Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 23 Aug 2023 09:42:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Xử trí bệnh nhân bị đuối nước https://benh.vn/xu-tri-benh-nhan-bi-duoi-nuoc-3933/ https://benh.vn/xu-tri-benh-nhan-bi-duoi-nuoc-3933/#respond Tue, 22 Aug 2023 04:46:19 +0000 http://benh2.vn/xu-tri-benh-nhan-bi-duoi-nuoc-3933/ Ngạt nước hay gặp vào mùa hè, thường xảy ra ở các bể bơi, ao, hồ, sông ngòi, biển… Việc sơ cứu ban đầu đúng và kịp thời là hết sức quan trọng góp phần cứu sống bệnh nhân, giảm tỷ lệ biến chứng và di chứng.

Bài viết Xử trí bệnh nhân bị đuối nước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đuối nước là một tai nạn thường gặp, nếu xử lý đúng cách có thể cứu mạng nạn nhân. Sau đây benh.vn sẽ hướng dẫn mọi người cách xử lý đuối nước theo hướng dẫn của các chuyên gia tại BV TW.

bi-duoi-nuoc

1. Đại cương đuối nước

Đuối nước (ngạt nước) được định nghĩa là quá trình tổn thương đường hô hấp do phần mặt hoặc toàn bộ cơ thể bị ngập trong chất lỏng.

Như vậy, quá trình ngạt nước có thể xảy ra ở những trường hợp bệnh nhân bị ngã hoặc úp mặt vào chậu nước.

Cho đến nay, ngạt nước vẫn là một trong những tai nạn hay gặp, là nguyên nhân tử vong cao ở trẻ em tại cộng đồng.

Nhóm có tỷ lệ tử vong cao vì ngạt ngước thường là trẻ em, người già, người bị động kinh, đặc biệt là nam thanh niên thường liên quan đến lạm dụng rượu.

Ngạt nước hay gặp vào mùa hè, thường xảy ra ở các bể bơi, ao, hồ, sông ngòi, biển… Việc sơ cứu ban đầu đúng và kịp thời là hết sức quan trọng góp phần cứu sống bệnh nhân, giảm tỷ lệ biến chứng và di chứng.

2. Cơ chế bệnh sinh của đuối nước, ngạt nước

Khi mới chìm trong nước, theo phản xạ nạn nhân sẽ ngừng thởi, tim đập chậm lại do phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu oxy trong máu làm cho tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Tùy thuộc sức chịu đựng của bệnh nhân sau khoảng từ 20 giây đến 2 phút thì đạt đến ngưỡng và nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước bị hít vào phổi và bụng một lượng lớn gây co thắt thanh quản tức thì và xuất hiện cơn ngừng thở lần 2 kèm theo mất ý thức ngay. Sau đó các nhịp thở không còn chủ ý khiến cho nước và dị vật bị hít vào phổi. Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong.

3. Điều trị đuối nước

Để điều trị đuối nước cần phải nắm được cách sơ cứu, điều trị cấp cứu tại chỗ trước khi nghĩ tới chuyển nạn nhân tới viện.

3.1 Khi cấp cứu nạn nhân trong nước

  • Cần lưu ý nạn nhân ngạt nước khi chưa hôn mê thường hoảng loạn và bám chặt vào người cứu hộ nên có thể gây nguy hiểm cho người cứu.
  • Khi đưa nạn nhân vào bờ cách tốt nhất là nắm tóc nạn nhân để kéo vào bờ.

3.2 Cấp cứu tại chỗ:

Cần được tiến hành ngay bởi mọi người chứng kiến mà không phải chờ đợi sự có mặt của nhân viên y tế.

Nhanh chóng đánh giá đường thở của nạn nhân, lấy tay móc dị vật trong miệng và cho nạn nhân nằm nghiêng một bên để dẫn lưu dịch ra khỏi đường thở.

Gọi ngay người hỗ trợ, kíp cấp cứu hoặc nhân viên cứu hộ.

