Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 12 Sep 2023 13:45:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh chàm: dịch tễ, nguyên nhân, triệu chứng https://benh.vn/benh-cham-dich-te-nguyen-nhan-trieu-chung-2902/ https://benh.vn/benh-cham-dich-te-nguyen-nhan-trieu-chung-2902/#respond Mon, 11 Sep 2023 04:23:10 +0000 http://benh2.vn/benh-cham-dich-te-nguyen-nhan-trieu-chung-2902/ Có thể định nghĩa Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn n­ước và ngứa, nguyên nhân phức tạp nội giới, ngoại giới như­ng bao giờ cũng có vai trò " thể địa dị ứng", về mô học có hiện tư­ợng xốp bào (Spongiosis).

Bài viết Bệnh chàm: dịch tễ, nguyên nhân, triệu chứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Bệnh chàm hay còn gọi là Eczema là một bệnh ngoài da rất phổ biến hiện nay. Bệnh chàm không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nên rất được quan tâm.

Đại cương bệnh chàm

1. Eczema (bệnh chàm) là bệnh ngoài da phổ biến, ngày nay và trong tương lai do yêu cầu công nghiệp hoá, sử dụng nhiều hoá chất Eczema nghề nghiệp sẽ ngày càng tăng lên.

2. Có thể định nghĩa Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa, nguyên nhân phức tạp bên trong, bên ngoài nhưng bao giờ cũng có vai trò “cơ địa dị ứng”, về mô học có hiện tượng xốp bào (Spongiosis).

3. Là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay tái phát, điều trị còn khó khăn.

Khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam bệnh chàm chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da. Chàm là một loại bệnh có sự phối hợp với những biến đổi về mặt địa lý, về chủng tộc và tính mạn của nó. Tỷ lệ tăng ở những quốc gia, ở vùng nhiệt đới. Tại London 18% chàm được tìm thấy trong các đối tượng đến khám bệnh. Một số điều tra về các bệnh da tại phòng khám tổng quát phát hiện 33% và 23% trong tất cả các trường hợp tại Glasgow và Oxford. Chàm chiếm 17% trong tất cả các bệnh tại Hylạp.

Các từ “viêm da” và “chàm” nói chung được dùng như đồng nghĩa. Tuy nhiên, trong khi mọi dạng chàm đều là viêm da, nhưng không phải viêm da đều là chàm, chàm là một bệnh da không lây truyền, ngứa, viêm. Nó có thể là cấp, bán hay mạn tính. Biểu hiện về lâm sàng rất đa dạng nhưng nói chung bao giờ cũng có đặc tính sau:

  • Về lâm sàng: có ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, tiến triển thành từng đợt, dai dẳng hay tái phát.
  • Về giải phẫu bệnh lý có thương tổn thuộc loại xốp bào.
  • Về sinh bệnh học: người ta cho rằng chàm là một phản ứng của da với những tác nhân trong hoặc ngoài cơ thể. Trong điều kiện có một địa tạng đặc biệt, địa tạng dị ứng.

tay-bi-benh-cham-eczema

Nguyên nhân gây bệnh chàm

Nguyên nhân gây bệnh chàm rất phức tạp nhiều khi khó hoặc không phát hiện được. Có thể kể tới các nguyên nhân sau đây.

1. Nguyên nhân bên ngoài gây bệnh chàm

Các yếu tố vật lý,hoá học, thực vật, sinh vật học đụng chạm vào da gây cảm ứng thành viêm da, eczema (các chất này gọi là di nguyên). Ví dụ: ánh sáng, thuốc bôi, tiêm uống, các hoá chất dùng trong công nghiệp, trong gia đình (cao su, kền, crôm, xi măng, sơn…) Một số bệnh ngoài da gây ngứa (nấm, ghẻ…) do chà xát, bôi thuốc linh tinh… có thể trở thành eczema thứ phát.

2. Nguyên nhân bên trong gây bệnh chàm

Rối loạn chức phận nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây eczema.

Dù nguyên nhân bên trong hay bên ngoài cũng đều có liên quan đến phản ứng đặc biệt của cơ thể dẫn đến phản ứng dị ứng, bệnh nhân có “cơ địa dị ứng”.

Theo Halpern, Coombs phản ứng eczema được xếp vào kiểu “mẫn cảm tế bào trì hoãn” trong đó có vai trò của các tế bào lymphô T mang ký ức kháng nguyên.

Triệu chứng bệnh chàm

Triệu chứng của bệnh chàm khá đơn giản với các biểu hiễn dễ thấy ngoài da, bệnh cũng thường thể hiện ở một vài vị trí điển hình.

1. Vị trí bệnh chàm

Có tính chất bất kỳ, vùng da nào cũng có thể bị eczema, tuy nhiên tuỳ theo từng thể lâm sàng hay ở vị trí nào (sẽ trình bày ở phần thể lâm sàng).

2. Tổn thương cơ bản của bệnh chàm

Tổn thương cơ bản trong bệnh eczema là đám mảng đỏ da và mụn nước, mụn nước là tổn thương điển hình của bệnh eczema, eczema phát triển qua 4 giai đoạn:

Giai đọan đỏ da: bệnh bắt đầu bằng trên da xuất hiện vết hoặc đám đỏ, hơi nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ, rất ngứa – trên nền đỏ xung huyết nhìn kỹ thấy có những sẩn tròn lấm tấm như hạt kê (thực chất là những mụn nước đang từ dưới đùn lên) đây là phản ứng đầu tiên của biểu bì.

Giai đoạn mụn nước (còn gọi là giai đoạn chảy nước): mụn nước ngày càng nhiều và xuất hiện trên khắp bề mặt đám tổn thư ơng, mụn nước eczema có các đặc tính sau:

  • Mụn nước nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim 1-2 mm.
  • Nông, tự vỡ.
  • San sát bên nhau kín khắp bề mặt thương tổn.
  • Đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác.

