Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 13 May 2024 03:20:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tác dụng của nước dừa đối với bà bầu https://benh.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-doi-voi-ba-bau-2065/ https://benh.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-doi-voi-ba-bau-2065/#respond Sun, 12 May 2024 16:06:56 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-doi-voi-ba-bau-2065/ Nước dừa là một loại nước uống tự nhiên, không gây ảnh hưởng, có thể uống thay thế các loại nước có đường, có ga và đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu uống nước dừa như thế nào là đúng cách?

Bài viết Tác dụng của nước dừa đối với bà bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Nước dừa là một loại nước uống tự nhiên, không gây ảnh hưởng, có thể uống thay thế các loại nước có đường, có ga và đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu uống nước dừa như thế nào là đúng cách?

Nước dừa cho bà bầu

Ảnh minh họa (mrwatergeek.com)

Nước dừa có 5 tác dụng tốt đối với các bà bầu

  1. Giúp các bà bầu tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.
  2. Giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày khi mang thai.
  3. Nước dừa sẽ bổ sung lượng chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể bà bầu, có tác dụng tốt cho ối thai phụ.
  4. Khắc phục tình trạng táo bón, đầy bụng, ợ hơi cho các ba bầu
  5. Nước dừa cũng rất giàu axit lauric – một thành phần giúp chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Uống nước dừa đúng cách

  • Không nên uống trước khi đi ngủ bởi nó gây lợi tiểu ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
  • Nên uống từ từ chứ không nên uống hết cả cốc nước một lúc.
  • Không uống nước dừa đã bổ để qua đêm, có thể bị chua hoặc đầy
  • Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai bà bầu không nên uống nước dừa. Bởi nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên đến tháng thứ 4 thì bạn có thể uống thay các loại nước khác.
  • Tốt nhất là uống nước dừa cả quả nguyên chất không pha tạp.

Nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai. Do vậy ngoài việc uống nước dừa các bà bầu nên dùng các món từ dừa như:

Các món mặn như: Thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà ôm dừa, ốc len kèn dừa, cháo cá lóc nước cốt dừa, ếch xào nước cốt dừa, tôm rim nước cốt dừa, dồi lươn rim nước cốt dừa, cá ba sa kho nước cốt dừa, bánh xèo, v.v.

Các loại chè có sử dụng dừa để chế biến như: chè bưởi, chè bắp, chè đậu xanh bột báng, chè đậu xanh phổ tai, chè bánh lọt bà ba, chè chuối chưng, chuối xào dừa, chè đậu trắng, chè đậu phộng thạch dừa,

Xem thêm: Tác dụng của nước dừa và những lưu ý khi sử dụng

Bài viết Tác dụng của nước dừa đối với bà bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-doi-voi-ba-bau-2065/feed/ 0
Những sai lầm khi ăn cơm cực có hại nhưng ai cũng mắc https://benh.vn/nhung-sai-lam-khi-an-com-cuc-co-hai-nhung-ai-cung-mac-8795/ https://benh.vn/nhung-sai-lam-khi-an-com-cuc-co-hai-nhung-ai-cung-mac-8795/#respond Sun, 12 May 2024 06:55:26 +0000 http://benh2.vn/nhung-sai-lam-khi-an-com-cuc-co-hai-nhung-ai-cung-mac-8795/ Việc ăn cơm tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng thực tế nếu ăn không đúng cách cũng có thể tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe.

Bài viết Những sai lầm khi ăn cơm cực có hại nhưng ai cũng mắc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc ăn cơm tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng thực tế nếu ăn không đúng cách cũng có thể tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe.

1. Ăn cơm nguội

Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh, ăn cơm nguội, dù là về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi.

Thủ phạm gây nên chuyện này chính là một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus. Loại vi khuẩn này có sẵn trong gạo do bị nhiễm từ đất trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa.

ăn cơm nguội

Quá trình nấu chín gạo thành cơm không tiêu diệt được vi khuẩn này vì nó đã hình thành dạng bào tử để tự vệ.

Nếu cơm được ăn ngay sau khi nấu thì bào tử Bacillus cereus không có cơ hội phục hồi. Nhưng nếu để cơm nguội dần ở điều kiện bình thường thì Bacillus cereus có thể hoạt động trở lại, tăng dần số lượng và sản sinh ra một số độc tố.

Ths. Trần Quốc Hùng – giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho biết, ngộ độc do sử dụng lại cơm nguội ở gia đình ít hơn ở nhà hàng vì ở gia đình thường nấu với số lượng ít.

Còn ở các nhà hàng họ thường nấu rất nhiều cơm để phục vụ khách, nếu cơm thừa các nhà hàng này có thể hâm nóng lại hoặc dùng để làm cơm rang.

Các gia đình trong mỗi bữa ăn không nên nấu thừa cơm, bởi bất kể cái gì thừa cũng không tốt, kể cả là cơm nguội đã được bảo quản trong tủ lạnh

Ngoài ra, không nên dùng tủ lạnh bảo quản cơm quá 24 giờ và hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm nguội.

Tuyệt đối không được cho cơm nóng vào tủ lạnh để bảo quản mà phải làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

2. Ăn cơm chan canh

Thói quen ăn cơm chan canh rất phổ biến trong bữa cơm người. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đây là thói quen xấu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong bữa cơm cần hạn chế dùng các loại nước canh hay nước lọc, nước ngọt.

Bởi khi ăn cơm dù uống bất kỳ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng vì nó làm tăng kích thích của dạ dày.

Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại.

Việc ăn cơm chan canh, khiến cho thức ăn được nuốt nhanh hơn sẽ không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Khi thức ăn chưa được nghiền nát đang ở dạng cứng trước khi vào dạ dày dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ đau hơn lâu dài sinh ra bệnh đau dạ dày có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên ăn phải nhai kỹ và nên uống nước chan canh hay bất kỳ loại nước gì sau cùng.

3. Ăn cơm sau khi ăn thức ăn

Việc trẻ ăn riêng biệt giữa cơm và thức ăn ở các hộ gia đình hiện nay không phải là hiếm. Tuy nhiên, ăn như thế sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

BS Nguyễn Liên nguyên khoa dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai việc trẻ ăn thức ăn trước sau đó ăn cơm là hoàn toàn không nên bởi việc ăn thức ăn trước, đặc biệt là thức ăn có chứa nhiều đạm trước sau đó mới cho trẻ ăn ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của trẻ cũng như việc ăn uống lâu dài.

Thói quen ăn uống như vậy là mầm mống hình thành các bệnh mãn tính sau này, đặc biệt là bệnh gout.

Bởi, khi thức ăn vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa các chất đạm thành axit uric (tác nhân gây bệnh gout), chất này sẽ không chuyển hóa ra ngoài mà nó sẽ bám vào các khớp và tích tụ dần dần.

Ngoài ra, việc cho trẻ ăn thức ăn trước sẽ gây ra hậu quả là trẻ chán cơm, từ đó không có đủ chất tinh bột, điều này sẽ dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng. Điều đó cũng lý giải vì sao trẻ ăn nhiều đạm mà vẫn bị suy dinh dưỡng.

Vì thế không nên cho trẻ ăn riêng biệt cơm với thức ăn, dù là cho ăn cơm trước hay thức ăn trước cũng không nên, mà phải ăn cùng nhau trong một khẩu phần bữa ăn.

4. Không nhai kỹ khi ăn cơm

Do công việc nên nhiều khi chúng ta ăn uống vội vã, dẫn đến ăn cơm rất nhanh mà không nhai. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thói quen này không tốt cho dạ dày.

