Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 11 Apr 2024 03:17:37 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bài thuốc chữa bệnh từ lá chanh nếu bạn bị cảm sốt, ho do lạnh https://benh.vn/bai-thuoc-chua-benh-tu-la-chanh-neu-ban-bi-cam-sot-ho-do-lanh-45925/ https://benh.vn/bai-thuoc-chua-benh-tu-la-chanh-neu-ban-bi-cam-sot-ho-do-lanh-45925/#respond Wed, 10 Apr 2024 03:00:33 +0000 https://benh.vn/?p=45925 Người xưa cũng thường dùng lá chanh nấu cùng nhiều loại lá khác để gội đầu, giúp tóc thơm và mượt mà, khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, có nhiều cách sử dụng lá chanh để chữa cảm sốt, ho do lạnh và một loạt bệnh thường gặp khi trời rét đậm nhưng chúng ta vẫn chưa nắm rõ.

Bài viết Bài thuốc chữa bệnh từ lá chanh nếu bạn bị cảm sốt, ho do lạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Người xưa cũng thường dùng lá chanh nấu cùng nhiều loại lá khác để gội đầu, giúp tóc thơm và mượt mà, khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, có nhiều cách sử dụng lá chanh để chữa cảm sốt, ho do lạnh và một loạt bệnh thường gặp khi trời rét đậm nhưng chúng ta vẫn chưa nắm rõ.

la_chanh_lam_thuoc

Chữa ho do lạnh

Lá chanh tươi 5g, gừng tươi 3g. Lá chanh và gừng tươi đem rửa sạch, gừng thái lát sau đó đem sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml. Uống nước này liên tục 3-5 ngày sẽ giúp chữa ho do lạnh cực tốt mà không cần phải uống thuốc kháng sinh.

Chữa ho do viêm phế quản

Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần.

Dùng liên tục trong 10 ngày. Sự kết hợp hoàn hảo giữa lá chanh và dây tơ hồng vàng đem lại bài thuốc trị ho lâu ngày, ho do viêm phế quản cực hiệu nghiệm được dân gian lưu truyền từ xa xưa đến nay.

Chữa nhức đầu, đánh bay cơn cảm lạnh

Lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần, cho thêm bạc hà, sả và tỏi, tất cả cho vào nồi to, đổ nước đầy nồi và đun sôi, sau đó xông hơi bằng một chiếc chăn trùm kín đầu với nồi nước.

Sau 15 phút, bỏ chăn ra, lấy nước này tắm sẽ giúp chữa nhức đầu, giải cảm hiệu quả.

Lá chanh chữa nhức đầu, cảm lạnh cực tốt.

Chữa cảm sốt không ra mồ hôi

Lá chanh khô 30g hoặc lá chanh tươi 10g đem sắc lấy nước uống. Hoặc sử dụng lá chanh, cúc tần, lá bưởi, vỏ quýt đem sắc uống trong ngày cũng có công dụng chữa cảm sốt không ra mồ hôi rất tốt.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Bài thuốc chữa bệnh từ lá chanh nếu bạn bị cảm sốt, ho do lạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bai-thuoc-chua-benh-tu-la-chanh-neu-ban-bi-cam-sot-ho-do-lanh-45925/feed/ 0
Tác dụng tuyệt vời của trà nhân trần và những lưu ý khi sử dụng https://benh.vn/tac-dung-tuyet-voi-cua-tra-nhan-tran-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-6164/ https://benh.vn/tac-dung-tuyet-voi-cua-tra-nhan-tran-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-6164/#respond Tue, 09 Apr 2024 02:40:50 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-tuyet-voi-cua-tra-nhan-tran-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-6164/ Uống trà đá, trà nhân trần vỉa hè… là thói quen thưởng thức và niềm vui được “chém gió” với bạn bè. Niềm vui đó càng thú vị hơn khi ngày hè oi ả được giải khát một cốc nhân trần đá mát lạnh hoặc hơi ấm nồng, nhâm nhi vị đắng man mác cảm nhận nơi đầu lưỡi giúp xua tan giá lạnh khi đông về.

Bài viết Tác dụng tuyệt vời của trà nhân trần và những lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Uống trà đá, trà nhân trần vỉa hè… là thói quen thưởng thức và niềm vui được “chém gió” với bạn bè. Niềm vui đó càng thú vị hơn khi ngày hè oi ả được giải khát một cốc nhân trần đá mát lạnh hoặc hơi ấm nồng, nhâm nhi vị đắng man mác cảm nhận nơi đầu lưỡi giúp xua tan giá lạnh khi đông về.

Trà nhân trần không chỉ là nước giải khát mà còn là vị thuốc có tác dụng rất tốt cho gan, mật. Tuy nhiên, khi sử dụng nhân trần có một số lưu ý mà chúng ta cần biết để không làm giảm hoặc mất đi giá trị của loại “thuốc” này.

Tác dụng của nhân trần

Theo sách cổ

  • Nhân trần có vị đắng, tính hơi hàn, vào được bốn đường kinh tỳ, vị, can và đởm.
  • Nhân trần có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, lợi mật thoái hoàng được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp…

bảo vệ gan

Nhân trần có tác dụng bảo vệ gan, mật.

Theo y học hiện đại

  • Nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Nhân trần giúp hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.
  • Nhân trần có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm.
  • Nhân trần giúp cải thiện công năng miễn dịch, ức chế trực tiếp sự tăng sinh của tế bào ung thư.
  • Nhân trần có tác dụng lợi niệu và bình suyễn…

Phương pháp sử dụng nhân trần để điều trị bệnh

  • Tráng nhân trần bằng nước sôi để nguội (làm sạch).
  • Cho nhân trần vào ấm rồi đổ nước sôi, hãm nhân trần trong nước sôi (theo kiểu pha trà) trong vòng 10 phút sau đó chắt lấy nước uống.
  • Uống nhân trần khi nước còn ấm rất tốt cho sức khỏe.
  • Có thể phối hợp nhân trần với 1 số thảo dược bổ gan khác để tăng tác dụng như: diệp hạ châu, cúc hoa…

Lưu ý: nếu số lượng nhân trần nhiều nên cho vào ấm đun sôi (từ 5-7 phút) nhân trần sẽ được chiết xuất tốt hơn.

trà nhân trần

Trà nhân trần không nên sử dụng thường xuyên.

