Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 03 Oct 2023 03:01:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tìm hiểu về bệnh động kinh và kỹ năng xử lý khi lên cơn động kinh https://benh.vn/tim-hieu-ve-benh-dong-kinh-va-ky-nang-xu-ly-khi-len-con-dong-kinh-3833/ https://benh.vn/tim-hieu-ve-benh-dong-kinh-va-ky-nang-xu-ly-khi-len-con-dong-kinh-3833/#respond Mon, 02 Oct 2023 04:44:11 +0000 http://benh2.vn/tim-hieu-ve-benh-dong-kinh-va-ky-nang-xu-ly-khi-len-con-dong-kinh-3833/ Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não, do nhiều nguyên nhân gây nên, với đặc điểm lâm sàng là những cơn rối loạn kịch phát chức năng của não về vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần, thần kinh thực vật và ý thức.

Bài viết Tìm hiểu về bệnh động kinh và kỹ năng xử lý khi lên cơn động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não, do nhiều nguyên nhân gây nên, với đặc điểm lâm sàng là những cơn rối loạn kịch phát chức năng của não về vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần, thần kinh thực vật và ý thức.

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ động kinh trên thế giới hiện nay dao động từ 0,5 – 1% dân số, 50 trường hợp trên 100.000 dân. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ mới mắc bệnh động kinh trong một năm là 100/100.000 người.

Động kinh là tình trạng phóng điện bất thường ở các nơron thần kinh

Có nhiều người bị động kinh nhưng vẫn thông minh, có trình độ cao, có sự nghiệp. Tuy nhiên, bệnh này phải kiên trì điều trị và tuân thủ nguyên tắc nhất định, đặc biệt chú trọng đến các yếu tố tâm lý và giữ nề nếp sinh hoạt ổn định.

Bệnh động kinh có nhiều loại, với những triệu chứng khác nhau.

Phân loại theo dạng động kinh có 3 loại:

– Thể động kinh toàn thân

– Thể động kinh cục bộ

– Thể động kinh kịch phát Rolando

Phân loại theo nguyên nhân: vô căn và thứ phát.

– Động kinh nguyên phát (vô căn): không tìm được tổn thương thực thể của não trong tiền sử và hiện tại, có thể do di truyền.

– Động kinh triệu chứng (thứ phát): có các tổn thực thể ở não: như chấn thương não, u não.

Các triệu chứng thường gặp

– Co giật bắp thịt

– Sùi bọt mép

– Cắn lưỡi

– Mắt trợn ngược

– Bất tỉnh

– Mất kiểm soát tiểu tiện

– Gây cảm giác lạ

Nguyên nhân chính của cơn động kinh

Có nhiều nguyên nhân động kinh tuỳ theo lứa tuổi:

– Ở trẻ sơ sinh: khoảng 1% trẻ sơ sinh có các cơn co giật và thường là động kinh triệu chứng, các nguyên nhân chính là: ngạt lúc lọt lòng, chấn thương sản khoa, chảy máu trong sọ, hạ đường huyết, hạ canxi huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, thiếu hụt pyridoxin, ngộ độc nước, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc các nhiễm khuẩn và các rối loạn chuyển hoá khác.

– Trẻ em: sau thời kỳ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây xuất hiện động kinh khởi phát trong lứa tuổi trẻ em.

Các nguyên nhân thường gặp là: động kinh nguyên phát (không rõ nguyên nhân), liệt do tổn thương não (cerebral palsy), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não), tổn thương cấu trúc trong sọ, bệnh chuyển hoá, ngộ độc (thuốc, chì), bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống (thận, gan, bạch huyết), bệnh di truyền, chấn thương…

– Người lớn: có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát động kinh ở người lớn lấn sang cả nhóm các nguyên nhân gặp ở trẻ em như: động kinh nguyên phát, chấn thương, tổn thương cấu trúc não (khối u, chảy máu, dị dạng mạch máu), bệnh mạch máu não (chảy máu não, nhồi máu não), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống, bệnh bẩm sinh, nhiễm độc (rượu, thuốc tâm thần, lạm dụng thốc), bệnh rối loạn chuyển hoá.

– Người già: ở người già trên 60 tuổi, động kinh có thể do u não, ung thư di căn các rối loạn tuần hoàn não, xơ cứng mạch máu não, teo não. Đặc biệt cần quan tâm tới thiếu máu não cấp tính: Weber (1987), Loiseau (1988), Dalangre(1989) và cộng sự nhận thấy 13% trường hợp động kinh ở người ngoài 60 tuổi là do thiếu máu não cục bộ.

Điều trị bệnh động kinh

Việc chọn thuốc kháng động kinh tuỳ thuộc vào tính hiệu quả cho từng loại cơn, tác dụng phụ của thuốc và cách sử dụng.

Đối với cơn co giật không phân loại được dựa trên bệnh sử thì valproate là thuốc được lựa chọn đầu tiên cho các bệnh nhân < 25 tuổi và thuốc carbamazepine là thuốc được lựa chọn cho bệnh nhân > 25 tuổi.

Một số thuốc điều trị động kinh:

– Phenitoin (sodanton dilantin): liều trung bình người lớn 300 – 400mg/24 giờ, trẻ em 4 – 7mg/kg trọng lượng cơ thể.

– Primmidin (misolin): liều trung bình 500 – 1500mg/24giờ, trẻ em 10 – 30mg/kg cân nặng.

– Carbamazepin (tegretol): liều trung bình 600 – 1000mg/24 giờ, trẻ em 20 – 30mg/kg cân nặng.

