Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 20 Dec 2023 01:58:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng phổ biến và nguy hiểm https://benh.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/ https://benh.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/#respond Tue, 19 Dec 2023 04:18:32 +0000 http://benh2.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/ Bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu là một thuật ngữ chung cho một loạt các điều kiện ảnh hưởng đến gan ở những người uống ít hoặc không uống rượu. Bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Tiến triển của bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết Gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng phổ biến và nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh lý gan nhiễm mỡ nhưng nguyên nhân không phải do uống rượu. Những trường hợp mắc gan nhiễm mỡ không do rượu có thể có các biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.

benh-gan-nhiem-mo23

Tìm hiểu về giải phẫu – sinh lý tế bào gan

Tế bào gan trong cơ thể đảm nhiệm rất nhiều chứng năng với khả năng tái tạo phi thường, do đó, các tế bào gan cũng có giải phẫu khác biệt.

Vai trò của lipid trong tế bào

  • Tế bào tự chuyển hóa, tự sinh sản, tự thích nghi, tự điều hòa
  • Trong tế bào: màng chiếm 80% khối lượng, gồm màng bào tương, màng lưới nội nguyên sinh chất, màng ty lạp thể, màng Golgi, màng nhân.
  • Cấu tạo phân tử của màng tế bào: protein và lipid, lượng nhỏ glycoprotein và glycolipid
  • Thành phần hóa học của màng tế bào bao gồm có 3 phần: (1) Phospholipid: Phosphatidyl cholin (PC), p. serin (PS), p. ethacholamine (PE), p. inositol (PI), (2) Sphingomyelin, (3) Cholesterol dạng este hóa.
  • Cấu tạo màng: hệ thống 2 lớp phospholipid giữ vai trò quan trọng trong chức năng tế bào

Vai trò màng tế bào

  • Phospho lipid là công tắc điều khiển hoạt động màng tế bào
  • Màng tế bào điều khiển các hoạt động tế bào
  • Đường vào chất dinh dưỡng, đường ra các chất thải
  • Di chuyển các phân tử tích điện bên trong tế bào: cân bằng gốc tự do, chất chống oxy hóa, cân bằng acid – base và độ pH ở tế bào.

Phospholipid hoạt động

  • Ổn định màng tế bào
  • Nhận và truyền tín hiệu
  • Nhận diện tế bào
  • Truyền đạt thông tin giữa các tế bào

Vai trò của gan trong chuyển hóa lipid

Gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipid, thậm chí là vai trò trung tâm. Nhờ có hệ thống gan mật mà lipid trong cơ thể được chuyển hóa, hấp thu hiệu quả.

Nhiệm vụ của gan trong chuyển hóa lipid

  • Thoái biến acid béo tự do sang thể cetonic tế bào sử dụng tạo năng lượng
  • Tổng hợp acid béo và triglycerid từ glucid và protid
  • Tổng hợp lipid – cholesterol, phospholipid từ triglycerid
  • Sản xuất protein chuyển chở lipid – apo protein – phức hợp lipoprotein là thành phần quan trọng màng tế bào.

Rối loạn chuyển hóa lipid

  • Là sự mất cân bằng giữa cung cấp lipid(do hấp thụ, tổng hợp) với tiêu thụ, dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid
  • Ăn quá nhiều chất béo đặc biệt mỡ động vật
  • Tăng lipid do huy động hoặc do thoái hóa chậm, ví dụ như đái tháo đường typ 2, thận hư, suy vỏ thượng thận, suy giáp,…
  • Viêm gan cấp và mạn

Bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu

Gan nhiễm mỡ không do rượu là một bệnh lý gan phổ biến không liên quan tới rượu, nên ai cũng có thể mắc phải dù không sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn

Dịch tễ học bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có lẽ là rối loạn ở gan thường gặp nhất trên thế giới (2,8-24% tổng dân số)
  • Các nghiên cứu gần đây cho thấy gan nhiễm mỡ là một vấ đề đang phát sinh trong vùng châu á – Thái bình dương
  • Tần suất lưu hành tại vùng châu Á – Thái bình dương tương đương Bắc Mỹ (10 – 45% các phân nhóm cộng đồng)
  • Có bằng chứng rõ rệt tần suất lưu hành tăng theo xu thế chung trong khu vực có dinh dưỡng quá mức, béo phì, đái tháo đường typ 2 và hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu

  • Một số nguyên nhân chính dẫn tới gan nhiễm mỡ không do rượu phải kể tới như: Béo phì, Tiểu đường typ 2, Rối loạn tăng lipid máu.
  • Ngày nay người ta cộng nhận gan nhiễm mỡ là biểu hiện tại gan trong hội chứng chuyển hóa
  • Diễn biến bệnh gan nhiễm mỡ: Gan nhiễm mỡ 25%, Viêm gan nhiễm mỡ 50%, Xơ hóa 15%, Xơ gan  4%, Ung thư gan.
  • Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân: 60% là nữ giới, 90% béo phì, 25% có tăng triglycerid máu, 25% tiểu đường.

Cơ chế bệnh sinh gan nhiễm mỡ không do rượu

  • Tăng acid béo và đề kháng với insulin là yếu tố tác động tiên phát gây ra gan nhiễm mỡ. Stress oxy hóa, quá trình peroxide hóa lipid và yếu tố Cytokine tiền viêm(TNF-α) là các yếu tố tác động thứ phát lên gan nhiễm mỡ gây xơ hóa, tế bào gan chết, hoại tử.
  • Theo thuyết 2 tác động: đó là do tác động ban đầu của rối loạn điều hòa quá trình chuyển hóa acid béo kết hợp với sự thích nghi của tế bào và các con đường tín hiệu bị thay đổi làm cho gan dễ bị tổn thương thứ phát. Tác động thứ phát xảy ra một hay nhiều thay đổi về môi trường hay di truyền làm hoại tử tế bào gan và quá trình viêm dẫn đến xơ hóa.

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ không do rượu

Triệu chứng lâm sàng: Các dấu hiệu mơ hồ, không đặc hiệu, có thể gặp triệu chứng đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, gan to mềm.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm có thể thấy men gan (AST, ALT) tăng. Ferritin, tranferin tăng. Triglycerid, cholesterol, đường huyết tăng.
  • Siêu âm là phương pháp có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 62% giúp chẩn đoán gan nhiễm mỡ rất rõ qua hình ảnh: gan tăng sáng đồng nhất hoặc từng vùng, cấu trúc mạch vùng ngoại vi thường mất, mất âm vang thành tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch trên gan và cơ hoành. Giảm âm vùng phía sau.

Phân loại

Theo phân loại của Hagen-Ansert (1986) dựa trên độ hồi âm và độ hút âm gia tăng chia gan nhiễm mỡ thành 3 mức độ:

  • Độ 1: tăng nhẹ độ hồi âm lan tỏa nhu mô, mức hút âm nhỏ, xác định được cơ hoành và bờ đường tĩnh mạch trong gan.
  • Độ 2: Lan tỏa độ hồi âm gia tăng và độ hút âm nên khả năng nhìn thấy bờ các tĩnh mạch trong gan và cơ hoành giảm.
  • Độ 3: gia tăng độ hồi âm, tăng độ hút âm, không thấy rõ bờ đường tĩnh mạch gan và cơ hoành.

Theo một phân loại khác về gan nhiễm mỡ của Lalwani (1998)

  • Độ 0: không có hình ảnh gan tăng sáng
  • Độ 1: Gan tăng sáng nhẹ so với thận
  • Độ 3: Mất âm vang thành tĩnh mạch cửa vùng ngoại vi, gan tăng sáng nhiều so với thận, giảm âm vang phía sau.
  • Độ 5: giảm âm vang phía sau, mất âm vang của thành tĩnh mạch, gan tăng sáng nhiều so với thận.
  • Độ 2 và độ 4: là trung gian gian giữa độ 1, độ 3 và độ 5

Nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm người đọc, chẩn đoán chỉ có giá trị gợi ý.

Xét nghiệm mô bệnh học

  • Tế bào gan nhiễm mỡ to hơn bình thường, chứa nhiều hốc mỡ hay hạt mỡ >5% tổng số tế bào trên 1 vi trường. Nhiễm mỡ có 2 loại: hạt to và hạt nhỏ.
  • Viêm gan thoái hóa mỡ: hoại tử tế bào, xâm nhập tế bào viêm, tăng sinh xơ khoảng cửa
  • Mức độ nhiễm mỡ được chia thành 3 mức: nhẹ (5-25% TB gan), vừa(25-50%) và nặng(>50%)

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ nguy cơ xơ hóa cao

  • > 50 tuổi
  • Béo phì
  • Đái thào đường typ 2
  • AST/ALT > 1
  • ALT huyết thanh > 2 lần giới hạn trên ngưỡng bình thường
  • Nồng độ triglycerid > 1,7mmol/L
  • Dấu hiệu tăng áp mạch cửa hay xơ hóa gan tiến triển trên chẩn đoán hình ảnh.

Điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu

Điều trị các yếu tố nguy cơ

  • Béo phì: giảm cân
  • Tiểu đường: chế độ ăn tiểu đường, kiểm soát đường chặt chẽ hơn, tập luyện thể dục
  • Tăng cholesterol máu: dùng thuốc hạ lipid máu, chế độ ăn ít chất béo
  • Không uống rượu bia
  • Loại bỏ các thuốc và độc chất gây hại

Điều trị giảm cân

  • Chế độ ăn giảm chất béo, đường
  • Luyện tập thể dục thể thao
  • Tập yoga
  • Có thể dùng thuốc

Các thuốc điều trị gan nhiễm mỡ

Chưa có điều trị đặc hiệu

  • Các chất chống oxy hóa: Vitamin E, Betaine là chất chuyển hóa cholin
  • Thuốc tăng độ nhạy cảm với insulin: Metformin, thuốc đối vận PPAR-γ (thiazolindinedione)
  • Thuốc hạ lipid máu: nhóm fibrate, statin và các resin chelat hóa
  • Thuốc bảo vệ gan: Silymarin, Urodeoxycholic acid.