Những lưu ý khi sử dụng nhân trần

  • Mua nhân trần ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Do khí hậu Việt Nam nóng ẩm nên khi mua và sử dụng nhân trần cần kiểm tra xem có bị ẩm, mốc không (nhân trần mốc gây bệnh cho người sử dụng).
  • Không kết hợp nhân trần với cam thảo (cam thảo có tính giữ nước, nhân trần giúp đào thải, hai vị thuốc trái ngược nhau khi sử dụng chung sẽ không có lợi cho cơ thể).
  • Chỉ nên uống từ 1 đến 2 cốc nhân trần khi dùng để giải khát (nhân trần lợi tiểu dẫn đến thải nhiều gây mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung).
  • Không sử dụng nhân trần hàng ngày, thường xuyên.
  • Phụ nữ mang thai không được sử dụng trà nhân trần (gây mất sữa sau sinh)
  • Sử dụng nhân trần chữa bệnh gan, mật…cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về phương pháp sử dụng, liều lượng…

phụ nữ có thai không nên uống nhân trần

Phụ nữ mang thai không nên uống trà nhân trần.

Lời kết

Ở Việt Nam, nhân trần thường mọc hoang ở vùng đồi núi, bờ ruộng, bãi đất trống…Nhân trần có tinh dầu cineol và flavonoid nên thường được dùng làm nước uống vì công dụng mát gan, mật, giải nhiệt…

Tuy nhiên, khi sử dụng nhân trần người dân cần lưu ý không dùng làm đồ uống hàng ngày, không kết hợp nhân trần với cam thảo, không sử dụng nhân trần cho phụ nữ mang thai vì gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe người uống.

Bài viết Tác dụng tuyệt vời của trà nhân trần và những lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-tuyet-voi-cua-tra-nhan-tran-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-6164/feed/ 0
Sâm khoai và những lợi ích sức khỏe không phải ai cũng biết https://benh.vn/sam-khoai-va-nhung-loi-ich-suc-khoe-khong-phai-ai-cung-biet-48239/ https://benh.vn/sam-khoai-va-nhung-loi-ich-suc-khoe-khong-phai-ai-cung-biet-48239/#respond Wed, 10 Jan 2024 09:00:22 +0000 https://benh.vn/?p=48239 Sâm khoai hay còn gọi là địa tàng thiên là loại cây lâu năm được trồng ở vùng Andes. Nó được biết đến với thân rễ củ giòn, có vị ngọt đặc trưng. Cấu trúc và hương vị đã được mô tả như là một sự pha trộn dịch vị giữa một quả táo tươi và một quả dưa hấu. Tại Việt Nam, Địa Tàng Thiên được trồng khá nhiều tại Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía bắc, nơi có độ cao trên 1000m.

Bài viết Sâm khoai và những lợi ích sức khỏe không phải ai cũng biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sâm khoai hay còn gọi là địa tàng thiên là loại cây lâu năm được trồng ở vùng Andes. Nó được biết đến với thân rễ củ giòn, có vị ngọt đặc trưng. Cấu trúc và hương vị đã được mô tả như là một sự pha trộn dịch vị giữa một quả táo tươi và một quả dưa hấu. Tại Việt Nam, Địa Tàng Thiên được trồng khá nhiều tại Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía bắc, nơi có độ cao trên 1000m.

sam-khoai

Phần rễ tích trữ lớn và ăn được, phần lớn là các đường Oligosaccharid (nên cơ thể không hấp thụ được) tạo cho nó một hương vị ngọt ngào và làm cho sâm khoai được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân tiểu đường, người béo phì thèm ăn ngọt và có tác dụng giải rượu, chống táo bón.

Các tác dụng chính

  • Bồi bổ sức khỏe, chống tiểu đường, hạ đường huyết, chữa đau loét hành tá tràng, dạ dày, giải độc gan (uống rượu mà ăn nó rất khó say), giàu saponin (chống lão hóa), hỗ trợ giảm cân, trị đầy hơi táo bón, tốt cho người già đến trẻ nhỏ.
  • Sâm khoai có thể chế biến được rất nhiều món ăn: Canh bò gà; súp gà; các loại lẩu (trừ lẩu hải sản, do sâm có tính hàn); các món xào; món cho người ăn chay (với đậu phụ, mì và nấm);… Đặc biệt thơm ngon, vị ngọt thay thế mì chính.
  • Có thể ăn sống như củ đậu (thơm mát hơn rất nhiều), làm các món kem, sinh tố, sa lat…

Một số bài thuốc hay từ sâm khoai

Ở Việt Nam, người dân thường sử dụng sâm khoai để trị ho, chữa bệnh gan hoặc phù thũng… Dưới đây là một số bài thuốc từ sâm khoai bạn có thể dễ dàng áp dụng:

  • Giải nhiệt cơ thể, làm mát gan: Lấy lá sâm khoai đem nấu canh ăn hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc gan vô cùng hiệu quả.
  • Chữa bệnh ngoài da như ghẻ lở, làm liền sẹo nhanh chóng: Sử dụng lá, rễ cây sâm khoai đem rửa sạch rồi đun lấy nước tắm sẽ giúp chữa các chứng bệnh ngoài da.
  • Chữa bệnh tiểu đường: Sâm khoai khô 25g hoặc sâm khoai tươi 75g đem sắc với 1 lít nước và uống trong ngày sẽ giúp ổn định đường huyết sau 1 tháng sử dụng.
  • Chữa bệnh cao huyết áp: Hoa sâm khoai tươi hoặc khô 12g đem sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, hạn chế tối đa tình trạng huyết áp tăng đột ngột.

sam-khoai-1

Một số lưu ý khi sử dụng sâm khoai

Sâm khoai có thể gây độc nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng sai cách. Khi sử dụng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi. Do đó, khi sử dụng củ sâm khoai cũng như bất cứ bộ phận nào để làm thuốc nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ, lương y trước khi sử dụng.

Xem thêm: Thực hư chuyện sâm khoai có thể chữa bệnh tiểu đường

Bài viết Sâm khoai và những lợi ích sức khỏe không phải ai cũng biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sam-khoai-va-nhung-loi-ich-suc-khoe-khong-phai-ai-cung-biet-48239/feed/ 0
Cây vối – kháng sinh tự nhiên điều trị hữu hiệu 8 loại bệnh này https://benh.vn/cay-voi-khang-sinh-tu-nhien-dieu-tri-huu-hieu-8-loai-benh-nay-45920/ https://benh.vn/cay-voi-khang-sinh-tu-nhien-dieu-tri-huu-hieu-8-loai-benh-nay-45920/#respond Tue, 02 Jan 2024 04:43:35 +0000 https://benh.vn/?p=45920 Hẳn bạn đã nhận thấy nước vối có mặt khắp nơi những năm qua, trong gia đình, công sở, quán trà đá ven đường… Thực ra vối không chỉ là nguyên liệu cho nước giải khát mà còn được xem như một vị thuốc quý chữa bệnh cho người, đồng thời bổ sung nhiều khoáng chất có lợi cho sức khoẻ.