Đám tổn thương bề mặt chi chít các mụn nước. Mụn nước nông, tự vỡ và do ngứa gãi  nên đám tổn thương bị trợt, chảy dịch nên còn gọi là giai đoạn chảy nước, giai đoạn này kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần, các mụn nước vỡ đi để lại điểm chợt nhỏ như châm kim (còn gọi là giếng eczema của Devergie) nhiều điểm chợt liên kết thành đám mảng trợt, đỏ  rỉ dịch, đồng thời dễ nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vẩy tiết..

Giai đọan lên da non: giai đoạn này đám tổn thương giảm viêm, giảm xung huyết, giảm chảy dịch, các vết chợt khô, đóng vẩy, lên da non thành một lớp da nhẵn bóng như vỏ hành, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm mầu hơn.

Giai đoạn lichen hoá, hằn cổ trâu:

Eczema tiến triển lâu ngày da càng ngày càng sẫm mầu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt như trong bệnh lichen, quá trình này gọi là lichen hoá. Ngứa tồn tại dai dẳng.

  1. Giai đoạn đỏ da, mụn nước, chảy nước còn gọi là eczema giai đoạn cấp tính.
  2. Giai đoạn đóng vẩy da, nên da non, khô hơn gọi là eczema bán cấp.
  3. Giai đoạn lichen hoá, hằn cổ trâu được gọi là eczema mạn tính.

Chia thành 4 giai đoạn của eczema để dễ hiểu tiến triển của một eczema nhưng trên thực tế các giai đoạn không thực phân chia rõ rệt như vậy mà thường xen kẽ nhau, lồng vào nhau. Ví dụ trên đám tổn thương có vùng là giai đoạn chảy dịch, có vùng đã bắt đầu lên da non , lúc đó phải đánh giá xem tổn thương giai đoạn nào chiếm ưu thế mà chẩn đoán giai đoạn cấp, bán cấp, hay mạn lichen hoá. Đã sang giai đoạn sau có khi vì một nguyên nhân nào đó (chà xát, bôi thuốc không phù hợp) lại trở lại giai đoạn trước.

Ngứa là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất tồn tại dai dẳng, người ta coi bệnh eczema là bệnh da ngứa điển hình.

Tiến triển: mạn tính hay tái phát, nhiều đợt vượng bệnh, xen kẽ các giai đoạn tạm đỡ.

Xem tiếp: Bệnh chàm: các thể lâm sàng

Bài viết Bệnh chàm: dịch tễ, nguyên nhân, triệu chứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cham-dich-te-nguyen-nhan-trieu-chung-2902/feed/ 0
Eczema – bệnh Chàm có các thể bệnh nào trên lâm sàng https://benh.vn/benh-cham-cac-the-lam-sang-2903/ https://benh.vn/benh-cham-cac-the-lam-sang-2903/#respond Thu, 27 Jul 2023 22:23:11 +0000 http://benh2.vn/benh-cham-cac-the-lam-sang-2903/ Eczema là bệnh ngoài da phổ biến, ngày nay và trong t­ương lai do yêu cầu công nghiệp hoá, sử dụng nhiều hoá chất Eczema nghề nghiệp sẽ ngày càng tăng lên.

Bài viết Eczema – bệnh Chàm có các thể bệnh nào trên lâm sàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Eczema – Bệnh chàm không đơn thuần là 1 bệnh lý duy nhất mà có nhiều thể bệnh khác nhau tùy thuộc vào yếu tố gây bệnh, tình trạng bệnh… Sau đây benh.vn liệt kê các thể bệnh eczema thường gặp nhất.

1. Eczema tiếp xúc

Thể bệnh eczema tiếp xúc đôi lúc còn được gọi là viêm da tiếp xúc. Đây là tình trạng da bị phản ứng khi tiếp xúc với một số yếu tố gây dị ứng.

Đặc điểm chung của eczema tiếp xúc

  • Vị trí: xuất hiện đầu tiên ở vùng tiếp xúc thường là vùng hở, có khi in hình vật tiếp xúc (ví dụ hình quai dép, hình dây đeo đồng hồ…)
  • Tổn thương cơ bản: da đỏ xung huyết, có khi đỏ xung huyết mạnh, hơi nề, trên bề mặt có mụn nước, có khi có bọng nước, cấp tính trợt ướt, chảy dịch, phù nề. Có thể có hình thái mạn tính, khô, dầy cộm và có vảy da.
  • Ngừng tiếp xúc bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại với dị ứng nguyên bệnh tái phát hoặc nặng lên.
  • Làm thử ứng da (Skin test) với chất tiếp xúc (dị ứng nguyên) thường dương tính, thường làm test áp da, test con tem (Patch test) nhưng không làm khi bệnh đang vượng hay đang điều trị corticoids.
  • Một số dị ứng nguyên (Allergens) ngoại giới gây eczema tiếp xúc như: Nikel, potassium dichromate, fomaldehyte, xi măng, cao su, neomycin, Streptomycin…
  • Eczema tiếp xúc có cơ chế miễn dịch thuộc típ IV tăng mẫn cảm loại hình chậm có vai trò lymphô T khác với viêm da tiếp xúc không dị ứng (nonallergic) thường gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng (irritant contact dermatitis) không có cơ chế miễn dịch dị ứng, thường do tiếp xúc các chất hoá học có nồng độ cao (như axid và kiềm mạnh) và hầu như ai tiếp xúc đều bị ở vùng da tiếp xúc đó.

Điều trị eczema tiếp xúc

  • Phát hiện dị ứng nguyên tiếp xúc và tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên.
  • Mỡ corticoids tại chỗ.
  • Corticoids uống khi bệnh lan rộng hay tổn thương ở mặt, sinh dục, uống vào buổi sáng.

eczema_tiep_xuc

2. Eczema thể địa, viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) (AD)

Viêm da cơ địa là biểu hiện ngoài da của cơ địa Atopy (Atopic state, Atopic diathesis), 70 % số bệnh nhân có tiền sử gia đình bị hen, viêm mũi dị ứng, sốt mùa cỏ khô (hay fever) hoặc eczema. Khoảng 10 % trẻ em cớ một vài dạng biểu hiện của viêm da cơ địa. Có sự hình thành và tăng IgE còn gọi là viêm da tăng IgE, có một phản ứng tăng mẫn cảm do giải phóng chất hoạt mạnh từ tế bào Mastocytes hoặc Basophils.