Điều trị phẫu thuật

  • Chỉ định: BMI > 35kg/m2
  • Điều trị nội khoa không kết quả
  • Các phương pháp thường dùng: nối tắt dạ dày, đặt bóng, ghép gan

Bài viết Gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng phổ biến và nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/feed/ 0
Cẩn trọng 1 số nguyên nhân gan nhiễm mỡ https://benh.vn/can-trong-1-so-nguyen-nhan-gan-nhiem-mo-72570/ https://benh.vn/can-trong-1-so-nguyen-nhan-gan-nhiem-mo-72570/#respond Thu, 06 Jul 2023 01:11:34 +0000 https://benh.vn/?p=72570 Các cấp độ gan nhiễm mỡ khác nhau có triệu chứng và mức độ nguy hiểm đặc trưng. Để phát hiện sớm bệnh cần theo dõi kỹ triệu chứng của bản thân. Quan trọng nhất, cần tìm hiểu sớm nguyên nhân gan nhiễm mỡ dễ mắc

Bài viết Cẩn trọng 1 số nguyên nhân gan nhiễm mỡ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Điều tra dịch tễ năm 2019 cho biết, 1/3 dân số Việt Nam đang mắc căn bệnh nguy hiểm – gan nhiễm mỡ. Đáng chú ý, 1 tỷ lệ không nhỏ trong số này có cân nặng và men gan hoàn toàn bình thường. Vậy đâu mới là nguyên nhân gan nhiễm mỡ thực sự. Hãy cùng tìm hiểu!

nguyen-nhan-gan-nhiem-mo
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến ở người thừa cân, béo phì

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý rối loạn chức năng gan

Gan là tạng lớn nhất cơ thể, chiếm tới 2% trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành và 5% ở trẻ mới sinh. Gan cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh chuyển hóa ở người.

Gan bao gồm 2 loại tế bào chính: hepatocytes và kufffer. Các tế bào này đảm nhận các chức năng chính của gan: chuyển hóa, chống độc, tạo mật và dự trữ.

Khi các tế bào này rối loạn hoặc bị tổn thương, chức năng gan giảm. Các rối loạn hoặc tổn thương nhỏ nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý gan mạn tính. Trong đó, nguyên nhân gan nhiễm mỡ sâu xa cũng chính do rối loạn chức năng gan gây nên. Vậy Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ: Khái niệm, dịch tễ và mức độ nguy hiểm

Gan nhiễm mỡ rất phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do chế độ ăn uống, vận động và các bệnh lý di truyền gia tăng.

Tình hình chung về bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là bệnh gan phổ biến nhất ở các nước phương Tây. Bệnh lý này  tác động đến khoảng 17 – 46% người trưởng thành. Tại Việt Nam, khoảng 30% dân số đang mắc phải bệnh lý này. Đáng chú ý, những người có cân nặng và men gan bình thường vẫn có thể bị gan nhiễm mỡ. Trên thực tế, nguyên nhân gan nhiễm mỡ không chỉ dừng lại ở vấn đề thừa cân, béo phì.

Gan nhiễm mỡ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Bệnh đặc trưng bởi lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan.Đồng thời, gan to kín đáo, các men chuyển hoá và phosphat kiềm tăng nhẹ.

So với viêm gan virus và xơ gan, gan nhiễm mỡ ít nghiêm trọng hơn nhưng cần phát hiện sớm để điều trị khỏi hoàn toàn. Cũng cần lưu ý, mắc gan nhiễm mỡ làm gia tăng nguy cơ tiến triển xơ gan và ung thư gan.

gan-nhiem-mo-va-gan-binh-thuong
Hình thái gan nhiễm mỡ

Phân độ gan nhiễm mỡ

Dựa vào tỷ lệ mỡ trong gan, người ta phân gan nhiễm mỡ thành các cấp độ khác nhau. Gan nhiễm mỡ có 4 cấp độ.

Gan nhiễm mỡ cấp độ 1

Giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ, bệnh nhẹ, lành tính, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tỉ lệ mỡ chiếm 5 – 10% trọng lượng gan, tích tụ không viêm (Các men AST, ALT bình thường).

Đây được coi là giai đoạn phát bệnh thầm lặng do triệu chứng không rõ ràng. Bệnh tiến triển âm thầm khiến mỡ tích tụ trong gan ngày càng nhiều và gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, thông qua thăm khám, bác sỹ có thể phát hiện bệnh sớm. Sau thăm khám và điều tra nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ, các biện pháp xử lý sớm được áp dụng. Chức năng gan có thể phục hồi hoàn toàn sau điều trị.

Gan nhiễm mỡ cấp độ 2:

Tỉ lệ mỡ chiếm trên 10 – 25% trọng lượng gan. Cấp độ này đã xuất hiện tình trạng viêm (các men AST, ALT tăng cao). Mỡ đã lan rộng ra các mô gan, cơ hoành, làm giảm các đường bờ của tĩnh mạch trong gan.

Ở giai đoạn 2, người bệnh cũng chưa xuất hiện dấu hiệu lâm sàng của gan nhiễm mỡ. Bệnh chỉ có thể phát hiện khi siêu âm hoặc chụp cắt lớp gan. Đây vẫn được xem là giai đoạn đầu của bệnh và chưa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng sang cấp độ 3 nếu không điều trị.

Hình thái gan nhiễm mỡ
Hình ảnh gan nhiễm mỡ ở các mức độ khác nhau

Gan nhiễm mỡ cấp độ 3

Tỉ lệ mỡ chiếm trên 25 – 30% trọng lượng gan, có viêm (AST, ALT tăng cao). Các mô mỡ làm trì trệ chức năng thải độc, chuyển hóa của gan khiến bệnh rất khó điều trị và phục hồi.

Gan nhiễm mỡ cấp độ 4

Là giai đoạn cuối của bệnh, tình trạng tích tụ mỡ trên 30% trọng lượng gan, nhu mô gan bị tổn thương, xơ hóa không hồi phục. Đây là những nguyên nhân dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ cấp độ 4 dễ phát hiện hơn vì đã có một số biểu hiện lâm sàng như: buồn nôn, vàng da, ăn uống không tiêu, đau bụng…Để phục hồi các tổn thương ở tế bào gan cần có thời gian và cách chữa trị phù hợp.

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ phổ biến tại Việt Nam

Gan nhiễm mỡ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm: Lối sống, bệnh lý mắc kèm, tác dụng phụ của thuốc điều trị…Những người có men gan và cân nặng bình thường, thậm chí người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ phổ biến tại Việt Nam hiện nay:

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ mạn tính

  • Gan nhiễm mỡ do nghiện rượu:

Uống rượu bia thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây gan nhiễm mỡ và các bệnh lý về gan. Cồn (Ethanol) trong rượu trực tiếp gây độc cho gan, làm quá tải hoạt động của tế bào gan dẫn đến tổn thương gan và giảm sự oxy hoá của mỡ trong gan. Theo thống kê, có tới 60% trường hợp người nghiện rượu mắc gan nhiễm mỡ. 20% – 30% trong số này có thể phát triển thành xơ gan. Không những vậy, uống nhiều rượu bia còn làm men gan tăng cao, dễ gây viêm gan, xơ gan và ung thư gan.

  • Gan nhiễm mỡ do bệnh béo phì (viêm gan nhiễm mỡ):

Béo phì là nguyên nhân chính gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Có đến 50% người béo phì bị gan nhiễm mỡ. Điều này là do sự gia tăng các mô mỡ và giải phóng axit béo tự do gây ra. Người béo phì cần có chế độ giảm cân thích hợp. Cần giảm lượng tinh bột, nước ngọt do khả năng chuyển hoá từ đường thành mỡ dự trự. Cần lưu ý, người béo phì bị gan nhiễm mỡ không được giảm cân đột ngột, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

beo-phi-gay-gan-nhiem-mo
Béo phì gây nguy cơ gan nhiễm mỡ rất cao
  • Gan nhiễm mỡ do Bệnh tiểu đường

Khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường bị gan nhiễm mỡ. Kháng Insulin trong tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra gan nhiễm mỡ đơn thuần và bệnh lý gan nhiễm mỡ nói chung. Các nhà khoa học cũng tin rằng, chính hội chứng chuyển hoá – một bệnh làm tăng nguy cơ bị tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ.Vì thế đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần phải ổn định đường huyết, thực hiện giảm cân khoa học (nếu thừa cân). Điều này cũng góp phần làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ ở người tiểu đường.

  • Gan nhiễm mỡ do tăng lipid máu:

Tăng lipid máu hay còn gọi là tăng mỡ máu thường kèm theo bệnh gan nhiễm mỡ. Vì thế để hạn chế tình trạng này người bệnh cần tránh sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, các chất béo, kiêng ăn ngọt, giảm tinh bột và ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ cấp tính

  • Gan nhiễm mỡ trong thai kỳ

Gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ là bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cao. Tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cấp từ 1/7.000-11.000. Bệnh này thường xảy ra ở thai phụ sinh con lần đầu phụ nữ đa thai, sản phụ nhẹ cân (BMI dưới 20), nhất là ở người trẻ tuổi. Gan nhiễm mỡ có thể xảy ra khoảng giữa tuần 32 – 38 của thai kỳ. Tỷ lệ tử vong cao, ở mẹ khoảng 18% do nhiều biến chứng và ở thai khoảng 47%.

gan-nhiem-mo-khi-mang-thai
Phụ nữ mang thai có thể bị gan nhiễm mỡ từ tuần 32 đến tuần 38
  • Sử dụng các loại thuốc gây nhiễm mỡ ở gan:

Sử dụng hormone trong một thời gian dài có thể khiến người béo phì dễ mắc gan nhiễm mỡ. Tetracycline cũng có thể gây ra gan nhiễm mỡ, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Triệu chứng bệnh tương tự như gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai, nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn ở mẹ.