– Ethosuximid (zarontin): liều trung bình 750 – 1500mg/24 giờ, trẻ em 20 – 30mg/kg cân nặng.

– Clonazepam: liều trung bình 1,5 – 10mg/24 giờ, trẻ em 0,01mg/kg cân nặng.

– Axit valproic: liều trung bình cho người lớn< 60mg, trẻ em 20 – 30mg/kg cân nặng.

– Trimethadion (tridione): liều trung bình cho người lớn 20 – 25mg/kg cân nặng.

– Paramethadion (paradione): liều dùng như trimethadion.

Khi một người lên cơn động kinh cần:

– Bảo vệ bệnh nhân tránh xe cộ qua lại

– Di chuyển những vật sắc bén ra xa bệnh nhân

– Cho bệnh nhân lăn sang thế nằm nghiêng để dung dịch trong miệng khỏi ứ tràn vào đường thở.

– Không cho bất cứ đồ vật gì vào miệng người đang lên cơn động kinh.

– Theo dõi bên cạnh bệnh nhân cho đến hết cơn co giật.

– Sau đó để bệnh nhân nằm bất động một thời gian để theo dõi.

– Không nên để bệnh nhân đi ra đường cho đến khi ý thức thực sự trở lại bình thường

Tầm soát sức khỏe cho người bị bệnh động kinh (ảnh minh họa)

Lưu ý: Nhiều người cho vật cứng hay giẻ vào miệng bệnh nhân hy vọng tránh lưỡi bị cắn nhưng thực tế làm vậy có thể làm mẻ răng hay làm bệnh nhân bị ngạt thở. Lưỡi bị cắn chảy máu không bao nhiêu,  không hại tính mạng và dễ lành. Có đồ vật cứng trong miệng làm tăng khả năng cắn lưỡi. Ngoài ra răng mẻ sau này khó chữa và miếng răng mẻ có thể lọt vào sau gây chấn thương trong họng hay khí quản. Giẻ trong mồm có thể làm ngạt thở.

Người bị bệnh động kinh vẫn có đời sống tình cảm, biết yêu thương và có khả năng sinh hoạt tình dục như bình thường. Tuy nhiên người bệnh thường mặc cảm, che giấu mình bị động kinh vì vậy rất cần sự quan tâm, chia sẻ không kỳ thị của cộng đồng xã hội.

Bài viết Tìm hiểu về bệnh động kinh và kỹ năng xử lý khi lên cơn động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tim-hieu-ve-benh-dong-kinh-va-ky-nang-xu-ly-khi-len-con-dong-kinh-3833/feed/ 0
Đột tử khi động kinh https://benh.vn/dot-tu-khi-dong-kinh-64133/ https://benh.vn/dot-tu-khi-dong-kinh-64133/#respond Fri, 12 Jul 2019 03:56:37 +0000 https://benh.vn/?p=64133 Ngôi sao của Disney Channel Cameron Boyce đã chết vì một cơn động kinh ở tuổi 20. Gia đình anh đã đưa ra một tuyên bố rằng nam diễn viên đã được điều trị bệnh động kinh. Bạn đã biết gì về chứng đột tử khi bị động kinh này ?

Bài viết Đột tử khi động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngôi sao của Disney Channel Cameron Boyce đã chết vì một cơn động kinh ở tuổi 20. Gia đình anh đã đưa ra một tuyên bố rằng nam diễn viên đã được điều trị bệnh động kinh. Bạn đã biết gì về chứng đột tử khi bị động kinh này ?

Bi kịch của chàng trai trẻ tuổi

LOS ANGELES, CA – JULY 29: Actor Cameron Boyce attends the screening of GKIDS’ “Kahlil Gibran’s the Prophet” at Bing Theatre at LACMA on July 29, 2015 in Los Angeles, California. (Photo by Kevin Winter/Getty Images)

“Bi kịch của Cameron là do một cơn động kinh, là kết quả của một tình trạng sức khỏe đang diễn ra“, tuyên bố cho biết. “Chúng tôi vẫn đang cố gắng để vượt qua cú sốc cực kì lớn này. Và yêu cầu về sự riêng tư để gia đình, và tất cả những người biết và yêu anh ấy, có thể đau buồn về sự mất mát của anh ấy và sắp xếp cho đám tang của anh ấy ”

Đột tử khi bị động kinh ?

Đột tử khi bị động kinh là gì ?

Động kinh là một rối loạn thần kinh phổ biến, đặc trưng của nó là co giật không kiểm soát được. Nó ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, mặc dù nó phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và người già. Tử vong do động kinh là rất hiếm. Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người mắc chứng động kinh không kiểm soát được, đột tử đột ngột trong bệnh động kinh, hay SUDEP, giết chết 1 trên 1.000 người mắc chứng rối loạn này.

Nguyên nhân

Các nhà khoa học không biết nguyên nhân chính xác của SUDEP. Nạn nhân thường được tìm thấy trên giường, nằm úp mặt. Có thể không rõ ràng rằng người đó đã bị co giật – có những dấu hiệu, hoặc một nhân chứng. Nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định các yếu tố có thể:

Vấn đề về hô hấp:

Trong cơn động kinh, một người có thể bị ngừng thở, điều này có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng nếu họ tiếp tục quá lâu. Hoặc một cơn co giật có thể dẫn đến đường thở bị tắc nghẽn, dẫn đến nghẹt thở.

Nhịp tim:

Hiếm khi, một cơn động kinh có thể gây ra nhịp tim nguy hiểm hoặc ngừng tim.

Nguyên nhân hỗn hợp:

SUDEP có thể xảy ra khi các vấn đề về hô hấp và nhịp tim bất thường trùng khớp, hoặc từ các nguyên nhân khác, chưa được phát hiện.