Sinh bệnh học và miễn dịch học của viêm da Atopy (AD)

Có tính chất gia đình rõ rệt, nếu cả hai cha mẹ bị bệnh dị ứng 79 % con cái bị AD, 73 trẻ em bị AD có tiền sử gia đình bị AD.

Nghiên cứu về gen học gần đây phát hiện ở bệnh nhân AD thấy:

  • Nhiễm sắc thể (NST) 11913 chuỗi b của thụ thể có ái tính cao với  IgE.
  • NST 5931 – 33 là gen của các cytokins IL4. IL5, 6MCSF.
  • NST 14911 – 1 là gen của Chymase của dư ỡng bào (Mastocyte).
  • NST 6q gen của HLA – DR.
  • NST 16 p  11- 2-11.1 gen của thụ thể IL4.

Vai trò của kháng thể Reagin trong bệnh sinh của AD đã được nghĩ đến.

IgE tăng cao ở 80 % số bệnh nhân AD và càng cao nếu AD càng nặng, mức IgE ở bệnh nhân AD cao hơn ở hen xuyễn và viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên ở 20 % số bệnh nhân AD vẫn có mức IgE bình thường. Giải thích điều này bằng cơ chế sau:

Một mặt trong bệnh AD, Histamin tác động lên thụ thể H2 của bạch cầu, làm cho chức năng của bạch cầu suy yếu, suy yếu chuyển dạng lympho (TTL giảm). Mặt khác suy giảm số lượng TS tức là tế bào lympho mang thụ thể H2, chính các tế bào này có chức năng sản xuất ra một yếu tố ức chế sản xuất IgE do histamin phát động, IgE được sản xuất tăng cao do thiếu yếu tố này. Ngoài ra IgE tăng cao còn do trong bệnh AD có tăng cao AMP – Phosphodiesterase trong tế bào B/ hoặc tế bào T giúp đỡ (T hỗ trợ) làm cho tổng hợp IgE tăng cao.

IgE tăng cao không phải là yếu tố cơ bản trong sinh bệnh học của AD.

Theo Thomas Biefer (Đức) tế bào Langerhans ở bệnh nhân AD bộc lộ lên bề mặt một thụ thể rất ái tính với IgE, và tế bào Langerhans mang thụ thể này sẽ có khả năng cố định IgE và nội nhập kháng nguyên, sau khi nội nhập kháng nguyên có sự hoạt hoá sản xuất cytokines và chimiokines sẽ khởi phát một phản ứng eczema. Ở bệnh nhân AD chỉ cần một ít dị nguyên bay trong không khí cũng đủ khởi phát phản ứng eczema. Cơ chế này gặp ở 30- 40 % bệnh nhân AD.

Trong bệnh AD miễn dịch trung gian tế bào bị suy giảm giảm sút tính phản ứng trong test da chậm như Tuberculine, Candidine…

Chuyển dạng lymphô bị giảm sút nhất là trong đợt bệnh AD vượng tấy giảm sút số l ượng lympho T lưu hành đặc biệt T ức chế mang thụ thể IgE – Fc điều đó giải thích sự sản xuất tăng quá mức IgE trong bệnh AD.

Tính hoá ứng động ở bệnh nhân AD bị giảm sút dễ bị nhiễm trùng khi bị sang chấn, xây xước hay bị nhiễm trùng tụ cầu vàng, 90% số bệnh nhân AD có phản ứng Coagulase dương tính với tụ cầu vàng, có thể nói tụ cầu vàng là vi khuẩn chiếm ưu thế trên da bệnh nhân AD và sự có mặt thường xuyên của tụ cầu trên da bệnh nhân AD dẫn đến khởi động sự giải phóng histamin, gây ngứa và viêm da trong AD.

Bệnh nhân AD có mức Acetylcholine cao trong da, điều đó giải thích một phần ảnh hưởng của yếu tố xúc động trong bệnh AD.

Có sự tăng cao hoạt tính của Nucleotid- Phosphodiesterase làm thuỷ phân nhanh chóng chất Nucleotid vòng, hậu quả là cAMP bị giảm sút nên tác dụng ức chế sản xuất histamin bị kém tác dụng, trong khi đó cGMP tăng cường, dẫn đến histamin được sản xuất quá mức ở bệnh nhân AD.

Tiến triển mạn tính- các đợt vượng bệnh xen kẽ thời kỳ thuyên giảm, có khi chuyển thành hen hoặc sốt mùa cỏ khô.

Các yếu tố làm trầm trọng bệnh là do dị nguyên hay do thức ăn, xúc động căng thẳng thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, bệnh lý tuyến giáp, nhiễm tụ cầu đặc biệt là tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, cần chú ý một số chất len dạ làm tăng bệnh.

Viêm da cơ địa là một bệnh kinh diễn hay tái phát, các th­ương tổn lâm sàng chủ yếu là:

  • Viêm da: dát đỏ kèm sẩn mụn nư­ớc.
  • Hằn cổ trâu.
  • Khô da, xây xư­ớc, nhiễm trùng thứ phát.

Bệnh hay gặp ở tuổi ấu thơ từ 2 tháng đến 2 tuổi, ở trẻ em, thanh thiếu niên và cả ở ngư­ời lớn.

Dư­ới 7 tuổi chiếm 80- 90%, khoảng 10 % bệnh kéo dài đến tuổi trư­ởng thành.

Các biểu hiện lâm sàng của Viêm da cơ địa (eczema thể địa) theo lứa tuổi

Eczema thể địa tuổi sơ sinh và nhũ nhi, ấu thơ (infantile Atopic dermatitis) ( infancy) gặp ở trẻ từ 2 tuần đến 2 tuổi.

