Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 26 Jul 2023 03:06:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Máu nhưng không có màu đỏ https://benh.vn/mau-nhung-khong-co-mau-do-9240/ https://benh.vn/mau-nhung-khong-co-mau-do-9240/#respond Thu, 12 Jan 2017 07:03:51 +0000 http://benh2.vn/mau-nhung-khong-co-mau-do-9240/ Từ trước đến nay khi nghĩ đến máu chúng ta thường nghĩ tới một chất lỏng có màu đỏ. Thế nhưng đó không phải là máu của tất cả các loài vật, hãy cùng tìm hiểu về màu sắc máu nhé.

Bài viết Máu nhưng không có màu đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ trước đến nay khi nghĩ đến máu chúng ta thường nghĩ tới một chất lỏng có màu đỏ. Thế nhưng đó không phải là máu của tất cả các loài vật, hãy cùng tìm hiểu về màu sắc máu nhé.

Máu của tôm và nhiều động vật bậc thấp khác không có màu đỏ

Quan niệm rằng cứ máu là đỏ đã ăn sâu vào chúng ta đến mức, ta không nhận ra rằng còn có những loài máu trong như nước, nhờ nhờ vàng hoặc hơi xanh. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy chỉ có động vật bậc thấp mới có màu máu kỳ lạ như vậy thôi.

Đó là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn động vật bậc thấp thì không.

Nếu đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho quay thật nhanh, nó sẽ tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có màu vàng, khá trong, được gọi là huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%). Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt, được gọi là huyết sắc tố.

Lý giải về màu máu

Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… thì khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất, tằm cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).

Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ coi là một dịch thể.

Bài viết Máu nhưng không có màu đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mau-nhung-khong-co-mau-do-9240/feed/ 0
Những người hay ăn lòng lợn tiết canh nên đọc bài này https://benh.vn/nhung-nguoi-hay-an-long-lon-tiet-canh-nen-doc-bai-nay-8857/ https://benh.vn/nhung-nguoi-hay-an-long-lon-tiet-canh-nen-doc-bai-nay-8857/#respond Fri, 18 Mar 2016 06:56:36 +0000 http://benh2.vn/nhung-nguoi-hay-an-long-lon-tiet-canh-nen-doc-bai-nay-8857/ Nội tạng động vật (thông thường chúng ta hay ăn nội tạng của lợn, còn gọi chung là lòng lợn) là món ăn được yêu thích mặc kệ những nguy cơ mà nó mang lại.

Bài viết Những người hay ăn lòng lợn tiết canh nên đọc bài này đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nội tạng động vật (thông thường chúng ta hay ăn nội tạng của lợn, còn gọi chung là lòng lợn) là món ăn được yêu thích mặc kệ những nguy cơ mà nó mang lại.

Không thể phủ nhận rằng món ăn này rất giàu chất dinh dưỡng và mê hoặc người yêu ẩm thực, nhưng đồng thời chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Các bộ phận nội tạng của động vật không an toàn cho người sử dụng vì dễ bị nhiễm bẩn, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển trong quá trình giết mổ, vận chuyển. Nội tạng động vật ăn nhiều còn gây ra nhiều bệnh không tốt cho sức khỏe.

Tác hại khi ăn nội tạng động vật

Tăng mỡ máu

Nội tạng động vật có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt và nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, huyết áp cao, gút.

Ăn nhiều nội tạng động vật có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe

Nhiễm độc do các hóa chất bảo quản

Hiện nay, nội tạng động vật kém chất lượng, để lâu đến biến đổi màu, ôi thiu,… vẫn được bày bán rộng rãi. Để làm cho nội tạng có màu trắng đẹp mắt và át đi mùi hôi thối, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa cực độc để “ngụy trang” cho nội tạng động vật, đồng thời làm món ăn đậm đà, dai và giòn hệt như nội tạng tươi.

Những loại thực phẩm ôi thiu này khi ăn vào không chỉ tấn công hệ tiêu hóa, mà còn tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể.

Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.

Cụ thể, nếu bạn ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò “bệnh bò điên” (bovine spongiform encephalopathy).

Gây ung thư

Gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.

Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Gây tiêu chảy

Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn cho người khi ăn phải lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến.

Những quan điểm sai lầm khi sử dụng nội tạng động vật

– Quan niệm “ăn óc bổ óc” là không đúng vì không có cơ sở khoa học.

Trong óc lợn có hàm lượng chất đạm thấp, chỉ bằng một nửa gan hoặc thịt, cá nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao, chỉ cần ăn 100g óc lợn thì

lượng cholesterol đã gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày.

