vào buổi tối

Buổi tối nên ăn những đồ dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng, đủ năng lượng. Không nên sử dụng quá nhiều calo buổi tối vì mẹ bầu nói riêng và mọi người nói chung sẽ vận động ít sau đó.

Rau xanh tốt cho phụ nữ mang thai

Các loại rau củ quả cung cấp đầy đủ các vitamin A, B, C, D vốn là những chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng và nhiều loại khoáng chất cần thiết cho thai phụ. Đặc biệt là rau xanh rất giàu chất xơ để giảm hiện tượng táo bón thường gặp ở mẹ bầu.

Một lời khuyên cho mẹ bầu khi ăn rau xanh trong bữa tối là không nên ăn rau sống, salad từ rau củ mà nên nấu chín, ninh nhừ để giảm bớt áp lực làm việc cho dạ dày về đêm.

rau-xanh-tot-cho-me-bau

Rau xanh rất tốt cho bà bầu (ảnh minh họa)

Ngoài rau xanh, chị em cũng có thể tráng miệng sau bữa ăn bằng các loại trái cây. Trong số các loại hoa quả bà bầu nên ăn vào buổi tối thì chuối là một gợi ý hoàn hảo. Chuối không chỉ giàu chất xơ mà còn có chứa hai khoáng chất magiê và kali giúp thai phụ ngủ ngon hơn vào buổi đêm. Bên cạnh đó, chuối còn rất tốt cho trí não của bé yêu, nếu mẹ muốn con thông minh ngay từ trong bụng mẹ thì đừng quên ăn chuối thường xuyên.

Cá và trứng là hai món mẹ bầu nên ăn buổi tối

Mẹ bầu vẫn có thể ăn thịt trong bữa tối nhưng chỉ nên ăn ít. Bạn có thể thay thế thịt bằng các loại cá hoặc trứng gia cầm. Những loại thực phẩm này không chỉ cung cấp đủ chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cho mẹ và thai nhi mà còn dễ tiêu hóa nên mẹ sẽ không bị đầy bụng khó tiêu khi đi ngủ vào buổi tối.

Phô mai cho bữa tối của bà bầu

Phô mai được làm từ sữa cô đặc do vậy lượng tryptophan của nó gấp 4 lần so với sữa. Vài viên phô mai tiệt trùng ăn kèm cùng bánh mỳ nguyên cám là bữa tối lý tưởng, đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu. Không những ngon miệng mà mẹ bầu còn bù đắp đủ năng lượng sau một ngày dài hoạt động và chìm vào giấc ngủ ngon.

Mang thai nên ăn sữa chua vào bữa tối

Một hộp sữa chua tráng miệng trong bữa tối sẽ giúp mẹ bầu bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột từ đó tiêu hóa thức ăn cũng dễ dàng hơn. Ăn sữa chua là gợi ý tuyệt vời cho thực đơn bữa tối của bà bầu.

Sữa ấm là đồ uống bổ sung dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu

Ăn tối quá no có thể khiến các mẹ tăng cân nhanh chóng, khó kiểm soát cân nặng. Do vậy bữa tối của mẹ bầu tốt nhất nên kết thúc trước 8 giờ tối. Sau 8 giờ tối là thời điểm cơ thể được nghỉ ngơi, đặc biệt là giúp bộ máy tiêu hóa không phải vất vả hoạt động.

Nếu bụng vẫn còn đói thì có thể ăn nhẹ một vài chiếc bánh quy và 1 ly sữa ấm. Sữa không chỉ cung cấp đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày cho mẹ bầu mà còn giúp chị em dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc vì có chất tryptophan. Nhưng chị em cần nhớ đừng uống sữa sát giờ đi ngủ vì bạn có thể phải đi tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ và khó ngủ lại.

Ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng, chất xơ cho bà bầu

Trong bữa tối hàng ngày mẹ bầu nên ăn các loại ngũ cốc như gạo, bột mỳ, bột yến mạch… Nếu là ngũ cốc nguyên cám chưa bị xay xát quá kỹ càng tốt vì chúng rất giàu các dưỡng chất quan trọng như sắt, axit folic, vitamin nhóm B, magiê cần thiết cho phụ nữ đang mang thai. Ngũ cốc không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ bầu mà còn giúp bé phát triển toàn diện.