  • Thư­ờng gặp ở trẻ bụ bẫm 2-3 tháng tuổi, ban đầu ở má, trán ( hình móng ngựa) , quanh miệng, đầu , sau có thể bị ở cổ, mặt duỗi, thân mình, bẹn. Tổn thư­ơng là dát đỏ, có nhiều mụn nư­ớc trên bề mặt, trợt, chảy dịch mạnh, nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vẩy tiết.
  • Có thể kèm ỉa lỏng, viêm tai giữa.

Thời kỳ trẻ em (child type atopic dermatitis):

  • Trẻ em ( childhood) hoặc thanh thiếu niên ( Adolescent ) 2-3 tuổi đến 12- 20 tuổi. Là các đám mảng lichen hoá ( hằn cổ trâu) dạng đĩa lúc đâu ở các mặt duỗi, đầu gối, cùi tay, sau lan đến các nếp gấp, ngoài ra có thể sẩn ngứa, da khô, hằn cổ trâu.
  • Có khi kèm đục thuỷ tinh thể, viêm kết mạc.

Thời kỳ tr­ưởng thành (Adult type atopic dermatitis):

  • Ở ngư­ời lớn (Adult) chủ yếu là hằn cổ trâu, vị trí đặc biệt là các nếp kẽ lớn và bàn tay, ở nữ giới có thể có viêm núm vú, viêm môi.
  • Tiến triển mạn tính, có khi chuyển thành hen hoặc sốt mùa cỏ khô.

Điều trị eczema thể địa cần chú ý một số điểm sau

  • Tránh các chất gây kích ứng da.
  • Giữ nư­ớc cho da dùng cream, mỡ làm ẩm da (Lacticare…) trong các đợt bệnh ổn định.
  • Tắm nư­ớc hơi ấm như­ng không nóng, hạn chế xà phòng.
  • Bôi mỡ glucocorticoids.
  • Kháng sinh chống tụ cầu vàng khi có bội nhiễm nên dùng erythromycine.
  • Kháng histamin tổng hợp.
  • Corticoids đ­ường toàn thân (uống) nên hạn chế dùng, chỉ dùng cho giai đoạn v­ượng bệnh và dùng từng đợt ngắn.
  • UVA , UVB, PUVA có hiệu quả.

3. Eczema vi khuẩn

Eczema vi khuẩn là tình trạng dị ứng với độc tố của vi khuẩn tụ cầu, liên cầu hoặc độc tố của nấm Trichophyton, epidermophyton.

Đặc điểm chung của Eczema vi khuẩn là:

  • Thư­ờng xuất hiện trên các vết xây xát da nhiễm khuẩn, vết côn trùng đốt, vết bỏng, lỗ rò, vết mổ…
  • Vị trí th­ường ở cẳng chan một bên hoặc hai bên có khi quanh vết mổ, quanh lỗ dò, hay quanh tai sau viêm tai giữa chảy mủ.
  • Đám tổn th­ương chợt, chảy dịch, có mủ dịch, vẩy tiết, giới hạn t­ương đối rõ.
  • Quanh đám tổn thư­ơng có thể có một số mụn mủ, nhọt “kiểu vệ tinh”.
  • Có trư­ờng hợp ngoài đám tổn thương chính ở mặt, thân mình, các chi có các đám đỏ nhỏ, bề mặt lẩn mẩn sẩn , mụn nư­ớc và ngứa gọi là ” ban dị ứng thứ phát xa”.

4. Eczema thể đồng tiền (Nummular eczema)

Eczema thể đồng tiền có đặc điểm là có các đám tổn thư­ơng hình tròn, oval như­ đồng xu (coinlike), ban đầu là đám đỏ tiết dịch, có mụn nư­ớc, sẩn, hơi nề, sau có vẩy tiết, vảy da, lichen hoá giới hạn rõ , th­ường khu trú ở thân mình, mặt duỗi của chi, tr­ước xư­ơng chầy, mu bàn tay.

Đặc điểm chung của Eczema thể đồng tiền

Thư­ờng gặp ở đàn ông tuổi trung niên, nhất là mùa thu đông.

Có ý kiến cho rằng eczema thể đồng tiền là một thể đặc biệt của eczema vi khuẩn, là ban dị ứng với ổ nhiễm khuẩn khu trú bên trong cơ thể. Hiện nay eczema thể đồng tiền là một phân thể của eczema thể địa ( Atopic eczema) như­ng IgE bình th­ường, tuy nhiên vấn đề này còn tranh luận.

Mô bệnh học có tăng gai, xốp bào.

Điều trị eczema thể đồng tiền

  • Điều trị corticoids, có khi tiêm cortiocids d­ới tổn th­ương có thể bôi Coaltar.
  • Kháng sinh toàn thân.
  • PUVA khá hiệu quả.

5. Eczema da dầu, viêm da da dầu (Seborrheic dermatitis)

Eczema da dầu (viêm da da đầu) là bệnh da mạn tính thư­ờng gặp có đặc tính là đỏ da và vẩy, vẩy mỡ ở vùng tuyến bã hoạt động mạnh như­ mặt, đầu và các nếp gấp. Th­ường gặp phần lớn ở ngư­ời 20 – 50 tuổi, có thể gặp ở trẻ em ( những tháng đầu ), tuổi ấu thơ, niên thiếu. Nam thư­ờng bị nhiều hơn. Có thể địa di truyền “thể địa da dầu”.

Mô tả bệnh eczema da đầu

Vị trí thư­ờng gặp nhất là đầu, ở mặt thư­ờng bị ở lông mày, quanh mắt, giữa mũi, nếp mũi má. sau tai, có khi ở thân mình nhất là da vùng ức , liên bả, các nếp nách , bẹn dư­ới vú, sinh dục. Tổn th­ương là đám mảng đỏ, trên có vẩy, vẩy mỡ có khi có sẩn trên bề mặt, giới hạn t­ương đối rõ, khô, như­ng vi thể có hiện t­ượng xốp bào.

Mô bệnh học da có á sừng, tăng gai, xốp bào, chân bì viêm không đặc hiệu.