Nếu nạn nhân có ngừng thở, ngừng tim cần hồi sức tim phổi nhanh chóng

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa.
  • Kiểm tra đường thở và lấy bỏ đi dị vật trong miệng, họng
  • Tiến hành hồi sức hô hấp miệng – miệng; lấy tay bịt mũi nạn nhân lại, hít một hơi thật sâu sau đó ngập kín miệng của nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra để nạn nhân thở ra bình thường. Tiếp tục làm như vậy khoảng 2 lần.
  • Ép tim ngoài lồng ngực: xác định 1/3 dưới xương ức, đặt 2 tay lên vị trí vừa xác định và ép liên tục khoảng 30 lần với tần số khoảng 100 lần/phút, ép sâu khoảng 3-5cm.
  • Luân phiên thổi ngạt – ép tim như vậy với tỷ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim đến khi có nhân viên y tế đến hỗ trợ và có các trang thiết bị thiết yếu.
  • Sau khi cấp cứu, sơ cứu nạn nhân cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

3.3 Tại cơ sở y tế

  • Nạn nhân sẽ được đưa vào đơn vị hồi sức để theo dõi và điều trị.
  • Tùy thuộc mức độ suy hô hấp của nạn nhân mà có thể hỗ trợ bằng cách cho nạn nhân .., thở máy không xâm nhập hoặc đặt nội khí quản thở máy.
  • Hồi sức tim mạch, hồi sức não nếu nạn nhân có ngừng tuần hoàn trước đó.
  • Dùng thuốc kháng sinh nếu nạn nhân bị ngạt nước bẩn.

3.4 Lưu ý khi điều trị đuối nước

  • Cần lưu ý các chấn thương có thể đi kèm như chấn thương cột sống cổ.
  • Tiên lượng nạn nhân bị ngạt ngước thường rất nặng nề đặc biệt nếu nạn nhân có ngừng tuần hoàn trước đó. Tỷ lệ tử vong hoặc sống thực vật rất cao.

4. Cách phòng chống tai nạn đuối nước

  • Học bơi và học các kỹ thuật cấp cứu ngạt nước cần thiết.
  • Luôn luôn bơi với một người khác cũng biết bơi
  • Chỉ bơi ở những vùng đã được quy định, có biển báo an toàn cho phép bơi lội và có nhân viên cứu hộ quan sát.
  • Không uống rượu, bia trước khi bơi.
  • Không nhảy xuống nước ngay sau khi hoạt động gắng sức và có nhiều mồ hôi.
  • Trước khi xuống bơi cần khởi động kỹ tránh hiện tượng “chuột rút”
  • Khi bơi ra xa bờ cần có thêm các dụng cụ cứu hộ như áo phao, phao bơi để đảm bảo an toàn.
  • Trang bị đầy đủ các dụng cụ cứu hộ trên các phương tiên giao thông đường thủy.

Theo Cam nang TT BV Bach Mai

Bài viết Xử trí bệnh nhân bị đuối nước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xu-tri-benh-nhan-bi-duoi-nuoc-3933/feed/ 0
Hiện tượng chết đuối trên cạn, nguy cơ gây tử vong cho trẻ trong mùa hè https://benh.vn/hien-tuong-chet-duoi-tren-can-nguy-co-gay-tu-vong-cho-tre-trong-mua-he-8064/ https://benh.vn/hien-tuong-chet-duoi-tren-can-nguy-co-gay-tu-vong-cho-tre-trong-mua-he-8064/#respond Tue, 16 May 2023 06:33:27 +0000 http://benh2.vn/hien-tuong-chet-duoi-tren-can-nguy-co-gay-tu-vong-cho-tre-trong-mua-he-8064/ Khi mùa hè nóng nực đang đến, người người nhà nhà lại đổ dồn đến các bãi biển, bể bơi để giải nhiệt cơ thể. Để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý đến một hiện tượng tuy không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra ở bất cứ đâu: đó là chứng “chết đuối trên cạn”.

Bài viết Hiện tượng chết đuối trên cạn, nguy cơ gây tử vong cho trẻ trong mùa hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi mùa hè nóng nực đang đến, người người nhà nhà lại đổ dồn đến các bãi biển, bể bơi để giải nhiệt cơ thể. Để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý đến một hiện tượng tuy không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra ở bất cứ đâu: đó là chứng “chết đuối trên cạn”.