Các món ăn làm từ ngũ cốc như cơm gạo trắng, cơm gạo lứt, bánh mỳ… cũng giúp chị em không bị đói bụng về đêm gây mất ngủ.

Trên đây là một số gợi ý cho một bữa tối dinh dưỡng cho bà bầu với những thành phần cơ bản. Chị em cũng không cần phải quá chi li giới hạn sự lựa chọn thực phẩm. Nếu bạn vẫn băn khoăn bà bầu khi mang thai nên ăn gì vào buổi tối thì câu trả lời chính xác là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng, giúp bạn ngon miệng nhưng không khiến chiếc dạ dày của bạn phải ì ạch, khó chịu nhiều giờ sau đó.

Bài viết Bà mẹ mang thai nên ăn gì vào buổi tối để đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ba-me-mang-thai-nen-an-gi-vao-buoi-toi-de-dam-bao-dinh-duong-cho-thai-ky-9944/feed/ 0
Phương pháp chăm sóc sản phụ sau sinh https://benh.vn/phuong-phap-cham-soc-san-phu-sau-sinh-1959/ https://benh.vn/phuong-phap-cham-soc-san-phu-sau-sinh-1959/#respond Tue, 18 Jul 2023 04:04:55 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-cham-soc-san-phu-sau-sinh-1959/ Sau sinh, mẹ bầu có rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Bên cạnh việc chăm sóc con trẻ như thế nào, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu về những vấn đề sức khỏe sau sinh để sớm phục hồi cơ thể...

Bài viết Phương pháp chăm sóc sản phụ sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Sản phụ sau sinh cần chế độ chăm sóc đặc biệt, trong đó cần lưu ý tới cả việc tắm rửa, vệ sinh, chế độ ăn uống. Do đó, người thân nên nắm được để chăm sóc phụ nữ sau sinh tốt nhất.

1. Sau khi sinh sản phụ sẽ bị ra huyết trong bao lâu?

Sau sinh, các chị em sẽ thấy có rất nhiều sản dịch kéo dài từ 2-4 tuần,nhưng số lượng sẽ ít dần.

Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh các chị em cần đi khám ngay vì có thể do tử cung không gò gây ra mất máu nhiều, trường hợp nặng có thể phải truyền máu.

Ngược lại nếu thấy rất ít hoặc không có sản dịch cũng cần đi khám ngay vì có thể do ứ dịch trong tử cung (dễ có biến chứng nhiễm trùng).

2. Sản phụ có được tắm rửa sau khi sanh không?

Trong quá trình sinh nở cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi và chất thải nên sản phụ cần phải tắm gội sớm sau sinh, tắm bằng nước ấm, nơi kín gió.

Trong thời kỳ cho con bú, lượng mồ hôi tiết ra nhiều vì thế sản phụ cần tắm giặt thường xuyên, nên mặc quần áo màu sáng.

3. Sản phụ có nên nằm than và có được nằm máy lạnh không?

Tuyệt đối không nằm than vì khí điôxít cacbon trong than sẽ làm thiếu ôxy và có thể gây ngạt thở, ngộ độc não cho trẻ. Ngoài ra nếu không cẩn thận, việc nằm than có thể gây bỏng cho mẹ hoặc con. Có thể nằm máy lạnh nhưng phải điều chỉnh nhiệt độ phòng nghỉ lý tưởng cho cả mẹ và con là 25 độ C -28 độ C.

4. Sau sinh bao lâu thì sản phụ có thể đi lại được?

Thường 6 giờ sau khi sinh thì sản phụ có thể vận động được. Nếu sanh mổ thì sản phụ phải vận động sớm sau 24 giờ để tránh liệt ruột, bí tiểu.

Vài ngày sau khi cơ thể hết đau sản phụ có thể co duỗi tay, nằm ngửa co duỗi chân, thực hiện động tác đạp xe trong không khí, hít thở.

Phụ nữ không vận động ngay sau khi sinh sẽ làm ứ trệ máu dễ bị thuyên tắc mạch máu 2 chân.

5. Sản phụ nên ăn uống như thế nào?

Sau sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được dinh dưỡng tốt, không cần phải kiêng khem bất cứ thức ăn gì, nên ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nên chọn những thực phẩm dễ tiêu, tránh các gia vị ảnh hưởng đến sữa, hạn chế thức ăn lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh.