Khi chúng ta ăn cơm nhanh, nhai không kỹ thì cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Bởi miệng là nơi tiết ra nhiều nước bọt, nước bọt có chứa các enzym tiêu hóa để phân giải tinh bột từ cơm thành đường gluco đơn để nó biến thành glucoza.

Nếu chúng ta nhận tinh bột từ đường đơn nó được giải quyết ở cuống họng nhờ nước bọt phân hủy và được nuốt xuống mà không cần nhai.

Các men tiêu hóa không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.

Theo GS. Stephen Bloom (ĐH Imperial), việc ăn nhanh khiến bạn nuốt vội vàng, nhai không kỹ sẽ khó cảm nhận được mùi vị thức ăn. Nếu bạn ăn chậm, mọi thứ sẽ được kiểm soát và bạn sẽ thon thả hơn.

Việc nhai kỹ cơm của chúng ta có một tác dụng tích cực lên toàn bộ quá trình tiêu hóa vì các hoạt động trong miệng và cổ họng tương ứng với hoạt động của dạ dày ruột và tất cả các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa.

Mật tiết ra nhiều dịch hơn, gan cũng tạo ra nhiều dịch hơn cho tá tràng.

Bài viết Những sai lầm khi ăn cơm cực có hại nhưng ai cũng mắc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-sai-lam-khi-an-com-cuc-co-hai-nhung-ai-cung-mac-8795/feed/ 0
Tác dụng của quả dứa và những vấn để cần lưu ý khi ăn dứa https://benh.vn/tac-dung-cua-qua-dua-va-nhung-van-de-can-luu-y-khi-an-dua-5128/ https://benh.vn/tac-dung-cua-qua-dua-va-nhung-van-de-can-luu-y-khi-an-dua-5128/#respond Mon, 25 Mar 2024 05:17:31 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-cua-qua-dua-va-nhung-van-de-can-luu-y-khi-an-dua-5128/ Dứa là một trong những tứ đại danh quả có nhiều dinh dưỡng phong phú, rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi ăn dứa quá nhiều, quá trình gọt, rửa dứa không đúng cách, người mẫn cảm với dứa sẽ dẫn đến dị ứng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết Tác dụng của quả dứa và những vấn để cần lưu ý khi ăn dứa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dứa là một trong những tứ đại danh quả có nhiều dinh dưỡng phong phú, rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi ăn dứa quá nhiều, quá trình gọt, rửa dứa không đúng cách, người mẫn cảm với dứa sẽ dẫn đến dị ứng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy, tác dụng của dứa như thế nào? Những vấn đề cần lưu ý khi ăn dứa là gì?

qua_dua_pineapple

Thành phần của quả dứa

  • Chứa vitamin B1, B2, C, PP.
  • Chứa caroten, acid hữu cơ.
  • Chứa các chất khoáng: sắt, canxi, phospho…
  • Đặc biệt, trong dứa có Bromelin – một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin đang được ứng dụng trong y học để chống viêm, giảm phù nề.

bromelain_trong_qua_dua

Lõi quả Dứa chứa Bromelin giúp thủy phân protein, chống viêm (Ảnh: makersnutrition.com)

Tác dụng của quả dứa

  • Chất bromelin trong dứa được dùng điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa dạ dày, ruột.
  • Làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, làm sạch các mô hoại tử, mau lành sẹo.
  • Bromelin phối hợp với thuốc kháng sinh trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn sẽ làm tăng hiệu quả kháng sinh.
  • Bromelin phối hợp với một số thuốc điều trị hen (theophyllin, ephedrin…) làm tăng tác dụng chống hen.
  • Bromelin làm giảm di căn của các bệnh ung thư, kết hợp với hóa trị liệu, hay xạ trị.
  • Trong công nghiệp dược phẩm, người ta sử dụng các phế liệu của nhà máy chế biến dứa (vỏ, lõi dứa) để chiết suất bromelin, đưa bromelin vào trong thành phần thuốc.
  • Sử dụng dứa làm mặt nạ (dứa xay hoặc giã nát) để lột lớp tế bào sừng phía ngoài, lộ lớp da non mịn màng và trắng hơn.
  • Dứa đẩy nhanh việc phân giải abumin có trong thức ăn giúp tiêu hóa tốt hơn.

Bromelin trong dứa dùng điều trị rối loạn tiêu hóa dạ dày, ruột… (Ảnh minh họa)

Những biểu hiện dị ứng khi ăn dứa

  1. Nôn mửa.
  2. Tiêu chảy.
  3. Đau bụng quằn quại.
  4. Ngứa ngáy toàn thân.
  5. Miệng lưỡi tê dại.
  6. Khó thở, nổi mề đay.
  7. Gây sốc…

Nguyên nhân gây dị ứng

  • Do một loại vi nấm có độc tính cao thường mọc trên mặt đất ẩm vào mùa dứa chín có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.
  • Do men phân giải proteon làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Nguyên nhân gây dị ứng do một loại vi nấm độc xâm nhập vào dứa gây ngộ độc cho người ăn (Ảnh minh họa)

Phương pháp chế biến dứa tránh dị ứng

Nếu ăn dứa trực tiếp (ăn sống) thì cần lưu ý

  • Sau khi gọt vỏ dứa, cắt thành từng miếng nhỏ mang ngâm nước muối nhạt.
  • Thời gian ngâm dứa khoảng 10 phút.

Mục đích của việc làm trên nhằm:

  • Khi ngâm nước muối, men phân giải protein sẽ bị ức chế khiến chúng ta không bị rát lưỡi.
  • Nước muối giúp giảm niêm mạc miệng và lưỡi khiến cho dứa thơm, ngọt hơn.

Nếu ăn dứa dạng xào, nấu, cần lưu ý

  • Gọt vỏ, bỏ mắt (sâu một chút).
  • Rửa sạch dứa (có thể tráng qua bằng nước muối nhạt).

Mục đích của của việc làm trên:

  • Khi xào, nấu dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.
  • Áp dụng cho trẻ nhỏ, người già, những người mẫn cảm, hay bị dị ứng thực phẩm.

Phương pháp điều trị khi bị dị ứng

  • Gây nôn (bằng cách ngoáy họng).
  • Uống siro ipeca: Người lớn từ 15-30 ml; Trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml.
  • Uống than hoạt: 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần; Uống nhắc lại sau 2 giờ (100g) ở người lớn (25-30g) ở trẻ em.
  • Nếu bị khó thở, suy hô hấp… cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.

Những vấn đề cần lưu ý khi ăn dứa


Tuyệt đối không dùng dứa dập nát (Ảnh minh họa)

  • Chọn mua dứa tươi và lành nguyên cả quả.
  • Không ăn dứa dập nát.
  • Khi gọt dứa phải bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.
  • Rửa sạch dứa bằng nước muối trước khi ăn.
  • Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
  • Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…

Lời kết

Các loại hoa quả: cam, táo, lê, bưởi, rất giàu vitamin, khoáng chất… đặc biệt là dứa chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người mẫn cảm, người già, trẻ nhỏ… ăn dứa không đúng cách, ăn dứa quá nhiều dẫn đến sưng lưỡi, rát lưỡi, gây tiêu chảy, buồn nôn, khó thở…

Để đề phòng dị ứng, ngộ độc dứa, khi mua dứa cần chọn những quả tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát… khi ăn dứa sống cần bỏ vỏ, phần mắt thật sâu, rửa bằng nước muối nhạt để loại bỏ những vi nấm độc xâm nhập vào dứa gây hại cho cơ thể.

Khi bị dị ứng, ngộ độc dứa, cần gây nôn, uống siro ipeca hoặc than hoạt tính để loại bỏ độc tố. Nếu có biểu hiện suy hô hấp, hạ huyết áp… cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.