Nếu phát hiện có 1 trong những nguy cơ bị gan nhiễm mỡ ở trên, bạn nên đi khám và điều trị sớm. Tuân thủ tuyệt đối điều trị của bác sỹ chuyên khoa, không tự điều trị nếu chưa qua chẩn đoán. Nếu may mắn chưa mắc gan nhiễm mỡ, áp dụng ngay các phương pháp phòng ngừa bệnh khoa học và an toàn.

Kết luận:

Có nhiều nguyên nhân gan nhiễm mỡ ngoài béo phì. So với viêm gan virus và xơ gan, gan nhiễm mỡ ít nghiêm trọng hơn nhưng cần phát hiện và điều trị sớm. Dừng ngay lối sống thiếu khoa học, bỏ bia rượu, tránh ăn nhiều đồ ngọt để phòng bệnh ngay hôm nay.

Đọc thêm: Một số thực phẩm giảm lượng mỡ trong gan nên ăn hàng ngày!

Bài viết Cẩn trọng 1 số nguyên nhân gan nhiễm mỡ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/can-trong-1-so-nguyen-nhan-gan-nhiem-mo-72570/feed/ 0
Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không? https://benh.vn/gan-nhiem-mo-do-2-co-nguy-hiem-khong-75962/ https://benh.vn/gan-nhiem-mo-do-2-co-nguy-hiem-khong-75962/#respond Sun, 09 Apr 2023 01:42:36 +0000 https://benh.vn/?p=75962 Gan nhiễm mỡ độ 2 hay gan nhiễm mỡ kèm viêm là một tình trạng nghiêm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ độ 2 có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan và suy gan. Bệnh thường không có biểu hiện ra bên ngoài. Vì thế, bệnh nhân cần đi […]

Bài viết Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan nhiễm mỡ độ 2 hay gan nhiễm mỡ kèm viêm là một tình trạng nghiêm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ độ 2 có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan và suy gan. Bệnh thường không có biểu hiện ra bên ngoài. Vì thế, bệnh nhân cần đi khám định kỳ để biết được liệu mình có mắc bệnh hay không.

Vậy, gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm hay không? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

gan-nhiem-mo-do-2
Gan bị nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh tiến triển thầm lặng và không thường phát ra các triệu chứng hoặc nếu có cũng chỉ rất nhẹ, không dễ nhận thấy, chẳng hạn như mệt mỏi ở những giai đoạn đầu của bệnh. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan nhiễm mỡ chỉ thực sự xuất hiện khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn xơ gan, thường là nhiều năm sau đó.

Xơ hóa gan và xơ gan

Viêm và tổn thương tế bào gan ở những người mắc gan nhiễm mỡ độ 2 có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Xơ hóa gan là quá trình gan bị viêm bắt đầu xơ hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, các mô xơ sẽ nhân rộng và thế chỗ của các mô gan khỏe dẫn tới xơ gan. Khoảng 20% những người mắc gan nhiễm mỡ độ 2 sẽ bị mắc xơ gan một vài hoặc nhiều năm sau đó. Một khi bệnh đã đi tới giai đoạn xơ gan, các cơ hội phục hồi hoàn toàn đã hết, lúc này việc điều trị chỉ tập trung vào việc ngăn bệnh không trở nên nặng hơn hoặc làm chậm quá trình tổn thương diễn ra ở gan. Việc điều trị xơ gan thường gồm uống thuốc, phẫu thuật và một số phương pháp khác. Ưu tiên lúc này là bảo vệ các mô gan khỏe còn lại.

gan-nhiem-mo-xo-gan
Gan bắt đầu trở nên xơ hóa

Suy gan

Nếu không được điều trị, xơ gan sẽ dẫn tới suy giảm chức năng gan hoặc ngừng hẳn chức năng gan, tình trạng này được hiểu là suy gan. Quá trình suy giảm chức năng gan thường diễn ra từ từ, thường là vài năm. Bệnh nhân suy gan thường được điều trị bằng cách cấy ghép gan.

ganxo-gan-co-truong
Bệnh nhân bị suy gan

Ung thư gan

Một trong những biến chứng của gan nhiễm mỡ độ 2 là ung thư gan. Ung thư gan là sự tăng sinh và di căn của các tế bào ung thư tại gan. Ung thư bắt đầu tại gan được gọi là ung thư gan nguyên phát hay ung thư tế bào gan (HCC). Ung thư tế bào gan là dạng thường gặp nhất của ung thư gan nguyên phát. Gan nhiễm mỡ được coi là nguyên nhân phổ biến thứ 3 gây nên bệnh ung thư tế bào gan tại Mỹ, chỉ sau viêm gan C và các bệnh về gan do uống bia rượu.

ung-thu-gan
Ung thư gan ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan

Bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2

Gan nhiễm mỡ độ 2 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường tuýp 2 và ngược lại. Đây là quan hệ 2 chiều. Trên thực tế, các bệnh về tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới các trường hợp tử vong ở người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Điều trị gan nhiễm mỡ độ 2

Điều trị gan nhiễm mỡ độ 2 trước tiên thường tập trung vào việc giảm cân bằng cách giảm lượng calo trong khẩu phần ăn, tập luyện và ăn uống lành mạnh. Giảm cân sẽ giúp giảm mỡ và giảm viêm ở gan. Những thay đổi về lối sống như dưới đây rất quan trọng trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ:

Giảm cân: Giảm cân là phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ nói chung và gan nhiễm mỡ độ 2 hiệu quả nhất, giảm cân giúp kiểm soát các yếu tố góp phần gây nên bệnh. Chỉ cần giảm từ 3-5% trọng lượng cơ thể đã có thể giúp giảm bớt phần nào mỡ ở gan, giảm 7% trọng lượng cơ thể tăng hiệu quả giảm viêm. Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, bệnh nhân cần giảm từ 7-10% tổng trọng lượng cơ thể trong thời gian 1 năm. Lưu ý, không nên giảm cân bằng cách nhịn ăn. Dưới đây là một số cách giảm cân hiệu quả:

  • Giảm tổng số calo tiêu thụ trong ngày
  • Ăn một chế độ ăn lành mạnh gồm nhiều trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc nguyên cám, giảm chất béo bão hòa và các sản phẩm từ động vật như thịt, thay dầu động vật bằng dầu thực vật.
  • Giảm lượng đường và muối trong khẩu phần ăn, đặc biệt nên tránh các loại đồ uống có chứa nhiều đường như soda, nước ép trái cây, nước bù điện giải và trà ngọt. Tiêu thụ quá nhiều fructose (một trong những chất tạo ngọt có trong các loại đồ uống) làm tăng nguy cơ mắc béo phì, tiểu đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa và gan nhiễm mỡ.

Tập luyện:Tập luyện chưa bao giờ là thừa với những lợi ích như giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng, lo âu. Hãy dành 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện. Tùy thuộc vào mức cân nặng muốn giảm mà bệnh nhân có thể tăng cường độ tập luyện lên cho phù hợp. Bên cạnh đó, tập luyện không có nghĩa là phải tới phòng tập mà có thể chỉ đơn giản là các hoạt động như đi bộ, làm vườn hoặc thậm chí là làm việc nhà.

Kiểm soát bệnh tiểu đường: Luôn kiểm soát chỉ số đường huyết và uống các loại thuốc như đã được chỉ định.

Hạ nồng độ cholesterol: Giảm tiêu thụ các loại chất béo bão hòa có trong các loại thịt động vật, da của các loại gia cầm, bơ, mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa (ngoại trừ các sản phẩm tách kem). Thay thế chúng bằng các loại chất béo không bão hòa đơn có trong dầu oliu, dầu hạt cải, dầu lạc hoặc các loại chất béo không bão hòa đa có trong dầu ngô, dầu hồng hoa, dầu đậu nành và nhiều loại hạt khác. Bên cạnh đó, omega 3 (một loại chất béo không bão hòa đa) có trong dầu của cá hồi, dầu hạt lanh và dầu hạt óc chó đặc biệt tốt trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với việc tập luyện và duy trì uống các loại thuốc hạ nồng độ cholesterol giúp duy trì nồng độ cholesterol và chất béo trung tính ổn định.

Bảo vệ gan: Một số việc làm giúp giảm sức ép cho gan bao gồm:

  • Không uống rượu bia
  • Chỉ được phép uống các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Cẩn trọng khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Một số loại vitamin như vitamin A, sắt, niaxin có thể gây hại cho gan nếu sử dụng với liều cao.
  • Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm có tên thảo dược thiên nhiên
  • Tiêm vắc xin phòng viêm gan A, viêm gan B. Mắc đồng thời viêm gan A hoặc viêm gan B cùng với gan nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ bị suy gan.

    tiem-vacxin-viem-gan
    Tiêm vắc xin các bệnh về gan để bảo vệ gan sớm

Do việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ còn nhiều hạn chế, việc điều trị chủ yếu tập trung vào giảm các tổn thương ở gan mà không thể ngăn chặn hoàn toàn được bệnh. Bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ độ 2 cần hạn chế tối đa các nguy cơ khiến bệnh nặng hơn bằng cách ngừng uống bia rượu, giảm cân, duy trì đường huyết ổn định, hạ nồng độ cholesterol, ăn chế độ ăn lành mạnh kết hợp với tập luyện…

Bài viết Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gan-nhiem-mo-do-2-co-nguy-hiem-khong-75962/feed/ 0
Cách đọc chỉ số gan nhiễm mỡ chính xác https://benh.vn/cach-doc-chi-so-gan-nhiem-mo-chinh-xac-75845/ https://benh.vn/cach-doc-chi-so-gan-nhiem-mo-chinh-xac-75845/#respond Tue, 14 Feb 2023 08:24:32 +0000 https://benh.vn/?p=75845 Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh thường khó phát hiện do không biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài hoặc các triệu chứng xuất hiện một cách mờ nhạt dễ gây nhầm lẫn. Nắm được các chỉ số gan nhiễm mỡ quan trọng giúp […]

Bài viết Cách đọc chỉ số gan nhiễm mỡ chính xác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh thường khó phát hiện do không biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài hoặc các triệu chứng xuất hiện một cách mờ nhạt dễ gây nhầm lẫn. Nắm được các chỉ số gan nhiễm mỡ quan trọng giúp dự đoán nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cũng như tình trạng bệnh. 