Bài viết Cây vối – kháng sinh tự nhiên điều trị hữu hiệu 8 loại bệnh này đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trà lá cây vối có mặt khắp nơi những năm qua, trong gia đình, công sở, quán trà đá ven đường… Thực ra vối không chỉ là nguyên liệu cho nước giải khát mà còn được xem như một vị thuốc quý chữa bệnh cho người, đồng thời bổ sung nhiều khoáng chất có lợi cho sức khoẻ. Cùng khám phá ngay tác dụng của cây vối – kháng sinh tự nhiên điều trị 8 bệnh lý sau.

nuoc-tra-la-voi

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae). Đây là loài dễ trồng, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, và có thể tồn tại trên cả các vùng khí hậu khắc nghiệt. Hiện nay nhờ những công dụng tốt cho sức khỏe của lá, nụ và vỏ vối nên người dân trồng vối trên khắp cả nước, dùng hãm uống như nước trà. Nước vối có mùi thơm dễ chịu, vị ngọt thanh mát.

Trong lá, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu. Một số chất kháng sinh được tìm thấy trong vối có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella… Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Dưới đây là 8 công dụng điều trị hữu hiệu của lá vối:

1. Cây vối hỗ trợ bệnh nhân bị gout

tra-la-voi-ho-tro-dieu-tri-benh-gout

Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh – Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn (nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ), giảm béo, lợi tiểu, tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết không tốt, dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây ra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp.

2. Cây vối giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Kết quả nghiên cứu lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh các hợp chất flavonoid trong chè nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên loại trà này sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể và giúp tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thường xuyên.

3. Cây vối điều trị bệnh mỡ máu

Sử dụng lá hay nụ vối từ 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày và uống trong thời gian dài mới có hiệu quả mong muốn.

la-cay-voi-tuoi

4. Cây vối hỗ trợ điều trị bỏng

Vỏ cây vối có tính sát trùng nên khi bỏng nhẹ, lấy vỏ cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra còn chữa ghẻ và vết thương lở loét.

5. Cây vối hỗ trợ chữa ngứa lở và chốc đầu

Như tiêu đề bài viết, lá vối có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn cao. Do đó, một tác dụng của lá vối không thể không nhắc đến  đó là chữa ngửa lở, chốc đầu. Đây là bài thuốc dân gian được lưu truyền nhiều thế hệ cho hiệu quả rất tốt.

Cách dùng: Lấy lá vối tươi lượng vừa đủ nấu kỹ, lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.

6. Cây vối hỗ trợ chữa viêm gan – vàng da

Dùng rễ vối 200 g sắc với 500 ml còn 250 ml uống 2 lần mỗi ngày. Kiên trì uống từ 2-3 tháng có thể thấy hiệu quả rõ rệt bằng sự thay đổi các chỉ số sinh hoá trong gan.

7. Cây vối hỗ trợ chữa chướng bụng – không tiêu

Vỏ thân cây vối 6 – 12 g, sắc kỹ với 500ml còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 – 15 g, sắc với 500ml còn 300ml uống 3 lần trong ngày.

8. Cây vối chữa viêm đại tràng mãn tính – tiêu chảy đau bụng âm ỉ

Sử dụng 200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Xem thêm: Những lợi ích tuyệt vời của cây vối

Bài viết Cây vối – kháng sinh tự nhiên điều trị hữu hiệu 8 loại bệnh này đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cay-voi-khang-sinh-tu-nhien-dieu-tri-huu-hieu-8-loai-benh-nay-45920/feed/ 0
Giá trị tuyệt vời của Gạo lứt https://benh.vn/gia-tri-tuyet-voi-cua-gao-lut-3441/ https://benh.vn/gia-tri-tuyet-voi-cua-gao-lut-3441/#respond Mon, 18 Dec 2023 14:00:14 +0000 http://benh2.vn/gia-tri-tuyet-voi-cua-gao-lut-3441/ Cũng như các loại ngũ cốc thông dụng khác, cách dùng gạo lứt đơn giản nhất là nấu cơm ăn hằng ngày. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực bổ dưỡng và phòng chống bệnh tật, đồng thời cũng để khắc phục tính chất khô khan, khó ăn của gạo lứt, người ta thường chế biến thành nhiều dạng khác nhau; đồng thời tìm cách phối hợp với các thực phẩm khác tạo thành những món ăn hấp dẫn và độc đáo.

Bài viết Giá trị tuyệt vời của Gạo lứt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời gian gần đây Gạo lứt rất nổi tiếng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, thậm chí còn có tác dụng chữa bệnh. Vậy thực sự tác dụng của Gạo lứt tới đâu, có hiệu quả tốt với các bệnh lý gì? Hãy cùng benh.vn khám phá trong bài viết dưới đây.

Gạo lứt chứa thành phần dinh dưỡng gì

Ngoài vỏ ra, hạt thóc còn có 3 phần chính là lớp cám, phôi và nội nhũ. Nội nhũ chiếm phần lớn và chủ yếu là glucid có giá trị chính cung cấp năng lượng. Lớp cám và phôi tuy chỉ chiếm 10% hạt nhưng lại có tới 65% các chất giá trị nhất về mặt dinh dưỡng.

Hai phần này rất giàu hoạt chất sinh học tự nhiên như các loại vitamin B1, B2, B6, PP, E, acid folic, acid pantothenic, choline, biotin…, các vi khoáng, chất xơ, lignin; chứa khoảng 120 chất kháng ôxy hóa và hàng trăm hoạt chất hóa học tự nhiên khác vốn có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất có liên quan đến sức khỏe của con người.

Phần phôi và cám gạo lứt cũng là nguồn giàu chất béo thực vật để sản xuất dầu cám vốn chứa rất nhiều omega-3 và acid omega-6 có vai trò ức chế và loại trừ các gốc tự do. Chính vì vậy, ngày 8-5-2008, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép gạo lứt được mang nhãn hiệu “hạt toàn phần” (Whole grain) có lợi cho sức khỏe, giúp phòng ngừa và hỗ trợ trị liệu bệnh tật.

Cách dùng Gạo lứt

Cũng như các loại ngũ cốc thông dụng khác, cách dùng gạo lứt đơn giản nhất là nấu cơm ăn hằng ngày. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực bổ dưỡng và phòng chống bệnh tật, đồng thời cũng để khắc phục tính chất khô khan, khó ăn của gạo lứt, người ta thường chế biến thành nhiều dạng khác nhau; đồng thời tìm cách phối hợp với các thực phẩm khác tạo thành những món ăn hấp dẫn và độc đáo. Dưới đây, xin giới thiệu một số công thức điển hình:

Bài 1: Gạo lứt 500 g, lạc nhân 200 g, vừng đen 50 g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tất cả đãi sạch, sấy khô rồi rang từng thứ cho chín thơm là được. Tiếp đó, đem giã hoặc xay vụn thành bột, trộn đều 3 thứ với nhau, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy một lượng bột thích hợp hòa với nước sôi, khuấy đều thành dạng bột đặc, chế thêm đường đỏ, dùng làm đồ điểm tâm hằng ngày.

Công dụng: Kiện tì ích vị, nhuận tràng.