Bài viết Tác dụng của quả dứa và những vấn để cần lưu ý khi ăn dứa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-cua-qua-dua-va-nhung-van-de-can-luu-y-khi-an-dua-5128/feed/ 0
Chế độ ăn hợp lý tránh thừa cân https://benh.vn/che-do-an-hop-ly-tranh-thua-can-2347/ https://benh.vn/che-do-an-hop-ly-tranh-thua-can-2347/#respond Wed, 24 Jan 2024 10:12:15 +0000 http://benh2.vn/che-do-an-hop-ly-tranh-thua-can-2347/ Dinh dưỡng hợp lý là nguyên tắc sống cần thiết để giữ gìn sức khoẻ, bền bỉ, dẻo dai trong lao động và ít mắc các bệnh mãn tính khi đã có tuổi. Người lao động, cả trí óc và chân tay cần đảm bảo các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý sau đây để có một sức khoẻ tốt:

Bài viết Chế độ ăn hợp lý tránh thừa cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dinh dưỡng hợp lý là nguyên tắc sống cần thiết để giữ gìn sức khoẻ, bền bỉ, dẻo dai trong lao động và ít mắc các bệnh mãn tính khi đã có tuổi. Người lao động, cả trí óc và chân tay cần đảm bảo các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý sau đây để có một sức khoẻ tốt:

1. Chế độ ăn cần đảm bảo nhu cầu về năng lượng.

Lao động càng nặng nhu cầu năng lượng càng cao. Chế độ ăn thiếu năng lượng thì cơ thể mệt mỏi, năng suất lao động thấp, nếu kéo dài thì cơ thể bị suy dinh dưỡng mà tên khoa học gọi là “thiếu năng lượng trường diễn”.

Ở nước ta, nhiều chị em phụ nữ ở nông thôn do sinh đẻ nhiều, lao động nặng nên bị thiếu năng lượng trường diễn. Người thiếu năng lượng trường diễn sức khoẻ kém, năng suất lao động thấp và sức đề kháng với bệnh tật giảm. Ngược lại, nếu chế độ ăn quá dư thừa năng lượng kéo dài sẽ dẫn tới thừa cân, béo phì. Người béo phì dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch… Người ta thường dùng chỉ số cân nặng (kg)/chiều cao (m)2, chỉ số này ở trong khoảng 18,5 – 25 là bình thường, cao hay thấp quá đều không tốt.

2. Chế độ ăn cần cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng

– Chất đạm

Trước hết là chất đạm (protein): trong khẩu phần ăn có 10 – 15% năng lượng do protein cung cấp, lao động càng nặng thì lượng protein cũng cần tăng theo. Khoảng 30 – 50% protein nên là protein nguồn gốc động vật. Chất đạm (protein) có nhiều trong thức ăn động vật (thịt, cá, sữa, trứng…) và thức ăn thực vật như đậu, đỗ, lạc, chất đạm cần để duy trì sức mạnh của các cơ khi lao động.

– Chất béo và chất bột

Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho khẩu phần. Chất béo chứa nhiều năng lượng (gấp đôi chất bột và chất đạm) do đó khi lao động nặng có thể ăn nhiều hơn để tăng năng lượng mà không tăng nhiều thể tích bữa ăn. Không nên chỉ ăn chất béo động vật mà nên có 1/3 là chất béo nguồn gốc thực vật có nhiều trong vừng, lạc, đậu đỗ…

– Chế độ ăn cần đủ vitamin và chất khoáng

Chúng ta biết rằng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn không đều nhau. Ngũ cốc có nhiều gluxit (chất bột), các thức ăn động vật có nhiều protein (đạm), dầu mỡ có nhiều chất béo (lipit), còn các loại rau, quả có nhiều vitamin và chất khoáng. Như vậy, chế độ ăn hợp lý của người lao động cần có đủ rau, quả.

3. Cần thực hiện một chế độ ăn hợp lý, cụ thể là:

– Bắt buộc ăn sáng trước khi đi làm bởi vì bữa ăn sáng cung cấp cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho lao động buổi sáng sau một đêm dài bụng đói. Tình trạng giảm đường huyết (do đói) trong khi lao động có thể gây ra những tai nạn nhất là khi làm việc trên cao.

– Khoảng cách giữa các bữa ăn không quá 4,5 giờ. Nhiều khi do chế độ làm ca kíp thông tầm người ta tổ chức các bữa ăn giữa giờ (hoặc vào mùa thời vụ ở nông thôn). Cần chú ý đây là các bữa ăn tuy nhẹ, một chút về vấn đề năng lượng. Tránh ăn quá no, gây buồn ngủ, không dùng bia, rượu vào các bữa này.

– Nên cân đối thức ăn ra các bữa sáng, trưa, tối, đảm bảo sự cân đối trong từng bữa ăn. Bữa ăn tối cần ăn trước khi đi ngủ 2-3 giờ.

Bài viết Chế độ ăn hợp lý tránh thừa cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-hop-ly-tranh-thua-can-2347/feed/ 0
Chế độ ăn cho bệnh ung thư tụy https://benh.vn/che-do-an-cho-benh-ung-thu-tuy-56943/ https://benh.vn/che-do-an-cho-benh-ung-thu-tuy-56943/#respond Thu, 04 Jan 2024 08:36:50 +0000 https://benh.vn/?p=56943 Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tụy là khá khó khăn. Khi dinh dưỡng không đảm bảo sẽ dẫn tới giảm hiệu quả điều trị, đồng thời khiến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân chuyển biến xấu đi. Những cách dưới đây có thể giúp việc cung cấp dinh dưỡng cho bệnh ung thư tụy dễ dàng hơn.

Bài viết Chế độ ăn cho bệnh ung thư tụy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tụy là khá khó khăn. Khi dinh dưỡng không đảm bảo sẽ dẫn tới giảm hiệu quả điều trị, đồng thời khiến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân chuyển biến xấu đi. Những cách dưới đây có thể giúp việc cung cấp dinh dưỡng cho bệnh ung thư tụy dễ dàng hơn.

Chế độ dinh dưỡng

  • Ăn thức ăn mềm, chia nhỏ, nhai kỹ
  • Chia thành 4 ~ 6 bữa/ngày, bổ sung bữa phụ
  • Nên ăn đồ ăn giàu đạm như trứng, đậu phụ, cá, thịt nạc mềm để bổ sung chất đạm
  • Tránh thức ăn nhiều giàu mỡ như đồ nướng, chiên, xào
  • Nếu tiêu chảy nên uống nhiều nước
  • Hạn chế đồ uống có chất kích thích như rượu bia; gia vị đậm; đồ uống có caffeine như cà phê, nước có ga…

Nên ăn những thức ăn nhỏ, mềm, dễ nhai

Thực phẩm nên dùng

Khoai tây, súp, bánh bông lan, thịt nạc (lợn, bò, gà), đậu phụ, cá, sữa ít béo, phô mai

Thực phẩm nên tránh

Khoai tây chiên, bỏng ngô, thịt nhiều mỡ (thịt ba chỉ, sườn, thịt xông khói), rượu, thực phẩm sấy khô

Yếu tố nguy cơ của bệnh có thể phòng tránh được

Cần tránh thuốc lá và đồ uống có cồn bởi nó không những là nguyên nhân gây nên ung thư tụy và nhiều loại ung thư khác. Ngoài ra các chất hóa học như dung môi, xăng dầu, thuốc trừ sâu (DDT)… cũng có khả năng gây ra ung thư tụy.