Vậy, đâu là các chỉ số gan nhiễm mỡ cần biết. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sơ lược gan nhiễm mỡ và các triệu chứng

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ tại gan qua thời gian. Có 2 loại gan nhiễm mỡ là gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu. Gan nhiễm mỡ do rượu thường liên quan đến việc lạm dụng rượu bia quá mức, còn gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) thì ngược lại. Mặc dù, nguyên nhân chính xác cho loại gan nhiễm mỡ không do rượu vẫn chưa được xác định, nhưng bệnh thường được phát hiện ở những người bị béo phì, tiểu đường loại 2, những người có chỉ số cholesterol cao, huyết áp cao.

Hầu hết những người mắc gan nhiễm mỡ đều không có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Nhưng đều có đặc điểm chung là các transaminase tăng hoặc tình cờ được phát hiện khi kiểm tra một bệnh khác như béo phì, tiểu đường, tăng lipid máu hoặc tăng huyết áp. Một số triệu chứng có biểu hiện nhưng không rõ ràng. Một số bệnh nhân gan nhiễm mỡ cho biết họ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc đau bụng trên phía bên phải. Béo phì là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên gan nhiễm mỡ, gan to là dấu hiệu rõ ràng nhất chỉ ra các bệnh về gan. Tất cả những bệnh về gan nói chung như giãn tĩnh mạch, vàng da, ban đỏ lòng bàn tay, nữ hóa tuyến vú, mềm tay, thiểu cơ đều không xuất hiện triệu chứng cho tới giai đoạn cuối của bệnh.

cac-chi-so-gan-nhiem-mo_1
Các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ rất mờ nhạt

Các chỉ số quan trọng trong chẩn đoán gan nhiễm mỡ

Dưới đây là các chỉ số thường dùng để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ:

  • Alanine aminotransferase (ALT) xuất hiện ở cơ tim và vân cơ nhiều hơn ở gan. Ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. AST < 40 UI/L được đánh giá là bình thường
  • Aspartate aminotransferase (AST) xuất hiện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan nên sự tăng ALT nhạy và đặc hiệu hơn AST trong chẩn đoán các bệnh về gan. ALT < 40 UI/L được đánh giá là bình thường.
  • Phosphatase kiềm (Alkaline phosphatase, ALP) là enzym thủy phân các ester phosphat trong môi trường kiềm (pH = 9). Nguồn gốc chủ yếu của ALP là gan và xương. Ở ruột, thận và nhau thai ít hơn. ALP 25-85 hoặc 1,4-4,5 (bodansky) được đánh giá là bình thường. ALP tăng nhẹ và vừa có thể gặp trong bệnh viêm gan, xơ gan, di căn hoặc thâm nhiễm ở gan (bệnh bạch cầu, lymphoma, sarcoidosis). ALP tăng cao (3-10 lần bình thường) thường do tắc mật trong hoặc ngoài gan.
cac-chi-so-gan-nhiem-mo_12
Các chỉ số gan nhiễm mỡ quan trong
  • Gamma-glutamyl transferase (GGT)
  • Serum albumin
  • Prothrombin time (PT) là thời gian chuyển prothrombin thành thrombin khi có sự hiện diện của thromboplastin và Ca++ cùng các yếu tố đông máu. Để chuẩn hóa kết quả PT, người ta thường chuyển đổi thành INR (International Normalized Ratio). INR = 0,8-1,2 được đánh giá là bình thường. Khi PT kéo dài thường là dấu hiệu tiên lượng nặng. Thiếu vitamin K do tắc mật kéo dài hay rối loạn hấp thu mỡ cũng làm PT kéo dài nhưng khi tiêm 10 mg vitamin K, PT sẽ trở về ít nhất 30% mức bình thường trong vòng 24 giờ. Trước khi phẫu thuật hoặc làm sinh thiết gan, phải kiểm tra chức năng đông máu.
  • Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin và các enzym có chứa hem. 95% bilirubin được tạo ra từ sự thoái biến của hồng cầu gồm hai thành phần là bilirubin gián tiếp và bilirubin trực tiếp. Bình thường: bilirubin toàn phần: 0,8-1,2 mg/dL (5-17 mmol/L), bilirubin gián tiếp 0,6-0,8 mg/dL, bilirubin trực tiếp 0,2-0,4 mg/dL (chiếm 30% bilirubin toàn phần). Vàng da chỉ biểu hiện lâm sàng khi bilirubin toàn phần > 2,5 mg/dL. Tăng bilirubin gián tiếp có thể là do tăng sản xuất bilirubin hoặc do giảm sự hấp thu bilirubin tại các tế bào gan (hội chứng Gilbert). Tăng bilirubin trực tiếp có liên quan đến bệnh lý gan mật, có thể do giảm bài tiết bilirubin vào tiểu quản mật hoặc do ứ mật trong gan hoặc ngoài gan.

    cac-chi-so-gan-nhiem-mo_13
    Các chỉ số gan nhiễm mỡ quan trọng

Ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ chỉ số ALT và AST thường tăng cao hơn 2-3 lần so với mức bình thường. 2 chỉ số này có thể giúp phân biệt giữa bệnh gan nhiễm mỡ đơn thuần và gan nhiễm mỡ không do rượu. Chỉ số ALT/AST < 1 ở bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ đơn thuần và chỉ số ALT/AST > 1 ở những giai đoạn tiếp theo của bệnh như xơ hóa gan hay xơ gan. Nhìn chung, các chỉ số khác như alkaline phosphatase, GGT, serum albumin, prothrombin và bilirubin thường tăng nhẹ hoặc không tăng cho đến những giai đoạn cuối của bệnh.

Bài viết Cách đọc chỉ số gan nhiễm mỡ chính xác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-doc-chi-so-gan-nhiem-mo-chinh-xac-75845/feed/ 0
Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không? https://benh.vn/gan-nhiem-mo-do-4-co-chua-khoi-duoc-khong-75976/ https://benh.vn/gan-nhiem-mo-do-4-co-chua-khoi-duoc-khong-75976/#respond Thu, 28 Apr 2022 03:59:43 +0000 https://benh.vn/?p=75976 Gan nhiễm mỡ độ 4 là giai đoạn cuối cùng, cũng là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Lúc này, gan bắt đầu co lại và trở nên xơ xác. Đây là tổn thương vĩnh viễn và không thể tự phục hồi. Gan nhiễm mỡ độ 4 có nguy cơ cao dẫn đến suy gan (rối […]

Bài viết Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan nhiễm mỡ độ 4 là giai đoạn cuối cùng, cũng là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Lúc này, gan bắt đầu co lại và trở nên xơ xác. Đây là tổn thương vĩnh viễn và không thể tự phục hồi. Gan nhiễm mỡ độ 4 có nguy cơ cao dẫn đến suy gan (rối loạn chức năng gan) và ung thư gan. 

Vậy gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

gan_nhiem_mo_do_4_1
Gan nhiễm mỡ độ 4 hay xơ gan

Sơ lược gan nhiễm mỡ độ 4

Gan nhiễm mỡ độ 4 là giai đoạn cuối cùng, cũng là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Lúc này, gan bắt đầu co lại và trở nên xơ xác. Đây là tổn thương vĩnh viễn, gan nhiễm mỡ độ 4 có nguy cơ cao dẫn đến suy gan (rối loạn chức năng gan) và ung thư gan. Gan thường có cơ chế tự chữa lành sau mỗi lần bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân gì, bao gồm cả việc lạm dụng đồ uống có cồn. Nhưng khi quá nhiều các mô xơ được hình thành hay nói cách khác bệnh đã đi tới giai đoạn xơ gan thì việc tự chữa lành đã trở nên vô dụng. Gan nhiễm mỡ độ 4 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Triệu chứng điển hình của gan nhiễm mỡ độ 4

Bệnh nhân thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì ở các giai đoạn trước đó hay giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ độ 4. Nhưng khi tổn thương ở gan xuất hiện ngày càng nhiều, bệnh nhân có thể nhận thấy các triệu chứng như dưới đây:

  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Giảm ham muốn
  • Những triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
  • Vàng mắt, vàng da
  • Nôn ra máu
  • Da mẩn ngứa
  • Phân có màu đen và nát
  • Phù chân, chướng bụng (do ứ dịch)
non_ra_mau_1
Nôn ra máu là triệu chứng của gan nhiễm mỡ độ 4

Điều trị gan nhiễm mỡ độ 4 thế nào

Hiện không có phương pháp để điều trị gan nhiễm mỡ độ 4 (xơ gan) một cách triệt để. Nhưng kiểm soát các triệu chứng và biến chứng có thể giúp ngăn sự tiến triển nặng lên của bệnh. Ở giai đoạn cuối của gan nhiễm mỡ độ 4, gan bắt đầu ngừng hoạt động. Lúc này, gan đã bị xơ cực kỳ nghiêm trọng nên phẫu thuật cấy ghép gan trở thành lựa chọn duy nhất. Cấy ghép gan là quá trình thay thế gan đã bị xơ của bệnh nhân bằng một lá gan khỏe mạnh được hiến tặng từ một người mới chết hoặc một phần gan của một người còn sống. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân thường phải trải qua quá trình khám sức khỏe cực kỳ kỹ lưỡng để chắc chắn có thể vượt qua quá trình phẫu thuật một cách an toàn.