Cần chẩn đoán phân biệt với vẩy nến, chốc, nấm da đầu, nấm mặt, nấm thân, lupus đỏ.

Điều trị eczema da đầu

  • Mỡ corticoids bôi có hiệu lực như­ng cần chú ý bôi ở mặt có thể gây teo da, giãn mạch.
  • Chiếu UV.
  • Đầu có thể dùng loại Shampoos có l­ưu huỳnh và coaltar hoặc dung dịch cortioids.
  • Shampoo ketoconazole 2% hoặc dạng cream.
  • Nếp kẽ dùng dung dịch castellani.

Trên đây là các thể bệnh chính của bệnh eczema thường gặp nhất. Mặc dù nắm được sơ bộ nguyên nhân và các nguyên tắc điều trị bệnh lý eczema nhưng để điều trị dứt điểm bệnh vẫn là một thách thức lớn với các nhà khoa học. Hiện nay, các chuyên gia tập trung điều trị giảm triệu chứng bệnh với các biện pháp an toàn, các loại thuốc bôi trên da với thành phần corticoid, kháng sinh, chống nấm… hoặc các loại gel bôi da có nano bạc, dược liệu có độ an toàn cao hơn và khả năng sử dụng lâu dài tốt hơn.

Bài viết Eczema – bệnh Chàm có các thể bệnh nào trên lâm sàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cham-cac-the-lam-sang-2903/feed/ 0
Viêm da cơ địa – Bệnh dị ứng do cơ địa https://benh.vn/benh-di-ung-viem-da-co-dia-4788/ https://benh.vn/benh-di-ung-viem-da-co-dia-4788/#respond Mon, 03 Jul 2023 12:10:33 +0000 http://benh2.vn/benh-di-ung-viem-da-co-dia-4788/ Bệnh viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng hoặc viêm da atôpi) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn.

Bài viết Viêm da cơ địa – Bệnh dị ứng do cơ địa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng hoặc viêm da atôpi) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn.

Đây là một vấn đề y học rất được quan tâm trên toàn thế giới do tỷ lệ lưu hành ngày càng cao và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Trong khoảng 3 thập kỷ gần đây, độ lưu hành của bệnh ở nhiều nơi trên thế giới đã tăng khoảng 2-3 lần, nhất là ở các nước nông nghiệp như Trung Quốc, Việt Nam, một số nước châu Phi. Hiện nay, tính chung trên toàn thế giới, khoảng 10-20% trẻ em và 1-3% người lớn đang hoặc đã từng bị mắc bệnh.

Nhận biết bệnh viêm da cơ địa

Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố, nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân.

Triệu chứng điển hình của bệnh biểu hiện khác nhau tuỳ thuộc vào giai đoạn diễn biến:

Giai đoạn cấp tính

Hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.

Giai đoạn mạn tính

Thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Gãi nhiều có thể để lại các hậu quả trên da như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết.

Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh

  • Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi.
  • Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi.
  • Ở người lớn viêm da cơ địa thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

viem_da_co_dia_mat_tre_em

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây bệnh của viêm da cơ địa chưa được biết chính xác. Bệnh được cho là gây ra do sự phối hợp của yếu tố di truyền với các yếu tố môi trường. Những người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng,…

Dị nguyên gây bệnh hoặc một số yếu tố kích phát từ môi trường có thể gây ra hoặc làm nặng các triệu chứng của viêm da cơ địa.

Các dị nguyên thường gặp

  • Trứng
  • Sữa
  • Tôm, cua, cá, ốc
  • Bọ nhà
  • Nấm mốc
  • Phấn hoa
  • Biểu bì và lông súc vật.

Các yếu tố kích phát triệu chứng thường gặp trong viêm da cơ địa

  • Xà phòng hoặc các chất tẩy rửa
  • Một số loại nước hoa và mỹ phẩm
  • Các hoá chất như chlorine, dầu mỡ hoặc dung môi
  • Cát, bụi bẩn
  • Khói thuốc lá.
  • Sang chấn tâm lý
  • Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp
  • Mất độ ẩm trên da sau khi tắm, đặc biệt tắm nước nóng.
  • Nhiễm trùng da, đặc biệt do vi khuẩn tụ cầu vàng
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa

Không có xét nghiệm nào được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm da cơ địa, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng. Do triệu chứng bệnh của mỗi người có thể thay đổi theo thời gian nên việc khai thác tiền sử đóng vai trò hết sức quan trọng.

Để chẩn đoán được viêm da cơ địa, các yếu tố sau đây cần được xác định trong quá trình thăm khám và hỏi bệnh:

  • Biểu hiện lâm sàng trên da.
  • Cách xuất hiện triệu chứng.
  • Các yếu tố gây ra hoặc làm nặng triệu chứng trên da.
  • Tiền sử bản thân và gia đình có mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi xoang, dị ứng thuốc…
  • Loại trừ các bệnh viêm da khác như viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, tổ đỉa, viêm da dầu…
  • Đáp ứng với các thuốc điều trị trước đây.

Điều trị bệnh viêm da cơ địa

Điều trị viêm da cơ địa bao gồm 3 vấn đề cơ bản: chăm sóc da, xác định và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh và dùng thuốc chống viêm.

Chăm sóc da trong bệnh viêm da cơ địa

  • Trong viêm da cơ địa, da thường bị khô và khả năng bảo vệ của da bị giảm sút, do đó, nên sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da.
  • Các chất kích ứng như da như xà phòng, chất sát trùng, hoá chất, khói thuốc lá, rượu bia đều có thể càng làm da bị khô hơn, và do đó, nên tránh tiếp xúc, có thể sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế.
  • Cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì điều này có thể làm tăng nặng triệu chứng.
  • Sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo.
  • Bơi lội có thể giúp ích nhiều cho việc điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, cần lưu ý tắm sạch sau khi bơi để loại bỏ chất sát khuẩn chlorine hoặc bromine trong nước bể bơi còn tồn dư trên da vì các chất này có thể gây kích ứng da.