Tránh xa khói thuốc và đồ uống có cồn

Tiểu đường và viêm tụy cũng là một trong số những yếu tố nguy hiểm gây bệnh. Vì thế những trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường hoặc tiểu đường mới phát hiện, viêm tụy cấp hoặc viêm tụy mạn nên thăm khám theo dõi định kỳ, kiểm soát tối đa các tác nhân gây bệnh

Bài viết Chế độ ăn cho bệnh ung thư tụy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-cho-benh-ung-thu-tuy-56943/feed/ 0
Tác dụng của nước dừa và những lưu ý khi uống nước dừa https://benh.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-nhung-luu-y-khi-su-dung-5243/ https://benh.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-nhung-luu-y-khi-su-dung-5243/#respond Mon, 25 Dec 2023 01:20:04 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-nhung-luu-y-khi-su-dung-5243/ Uống nước dừa không chỉ đơn thuần để giải khát mà còn có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, không nên lạm dụng mà cần sử dụng hợp lý nước dừa ...

Bài viết Tác dụng của nước dừa và những lưu ý khi uống nước dừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tác dụng của nước dừa tự nhiên vừa giúp giải khát, vừa đẹp da và bổ sung dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Đối với bà bầu những tháng cuối thì tác dụng của nước dừa còn thể hiện ở việc tăng cường nước ối. Cùi dừa còn là một món ăn ngon, bùi, đậm đà hương vị…. Tuy nhiên, uống nước dừa quá nhiều, không đúng cách có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

uong-nuoc-dua-tot-cho-suc-khoe
Nước dừa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tìm hiểu về nước dừa

Nước dừa là một đồ uống rất phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới. Đây là một loại quả đặc sản với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, có thể sử dụng được nước, cùi để ăn sống và chế biến món ăn.

Nguồn gốc của nước dừa

Nước dừa là chất lỏng chứa trong quả dừa. Khi quả dừa già đi, nước dừa được thay thế bởi cùi dừa và không khí. Quả dừa non chứa rất ít cùi dừa, lớp cùi này mỏng, rất mềm và khá trong.

Nước dừa được dùng làm đồ uống phổ biến ở các nước nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương và Caribe.

Thành phần của nước dừa

Nước dừa chứa 95% nước, các thành phần khác rất đa dạng bao gồm: nitơ, acid phosphoric, Kali, Canxi, Magie, Sắt, Đường khử. Nhờ các thành phần trên nước dừa có tính hàn giúp giải nhiệt, làm mát, giải khát đặc biệt tốt. Nước dừa cũng được sử dụng để tạo nước oresol khi không sẵn oresol tại nhà để bổ sung cho người bệnh mất nước.

Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe

Nước dừa là loại nước giải khát tự nhiên không chứa chất béo có thể dùng làm nước điện giải trong những trường hợp bị mất nước. Đồng thời nước dừa cũng được sử dụng làm dịch truyền tại một số nước khi không có sẵn nước muối y khoa.

Nước dừa giúp giảm nguy cơ mất nước

Nước dừa chứa kali và các khoáng chất nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Vì vậy, nước dừa được dùng để điều trị chứng mất nước khi bị bệnh lỵ, tả, tiêu chảy, cúm và làm cân bằng chất điện phân.

Tác dụng của nước dừa thể hiện ngay khi uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, hồi phục cơ thể sau khi mất nước.

Nước dừa giúp tăng cường năng lượng

Nước dừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng, vì vậy nó là một thức uống năng lượng tuyệt vời.

Tuy nước dừa chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn so với các nước uống thể thao khác nhưng nó chứa nhiều kali, canxi, chloride giúp nâng cao mức năng lượng tối ưu của cơ thể.

uong-nuoc-dua
Nước dừa giúp tăng năng lượng cho cơ thể vận động tốt hơn

Nước dừa rất tốt cho tim mạch

Nước dừa chứa nồng độ kali và axit lauric cao, vì vậy nó rất hữu ích cho bệnh nhân huyết áp cao trong việc điều hòa huyết áp.

Nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và là một thứ nước tuyệt vời để điều trị và duy trì sức khỏe tim mạch.

Nước dừa hỗ trợ tiêu hóa

Nước dừa chứa axit lauric, khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. (Monolaurin giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa) ở trẻ em và người lớn.

Những người bị táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống nước dừa ngày 2 lần (mỗi lần một cốc).

Uống nước dừa thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch

Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng giàu vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng.

Các chất dinh dưỡng chính trong nước dừa bao gồm: acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.

vai-tro-he-mien-dich
Uống nước dừa thường xuyên giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể

Nước dừa có tác dụng kháng vi khuẩn, chống viêm

Nước dừa tươi có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.

Nước dừa được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng giúp nâng cao năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.

Nước dừa còn điều trị các bệnh: cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn…

Nước dừa chứa: monolaurin, monoglyceride kháng virus, kháng khuẩn và antiprozoal được sử dụng để diệt các loại virus gây các bệnh như HIV, Herpes, cytomegalovirus, cảm cúm và các vi khuẩn khác.

Uống nước dừa giúp giảm vấn đề về tiết niệu

Uống nước dừa sẽ làm giảm các vấn đề về tiết niệu.

Những người bị tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu cần uống nước dừa 2 lần/ngày để giảm triệu chứng bệnh.

uong-nuoc-dua-giup-giam-dai-dat

Nước dừa chữa tiểu rắt, tiểu buốt, các bệnh về đường tiết niệu…

Tiêu diệt các vi khuẩn có hại trên đường ruột

Uống nước dừa 1 lần/ngày với một muỗng cà phê dầu ô liu (từ 3 đến 5 ngày) sẽ giết chết các vi khuẩn trong ruột, làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cho tiêu hóa tốt hơn.

Ngăn ngừa sỏi thận nhờ nước dừa

Uống nước dừa thường xuyên giúp tan sỏi thận và làm cho chúng thoát ra ngoài cơ thể.

Người có vấn đề về thận nên uống nước dừa kết hợp với các loại thuốc điều trị.

Nước dừa sử dụng trong truyền máu

Nước dừa gần giống như huyết tương, do vậy nó được sử dụng trong truyền máu.

Trong trường hợp khẩn cấp, nước dừa còn được sử dụng như là một chất lỏng làm thông tĩnh mạch thay vì dùng các chất lỏng tiêu chuẩn.

Tác dụng của nước dừa trong làm đẹp

Nước dừa không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn là một loại đồ uống có tác dụng làm đẹp phổ biến.

Nước dừa dùng để giảm cân

Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên giúp giải khát và tăng cường sự trao đổi chất. Vì vậy, người ta dùng nước dừa để giảm cân cho những người béo phì..

Nước dừa làm đẹp da

Chất cytokinin trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Acid lauric làm giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da.

Khi sử dụng, thoa nước dừa lên vùng da xấu mỗi tối trước khi đi ngủ giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema.

nuoc-dua-giup-lam-dep-da
Rửa mặt với nước dừa giúp da sáng mịn

5 lưu ý khi sử dụng nước dừa

  1. Không nên lạm dụng nước dừa: uống hơn 3 – 4 trái và uống liên tục nhiều ngày.
  2. Không nên uống nước dừa vào buổi tối (gây đầy bụng).
  3. Uống nước dừa từ từ (không nên pha đá hoặc kèm các hóa chất khác).
  4. Sau khi đi ngoài trời nắng về uống nước dừa từng chút một (tránh uống quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao).
  5. Khi thi đấu thể thao, uống nước dừa nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.