ăn uống sau sinh

Sản phụ sau sinh nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu

6. Phải chăm sóc vết may ở dưới (vết may tầng sinh môn) như thế nào?

Rửa sạch, vết may hằng ngày, nếu dùng dung dịch vệ sinh nên dùng loại có bọt, sau đó lau khô (có thể dùng máy sấy làm khô). Cần giữ khô vết may.

Nếu sau 4 ngày bạn không thấy giảm đau hoặc cảm giác nhức nhối ở vết may (có thể do bị dị ứng chỉ khâu hoặc nhiễm trùng) thì nên đến bác sĩ để được khám và xử lý thích hợp.

Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.

7. Tại sao sản phụ thường bị táo bón sau sinh? Làm gì để phòng tránh?

Hiện tượng táo bón sau sinh là do sản phụ thiếu vận động, đặc biệt là việc kiêng cữ quá mức trong ăn uống. Để phòng tránh táo bón, sản phụ nên ăn uống đầy đủ và ăn đa dạng thực phẩm, đặc biệt là rau quả, trái cây tươi, chất đạm, chất béo (dầu thực vật). Nên ăn các rau trái giúp nhuận tràng như thanh long, chuối, rau đay, mồng tơi, các loại canh khoai mỡ, khoai từ, uống khoảng 3 lít nước (nước, nước canh, sữa) trong một ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, kích thích sự tiết sữa và chống táo bón.

8. Bao lâu sau thì có thể quan hệ tình dục (gần gũi chồng)?

Quan hệ tình dục sau khi sinh còn là cách tập thể dục bên trong, giúp kích thích tuần hoàn máu.

Trên thực tế với những ca sinh thường, sau khi sản dịch hết, cơ thể hồi phục sản phụ có thể có cuộc sống tình dục bình thường. Tuy nhiên, cần quan hệ nhẹ nhàng, cần nhiều sự âu yếm khi “khởi động” để tránh đau đớn, nếu có, cho người phụ nữ.

9. Có thể sử dụng những biện pháp tránh thai nào sau sinh?

Các sản phụ cho con bú đúng 8 lần/ngày sau sinh thì chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ lùi lại 3-6 tháng.

Nếu sản phụ không cho con bú thì chỉ sau 1-1,5 tháng sau trứng sẽ rụng trở lại. Biện pháp tránh thai sau khi sinh thuận tiện nhất là dùng bao cao su.

Có thể dùng thuốc viên tránh thai dành riêng cho phụ nữ sau khi sinh. Thuốc không ảnh hưởng tới chất lượng, mùi vị sữa cũng như sức khỏe của mẹ và con.

10. Khi nào sản phụ có thể đặt vòng tránh thai?

Sản phụ không nên đặt vòng sớm trước 1,5 tháng sau sinh vì lúc này tử cung còn mềm, chưa trở về kích thước bình thường sẽ làm cho vòng lệch, tụt hoặc xuyên cơ.

11. Khi có những dấu hiệu nào thì sản phụ cần phải đi khám ngay?

Sản phụ nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu sau: Ngất hoặc bất tỉnh; Ra máu không giảm đi mà ngày càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển sang đỏ ối, hoặc có những cục máu đông; Sốt; Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên; Nôn và tiêu chảy; Máu hoặc chất dịch chảy ra từ âm đạo (cửa mình) có mùi hôi khó chịu; Đau, sưng đỏ và có thể có chảy dịch từ vết khâu; Có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo; Tiểu buốt; Nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt mỏi, mạch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt.

Bài viết Phương pháp chăm sóc sản phụ sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-cham-soc-san-phu-sau-sinh-1959/feed/ 0
Thực hư quan niệm bà bầu ăn trứng vịt lộn khi mang thai, con sinh ra sẽ chân dài? https://benh.vn/thuc-hu-quan-niem-ba-bau-an-trung-vit-lon-khi-mang-thai-con-sinh-ra-se-chan-dai-9852/ https://benh.vn/thuc-hu-quan-niem-ba-bau-an-trung-vit-lon-khi-mang-thai-con-sinh-ra-se-chan-dai-9852/#respond Sat, 24 Jun 2023 02:00:11 +0000 http://benh2.vn/thuc-hu-quan-niem-ba-bau-an-trung-vit-lon-khi-mang-thai-con-sinh-ra-se-chan-dai-9852/ Trong một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182 kcal năng lượng, 13.6 g protein, 12.4 g lipit, 82 mg canxi, 212 mg phốtpho, 600 mg cholesterol…