Xác định và tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh

  • Việc xác định các yếu tố này cần phải được thực hiện thông qua khai thác kỹ tiền sử của người bệnh và làm các thử nghiệm dị ứng tại các cơ sở chuyên khoa về dị ứng. Sau khi xác định được chính xác các yếu tố này, người thầy thuốc có thể đưa ra được những lời khuyên thích hợp cho người bệnh.
  • Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Trong trường hợp bụi nhà là nguyên nhân gây bệnh, cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hàng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà.
  • Giặt sạch các quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ formaldehyde và các hoá chất khác có thể gây kích ứng da còn tồn lại từ quá trình sản xuất và đóng gói. Không mặc quần áo quá chật, quần áo bằng vải nylon.
  • Không giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có hiệu quả với viêm da cơ địa.
  • Tránh mặc đồ len.

Các thuốc chống viêm dùng trong viêm da cơ địa

Điều trị tại chỗ

Glucocorticoid bôi tại chỗ: fluticasone, betamethasone, clobetasone thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp, sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tuỳ thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da… Những loại glucocorticoid có tác dụng rất mạnh (như Sicorten Plus, Dermovate…) chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.

Gần đây, một số thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ như Tacrolimus, Pimecrolimus đã được thử nghiệm và đem lại hiệu quả rõ rệt cũng như tính an toàn khá cao trong điều trị viêm da cơ địa.

Các chế phẩm từ nhựa đường có tác dụng giảm ngứa và chống viêm nhưng tác dụng kém hơn glucocorticoid. Các chế phẩm này chỉ nên sử dụng ở những vùng da bị viêm mạn tính và dày sừng, tác dụng phụ hay gặp là viêm nang lông và tăng nhạy cảm ánh sáng.

Các chế phẩm bôi da từ nano bạc, dịch chiết chuẩn hóa dược liệu cũng là một lựa chọn an toàn được sử dụng lâu dài trong tất cả các giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa. Một số chế phẩm an toàn có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người có da nhạy cảm.

Chiếu tia cực tím tại chỗ được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.

Điều trị toàn thể

Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ.

Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm: mặc dù cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng nhưng ít khi được sử dụng do bệnh thường tái phát mạnh hơn sau khi ngừng thuốc. Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi cắt.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Viêm da cơ địa – Bệnh dị ứng do cơ địa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-di-ung-viem-da-co-dia-4788/feed/ 0
Điều trị bệnh chàm bằng protein máu cuống rốn https://benh.vn/dieu-tri-benh-cham-bang-protein-mau-cuong-ron-7336/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-cham-bang-protein-mau-cuong-ron-7336/#respond Mon, 19 Dec 2022 08:00:12 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-cham-bang-protein-mau-cuong-ron-7336/ Xuất phát từ một nghiên cứu ban đầu chỉ tập trung tìm hiểu làm thế nào điều trị tình trạng chống thải ghép mảng da, các nhà khoa học tìm thấy một loại protein với tên gọi là NKG2D có nhiều trong cuống rốn. NKG2D có tác dụng ức chế các tế bào miễn dịch gây đáp ứng quá mức ở bệnh nhân chàm hoặc viêm khớp dạng thấp

Bài viết Điều trị bệnh chàm bằng protein máu cuống rốn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh chàm là bệnh lý mạn tính ở trẻ em hiện tại chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Bệnh này thường sẽ tái phát lại nhiều lần trong đời gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người. Cho tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng protein trong cuống rốn có khả năng nhất định trong điều trị bệnh chàm trẻ em với hiệu quả vẫn đang được nghiên cứu.

Bệnh chàm là gì

Bệnh chàm (eczema) là một bệnh da liễu phổ biến. Bệnh điển hình với những tổn thương ngoài da như mụn rộp, đỏ li ti.. gây ngứa ngáy viêm nhiễm nhưng không lây chuyền. Chàm thực chất là một bệnh ngoài da mạn tính nhưng vẫn có những giai đoạn cấp tính và bán cấp. Chàm được xếp vào các bệnh viêm da cơ địa nhưng không phải tất cả người bị viêm da cơ địa đều là bệnh chàm gây ra

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm là do các tế bào miễn dịch đáp ứng quá mức gây viêm. Do vậy điều trị bệnh chàm trở nên khó khăn để giải quyết tận gốc.

Điều trị bệnh chàm bằng protein máu cuống rốn

Các nhà khoa học cho biết vừa tình cờ tìm ra cách thức mới giúp điều trị một số triệu chứng của bệnh chàm hoặc bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Đây là hai căn bệnh có liên quan đến hiện tượng viêm và đáp ứng quá mức của hệ thống miễn dịch.

Xuất phát từ một nghiên cứu ban đầu chỉ tập trung tìm hiểu làm thế nào điều trị tình trạng chống thải ghép mảng da, các nhà khoa học tìm thấy một loại protein với tên gọi là NKG2D có nhiều trong cuống rốn.

protein_mau_cuong_ron

Những protein này có khả năng ức chế một số tế bào miễn dịch, nhờ đó cơ thể của người mẹ đã không “thải loại” thai nhi. NKG2D cũng có khả năng vô hiệu hóa các tế bào miễn dịch ở các bộ phận khác của cơ thể.

Sự phát hiện tình cờ này làm các nhà nghiên cứu phát sinh ý tưởng bào chế một loại kem hoặc thuốc có chứa NKG2D để ức chế các tế bào miễn dịch gây đáp ứng quá mức ở bệnh nhân chàm hoặc viêm khớp dạng thấp. Đây là một tin vui trong điều trị bệnh chàm khi bệnh này có xu hướng phổ biến hơn trong những năm gần đây ở trẻ sơ sinh.

