Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 27 Feb 2020 15:09:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Các thuốc làm tăng đường máu https://benh.vn/cac-thuoc-lam-tang-duong-mau-2864/ https://benh.vn/cac-thuoc-lam-tang-duong-mau-2864/#respond Mon, 24 Sep 2018 09:00:29 +0000 http://benh2.vn/cac-thuoc-lam-tang-duong-mau-2864/ Thường khi mắc bệnh như cảm cúm, viêm khớp, đau bụng... các bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) hay thấy đường máu (ĐM) tăng lên. Tuy nhiên rất ít người biết rằng nguyên nhân là do các thuốc dùng để điều trị bệnh đó cũng góp phần làm ĐM tăng hơn nữa, thậm chí tăng rất cao và đòi hỏi phải điều trị can thiệp tích cực.

Bài viết Các thuốc làm tăng đường máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thường khi mắc bệnh như cảm cúm, viêm khớp, đau bụng… các bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) hay thấy đường máu (ĐM) tăng lên. Tuy nhiên rất ít người biết rằng nguyên nhân là do các thuốc dùng để điều trị bệnh đó cũng góp phần làm ĐM tăng hơn nữa, thậm chí tăng rất cao và đòi hỏi phải điều trị can thiệp tích cực.

Các thuốc có tác dụng nội tiết

Bản chất các thuốc này là những nội tiết tố được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nhìn chung, hầu hết các nội tiết tố đều có khả năng gây tăng ĐM do thúc đẩy tăng tổng hợp thêm nhiều đường glucose mới hoặc do làm giảm tác dụng của insulin ở các mô.

Glucocorticoid

Một nội tiết tố của tuyến thượng thận, được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị viêm khớp, hen phế quản, dị ứng… Các loại thuốc glucocorticoid thường dùng là prednisolon, methylprednisolon, dexamethasone… Dù được sử dụng theo đường uống, hay tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm tại khớp… thì thuốc này đều có thể làm tăng ĐM, thậm chí gây tăng ĐM nặng. Ngay một số người không mắc bệnh ĐTĐ nếu phải điều trị glucocorticoid dài ngày cũng có thể mắc bệnh. Nguyên nhân là do glucocorticoid không những làm tăng tổng hợp glucose mà còn làm tăng đề kháng insulin (làm giảm tác dụng của insulin) .

Nội tiết tố tuyến giáp (L-T4)

Với các biệt dược như levothyroxin, levothyrox, L-thyroxin… Thuốc này thường được dùng để điều trị cho những người bị suy tuyến giáp trạng, mà một số BN suy tuyến giáp lại có kèm theo bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên tăng ĐM chỉ xảy ra khi BN đó được điều trị L-thyroxin liều cao, còn với các BN điều trị liều thấp hoặc trung bình và ở trong tình trạng bình giáp thì rất hiếm khi có tăng ĐM. Cơ chế gây tăng ĐM của nội tiết tố tuyến giáp chưa được biết rõ nhưng một phần là do thuốc làm tăng đề kháng dẫn đến làm giảm tác dụng của insulin.

Thuốc tránh thai đường uống

Có bản chất là các steroid (estrogen, progesterone) có khả năng gây tăng ĐM do cũng làm tăng đề kháng với insulin ở các mô. Nguy cơ làm tăng ĐM của thuốc gia tăng ở các phụ nữ bị thừa cân hoặc béo phì hoặc có tiền sử bị ĐTĐ thai kỳ. Tuy nhiên cần nhấn mạnh là các thuốc tránh thai đường uống, cũng giống như 2 loại thuốc nêu trên, không phải là chống chỉ định cho các BN ĐTĐ.

Các thuốc khác

Nhiều loại thuốc khiến đường máu tăng khi sử dụng (ảnh minh họa)

Ngoài các thuốc có tác dụng nội tiết nêu trên thì còn rất nhiều thuốc được sử dụng điều trị nhiều loại bệnh khác cũng có thể làm tăng ĐM. Trong danh sách này, nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp là phổ biến nhất.

Các thuốc lợi tiểu

Như furosemide, bumetanide, acetazolamide, indapamide đặc biệt là thiazide điều trị tăng huyết áp, suy tim. Thuốc có thể gây tăng ĐM do trực tiếp làm giảm tiết insulin ở tụy và làm tăng đề kháng với insulin. Cơ chế gián tiếp là hầu hết các thuốc lợi tiểu này đều gây thải nhiều kali, làm hạ kali máu vì vậy cũng có ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin ở tụy (vốn cần đủ kali máu).