Ý kiến các chuyên gia :

SUDEP là phổ biến nhất ở những người bị động kinh không kiểm soát được. Những người có ba cơn co giật trở lên mỗi năm (điều mà hầu hết chúng ta hình dung khi chúng ta nghĩ đến cơn động kinh) có nguy cơ tử vong vì SUDEP cao gấp 15 lần. Những thứ khác có thể làm cho nó có nhiều khả năng là:

  • Bỏ lỡ liều thuốc, hoặc không dùng thuốc theo quy định
  • Ngừng hoặc thay đổi thuốc đột ngột
  • Ở độ tuổi từ 20 đến 40
  • Bị thiểu năng trí tuệ , có IQ dưới 70

Nếu bạn bị động kinh, kiểm soát số cơn động kinh bạn có sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh SUDEP:

  • Luôn luôn dùng thuốc co giật theo quy định.
  • Nếu bạn vẫn bị co giật, hãy nói chuyện với đội ngũ y tế của bạn.

Nếu bạn biết về bất kỳ tác nhân gây co giật nào, hãy cẩn thận để tránh chúng.

Theo wedmd.com

Bài viết Đột tử khi động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dot-tu-khi-dong-kinh-64133/feed/ 0
Bệnh động kinh https://benh.vn/benh-dong-kinh-2-5139/ https://benh.vn/benh-dong-kinh-2-5139/#respond Wed, 15 Aug 2018 05:17:44 +0000 http://benh2.vn/benh-dong-kinh-2-5139/ Động kinh là sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức và đồng thời của các tế bào thần kinh ở não.

Bài viết Bệnh động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh động kinh là gì?

Động kinh là sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức và đồng thời của các tế bào thần kinh ở não.

Các biểu hiện của động kinh rất thay đổi, từ chỉ suy giảm đột ngột chú ý (cơn vắng), đến mất ý thức phối hợp với các vận động bất thường của cơ (run, giật), và có thể biểu hiện bằng những cơn ngắn xuất hiện ở một phần (động kinh cục bộ), cho tới toàn bộ cơ thể (động kinh toàn thể).

Tần số xuất hiện cơn cũng rất thay đổi, từ dưới một cơn/năm tới vài cơn/ngày. Tuy nhiên, sẽ không gọi là động kinh nếu chỉ xuất hiện một cơn đơn độc. Động kinh chỉ được chẩn đoán xác định khi có ít nhất hai cơn trở lên cách nhau trên 24 giờ.

Động kinh đã được biết đến từ rất lâu. Và các bệnh nhân động kinh thậm chí đã phải trải qua những thế kỷ sống sợ hãi, bị xa lánh, kỳ thị, không được thông cảm, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình họ.

động kinh

Bệnh có phổ biến không?

Trên thế giới trung bình cứ 1000 dân thì có 7 người mắc bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở những nước đang phát triển (như nước ta), con số này có thể gấp đôi. Hiện nay có khoảng 50 triệu bệnh nhân động kinh trên toàn thế giới, thì riêng các nước đang phát triển chiếm 80% số này. Ở nước ta hiện tại có khoảng 800.000 bệnh nhân động kinh đang được quản lý và điều trị.

Dấu hiệu và triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rất thay đổi, phụ thuộc vào vị trí tổn thương nguyên phát ở não bộ. Có thể thấy các triệu chứng thoáng qua, như mất định hướng, mất ý thức và những rối loạn vận động, cảm giác (thị giác, thính giác, vị giác), kể cả những rối loạn về tâm thần.

Bệnh nhân động kinh khi có cơn, có thể bị những chấn thương cơ học như gãy xương, bầm tụ máu,  và có một lượng lớn bệnh nhân có những rối loạn về tâm lý như lo âu, hoảng sợ, trầm cảm.

Nguyên nhân bệnh động kinh

Động kinh vô căn (không tìm thấy căn nguyên gây bệnh) là thể thường gặp nhất, chiếm tới 6/10 trường hợp.

Khi tìm được nguyên nhân gây bệnh, thì ta gọi đó là động kinh thứ phát, hoặc động kinh triệu chứng. Những nguyên nhân đó thường là:

– Các chấn thương sọ não.

– Các khối u não.

– Các tai biến mạch máu não.

– Các viêm nhiễm (viêm não, màng não, các áp xe não).

– Các bệnh lý gây ra các tổn thương cục bộ não (xơ cứng dải rác, tụ máu dưới màng cứng)

– Các rối loạn chuyển hoá.

– Hạ đường huyết, thiếu oxy, hạ natri máu, hạ Calci máu.

– Nhiễm độc.

– Sảng rượu…..

– Một số các bệnh lý về gene.

Chẩn đoán bệnh động kinh như thế nào?

Chẩn đoán động kinh được đặt ra khi có bệnh nhân được mô tả có những cơn (với các biểu hiện đã nêu ở trên) và sự lặp lại của chúng.

Để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, ngày nay đã có những phương tiện hiện đại và rất có giá trị: Điện não đồ vi tính và điện não đồ video có thể phát hiện những hoạt động điện bất thường của não và vị trí của chúng. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh học sọ não như cộng hưởng từ cũng đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán nguyên nhân động kinh.

Điều trị

Theo những nghiên cứu gần đây nhất, thì ở cả các nước phát triển, lẫn các nước đang phát triển (như nước ta), các thuốc kháng động kinh đã cho thấy được hiệu quả điều trị thành công tới 70% (nghĩa là cắt được cơn hoàn toàn) ở cả bệnh nhi lẫn người lớn mới được chẩn đoán động kinh. Sau từ 2 đến 5 năm điều trị thành công, có thể dừng thuốc được ở 70% trẻ em và 60% người lớn mà không có nguy cơ tái phát lại.

