Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 15 Jan 2024 08:10:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phát hiện bệnh tiểu đường bằng chỉ số đường huyết https://benh.vn/phat-hien-benh-tieu-duong-bang-chi-so-duong-huyet-6741/ https://benh.vn/phat-hien-benh-tieu-duong-bang-chi-so-duong-huyet-6741/#respond Fri, 17 Nov 2023 05:51:55 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-benh-tieu-duong-bang-chi-so-duong-huyet-6741/ Biến chứng của bệnh tiểu đường được đánh giá là mối lo ngại không chỉ đối với bệnh nhân mà còn đối với toàn xã hội. Do vậy, sẽ rất nhiều người tự đặt câu hỏi: Liệu mình có bị tiểu đường không? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường? Hãy cùng giải đáp thắc mắc bằng bài viết dưới đây.

Bài viết Phát hiện bệnh tiểu đường bằng chỉ số đường huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Biến chứng của bệnh tiểu đường được đánh giá là mối lo ngại không chỉ đối với bệnh nhân mà còn đối với toàn xã hội. Do vậy, sẽ rất nhiều người tự đặt câu hỏi: Liệu mình có bị tiểu đường không? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường? Hãy cùng giải đáp thắc mắc bằng bài viết dưới đây.

Chỉ số đường huyết là gì

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index), là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm

Theo đó, chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao.

Thực phẩm có chỉ số GI cao

Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó.

Thực phẩm có chỉ số GI thấp

Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ, đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.

Với bệnh nhân tiểu đường, việc dùng các loại thức ăn chỉ số đường huyết thấp sẽ làm cho lượng đường huyết dễ kiểm soát hơn vì sẽ tăng từ từ sau khi ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với bệnh tiểu đường týp 2.

Chỉ số đường huyết an toàn

Cụ thể, chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) là:

  • Trước bữa ăn: 90 – 130mg/dl (5,0-7,2mmol/l);
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: <180mg/dl (10mmol/l);
  • Trước lúc đi ngủ: 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).

Có thể phát hiện bệnh tiểu đường bằng chỉ số đường huyết được hay không

Tuy nhiên, để biết có bị tiểu đường hay không, cần phải làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1C. Chỉ số này nhằm kiểm soát lượng đường huyết ở người tiểu đường mà không phụ thuộc lúc no hay đói với mức bình thường là 5,4 – 6,2%, nếu trên 7% là có tiểu đường. Cứ tăng 1% có nghĩa đường huyết tăng 30mg.

Lời kết

Hãy luôn quan tâm, để ý đến cơ thể của mình bởi bất cứ thay đổi nào ở cơ thể cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên để bạn phát hiện bệnh kịp thời. Những triệu chứng như ăn nhiều nhưng lại sụt cân nhanh chóng; uống nhiều vì cơ thể lúc nào cũng thấy khát và tiểu nhiều là dấu hiệu cực kỳ quan trọng để phát hiện ra bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao mắc bệnh là do các thế hệ trước đã bị hoặc bị buồng trứng đa nang, phụ nữ sinh con to trên 4kg hay người bị cao huyết áp, béo phì,…

Do đó, hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như chế độ ăn ít tinh bột và lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ăn nhiều rau xanh, củ quả chín ít ngọt (táo, lê), lạc, vừng…

Điều quan trọng là hãy nhớ, mỗi 3-6 tháng, phải định kỳ khám sức khỏe để đánh giá lại tình trạng bệnh. Nếu đã thực hiện chế độ ăn và tập luyện mà không hiệu quả thì cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài viết Phát hiện bệnh tiểu đường bằng chỉ số đường huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-benh-tieu-duong-bang-chi-so-duong-huyet-6741/feed/ 0
Quy trình kỹ thuật đo đường máu mao mạch của Bệnh viện Bạch Mai https://benh.vn/quy-trinh-ky-thuat-do-duong-mau-mao-mach-cua-benh-vien-bach-mai-9626/ https://benh.vn/quy-trinh-ky-thuat-do-duong-mau-mao-mach-cua-benh-vien-bach-mai-9626/#respond Sun, 04 Dec 2022 07:19:55 +0000 http://benh2.vn/quy-trinh-ky-thuat-do-duong-mau-mao-mach-cua-benh-vien-bach-mai-9626/ Đo đường máu theo đúng qui trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc chẩn đoán đúng bệnh lý tiểu đường nói riêng, theo dõi sức khỏe nói chung. Chính vì vậy, Bệnh viện Bạch Mai đã ban hành Quy trình kỹ thuật đo đường máu mao mạch đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh, chăm sóc đúng cách cho bệnh nhân.