Diazoxide

Đây cũng là một loại thuốc lợi tiểu có tác dụng hạ huyết áp mạnh và cũng gây tăng ĐM mạnh. Khả năng gây tăng ĐM của diazoxide mạnh đến mức nó được chọn làm tác nhân gây bệnh ĐTĐ cho động vật thí nghiệm. Cơ chế là diazoxide ức chế sản xuất insulin ở tụy.

Các thuốc chẹn beta giao cảm điều trị THA, suy tim, nhịp tim nhanh…

Các thuốc này có thể gây tăng ĐM nhẹ do vừa làm tăng sản xuất thêm đường glucose mới vừa làm giảm sản xuất insulin ở tụy.

Phenytoin

Một loại thuốc điều trị biến chứng thần kinh của bệnh ĐTĐ (làm giảm đau), có thể gây tăng ĐM nhiều do ức chế giải phóng insulin từ tụy. Phenobarbital sodium là một loại thuốc an thần gây ngủ lại chỉ có thể gây tăng ĐM gián tiếp ở những BN ĐTĐ được điều trị bằng các thuốc sulphonylurea. Nguyên nhân là phenobarbital làm tăng chuyển hoá sulphonylurea qua gan, làm tăng thải trừ sulphonylurea ra khỏi cơ thể, do đó làm giảm tác dụng hạ ĐM của các thuốc này.

Nicotinic acid

Một loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu ở các BN ĐTĐ cũng có thể gây tăng ĐM nhẹ. Cơ chế còn chưa được biết rõ nhưng người ta giả thiết là nicotinic acid gây đề kháng insulin, do vậy làm giảm tác dụng của insulin.

Cyclophosphamide

Thuốc ức chế miễn dịch, điều trị bệnh khớp, ung thư… và các thuốc chống viêm giảm đau không phải là steroid (AINS) điều trị bệnh viêm khớp, nicotin có trong khói thuốc lá, caffein trong cà phê… qua các nghiên cứu đều có thể làm tăng ĐM nhưng rất ít và hiếm khi gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên các BN ĐTĐ đều được khuyến cáo không nên lạm dụng các thuốc này nhất là các thuốc chống viêm giảm đau (AINS), đồng thời cũng nên bỏ thuốc lá và hạn chế uống cà phê.

Thuốc dầu cá có chứa acid béo marine

Khá ngạc nhiên là thuốc dầu cá có chứa acid béo marine (omega -3 fatty acid) đôi khi được dùng để điều trị tăng triglyceride máu ở BN ĐTĐ lại cũng có thể làm tăng ĐM tuy không nhiều. Nó chỉ có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát ĐM khi dùng với liều cao mà thôi.

Các loại thuốc dưới dạng sirô, gói bột có chứa đường

Thường là các thuốc giảm ho hoặc thuốc điều trị cảm cúm. Trong nhóm này có rất nhiều loại thuốc, trong thành phần của thuốc có chứa đường để tạo vị ngọt và mùi thơm nhằm giúp người bệnh dễ uống thuốc.

Ngoài ra còn một số thuốc khác như các thuốc chẹn kênh canxi điều trị THA (nifedipin, amlodipin, lacidipin) có khả năng gây tăng ĐM rất nhẹ.

Khi BN ĐTĐ bị ốm cần dùng thêm thuốc mới, tuy không thể luôn chọn được loại thuốc không gây ảnh hưởng đến ĐM nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khống chế được tác dụng không mong muốn này. Muốn vậy, các BN ĐTĐ phải có kiến thức về bệnh ĐTĐ và giữ liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa ĐTĐ để hỏi ý kiến khi cần.

ThS. Nguyễn Quang Bảy (BV Bạch Mai)

Bài viết Các thuốc làm tăng đường máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-thuoc-lam-tang-duong-mau-2864/feed/ 0
Đường huyết sau ăn và biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 https://benh.vn/duong-huyet-sau-an-va-bien-chung-mach-mau-o-benh-nhan-dai-thao-duong-tip-2-4710/ https://benh.vn/duong-huyet-sau-an-va-bien-chung-mach-mau-o-benh-nhan-dai-thao-duong-tip-2-4710/#respond Sat, 07 Apr 2018 05:08:58 +0000 http://benh2.vn/duong-huyet-sau-an-va-bien-chung-mach-mau-o-benh-nhan-dai-thao-duong-tip-2-4710/ Đái tháo đường là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Vậy kiểm soát đường huyết sau ăn có tầm quan trọng như thế nào đối với việc ngăn ngừa biến chứng, đặc biệt là biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường ? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Bài viết Đường huyết sau ăn và biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đái tháo đường là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Vậy kiểm soát đường huyết sau ăn có tầm quan trọng như thế nào đối với việc ngăn ngừa biến chứng, đặc biệt là biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường ? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Biến chứng mạch máu là gì ?