Bài 2: Gạo lứt 500 g, gạo tẻ thường 200 g, hồng táo 20 g. Gạo lứt đãi sạch, ngâm với nước qua 1 đêm. Gạo tẻ đãi sạch rồi trộn đều với gạo lứt cho vào nồi đun sôi, bỏ hồng táo và nấu đến chín là được, dùng làm cơm ăn hằng ngày.

Công dụng: Bổ khí kiện tì, dưỡng huyết an thần.

Bài 3: Gạo lứt 150 g, đậu hòa lan non 50 g, nước luộc gà lượng vừa đủ. Gạo lứt đãi sạch ngâm nước 2 giờ, đậu hòa lan rửa sạch. Hai thứ đem hấp cách thủy trong 20 phút rồi lấy nước luộc gà nấu chín thành cơm ăn hằng ngày. Công dụng: Kiện tì ích vị, bổ khí dưỡng huyết, lợi thủy tiêu thũng.

Bài 4: Gạo lứt 100 g, gạo nếp 50 g, lệ chi nhục 40 g, long nhãn nhục 20 g, đường đỏ lượng vừa đủ. Gạo lứt đãi sạch ngâm nước 2 giờ, gạo nếp đãi sạch ngâm nước 1 giờ, long nhãn nhục và lệ chi rửa sạch. Cho gạo lứt và gạo nếp vào nồi đun sôi, bỏ long nhãn nhục và lệ chi vào nấu trong 40 phút là được.

Công dụng: Kiện tì ích vị, dưỡng huyết an thần, nhuận tràng.

Bài 5: Gạo lứt 500 g, đậu đỏ 60 g. Hai thứ đãi sạch, đem ngâm nước trong 2 giờ. Sau đó, cho đậu đỏ vào nồi, đổ một lượng vừa đủ nấu sôi trong 20 phút rồi cho gạo lứt vào nấu đến chín là được, dùng làm cơm ăn hằng ngày. Công dụng: Kiện tì ích vị, lợi thủy tiêu thũng.

Bài viết Giá trị tuyệt vời của Gạo lứt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gia-tri-tuyet-voi-cua-gao-lut-3441/feed/ 0
Tác dụng của cây vối và cách sử dụng cây vối chữa bệnh hiệu quả https://benh.vn/nhung-loi-ich-tuyet-voi-cua-cay-voi-4631/ https://benh.vn/nhung-loi-ich-tuyet-voi-cua-cay-voi-4631/#respond Mon, 04 Dec 2023 05:07:22 +0000 http://benh2.vn/nhung-loi-ich-tuyet-voi-cua-cay-voi-4631/ Từ thời xa xưa, các cụ nhà ta đã dùng lá vối, nụ vối để đun, hãm.. làm nước uống hàng ngày và sử dụng để chữa bệnh… Cây vối có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng cần dựa trên tính năng của từng bộ phận trên cây để đạt kết quả tốt nhất. 

Bài viết Tác dụng của cây vối và cách sử dụng cây vối chữa bệnh hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ thời xa xưa, các cụ nhà ta đã dùng lá vối, nụ vối để đun, hãm.. làm nước uống hàng ngày và sử dụng để chữa bệnh… Tác dụng của cây vối đối với sức khỏe đã đượ chứng minh cả trong thực tiễn lẫn nghiên cứu khoa học. Vậy, sử dụng cây vối như thế nào? Các bộ phận trên cây vối có tác dụng gì cho sức khỏe?

cay-voi

Lá vối, nụ vối đều được sử dụng để pha trà và làm thuốc.

Tìm hiểu về cây Vối

Cây vối rất quen thuộc với những người ở vùng nông thôn Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại cây này. Đây cũng là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe nữa.

Thông tin chung về cây Vối

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Vối thuộc loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12 -15m.

Vỏ cây màu nâu đen, nứt dọc, cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn. Lá hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới.

Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm. Hoa nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7. Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím. Lá vối, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu.

Cây Vối mọc hoang và được trồng ven bờ ao, bờ suối ở nhiều nơi đặc biệt là tại miền Bắc, miền Trung.

cay-voi-moc-o-bo-ao

Cây Vối trong ký ức rất nhiều người Việt Nam gắn liền với làng quê, ao vườn

Cây vối có hai loại

  • Loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp.
  • Loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ.

Thành phần hoá học chính của cây vối

  • Trong lá vối có: tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Các bộ phận khác chứa sterol, chất béo…

Tác dụng của cây vối

Tác dụng của cây vối đối với sức khỏe đã được chứng minh trong cả Tây Y và Đông Y, cũng như được sử dụng nhiều hàng ngàn năm nay ở Việt Nam và trên thế giới. Hãy xem cây Vối thực sự có tác dụng gì nhé.

Các tác dụng chung của cây vối

  • Thanh nhiệt giải biểu.
  • Sát trùng.
  • Chỉ dương.
  • Tiêu trệ…

Các bộ phận của cây vối được sử dụng

  • Nụ hoa: có thể sử dụng tươi nhưng thường phơi khô trước khi sử dụng
  • Vỏ: thường sử dụng dạng thái lát phơi khô
  • Thân: ít được sử dụng hơn.
  • Lá: thường sử dụng dạng tươi pha trà
  • Rễ: sử dụng dạng phơi khô, thái lát.

nu-voi

Nụ Vối rất nổi tiếng tại Việt Nam để pha trà uống thanh nhiệt, giải độc

Tác dụng của cây vối trong cuộc sống

Trong cuộc sống, cây vối có nhiều tác dụng khác nhau, tùy thuộc vào bộ phận được sử dụng.

Nụ vối và lá vối và tác dụng của cây vối

Tác dụng:

  • Giải khát.
  • Kích thích tiêu hóa.
  • Giúp ăn ngon miệng.
  • Chống đầy bụng.
  • Dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu hóa…

Cách sử dụng:

Dùng để pha trà, uống thay nước lọc

  • Rửa sạch lá vối, nụ vối.
  • Cho nụ vào nồi đun hoặc hãm như nước chè (có thể dùng 6-12g nụ vối/ngày)
  • Lá vối trần qua rồi cho lá vào ấm hãm như nước chè (lá vối có thể dùng khô hoặc tươi, trần lá vối khi uống nước sẽ xanh và ngon hơn)

Dùng để chữa mụn nhọt lở loét ngoài da

  • Rửa sạch lá vối (khô hoặc tươi)
  • Cho vào nồi đun lấy nước đặc.
  • Dùng hỗn hợp nước để gội đầu chữa chốc lở..
  • Gội 2 lần/tuần đến khi vết chốc lở khô và khỏi hẳn.

Dùng để chữa viêm họng, bệnh đường ruột

  • Dùng dưới dạng thuốc sắc.
  • Thuốc cao.
  • Thuốc viên.
  • Muối natri.