Bài viết Thực hư quan niệm bà bầu ăn trứng vịt lộn khi mang thai, con sinh ra sẽ chân dài? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182 kcal năng lượng, 13.6 g protein, 12.4 g lipit, 82 mg canxi, 212 mg phốtpho, 600 mg cholesterol…

Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C…Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà. Nhưng bà bầu nên lưu ý ăn với lượng vừa đủ bởi nếu ăn quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Thực hư lời đồn quanh việc bà bầu ăn trứng vịt lộn

“Ăn trứng vịt lộn khi mang thai sinh con nhiều tóc”, “ăn trứng vịt lộn khi mang thai, bé sinh ra chân dài” hay “ăn trứng vịt lộn khi mang thai con sinh ra da trắng” là những lời “đồn thổi” xung quanh chuyện bà bầu ăn trứng vịt lộn. Vậy thực hư những quan niệm này như thế nào?

Theo bác sĩ Lê Quang Hào – Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tất cả quan niệm trên chỉ đúng một phần nhỏ và các bà bầu cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng. Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng nhưng ăn nhiều không phải là tốt.

luoc-trung-vit-lon

(Ảnh minh họa)

“Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì 100 gram phần ăn được của trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg phốtpho;… Đặc biệt, có nhiều betacaroten (435µg); vitamin A (875µg) – đây là vitamin có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu ăn nhiều.

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Việt Nam thì bà bầu không được ăn quá 200 µg vitamin A mỗi ngày và trên thế giới, người ta không khuyến nghị bà bầu dùng vitamin này trong thai kỳ, đặc biệt 3 tháng đầu.”, bác sĩ Hào chia sẻ.

Lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Mặc dù trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng nhưng nếu lạm dụng ăn quá nhiều sẽ có thể dẫn đến nguy cơ cho bà bầu. Theo bác sĩ Lê Quang Hào chia sẻ, bà bầu có thể ăn một tuần một quả trứng vịt lộn trong thời kỳ mang thai. Ba tháng đầu thai kỳ, bà bầu không được lạm dụng ăn quá nhiều trứng vịt lộn có thể dẫn đến nguy cơ xấu cho thai nhi.

bau-bau-an-trung

Ăn trứng vịt lộn nhiều khi mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi. (Ảnh minh họa)

“Bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ dẫn đến nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi. Trong trứng vịt lộn hàm lượng vitamin A cao bởi vậy ăn nhiều và ăn thường xuyên sẽ khiến lượng vitamin A dư thừa, có thể gây ra những vấn đề cho thai nhi, ví dụ dị dạng thai nhi. Vì vậy, bà bầu có thể ăn trứng vịt lộn nhưng một tuần chỉ nên ăn một quả, cùng lắm là 2 quả, không được ăn nhiều đặc biệt trong 3 tháng đầu”.

Ngoài các chất trong dinh dưỡng hiện đại thì trong Đông y, trứng vịt lộn còn giúp làm tăng hoóc mon sinh dục, giúp sinh lý của nam giới cũng như nữ giới mạnh mẽ hơn. Vì vậy người ta thường sử dụng rau răm và gừng khi ăn trứng vịt lộn để cân bằng các yếu tố.

Bà bầu khi nào có thể ăn trứng vịt lộn

Tuy nhiên bà bầu nên ăn trứng vịt lộn với rau răm và gừng giai đoạn cuối thai kỳ sẽ tốt hơn. Thời gian đầu thai kỳ là giai đoạn thai nhi hình thành các bộ phận trong cơ thể nên việc lạm dụng trứng vịt lộn, có thành phần betacaroten, lượng vitamin A quá cao hay ăn cùng với rau răm có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ.”, bác sĩ Hào cho biết.

Cũng theo bác sĩ Hào tư vấn, bà bầu nên ăn cân đối và đa dạng các loại thức ăn, không nên ăn nhiều một loại bởi điều đó sẽ dẫn đến dư thừa chất hoặc thiếu chất. Bà bầu cần bổ sung đầy đủ các chất như canxi, kẽm, sắt, axit folic,… trong thời gian mang thai. Trứng vịt lộn là thức ăn tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu cần ăn đúng để tránh dẫn đến nguy cơ về vấn đề cho thai nhi.