Biến chứng mạch máu là nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Hai nhóm chính của biến chứng mạch máu là biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ.

Kết quả từ nhiều nghiên cứu đã chứng minh ĐTĐ có liên quan đến các biến cố tim mạch, như tử vong do bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim (NMCT), đột quỵ … Theo NCEP ATP III (chương trình giáo dục Cholesterol Quốc gia Hoa Kỳ), ĐTĐ đã được khuyến cáo như một “tình trạng tương đương về nguy cơ với bệnh động mạch vành”. Không chỉ có biến chứng mạch máu lớn, Stratton và cộng sự còn cho thấy HbA1c cao cũng có liên quan đến các biến chứng trên mạch máu nhỏ.

Trong quá trình tiến triển tự nhiên của ĐTĐ típ 2, tăng đường huyết sau ăn xuất hiện sớm hơn tăng đượng huyết lúc đói.

Nguyên nhân là do tế bào β tụy bị rối loạn đưa đến giảm bài tiết insulin sau khi ăn (cả về số lượng và thời điểm tiết), hoặc do gan và cơ giảm nhạy cảm với insulin. Theo nghiên cứu của Bonora và cộng sự, 84% NB ĐTĐ đã điều trị (nhưng không dùng insulin) vẫn bị tăng đường huyết sau ăn > 8,9 mmol/dL (160 mg/dL) ít nhất một lần.

Tầm quan trọng của Đường huyết sau ăn

Phương pháp đánh giá

Đường huyết sau ăn, được đánh giá gián tiếp qua nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, có giá trị tiên lượng cho các biến cố tim mạch tốt hơn so với đường huyết lúc đói, ở cả bệnh nhân bị rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ.

Các nghiên cứu

Nghiên cứu DECODE

Nghiên cứu DECODE, phân tích dữ liệu đường huyết đói và đường huyết 2 giờ sau thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose từ 13 nghiên cứu đờn hệ ở châu Âu, đã xác định tầm quan trọng của đường huyết sau ăn trong việc tiên lượng các biến cố tim mạch (đặc biệt là tử vong). Đường huyết sau ăn càng cao thì dự hậu cho các biến cố tim mạch, bệnh mạch vành, hay đột quỵ do mọi nguyên nhân càng xấu. Mối tương quan này là không rõ ở nhóm có tăng đường huyết lúc đói.

Nghiên cứu DECODA

Một nghiên cứu khác là DECODA phân tích gộp từ 5 nghiên cusu đoàn hệ tiến cứu lớn ở Châu Á cũng cho kết quả tương tự. Bệnh nhân có đường huyết 2 giờ sau ăn từ 7,8 – 11,1 mmol/L có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân tăng 35% và tử vong do tim mạch tăng 27% so với nhóm đường huyết 2 giờ sau ăn < 7,8 mmol/L. Hơn nữa, những nguy cơ này sẽ gia tăng đáng kể nhiều hơn 3 lần nếu đường huyết 2 giờ sau ăn ≥ 11,1 mmol/L (p < 0,001).

Lợi ích của kiểm soát đường huyết sau ăn

Nghiên cứu UKPDS đã cho thấy kiểm soát đường huyết tích cực và giảm HbA1c sẽ làm giảm đáng kể các biến cố liên quan đến ĐTĐ, đặc biệt là biến cố tim mạch sau 10 năm.

Theo nghiên cứ STOP – INDDM, bệnh nhân có rối lợn dung nạp glucose nếu dùng thuốc kiểm soát đường huyết sau ăn sẽ giảm 91% nguy cơ NMCT, và 49% nguy cơ bất kỳ biến cố tim mạch nặng. Trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2, một chỉ dấu của xơ vữa động mạch là bề dày thành động mạch cảnh đã giảm có ý nghĩa ở nhóm điều trị theo mục tiêu đường huyết sau ăn.

Hơn nữa, Woerle và cộng sự đã ghi nhận tiyr lệ bệnh nhân ĐTĐ típ 2 kiểm soát đường huyết tích cực có HbA1c đạt mục tiêu (< 7%) là 94% trong nhóm bệnh nhân đạt mục tiêu đường huyết sau ăn (< 140mg/dL) cao hơn so với 64% trong nhóm đạt mục tiêu đường huyết lúc đói (< 100 mg/dL). Phân tích gộp của Giugliano và cộng sự đã cho thấy insulin analogue 2 pha làm giảm HbA1c < 7% tốt hơn insulun nền.