Vỏ cây vối và tác dụng của cây vối

Tác dụng:

Chữa bỏng, giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng

Cách sử dụng:

  • Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch.
  • Cho vào cối giã nát sau đó hòa với nước sôi để nguội.
  • Lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng.
  • Bôi ngày 2 lần cho đến khi vết bỏng lành.

Rễ cây vối và tác dụng của cây vối

Tác dụng:

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, vàng da

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch rễ vối.
  • Đun lấy nước uống (cần tham khảo ý kiến của bác sỹ)
la-gan
Vối có tác dụng tốt trong bảo vệ gan

Một số bài thuốc trị liệu từ Vối

Một số bài thuốc trị liệu từ Vối rất dễ thực hiện tại nhà cho mọi người với nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền.

Cây vối có tác dụng chữa đầy bụng, không tiêu

  • Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày.
  • Nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.

Cây vối có tác dụng giúp giảm mỡ máu

Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày.

Tóm lại: Vối là một cây trồng rất phổ biến ở Việt Nam, các bộ phận của cây Vối đều có tác dụng tốt với sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách và thường xuyên. Hãy ra ngoài vườn nhà bạn, hái một nắm lá vối và pha nước dùng hàng ngày để thấy hiệu quả kỳ diệu do loại cây rất “bình thường” này mang lại!

Bài viết Tác dụng của cây vối và cách sử dụng cây vối chữa bệnh hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-loi-ich-tuyet-voi-cua-cay-voi-4631/feed/ 0
Sâm tố nữ – chứa hoạt chất mạnh gấp 10.000 lần estrogen từ mầm đậu nành https://benh.vn/sam-to-nu-chua-hoat-chat-manh-gap-10-000-lan-estrogen-tu-mam-dau-nanh-48827/ https://benh.vn/sam-to-nu-chua-hoat-chat-manh-gap-10-000-lan-estrogen-tu-mam-dau-nanh-48827/#respond Sun, 19 Nov 2023 01:30:27 +0000 https://benh.vn/?p=48827 Mầm đậu nành được biết đến là thảo dược hàng đầu giúp bổ sung nội tiết tố cho phái đẹp với các hoạt chất phytoestrogen là những loại estrogen có nguồn gốc thực vật. Thế nhưng mới đây, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một thảo dược có hoạt tính estrogen mạnh gấp nhiều lần so với 2 hoạt chất chính trong mầm đậu nành, đó chính là Sâm tố nữ.

Bài viết Sâm tố nữ – chứa hoạt chất mạnh gấp 10.000 lần estrogen từ mầm đậu nành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mầm đậu nành được biết đến là thảo dược hàng đầu giúp bổ sung nội tiết tố cho phái đẹp với các hoạt chất phytoestrogen là những loại estrogen có nguồn gốc thực vật. Thế nhưng mới đây, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một thảo dược có hoạt tính estrogen mạnh gấp nhiều lần so với 2 hoạt chất chính trong mầm đậu nành, đó chính là Sâm tố nữ.

sâm tố nữ

Vậy, Sâm tố nữ là cây gì?

Sâm tố nữ có tên khoa học là Pueraia mirifica. Theo giới khoa học, loài sâm đặc biệt này mọc ở một số tỉnh miền núi cao phía Bắc của Thái Lan và Myanmar. Phụ nữ ở 2 đất nước này thường sử dụng Sâm tố nữ một như một phương thuốc “cải lão hoàn đồng”, giúp da căng mịn, giảm nếp nhăn, cải thiện sinh lý, tăng cường sức khỏe,… Tại Việt Nam, loại cây này được phát hiện từ năm 2000, phân bổ chủ yếu ở vùng núi cao các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang…

Sâm tố nữ còn có tên gọi dân giã là cây sắn dây củ tròn. Vì có những tác dụng tuyệt vời cho chị em phụ nữ nên loài cây này được dân gian gọi như một loại sâm: Sâm tố nữ (Loại sâm giúp phụ nữ hồi xuân).

Thành phần hóa học

Trong Sâm tố nữ có nhiều hoạt chất quý như: miroestrol, deoxymiroestrol,… là những phyto-estrogen (estrogen có nguồn gốc thực vật) có hoạt tính rất cao. Estrogen là một nhóm các hợp chất đóng vai trò là hormon sinh dục nữ, rất cần thiết đối với nữ giới: Có thể nói nó quyết định đến khả năng hấp dẫn của phái đẹp.

Phát biểu tại Hội thảo ngày 08/11/2018 vừa qua về Công dụng của Sâm tố nữ với sắc đẹp và sinh lý nữ, PGS.TS Nguyễn Thượng Dong cho biết: “Sâm tố nữ là thảo dược có thể giải quyết được cả 3 vấn đề: sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ, nhất là các vấn đề thường gặp của phụ nữ sau tuổi 35. Các nghiên cứu tại Bệnh viện Hat Yai (Thái Lan), Đại học Chulalongkorn Thái Lan và Anh Quốc đã cho thấy Sâm tố nữ chứa ít nhất 17 hoạt chất có tác dụng tương tự estrogen. Đặc biệt là Deoxymiroestrol – hoạt chất quý hiếm chỉ có duy nhất ở Sâm tố nữ có tác dụng estrogen mạnh gấp 1.000 và 10.000 lần so với 2 hoạt chất chính có tác dụng estrogen trong mầm đậu nành là Genistein và Daidzein. Thảo dược này cũng được chứng minh là an toàn cho người sử dụng.”

Ngoài ra theo đánh giá và so sánh của giới khoa học thì hàm lượng estrogen có trong cây sâm tố nữ là cao nhất trong các loại thảo dược hiện có trên thị trường hiện nay.

Công dụng của sâm tố nữ

Sâm tố nữ có các công dụng chính sau:

  • Phát triển các mô ngực một cách tự nhiên
  • Giúp ngực phát triển đều, săn chắc (Không chảy xệ)
  • Tác dụng làm đẹp da, giảm hiện tượng lão hóa
  • Tác dụng kéo dài tuổi thanh xuân, giúp chị em luôn khỏe, đẹp.

Đối tượng sử dụng

  • Chị em phụ nữ có kích thước vòng 1 khiêm tốn
  • Những chị em có vòng 1 bị chảy xệ do nhiều nguyên nhân
  • Chị em phụ nữ ở tuổi trung niên, đang có hiện tượng lão hóa.