Hiện tượng đuối nước nguy hiểm

Bơi lội được coi là hoạt động rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn nếu sơ suất.
Mới đây, thông tin bé trai người Mỹ 10 tuổi tử vong sau khi đi bơi về đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, đặc biệt là những ông bố, bà mẹ có con nhỏ.

Cụ thể, bé trai Johnny khi đi bơi về thấy mệt mỏi, đã nói với mẹ và đi ngủ nhưng bà mẹ không biết đó là dấu hiệu nguy hiểm. Sau đó, bà hoảng hốt khi vào đánh thức con thấy bọt trắng tràn đầy mặt Johnny, cậu đang rất khó thở. Bà đưa con đến bệnh viện ngay nhưng vẫn không cứu được cậu bé. Các bác sĩ tại đó cho biết bé mắc hội chứng “secondary drowning”.

Trường hợp sau khi bơi bệnh nhân vẫn tự lên bờ bình thường, thậm chí vẫn sinh hoạt như mọi ngày, sau đó mới tử vong được gọi là hiện tượng chết đuối do các nguyên nhân thứ phát.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương, đuối nước có 3 hình thức:

Tình trạng phổ biến nhất, là khi nạn nhân bị chìm xuống nước, lúc hít vào, nước sẽ vào đường thở gây tình trạng thiếu ô xy. Bệnh nhân sẽ tử vong do thiếu ô xy, do ngừng tim, hoặc nếu cấp cứu được cũng gây ra các di chứng về thần kinh hay tổn thương các cơ quan.

Tình trạng này chiếm đa số và thường gặp nhiều nhất. Còn 2 hình thức còn lại rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1 – 2% các trường hợp đuối nước, gọi là “dry drowning” và “secondary drowning”. Theo bác sĩ, các thuật ngữ này không chính thức về mặt y học, để dịch ra tiếng việt là rất khó.

  • “Dry drowning” là tình trạng khi nạn nhân chìm xuống nước, ở thì hít vào sẽ có một lượng nhỏ nước đi vào đường thở, sẽ kích thích gây co thắt khí phế quản. Từ đó bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu về hô hấp và có thể xảy ra muộn trong vòng vài giờ sau khi đã được cứu sống và lên bờ.
  • “Secondary drowning” có nghĩa là những biến chứng muộn hơn sau khi bị đuối nước. Nguyên nhân do nước đi vào phổi gây tổn thương phổi, cụ thể là gây phù phổi do tổn thương các chât sulfactan ở phế nang. Tình trạng này có thể xảy ra muộn sau khi bơi lội vài giờ hoặc vài ngày.

day-tre-boi

Nguyên nhân của việc tử vong trên cạn được cho là do những tổn thương thứ phát sau khi bơi lội (Ảnh: Internet)

Các dấu hiệu nhận biết sớm hiện tượng đuối nước

  • Trẻ mệt mỏi quá sức sau khi bơi, ăn kém
  • Ho, khó thở, đau ngực
  • Trẻ đột ngột thay đổi tâm trạng, thay đổi hành vi (cáu gắt, hung hăng…) mà không rõ nguyên nhân

Phương pháp điều trị: phụ thuộc vào mức độ tổn thương có thể thở ô xy hoặc phải thở máy nếu nặng.

Đề cập đến vấn đề này, tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Nhi Trung ương đã đưa ra những lưu ý giúp phòng tránh các tai nạn có thể gặp khi đi bơi nói chung và chết đuối do các nguyên nhân thứ phát nói riêng.

Những việc cha mẹ nên làm để hạn chế nguy cơ đuối nước cho trẻ

Để hạn chế nguy cơ đuối nước cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý dạy trẻ bơi và giám sát tốt trong quá trình cho trẻ đi bơi.