Kết luận:

Tăng đường huyết sau ăn là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và xuất hiện sớm trong diễn tiến tự nhiên của bệnh. Đường huyết sau ăn có giá trị tiên lượng cho tử vong  và các biến cố tim mạch nặng tốt hơn so với đường huyết lúc đói.

Việc kiểm soát đường huyết sau ăn góp phần quan trọng vào việc giảm các biến cố tim mạch cũng như đóng gopa đáng kể vào việc đạt HbA1c mục tiêu. Hiện tại, có nhiều cách để kiểm soát đường huyết sau ăn, trong đó, insulin analogue 2 pha đã chứng tỏ có hiệu quả hơn insullin nền trong việc làm giảm HbA1c.

Benh.vn (Ts Huỳnh Quang Trí)

Bài viết Đường huyết sau ăn và biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/duong-huyet-sau-an-va-bien-chung-mach-mau-o-benh-nhan-dai-thao-duong-tip-2-4710/feed/ 0
Chiến lược phối hợp thuốc sớm trong điều trị bệnh tiểu đường tip 2 https://benh.vn/chien-luoc-phoi-hop-thuoc-som-trong-dieu-tri-benh-tieu-duong-tip-2-4711/ https://benh.vn/chien-luoc-phoi-hop-thuoc-som-trong-dieu-tri-benh-tieu-duong-tip-2-4711/#respond Tue, 06 Feb 2018 05:08:59 +0000 http://benh2.vn/chien-luoc-phoi-hop-thuoc-som-trong-dieu-tri-benh-tieu-duong-tip-2-4711/ Đái tháo đường típ 2 đang là một bệnh lý phổ biến hiện nay và nếu không được điều trị sớm thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Mời bạn đọc hãy cùng Benh.vn tìm hiểu về chiến lược điều trị bệnh lý này.

Bài viết Chiến lược phối hợp thuốc sớm trong điều trị bệnh tiểu đường tip 2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đái tháo đường típ 2 đang là một bệnh lý phổ biến hiện nay và nếu không được điều trị sớm thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Mời bạn đọc hãy cùng Benh.vn tìm hiểu về chiến lược điều trị bệnh lý này.

Tại sao cần điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường túyp 2?

Chúng ta cần điều trị ĐTĐ túyp 2 vì các lý do sau đây:

– Đầu tiên, việc điều trị giúp loại trừ các triệu chứng của tăng đường huyết, bao gồm tình trạng lợi niệu thẩm thấu gây tiểu nhiều và tiểu đêm, khát nước và nhìn mờ.

– Đồng thời, chúng ta cũng ngăn ngừa bệnh diễn tiến đến các tình trạng hôn mê tăng đường huyết nghiêm trọng, bao gồm hôn mê tăng áp lực thẩm thấu và hôn mê nhiễm ceton acid.

– Không những cải thiện về thể chất, chúng ta điều trị tốt ĐTĐ típ 2 còn giúp cho bệnh nhân bớt lo lắng và cải thiện tình trạng trầm cảm liên quan đến bệnh vốn đôi khi có thể xảy ra.

– Quan trọng nhất là việc điều trị ĐTĐ típ 2 giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm diễn tiến các biến chứng mạn tính vốn là những biến chứng gây tàn phế và nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Mục tiêu điều trị

Hiệu quả của kiểm soát đường huyết

Hiệu quả của kiểm soát đường huyết trên các kết cục lâu dài thì như thế nào? Đề tài này trở thành vấn đề thời sự tranh cãi trong thời gian gần đây. Đã số nhiều nghiên cứu quy mô lớn như nghiên cứu UKPDS, ADVANCE, ACCORD và VADT để giải đáp câu hỏi này.