Bài viết Sâm tố nữ – chứa hoạt chất mạnh gấp 10.000 lần estrogen từ mầm đậu nành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sam-to-nu-chua-hoat-chat-manh-gap-10-000-lan-estrogen-tu-mam-dau-nanh-48827/feed/ 0
Đinh hương – Cây thuốc nam quý và những tác dụng tốt đối với sức khỏe https://benh.vn/dinh-huong-cay-thuoc-nam-quy-va-nhung-tac-dung-tot-doi-voi-suc-khoe-5613/ https://benh.vn/dinh-huong-cay-thuoc-nam-quy-va-nhung-tac-dung-tot-doi-voi-suc-khoe-5613/#respond Thu, 24 Aug 2023 05:00:14 +0000 http://benh2.vn/dinh-huong-cay-thuoc-nam-quy-va-nhung-tac-dung-tot-doi-voi-suc-khoe-5613/ Loại thảo mộc này có tên như vậy sở dĩ vì nó có hình dáng giống chiếc đinh, tỏa ra mùi thơm nên có tên là đinh hương. Đinh hương là một vị thuốc nam quý có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà nhiều người trong chúng ta chưa biết tới.

Bài viết Đinh hương – Cây thuốc nam quý và những tác dụng tốt đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Loại thảo mộc này có tên như vậy sở dĩ vì nó có hình dáng giống chiếc đinh, tỏa ra mùi thơm nên có tên là đinh hương. Đinh hương là một vị thuốc nam quý có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà nhiều người trong chúng ta chưa biết tới.

Tìm hiểu về đinh hương

Đinh hương là một loài thực vật trong họ Đào kim nương có các chồi hoa khi phơi khô có mùi thơm.

Đinh hương có nguồn gốc ở Indonesia và được sử dụng như một loại gia vị trong chế biến các món ăn.

Đinh hương có thể cao tới 10–20 m, có các lá hình bầu dục lớn và các hoa màu đỏ thẫm mọc thành cụm ở đầu cành. Các chồi hoa ban đầu có màu nhạt và dần dần trở thành màu lục, sau đó chúng phát triển thành màu đỏ tươi, là khi chúng có thể thu hoạch.

cây đinh hương

Đinh hương là một loài thực vật trong họ Đào kim nương, hình dạng giống chiếc đinh, khi phơi khô có mùi thơm

Những tác dụng tốt của đinh hương với sức khỏe

Trị ho

Đinh hương có tác dụng loại bỏ đờm và vi khuẩn gây bệnh trong cổ họng vì nó có tính kháng khuẩn rất cao. Ngậm hỗn hợp bột đinh hương trộn với một chút muối tinh sạch có thể giúp bạn thoát khỏi những cơn ho dai dẳng.

Trị mụn

Đinh hương có tính kháng khuẩn cao. Trộn một chút bột đinh hương đã tán nhuyễn với mật ong thoa lên những nốt mụn, đinh hương cùng mật ong sẽ chống lại sự nhiễm trùng và hạn chế mụn lan truyền ra những vùng xung quanh.

Chữa đau răng

Chà một chút tinh dầu đinh hương vào chỗ răng bị viêm nhiễm, đau nhức, sau một vài phút bạn sẽ có cảm giác bị tê, giảm đau, sát khuẩn hiệu quả. Đinh hương cũng chính là một thành phần để chế biến ra các loại kem đánh răng, nước xúc miệng, thuốc chữa đau răng, thuốc làm trắng răng…

Ngoài ra, mùi hương của tinh dầu này còn có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ mùi hôi răng miệng. Hòa vài giọt tinh dầu đinh hương vào nước và súc miệng hàng ngày sẽ cải thiện dần những mùi hôi khó chịu.

Trị rối loạn tiêu hóa

Đinh hương có khả năng thúc đẩy các enzyme giúp kích thích quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa vì vậy nên nó thường dược dùng để chữa một số bệnh về dạ dày, trị đầy bụng, khó tiêu.

Chà một chút tinh dầu đinh hương vào chỗ răng bị viêm nhiễm, đau nhức, sau một vài phút bạn sẽ có cảm giác bị tê, giảm đau hiệu quả.

Giảm căng thẳng mệt mỏi

Mùi hương dễ chịu của tinh dầu đinh hương có thể làm giảm stress và cảm giác mệt mỏi. Dùng một vài cây đinh hương và một vài lá húng quế, bạc hà đe, đun sôi. Dùng nước này pha với chè đen, cho một chút mật ong khi uống sẽ giúp bạn quên đi những mệt mỏi, căng thẳng.

Giảm đau nhức xương, khớp

Ngâm đinh hương, quế, gừng vào rượu trắng khoảng 7 ngày là bạn đã có một chai dầu xoa bóp chữa trị bệnh đau khớp hữu hiệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nhỏ hỗn hợp này rồi sao nóng và chườm lên chỗ đau mỏi, hiệu quả sẽ rõ rệt.

Sát khuẩn

Đinh hương có tính sát trùng rất cao nên dầu đinh hương thường được sử dụng để điều trị các vết thương ngoài da như nhiễm trùng, bầm tím, vết cắt, nấm, ghẻ, vết côn trùng đốt…

Hơn nữa, loại thảo dược này còn được sử dụng để trị mụn trứng cá, dưỡng da… nhưng dầu đinh hương khá mạnh, nên lưu ý khi bạn sử dụng trên da hãy nhớ pha loãng tinh dầu này.

Chữa đau đầu

Dầu đinh hương trộn với muối và áp dụng thoa trên trán sẽ có tác dụng làm mát và giúp đỡ giảm thiểu sự đau đầu.

viêm bờ mi

Dầu đinh hương là một phương thuốc gia đình vô cùng hiệu quả để điều trị chứng viêm bờ mi.

Tiểu đường

Dầu đinh hương ngoài tác dụng lọc máu, còn có thể giúp đỡ bạn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, do đó nó rất hữu ích cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng viêm trên lông mi và là một tình trạng rất khó chịu. Nó không chỉ gây đau đớn mà còn khiến các hoạt động của mắt rất khó khăn.

Dầu đinh hương là một phương thuốc gia đình vô cùng hiệu quả để điều trị chứng viêm bờ mi. Tuy nhiên, khi sử dụng đinh hương để chữa viêm bờ mi cần có sự chỉ định của bác sỹ.

Những ứng dụng của đinh hương trong cuộc sống hàng ngày

– Đinh hương là một loại hương liệu đặc trưng và thơm ngon, dầu đinh hương được thêm vào trong nhiều loại thức ăn để làm dậy thêm mùi vị. Nó được thêm vào trong nhiều món ăn ở Ấn Độ, dưa chua, nước tương, các loại bánh, gia vị…

– Cho vài mẩu đinh hương vào thùng đựng gạo, đảo đều sẽ giúp gạo không bị mối mọt và ký sinh trùng.

– Dầu đinh hương được ứng dụng làm xà phòng, nước hoa do nó có hương thơm rất đặc trưng nhẹ nhàng và chứa chất khử trùng hiệu quả.

– Dầu đinh hương thường được thêm vào trong các loại kem, mỹ phẩm bởi nó là loại tinh dầu thường dùng để massage nhằm giảm đau đớn và căng thẳng.

Dầu đinh hương được ứng dụng làm xà phòng, nước hoa do nó có hương thơm rất đặc trưng nhẹ nhàng và chứa chất khử trùng hiệu quả.