Khi nào không nên uống nước dừa

  • Những người có thể tạng thuộc âm: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp… không nên dùng nước dừa.
  • Phụ nữ có thai không nên uống nước dừa vào quý thứ 1 của thai kỳ
  • Người bị bệnh trị, huyết áp thấp, thấp khớp không nên uống nước dừa.

Lời kết

Từ lâu nước dừa tươi đã trở thành một thức uống bổ dưỡng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Trong nước dừa tươi có chứa các chất: protein 0,3%, chất béo 0,2%, đường 4,7%, các chất khoáng Ca, Na, K. L, P, Fe; các vitamin C, PP… rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng: giải nhiệt, tăng cường năng lượng, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, ngăn ngừa sỏi thận, nước dừa vô trùng được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy…

Tuy nhiên, khi sử dụng nước dừa cần lưu ý:

  • Không uống quá nhiều nước dừa trong ngày (nhiều hơn 3 trái)
  • Không uống vào buổi tối, uống pha thêm đá hoặc những hóa chất khác, uống nhanh, nhiều sau khi đi nắng về… đặc biệt những người thể tạng thuộc âm (da xanh tái, tay chân lạnh, tiêu chảy, chậm tiêu…) phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên uống nước dừa.

Theo healthline.com

Xem thêm: Tác dụng của nước dừa đối với bà bầu

Bài viết Tác dụng của nước dừa và những lưu ý khi uống nước dừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-cua-nuoc-dua-nhung-luu-y-khi-su-dung-5243/feed/ 0
Những lợi ích từ dầu cá – giá như biết sớm hơn thì cả đời khỏe mạnh https://benh.vn/nhung-loi-ich-tu-dau-ca-3269/ https://benh.vn/nhung-loi-ich-tu-dau-ca-3269/#respond Wed, 20 Dec 2023 01:32:21 +0000 http://benh2.vn/nhung-loi-ich-tu-dau-ca-3269/ Bổ sung dầu cá có thật sự tốt như bạn nghĩ? Dầu cá có những lợi ích gì cho sức khỏe và nên bổ sung như thế nào cho đúng cách? Đó là những câu hỏi của rất nhiều người vẫn đang băn khoăn về loại thực phẩm này, ngay cả những người đang sử dụng thường xuyên, chưa chắc đã hiểu được hết.

Bài viết Những lợi ích từ dầu cá – giá như biết sớm hơn thì cả đời khỏe mạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bổ sung dầu cá có thật sự tốt như bạn nghĩ? Dầu cá có những lợi ích gì cho sức khỏe và nên bổ sung như thế nào cho đúng cách. Đó là những câu hỏi của rất nhiều người vẫn đang băn khoăn về loại thực phẩm này, ngay cả những người đang sử dụng thường xuyên, chưa chắc đã hiểu được hết.

dầu cá

Một số lợi ích từ dầu cá với sức khỏe

Tim mạch

Dầu cá giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Nó không chỉ giúp làm giảm triglycerides – một dạng mỡ máu làm xơ cứng động mạch, mà còn ngăn ngừa những bất thường trong nhịp tim. Các nghiên cứu mới nhất trên thế giới chỉ ra, dầu cá loại tốt có thể giúp giảm tới 50% nguy cơ các bệnh tim mạch.

Ung thư

Dầu cá ngăn ngừa hiệu quả ba hình thức phổ biến của bệnh ung thư gồm ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Loại Omega-3 có trong dầu cá giúp duy trì các tế bào khỏe mạnh và hạn chế sự tăng trưởng của tế bào không mong muốn.

Cholesterol

Một trong những lợi ích chính của dầu cá là nó giúp điều chỉnh mức cholesterol. Sự hiện diện của EPA (eicosapentaenoic acid) và DPA (axit docosahexaenoic) được tìm thấy trong hầu hết các loại dầu cá giúp điều tiết cholesterol.

xét nghiệm sinh hóa cholesterol

Giảm cân

Tiêu thụ cá có thể là cách để chữa bệnh cao huyết áp và béo phì. Một nghiên cứu ở Úc đã phát hiện ra rằng chế độ ăn uống giảm cân có dầu cá thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả khá nhanh. Đây là một điều nghe có vẻ lạ lùng, tuy nhiên lại hoàn toàn đúng đắn và đã được kiểm chứng bởi các nghiên cứu khoa học.

Viêm khớp

Dầu cá giúp ích trong việc điều trị chứng viêm khớp. Sử dụng dầu cá lâu dài có thể giúp giảm và ngăn ngừa cơn đau viêm khớp một cách hiệu quả. Khả năng này có thể gây ra nhờ EPA có trong dầu cá có khả năng ức chế các hóa chất gây viêm. EPA được coi là hoạt chất chống viêm tự nhiên đặc biệt hiệu quả và an toàn.

Mắt

Omega-3 giúp bảo vệ bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD) của mắt và cũng giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng khô mắt.Rối loạn tâm thần. Dầu cá giúp giảm nguy cơ của bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ và tâm thần phân liệt. DHA cũng giúp chống oxy hóa mạnh, giảm thoái biến võng mạc do đó duy trì thị lực tốt, ngăn ngừa chứng bệnh do thoái hóa thị giác gây ra như cận thị, lão thị, đục thủy tinh thể…

Da tóc móng

Omega-3 giúp ngăn độ ẩm vào tế bào da, giảm bớt nhược điểm trên da. Hàm lượng protein trong dầu cá giúp tóc phát triển và duy trì mái tóc khỏe mạnh. Dầu cá cũng được sử dụng trong công nghệ làm đẹp thông qua thành phần chiết xuất giúp cải thiện kết cấu và chất lượng của móng tay.

Huyết áp cao

Omega-3 có đặc tính chống viêm, giúp hạ huyết áp. Sử dụng hiệu quả cho người bị cao huyết áp nguyên phát và thứ phát, có thể sử dụng kèm các thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, huyết áp khác.

Hen, suyễn

Dầu cá giúp ích cho bệnh nhân có vấn đề về khí quản nhờ làm giảm các cơn hen, suyễn và giúp dễ thở hơn. Chính vì vậy, những người bị hen suyễn được khuyên nên sử dụng dầu cá thường xuyên.

Xương

Omega-3 được tìm thấy trong dầu cá giúp điều hòa khoáng chất trong xương và các mô xung quanh, giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương, mất xương.

Phụ nữ mang thai

Dầu cá tốt cho thai phụ, thường được nhắc đến với tên DHA giúp cho mắt và não của bé phát triển. Ngoài ra, dầu cá còn giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non, cân nặng thấp lúc sinh và sẩy thai. Phụ nữ mang thai được khuyên nên bổ sung 200mg DHA trong dầu cá mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú.

Viêm

Dầu cá giúp giảm viêm trong máu và các mô. Dầu cá giúp điều trị hiệu quả rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột ngắn và các bệnh viêm mãn tính.

Não

Dầu cá cũng giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện chức năng của não.

Bệnh tiểu đường loại 2

Một nghiên cứu tại Mỹ đã tìm thấy rằng dầu cá có thể ngăn ngừa chứng viêm trong các tế bào mỡ gây kháng insulin và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

Mụn trứng cá

Đặc tính EPA trong dầu cá giúp điều tiết chất nhờn trên da.

Cải thiện tâm trạng. Dầu cá giúp cải thiện tính khí thất thường và giảm bệnh trầm cảm.

Những câu hỏi thường gặp về Dầu cá

1. Uống bổ sung dầu cá tốt như ăn cá?

Không đúng.

Ăn cá không chỉ cung cấp cho bạn Omega-3 mà còn cho bạn Canxi, Phospho, Khoáng chất khác, Protein…. Vì vậy, hãy ăn cá thường xuyên hơn, khoảng 2 lần/tuần thay vì toàn thịt. Cũng chính vì vậy, dầu cá không thể thay thế hoàn toàn nguồn thực phẩm là thịt cá.