Bài viết Quy trình kỹ thuật đo đường máu mao mạch của Bệnh viện Bạch Mai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đo đường máu theo đúng qui trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc chẩn đoán đúng bệnh lý tiểu đường nói riêng, theo dõi sức khỏe nói chung. Chính vì vậy, Bệnh viện Bạch Mai đã ban hành Quy trình kỹ thuật đo đường máu mao mạch đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh, chăm sóc đúng cách cho bệnh nhân.

do_duong_mau_1

1. Đặt vấn đề

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hoá đang có tốc độ phát triển nhanh chóng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Việc theo dõi điều trị bệnh hiện có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó xét nghiệm đường máu mao mạch (ĐMMM) là một kĩ thuật rất đơn giản dễ làm dễ áp dụng. Tuy vậy, nó cũng cần đòi hỏi phải tuân thủ một số quy trình kĩ thuật cơ bản. Nếu không làm đúng quy trình thì kết quả ĐMMM sẽ không chính xác ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều trị.

Xuất phát từ thực tế trên, cùng với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh và để thống nhất một quy trình chuẩn áp dụng cho tất cả các đơn vị lâm sàng trong bệnh viện. Được sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện, phòng Điều dưỡng phối hợp với tiểu ban Đào tạo và điều dưỡng trưởng các đơn vị xây dựng “Quy trình đo đường máu mao mạch cho người bệnh”.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1 Chỉ định

– Số lần đo ĐMMM trong ngày, trong tuần cũng như các thời điểm đo được bác sỹ điều trị ra chỉ định dựa trên tình trạng bệnh và nhu cầu bệnh lý của người bệnh.

 Các trường hợp NB đang điều trị với Insulin, đang điều chỉnh liều thuốc hạ đường máu, phụ nữ mang thai có chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ có thể thử một đến nhiều lần trong ngày (thường trước các bữa ăn và sau các bữa ăn 1 hoặc 2 giờ).

 Nếu các trường hợp đang dùng ổn định các thuốc viên hạ đường máu có thể thử đường máu 2 đến 3 lần trong tuần vào trước, sau các giờ ăn và trước giờ đi ngủ.

– Các thời điểm khác: Người bệnh đái tháo đường có thể thử bất kể khi nào có các triệu chứng bất thường như: khát nhiều, tiểu nhiều, đói, bủn rủn tay chân, vã mồ hôi hoặc trước và sau khi luyện tập thể lực.

2.2 Chống chỉ định

Không có chống chỉ định tuyệt đối với việc thử đường máu.

3. Chuẩn bị .

3.1 Chuẩn bị người bệnh.

– Kiểm tra họ tên NB, số giường, giờ chỉ định thử đường máu.

– Thông báo, hướng dẫn, giải thích để NB hợp tác.

– Đề nghị NB rửa sạch và lau khô tay hoặc sát trùng bằng bông cồn rồi để khô.

– Để NB ở tư thế thích hợp (ngồi hoặc nằm).

3.2 Chuẩn bị dụng cụ.

– Máy thử đường máu, que thử đường máu, kim chích máu, bút chích máu, bảng theo dõi đường máu.

– Kiểm tra que thử đường máu (Hạn dùng, thời gian sử dụng kể từ khi mở hộp que thử), kiểm tra máy thử (Tình trạng máy, pin).

– Hộp đựng bông cồn 700, bông khô.

– Hộp đựng que thử, kim chích máu đã sử dụng.

4. Các bước tiến hành

Bước 1: Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.

Bước 2: Lắp kim vào bút chích máu, chỉnh độ sâu tùy thuộc vào độ dày của da người bệnh.

Bước 3: Lấy que thử ra khỏi hộp (đậy nắp hộp lại ngay).

Bước 4: Đưa que thử vào máy để máy tự khởi động hoặc và bật máy thử đường máu, đối chiếu code hiện trên máy có trùng với code của que thử không (nếu không trùng phải chỉnh lại cho đúng).

Bước 5: Điều dưỡng cầm tay người bệnh vuốt nhẹ dồn máu từ gốc ngón tay lên đầu ngón tay (một trong bốn ngón, ngón 2, 3, 4, 5), đưa đầu bút chích máu vào mép ngoài cạnh đầu ngón và bấm bút chích máu, nặn nhẹ để lấy đủ giọt máu (tùy theo từng loại máy mà lấy ít hay nhiều máu)

Bước 6: Thấm máu vào giấy thử rồi cắm vào máy, hoặc để cạnh để que thử hút máu (tùy từng loại máy lấy máu ở ngoài hay loại mao dẫn).