Một số bài thuốc hay từ đinh hương

Trị đau nhức xương khớp

– Tinh dầu đinh hương 20g; long não 12g; lá lốt 12g; tầm gửi cây dâu 12g; tục đoạn 12g; muối sống 5g; 250ml sắc còn 150ml.

– Ngâm bàn tay, chân trong 30 phút trong các buổi tối rồi lau khô trước khi ngủ.

 Trị đau nhức răng

– Tinh dầu đinh hương 9g; tinh dầu gừng 2g; menthol 5g; campho 12g; cồn 7o vừa đủ 100ml có tác dụng rất tốt trong sát trùng, gây tê, kháng viêm trong đau nhức răng, viêm lợi răng (Viêm nha chu).

– Dùng tăm bông chấm thuốc vào nơi răng đau 2 – 3 lần trong ngày có tác dụng dịu đau ngay.

Trị đau do loét dạ dày tá tràng

– Đinh hương 30g, bột Long cốt 300g, Mẫu lệ 300g, bột mì 120g, tất cả tán bột mịn trộn đều gói thành gói 6g mỗi gói. Mỗi lần uống 1 gói, ngày uống 2 – 3 lần với nước sôi ấm. Trường hợp lóet bao tử ợ chua nhiều uống rất tốt.

– Đinh hương chỉ thống tán: Diên hồ sách 10g, Ngũ linh chi 6g, Đương qui 10g, Quất hồng 6g, Đinh hương 4g, tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 2 – 3 lần với nước sôi ấm. Trường hợp chảy máu tuyệt đối không dùng.

Lời kết

Đinh hương không những là một loại gia vị, một loại hương liệu có hương vị đặc trưng mà còn là một cây thuốc quý. Đinh hương có rất nhiều tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả mà nổi bật nhất là chữa đau nhức răng. Tuy nhiên dầu đinh hương nguyên chất rất mạnh nên khi sử dụng nhất là sử dụng trực tiếp trên da bạn nên pha loãng để tránh gây mẫn cảm và cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.

Bài viết Đinh hương – Cây thuốc nam quý và những tác dụng tốt đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dinh-huong-cay-thuoc-nam-quy-va-nhung-tac-dung-tot-doi-voi-suc-khoe-5613/feed/ 0
Bí ngô là thuốc bổ https://benh.vn/bi-ngo-la-thuoc-bo-2500/ https://benh.vn/bi-ngo-la-thuoc-bo-2500/#respond Wed, 16 Aug 2023 14:15:18 +0000 http://benh2.vn/bi-ngo-la-thuoc-bo-2500/ Nói tới bí ngô, bí đỏ không ít người cho rằng đó là loại thực phẩm dân dã " quá quê", tuy nhiên đây là vị thuốc tự nhiên quý giá mà tạo hóa đã ban cho con người. Bí đỏ không chỉ  có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Bài viết Bí ngô là thuốc bổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nói tới bí ngô, bí đỏ không ít người cho rằng đó là loại thực phẩm dân dã ” quá quê”, tuy nhiên đây là vị thuốc tự nhiên quý giá mà tạo hóa đã ban cho con người. Bí đỏ không chỉ  có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng chữa bệnh.

bí ngô

Tìm hiểu về bí ngô

Bí đỏ có tên gọi là bí ngô, tên khoa học là Cucurbita pepo. Bí ngô là đặc sản vùng Nam Á, Đông Nam Á, Nam Trung Quốc.

Theo Y Học Cổ Truyền, bí ngô có vị ngọt và tính ấm có thể bổ trung ích khí, tiêu viêm chỉ thống, giải độc và dưỡng tâm bổ phế. Thường được dùng để chữa ung thư cao huyết áp và đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi..

Hoa và lá bí đỏ tính lương, vị ngọt vào 2 kinh tâm, vị có tác dụng thanh thấp nhiệt, tiêu thũng, trị vàng da, lỵ, ho, ung thư, thủng độc.

Giá trị dinh dưỡng của bí ngô

Bí ngô chứa hàm lượng calo và chất béo rất thấp. Trung bình 1kg bí ngô thì chứa khoảng 40 calo.. do vậy bí ngô là thực phẩm ưu tiên cho việc giảm béo. Loại thực phẩm này còn chứa chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên không gây béo phì và tốt cho hệ tiêu hóa.

Sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm đẩy nhanh quá trình tạo máu và huyết tố cầu, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch. Các chất  khác  như: beta caroten, gluxit, prôtit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác trong bí ngô cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Tác dụng của bí đỏ

Bí đỏ có chứa tinh bột, protein, caroten, vitamin B vitamin C, vitamin K, vitamin T canxi,  phốt pho và những yếu tố khác. Bí đỏ không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng điều trị một số bệnh.

Bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt cho tiêu hóa

Ruột bí đỏ có chứa vitamin và pectin có tác dụng cải thiện chức năng của ruột khi bị táo bón đặc biệt có thể loại bỏ độc tố và những vi khuẩn gây hại đối với cơ thể đặc biệt là chất kim loại nặng như chì, thủy ngân và phóng xạ. Pectin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp cho hệ tiêu hóa của người bị bệnh về dạ dày hoạt động tốt hơn.

Hạn chế và kiểm soát bệnh tiểu đường

Loại bí tốt nhất là loại mới rụng rốn, có tác dụng làm giảm các cơn đau đầu, giảm đường máu đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Trong mọi hoạt động trao đổi chất của cơ thể, loại thực phẩm này, đẩy mạnh chức năng tạo máu và tham gia vào công việc tổng hợp Vitamin B12, cần thiết trong việc phòng chống bệnh tiểu đường, giúp hạn chế và kiểm soát lượng đường trong máu.

Phòng chống bệnh tim mạch

Bí ngô cũng là loại thực phẩm không thể thiếu cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và huyết áp vì chất peptit có trong bí ngô có tác dụng trung hòa và làm giảm lượng cholesterol, phục hồi các tế bào sản sinh insulin bị tổn thương, từ đó cải thiện lượng insulin trong máu.

Sự kết đọng chất béo làm thành mạch máu mất tính đàn hồi nên huyết áp tăng. Vết kết đọng này kéo theo sự oxyd-hoá lipoprotein và tạo xơ động mạch, thành mạch dày thêm và mạch máu giảm khẩu độ, sự tuần hoàn thêm trì trệ, dẫn tới thiểu năng động mạch vành. “Máu nhiễm mỡ” cũng tạo thuận lợi cho sự kết đọng tiểu cầu, sản sinh ra máu cục; máu cục làm tắc nghẽn mạch máu tim gây chết đột tử do nhồi máu cơ tim; nó vào não gây tai biến mạch máu não. Rõ ràng việc ăn kiêng để tiêu hoa mỡ là biện pháp tiên khởi phòng chống các bệnh tim mạch.