1. Cho trẻ học bơi từ bé

Bác sĩ cho biết, tại nhiều nước trên thế giới, trẻ được làm quen với bộ môn bơi lội từ khi còn rất nhỏ và đó là bộ môn bắt buộc trong trường. Trong khi ở Việt Nam, bờ biển khá dài và địa hình rất nhiều ao hồ sông suối nhưng rất nhiều người không hề biết bơi: “Song song với việc học văn hóa, tôi nghĩ các bậc cha mẹ cũng cần chú trọng cho con học các kỹ năng sinh tồn từ nhỏ, trong đó bơi lội là một bộ môn không thể thiếu” – bác sĩ đưa ra lời khuyên.
Ngày càng nhiều ông bố, bà mẹ trẻ tích cực cho con học bơi từ sớm để tăng cường sức khỏe

2. Có sự giám sát chặt chẽ của người lớn

Nếu không sát sao với trẻ trong suốt quá trình vận động, bố mẹ sẽ không thể nắm rõ được tình hình sức khỏe của con cũng như các biểu hiện bất bình thường để theo dõi hoặc kịp thời xử lý.

3. Lựa chọn những địa chỉ hồ bơi uy tín

Khi quyết định cho trẻ đi bơi, bố mẹ nên chú ý lựa chọn những cơ sở tổ chức dịch vụ bơi lội có uy tín, được cấp phép, đầy đủ điều kiện như có giáo viên dạy bơi hay người bảo vệ, cứu hộ…

4. Cho trẻ khởi động kỹ càng trước khi xuống nước

Việc khởi động kỹ trước khi bơi sẽ giúp cơ thể làm quen dần với các vận động mạnh, tăng tiết dịch nhờn trong các khớp, giảm nguy cơ bị bong gân, chuột rút và nhiều rủi ro khác, giảm đau mỏi cơ sau khi bơi… Thời gian bơi cũng không nên quá lâu, tùy theo thể lực của trẻ để cân đối, tránh tình trạng vận động quá sức, gây co rút, mệt cơ, hao tổn năng lượng…

Những sai lầm thường gặp khi sơ cứu người đuối nước

Nói về hiện tượng đuối nước nói chung, bác sĩ Tạ Anh Tuấn cho biết, thời gian ngừng thở, ngừng tim càng lâu thì tình trạng của bệnh nhân càng nguy hiểm do tình trạng thiếu ô xy kéo dài dẫn đến nhiều cơ quan như thần kinh, tim, thận… đều bị tổn thương.

Nhiều trường hợp khi cấp cứu có thể tim đập trở lại nhưng các cơ quan khác vẫn tổn thương nặng nề. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào thời gian bị thiếu ô xy và cả kỹ năng cấp cứu. Bên cạnh đó có thể có biến chứng tổn thương phổi như viêm phổi, ARDS… hoặc biến chứng tổn thương do thủ thuật cấp cứu ngừng tim không đúng cách.

Ngoài ra, nếu hiện tượng đuối nước xảy ra ở các ao hồ với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, bệnh nhân còn thêm nguy cơ bị nhiễm khuẩn máu, nhiễm trùng phổi, tổn thương phổi… Bởi phản xạ đầu tiên của người đuối nước luôn là hít vào nên các chất bẩn cũng đi theo vào cơ thể.

Gặp các trường hợp đuối nước như trên, nhiều người thường lựa chọn các phương pháp sơ cứu truyền thống, nhưng cần đảm bảo thao tác phải đúng quy cách. Việc ép tim không đúng cách sẽ dễ gây dập phổi, tổn thương phổi, gãy xương sườn… khiến tình trạng của bệnh nhân càng nguy hiểm.

Đặc biệt, tuyệt đối không nên dốc ngược nạn nhân chạy bởi các hành động này dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược, khiến bệnh nhân hít lại những chất trong ruột của mình, chính là những chất gây sặc và tổn thương phổi sau này.

Bài viết Hiện tượng chết đuối trên cạn, nguy cơ gây tử vong cho trẻ trong mùa hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hien-tuong-chet-duoi-tren-can-nguy-co-gay-tu-vong-cho-tre-trong-mua-he-8064/feed/ 0
Đuối nước khô là gì ? https://benh.vn/duoi-nuoc-kho-la-gi-68666/ https://benh.vn/duoi-nuoc-kho-la-gi-68666/#respond Fri, 27 Sep 2019 07:44:20 +0000 https://benh.vn/?p=68666 Bạn rất chú ý đến con bạn khi chúng đang bơi hoặc chơi trong hồ bơi. Bạn chắc chắn rằng có một nhân viên cứu hộ, và bạn không bao giờ để những đứa con nhỏ của mình ở gần bất kỳ nước nào - ngay cả bồn tắm. Tuy nhiên còn nhiều điều bạn có thể làm để giữ an toàn cho chúng: Tìm hiểu các dấu hiệu nguy hiểm của đuối nước khô.