Theo Bs. Nguyễn Tất Bình/european journal of immunology

Bài viết Điều trị bệnh chàm bằng protein máu cuống rốn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-cham-bang-protein-mau-cuong-ron-7336/feed/ 0
Nguy cơ mắc bệnh eczema cho trẻ nhỏ từ khói thuốc lá https://benh.vn/nguy-co-mac-benh-eczema-cho-tre-nho-tu-khoi-thuoc-la-6691/ https://benh.vn/nguy-co-mac-benh-eczema-cho-tre-nho-tu-khoi-thuoc-la-6691/#respond Mon, 05 Aug 2019 05:50:58 +0000 http://benh2.vn/nguy-co-mac-benh-eczema-cho-tre-nho-tu-khoi-thuoc-la-6691/ Các nhà nghiên cứu do bác sĩ điều trị di ứng khoa nhi Soo-Jong Hong ở đại học Ulsan, Hàn Quốc phụ trách cho biết những người mẹ mang thai tiếp xúc với khói thuốc khi sinh con có nguy cơ cao bị bệnh hen suyễn. Vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu có hay không mối liên kết tương tự đối với bệnh eczema, hay còn gọi là bệnh viêm da dị ứng di truyền.

Bài viết Nguy cơ mắc bệnh eczema cho trẻ nhỏ từ khói thuốc lá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố tháng 2/2015 cho biết, nếu tiếp xúc với khói thuốc từ khi còn ở trong bào thai thì 50% trẻ sẽ có tiền sử mắc eczema và các loại rối loạn về da khác.

Các nhà nghiên cứu do bác sĩ điều trị di ứng khoa nhi Soo-Jong Hong ở đại học Ulsan, Hàn Quốc phụ trách cho biết những người mẹ mang thai tiếp xúc với khói thuốc khi sinh con có nguy cơ cao bị bệnh hen suyễn. Vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu có hay không mối liên kết tương tự đối với bệnh eczema, hay còn gọi là bệnh viêm da dị ứng di truyền.

hut_thuoc_la_anh_huong_toi_tre

Khói thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ

Bệnh eczema và hen suyễn đều là biểu hiện của bệnh dị ứng, giống như bệnh sốt mùa hè hay dị ứng thức ăn. Mặt khác chúng ta chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh eczema, nhưng  có giả thiết cho rằng có thể một phần do di truyền nên nguy cơ mắc bệnh của trẻ là từ giai đoạn phát triển rất sớm. Vì vậy, cần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến bệnh eczema.

Nghiên cứu về tác hại của khói thuốc

Nhóm nghiên cứu đã phân tích mẫu máu của 3639 đứa trẻ từ 7 đến 8 tuổi để tìm hiểu xem rằng những đứa trẻ này với một biến thể gen đặc biệt có nhiệm vụ giải mã protein hệ miễn dịch TNF-alpha và TLR-4 nếu tiếp xúc với khói thuốc từ khi còn trong bào thai liệu có nguy cơ phát triển bệnh eczema cao hơn hay không.

Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: “Cả hai dạng biến thể này được cho là điều kiện gây viêm nhiễm, có thể kể đến như là bệnh hen suyễn, bệnh Crohn (biến thể TNF-alpha) và bệnh thấp khớp (biến thể TLR-4)”.

Các cuộc điều tra về ảnh hưởng của khói thuốc lá

Kết quả của cuộc điều tra đã được thông báo vào tháng 2/2015 trong cuộc họp của Học viện Allergy, Asthma & Immunology Mĩ hoàn toàn giống với những kết quả trước đó của đội nghiên cứu khác từ KarolinskaIstitutet ở Stockholm, Thụy điển. Họ đều cho rằng sự tiếp xúc với khói thuốc từ khi còn trong bào thai hay lúc mới sinh có liên quan đến các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi (sốt mùa hè), và eczema.

Khói thuốc lá làm gia tăng bệnh eczema cho trẻ nhỏ

Thông báo cho biết “Nhiều đứa trẻ tiếp xúc với khói thuốc từ khi còn trong bào thai và sau khi được sinh ra” “và đến 60% những bà mẹ bỏ hút thuốc trong suốt thời kì mang thai hút thuốc trở lại trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, và 80-90% hút thuốc trở lại trong vòng 12 tháng sau sinh.”

Nguy cơ mắc eczema từ khói thuốc lá đối với trẻ nhỏ

Đội nghiên cứu đã theo dõi 4089 bệnh nhân từ khi sinh ra cho đến lúc 16 tuổi để kiểm tra việc tiếp xúc với khói thuốc ảnh hưởng như thế nào đến chúng trong suốt một thời kì dài từ khi còn bé đến tuổi thiếu niên.

Kết quả cho thấy, tiếp xúc với khói thuốc khi mới chỉ là bào thai tăng nguy cơ phát bệnh hen suyễn và sốt mùa hè nhưng ngoại trừ eczema. Nguy cơ mắc bệnh eczema chỉ do sự tiếp xúc với khói thuốc của trẻ sau khi sinh.

Từ những nghiên cứu trên, các nhà khoa học kết luận

“Việc phân tích phân đoạn lứa tuổi chỉ ra tác hại của việc tiếp xúc với khói thuốc gây ra nguy cơ hen suyễn sẽ kéo dài đến năm 4 tuổi. Đối với viêm mũi, lứa tuổi từ 1 đến 4 có nguy cơ nhiễm cao nhất, trong khi eczema sẽ từ 8 đến 16.

Qua những phát hiện này chúng ta thấy rằng việc tiếp xúc sớm với khói thuốc, dù mới là bào thai hay là trẻ sơ sinh, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh dị ứng cho đến tuổi vị thành niên.”

Từ những thực tế trên, các nhà khoa học khuyến cáo người dân nên hạn chế hút thuốc lá và tránh hút thuốc trong nhà để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ và các thành viên trong gia đình.

Bài viết Nguy cơ mắc bệnh eczema cho trẻ nhỏ từ khói thuốc lá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-co-mac-benh-eczema-cho-tre-nho-tu-khoi-thuoc-la-6691/feed/ 0
1 nhúm bèo cái chữa khỏi hẳn mẩn ngứa, chàm https://benh.vn/1-nhum-beo-cai-chua-khoi-han-man-ngua-cham-49176/ https://benh.vn/1-nhum-beo-cai-chua-khoi-han-man-ngua-cham-49176/#respond Thu, 30 Aug 2018 03:12:48 +0000 https://benh.vn/?p=49176 Bèo cái là loài thủy sinh quen thuộc của với người dân Việt Nam. Nhưng ít người biết được loại cây này lại có những tác dụng không ngờ cho sức khỏe.