Montori và cộng sự đã thực hiện một phân tích gộp những nghiên cứu đó, nhằm đánh giá ở 2 khía cạnh: (1) tử vong do mọi nguyên nhân và (2) nhồi máu cơ tim không tử vong. Kết quả gộp cho thấy kiểm soát đường huyết làm giảm nhồi máu cơ tim không tử vong từ 15 – 20% và điều này hằng định qua tất cả các nghiên cứu. Trong khi đó, cải thiện kiểm soát đường huyết không làm giảm lỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong những nghiên cứu lớn có bao gồm kết cục tử vong. Nói cách khác, kiểm soát đường huyết tích cực chưa được chứng minh là làm giảm tỉ lệ tử vong.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hầu hết các thử nghiệm này (VADT, ADVANCE và ACCORD) đều bao gồm những bệnh nhân lớn tuổi. Nếu chúng ta xem xét nghiên cứu UKPDS gồm những bệnh nhân mới được chẩn đoán, quý vị sẽ thấy hiện tượng gọi là “Hiệu quả lâu dài” (Legacy Effect) của kiểm soát đường huyết tích cực. Sau nghiên cứu UKPDS, các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chuyển về điều trị tại bác sĩ gia đình và cả 2 nhánh đều được điều trị tích cực. Tuy nhiên, nghiên cứu hậu UKPDS đã cho thấy ở nhóm điều trị tích cực sớm từ ban  đầu, tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân giảm đáng kể so với nhóm điều trị tuyền thống (13%) so với 6%, p = 0.007)2

Mục tiêu HbA1c

Từ năm 2008, người ta nói nhiều về việc cá thể hóa mục tiêu điều trị. Hiện nay, mục tiêu HbA1c chung vẫn dưới 7.0%. Tuy nhiên, mục tiêu này sẽ được điều chỉnh tùy theo từng trường hợp cụ thể:

– Bệnh nhân ĐTĐ khi có thai nên giữ HbA1c dưới 6.0%.

– Bệnh nhân trẻ mới khởi phát ĐTĐ nên duy trì HbA1c dưới 6,5%.

– Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân lớn tuổi gặp khó khăn trong việc tuân trị, có lẽ quý vị cần đặt mục tiêu HbA1c  < 7,5%, tương tự, dối với người cao tuổi, mắc bệnh đã lâu va có biến chứng mạch máu lớn nên gữ HbA1c 7,5%.

– Bệnh nhân có tiên lượng dè dặt nên giữ HbA1c < 8.0%.

Tiếp cận truyền thông gây chậm trễ trong việc kiểm soát đường huyết

Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu Fremantle Diabetes Study tại Úc (2006) về thực hành điều trị ĐTĐ típ 2 hàng ngày và tìm hiểu những yếu tố thúc đẩy sự thay đổi điều trị của bác sĩ. Kết quả cho thấy những bệnh nhân ban đầu chỉ ăn kiêng và tập thể dục sẽ được kê toa thuốc viên khi nào HbA1c trên ngưỡng 7.7%. Như vậy, có một sự kiểm soát đường huyết chậm trễ trước khi bác sĩ hành động. Tương tự, kiểm soát đường huyết còn tệ hơn khi bệnh nhân được chuyển từ thuốc viên sang Insulin. Bệnh nhân chỉ được chuyển đổi từ thuốc viên sang Insulin khi HbA1c quanh ngưỡng 9,4%.

Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong điều trị là vì trước đây, chúng tôi thường khởi đầu với đơn trị liệu và tăng dần đến liều tối đa trước khi phối hợp một loại thuốc khác. Ví dụ khi dùng metformin đến 1500mg/ngày, hiệu quả giảm HbA1c đã đạt đến mức gần tối đa. Nếu chúng ta tiếp tục tăng liều lên 3000mg/ngày thì hiệu quả giảm HbA1c chỉ tăng thêm chút ít, trong khi tác dụng phụ trên đường tiêu hóa tăng đáng kể. Do đó trong thực hành lâm sàng, chúng ta thường dừng ở liều đạt hiệu quả giảm đường huyết tối ưu mà ít tác dụng phụ nhất, dù chưa phải là liều tối đa.

Lợi ích của điều trị phối hợp sớm

Điều trị phối hợp thuốc sớm mang lại nhiều lợi ích.

– Đầu tiên, phối hợp thuốc làm giảm HbA1c  hiệu quả hơn so với đơn trị liệu và tránh được sự chậm trễ lâm sàng của tiếp cần điều trị từng bước, khi bác sĩ phải mất thời gian để tăng liều dần đến mức tối đa mà HbA1c vẫn ở mức cao.

– Ngoài ra, phối hợp thuốc sớm cho phép sử dụng mỗi thuốc với liều thấp hơn liều tối đa để giảm thiều tác dụng phụ, đặc biệt là làm giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của metformin.

– Hơn nữa, phối hợp thuốc sớm làm giảm tình trạng ngộ độc đường của tế bào beta, làm giảm khả năng ổn định và cải thiện chức năng của tế bào beta, qua đó làm chậm diến tiến của bệnh đến giai đoạn cần tiêm insulin.