– Quan niệm “ăn thận bổ thận” cũng hoàn toàn không đúng và không có cơ sở khoa học.

–Quan niệm “ăn tim bổ tim” cũng vậy, người bị bệnh tim mạch thường có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu cứ ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao, rất nguy hiểm.

– Nhiều người cho rằng, không nên ăn gan động vật vì gan chứa nhiều chất độc. Nhưng trên thực tế, gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, chứa nhiều vitamin A và sắt nên rất tốt cho trẻ bị thiếu máu và suy dinh dưỡng.

Bởi vậy nên ăn gan là tốt, tuy nhiên phải chọn mua gan của những động vật không bị bệnh để đảm bảo.

Lưu ý khi ăn nội tạng động vật

Cần bảo đảm an toàn vệ sinh bao gồm nguồn gốc xuất xứ của nội tạng từ con vật khỏe mạnh, được nuôi dưỡng theo đúng quy trình thực hành chăn nuôi tốt, thực hành thú y tốt và đảm bảo quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản lưu thông đến tay người tiêu dùng đều phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những người cao tuổi, thừa cân –béo phì nên hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ, suy tim… thì không nên ăn các loại phủ tạng.

Benh.vn (Theo TTOnline)

Bài viết Những người hay ăn lòng lợn tiết canh nên đọc bài này đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-nguoi-hay-an-long-lon-tiet-canh-nen-doc-bai-nay-8857/feed/ 0
Việt Nam lên báo nước ngoài vì nạn buôn bán thú quý hiếm https://benh.vn/viet-nam-len-bao-nuoc-ngoai-vi-nan-buon-ban-thu-quy-hiem-6840/ https://benh.vn/viet-nam-len-bao-nuoc-ngoai-vi-nan-buon-ban-thu-quy-hiem-6840/#respond Wed, 16 Mar 2016 05:53:51 +0000 http://benh2.vn/viet-nam-len-bao-nuoc-ngoai-vi-nan-buon-ban-thu-quy-hiem-6840/ Đây không phải lần đầu tiên chúng ta lên báo nước ngoài vì tệ nạn buôn bán động vật quý hiếm. Lần này là tờ New York Times của Mỹ.

Bài viết Việt Nam lên báo nước ngoài vì nạn buôn bán thú quý hiếm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đây không phải lần đầu tiên chúng ta lên báo nước ngoài vì tệ nạn buôn bán động vật quý hiếm. Lần này là tờ New York Times của Mỹ.

Biết nhưng vẫn làm

Luc Van Ho, một thợ săn người Việt 45 tuổi, rời căn nhà lợp tre trong rừng U Minh từ rạng sáng để kiểm tra khoảng 6 chiếc bẫy tự chế trong bụi rậm và trên bờ kênh. Những bẫy này được đặt theo dấu vết của động vật, thường là rắn và rùa. Ông dừng lại ở một chiếc làm bằng gỗ và dây phanh xe đạp, được phủ kín bằng lá cây. Chiếc bẫy trống, không có gì bất thường.

Trước đây, ông Luc thường săn được nhiều động vật quý hiếm, trong đó có tê tê. Còn được gọi là thú có vẩy ăn kiến, tê tê là một trong những động vật có vú được buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Bạn hàng của Luc thường là các thương nhân sẵn sàng mua tê tê sống với giá 60 USD/gần nửa cân.

Mặc dù chỉ bắt được hai con tê tê vào năm ngoài nhưng cái giá quá hời khiến Luc tiếp tục săn lùng chúng. Cho dù Luc biết nguồn “tài nguyên” này là hữu hạn khi cho biết “tê tê sẽ sớm bị tuyệt chủng”, nhưng ông không hề có ý định ngừng đi săn.

Trường hợp của Luc chỉ là một trường hợp nhỏ trong hàng nghìn thợ săn bất hợp pháp tại Việt Nam, một trong những quốc gia có hệ động vật đa dạng nhất thế giới. Tê giác tại đây đã tuyệt chủng, trong khi số hổ cũng ước tính chỉ còn vài con. Ngay cả những loài ít được biết đến hơn như rùa mai mềm và cầy hương cũng đang bị săn bắt để làm thuốc, thực phẩm, vật nuôi và đồ trưng bày.