Bài viết Đuối nước khô là gì ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn rất chú ý đến con bạn khi chúng đang bơi hoặc chơi trong hồ bơi. Bạn chắc chắn rằng có một nhân viên cứu hộ, và bạn không bao giờ để những đứa con nhỏ của mình ở gần bất kỳ nước nào – ngay cả bồn tắm. Tuy nhiên còn nhiều điều bạn có thể làm để giữ an toàn cho chúng: Tìm hiểu các dấu hiệu nguy hiểm của đuối nước khô.

Các chuyên gia y tế định nghĩa đuối nước là khó thở sau khi bạn bị nước vào đường thở. Đôi khi điều đó xảy ra trong khi bơi hoặc tắm.

Mặc dù nó có thể gây tử vong, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bạn có thể sống sót sau khi chết đuối nếu bạn được giúp đỡ ngay lập tức.

Các kiểu đuối nước

Với cái gọi là chết đuối khô, nước không bao giờ đến phổi . Thay vào đó, nước hít vào sẽ khiến dây thanh âm của con bạn bị co thắt và đóng lại. Điều đó làm tắc đường thở, làm cho khó thở . Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu đó ngay lập tức .

Chết đuối thứ cấp là một thuật ngữ khác mà mọi người sử dụng để mô tả một biến chứng đuối nước khác. Nó xảy ra nếu nước vào phổi . Ở đó, nó có thể kích thích niêm mạc phổi và chất lỏng có thể tích tụ, gây ra một tình trạng gọi là phù phổi . Bạn có thể nhận thấy con bạn khó thở ngay lập tức và nó có thể trở nên tồi tệ hơn trong 24 giờ tới.Cả hai sự kiện đều rất hiếm. Họ chỉ chiếm 1% -2% trong tất cả các trường hợp đuối nước, bác sĩ nhi khoa James Orleansowski, MD, thuộc Bệnh viện Florida Tampa cho biết.

Triệu chứng

Các biến chứng đuối nước có thể bao gồm:

  • Ho
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi

Con bạn cũng có thể có những thay đổi trong hành vi, chẳng hạn như cáu kỉnh hoặc giảm mức năng lượng, điều đó có nghĩa là não không nhận đủ oxy.

Phải làm gì

Nếu con bạn có bất kỳ vấn đề về hô hấp sau khi ra khỏi nước, hãy nhờ trợ giúp y tế. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ tự hết, nhưng điều quan trọng là phải kiểm tra con

Bất kỳ vấn đề nào phát triển thường có thể điều trị được nếu bạn được chăm sóc y tế ngay lập tức. Công việc của bạn là theo dõi chặt chẽ con bạn trong 24 giờ sau khi bé gặp vấn đề trong nước.

Nếu các triệu chứng không biến mất, hoặc nếu chúng trở nên tồi tệ hơn, hãy đưa con bạn đến phòng cấp cứu, không phải văn phòng bác sĩ nhi khoa của bạn. “Con bạn sẽ cần chụp X-quang ngực, IV và được nhận vào để theo dõi”, Raymond Pitetti, MD, phó giám đốc y tế của khoa cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Pittsburgh, nói. “Điều đó không thể được thực hiện trong một văn phòng.”

Nếu con bạn phải ở lại bệnh viện, có thể bé sẽ được “chăm sóc hỗ trợ. Điều này có nghĩa là các bác sĩ sẽ kiểm tra đường thở và theo dõi mức oxy của con. Nếu con bạn bị khó thở nghiêm trọng, có thể cần sử dụng ống thở một lúc

Phòng ngừa

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là giúp ngăn ngừa đuối nước ngay từ đầu.

  • Luôn theo dõi chặt chẽ khi con bạn ở trong hoặc xung quanh nước.
  • Chỉ cho phép bơi trong khu vực có nhân viên cứu hộ.
  • Không bao giờ để con bạn bơi một mình.
  • Không bao giờ để em bé của bạn một mình gần bất kỳ lượng nước lớn nào – ngay cả trong nhà của bạn.