Bước 7: Lau sạch máu trên tay người bệnh bằng bông khô.

Bước 8: Đợi máy hiện kết quả (từ 5- 45 giây), đọc kết quả, thông báo kết quả cho NB, dặn dò NB những điều cần thiết (như ăn ngay nếu đường máu thấp…).

Bước 9: Bỏ ngay kim và que thử đã sử dụng vào hộp đựng rác thải y tế phù hợp.

Bước 10: Thu dọn dụng cụ, rửa tay.

Lưu ý: Một số lỗi có thể gặp

– Ngón tay bị ướt (do cồn, nước) làm loãng và không tạo được giọt máu dẫn đến làm sai kết quả đường máu.

– Không chỉnh code máy cho phù hợp với que thử.

– Que thử bị ẩm hoặc hết hạn sử dụng.

– Lấy máu, giọt máu không đủ dẫn đến hỏng que thử hoặc cho kết quả không chính xác.

5. Đánh giá , ghi phiếu theo dõi – chăm sóc.

5.1 Đánh giá kết quả

– Mục tiêu của kết quả ĐMMM còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể. Theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2015 ĐMMM trước ăn từ 4,4 – 7,2 mmol/l và ĐMMM sau ăn 2 giờ < 10 mmol/l là đạt mục tiêu.

– Đối với phụ nữ mang thai có chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì mục tiêu đường máu đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ hơn.

+ Trước ăn: < 5,3 mmol/L.

+ Sau ăn 1h: < 7,8 mmol/L.

+ Sau ăn 2h: < 6,7 mmol/L.

– Báo bác sỹ và kịp thời xử trí khi kết quả đường máu bất thường quá cao (HI) hoặc quá thấp (LO).

5.2 Ghi phiếu điều dưỡng

– Ngày, giờ đo đường máu

– Ghi kết quả vào sổ theo dõi đường máu hoặc phiếu theo dõi- chăm sóc

Bài viết Quy trình kỹ thuật đo đường máu mao mạch của Bệnh viện Bạch Mai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/quy-trinh-ky-thuat-do-duong-mau-mao-mach-cua-benh-vien-bach-mai-9626/feed/ 0
Các thuốc làm tăng đường máu https://benh.vn/cac-thuoc-lam-tang-duong-mau-2864/ https://benh.vn/cac-thuoc-lam-tang-duong-mau-2864/#respond Mon, 24 Sep 2018 09:00:29 +0000 http://benh2.vn/cac-thuoc-lam-tang-duong-mau-2864/ Thường khi mắc bệnh như cảm cúm, viêm khớp, đau bụng... các bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) hay thấy đường máu (ĐM) tăng lên. Tuy nhiên rất ít người biết rằng nguyên nhân là do các thuốc dùng để điều trị bệnh đó cũng góp phần làm ĐM tăng hơn nữa, thậm chí tăng rất cao và đòi hỏi phải điều trị can thiệp tích cực.

Bài viết Các thuốc làm tăng đường máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thường khi mắc bệnh như cảm cúm, viêm khớp, đau bụng… các bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) hay thấy đường máu (ĐM) tăng lên. Tuy nhiên rất ít người biết rằng nguyên nhân là do các thuốc dùng để điều trị bệnh đó cũng góp phần làm ĐM tăng hơn nữa, thậm chí tăng rất cao và đòi hỏi phải điều trị can thiệp tích cực.

Các thuốc có tác dụng nội tiết

Bản chất các thuốc này là những nội tiết tố được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nhìn chung, hầu hết các nội tiết tố đều có khả năng gây tăng ĐM do thúc đẩy tăng tổng hợp thêm nhiều đường glucose mới hoặc do làm giảm tác dụng của insulin ở các mô.

Glucocorticoid

Một nội tiết tố của tuyến thượng thận, được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị viêm khớp, hen phế quản, dị ứng… Các loại thuốc glucocorticoid thường dùng là prednisolon, methylprednisolon, dexamethasone… Dù được sử dụng theo đường uống, hay tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm tại khớp… thì thuốc này đều có thể làm tăng ĐM, thậm chí gây tăng ĐM nặng. Ngay một số người không mắc bệnh ĐTĐ nếu phải điều trị glucocorticoid dài ngày cũng có thể mắc bệnh. Nguyên nhân là do glucocorticoid không những làm tăng tổng hợp glucose mà còn làm tăng đề kháng insulin (làm giảm tác dụng của insulin) .