Cấy ghép gan là phương pháp duy nhất điều trị gan nhiễm mỡ độ 4

Sau khi phẫu thuật cấy ghép gan

Bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép gan:

Uống các loại thuốc ngăn cơ thể tấn công lá gan mới ghép (ức chế miễn dịch) suốt phần đời còn lại

Kiểm tra định kỳ hoạt động của gan mới

Giữ cho cơ thể khỏe mạnh nhất có thể (ăn uống lành mạnh, luyện tập)

Hầu hết những người sau cấy ghép gan đều có thể sống thêm ít nhất 10 năm, hoặc thậm chí 20 năm.

Các biến chứng sau khi cấy ghép gan

Việc phẫu thuật cấy ghép gan thường để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Những biến chứng này có thể xuất hiện ngay trong quá trình cấy ghép, ngay sau khi cấy ghép hoặc nhiều năm sau đó mới xuất hiện. Dưới đây là một số biến chứng sau khi cấy ghép gan thường gặp:

Ức chế miễn dịch (phản ứng của cơ thể từ chối việc cấy ghép)

Lá gan mới không hoạt động như mong đợi

Tắc, rò rỉ ống mật

Tác dụng phụ của các loại thuốc ức chế miễn dịch, như tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề về thận

Bệnh nhân chỉ được cho phép phẫu thuật cấy ghép gan nếu nguy cơ do việc không cấy ghép nghiêm trọng hơn.

Thay đổi lối sống và chăm sóc tại nhà

Bệnh nhân có thể tránh gây thêm các tổn thương cho lá gan bằng những cách dưới đây:

  • Không uống rượu bia. Uống rượu bia thường gây thêm tổn thương cho lá gan
  • Ăn chế độ ăn giảm muối. Ăn quá nhiều muối khiến cho cơ thể tích tụ dịch khiến cho tình trạng phù chân, chướng bụng nặng hơn. Một số loại lá gia vị có thể thay thế cho muối.
  • Ăn một chế độ ăn dinh dưỡng. Đa số những người bị xơ gan thường bị thiếu chất. Nên kết hợp một chế độ ăn dinh dưỡng gồm các loại hạt, thịt gia cầm, cá và các loại trái cây, nhưng nên tránh ăn hải sản sống.
  • Tránh để bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn. Gan nhiễm mỡ độ 4 khiến hệ miễn dịch suy giảm. Tự bảo vệ bản thân bằng cách tránh xa những người mắc bệnh và rửa tay thường xuyên. Tiêm các loại vắc xin như vắc xin viêm gan A, viêm gan B, vắc xin cúm và vắc xin viêm phổi.
  • Cẩn thận khi uống các loại thuốc tự mua (OTC). Bệnh gan nhiễm mỡ độ 4 khiến cho việc chuyển hóa thuốc trở thành gánh nặng. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn như aspirin hay ibuprofen (Advil, Motrin IB…). Bệnh nhân nên tránh dùng acetaminophen (Tylenol…) hoặc uống với liều thấp để giảm đau nếu có dấu hiệu tổn thương gan.

    an_uong_lanh_manh_1
    Ăn uống lành mạnh giúp bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn

Các loại điều trị thay thế

Có nhiều loại điều trị thay thế giúp điều trị các bệnh về gan, trong đó milk thistle (silymarin) được dùng nhiều nhất và đã được nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, chưa có đủ các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh công dụng của loại thực vật này trong điều trị gan nhiễm mỡ độ 4. Thêm vào đó, một số loại có thể hại cho gan. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng các loại thảo dược trên.

Hiện không có phương pháp để điều trị gan nhiễm mỡ độ 4 một cách triệt để. Nhưng kiểm soát các triệu chứng và biến chứng có thể giúp ngăn sự tiến triển nặng lên của bệnh. Cấy ghép gan là phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ độ 4 hiện nay. Tuy nhiên, dù phẫu thuật thành công cũng không thể giúp điều trị triệt để bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn này.

Bài viết Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gan-nhiem-mo-do-4-co-chua-khoi-duoc-khong-75976/feed/ 0
Các loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ hiện nay https://benh.vn/cac-loai-thuoc-dieu-tri-gan-nhiem-mo-hien-nay-75864/ https://benh.vn/cac-loai-thuoc-dieu-tri-gan-nhiem-mo-hien-nay-75864/#respond Mon, 29 Nov 2021 04:30:01 +0000 https://benh.vn/?p=75864 Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ thường không nguy hiểm nếu không kèm viêm. Hiện chưa có loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ nào được FDA thông qua. Bên cạnh vitamin E và pioglitazone được công nhận bởi Hiệp hội […]

Bài viết Các loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ thường không nguy hiểm nếu không kèm viêm. Hiện chưa có loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ nào được FDA thông qua. Bên cạnh vitamin E và pioglitazone được công nhận bởi Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ, các loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ hiện nay bao gồm một số loại thuốc không đặc trị khác.

Vậy những loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ hiện nay là những loại thuốc nào? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

thuoc_dieu_tri_gan_nhiem_mo
Thuốc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Ursodiol (Actigall, Urso)

  • Điều trị: Ursodiol là một loại axit mật được tổng hợp trong gan của động vật có vú. Một lượng nhỏ axit mật được tiết vào mật để làm tan sỏi mật và ngăn chặn sự hình thành sỏi mật do thừa cholesterol và điều trị bệnh xơ gan đường mật nguyên phát (một bệnh về gan). Ursodiol có tác dụng ức chế men gan làm giảm sự tiết cholesterol từ gan, đồng thời làm giảm khả năng hấp thu cholesterol của ruột non. Bằng cách giảm nồng độ cholesterol trong mật, ursodiol giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi mật và làm tan sỏi mật được tạo thành từ cholesterol. FDA thông qua việc sử dụng ursodiol vào tháng 12 năm 1987. Ursodiol cũng được sử dụng để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Hướng dẫn sử dụng: Liều dùng hằng ngày được đưa ra cho việc sử dụng ursodiol trong điều trị xơ gan đường mật từ 13-15 mg/kg, chia thành 2 lần dùng, dùng trong bữa ăn.
  • Lưu ý: Phụ nữ có thai nên tránh sử dụng sản phẩm này

    thuoc_ursodiol_dieu_tri_gan_nhiem_mo
    Ursodiol được sử dụng trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Actos (Pioglitazone)

  • Điều trị: Một số nghiên cứu đã chỉ ra Actos (một loại thuốc điều trị tiểu đường) giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, một bệnh về gan thường gặp. Hiện, bệnh gan nhiễm mỡ vẫn chưa có thuốc đặc trị.
  • Hướng dẫn sử dụng: Nên sử dụng actos 1 lần/ngày, có thể dùng ngoài bữa ăn. Liều dùng hằng ngày từ 15-45 mg.
  • Lưu ý: Một số tác dụng phụ phổ biến của actos bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp trên, phù, hạ đường huyết.

    thuoc_actos_dieu_tri_gan_nhiem_mo
    Sử dụng Actos trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Orlistat

  • Điều trị: Orlistat có tác dụng ức chế một số loại chất béo đưa vào cơ thể, giảm sự hấp thu những loại chất béo này vào cơ thể. Orlistat thường được sử dụng để giảm cân hoặc giảm khả năng tăng cân trở lại sau khi giảm. Loại thuốc này nên được sử dụng kết hợp với một chế độ ăn ít calo và tập luyện thường xuyên. Orlistat chỉ được phép sử dụng ở những người trưởng thành bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Hướng dẫn sử dụng: Orlistat không nên sử dụng cho những người bị rối loạn tiêu hóa hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thu. Liều dùng 60 mg, chia làm 3 lần mỗi ngày, trong hoặc sau khi ăn. Nên sử dụng thuốc trong bữa ăn hoặc trong vòng 1 giờ sau khi ăn, nếu bỏ bữa hoặc không tiêu thụ chất béo có thể bỏ qua việc uống thuốc. Liều dùng cao hơn 120 mg không mang lại tác dụng cao hơn.
  • Lưu ý: Trong thời gian điều trị bệnh nhân nên ăn một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, chứa khoảng 30% lượng calo lấy từ chất béo.

    thuoc_orlistat_tri_gan_nhiem_mo
    Orlistat có hiệu quả trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Avandia (Rosiglitazone)

  • Điều trị: Rosiglitazone là một loại thuốc chống tiểu đường có tác dụng cải thiện đường huyết. Rosiglitazone thường xuất hiện dưới tên là Avandia (1 thành phần) hoặc Avandamet (nhiều thành phần) hay Avandaryl (gồm rosiglitazone và glimepiride).
  • Hướng dẫn sử dụng: Liều dùng 4 mg, 1 lần/ngày. Nếu không có tác dụng sau 8-12 tuần có thể tăng lên 8 mg 1 lần/ngày. 8 mg là liều dùng tối đa. Có thể chia làm 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày dùng.

    thuoc_avandia_rosiglitazone_maleate
    Avandia là thuốc có hiệu quả trong điều trị gan nhiễm mỡ hiện nay

Betaine (Cystadane)

  • Điều trị: Betaine có tác dụng ngăn chặn sự tích tụ của một loại amino axit có tên là homocysteine. Loại amino axit này có thể gây hại cho các mạch máu, góp phần gây bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh về tuần hoàn. Betaine được sử dụng để làm giảm hàm lượng homocysteine ở những người mắc các bệnh di truyền như rối loạn trao đổi chất (homocystinuria), tình trạng các amino axit tích tụ trong cơ thể. Loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Hướng dẫn sử dụng: Liều dùng 3g, chia làm 2 lần/ngày. Tăng dần liều dùng cho đến khi lượng homocysteine biến mất hoàn toàn hoặc chỉ xuất hiện với lượng rất thấp.