Việt Nam “nổi tiếng” trên thế giới vì là một trong những nơi tiêu thụ nhiều sừng tê giác nhất, dẫn đến việc săn bắn trái phép và đẩy tê giác vào bờ vực tuyệt chủng

Thực trạng buôn bán động vật hoang dã

Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp là một trong những “ngành” buôn lậu lớn nhất thế giới, có giá trị ước tính khoảng 19 tỷ USD một năm, chưa tính buôn bán thủy sản và gỗ bất hợp pháp. Tất cả các nước Đông Nam Á có liên quan đến vấn nạn này, trong đó Việt Nam là một điểm nóng – được coi là trạm trung chuyển động vật hoang dã tuồn từ Campuchia, Thái Lan, Lào, Malaysia, Indonesia và châu Phi sang Trung Quốc.

Đồng thời, Việt Nam cũng là nơi tiêu thụ nhiều động vật hoang dã, đặc biệt là những loại sử dụng làm thuốc như sừng tê giác, được cho là có thể điều trị mọi chứng từ giã rượu cho đến ung thư. Thịt động vật quý hiếm được tầng lớp trung lưu muốn “khoe của” coi là “cao lương mỹ vị”. Tất cả chỉ vì những thông tin sai lệch (như sừng tê giác có khả năng chữa bách bệnh…) và muốn ra oai.

Pháp luật quản lí lỏng lẻo

Scott Roberton, đại diện Việt Nam và điều phối viên khu vực của các chương trình ngăn chặn nạn buôn bán động vật thuộc Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã cho biết có thể ngăn chặn nạn buôn bán thú quý hiếm nhưng chỉ là tạm thời do nó đã bén rễ quá sâu và tình hình đang ngày càng trở nên tồi tệ.

Góp phần thêm vào thực trạng này là những hình phạt được đưa ra hoàn toàn không có tính răn đe. Ông Luc cho biết những người săn trộm như ông ít khi vướng vào rắc rối pháp lý. Họ hiếm khi bị khiển trách hay trừng phạt, nếu có thì cũng chỉ phạt nhẹ.

Một điểm dễ dàng nhận ra được, là ta có thể mua sản phẩm từ động vật hoang dã tại thành thị Việt Nam một cách cực kỳ đơn giản, một phần do sự tham nhũng, thông đồng và thờ ơ lan tràn.

Một nhà hàng sang trọng tại thành phố Hồ Chí Minh quảng cáo tê tê, gấu, nhím, dơi và nhiều loài động vật khác trên thực đơn. Tê tê được bán với giá 150 USD cho gần nửa cân, khách hàng muốn mua phải đặt món và đăt cọc trước hai, ba giờ.

Cho đến bao giờ người Việt Nam mới thôi tin vào những thông tin lệch lạc, thôi “ra oai” và tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng những gì mình có?

Khi khách đến, nhà hang mang tê tê sống lên bàn, sau đó cắt tiết ngay tại chỗ để chứng minh là thịt tươi sống và không bị tráo đổi.

“Tê tê được ưa chuộng vì chữa được nhiều bệnh”, Quốc Trung, quản lý nhà hàng cho biết. Nhân viên của ông sẽ làm khô và đóng gói vảy tê tê còn thừa. Đây là một thành phần phổ biến trong thuốc đông y ở Việt Nam.

“Chính phủ không cho phép bán thịt thú quý hiếm, nhưng chúng tôi có nguồn cung và quan hệ tốt với công an”, ông Quốc nói. “Có cầu thì phải có cung chứ”.

Do thiếu sự tham gia của cơ quan chức năng, các tổ chức bảo tồn ở Việt Nam là bên phải đứng đầu “tiền tuyến” trong cuộc chiến chống vấn nạn này. Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên gần đây khảo sát các nhà hàng, khách sạn và cửa hàng ở 12 quận, huyện Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ghi lại từng hành vi vi phạm về động vật hoang dã và yêu cầu chính quyền xử lý những vụ việc này.

Vài tháng sau, tổ chức tại tiến hành khảo sát và nhận thấy các sản phẩm bất hợp pháp như rượu rắn cho đến mật gấu tại các cơ sở này đã giảm gần 60% ở 8 quận huyện. “Nếu chính quyền ra tay một cách hiệu quả và nhất quán thì chúng tôi sẽ không còn phải làm việc này nữa”, ông Hendrie nói.

Tuy nhiên, nhiều động vật hoang dã bị tịch thu lại bị chính quan chức tuồn ra chợ đen. Nguyen Van Thain, người sáng lập SVW, thường phải tức tốc đến hiện trường tịch thu để cố gắng thu hồi động vật trước khi việc này xảy ra.

“Cán bộ kiểm lâm tham nhũng muốn bán động vật ra chợ đen”, ông Nguyen nói. Ngay cả khi không tiêu thụ được thì cũng có rất ít động vật được thả về tự nhiên vì thiếu cơ sở cứu hộ. Động vật không được đưa tới trung tâm cứu hộ thường “bị nhốt cho đến khi chết”, Tiến sĩ Shepherd nói.