Liệu pháp điều trị chính là dùng các thuốc kháng động kinh. Nhưng tuỳ từng trường hợp có thể can thiệp phẫu thuật.

Bệnh nhân động kinh phải luôn mang thuốc theo bên người. Vì liều dùng thuốc có thể từ vài ngày/lần cho tới 3-4 lần/ngày. Nếu bệnh nhân không tuân thủ liều sử dụng thuốc, có thể gây cơn động kinh.

Làm gì nếu quên uống thuốc chữa bệnh động kinh?

Không bao giờ được uống gấp đôi liều ở lần sau, để bù lại lần quên thuốc. Bởi vì luôn luôn cần phải giữ một nồng độ thuốc ổn định trong máu nhằm duy trì tình trạng ổn định hiện tại của bệnh nhân. Nếu tự ý tăng liều có thể gây ra các tác dụng phụ, thông thường bệnh nhân có thể ngủ nhiều giờ. Trong trường hợp này nên hỏi ý kiến bác sỹ.

Nếu dùng thêm các thuốc khác khi đang điều trị bệnh? (như đau đầu, cảm sốt…)

Phải luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bởi vì các thuốc đều có thể ảnh hưởng tới gan và đặc biệt ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc kháng động kinh. Có thể làm giảm tác dụng của các thuốc kháng động kinh, hoặc thậm chí gây xuất hiện cơn động kinh.

Phòng bệnh

Không có cách phòng bệnh đối với động kinh vô căn (không tìm được nguyên nhân).

Nhưng có thể phòng tránh động kinh thứ phát bằng những biện pháp đơn giản sau đây:

– Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ chu sinh và tránh những tai biến sản khoa.

– Ngăn ngừa các chấn thương sọ não, nhằm hạn chế động kinh sau chấn thương sọ não.

– Loại bỏ các kí sinh trùng và các bệnh nhiễm khuẩn – rất thường gặp ở các nước nhiệt đới như nước ta. Không ăn thức ăn sống (có chứa các loại giun sán, có thể gây bệnh ở não.).

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-dong-kinh-2-5139/feed/ 0
Bệnh động kinh https://benh.vn/benh-dong-kinh-3638/ https://benh.vn/benh-dong-kinh-3638/#respond Mon, 16 Jul 2018 04:40:18 +0000 http://benh2.vn/benh-dong-kinh-3638/ Động kinh là những rối loạn kịch phát các chức năng của não về vận động và/hoặc cảm giác, giác quan, tâm thần kèm theo mất ý thức vài giây đến vài phút hoặc không, cơn nhắc đi nhắc lại mang tính chất định hình và chu kỳ

Bài viết Bệnh động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh động kinh là gì?

Động kinh là những rối loạn kịch phát các chức năng của não về vận động và/hoặc cảm giác, giác quan, tâm thần kèm theo mất ý thức vài giây đến vài phút hoặc không, cơn nhắc đi nhắc lại mang tính chất định hình và chu kỳ.

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (1993), tỷ lệ động kinh giao động từ 0,5% – 1,5% dân số.

Thông cáo báo chí của TCYTTG năm 2001 hiện nay trên thế giới có 50 triệu người mắc chứng động kinh. Tỷ số mới mắc của động kinh trong một năm (incidence) là 50/100000 dân ở các nước phát triển và 100/100000 dân ở 04các nước đang phát triển, do các nước này có tỷ lệ cao về nhiễm trùng thần kinh cấp và mạn, về biến chứng sản khoa, về suy dinh dưỡng v.v… Những nguyên nhân dẫn đến động kinh thường khác nhau, từ việc do nhiễm trùng trước khi sinh và chấn thương khi đẻ đến những tổn thương về não do những tai biến, đột quị, nhiễm khuẩn hay ngộ độc. Những yếu tố về gen di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng ở một số dạng động kinh. Sự cộng góp có liên quan của mỗi nguyên nhân này khác nhau đáng kể ở từng khu vực trên thế giới.

Triệu chứng của bệnh động kinh

Các cơn động kinh

1. Cơn lớn:

Xuất hiện đột ngột. Người bệnh đang hoạt động bỗng nhiên rơi vào tình trạng mất ý thức – ngã như cây chuối đổ. Ngay lúc đó thì xuất hiện các hiện tượng sau:

– Giai đoạn co cứng: Đầu, mắt quay về một hướng (trợn mắt), ngừng thở, mặt tái nhợt, tím tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, đồng tử giãn. Thời gian từ 10 – 30 giây.

– Giai đoạn co giật: giật rung tăng dầnmắt trợn ngược kèm theo (đái dầm, ỉa đùn, xuất tinh). Co giật kéo dài tới 2 – 3 phút.

– Giai đoạn doãi cơ: Thở chở lại bệnh nhân hôn mê kéo dài khoảng 1phút. Nhưng cũng có vài cử động vô nghĩa. Thời gian kéo dài 60 giây hoặc hơn.

– Sau đó bệnh nhân tỉnh lại nhưng có thể lú lẫn vài phút.

động kinh cơn lớn

2. Cơn nhỏ:

– Cơn vắng: Xuất hiện đột ngột, ngừng đột ngột. Đó là sự đình chỉ, ngừng rất nhanh các hoạt động đang làm dở… kéo dài 1 – 2 giây.