    Betaine_ho_tro_dieu_tri_gan_nhiem_mo
    Betaine hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Lưu ý, danh sách trên không phải các loại thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự ý sử dụng. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống vẫn là phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất.

Bài viết Các loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-loai-thuoc-dieu-tri-gan-nhiem-mo-hien-nay-75864/feed/ 0
Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-gan-nhiem-mo-75879/ https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-gan-nhiem-mo-75879/#respond Fri, 19 Nov 2021 13:37:06 +0000 https://benh.vn/?p=75879 Gan nhiễm mỡ là khái niệm dùng để chỉ tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Lượng mỡ ở người bị gan nhiễm mỡ chiếm trên 5% tổng trọng lượng của gan. Hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện […]

Bài viết Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan nhiễm mỡ là khái niệm dùng để chỉ tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Lượng mỡ ở người bị gan nhiễm mỡ chiếm trên 5% tổng trọng lượng của gan. Hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này qua việc thay đổi chế độ ăn. Một chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ thường tập trung vào các loại đồ ăn chứa ít calo và giàu chất xơ.

Vậy chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ bao gồm cụ thể những gì? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hậu quả của bệnh gan nhiễm mỡ

Tiếp tục lạm dụng đồ uống có cồn ngay cả khi đã mắc gan nhiễm mỡ gần như chắc chắn dẫn đến xơ gan. Trong một nghiên cứu tại Đan Mạch, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh gan nhiễm mỡ do rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, đặc biệt là ung thư gan và thậm chí là tử vong. Bên cạnh đó, khi chuyển sang giai đoạn xơ gan, bệnh nhân thường phải chịu các biến chứng như xuất huyết do vỡ tĩnh mạch, cổ trướng, bệnh não gan, suy gan. Tình trạng còn nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân mắc nhiều hơn 1 bệnh về gan, ví dụ như mắc đồng thời gan nhiễm mỡ và bệnh viêm gan mãn tính. Bệnh tiểu đường không được điều trị hay chỉ số triglyceride không được kiểm soát cũng làm tăng nguy cơ xơ hóa gan. Nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan cũng tăng lên, ngay cả ở bệnh nhân không bị xơ gan. Đồng thời, gan nhiễm mỡ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành.

gan_bi_ton_thuong_nang_trong_benh_gan_nhiem_mo
Hậu quả nặng nề của bệnh gan nhiễm mỡ

Gợi ý chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ thường bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng thường tập trung vào những loại thực phẩm chứa ít calo và giàu chất xơ. Các loại thực phẩm này rất quan trọng trong việc giảm viêm, hỗ trợ sửa chữa các tế bào trong cơ thể. Chế độ ăn này có thể được xây dựng tùy theo ý thích, khẩu vị và tình trạng sức khỏe của từng người, nhưng cần đảm bảo chứa ít calo và giàu chất xơ. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Cà phê: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc gan nhiễm mỡ có thói quen uống cà phê có ít nguy cơ bị tổn thương gan hơn những người không uống loại đồ uống này nhờ vào chất caffeine có trong cà phê giúp làm giảm men gan.

    ca_phe_giup_ich_cho_nguoi_gan_nhiem_mo
    Cà phê là một trong những loại đồ uống tốt dành cho người bị gan nhiễm mỡ
  • Các loại rau xanh: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng súp lơ có tác dụng ngăn chặn sự tích tụ mỡ tại gan. Điều này cũng chỉ ra rằng việc ăn nhiều các loại rau xanh như rau chân vịt, cải Brussel và cải xoăn giúp giảm cân ở những người mắc gan nhiễm mỡ.

    rau_xanh_tot_cho_nguoi_gan_nhiem_mo
    Rau xanh nên xuất hiện trong mọi bữa ăn của bệnh nhân gan nhiễm mỡ
  • Đậu phụ: Trong một nghiên cứu trên chuột của Đại học Illinois chỉ ra rằng protein có trong hạt đậu nành có tác dụng làm giảm mỡ tích tụ tại gan. Thêm vào đó, đậu phụ là một loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo thấp và hàm lượng protein cao.
  • : Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ có chứa hàm lượng omega 3 cao. Omega 3 là một loại axit béo có tác dụng làm giảm lượng mỡ ở gan, đồng thời giúp giảm viêm.
  • Yến mạch: Các loại ngũ cốc nguyên cám như yến mạch giàu carbohydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Hàm lượng chất xơ cũng giúp làm tăng cảm giác no lâu giúp giảm cân nặng ở bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ.

    yen_mach_tot_cho_suc_khoe
    Yến mạch, một loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe
  • Hạt óc chó: Hạt óc chó rất giàu omega 3. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hạt óc chó giúp cải thiện chức năng gan ở những người mắc gan nhiễm mỡ qua các xét nghiệm chức năng gan.
  • : Bơ chứa hàm lượng cao các chất béo tốt, ngoài ra bơ còn có chứa một số chất giúp làm chậm quá trình tổn thương gan. Bơ cũng là một loại quả giàu chất xơ giúp kiểm soát cân nặng ở những người mắc gan nhiễm mỡ.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo: Sữa là một nguồn giàu protein, giúp bảo vệ gan khỏi những tổn thương trong tương lai, theo một nghiên cứu năm 2011.

    che_do_an_cho_nguoi_gan_nhiem_mo_1
    Nên chọn các sản phẩm từ sữa ít béo thay vì sữa nguyên kem
  • Hạt hướng dương: Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người ưa thích, bên cạnh đó loại hạt này chứa hàm lượng cao vitamin E (một chất chống oxy hóa) giúp bảo vệ gan khỏi các tổn thương.
  • Dầu oliu: Dầu oliu được biết tới như một nguồn giàu omega 3. Sử dụng dầu oliu cho nấu nướng thay cho dầu thực vật (tinh luyện), bơ và mỡ giúp hạ men gan và kiểm soát cân nặng.
  • Tỏi: Tỏi không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn giúp giảm cân nặng và giảm mỡ ở những người mắc gan nhiễm mỡ, theo nhiều nghiên cứu. Tỏi có thể được sử dụng ở cả dạng bột và dạng tươi.
  • Trà xanh: Nhiều thông tin cho biết trà xanh giúp giảm khả năng hấp thu chất béo, giúp giảm sự tích tụ mỡ tại gan cũng như cải thiện chức năng gan, thông tin này hiện vẫn đang được nghiên cứu. Bên cạnh đó trà xanh còn có những lợi ích khác như giảm cholesterol và giúp dễ ngủ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh gan nhiễm mỡ và gợi ý chế độ ăn dành cho người mắc gan nhiễm mỡ qua đó giúp người bệnh tự xây dựng một thực đơn phù hợp cho riêng mình. Bên cạnh chế độ ăn bệnh nhân cũng nên kết hợp tập luyện và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá và xử lý kịp thời các biến chứng do bệnh.

Bài viết Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-gan-nhiem-mo-75879/feed/ 0
Làm sao để phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ https://benh.vn/lam-sao-de-phat-hien-minh-bi-gan-nhiem-mo-76003/ https://benh.vn/lam-sao-de-phat-hien-minh-bi-gan-nhiem-mo-76003/#respond Sun, 22 Aug 2021 02:30:17 +0000 https://benh.vn/?p=76003 Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều tại gan (trên 5% trọng lượng gan). Bệnh thường không có biểu hiện ra ngoài. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường chỉ phát hiện ra khi tình cờ kiểm tra một bệnh khác. Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để […]

Bài viết Làm sao để phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều tại gan (trên 5% trọng lượng gan). Bệnh thường không có biểu hiện ra ngoài. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường chỉ phát hiện ra khi tình cờ kiểm tra một bệnh khác. Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để biết mình có bị gan nhiễm mỡ hay không. Mặc dù vậy, benh.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ hay không qua một số cây hỏi.

gan_nhiem_mo_va_gan_khoe_manh
Gan khỏe mạnh và gan bị nhiễm mỡ

Sơ lược gan nhiễm mỡ và nguyên nhân

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích lũy mỡ trong gan. Đây không phải bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm thì có thể ảnh hưởng rất nhiều tới lối sống và gây ra các bệnh lý khác trong cơ thể.