3 nguyên tắc cần nhớ về dinh dưỡng khi mang thai

Nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm và ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn không cần phải ăn quá nhiều, chủ yếu bổ sung thêm các loại vitamin và chất khoáng như axit folic, vitamin A, canxi, sắt… Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi ngày nên tăng thêm khoảng 300 calo trong thực đơn dinh dưỡng.

Nên tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho mẹ bầu như thực phẩm chưa nấu chín kỹ, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

Bài viết Thực hư quan niệm bà bầu ăn trứng vịt lộn khi mang thai, con sinh ra sẽ chân dài? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-hu-quan-niem-ba-bau-an-trung-vit-lon-khi-mang-thai-con-sinh-ra-se-chan-dai-9852/feed/ 0
Tía tô – vị thuốc an thai dưỡng thai cho bà bầu https://benh.vn/tia-to-vi-thuoc-an-thai-duong-thai-cho-ba-bau-3643/ https://benh.vn/tia-to-vi-thuoc-an-thai-duong-thai-cho-ba-bau-3643/#respond Fri, 19 May 2023 04:40:24 +0000 http://benh2.vn/tia-to-vi-thuoc-an-thai-duong-thai-cho-ba-bau-3643/ Tía tô là loại gia vị thơm ngon, không thể thiếu trong các món ngon như cháo, chuối đậu, bún ốc... và là vị thuốc giải biểu được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Bộ phận dùng làm thuốc là lá (tô diệp), cành (tô ngạnh), quả (tô tử).

Bài viết Tía tô – vị thuốc an thai dưỡng thai cho bà bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tía tô là loại gia vị thơm ngon, không thể thiếu trong các món ngon như cháo, chuối đậu, bún ốc… và là vị thuốc giải biểu được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Bộ phận dùng làm thuốc là lá (tô diệp), cành (tô ngạnh), quả (tô tử).

tia-to-vi-thuoc

Tía tô có tác dụng an thai rất tốt

Theo Đông y, tía tô mùi thơm, chứa tinh dầu, tác dụng phát hãn, trừ ôn dịch, lý khí tiêu đờm, dùng chữa ho hen, cảm cúm, đau đầu sổ mũi, viêm họng, chống dị ứng, trị nôn, đau trướng bụng, bí đại tiện. Đối với bà bầu, nó còn là vị thuốc an thai, dưỡng thai hiệu quả.

Ốm nghén: Chị em thường nôn, chán ăn, người mệt mỏi, thèm ăn những thứ chua, chát…: tía tô 20g, ngải diệp 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, phòng sâm 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, liên kiều 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: an thai, bổ tỳ, hết nôn.

Thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết: lá và cành tía tô 20g, bạch truật 16g, sa sâm 16g, ngải diệp 12g, a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng cháy 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7 – 10 ngày liền. Công dụng: an thai, nhuận huyết, chỉ huyết.

Nhiệt thai: chị em bị nóng trong bụng, cồn cào, nước tiểu đỏ lượng ít, ăn uống kém, sưng đau lợi răng, táo bón, tiêu hóa không thông lợi: đương quy 16g, lá và cành tía tô 16g, bạch truật 12g, chi tử 12g, liên kiều 16g, hoàng cầm 10g, đỗ trọng 10g, ngân hoa 10g, rau má 20g, a giao 6g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, khởi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 7 – 8 ngày là một liệu trình.

Thai phụ bị phù nề, tiểu ít, tê bì hai chi dưới: tía tô 16g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 12g, cao lương khương 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 12g, xa tiền 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, hương nhu trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: bổ trung, bổ tỳ, thuận khí, thông tiểu.

Thai phụ bị ho hen, nhiều đờm, khó thở: tía tô 16g, cát cánh 16g, kinh giới 12g, trần bì 10g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 12g, tang bạch bì 10g, bối mẫu 10g, bạch linh 10g, bạch quả 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh phế, trừ phong, tiêu đờm, giảm ho.

Bài viết Tía tô – vị thuốc an thai dưỡng thai cho bà bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tia-to-vi-thuoc-an-thai-duong-thai-cho-ba-bau-3643/feed/ 0