Ghi danh bản thân và con bạn vào các lớp an toàn dưới nước. Thậm chí có những chương trình giới thiệu trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi vào nước.

Nếu bạn có một hồ bơi tại nhà, hãy chắc chắn rằng nó hoàn toàn có rào chắn.

Thanh thiếu niên có nhiều khả năng gặp các tai nạn đuối nước liên quan đến ma túy và rượu , vì vậy hãy dạy cho con bạn về những rủi ro, Mike Gittelman, MD, đồng giám đốc Trung tâm chấn thương trẻ em toàn diện tại Bệnh viện Trẻ em Cincinnati nói.

Đừng để bạn mất cảnh giác, ngay cả khi nước không sâu. Đuối nước có thể xảy ra trong bất kỳ loại nước nào – bồn tắm, bồn cầu, ao hoặc bể nhựa nhỏ.

“An toàn nước là điều quan trọng nhất,” Reiter nói.

Bài viết Đuối nước khô là gì ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/duoi-nuoc-kho-la-gi-68666/feed/ 0
Cách xử lý khi đang bơi bị chuột rút ai cũng cần phải học https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-dang-boi-bi-chuot-rut-ai-cung-can-phai-hoc-9883/ https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-dang-boi-bi-chuot-rut-ai-cung-can-phai-hoc-9883/#respond Wed, 04 Jul 2018 07:24:47 +0000 http://benh2.vn/cach-xu-ly-khi-dang-boi-bi-chuot-rut-ai-cung-can-phai-hoc-9883/ Chuột rút là một hiện tượng tự nhiên đôi lúc xảy ra trong quá trình bơi. Thực tế cho thấy nhiều người bơi giỏi nhưng cũng bị đuối nước vì chuột rút rút do không biết xử lý đúng cánh. Vậy, khi đang bơi bị chuột rút phải làm thế nào? Chuột rút là tình […]

Bài viết Cách xử lý khi đang bơi bị chuột rút ai cũng cần phải học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chuột rút là một hiện tượng tự nhiên đôi lúc xảy ra trong quá trình bơi. Thực tế cho thấy nhiều người bơi giỏi nhưng cũng bị đuối nước vì chuột rút rút do không biết xử lý đúng cánh. Vậy, khi đang bơi bị chuột rút phải làm thế nào?

Chuột rút là tình trạng cơ bị co thắt đột ngột, gây đau dữ dội, khó cử động. Chuột rút khi bơi có thể làm giảm khả năng bơi, nguy hiểm hơn có thể khiến người ta chết đuối.

Nguyên nhân gây chuột rút

  • Mỏi cơ: Do cơ thể hoạt động quá nhiều hoặc quá sức dễ gây ra chuột rút.

duoi-nuoc

Mỏi cơ, mất nước, bỏ qua khởi động…là nguyên nhân gây chuột rút khi bơi

  • Mất nước, mất điện giải (Kali, magie).
  • Ít vận động, bỏ qua khởi động hoặc giữ một tư thế trong thời gian dài…

Một số nguyên tắc khi bị chuột rút

Bình tĩnh – không hoảng loạn

Khi bị chuột rút mặc dù rất hoảng loạn nhưng việc đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh để nhờ người cứu hoặc tự cứu.

Lúc này hãy hô to để gọi người tới cứu, đồng thời hít vào thật sâu, thả lỏng để cơ thể nổi lên. Bản chất cơ thể khi xuống nước là sẽ có thể tự nổi lên.

Tuyệt đối không giãy giụa

Khi giãy giụa bạn sẽ càng dễ bị chìm và nhanh mất sức. Giãy giụa kịch kiệt khiến phần cơ bị chuột rút thêm đau đớn, kết quả là càng hoảng loạn.

Lúc này hãy bình tĩnh thả nổi, thỉnh thoảng có thể nhích nhẹ chân để cơ thể nổi cao hơn một chút. Một lần nữa hãy nhớ, chỉ cần giữ cho cơ thể thả nổi là bạn sẽ sống.

Trường hợp nếu không có người đến cứu kịp thời cần cố gắng kéo dãn cơ và xoa bóp, hoặc vận động nhẹ vùng cơ bị chuột rút. Sau khi đỡ chuột rút thì bơi trở lại bờ.