Sơ lược về gan nhiễm mỡ

Gan là một cơ quan nằm ở phần trên của khoang bụng, bên dưới lồng ngực. Gan có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể. Nhìn chung, những chức năng chính của gan bao gồm: giải độc máu, tổng hợp các chất giúp đông máu, albumin và nhiều loại protein quan trọng, chuyển hóa (xử lý) thuốc và các chất dinh dưỡng, đào thải các chất cặn bã của các tế bào, dự trữ vitamin, chất béo, cholesterol và mật, tiết ra glucose (khi đói). Bệnh gan nhiễm mỡ (NAFLD) là một nhóm các bệnh về gan thường ảnh hưởng tới những người không uống hoặc uống ít bia rượu. Như tên gọi, bệnh gan nhiễm mỡ cho biết tình trạng tích tụ mỡ tại các tế bào gan. Gan nhiễm mỡ phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Tại Mỹ, gan nhiễm mỡ là bệnh mãn tính về gan phổ biến nhất, ảnh hưởng tới ¼ dân số nước này. Gan nhiễm mỡ kèm viêm (NASH) là một dạng gan nhiễm mỡ nghiêm trọng liên quan đến viêm. Bệnh thường tiến triển thành xơ gan và suy gan. Tổn thương do bệnh tương tự như các tổn thương gây ra bởi việc lạm dụng đồ uống có cồn.

benh_gan_nhiem_mo
Gan quyết định hoạt động của mọi bộ phận trên cơ thể

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ

Các chuyên gia hiện chưa lý giải được tại sao một số người lại bị tích tụ mỡ ở gan trong khi số khác thì không. Tương tự thế, nguyên nhân cho việc gan nhiễm mỡ liên quan tới viêm thường tiến triển thành xơ gan cũng chưa được giải thích. Nhưng điểm chung của gan nhiễm mỡ đơn thuần và gan nhiễm mỡ không do rượu đều xuất phát từ:

Thừa cân hoặc béo phì

Tình trạng kháng insulin

Đường huyết cao

Chỉ số chất béo trong máu cao, đặc biệt là chất béo trung tính

Mắc nhiều bệnh nền cũng dẫn đến sự tích tụ của mỡ tại gan. Đối một số người, điều này tương tự như sự tích tụ các độc tố ở các tế bào gan gây viêm gan và gan nhiễm mỡ không do rượu dẫn đến sự hình thành các mô xơ ở gan. Hàm lượng chất béo như cholesterol và các chất béo trung tính trong máu cao cũng góp phần làm tăng nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Các chuyên gia cho rằng, lượng chất béo trung tính được đánh giá là cao khi vượt mức 150-199 mg/dL. Những nguyên nhân dẫn tới gan nhiễm mỡ ít gặp hơn bao gồm bệnh viêm gan C, giảm cân quá nhanh, một số loại thuốc như diltiazem và glucocorticoid, uống quá nhiều bia rượu (thường dẫn tới gan nhiễm mỡ do rượu). Gan làm nhiệm vụ tiêu hóa rượu và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể, quá trình này thường sản sinh ra các loại độc tố có hại gây tổn thương các tế bào gan dẫn tới viêm gan.

Kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

Dấu hiệu sớm của bệnh gan nhiễm mỡ

Gan là một bộ phận quan trọng đảm nhận nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm tổng hợp protein và các chất giúp đông máu, tạo ra các chất béo trung tính và cholesterol, tổng hợp glycogen và tiết mật. Gan đồng thời là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Bệnh gan nhiễm mỡ thường gây ra rất ít hoặc không biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài, nhưng bệnh nhân có thể cảm thấy mệt hoặc khó chịu ở bên phải bụng trên. Những người bị gan nhiễm mỡ có các biến chứng như xơ gan thường có những dấu hiệu như dưới đây: Chán ăn; Sụt cân; Yếu mệt; Mệt mỏi; Chảy máu; Mẩn ngứa; Vàng mắt, vàng da; Giãn tĩnh mạch; Đau bụng; Chướng bụng; Phù chân; Vú căng ở nam giới; Mê sảng.

chan_an_khi_gan_nhiem_mo
Chán ăn là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ

Khi nghi ngờ các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ như đau bụng kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, phù chân bệnh nhân nên đi khám để được kiểm tra kịp thời. Càng kéo dài thời gian khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn và khó chữa hơn. Đồng thời phát sinh thêm nhiều chi phí điều trị khác. Cần tuân thủ theo liệu trình điều trị để ngăn bệnh tái phát lại. Ăn uống lành mạnh, không uống rượu bia hay ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, dầu mỡ, đồng thời bổ sung các loại trái cây, rau củ vào chế độ ăn hằng ngày. Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ tự mua ngoài hiệu thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm và luôn duy trì một cân nặng lý tưởng.

Bài viết Làm sao để phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-sao-de-phat-hien-minh-bi-gan-nhiem-mo-76003/feed/ 0
Nhóm thực phẩm dành cho người mắc gan nhiễm mỡ https://benh.vn/nhom-thuc-pham-danh-cho-nguoi-mac-gan-nhiem-mo-76008/ https://benh.vn/nhom-thuc-pham-danh-cho-nguoi-mac-gan-nhiem-mo-76008/#respond Sat, 05 Jun 2021 05:00:28 +0000 https://benh.vn/?p=76008 Bệnh lý gan nhiễm mỡ có thể điều trị bằng các loại thuốc phổ biến, tuy nhiên, người bệnh ngoài dùng thuốc còn đặc biệt cần lưu ý về các loại thực phẩm bổ sung vào trong cơ thể. Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đây là tình trạng lượng mỡ […]

Bài viết Nhóm thực phẩm dành cho người mắc gan nhiễm mỡ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh lý gan nhiễm mỡ có thể điều trị bằng các loại thuốc phổ biến, tuy nhiên, người bệnh ngoài dùng thuốc còn đặc biệt cần lưu ý về các loại thực phẩm bổ sung vào trong cơ thể.

Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đây là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan. Triệu chứng thường thấy là chứng gan to kín, gia tăng vừa phải các men chuyển hóa và phosphatase kiềm và hầu hết là không nguy hiểm. Nhóm thực phẩm dành cho người mắc gan nhiễm mỡ thường tập trung vào các loại rau, củ, trái cây tươi, các loại hạt và các loại ngũ cốc nguyên cám. Bên cạnh đó, một số loại thảo dược có tác dụng giảm cân, giảm viêm cũng được cho là tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

hoa_cay_ke_sua_milk_thrist
Kế sữa rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Nhìn chung, những loại thực phẩm giúp chống lại sự tổn thương các tế bào gan cũng giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, giúp giảm viêm đảo ngược quá trình mắc bệnh. Do có sự khác biệt đối với cơ thể của từng người, bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được một kế hoạch ăn uống cụ thể dành cho riêng mình.

Chế độ ăn Địa Trung Hải

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ được khuyến cáo nên ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải, mặc dù ban đầu chế độ ăn này được tạo ra không nhằm vào những người mắc gan nhiễm mỡ. Đây là chế độ ăn uống kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau giúp giảm lượng mỡ ở gan. Chế độ ăn này tập trung vào các dưỡng chất như chất béo tốt, chất chống oxy hóa và carbohydrate phức tạp có trong:

  • Cá và các loại hải sản nói chung
  • Các loại trái cây
  • Các loại ngũ cốc nguyên cám
  • Các loại quả hạch
  • Dầu oliu
  • Các loại rau củ
  • Các loại hạt
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ được khuyến cáo nên ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải

Chọn đúng loại chất béo

Các tế bào sử dụng glucose (một loại đường) để tạo ra năng lượng cho cơ thể, trong khi đó insulin làm nhiệm vụ đưa glucose lấy từ các loại thực phẩm vào toàn bộ các tế bào trên cơ thể. Những người mắc gan nhiễm mỡ thường rơi vào một tình trạng gọi là kháng insulin. Đây là tình trạng cơ thể vẫn tiếp tục tiết ra insulin nhưng không sử dụng nó một cách hiệu quả. Toàn bộ glucose dư thừa sẽ bị chuyển hóa thành mỡ. Một số loại chất béo có trong chế độ ăn kích thích sự hấp thu glucose của các tế bào, do đó giảm sự tích tụ mỡ tại gan. Dưới đây là một số loại chất béo tốt mà người mắc gan nhiễm mỡ nên bổ sung:

  • Omega 3: Loại chất béo tốt này thường được thấy trong các loại cá nói chung và cá béo, các loại hạt (đặc biệt là hạt óc chó), dầu thực vật, hạt lanh và các loại rau ăn lá.
  • Chất béo không bão hòa đơn: Chất béo không bão hòa đơn là một loại chất béo tốt thường thấy ở một số loại thực phẩm như quả oliu, các loại hạt, bơ.

hat_an_vat_giau_omega_3

Một số loại thực phẩm mà người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh

Bên cạnh các loại thực phẩm giúp ích trong quá trình điều trị Gan nhiễm mỡ, người bệnh cũng cần lưu ý tránh hoặc hạn chế nhiều loại thực phẩm có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm đó chủ yếu là loại chất béo bão hòa bao gồm:

  • Thịt gia cầm (ngoại trừ phần ức)
  • Phô mai nguyên kem
  • Sữa chua (ngoại trừ sữa chua tách béo)
  • Thịt đỏ
  • Các loại bánh, đồ chiên rán làm từ dầu cọ hoặc dầu dừa
  • Các loại đồ ngọt nói chung bao gồm kẹo, nước ngọt và các loại bánh ngọt
thit_do
Các loại thịt đỏ không tốt cho người mắc gan nhiễm mỡ

Các chất chống oxy hóa và các loại thảo dược tốt cho gan

Các tế bào thường bị tổn thương khi các chất dinh dưỡng không được chuyển hóa hết, điều này dẫn tới sự tích tụ mỡ tại gan. Nhưng các chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn quá trình tổn thương này. Vậy, đâu là những nguồn thực phẩm giàu các chất chống oxy hóa?. Câu trả lời chính là:

  • Cà phê
  • Trà xanh
  • Tỏi (sống)
  • Các loại trái cây (đặc biệt là quả mọng)
  • Các loại rau củ
  • Vitamin E (có thể lấy từ hạt hướng dương, hạnh nhân, các loại dầu thực vật ép lạnh như dầu oliu hay dầu hạt cải)

Các loại thảo dược tốt cho gan nhiễm mỡ

Dưới đây là một số loại thảo dược tốt cho gan đang được nghiên cứu:

  • Củ khởi (wolfberry): Đây là một trong những vị thuốc Đông y có tác dụng làm nhỏ vòng eo.
  • Resveratrol: Resveratrol là một chất có trong vỏ nho đỏ, có tác dụng giảm viêm.
  • Selenium: Selenium là một loại khoáng chất có trong hạt đều Brazil, cá ngừ và hàu.
  • Kế sữa (milk thistle)
  • Berberine: Berberine là một vị thuốc Đông y có tác dụng làm giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan và kiểm soát đường huyết.