“Vấn đề bảo tồn động vật ở Việt Nam vẫn còn mới”. ông Nguyen nói. “Người Việt Nam cần nghiêm túc coi trọng những thứ họ đang có. Họ cần phải bảo vệ môi trường và động vật hoang dã nếu muốn còn tài nguyên trong tương lai”.

Benh.vn

Bài viết Việt Nam lên báo nước ngoài vì nạn buôn bán thú quý hiếm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viet-nam-len-bao-nuoc-ngoai-vi-nan-buon-ban-thu-quy-hiem-6840/feed/ 0
Người Việt ăn thịt chó nhiều thứ 2 trên thế giới với 5 triệu con/năm https://benh.vn/nguoi-viet-an-thit-cho-nhieu-thu-2-tren-the-gioi-voi-5-trieu-con-nam-8694/ https://benh.vn/nguoi-viet-an-thit-cho-nhieu-thu-2-tren-the-gioi-voi-5-trieu-con-nam-8694/#respond Fri, 19 Feb 2016 06:53:33 +0000 http://benh2.vn/nguoi-viet-an-thit-cho-nhieu-thu-2-tren-the-gioi-voi-5-trieu-con-nam-8694/ Cụ thể, theo ước tính của ACPA, ở Trung Quốc có khoảng 20 triệu con chó bị tiêu thụ mỗi năm, ở Việt Nam khoảng 5 triệu con/năm và ở Hàn Quốc khoảng 2-3 triệu con/năm.

Bài viết Người Việt ăn thịt chó nhiều thứ 2 trên thế giới với 5 triệu con/năm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cụ thể, theo ước tính của ACPA, ở Trung Quốc có khoảng 20 triệu con chó bị tiêu thụ mỗi năm, ở Việt Nam khoảng 5 triệu con/năm và ở Hàn Quốc khoảng 2-3 triệu con/năm.

Thực trạng tiêu thụ thịt chó trên thế giới

Đáng lo ngại là phần lớn chó đều bị bắt sống từ các nước như Lào, Campuchia và số liệu này cũng chưa được thống kê đầy đủ vì buôn bán thịt chó là hoạt động phi pháp (ở Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Hong Kong) hoặc hợp pháp nhưng phần lớn không được kiểm soát (ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc).

Đoàn thanh tra liên ngành giám sát, kiểm tra tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thịt chó tại Hà Nội. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

ACPA cũng cho biết thịt chó được tiêu thụ nhiều ở các khu vực trên thế giới, nhưng thịt chó phổ biến rộng rãi nhất ở châu Á. Ngành sản xuất thịt chó đã phát triển từ mô hình kinh doanh hộ gia đình, vốn giết mổ ít thành nền công nghiệp trị giá hàng tỷ USD. Quá trình thương mại hóa đã dấy lên nhiều lo ngại về vấn đề phúc lợi động vật và sức khỏe con người.

Chiến dịch chấm dứt nạn buôn bán thịt chó ở Việt Nam

Trong chiến dịch nhằm chấm dứt nạn buôn bán thịt chó ở Việt Nam, nâng cao nhận thức nhân đạo và phúc lợi, mới đây ACPA đã tổ chức chương trình đào tạo kỹ năng quản lý trạm lưu trú xoay quanh các chủ đề chính về kiểm soát dịch bệnh, đánh giá tiêu chuẩn phúc lợi, triệt sản, cải thiện đời sống động vật…

Bà Vi Thảo Nguyên, trưởng đại diện Tổ chức Nhân đạo Quốc tế (Humane Society International) tại Việt Nam cho biết, hoạt động cải thiện phúc lợi động vật đã và đang diễn ra ở rất nhiều nước trên thế giới và ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của nó trong mối quan hệ với sự phát triển của con người và toàn xã hội. Những năm trở lại đây, hoạt động cứu trợ động vật và cải thiện phúc lợi của động vật tại Việt Nam diễn ra ngày càng mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm đáng kể của cộng đồng cũng như của các cơ quan hữu trách.

“ACPA hỗ trợ tập huấn kỹ năng cho các hội nhóm cứu hộ đang hoạt động tình nguyện tại Việt Nam với hy vọng trang bị các kiến thức cơ bản và cần thiết cho các hội nhóm cứu hộ nhằm giúp họ hoạt động hiệu quả hơn trong công tác cứu hộ động vật,” Bà Vi Thảo Nguyên nói.

Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) được thành lập bởi các tổ chức bảo vệ động vật bao gồm tổ chức Nhân đạo Quốc tế (Humane Society International), tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia), tổ chức Soi Dog -Thái Lan (Soi Dog Foundation) và tổ chức Thay đổi vì Động vật (Change For Animals Foundation)./.