Xơ động mạch do lipoprotein LDL oxyd hoá. Beta-caroten trong bí đỏ có khả năng chống oxyd hoá nên hữu ích trong trường hợp này.

Chất xơ trong bí đỏ khoá hoạt tính của cholesterol và kéo theo phân. Chúng ta biết rằng chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hoá mới ngấm được vào máu. Cholesterol bị khoá hoạt tính nên cả cholesterol và chất béo đều không vào máu và bị bài xuất theo phân. Kết quả là cholesterol và chất béo đều giảm, đồng thời giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Trên toàn thế giới, việc trị liệu bằng bí đỏ ngày càng được áp dụng nhiều. Sử dụng thường xuyên bí đỏ trong thức ăn có khả năng ngăn chặn nhiều bệnh nghiêm trọng, như nhồi máu cơ tim, thiểu năng tim và ung thư.

Trị giun sán

Hạt bí ngô có chứa nhiều dầu béo và là vị thuốc tốt cho việc trị giun sán, có thể dùng ở mọi lứa tuổi. Từ lâu người dân đã dùng hạt bí ăn sống hoặc rang chín để trừ giun sán có hiệu quả.

Nhuận tràng

Quả bí còn non có tác dụng nhuận tràng hơn bí chín. Người mập phì thường táo bón. Ăn bí đỏ vừa giảm cân vừa nhuận tràng

Tốt cho xương và mắt

Loại thực phẩm này giàu caroten, trong cơ thể loại chất này được chuyển hóa thành Vitamin A giúp duy trì thể lực. Chất khoáng và canxi, natri, kali có trong bí đỏ có tác dụng đặc biệt với người già và bệnh huyết áp. Giúp ngăn ngừa loãng xương và tăng huyết áp. Hơn nữa nó còn chứa magie, phốt pho, sắt, đồng, mangan, crôm và nhiều yếu tố khác giúp xương phát triển.

Cải thiện da, giúp nhanh liền sẹo

Thành phần các chất chống oxi hóa có trong quả bí ngô giúp chống lại hiện tượng viêm nhiễm trong cơ thể, đặc biệt là các vết viêm nhiễm ở da, giúp da nhanh liền sẹo và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da khác như: eczema, vẩy nến, chàm…

Tốt cho não và phụ nữ mang thai

Trong bí đỏ có chứa chất cần thiết cho hoạt động của não bộ là acid glutamin. Chất này có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thần kinh, trợ giúp cho các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai ăn hạt và hoa bí ngô không chỉ giúp cho thai nhi phát triển tế bào não, tăng cường sức sống cho thai nhi, mà còn giúp phòng ngừa và điều trị chứng phù, tăng huyết áp và các biến chứng khác khi mang thai. Đặc biệt giúp phòng chống bệnh sốt xuất huyết sau khi đẻ.

Xem thêm: Bí ngô, nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời

Bài viết Bí ngô là thuốc bổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-ngo-la-thuoc-bo-2500/feed/ 0
Củ Dong riềng đỏ – Vị thuốc ‘Thần’ cho người nguy cơ đau ngực do bệnh mạch vành https://benh.vn/cu-dong-rieng-do-vi-thuoc-than-cho-nguoi-nguy-co-dau-nguc-do-benh-mach-vanh-9970/ https://benh.vn/cu-dong-rieng-do-vi-thuoc-than-cho-nguoi-nguy-co-dau-nguc-do-benh-mach-vanh-9970/#respond Mon, 07 Aug 2023 07:26:24 +0000 http://benh2.vn/cu-dong-rieng-do-vi-thuoc-than-cho-nguoi-nguy-co-dau-nguc-do-benh-mach-vanh-9970/ Theo đông y củ dong riềng đỏ có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ áp, lợi huyết, bổ tim. Lá và thân cây dong riềng đỏ có tác dụng làm êm dịu và giảm kích thích, chữa được nhiều bệnh lý khó trị bằng Tây y.

Bài viết Củ Dong riềng đỏ – Vị thuốc ‘Thần’ cho người nguy cơ đau ngực do bệnh mạch vành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Củ Dong riềng đỏ, còn gọi là khoai riềng, khoai đao, khương vu…, loại cây này trồng phổ biến ở nhiều vùng nông thôn nước ta. Củ Dong riềng biết đến như là loại nguyên liệu làm miến, làm lương thực trong những năm khó khăn. Nhưng không phải nhiều người biết đến công dụng đặc biệt chữa bệnh tim mạch của nó.

Củ dong riềng

Củ Dong riềng đỏ – vị thuốc quý của Đông y.

Theo đông y củ dong riềng đỏ có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ áp, lợi huyết, bổ tim. Lá và thân cây dong riềng đỏ có tác dụng làm êm dịu và giảm kích thích.

Tác dụng quý nhất của củ dong riềng đỏ là “Hỗ trợ điều trị chứng đau thắt ngực do tắc nghẽn động mạch vành”. Đây là kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào người Dao ở miền Tây Bắc Việt Nam. Loại cây này đã được nhiều người sử dụng làm thuốc chữa các bệnh liên quan đến tim mạch.

Ngoài việc hỗ trợ điều trị chứng đau thắt ngực do tắc nghẽn động mạch vành, củ dong riềng đỏ hiện nay còn được sử dụng điều trị các bệnh về tim mạch nữa như: chữa suy tim, điều hòa nhịp tim, giãn vi mạch vành, hạ huyết áp, giảm đau ngực nhanh, làm sạch lòng mạch vành, an thần…

Nên lưu ý rằng, có hai loại củ dong riềng là củ dong riềng trắng và đỏ. Để có tác dụng trong quá trình điều trị, nên dùng loại củ dong riềng đỏ.

Sau đây là một số bài thuốc thường được dùng trong dân gian:

Củ dong riềng đỏ sao khô, dùng 100g lá sắc uống hàng ngày giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

Riêng với các bệnh về tim mạch dùng 100g củ dong riềng đỏ nấu với 1/4 quả tim lợn. Một tuần dùng 3 lần, ăn hàng ngày. Có thể ăn cùng với cơm thay canh.

Bệnh lý động mạch vành hay còn được viết đến dưới nhiều thuật ngữ chuyên môn khác như: suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đau thắt ngực không ổn định là tình trạng hẹp hay tắc nghẽn lòng động mạch do xơ vữa động mạch vành dẫn đến thiếu máu nuôi cơ tim với triệu chứng điển hình là đau thắt ngực.

Cẩm nang y học Benh.vn (Theo TPO)

Bài viết Củ Dong riềng đỏ – Vị thuốc ‘Thần’ cho người nguy cơ đau ngực do bệnh mạch vành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cu-dong-rieng-do-vi-thuoc-than-cho-nguoi-nguy-co-dau-nguc-do-benh-mach-vanh-9970/feed/ 0