Tuy nhiên, đối với các loại cá biển, khuyến cáo không nên cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ ăn quá 3 bữa trong 1 tuần vì trong cá biển có dư lượng thủy ngân, có thể gây hại cho thai nhi và cho trẻ nhỏ.

2. Ngoài cá ra thì bạn có thể ăn thực phẩm nào bổ sung Omega 3?

Gan, và các thực phẩm từ loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh đề giàu Omega 3 tốt cho sức khỏe, mặc dù không có thành phần giống hệt như dầu cá nhưng cũng rất tốt cho sức khỏe, chống oxy hóa, tốt cho tim mạch.

3. Dầu nhuyễn thể chứa ít omega-3 hơn so với dầu cá?

Dầu nhuyễn thể (mội loại dầu được chiết xuất từ các loài nhuyễn thể) cũng chứa nhiều DHA tương tự dầu cá; thậm chí nó còn nhiều EPA hơn. Đây là thành phần quan trọng giúp chống viêm, bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol trong máu. Trên thị trường có một số chế phẩm bổ sung Omega 3 từ nguồn nhuyễn thể cũng rất tốt cho sức khỏe.

4. Nên ăn bao nhiêu cá thì bổ sung đủ dầu cá cho cơ thể?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người không nên ăn quá 200g mỗi tuần với các loại cá giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ. Các loại cá khác nghèo Omega 3 hơn có thể được khuyến cáo ăn nhiều hơn.

5. Nếu bạn đang mang thai, bạn nên bổ sung dầu cá để giúp não bộ của bé phát triển?

DHA trong chế độ dinh dưỡng của mẹ có lợi ích to lớn với sự phát triển của trẻ sơ sinh bao gồm não bộ, tim mạch, thị giác. Việc bổ sung DHA giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ từ trong bụng mẹ tuy nhiên, lượng bổ sung phải từ 200mg DHA/ngày (lưu ý Omega 3 là chỉ chung nhiều loại acid béo trong đó có DHA, EPA) mới giúp phát triển rõ rệt trí tuệ của trẻ.

Bà bầu nên ăn vừa đủ cá (các loại cá có ít thủy ngân), với lượng tương đương như người bình thường, tức là không quá 340g/tuần. Bên cạnh đó cũng nên bổ sung thêm các nguồn Omega 3 từ thực vật.

6. Omega 3 trong thịt filet cá hồi tươi tốt cho bệnh mạn tính nào mới được nghiên cứu?

ca-hoi

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người bị bệnh tiểu đường nên bổ sung Omega-3 nhiều hơn so với người bình thường, tốt nhất là ăn 2-3 bữa cá mỗi tuần với fillet cá hồi tươi.

Bệnh nhân Hen suyễn mạn tính cũng có thể tham khảo chế độ ăn giàu Omega 3 từ fillet cá hồi, rất tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ giảm tần suất cơn hen và mức độ cơn hen.

Bài viết Những lợi ích từ dầu cá – giá như biết sớm hơn thì cả đời khỏe mạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-loi-ich-tu-dau-ca-3269/feed/ 0
Bệnh nhân tiểu đường nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh https://benh.vn/benh-nhan-tieu-duong-nen-lam-gi-de-cai-thien-tinh-trang-benh-3566/ https://benh.vn/benh-nhan-tieu-duong-nen-lam-gi-de-cai-thien-tinh-trang-benh-3566/#comments Thu, 14 Dec 2023 08:38:47 +0000 http://benh2.vn/benh-nhan-tieu-duong-nen-lam-gi-de-cai-thien-tinh-trang-benh-3566/ Hiện nay, hơn một nửa số người bị tiểu đường chết do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thường gặp biến chứng thận gây suy thận hay biến chứng thần kinh gây mất cảm giác, tê, đau nhức chân, tay, nhiễm trùng...

Bài viết Bệnh nhân tiểu đường nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, số người Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường từ năm 2002 là 2,7%, đến năm 2008 đã tăng gần gấp đôi là 5%. Người dân thường chủ quan không có thói quen khám bệnh thường xuyên nên hơn 85% số bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng.

Hiện nay, hơn một nửa số người bị tiểu đường chết do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thường gặp biến chứng thận gây suy thận hay biến chứng thần kinh gây mất cảm giác, tê, đau nhức chân, tay, nhiễm trùng… Vậy bệnh nhân đái tháo đường nên làm gì để kiểm soát được bệnh

1. Tuân thủ chế độ ăn

Điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp. Nên ăn nhiều bữa, không nên bỏ bữa này ăn dồn bữa kia. Hạn chế thức ăn giàu tinh bột, chất béo, tinh chế để đường huyết không tăng đột ngột.

2. Tập luyện thể dục

Bệnh nhân hãy tập thể dục giảm cân, tránh béo phì.

3. Kiểm soát huyết áp

Huyết áp lý tưởng là 140/80 và thấp hơn. Do vậy hãy trang bị máy đo huyết áp ở nhà. Khi huyết áp cao, bệnh nhân có thể dùng các loại trà như hoa bèo, hoa bụt giấm, actiso…

4. Kiểm soát Cholesterol

Loại bỏ mỡ máu có hại, gây xơ vữa động mạch như Triglyceride, LDL-Cholesterol, và làm tăng loại mỡ máu có lợi, hạn chế gây xơ vữa động mạch như HDL- Cholesterol. Nếu hạ được cholesterol (mức lý tưởng là 5mmol/l hoặc tỷ lệ cholesterol xấu/cholesterol tốt <3). Những bệnh nhân đái tháo đường có thể giảm nguy cơ tim mạch đến 55%. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn nội tạng động vật. Nên thay mỡ động vật bằng dầu, bơ thực vật vì chúng giúp tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu.

5. Kiểm soát đường máu

Mỗi bệnh nhân tiểu đường cần có một máy đo đường huyết ở nhà và đo theo hướng dẫn của bác sỹ. Đường huyết lý tưởng là nhỏ hơn hoặc bằng 7%. Khi ổn định được đường máu thì bệnh nhân có thể giảm 25% nguy cơ bệnh về mắt và thận; 16% nhồi máu cơ tim.

6. Khám bàn chân

Tiểu đường dễ khiến vi trùng xâm nhập làm bệnh nhân lở loét chân, sưng phù, tê bì, tắc tĩnh mạch. Tại Việt nam chưa có bác sỹ chuyên khoa về bàn chân nên bạn cần tự theo dõi tình trạng của mình. Tránh hiện tượng chủ quan thấy vết loét lại nghĩ là mẩn ngứa bình thường. Cần vận động thường xuyên để tránh tê bì.

Bài viết Bệnh nhân tiểu đường nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-nhan-tieu-duong-nen-lam-gi-de-cai-thien-tinh-trang-benh-3566/feed/ 2
Cẩm nang cách làm những món cơm rang ngon khó cưỡng https://benh.vn/cam-nang-cach-lam-nhung-mon-com-rang-ngon-kho-cuong-7420/ https://benh.vn/cam-nang-cach-lam-nhung-mon-com-rang-ngon-kho-cuong-7420/#respond Tue, 28 Nov 2023 06:20:49 +0000 http://benh2.vn/cam-nang-cach-lam-nhung-mon-com-rang-ngon-kho-cuong-7420/ Cơm rang vốn dĩ là một món ăn tiện lợi bởi nó thường sử dụng những nguyên liệu còn thừa trong tủ lạnh như: cơm nguội, xúc xích, rau củ… Hãy biến tấu để cơm rang trở thành một món ăn ngon của gia đình với cẩm nang hướng dẫn cách làm các loại cơm rang ngon nhất của chúng tôi dưới đây.