Benh.vn ( Theo Vietnam+)

Bài viết Người Việt ăn thịt chó nhiều thứ 2 trên thế giới với 5 triệu con/năm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-viet-an-thit-cho-nhieu-thu-2-tren-the-gioi-voi-5-trieu-con-nam-8694/feed/ 0
Một trăm phần trăm nguồn sữa ong chúa đều là nhân tạo https://benh.vn/mot-tram-phan-tram-nguon-sua-ong-chua-deu-la-nhan-tao-8264/ https://benh.vn/mot-tram-phan-tram-nguon-sua-ong-chua-deu-la-nhan-tao-8264/#respond Sat, 06 Feb 2016 06:45:29 +0000 http://benh2.vn/mot-tram-phan-tram-nguon-sua-ong-chua-deu-la-nhan-tao-8264/ Có một sự thật ít người biết đến đó là các thợ săn ong tự nhiên không bao giờ lấy được sữa ong chúa, điều đó có nghĩa là 100% nguồn sữa ong chúa đều là nhân tạo, tức do con người can thiệp vào tập tính của loài ong mà tạo ra.

Bài viết Một trăm phần trăm nguồn sữa ong chúa đều là nhân tạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có một sự thật ít người biết đến đó là các thợ săn ong tự nhiên không bao giờ lấy được sữa ong chúa, điều đó có nghĩa là 100% nguồn sữa ong chúa đều là nhân tạo, tức do con người can thiệp vào tập tính của loài ong mà tạo ra.

Sự thật về nguồn gốc sữa ong chúa

Nụ ong chúa là nơi chứa thức ăn dành cho ong chúa được ong thợ tiết ra, thức ăn này tạm gọi là sữa ong chúa. Vì nụ ong chúa tự nhiên rất ít nên không thể có được sữa ong chúa nhiều phục vụ cho nhu cầu con người chúng ta được, chính vì vậy con người đã tạo ra “nụ chúa giả“ nhằm đánh lừa con ong thợ tiết dịch sữa vào trong đó để nuôi ấu trùng ong chúa.

Nụ chúa giả được làm từ chính sáp tổ ong không khác gì nụ ong chúa thật, ong thợ bị đánh lừa và tiết sữa để nuôi ấu trùng ong chúa. Ong thợ càng tiết dịch sữa bao nhiêu thì con người càng lấy bấy nhiêu. Và cứ thế con người sẽ hưởng được thành quả của mình. Tuy nhiên số lượng sữa ong chúa khai thắc được nhiều hay ít còn tùy thuộc vào “sức khỏe” của từng đàn ong khác nhau, đàn ong nào mạnh thì tiết nhiều sữa, và ngược lại nếu cố gắng khai thắc sữa từ đàn ong yếu thì sau một thời gian ngắn đàn ong đó sẽ dần chết hết vì bị chúng ta “bóc lột” quá sức.

Quy trình khai thác sữa ong chúa

Việc khai thác sữa ong chúa được tiến hành giống như tạo chúa nhân tạo. Chuyển đàn ong đến vùng có nguồn phấn dồi dào, chọn đàn ong mạnh có nhiều ong non ở độ tuổi tiết sữa, cho ong ăn bổ sung rồi tiến hành di trùng. Trước tiên người ta tách chúa ra bên vách ngăn để đàn ong cảm thấy mất chúa mà nuôi các mủ ong chúa nhân tạo đã được di ấu trùng vào. Thang khai thác sữa cũng giống như thang làm chúa, nhưng số lượng mủ gấp đôi (khoảng 32 mủ/ thang).

Tùy theo khả năng nuôi của mỗi đàn mà ta có thể đặt 1 hay 3 tháng. Chọn ấu trùng từ 12 -18 giờ tuổi để di. Sau khi di trùng khoảng 72 giờ ta lấy thang khai thác ra khỏi tổ, rủ hết ong và đem vào phòng. Đặt thang lên bàn, xoay cho miệng sáp lên trên dùng dao cắt đầu mủ chúa sát với miệng mủ nhựa rồi dùng panh gắp ấu trung ra rồi dùng kim di trùng hút sữa ra. Cho sữa ong chúa vào túi nhựa 1 kg còn thang mủ chúa tiếp tục di trùng để nuôi tiếp.