– Cơn bất động: Là sự suy yếu trương lực

– Cơn giật cơ: Hay gặp ở trẻ nhỏ. Có thể xảy ra ở bất kỳ một nhóm cơ hoặc toàn thân. Thường hay gặp ở chi trên, đầu, cổ. Đang cầm bị rơi, hay gật đầu nhẹ, hay máy ngón tay…

3. Các cơn khác:

– Động kinh cục bộ B.J Bravais Jackson

  • Cơn co cứng hoặc giật rung nửa thân. Thường bắt đầu từ những ngón tay hoặc ngón chân, lan truyền tới tay, chân, nửa thân…

– ĐK tâm thần vận động

  • Tính chất rất phong phú, nhiều khi xuất hiện riêng lẻ về giác quan và vận động.
  • Ảo giác (ảo khứu, ảo thị có màu sắc sợ hãi …) và ảo tưởng
  • Vận động hoàn toàn tự động, ý thức thu hẹp, hành động dữ dội, làm nguy hiểm người xung quanh.

Các cơn tâm thần tương đương

Các rối loạn tâm thần xuất hiện từng cơn

– Rối loạn khí sắc: Cơn loạn cảm buồn dầu bất bình, bất mãn với tất cả hay gây gổ, nổi khùng, nghi bệnh…

– Rối loạn ý thức: Trạng thái hoàng hôn (hành vi nguy hiểm do hoang tưởng ảo giác và cảm xúc căng thẳng chi phối nên rất tàn bạo như giết người, đốt nhà v.v…).

Các biến đổi nhân cách

1. Nhân cách động kinh:

– Nổi bật là tư duy bầy nhầy, chi tiết, vụn vặt, định kiến.

– Cục cằn, gây gổ, nổi cơn giận dữ.

– Phản ứng độc ác mãnh liệt, không thích hợp vì lý do nhỏ nhất.

– Sau cơn thường là yên tĩnh không nhận mình là vô lý, đổ lỗi cho người xung quanh.

2. Sa sút động kinh:

– Mất trí Động kinh.

– Tư duy nghèo nàn, không phân biệt được điều quan trọng với thứ yếu.

– Trí nhớ giảm sút

– Chỉ còn hoạt động bản năng.

Chẩn đoán bệnh động kinh như thế nào?

Phân biệt

– Phân biệt Động kinh với Hystery – cơn phân ly

– Loạn thần Động kinh với các loạn thần triệu chứng và bệnh tâm thần phân liệt.

– Động kinh với nhân cách bệnh kiểu bùng nổ, hoặc cảm xúc không ổn định.

– Động kinh với các cơn co giật

Chẩn đoán xác định

– Muốn chẩn đoán xác định bệnh Động kinh trước hết phải dựa vào các biểu hiện lâm sàng, dựa vào thầy thuốc, nhân viên y tế mô tả, chứng kiến.

– Điện não đồ có dấu hiệu bệnh lý, có sóng động kinh…

Chẩn đoán nguyên nhân

– ĐK chưa rõ căn nguyên – ĐK nguyên phát – ĐK vô căn.

– Động kinh do yếu tố di truyền.

– Do các bệnh cơ thể: nhiễm trùng, nhiễm độc v.v…

– Do các bệnh ở não như u não, viêm não, chấn thương sọ não v.v…

Điều trị

Nguyên tắc điều trị

1. Do tác dụng tương tác qua lại của thuốc kháng động kinh rất phức tạp vì vậy khởi đầu sử dụng một loại kháng động kinh.

2. Thuốc được chọn phải phù hợp với thể động kinh của từng bệnh nhân, ít tác dụng phụ, rẻ tiền và phù hợp với đặc điểm cơ địa của người bệnh.

3. Bắt đầu bằng liều thấp rồi tăng dần để tìm liều thấp nhất mà vẫn khống chế được cơn động kinh. Liều thuốc được tính theo mg/kg trọng lượng cơ thể người bệnh trong 24 giờ.

4. Đã dùng tới liều cao nhất mà không kết quả thì được phép phối hợp từ 2 loại kháng động kinh trở lên.

5. Nếu động kinh có kèm theo loạn thần thì có thể kết hợp thuốc chống động kinh với thuốc chống loạn thần, tùy theo triệu chứng loạn thần mà chỉ định thuốc chống loạn thần phù hợp.

6. Không ngừng thuốc, thay đổi thuốc đột ngột. Thời gian điều trị ít nhất 2 năm người bệnh ổn định hoàn toàn kể từ cơn cuối cùng.

7. Không được phối hợp giữa Gardenal và Primidon; giữa Depakine và Gardenal.

Các thuốc kháng động kinh thường dùng

1. Gardenal (Phenobacbital) dạng viên 100mg và 10mg

Ống tiêm 200mg/2ml. Tác dụng đối với cơn Động kinh co giật toàn thể (cơn lớn).

Liều điều trị : ở người lớn 2 – 3mg/kg/ngày với một lần ngày.

Trẻ em 3 -4 mg/kg/nggày chia 1 -2 lần ngày

Viên 10mg từ 2 tuổi đến 10 tuổi cứ mỗi tuổi tăng 1 viên

2. Phenytoin (Sodanton, Dihydan) viên 0,1g

Tác dụng với cơn co giật cục bộ hoặc co giật toàn thể.

Liều điều trị: người lớn 250 – 350mg/ngày chia 1 đến 2 lần.

Trẻ em 5-8mg/kg/ngày chia 2 lần.

3. Carbamazepine (Tegretol) viên 200mg

Tác dụng với cơn Động kinh cục bộ đặc biệt với cơn cục bộ phức, gây dị ứng

Liều điều trị: Người lớn 10 – 12mg/kg/ngày chia 2 lần.