Bài viết Cẩm nang cách làm những món cơm rang ngon khó cưỡng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cơm rang vốn dĩ là một món ăn tiện lợi bởi nó thường sử dụng những nguyên liệu còn thừa trong tủ lạnh như: cơm nguội, xúc xích, rau củ… Hãy biến tấu để cơm rang trở thành một món ăn ngon của gia đình với cẩm nang hướng dẫn cách làm các loại cơm rang ngon nhất của chúng tôi dưới đây.

Cơm rang Dương Châu

Nguyên liệu:

  • 4 chén cơm trắng.
  • 80g thịt xá xíu
  • 1 cây lạp xưởng
  • Trứng gà
  • Tôm khô
  • Cà rốt, đậu Hà Lan, cà hộp
  • Tỏi, hành lá, ngò rí
  • Dầu điều, dầu ăn, muối, tiêu, đường, hạt nêm, nước tương

Cách làm:

  • Lạp xưởng, cà rốt, đậu Hà Lan các bạn luộc sơ, tôm khô rửa sạch, ngâm nước để tôm nở ra.
  • Cắt hạt lựu cả cà rốt lẫn lạp xưởng và xá xíu, để riêng từng nguyên liệu ra.
  • Lần lượt cho các nguyên liệu: cà rốt, đậu Hà Lan, xá xíu, cà chua hộp, dầu điều vào tô đựng cơm, nêm vào đó các gia vị gồm: 1/3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm. Trộn đều tất cả.
  • Lạp xưởng các bạn chiên lên trước khi cho vào chiên cùng với cơm, các bạn lưu ý là chúng ta không cần cho dầu ăn vào khi chiên lạp xưởng vì bản thân lạp xưởng đã có mỡ rồi.
  • Cuối cùng là bước chiên cơm, các bạn cho một ít dầu ăn vào chảo dầu nóng, cho tỏi băm vào phi vàng lên rồi cho tôm khô vào đảo đều, nêm thêm 1 muỗng canh đường để cho tôm khô có độ bóng, giòn và có vị ngọt.
  • Sau đó cho lạp xưởng vào chiên cùng (loại bỏ phần nước mỡ đi) rồi cho tất cả vào trộn đều với hỗn hợp cơm, xá xíu và rau củ.
  • Cuối cùng cho khoảng 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, đổ trứng đánh vào chiên đến khi trứng vừa hơi chín thì cho toàn bộ hỗn hợp cơm vào, trộn đều cho đến khi chín thì tắt bếp. Rắc hành lá cắt nhỏ và ngò rí lên mặt để trang trí.

Cơm rang hải sản

Nguyên liệu:

  • 1 bát cơm trắng
  • 100g mực
  • 50g tôm
  • 35g ớt xanh
  • 25g ngô hạt luộc chín
  • 3g muối
  • 30ml sa tế (lượng cay tùy khẩu vị, bạn có thể thay thế bằng tương ớt, sốt ớt ngọt)

Cách làm:

  • Tôm lột vỏ, bỏ đầu. Ớt xanh thái miếng nhỏ. Mực tươi làm sạch, ướp với chút rượu trắng cho bớt tanh rồi đem trần sơ. Vớt ra để riêng.
  • Làm nóng dầu trong chảo, khi dầu bắt đầu nóng, đổ cơm trắng vào, đảo liên tục trên lửa nhỏ cho các hạt cơm săn lại. Đổ sa tế vào, tiếp tục đảo đều cho sa tế bao đều hạt cơm. Tùy khẩu vị mà bạn điều chỉnh lượng cay cho vừa miệng.
  • Khi các hạt cơm săn, tơi đều và không bị vón cục thì trút mực, tôm, ớt và ngô hạt, tiếp tục đảo đều trên lửa vừa cho đến khi các thành phần được nấu chín.

Nêm muối vừa ăn, đảo lại trong giây lát cho cơm thấm vị rồi tắt bếp.

Cơm rang gà

Nguyên liệu:

  • Cơm trắng
  • Thịt gà
  • Trứng
  • Cà rốt, súp lơ xanh, đậu Hà Lan
  • Tỏi, gừng, ớt bột
  • Gia vị, nước mắm, mì chính, hạt tiêu

Cách làm:

  • Thái thịt gà thành từng miếng dày khoảng 2,5 cm. Cho vào bát và ướp với gia vị, mì chính, hạt tiêu, nước mắm và để vào tủ lạnh trong ít nhất một giờ.
  • Cách làm món cơm rang thịt gà đơn giản mà cực ngon miệng hấp dẫn cho bữa cơm tối của gia đình phần 2
  • Thái nhỏ cà rốt và súp lơ xanh, cho vào bát cùng với đậu Hà Lan. Băm hoặc giã nhỏ tỏi và gừng rồi cho vào một bát nhỏ khác cùng với ớt bột.
  • Đun nóng dầu, cho thịt gà vào đảo tới lúc chín, rồi múc ra khỏi chảo.
  • Rửa sạch chảo, tiếp tục đun nóng dầu rồi cho cà rốt, súp lơ và đậu vào xào khoảng 2 – 4 phút cho tới khi rau mềm. Thêm gừng, tỏi, ớt bột vào đảo đều trong khoảng 1 phút.
  • Cho cơm vào đảo cùng với rau. Thêm một ít dầu nữa nếu cần. Đập trứng luôn vào chảo cơm rang, trộn đều. Đảo luôn tay cơm, rau và trứng trong khoảng 3 phút rồi cho thịt gà cùng một ít xì dầu vào. Trộn đều và tắt bếp, dọn ra đĩa và dùng nóng.

Cơm rang kim chi

Nguyên liệu:

  • 300gr kim chi (dùng loại kim chi Hàn Quốc để có màu đẹp mắt)
  • 5 lát thịt xông khói
  • 2 bát cơm nguội
  • 2 muỗng canh nước kim chi
  • 1 muỗng cà phê dầu mè
  • 1 muỗng cà phê mè rang
  • 2 quả trứng
  • Hành lá và tiêu xay

Cách làm:

  • Đem thịt xông khói thái nhỏ và kim chi cắt khúc.
  • Phi thơm hành và chiên thịt xông khói sơ qua đến khi chuyển màu thì tắt bếp và lót giấy để thấm bớt dầu.
  • Tiếp tục cho kim chi vào chảo và xào khoảng 5 phút. Sau đó trút phần cơm vào rang đều. Đồng thời chan cả nước kim chi vào cùng. Khi cơm rang đã áo một màu đỏ đều đẹp mắt, bạn nêm nếm gia vị, cho thịt xông khói, dầu mè, mè rang và tiêu vào cùng. Dọn ra đĩa và dùng nóng sẽ rất ngon.

Bài viết Cẩm nang cách làm những món cơm rang ngon khó cưỡng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cam-nang-cach-lam-nhung-mon-com-rang-ngon-kho-cuong-7420/feed/ 0
Ăn rau, củ, quả cũng tăng cân https://benh.vn/an-rau-cu-qua-cung-tang-can-6365/ https://benh.vn/an-rau-cu-qua-cung-tang-can-6365/#respond Tue, 28 Nov 2023 05:44:37 +0000 http://benh2.vn/an-rau-cu-qua-cung-tang-can-6365/ Lời khuyên ăn rau, củ, quả để giảm cân không hề sai. Thế nhưng, có một số loại và cách chế biến sai lầm lại có thể dẫn đến kết quả ngược lại - tăng cân. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây và nhìn lại chế độ ăn kiêng của mình.