Một đàn ong thông thường có thể khai thác khoảng 2-3 kg sữa ong chúa trong một vụ. Sữa khai thác xong đươc lọc bằng vải mịn để loại bỏ sáp vụn, xác ấu trùng rồi cho vào tủ đá lạnh để bảo quản. Sữa ong chúa được bảo quản ở nhiệt độ từ 0-5 độ C cho việc sử dụng ngay. Nếu muốn bảo quản lâu hơn thì cần để ở nhiệt độ dưới 0 độ C. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì hạn dùng 6 tháng ~ 1 năm, nếu bảo quản ngăn đông thì hạn dùng lên tới 3 năm

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Một trăm phần trăm nguồn sữa ong chúa đều là nhân tạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-tram-phan-tram-nguon-sua-ong-chua-deu-la-nhan-tao-8264/feed/ 0
Tìm hiểu về quy trình lấy sữa ong chúa https://benh.vn/tim-hieu-ve-quy-trinh-lay-sua-ong-chua-8263/ https://benh.vn/tim-hieu-ve-quy-trinh-lay-sua-ong-chua-8263/#respond Sat, 06 Feb 2016 06:45:28 +0000 http://benh2.vn/tim-hieu-ve-quy-trinh-lay-sua-ong-chua-8263/ Công việc lấy sữa ong chúa không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi cả một quy trình được thực hiện một cách tự nhiên nhưng lại rất nghiêm ngặt và theo bản năng tự nhiên của loài ong. Sau đây chúng tôi  sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về quy trình để lấy được một sản phẩm sữa ong chúa.

Bài viết Tìm hiểu về quy trình lấy sữa ong chúa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Công việc lấy sữa ong chúa không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi cả một quy trình được thực hiện một cách tự nhiên nhưng lại rất nghiêm ngặt và theo bản năng tự nhiên của loài ong. Sau đây chúng tôi  sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về quy trình để lấy được một sản phẩm sữa ong chúa.

Bước 1

Người công nhân nuôi Ong dùng kim nhỏ để di chuyển những con ấu trùng từ tổ Ong vào những ổ ong chúa giả, khoảng 60-90 ổ ong chúa giả được làm bằng plastic được gắn vào một khung gỗ còn được gọi là khung cầu.

Bỏ ấu trùng vào ổ ong chúa giả    

Các ổ ong chúa giả được gắn vào khung cầu

Bước 2

Người nuôi ong bỏ khung cầu vào lại tổ ong, để Ong thợ nhả Sữa ong chúa vào những ổ Ong chúa giả trong mấy ngày kế tiếp. Sau 02 đêm để trong thùng ong, ngày thứ 03 khung cầu được lấy ra để thu hoạch Sữa ong chúa. Những ổ Ong chúa giả bây giờ đã có đầy Sữa Ong chúa ở bên trong.

Bỏ khung cầu vào tổ ong                

Bước 3

Người công nhân cắt nắp những ổ ong chúa giả.

Người thợ cậy nắp ổ ong chúa giả

Bước 4

Tiếp theo họ gắp ấu trùng ra trước khi lấy Sữa Ong chúa.

Bước 5

Người công nhân dùng dụng cụ để lấy Sữa Ong chúa ra và cất ngay vào tủ đá lạnh bởi vì Sữa ong chúa dạng lỏng để môi trường nóng ẩm rất dể bị hư.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Tìm hiểu về quy trình lấy sữa ong chúa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tim-hieu-ve-quy-trinh-lay-sua-ong-chua-8263/feed/ 0
Sử dụng bọ cạp đen làm thuốc có đúng như lời đồn thổi https://benh.vn/su-dung-bo-cap-den-lam-thuoc-co-dung-nhu-loi-don-thoi-7045/ https://benh.vn/su-dung-bo-cap-den-lam-thuoc-co-dung-nhu-loi-don-thoi-7045/#respond Tue, 08 Dec 2015 06:13:34 +0000 http://benh2.vn/su-dung-bo-cap-den-lam-thuoc-co-dung-nhu-loi-don-thoi-7045/ Bọ cạp, đặc biệt là bọ cạp đen được các quý ông săn lùng để thể hiện bản lĩnh “phòng the”…Ngoài ra, một trào lưu mới xuất hiện lại cho rằng, bọ cạp đen có tác dụng chữa ung thư. Vậy thực hư câu chuyện này là như thế nào?

Bài viết Sử dụng bọ cạp đen làm thuốc có đúng như lời đồn thổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bọ cạp, đặc biệt là bọ cạp đen được các quý ông săn lùng để thể hiện bản lĩnh “phòng the”…Ngoài ra, một trào lưu mới xuất hiện lại cho rằng, bọ cạp đen có tác dụng chữa ung thư. Vậy thực hư câu chuyện này là như thế nào?