Trẻ em 20 – 25mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần.

4. Depakine (Acid Valproic) viên 300mg

Tác dụng với các thể Động kinh, ít có tác dụng phụ.

Liều điều trị: người lớn 200- 400mg/ngày chia 1 – 2 lần (khởi đầu) – tăng dần. Trẻ em 30 -35mg/kg/ngày chia 1 – 3 lần.

Phác đồ điều trị động kinh cơn lớn

1. Đối với người lớn

Thuốc……Phác đồ A mg/kg/24 giờ……..Phác đồ B mg/kg/24 giờ

Gardenal…………2 – 4 mg/kg………………………8 mg/kg

Sodanton…………3 – 5 mg/kg………………………8 mg/kg

Vitamin B6………100 mg/ngày……………………300 mg/ngày

2. Đối với trẻ em (For children):

Thuốc……Phác đồ A mg/kg/24 giờ……..Phác đồ B mg/kg/24 giờ

Gardenal…………3 – 4 mg/kg………………………..10 mg/kg

Sodanton…………5 – 8 mg/kg………………………..10 mg/kg

Vitamin B6………100 mg/ngày………………………200 mg/ngày

Bắt đầu bằng một loại kháng động kinh theo phác đồ A, khi các cơn không thuyên giảm chuyển sang điều trị theo phác đồ B hoặc kết hợp 2 loại kháng động kinh liều lượng theo phác đồ A.

Phác đồ điều trị động kinh cơn vắng ý thức, cơn nhỏ giật cơ, cơn mất trương lực, cơn co thắt ở trẻ em

Thuốc…….Người lớn mg/kg/24 giờ……….Trẻ em mg/kg/24 giờ

Depakine………..20 – 30 mg/kg…………………30 – 50 mg/kg

Vitamin B6……..100 mg/ngày…………………..50 mg/ngày

Tiến triển và tiên lượng

– Tiến triển mạn tính tuần tiến, ít thuận lợi.

– Người bệnh có thể tham gia các hoạt động bình thường của cuộc sống: học tập, lao động, xây dựng gia đình và các hoạt động xã hội…

– Những dấu hiệu, tiên lượng không tốt là bệnh bắt đầu sớm, có chiều hướng lên cơn hàng loạt có thể dẫn đến trạng thái Động kinh.

– Thoái hoá nhân cách dẫn đến mất trí

Phòng bệnh

Giai đoạn 1 (Stage 1)

– Ngăn ngừa, loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

– Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, giải thích một cách hợp lý về bệnh tật.

– Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn não, các chấn thương nhất là chấn thương chu sinh.

Giai đoạn 2 (Stage 2)

Phát hiện sớm và điều trị tích cực, hạn chế sự tiến triển xấu.

Giai đoạn 3 (Stage 3)

Phục hồi chức năng cho người bệnh Động kinh.

Benh.vn

Bài viết Bệnh động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-dong-kinh-3638/feed/ 0
Những điều kiêng kỵ khi sơ cứu bệnh nhân lên cơn động kinh https://benh.vn/nhung-dieu-kieng-ky-khi-so-cuu-benh-nhan-len-con-dong-kinh-6287/ https://benh.vn/nhung-dieu-kieng-ky-khi-so-cuu-benh-nhan-len-con-dong-kinh-6287/#respond Tue, 26 Jun 2018 05:43:07 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-kieng-ky-khi-so-cuu-benh-nhan-len-con-dong-kinh-6287/ Động kinh là một loại bệnh nguy hiểm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi đầu từ lúc còn trẻ. Hiện, tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 0,4 – 0,5 % dân số. Bệnh còn được biết đến với các tên gọi khác như kinh phong, phong sù, kinh giật …với những biểu hiện đặc biệt, dễ nhận ra.

Bài viết Những điều kiêng kỵ khi sơ cứu bệnh nhân lên cơn động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Động kinh là một loại bệnh nguy hiểm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi đầu từ lúc còn trẻ. Hiện, tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 0,4 – 0,5 % dân số. Bệnh còn được biết đến với các tên gọi khác như kinh phong, phong sù, kinh giật …với những biểu hiện đặc biệt, dễ nhận ra.

Khi lên cơn động kinh, nếu biết cách xử trí thì mọi việc sẽ được giải quyết đơn giản hơn, ngược lại sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong. Đặc biệt đối với căn bệnh này khi sơ cứu có những điều cần đặc biệt kiêng kỵ.

Bệnh động kinh chia làm 2 loại (động kinh nguyên phát và thứ phát)

Động kinh thứ phát (do hậu quả từ các bệnh khác gây nên)

– Chấn thương sản khoa.

– Trẻ sinh ra bị ngạt, não bộ phát triển không tốt, dị hình mạch máu não, não tụ nước.

– Tổn thương não, viêm màng não, viêm màng não mủ, nhiễm ký sinh trùng não, u não…

  

Bệnh động kinh

Bệnh động kinh nguyên phát

– Do yếu tố di truyền.

– Do tuổi tác.

– Do rối loạn nội tiết.

– Do đến kỳ kinh nguyệt (trước và trong kỳ kinh nguyệt)…

Bệnh động kinh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

– Gây trở ngại đến việc học tập, lao động (nếu Bệnh có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ bị bệnh từ nhỏ).

– Có thể làm thay đổi nhân cách, tính tình gây phiền phức và trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội…

 

Bệnh động kinh có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ…

Đặc điểm của bệnh động kinh (thường lên cơn động kinh)

– Cơn động kinh điển hình.