– Cuối cùng, dựa trên cơ chế sinh bệnh, phối hợp thuốc với cơ chế tác động bổ sung tỏ ra phù hợp hơn cho bệnh ĐTĐ típ 2, hợp lý hơn so với việc đơn thuần tăng liều một thuốc đơn trị liệu đến mức tối đa.

Lợi ích của viên phối hợp liều cố định ( FDC)

Tuân thủ điều trị

Đối với bệnh nhân và thầy thuốc, viên FDC giúp cải thiện sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân nhờ đơn giản hóa quá trình quản lý bệnh ĐTĐ típ 2.

Dữ liệu hồi cứu của Rozenfeld Y và cộng sự cho thấy có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa tỉ lệ tuân trị và mức giảm HbA1c. Do đó, sẽ hợp lý nếu chúng ta làm tăng sự tuân trị của bệnh nhân bằng cách đơn giản hóa việc uống thuốc nhờ sử dụng viên phối hợp liều cố định. Nói cách khác, viên phối hợp liều cố định giúp cải thiện tuân thủ điều trị, từ đó mang lại ảnh hưởng thuận lợi cho các kết cục chính về chuyển hóa, tim mạch và kinh tế y tế.

Dược động học

Viên FDC cũng giúp cải thiện dược động học của thuốc, ví dụ như trường hợp sitagliptin + metformin, sitagliptin được dùng 2 lần/ ngày cùng lúc với metformin, vì gần đây có một số nhận xét rằng nếu chia đôi liều thuốc ức chế DPP4 này sẽ có hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Các dạng phối hợp nên tránh

Tuy nhiên, không phải bất kỳ kiểu phối hợp thuốc nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu.

Trong quá khứ, chúng ta đã có các dạng phối hợp sulfonylurea và metformin và phối hợp glitazone và metformin. Bằng chứng lâm sàng cho thấy các dạng phối hợp này có hiệu quả giảm đường huyết nhanh chóng, nhưng lại làm gia tăng đáng kể các nguy cơ tác dụng ngoại í như hạ đường huyết, tăng cân… Nghiêm trọng hơn, rosiglitazone đã bị rút khỏi thị trường do ảnh hưởng xấu trên hệ tim mạch, trong khi ung thư bàng quang vẫn còn là vấn đề tranh cãi đối với pioglitazone.

Phối hợp acarbose và metformin không ảnh hưởng trên cân nặng và cũng không gây hạ đường huyết, tuy nhiên có nhiều bệnh nhân gặp các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Kinh nghiệm và bằng chứng phối hợp điều trị sớm sitagliptin và metformin

Ưu điểm của viên phối hợp Sitagliptin-metformin

Những năm gần đây chúng ta có thêm các dạng thuốc viên phối hợp mới. Viên phối ức chế DPP4 với metformin có lợi điểm là không làm tăng nguy cơ hạ đường huyêt, do tác dụng giảm đường huyết của thuốc ức chế DPP4 phụ thuộc glucose, nghĩa là thuốc sẽ không tác dụng khi nồng độ đường huyết xuống thấp. Ngoài ra, thuốc không hoặc rất ít gây tăng cân. Về lý thuyết, viên phối hợp này còn bảo vệ tế bào beta do incretin có thể ảnh hưởng có lợi trên tuổi thọ và sức khỏe của tế bào beta bên cạnh tác động giảm đường huyết.

Cơ chế tác dụng

Về cơ chế tác dụng, các gliptin và metformin đều tác động trên những khiếm khuyết chính của ĐTĐ típ 2. Sitagliptin cải thiện chức năng tế bào beta, tăng tổng hợp và phóng thích insulin. Thuốc đồng thời làm giảm sản xuất glucose tại gan qua tác động ức chế tiết glucagon từ tế bào alpha.

Song song đó, metformin cũng làm giảm sản xuất glucose tại gan bằng cách tác động lên quá trình tân tạo đường và ly giải glycogen tại gan; làm tăng nhạy cảm insulin ở mô ngoại biên.

Đặc biệt, sitagliptin và metformin còn có hiệu ứng cộng hưởng trên hormone incretin ở người trưởng thành. Cụ thể là phối hợp 2 thuốc này làm tăng nồng độ GLP -1 toàn phần, GLP -1 hoạt tính lẫn GIP hoạt tính.

Bằng chứng lâm sàng

Thuốc phối hợp sitagliptin và metformin cũng chính là dược phẩm đầu tiên trong kiểu phối hợp gliptin và metformin được lưu hành trên thị trường, do đó có nhiều kinh nghiệm lâm sàng nhất trong số các dạng phối hợp này.

Chúng ta hãy xem xét một nghiên cứu của Golstein BJ và cộng sự.