Tìm hiểu về loài bọ cạp

Bọ cạp còn gọi là toàn trùng, yết tử, yết vĩ, toàn yết. Tên khoa học Buthus sp. Nếu dùng cả con bọ cạp làm thuốc thì gọi là toàn yết, nếu chỉ dùng đuôi không thì gọi là yết vĩ.

Nguồn gốc các loại bọ cạp

Việt Nam có nhiều loài bọ cạp xuất hiện nhiều ở các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh…Tuy nhiên, chung ta vẫn phải nhập bọ cạp ở nước ngoài về làm thuốc.Bọ cạp ở nước ta được xác định thuộc chi Buthiurus hoặc chi Heteronetrus.

Toàn yết dùng làm thuốc thuộc loài Buthus martensii Karsch, thuộc họ bọ cạp Buthidae. Ðây là một loài có đốt, thường sống ở dưới những hòn đá hoặc khe vách; đầu và ngực ngắn; bụng tương đối dài hơn, phía dưới của bụng thót lại và dài, cuối cùng có ngòi mang nọc độc.

Sử dụng bọ cạp như thế nào

Thường người ta bắt bọ cạp vào mùa xuân và mùa hạ. Nọc của bọ cạp được pha chế để làm thuốc chữa bệnh.

Khi bắt được bọ cạp cho ngay vào chậu hay nồi nước trong hoặc nước có pha thêm muối ăn (mỗi kilogam bọ cạp cho thêm 300-500g muối ăn). Ðậy vung lại và đun từ 3-4 giờ cho đến khi cạn nước; lấy bọ cạp ra phơi mát cho khô (không nên phơi nắng, vì nếu phơi nắng, muối có thể kết tinh). Khi dùng lại phải ngâm nước để rửa sạch hết muối đi.

Do nhu cầu lấy nọc bọ cạp để điều trị những rối loạn của hệ thần kinh, một số nước đã nuôi bọ cạp lấy nọc làm thuốc. Muốn có 1g nọc bọ cạp cần lấy ở 8.000 con một lần. Có thể dùng xung điện để bắt bọ cạp tiết nọc nhiều lần. Nọc bọ cạp đắt hơn nọc rắn.

Bọ cạp có tác dụng gì?

Bọ cọp là một vị thuốc được dùng trong Ðông y làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, uốn ván. Ngoài ra, bọ cạp còn dùng làm thuốc kích thích thần kinh, bán thân bất toại, bị cảm mồm miệng méo xệch…

Theo tài liệu cổ, toàn yết có vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc, vào kinh can. Có tác dụng khu phong, trấn kinh. Dùng chữa kinh giản, phá thương phong, cảm mồm méo, mắt xếch, bán thân bất toại.

Tuy nhiên cần lưu ý: Người  huyết hư sinh phong không dùng được, người bệnh không tự  ý sử dụng mà phải theo sự chỉ định của bác sỹ.

Bọ cạp có chữa được bệnh ung thư?

Với các tin đồn thổi cho rằng bọ cạp chữa bệnh ung thư là hoàn toàn không có cơ sở.  Theo các chuyên gia y tế, bác sỹ, lương y, bọ cạp là một loại sinh vật có nọc độc rất nguy hiểm. Đặc biệt, vào mùa hè, trời nắng, nóng độc tố của loài này càng nguy hiểm hơn. Do đó, nếu không biết cách sử dụng hoặc chế biến bọ cạp không đúng cách có thể bị ngộ độc, nguy hại đến sức khỏe.

Liên quan đến khả năng chữa bệnh ung thư của bọ cạp, các chuyên gia y tế cho rằng, đây là khả năng chưa được kiểm chứng.

Lương y Hư Đan, chủ biên trang mạng “Thuốc vườn nhà” cho biết:

“Bọ cạp đã được sử dụng làm thuốc từ hàng ngàn năm nay. Tây y chủ yếu sử dụng nọc độc bọ cạp làm thuốc kích thích thần kinh, đông y thì dùng bọ cạp để chữa một số chứng phong như co giật, hôn mê, đau nhức,… Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, toàn yết (có tác dụng an thần, giảm đau, chống co giật, tăng lưu thông máu qua động mạch vành tim và thúc đẩy tuần hoàn ngoại vi, kích thích chức năng hệ miễn dịch, chống ung thư”.

“Việc chống ung thư phải có sự can thiệp của khoa học hiện đại chứ không thể sử dụng một cách tùy tiện được. Sử dụng như vậy, không những không đem lại kết quả mà còn nguy hiểm đến tính mạng”.

Tiến sỹ, bác sỹ Lê Thúy Tươi, chuyên gia y tế cao cấp tại TP.HCM:

“Hiện, trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định bọ cạp có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư.