Bài viết Ăn rau, củ, quả cũng tăng cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lời khuyên ăn rau, củ, quả để giảm cân không hề sai. Thế nhưng, có một số loại và cách chế biến sai lầm lại có thể dẫn đến kết quả ngược lại – tăng cân. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây và nhìn lại chế độ ăn kiêng của mình, để xem bạn có đang thực hiện ăn uống đúng đắn và lành mạnh để đạt mục tiêu mơ ước không nhé!

1. Nho

nho-tuoi

Vấn đề của nho không phải là lượng lớn calo bạn nạp vào cơ thể mà là lượng đường tương đối nhiều chứa trong đó. Để bạn dễ hình dung, đây là một ví dụ: một chén nho chứa tới 15g đường trong khi ba chiếc bánh quy Oreo ngọt cũng đã chứa 14g. Nếu đã yêu thích loại quả này thì việc ăn cả chùm chưa chắc đã làm bạn thỏa mãn. Hãy nhớ rằng, một chùm nho sẽ chứa khoảng 310 calo và 75g đường.

2. Nước dừa

nuoc-dua

Được mệnh danh là nước tăng lực tự nhiên của các vận động viên chuyên nghiệp, nước dừa chứa các chất điện giải như natri và kali hỗ trợ cho việc phục hồi thể lực sau luyện tập. Tuy nhiên, nhiều người thấy rằng, nước dừa tươi hơi nhạt nên đã cho thêm nhiều đường. Đây là nguyên nhân lớn dẫn đến việc tăng cân. Hơn nữa, theo các giáo sư về y tế và khoa học thể dục tại Đại học Appalachian State (Mỹ), trừ khi bạn phải tập luyện như các vận động viên, hoặc ít nhất là chạy liên tục trong vòng 1 giờ, bạn mới cần đến chất điện giải. Nếu không, chúng ta chỉ cần uống nước lọc là đủ. Nhờ đó, bạn cũng hạn chế lượng calo nạp vào người hơn.

3. Giá đỗ

gia-do

Giá đỗ cũng như các loại rau mầm có chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất nhưng hàm lượng chất đạm thực vật lại cao hơn các loại rau thông thường. Giá đỗ có nguồn gốc từ đậu xanh, mà đậu xanh là nguồn chứa thành phần đạm thực vật cao nhất trong số các thực phẩm từ thực vật. Vì thế, giá đỗ có hàm lượng đạm cao nhất trong các thức ăn thực vật. Đặc biệt, giá đỗ có chứa loại men phân giải tinh bột, giúp cơ thể hấp thu tốt chất tinh bột, trong khi dưỡng chất này là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể, sẽ khiến bạn bị tăng cân.

4. Trái cây sấy khô

trai-cay-say-kho

Năng lượng mà trái cây sấy khô cung cấp thậm chí còn nhiều hơn cả các dạng sinh tố bởi chúng chứa rất nhiều đường và calo. Ví dụ, trung bình một nửa cốc mơ khô sẽ chứa đến 25g đường và 107 calo. Hơn nữa, đối với một số loại quả có vị chua, nhà sản xuất thậm chí phải tăng thêm lượng đường nhiều hơn nữa để cân bằng hương vị. Vì vậy, giải pháp tốt nhất vẫn là chọn các loại trái cây tươi nhưng hạn chế các loại quả nhiều đường như chuối, nho, xoài ngọt.

5. Các loại hạt

hat-dieu

Một ly đậu phộng, hạt điều hoặc hạnh nhân có thể cung cấp tới hơn 160 calo và 14g chất béo. Hơn nữa, những loại hạt này còn có xu hướng kích thích cảm giác thèm ăn bởi thường dễ làm người ta thấy ngon miệng. Vì vậy, bạn sẽ khó kiểm soát khẩu phần ăn của mình hơn. Tuy nhiên, để vẫn đạt được những lợi ích dinh dưỡng như vitamin E, magie và axit béo omega-3 của các loại hạt trên mà không lún quá sâu vào “cái bẫy” ăn uống, thay vì chỉ ăn không, hãy rắc chúng vào món salad. Chúng sẽ làm bạn cảm thấy no nhanh hơn.

6. Các loại rau lá xanh

rau-la-xanh

Có một số loại rau lá xanh hay được dùng trong thực đơn sinh tố dành cho người ăn kiêng như rau chân vịt, củ cải, cải xoăn… Bản thân các món nước ép này không hề gây béo nhưng để cho dễ uống, người ăn kiêng lại thường có thói quen không tốt là cho thêm một lượng đường lớn. Thay vì để cơ thể hấp thụ được tối đa các vitamin và protein có lợi thì điều này lại khiến chúng ta hấp thụ một lượng đường lớn. Từ đó, thay vì giảm cân, bạn lại tăng cân vì chính món nước ép này.

Bên cạnh đó, cải xoăn được biết đến với tác dụng lớn là giảm cân. Nếu chỉ ăn riêng cải xoăn như món canh, luộc hay sinh tố thì sẽ không có gì đáng bàn. Tuy nhiên, nhiều người lại không ăn theo cách đó, họ thường xay nhuyễn cải xoăn cùng với sữa, lạc, hạt điều, khoai tây…. Món sinh tố này có vẻ hấp dẫn hơn nhưng đồng thời cũng “giúp” bạn nạp thêm năng lượng đáng kể cho cơ thể mình.

7. Rau củ nhiều tinh bột

rau-cu-nhieu-tinh-bot

Những loại rau củ chứa nhiều tinh bột như khoai tây, cà rốt, ngô, đậu… chính là thủ phạm khiến bạn bị tăng cân bởi chúng cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng không hề nhỏ. Đặc biệt, khi được nấu chín, tinh bột trong các thực phẩm này sẽ được chuyển hóa thành đường tự nhiên, khiến bạn tăng cân nhanh chóng hơn.

8. Ô liu và các loại rau củ ngâm

dua-muoi

Ôliu được biết đến là thực phẩm rất tốt cho cơ thể, trong đó nhiều người sử dụng dầu ôliu như một bí quyết để giảm cân. Tuy nhiên, ôliu hay các loại rau củ được ngâm khác như dưa muối, cà muối… sẽ đưa vào cơ thể một lượng muối khá lớn, làm cho cơ thể bị ứ nước, đây là nguyên nhân gây béo và phù nề. Bạn có thể thay thế ôliu hay các loại rau củ ngâm bằng củ đậu hoặc atisô để có có chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

9. Rau củ chiên giòn

tempura

Rau củ tuy có chứa nhiều chất xơ và vitamin nhưng hầu hết các vitamin có nguồn gốc từ rau củ tươi đều bị mất đi khi chiên trong dầu nóng. Do đó, chúng có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Thông thường, khoai tây chiên là món ăn khoái khẩu nhất, thơm ngon nhưng lại chứa rất nhiều calo nạp vào cơ thể. Bạn không nên ăn các loại thức ăn này quá nhiều vào buổi tối và nguyên liệu được dùng khi chiên chỉ nên là dầu từ thực vật hoặc dầu ô liu thôi nhé!

10. Rau củ xào

rau-cu-xao

Giống như rau củ chiên, dầu mỡ được dùng trong khi xào cũng là một trong những yếu tố khiến bạn tăng cân. Để tránh tình trạng tăng cân, khi chế biến món xào, hãy sử dụng dầu thực vật, nhưng cần lưu ý cho lượng phù hợp để tránh dung nạp quá dư thừa năng lượng không tốt cho cơ thể.

Bài viết Ăn rau, củ, quả cũng tăng cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/an-rau-cu-qua-cung-tang-can-6365/feed/ 0