– Cơn động kinh không điển hình.

Diễn biến của một cơn động kinh điển hình (3 giai đoạn)

Đặc điểm:

– Cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột.

– Người bệnh thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra đất, mất ý thức hoàn toàn.

1. Giai đoạn co cứng (thời gian xảy ra khoảng một phút)

– Người bệnh co cứng toàn bộ các cơ tứ chi (2 tay và 2 chân) ở thân, ngực.

– Biểu hiện hai tay co, hai chân duỗi.

– Người tím tái, ngưng thở.

2. Giai đoạn co giật (kéo dài khoảng vài phút)

– Giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp.

– Hai mắt trợn trừng, nhấp nháy.

– Miệng sùi bọt trắng có lẫn máu.

3. Giai đoạn hôn mê, lú lẫn

– Sau giai đoạn co giật, người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu.

– Thở rống (thở rất to), tiểu không tự chủ.

Diễn biến cơn động kinh không điển hình

Đối với cơn động kinh không điển hình, người bệnh chỉ mất ý thức và té ngã (không lên cơn co giật, sùi bọt mép…)

Phương pháp sơ cứu khi bệnh nhân bị lên cơn động kinh

– Đỡ bệnh nhân nằm xuống mặt phẳng.

– Để đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên để tránh làm tắt đường thở do dị vật.

 

Để đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên để tránh làm tắt đường thở do dị vật…

– Hút đờm nhớt, lấy thức ăn trong miệng bệnh nhân ra để lưu thông đường thở.

– Ngáng lưỡi bệnh nhân bằng đũa có quấn khăn hoặc dùng miếng cao su cứng (tránh trường hợp bệnh nhân cắn vào lưỡi).

– Nới rộng cổ áo, thắt lưng (cởi dây áo lót đối với nữ) để bệnh nhân dễ thở hơn.

– Lót dưới đầu bệnh nhân tấm vải mềm hay gối để giảm sang chấn khi co giật.

– Dùng tay đè lên các khớp lớn (khớp gối) để giảm nguy cơ trật khớp do co giật.

– Để môi trường thông thoáng, không tụ tập đông người để bệnh nhân dễ thở hơn.

Lưu ý: nếu cơn co giật kéo dài quá 5 phút, sau đó lại có cơn thứ hai ngay (hoặc bệnh nhân khó thở hoặc không thở được) thì phải đưa đi cấp cứu ngay.

Những điều đặc biệt kiêng kỵ

– Không nhỏ chanh, cam thảo hay bất cứ chất nào khác vào miệng bệnh nhân.

– Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống thuốc (nguy cơ làm tắt đường thở) gây tử vong.

 

Không nhỏ chanh, cam thảo hoặc cho uống thuốc khi bệnh nhân lên cơn động kinh

– Không tạt nước vào mặt bệnh nhân để bệnh nhân tỉnh lại.

– Không cho các vật cứng (như thìa, muỗng) vào trong miệng bệnh nhân (vì các cơn co giật có thể làm bệnh nhân gãy răng)…

Lời kết

Theo y học hiện đại, động kinh là căn bệnh do sự phóng điện bất thường của tế bào thần kinh não bộ gây nên, là hội chứng mãn tính não bộ do chức năng hệ thần kinh trung ương bất thường với những đặc điểm xảy ra đột ngột và thường hay tái phát.

Khi lên cơn động kinh, người bệnh thường ngã ra đất, mất ý thức, toàn thân tím tái, co giật mạnh, khó thở…Vì vậy, phương pháp sơ cứu cần thiết cho bệnh nhân lúc này là để bệnh nhân nằm trên mặt phẳng, đầu nghiêng về một bên, lưu thông đường thở cho bệnh nhân, ngáng đũa hoặc miếng cao su để cho bệnh nhân khỏi cắn vào lưỡi…Đặc biệt không được sử dụng nước chanh, cam thảo hoặc cho bệnh nhân uống thuốc hạ cơn lúc này vì sẽ bít đường thở dẫn đến tử vong.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Những điều kiêng kỵ khi sơ cứu bệnh nhân lên cơn động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-kieng-ky-khi-so-cuu-benh-nhan-len-con-dong-kinh-6287/feed/ 0
Phẫu thuật: Hướng đi mới điều trị bệnh nhân động kinh kháng thuốc https://benh.vn/phau-thuat-huong-di-moi-dieu-tri-benh-nhan-dong-kinh-khang-thuoc-9206/ https://benh.vn/phau-thuat-huong-di-moi-dieu-tri-benh-nhan-dong-kinh-khang-thuoc-9206/#respond Tue, 27 Mar 2018 07:03:13 +0000 http://benh2.vn/phau-thuat-huong-di-moi-dieu-tri-benh-nhan-dong-kinh-khang-thuoc-9206/ Những nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh động kinh cho thấy, tại Việt Nam có khoảng 5‰ người bị bệnh động kinh. Như vậy, với dân số khoảng gần 100 triệu người sẽ có khoảng 500.000 người bị động kinh.

Bài viết Phẫu thuật: Hướng đi mới điều trị bệnh nhân động kinh kháng thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh động kinh cho thấy, tại Việt Nam có khoảng 5‰ người bị bệnh động kinh. Như vậy, với dân số khoảng gần 100 triệu người sẽ có khoảng 500.000 người bị động kinh.

Đáng lưu ý, tỷ lệ người Việt Nam bị bệnh động kinh bỏ thuốc cao hơn nước ngoài rất nhiều. Những bệnh nhân được chẩn đoán dùng thuốc nhưng họ không điều trị đầy đủ lên tới 80%.