Thiết kế nghiên cứu

Bệnh nhân được chia thành 5 nhóm nghiên cứu như hình bên, với trung bình HbA1c ban đầu là 8,8%.

Theo dõi kết quả

Sau 24 tuần, dạng phối hợp sitagliptin 50mg + metformin 500mg làm giảm HbA1c nhiều nhất là -2,1%, nghĩa là có thể đưa HbA1c của bệnh nhân < 7%. Nếu trung bình HbA1c ban đầu là 11.2%, kết quả giảm HbA1c  còn ngoạn mục hơn với -2,9%. Khi HbA1c  rất cao > 11 – 12%, bác sĩ thường nghĩ đến khả năng sử dụng insulin, đặc biệt khi bệnh nhân có triệu chứng.

Biện giải kết quả

Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy trong trường hợp không thể dùng insulin vì lý do nào đó, chúng ta có thể điều trị bằng thuốc viên kết hợp với liều như trên mà vẫn đạt hiệu quả giảm đường huyêt. Bên cạnh đó, quý vị có thể thắc mắc liệu hiệu quả giảm đường huyết của dạng phối hợp sitagliptin và metformin có duy trì lâu dài được hay không? Nghiên cứu nói trên đã được tiếp tục kéo dài đến 104 tuần và mức HbA1c trong đó nhóm phối hợp thuốc vẫn được duy trì ổn định. Về tác dụng ngoại ý, viên phối hợp sitagliptin và metformin không làm tăng biến cố ngoại í so với từng thành phần riêng lẻ trong suốt 104 tuần.

Vị trí của phối hợp sitagliptin và metformin trong khuyến cáo kết hợp giữa ADA và EASD

Phần cuối cùng tôi muốn trình bày với quý vị là khuyến cáo kết hợp giữa Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội Nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu (EASD) vào năm 2012.

Lựa chọn đầu tay

Theo khuyến cáo này, bên cạnh thay đổi lối sống, giảm cân và tăng vận động thể lực, metformin là chọn lựa hàng đầu trong phần lớn trường hợp nhờ hiệu quả giảm HbA1c cao, ít nguy cơ hạ đường huyết, trung tính trên cân nặng, giá thành thấp, dù có nguy cơ nhiễm acid lactic nhưng tỉ lệ rất thấp. Thuốc có thể bảo vệ bệnh nhân khỏi biến cố tim mạch sau khi đã điều chỉnh cho tác dụng giảm đường huyết và một số bằng chứng còn cho thấy có lẽ metformin làm giảm nguy cơ ung thư cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chiến lược phối hợp thuốc

Kế tiếp, nếu chúng ta cần phối hợp 2 thuốc thì sẽ có rất nhiều chọn lựa, tùy theo từng bệnh nhân  cụ thể, trong đó chọn lựa phối hợp metformin và ức chế DPP4 là một trong những dạng phối hợp điều trị sớm được ưa chuộng.

Phối hợp metformin và Su/TZD/đồng vận thụ thể GLP-1 được cho là có hiệu quả giảm HbA1c  mạnh trong khi metformin + insulin có hiệu quả cao nhất do không có giới hạn liều của insulin.

Mặc dù các tác giả của khuyến cáo này cho rằng phối hợp ức chế DPP4 và metformin chỉ có hiệu quả giảm HbA1c trung bình, tôi cũng như nhiều tác giả khác không đồng ý với quan điểm này, vì có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu chứng tỏ hiệu quả giảm HbA1c  của DPP4 không hề thua kém so với SU và TZD.

Bài viết Chiến lược phối hợp thuốc sớm trong điều trị bệnh tiểu đường tip 2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chien-luoc-phoi-hop-thuoc-som-trong-dieu-tri-benh-tieu-duong-tip-2-4711/feed/ 0
Bạn có biết cơ bắp của bạn có thể ‘cảm nhận’ được đường? https://benh.vn/ban-co-biet-co-bap-cua-ban-co-the-cam-nhan-duoc-duong-9704/ https://benh.vn/ban-co-biet-co-bap-cua-ban-co-the-cam-nhan-duoc-duong-9704/#respond Tue, 01 Nov 2016 07:21:24 +0000 http://benh2.vn/ban-co-biet-co-bap-cua-ban-co-the-cam-nhan-duoc-duong-9704/ Rõ ràng là chồi vị giác trên lưỡi có thể phát hiện ra đường. Và sau bữa ăn, các tế bào beta trong tuyến tụy cảm nhận được lượng đường tăng lên trong máu và giải phóng insulin, giúp đường đi vào tế bào, để cơ thể có thể sử dụng làm năng lượng.