Ngoài việc thị trường xuất hiện các loại thuốc hỗ trợ điều trị ung thư được chiết xuất từ nọc độc bọ cạp đen thì y học chưa có tài liệu nào cho thấy ăn bọ cạp có thể chống chọi, đẩy lùi ung thư. Do đó, người dân cần cẩn trọng và không nên tùy tiện trong việc sử dụng bọ cạp để làm thuốc, thức ăn, tránh rơi vào tình cảnh tiền mất tật mang”.

Benh.vn

Bài viết Sử dụng bọ cạp đen làm thuốc có đúng như lời đồn thổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-dung-bo-cap-den-lam-thuoc-co-dung-nhu-loi-don-thoi-7045/feed/ 0
Nguy cơ trẻ bị nấm đầu khi chơi với chó, mèo https://benh.vn/nguy-co-tre-bi-nam-dau-khi-choi-voi-cho-meo-9390/ https://benh.vn/nguy-co-tre-bi-nam-dau-khi-choi-voi-cho-meo-9390/#respond Sun, 06 Sep 2015 07:06:45 +0000 http://benh2.vn/nguy-co-tre-bi-nam-dau-khi-choi-voi-cho-meo-9390/ Các vật nuôi chó, mèo, chim…được trẻ nhỏ rất yêu thích, tuy nhiên các chuyên gia y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ cần cảnh giác với các vi khuẩn trên chó, mèo tấn công khiến cho trẻ mắc các bệnh về da liễu…

Bài viết Nguy cơ trẻ bị nấm đầu khi chơi với chó, mèo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các vật nuôi chó, mèo, chim…được trẻ nhỏ rất yêu thích, tuy nhiên các chuyên gia y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ cần cảnh giác với các vi khuẩn trên chó, mèo tấn công khiến cho trẻ mắc các bệnh về da liễu…

Vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận hai bệnh nhi trong tình trạng da vùng đầu bị tổn thương với những ổ mủ gây đau, ngứa. Đó là bé Trương Bình Ng. (5 tuổi), trú tại Xuân Vân, Yên Sơn và cháu Lý Gia B. (7 tuổi, trú tại Kim Phú, Yên Sơn).

Chia sẻ với các bác sĩ, cha mẹ các bé cho biết trước khi nhập viện khoảng 2 tuần, trẻ có chơi với chó, mèo bị ghẻ, nấm (do gia đình nuôi), sau đó trẻ ngứa nhiều vùng đỉnh đầu, xuất hiện mụn mủ rồi đau, sưng to thành mảng tròn lớn trên đỉnh đầu.

Nguy cơ trẻ bị nấm đầu khi chơi với chó, mèo

Bệnh nấm tổ ong

Thăm khám, điều trị cho 2 trường hợp trên, Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Minh, Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, 2 bệnh nhi được chẩn đoán bị bệnh nấm tổ ong. Đây là bệnh ít gặp có nguyên nhân do lây từ động vật như: chó, mèo.

Đối với những người mắc bệnh này, khởi đầu sẽ xuất hiện các mụn mủ rải rác ở chân tóc, sau đó lan dần ra xung quanh, tạo thành mảng lớn, bề mặt da đầu tổn thương gồ ghề, có nhiều vảy, nếu cạy vảy sẽ để lộ ra những nốt lỗ chỗ như tổ ong, chứa nhiều mủ nên gọi là “tầng ong mật”. Ngoài ra bệnh còn khiến tóc bị rụng tại vùng da tổn thương.

Để điều trị bệnh “tầng ong mật”, các bác sĩ tại Khoa Da Liễu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, đã trích rạch ổ áp xe, đồng thời chấm thuốc sát khuẩn, uống thuốc kháng nấm toàn thân, kháng histamin chống ngứa, chống viêm, giảm sưng phù nề, vitamin nâng cao thể trạng và hướng dẫn gia đình các bệnh nhi cách chăm sóc để trẻ tránh lây nhiễm.

Khuyến cáo của chuyên gia

Từ trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, các gia đình cần vệ sinh sạch sẽ chó mèo, tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp (như ôm ấp, chơi đùa…) với chó mèo bị bệnh, tránh lây nhiễm sang người. Đặc biệ, khi phát hiện trẻ có các mụn mủ lạ trên đầu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám bệnh, điều trị và tư vấn kịp thời, tránh bội nhiễm.

Benh.vn (Theo Thanhnien.vn)

Bài viết Nguy cơ trẻ bị nấm đầu khi chơi với chó, mèo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-co-tre-bi-nam-dau-khi-choi-voi-cho-meo-9390/feed/ 0