Nội tiết tố tuyến giáp (L-T4)

Với các biệt dược như levothyroxin, levothyrox, L-thyroxin… Thuốc này thường được dùng để điều trị cho những người bị suy tuyến giáp trạng, mà một số BN suy tuyến giáp lại có kèm theo bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên tăng ĐM chỉ xảy ra khi BN đó được điều trị L-thyroxin liều cao, còn với các BN điều trị liều thấp hoặc trung bình và ở trong tình trạng bình giáp thì rất hiếm khi có tăng ĐM. Cơ chế gây tăng ĐM của nội tiết tố tuyến giáp chưa được biết rõ nhưng một phần là do thuốc làm tăng đề kháng dẫn đến làm giảm tác dụng của insulin.

Thuốc tránh thai đường uống

Có bản chất là các steroid (estrogen, progesterone) có khả năng gây tăng ĐM do cũng làm tăng đề kháng với insulin ở các mô. Nguy cơ làm tăng ĐM của thuốc gia tăng ở các phụ nữ bị thừa cân hoặc béo phì hoặc có tiền sử bị ĐTĐ thai kỳ. Tuy nhiên cần nhấn mạnh là các thuốc tránh thai đường uống, cũng giống như 2 loại thuốc nêu trên, không phải là chống chỉ định cho các BN ĐTĐ.

Các thuốc khác

Nhiều loại thuốc khiến đường máu tăng khi sử dụng (ảnh minh họa)

Ngoài các thuốc có tác dụng nội tiết nêu trên thì còn rất nhiều thuốc được sử dụng điều trị nhiều loại bệnh khác cũng có thể làm tăng ĐM. Trong danh sách này, nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp là phổ biến nhất.

Các thuốc lợi tiểu

Như furosemide, bumetanide, acetazolamide, indapamide đặc biệt là thiazide điều trị tăng huyết áp, suy tim. Thuốc có thể gây tăng ĐM do trực tiếp làm giảm tiết insulin ở tụy và làm tăng đề kháng với insulin. Cơ chế gián tiếp là hầu hết các thuốc lợi tiểu này đều gây thải nhiều kali, làm hạ kali máu vì vậy cũng có ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin ở tụy (vốn cần đủ kali máu).

Diazoxide

Đây cũng là một loại thuốc lợi tiểu có tác dụng hạ huyết áp mạnh và cũng gây tăng ĐM mạnh. Khả năng gây tăng ĐM của diazoxide mạnh đến mức nó được chọn làm tác nhân gây bệnh ĐTĐ cho động vật thí nghiệm. Cơ chế là diazoxide ức chế sản xuất insulin ở tụy.

Các thuốc chẹn beta giao cảm điều trị THA, suy tim, nhịp tim nhanh…

Các thuốc này có thể gây tăng ĐM nhẹ do vừa làm tăng sản xuất thêm đường glucose mới vừa làm giảm sản xuất insulin ở tụy.

Phenytoin

Một loại thuốc điều trị biến chứng thần kinh của bệnh ĐTĐ (làm giảm đau), có thể gây tăng ĐM nhiều do ức chế giải phóng insulin từ tụy. Phenobarbital sodium là một loại thuốc an thần gây ngủ lại chỉ có thể gây tăng ĐM gián tiếp ở những BN ĐTĐ được điều trị bằng các thuốc sulphonylurea. Nguyên nhân là phenobarbital làm tăng chuyển hoá sulphonylurea qua gan, làm tăng thải trừ sulphonylurea ra khỏi cơ thể, do đó làm giảm tác dụng hạ ĐM của các thuốc này.

Nicotinic acid

Một loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu ở các BN ĐTĐ cũng có thể gây tăng ĐM nhẹ. Cơ chế còn chưa được biết rõ nhưng người ta giả thiết là nicotinic acid gây đề kháng insulin, do vậy làm giảm tác dụng của insulin.

Cyclophosphamide

Thuốc ức chế miễn dịch, điều trị bệnh khớp, ung thư… và các thuốc chống viêm giảm đau không phải là steroid (AINS) điều trị bệnh viêm khớp, nicotin có trong khói thuốc lá, caffein trong cà phê… qua các nghiên cứu đều có thể làm tăng ĐM nhưng rất ít và hiếm khi gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên các BN ĐTĐ đều được khuyến cáo không nên lạm dụng các thuốc này nhất là các thuốc chống viêm giảm đau (AINS), đồng thời cũng nên bỏ thuốc lá và hạn chế uống cà phê.