Bài viết Bạn có biết cơ bắp của bạn có thể ‘cảm nhận’ được đường? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rõ ràng là chồi vị giác trên lưỡi có thể phát hiện ra đường. Và sau bữa ăn, các tế bào beta trong tuyến tụy cảm nhận được lượng đường tăng lên trong máu và giải phóng insulin, giúp đường đi vào tế bào, để cơ thể có thể sử dụng làm năng lượng.

Hiện các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Đời sống (LSI), Đại học Michigan đã khám phá ra một cơ chế cảm biến glucose bất thường trong cơ xương, góp phần điều hòa lượng đường trong máu.

Tế bào cơ xương có thể nhận biết glucose

Tác giả nghiên cứu Jiandie Lin, một giảng viên của LSI, nơi đặt phòng thử nghiệm của ông, cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng các tế bào xương có cơ chế trực tiếp nhận biết glucose -theo một nghĩa nào đó, tức là các cơ bắp cũng có thể cảm nhận được đường”.

Khả năng này của cơ bắp để nhận biết đường huyết là một quá trình riêng biệt và song song tăng cường đáp ứng điều hướng insulin. Cùng với nhau, chúng hoạt động như một hệ thống điện để duy trì nồng độ glucose ổn định trong cơ thể, đặc biệt là sau bữa ăn, theo kết quả nghiên cứu được công bố vào ngày 4 tháng 5 trong tạp chí Molecular Cell.

Zhuoxian Meng, tác giả chính của nghiên cứu và là một nhà nghiên cứu tại PTN của Lin, cho biết, việc tiếp tục phát triển sự hiểu biết sâu sắc về cách cơ thể tự điều tiết lượng đường trong máu ở mức độ phân tử có thể làm sáng tỏ về bệnh béo phì và đái tháo đường, cũng như chỉ ra các mục tiêu điều trị mới.

Thí nghiệm trên chuột

Các nhà nghiên cứu đã có thể kiểm tra những đóng góp của con đường nhận biết glucose trong cơ xương bằng cách làm êm một gene chính – BAF60C – trong nuôi cấy tế bào và trong chuột thí nghiệm.

Lin cho biết: “Khi chúng tôi làm điều đó, những con chuột thiếu BAF60C trông hoàn toàn bình thường, nhưng sau khi chúng tôi cho chúng ăn chế độ ăn nhiều chất béo, chúng đã gặp khó khăn khi tiêu thụ lượng glucose bổ sung sau bữa ăn. Cơ chế insulin phổ biến không đủ đề tự chuyền hóa lượng đường”.

Sự chuyển hóa của glucose trong cơ thể

Đường trong máu tăng sau bữa ăn là một triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường tuýp 2. Đường huyết cao, hay còn gọi là tăng đường huyết, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.

Lin, cũng là một giáo sư về tế bào và sinh học phát triển tại Trường Y khoa UM nói: “Chúng tôi phát hiện ra rằng con đường phân tử hoạt động bởi glucose trong tế bào cơ, ít nhất là ở các bước ban đầu, rất giống với những gì xảy ra trong các tế bào beta ở tuyến tụy. Điều này rất thú vị vì có một loại thuốc tiểu đường rất quan trọng gọi là sulfonylureas hoạt động bằng cách đóng một kênh kali và làm cho các tế bào beta tiết ra nhiều insulin hơn”.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy con đường cảm ứng glucose trong các tế bào cơ cũng có thể đóng vai trò trong việc giảm toàn bộ glucose trong máu của loại thuốc nàỵ, và mức độ đóng góp của đường đi sẽ cần được nghiên cứu sâu hơn”.

Ngoài ra, Lin cho biết, có hai bước trong con đường cảm ứng glucose có thể phục vụ làm mục tiêu tiềm năng để điều chế với các hợp chất điều trị.

“Thật ngạc nhiên là những thay đổi tinh tế trong glucose có thể được phát hiện trên khắp cơ thể”, Lin nói. “Các tế bào beta phản ứng với chúng, các tế bào thần kinh phản ứng với chúng, và bây giờ chúng ta biết rằng các tế bào cơ cũng phản ứng trực tiếp”.

Benh.vn (Theo TC Thử nghiệm Ngày nay/Theo Science Daily)

Bài viết Bạn có biết cơ bắp của bạn có thể ‘cảm nhận’ được đường? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ban-co-biet-co-bap-cua-ban-co-the-cam-nhan-duoc-duong-9704/feed/ 0