Các hoạt động thể dục, trị liệu nâng cao sức khỏe cho thương bệnh binh thần kinh. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Sau mỗi lần bệnh nhân điều trị không đầy đủ, lần sau cơn bệnh nặng lên và chuyển sang tình trạng nặng hơn.

Thông tin trên được tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng khoa Khoa Nội-Hồi sức Thần kinh, Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức) cho biết tại hội nghị khoa học thường niên Hội chống động kinh Việt Nam diễn ra sáng 11/3 tại Hà Nội.

Tiến sỹ Tuấn phân tích, những bệnh nhân không điều trị đầy đủ như không dùng thuốc, dùng thuốc không đúng chỉ định khiến bệnh ngày càng nặng lên và cũng gây ra tình trạng kháng thuốc.

Những nghiên cứu đã chỉ ra, hiện nay tỷ lệ bệnh nhân động kinh kháng thuốc trung bình 30%.

Theo bác sỹ Tuấn, phẫu thuật điều trị động kinh là phương pháp trên thế giới đã áp dụng lâu. Với Việt Nam đây là một phương pháp mới, chưa có nhiều nơi triển khai. Tại Việt Nam, khu vực phía Bắc trước đây có Bệnh viện Nhi Trung ương tiến hành phẫu thuật cho khoảng 40 trường hợp.

Hiện nay, tại Trung tâm phẫu thuật thần kinh (Bệnh viện Việt Đức), đang bắt đầu tiến hành nghiên cứu, phẫu thuật thần kinh để áp dụng cho các bệnh nhân động kinh kháng thuốc.

Tiến sỹ Tuấn cho hay, hiện nay có rất nhiều bệnh nhân động kinh điều trị bằng thuốc thông thường không đáp ứng, bệnh nhân vẫn còn những cơn co giật. Chính vì vậy, phẫu thuật động kinh cũng là một phương pháp rất quan trọng để điều trị bệnh này.

Bệnh nhân nào đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn và xác định được chính xác vị trí bị tổn thương thì lúc đó sẽ tiến hành phẫu thuật.

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức bắt đầu triển khai phương pháp mới này và đã tiến hành 2 ca phẫu thuật cắt thùy thái dương trên bệnh nhân xơ hóa hải mã.

Kết quả bước đầu cho thấy, bệnh nhân đã giảm cơn động kinh nhiều nhưng vẫn cần theo dõi thêm./.

Benh.vn. ( Theo Vietnam+)

Bài viết Phẫu thuật: Hướng đi mới điều trị bệnh nhân động kinh kháng thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phau-thuat-huong-di-moi-dieu-tri-benh-nhan-dong-kinh-khang-thuoc-9206/feed/ 0
Cảnh báo sử dụng thuốc chống động kinh sẽ gây suy yếu tứ chi https://benh.vn/canh-bao-su-dung-thuoc-chong-dong-kinh-se-gay-suy-yeu-tu-chi-10033/ https://benh.vn/canh-bao-su-dung-thuoc-chong-dong-kinh-se-gay-suy-yeu-tu-chi-10033/#respond Thu, 17 Aug 2017 07:27:34 +0000 http://benh2.vn/canh-bao-su-dung-thuoc-chong-dong-kinh-se-gay-suy-yeu-tu-chi-10033/ Động kinh là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe. Không chỉ vậy, các nhà khoa học còn cho biết sử dụng thuốc chữa động kinh lâu dài sẽ làm giảm mật độ xương và cơ tứ chi bị suy yếu...

Bài viết Cảnh báo sử dụng thuốc chống động kinh sẽ gây suy yếu tứ chi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Động kinh là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe. Không chỉ vậy, các nhà khoa học còn cho biết sử dụng thuốc chữa động kinh lâu dài sẽ làm giảm mật độ xương và cơ tứ chi bị suy yếu…

Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị bệnh động kinh

Những loại thuốc điều trị động kinh tiêu biểu gồm Natri valproat, Topiramate, Levetiracetam và Lamotrigine.

Mục tiêu của điều trị thuốc kháng động kinh là loại bỏ hoàn toàn cơn động kinh, đồng thời giảm đến mức tối thiểu các phản ứng bất lợi liên quan đến thuốc.

Thuốc chống động kinh gây suy yếu tứ chi

The Deccan Chronicle, các nhà khoa học Anh đã tiến hành một công trình nghiên cứu bao quát 23 người tình nguyện ở độ tuổi từ 5 đến 18. Qua đó, những người tham gia đã phải uống thuốc điều trị bệnh động kinh ít nhất 12 tháng. Nhóm đối chứng bao gồm những người anh em sinh đôi, họ hàng hoặc anh em họ của những người tình nguyện.

yếu tứ chi

Thuốc chống động kinh gây suy yếu tứ chi

Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy những người tham gia dùng thuốc chống động kinh, thường bị gãy xương nhiều hơn so với nhóm đối chứng (không sử dụng thuốc) bởi các thuốc chữa động kinh làm giảm mật độ xương và cơ tứ chi bị suy yếu đi.

Trước đó, các nhà nghiên cứu từ các trường đại học của Liverpool và Manchester, Anh cảnh báo rằng việc dùng một số thuốc chống động kinh trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra một đứa trẻ có khuyết tật bẩm sinh sau khi phân tích dữ liệu của 50 công trình nghiên cứu.

Bài viết Cảnh báo sử dụng thuốc chống động kinh sẽ gây suy yếu tứ chi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-bao-su-dung-thuoc-chong-dong-kinh-se-gay-suy-yeu-tu-chi-10033/feed/ 0