Thuốc dầu cá có chứa acid béo marine

Khá ngạc nhiên là thuốc dầu cá có chứa acid béo marine (omega -3 fatty acid) đôi khi được dùng để điều trị tăng triglyceride máu ở BN ĐTĐ lại cũng có thể làm tăng ĐM tuy không nhiều. Nó chỉ có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát ĐM khi dùng với liều cao mà thôi.

Các loại thuốc dưới dạng sirô, gói bột có chứa đường

Thường là các thuốc giảm ho hoặc thuốc điều trị cảm cúm. Trong nhóm này có rất nhiều loại thuốc, trong thành phần của thuốc có chứa đường để tạo vị ngọt và mùi thơm nhằm giúp người bệnh dễ uống thuốc.

Ngoài ra còn một số thuốc khác như các thuốc chẹn kênh canxi điều trị THA (nifedipin, amlodipin, lacidipin) có khả năng gây tăng ĐM rất nhẹ.

Khi BN ĐTĐ bị ốm cần dùng thêm thuốc mới, tuy không thể luôn chọn được loại thuốc không gây ảnh hưởng đến ĐM nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khống chế được tác dụng không mong muốn này. Muốn vậy, các BN ĐTĐ phải có kiến thức về bệnh ĐTĐ và giữ liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa ĐTĐ để hỏi ý kiến khi cần.

ThS. Nguyễn Quang Bảy (BV Bạch Mai)

Bài viết Các thuốc làm tăng đường máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-thuoc-lam-tang-duong-mau-2864/feed/ 0
Phương pháp đo đường huyết mới https://benh.vn/phuong-phap-do-duong-huyet-moi-5907/ https://benh.vn/phuong-phap-do-duong-huyet-moi-5907/#respond Mon, 23 May 2016 05:35:56 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-do-duong-huyet-moi-5907/ Một phát mình mới thay thế Thay vì đo đường huyết thông thường bằng cách trích máu từ ngón tay, các chỉ số đường huyết sẽ được đo từ thiết bị cảm biến mới đeo ở mặt dưới cánh tay.

Bài viết Phương pháp đo đường huyết mới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một phát mình mới thay thế Thay vì đo đường huyết thông thường bằng cách trích máu từ ngón tay, các chỉ số đường huyết sẽ được đo từ thiết bị cảm biến mới đeo ở mặt dưới cánh tay.

Cấu tạo của thiết bị mới

Thiết bị gồm một cảm biến tròn, nhỏ, đeo ở mặt dưới của cánh tay, giúp đo chỉ số đường huyết trong dịch kẽ liên tục qua một dụng cụ nhỏ dạng sợi được đặt vào dưới da và cố định bởi một miếng băng dính nhỏ. Thiết bị đọc sẽ quét qua bộ phận cảm biến, đo chỉ số đường huyết nhanh hơn một giây mà bệnh nhân không hề cảm thấy đau. Chỉ số có thể đọc ngay cả khi được đặt dưới lớp áo, nên việc đo lường trở nên đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều.

Thiết bị mới sẽ giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn rất nhiều, không gây đau đớn, tăng cường khả năng quản lý bệnh. (Ảnh: medgadget)

Việc đo đường huyết có thể được tiến hành nhiều lần trong ngày nếu cần thiết hoặc theo ý muốn. Mỗi lần đo, máy sẽ đưa ra chỉ số đường huyết thời điểm hiện tại, xu hướng tăng hay giảm so với trước đó và dự báo xu hướng của chỉ số đường huyết sắp tới. Dữ liệu được trình bày bằng biểu đồ đơn giản, dễ xem, thuận tiện để cán bộ y tế xem xét mối liên hệ giữa xu hướng tăng giảm đường huyết của bệnh nhân với phác đồ điều trị.

Ưu điểm của phương pháp mới

Giáo sư Cliff Blailey, tại trường Đại Học Aston ở Birmingham, Anh cho biết: “Trong vài thập kỷ qua, những người mắc đái tháo đường phải quen với việc trích máu từ ngón tay để đo đường huyết. Cảm giác đau và bất tiện của việc trích máu khiến việc đo, theo dõi đường huyết không được thường xuyên và dưới mức độ cần thiết. Thiết bị mới FreeStyle Libre sẽ giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn rất nhiều, không gây đau đớn, tăng cường khả năng quản lý bệnh”.

Thiết bị có mặt tại Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh trong vài tuần tới. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, có khoảng 382 triệu người trên thế giới đang sống chung với căn bệnh này, gây ra gánh nặng cho y tế toàn cầu.

Benh.vn (Theo Vnexpress, Med Gadget)

Bài viết Phương pháp đo đường huyết mới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-do-duong-huyet-moi-5907/feed/ 0