Các biện pháp phòng tránh chuột rút

  • Khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể, đặc biệt là các bài tập kéo dãn cơ. Điều này rất quan trọng khi bơi. Đồng thời, khi học bơi bạn nên học cách thả nổi.
  • Bổ sung đầy đủ nước và điện giải trước, trong và sau quá trình vận động bằng nước dừa, oresol, đồ uống thể thao…
  • Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, bổ sung canxi cho cơ thể, thêm kali từ hoa quả như chuối, cam…
  • Trước khi bơi có thể uống đồ cay nóng gồm trà gừng, trà quế mật ong thậm chí trà ớt bởi các loại đồ uống này thông qua các thụ thể ở miệng và thực quản kích thích làm biến đổi hệ thần kinh, hạn chế việc bị chuột rút.

Bài viết Cách xử lý khi đang bơi bị chuột rút ai cũng cần phải học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-dang-boi-bi-chuot-rut-ai-cung-can-phai-hoc-9883/feed/ 0
Phương pháp cứu người đuối nước cách hô hấp và kiểm tra sự sống https://benh.vn/phuong-phap-cuu-nguoi-duoi-nuoc-cach-ho-hap-va-kiem-tra-su-song-9193/ https://benh.vn/phuong-phap-cuu-nguoi-duoi-nuoc-cach-ho-hap-va-kiem-tra-su-song-9193/#respond Wed, 08 Feb 2017 07:02:59 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-cuu-nguoi-duoi-nuoc-cach-ho-hap-va-kiem-tra-su-song-9193/ Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, mỗi năm cơ sở y tế này tiếp nhận hàng chục bệnh nhi ngạt thở do đuối nước. Dưới đây là phương pháp cứu người đuối nước: cách hô hấp và kiểm tra sự sống

Bài viết Phương pháp cứu người đuối nước cách hô hấp và kiểm tra sự sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, mỗi năm cơ sở y tế này tiếp nhận hàng chục bệnh nhi ngạt thở do đuối nước. Dưới đây là phương pháp cứu người đuối nước: cách hô hấp và kiểm tra sự sống

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết mỗi năm họ tiếp nhận hàng chục ca trẻ bị ngạt thở do ngạt nước. Hầu hết trẻ được đưa đến viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở.

Bác sĩ Phương đã từng chứng kiến sự ra đi của bé gái 13 tháng tuổi ở Đồng Nai và bệnh nhi 17 tháng tuổi ở TP.HCM được người nhà phát hiện trong tình trạng cắm đầu vào xô nước. Khi được vớt lên, các bé đã tím tái và đều tử vong trước khi đến bệnh viện.

Bé trai ngạt nước rơi vào hôn mê may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cứu sống khi đến viện kịp thời. Ảnh: Khánh Trung.

Một bé trai 2 tuổi (ở quận 8, TP.HCM) cũng ngạt nước vì ngã xuống ao tôm khi chơi ngoài sân nhà nhưng người lớn không trông coi. Bệnh nhi ở huyện Hóc Môn lại ngã xuống bể cá cảnh trong nhà khi cha mẹ đang tiếp khách.

Theo bác sĩ Phương, trẻ dưới 5 tuổi rất thích nghịch nước. Những vật dụng tưởng vô hại như xô, chậu, bể cá lại gây nguy hiểm cho trẻ.

Để tránh tình trạng trẻ ngạt nước, bác sĩ Phương khuyên phụ huynh nên cẩn trọng trong việc trông con. Không nên để bé tự đi chơi ở các khu vực gần sông hồ, kênh rạch. Các xô, thau chậu chứa nước cũng phải đậy kín. Di chứng có thể xảy ra nếu trẻ ngập đầu trong nước chỉ 4-5 phút. Trong tai nạn ngạt nước, việc sơ cứu là rất quan trọng.

Phương pháp cứu người đuối nước

Cách hô hấp và kiểm tra sự sống

Khi phát hiện trẻ ngạt nước, cần nhanh chóng đưa bé ra khỏi mặt nước bằng mọi cách, đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra đường thở bằng cách quan sát lồng ngực có biến chuyển hay không. Nếu lồng ngực không cử động, trẻ đã ngừng thở và phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức.

Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim không.

Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (ép tim 15 cái, thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có một người, sau đó vừa tiếp tục hô hấp nhân tạo, vừa đưa trẻ đi viện.

Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

Lưu ý, tuyệt đối không nên dốc ngược nạn nhân, vác lên vai chạy. Đây là hành động hoàn toàn sai vì làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân.

Nước ở trong phổi của bệnh nhân không nhiều. Nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại

Phương pháp cứu người đuối nước: cách hô hấp và kiểm tra sự sống

Bs. Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1

Bài viết Phương pháp cứu người đuối nước cách hô hấp và kiểm tra sự sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-cuu-nguoi-duoi-nuoc-cach-ho-hap-va-kiem-tra-su-song-9193/feed/ 0
Cách sơ cứu bệnh nhân bị ngạt nước https://benh.vn/so-cuu-benh-nhan-bi-ngat-nuoc-2783/ https://benh.vn/so-cuu-benh-nhan-bi-ngat-nuoc-2783/#respond Mon, 28 Dec 2015 04:20:52 +0000 http://benh2.vn/so-cuu-benh-nhan-bi-ngat-nuoc-2783/ Phần đa các trường hợp chết đuối thường xảy ra vào mùa hè khi trẻ em và người lớn tham gia vào tắm ao, hồ, biển. Người biết bơi thì thường chủ quan và  bị kiệt sức trong khi bơi hoặc bị chuột rút. Trẻ em bị ngạt nước vì chính sự chủ quan của người lớn: Để trẻ chơi gần những dụng cụ chứa nước trong nhà  như thùng nước, lu nước, giếng và để cho trẻ tắm trong bồn tắm một mình. Những trường hợp  động kinh không nên đi bơi.

Bài viết Cách sơ cứu bệnh nhân bị ngạt nước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phần đa các trường hợp chết đuối thường xảy ra vào mùa hè khi trẻ em và người lớn tham gia vào tắm ao, hồ, biển. Người biết bơi thì thường chủ quan và  bị kiệt sức trong khi bơi hoặc bị chuột rút. Trẻ em bị ngạt nước vì chính sự chủ quan của người lớn: Để trẻ chơi gần những dụng cụ chứa nước trong nhà  như thùng nước, lu nước, giếng và để cho trẻ tắm trong bồn tắm một mình. Những trường hợp  động kinh không nên đi bơi.

Sơ cứu khi nạn nhân bị ngạt nước

–   Nhanh chóng lôi đầu nạn nhân ra khỏi nước

–   Móc họng khai thông miệng

–   Hô hấp nhân tạo mũi

–   Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào bờ

–   Cho nạn nhân nằm úp sấp, vòng tay quan bụng nâng bụng lên rồi đặt xuống 10 lần cho nước ọc ra, nếu là trẻ nhỏ cần hai chân dốc ngược lên 10 lần.

–  Hô hấp nhân tạo miệng miệng

Nếu ngừng tim cấp cứu ngừng tim trong khoảng thời gian vàng 4 phút bằng phương pháp thổi ngạt ấn tim (Nếu quá thời gian 4 phút, sẽ gây tổn thương não; quá 10 phút: sẽ để lại di chứng não hoặc tử vong). Cố gắng để nạn nhân thở lại rồi mới chuyển đến các cơ sở y tế. Trong trường hợp xầu chưa thể làm nạn thở lại vẫn phải duy trì việc ấn tim, thổi ngạt trên đường chuyển khẩn cấp nạn nhân tới bệnh viện.

Hô hấp nhân tạo và ép tim khi bệnh nhân ngạt nước

Phòng tránh bị ngạt nước, chết đuối

Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình. Đậy kín các vật chứa và không cho trẻ lại gần thùng, lu nước, bồn tắm, ao giếng. Đối với trẻ lớn, nên cho trẻ đi học bơi, và không cho trẻ bơi ở những chỗ lạ. Những trẻ mắc chứng động kinh thì không nên cho trẻ “đùa với nước”.

Ths. Bs. Bùi Nam Trung

Bài viết Cách sơ cứu bệnh nhân bị ngạt nước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-cuu-benh-nhan-bi-ngat-nuoc-2783/feed/ 0