Bài viết 1 nhúm bèo cái chữa khỏi hẳn mẩn ngứa, chàm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bèo cái là loài thủy sinh quen thuộc của với người dân Việt Nam. Nhưng ít người biết được loại cây này lại có những tác dụng không ngờ cho sức khỏe.

bệnh chàm (eczema)

Bèo cái chữa eczema (chàm)

Số lượng bèo cái tùy theo vùng da cần chữa to hay nhỏ, đem về rửa sạch bằng nước thường 3 – 4 lần, thêm ít muối giã nát, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ bị eczema. Thường chỉ đắp một hai lần chỗ mẩn không chảy nước nữa và điều trị trong vòng 7-10 hôm là khỏi hẳn.

Đồng thời với việc đắp ngoài có thể uống những thang thuốc giải độc có hoa kim ngân, bồ công anh.

Bèo cái chữa mẩn ngứa

Dùng 50g bèo cái rửa sạch, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, trong 2-3 ngày. Khi uống nước bèo cái, có thể thấy ngứa cổ, nhưng sẽ quen dần. Bèo cái có khả năng chống dị ứng và không có độc.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác.

Bài viết 1 nhúm bèo cái chữa khỏi hẳn mẩn ngứa, chàm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/1-nhum-beo-cai-chua-khoi-han-man-ngua-cham-49176/feed/ 0
Bệnh chàm: điều trị và phòng bệnh https://benh.vn/benh-cham-dieu-tri-va-phong-benh-2904/ https://benh.vn/benh-cham-dieu-tri-va-phong-benh-2904/#respond Sat, 28 Mar 2015 04:23:12 +0000 http://benh2.vn/benh-cham-dieu-tri-va-phong-benh-2904/ Bệnh chàm: điều trị và phòng bệnh

Bài viết Bệnh chàm: điều trị và phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh chàm: điều trị và phòng bệnh

Điều trị

1. Điều trị chung:

– Với eczema đang trong giai đoạn cấp tính cần nghỉ ngơi, hạn chế chất kích thích (cà phê, rượu…)

– Tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên nếu phát hiện được.

– Tránh cào gãi chà xát, tránh xà phòng.

– Nếu có nhiễm khuẩn rõ (sốt, bạch cầu tăng cao, tồn thương sưng tấy đau, nồi hạch, có mủ vẩy tiết) cho dùng kháng sinh uống 1 đợt 7 – 10 ngày (Tetracyclin, erythromycin)

– Cho thuốc giải cảm, chống ngứa, chống dị ứng: kháng histamin tổng hợp.

Eczema đang vượng lan rộng, có ban dị ứng thứ phát có thể chỉ định corticoids uống một đợt nếu không có chống chỉ định

2. Điều trị tại chỗ:

– Đối với eczema cấp tính chảy nước, loét trợt, dùng các thuốc dịu da, sát khuẩn, chống ngứa, ráo nước như đắp gạc dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000, nước muối sinh lý 9 %, Nitrat bạc 0,25 %, Rivanol 1%o, dung dịch Yarish trong 5- 7 ngày đầu sau đó bôi thuốc màu dung dịch tím Metin 1 % , dung dịch Milian, kết hợp hồ nước.

– Khi tổn thương khô cho bôi tiếp dầu kẽm cream, mỡ corticoid + kháng sinh (cream Synalar, neomycin, cream celestoderm -neomycin….)

– Với eczema mạn tính có thể dùng Gondron, coaltar, mỡ corticoids hoặc mỡ corticoid+ a.salicylic như mỡ diprosalic.

Phòng bệnh

Các biện pháp phòng bệnh cấp (0,1,2,3)

1. Phòng bệnh cấp 0:

Là biện pháp nhằm loại trừ yếu tố nguy cơ hoặc không cho yếu tố nguy cơ xuất hiện, bao gồm các biện pháp tổ chức xã hội. Như tổ chức khám và phát hiện bệnh, phát hiện nguyên nhân bệnh để ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh. Giải quyết vấn đề môi trường, như các bệnh nghề nghiệp, chất xúc tác liên quan đến cơ địa của những người có cơ địa dị ứng.

2. Phòng bệnh cấp 1

Là áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho người khỏe khỏi mắc bệnh, phòng bệnh tích cực cho bệnh nhân khi chưa bị bệnh: phải có một cơ thể khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt, kiêng những thức ăn đồ dùng kích thích: rượu chè, cà phê, thuốc lá, thức ăn sống. Không tiếp xúc với những chất dể gây dị ứng.

3. Phòng bệnh cấp 2

Tăng cường phát hiện bệnh và giải quyết sớm các bệnh tật, điều trị bệnh đúng và có hiệu quả, hạn chế chuyển sang thể nặng, tàn phế. Thăm khám hỏi kỹ về tiền sử bệnh để tìm nguyên nhân, điều trị nguyên nhân là vấn đề lý tưởng của bệnh chàm, chẩn đoán đúng cũng là một phương pháp điều trị tích cực và điều trị đúng theo từng giai đoạn của bệnh.

Tránh dùng các loại thuốc nặng, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng da của bệnh nhân. Giải thích cho bệnh nhân hiểu và hướng dẫn bệnh nhân phối hợp với thầy thuốc, phòng bệnh tích cực ngay cả khi đang điều trị, điều trị tốt cũng là một biện pháp phòng bệnh, giải thích cho bệnh nhân chế độ nghỉ ngơi ăn uống, những điều cần tránh khi đang bị bệnh và ngay cả khi lành bệnh.

4. Phòng bệnh cấp 3

Là việc áp dụng các biện pháp làm giảm và hạn chế tàn phế và phục hồi chức năng

Bài viết Bệnh chàm: điều trị và phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cham-dieu-tri-va-phong-benh-2904/feed/ 0