Lưu ý: Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tự ý sử dụng những loại thảo dược trên để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Các loại vitamin và khoáng chất cho người gan nhiễm mỡ

Dưới đây là những loại vitamin và khoáng chất không thể thiếu trong chế độ ăn của người mắc gan nhiễm mỡ:

  • Vitamin D. Thiếu vitamin D góp phần dẫn tới các biến chứng của bệnh gan nhiễm mỡ. Vitamin D có thể lấy từ ánh nắng mặt trời hoặc một số sản phẩm từ sữa.
  • Kali: Thiếu kali là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ. Cá tuyết, cá hồi, cá mòi là những nguồn kali dồi dào. Bên cạnh đó, những nguồn giàu kali khác bao gồm các loại rau như súp lơ, đậu Hà Lan, khoai lang, các loại trái cây như chuối, kiwi và đào. Sữa và sữa chua cũng chứa hàm lượng kali cao. Lưu ý, chỉ nên chọn sữa tách kem.
  • Betaine. Betaine có tác dụng bảo vệ gan khỏi sự tích tụ mỡ. Chất này có thể tìm thấy trong mầm lúa mì và tôm.

    rau_cu_qua_giau_vitamin_k
    Chuối, kiwi, cam, bơ, các loại hạt rất giàu kali

Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn phù hợp, bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên tăng cường các hoạt động thể chất và tránh xa các loại thực phẩm khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Bài viết Nhóm thực phẩm dành cho người mắc gan nhiễm mỡ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhom-thuc-pham-danh-cho-nguoi-mac-gan-nhiem-mo-76008/feed/ 0
Hướng dẫn cách điều trị gan nhiễm mỡ https://benh.vn/huong-dan-cach-dieu-tri-gan-nhiem-mo-75991/ https://benh.vn/huong-dan-cach-dieu-tri-gan-nhiem-mo-75991/#comments Mon, 31 May 2021 13:00:23 +0000 https://benh.vn/?p=75991 Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ tại gan qua thời gian. Có 2 loại gan nhiễm mỡ là gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu. Gan nhiễm mỡ do rượu thường liên quan đến việc lạm dụng rượu bia quá mức, còn gan nhiễm mỡ không do […]

Bài viết Hướng dẫn cách điều trị gan nhiễm mỡ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ tại gan qua thời gian. Có 2 loại gan nhiễm mỡ là gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu. Gan nhiễm mỡ do rượu thường liên quan đến việc lạm dụng rượu bia quá mức, còn gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) thì ngược lại. Mặc dù, nguyên nhân chính xác cho bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu vẫn chưa được xác định, nhưng bệnh thường được phát hiện ở những người bị béo phì, những người mắc tiểu đường loại 2, chỉ số cholesterol cao, huyết áp cao… 

Vậy, gan nhiễm mỡ có điều trị được không? Hướng dẫn cách điều trị gan nhiễm mỡ gồm những gì? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

la_gan_bi_gan_nhiem_mo
Gan bình thường và gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ tại gan qua thời gian. Có 2 loại gan nhiễm mỡ là gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu. Gan nhiễm mỡ do rượu thường liên quan đến việc lạm dụng rượu bia quá mức, còn gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) thì ngược lại. Mặc dù, nguyên nhân chính xác cho loại gan nhiễm mỡ không do rượu vẫn chưa được xác định, nhưng bệnh thường được phát hiện ở những người:

Bị béo phì

Bị tiểu đường loại 2

Chỉ số cholesterol cao

Huyết áp cao

Gan nhiễm mỡ không kèm viêm Gan nhiễm mỡ kèm viêm
Tổng số người mắc 16-23% 2-3%
Béo phì 65-85% 19%
Béo phì nặng (BMI>40) >90% ~50%
Tiểu đường 21-78% 35%

Hiện vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc đặc trị gan nhiễm mỡ nào được thông qua. Nhưng thay đổi chế độ ăn và thay đổi lối sống được cho là một trong những cách điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất. Vậy, cụ thể nên bổ sung những gì vào chế độ ăn của người bị gan nhiễm mỡ, cũng như những thay đổi cụ thể nào giúp cải thiện tình trạng ở những người bị gan nhiễm mỡ? Dưới đây chính là câu trả lời:

Giảm cân

Chỉ dẫn năm 2017 của hiệp hội nghiên cứu bệnh Gan Hoa Kỳ (AASLD) chỉ ra rằng giảm cân là một trong những việc làm quan trọng nhất trong việc kiểm soát sự tiến triển và các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ. Chỉ dẫn này còn chỉ ra thêm bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên giảm từ 3-5% tổng trọng lượng cơ thể để giảm sự tích tụ mỡ tại gan, giảm từ 7-10% tổng trọng lượng cơ thể để giảm nguy cơ viêm gan, xơ hóa gan và xơ gan. Cách tốt nhất và an toàn nhất để giảm cân là giảm cân từ từ. Giảm cân bằng cách nhịn ăn thường không mang lại kết quả tốt, thậm chí gây hại cho gan.

Ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải

Một nghiên cứu năm 2017 chỉ ra rằng chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp giảm mỡ tại gan mà không cần phải giảm cân. Chế độ ăn này cũng giúp điều trị một số bệnh đi kèm với gan nhiễm mỡ bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao và tiểu đường loại 2. Chế độ ăn Địa Trung Hải tập trung chủ yếu vào các loại thực vật bao gồm trái cây tươi, rau củ, các loại hạt và các chất béo tốt. Dưới đây là những loại thực phẩm điển hình cho chế độ ăn này:

Các loại trái cây và rau củ: Quả mọng, táo, chuối, chà là, vả, dưa lưới, các loại rau ăn lá, súp lơ, ớt chuông, khoai lang, cà rốt, bí ngô, dưa chuột, cà tím, cà chua

Các loại hạt: Các loại đậu nói chung

Các chất béo tốt: Các loại quả hạch, các loại hạt, bơ, thịt gà (không da)

Cá và thịt trắng: Nên ăn 2 bữa cá mỗi tuần hoặc các loại thịt trắng (không da) như thịt gà hoặc gà tây

Các loại ngũ cốc nguyên cám: Những sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên cám bao gồm bánh mì đen, gạo lứt, yến mạch, nui, hạt quinoa nguyên cám

che_do_an_nguoi_bi_gan_nhiem_mo
Chế độ ăn Địa Trung Hải gồm chủ yếu các loại rau củ và trái cây tươi, rất tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Cà phê

Theo một nghiên cứu năm 2016, cà phê có nhiều lợi ích bảo vệ gan, đặc biệt là kích thích sự tiết men gan chống lại viêm. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng uống cà phê giúp giảm sự tổn thương ở gan ở những người mắc gan nhiễm mỡ. Lưu ý, nên uống từ 2-3 cốc cà phê mỗi ngày để đạt được hiệu quả. Cà phê đen là tốt nhất, đồng thời không nên cho thêm sữa hoặc đường khi uống.

Tập luyện thường xuyên

Theo một nghiên cứu năm 2017, bệnh gan nhiễm mỡ thường gặp ở những người ít hoạt động. Mặt khác, ít vận động là một trong những yếu tố góp phần gây nên các bệnh như gan nhiễm mỡ, bệnh tim, tiểu đường loại 2 và béo phì. Đây là quan hệ có tính 2 chiều. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên dành khoảng 30 phút tập luyện mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần cho các hoạt động thể chất. Các hoạt động này không nhất thiết phải là các môn thể thao hay thậm chí đến phòng tập mà có thể chỉ là đi bộ nhanh hay làm vườn hoặc dắt thú cưng đi dạo.

Tránh các loại đồ ngọt

Chế độ ăn có chứa nhiều fructose và glucose làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Một số nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng đường góp phần gây tích tụ mỡ tại gan. Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa nhiều đường:

Các loại bánh ngọt

Kẹo

Kem

Nước ngọt

Nước điện giải

Nước tăng lực

Sữa chua có đường

thuc_pham_gan_nhiem_mo_khong_nen_an
Đồ ngọt nói chung không tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Kiểm soát nồng độ cholesterol

Theo một nghiên cứu năm 2012, cơ thể bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh nồng độ cholesterol. Điều này khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Giảm lượng chất béo đưa vào cơ thể là một trong những cách giúp kiểm soát nồng độ cholesterol giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Các loại chất béo nên tránh bao gồm các loại chất béo bão hòa có trong các loại thịt và các sản phẩm từ sữa nguyên kem, các loại chất béo trans có trong các loại bánh kẹo và đồ chiên rán. Bên cạnh đó, uống thuốc hạ cholesterol cũng là một cách, nhưng bệnh nhân cần có sự đồng ý từ bác sĩ.

Bổ sung viên uống omega 3

Những loại chất béo có lợi cho sức khỏe bao gồm omega 3, các loại chất béo không bão hòa đa có trong các loại thực phẩm như cá béo và một số loại hạt. Omega 3 và các chất béo tốt nói chung tốt cho tim mạch và được khuyến cáo ở những người mắc gan nhiễm mỡ. Lượng dùng trung bình mỗi ngày nên từ 830-9000mg.

ca_tot_cho_nguoi_gan_nhiem_mo
Cá thu có chứa rất nhiều omega 3

Tránh các chất khó tiêu

Những chất khó tiêu có khả năng gây thêm sức ép cho gan bao gồm đồ uống có cồn, một số loại thuốc, một số loại vitamin và một số loại thực phẩm chức năng. Theo một nghiên cứu năm 2013, những người mắc gan nhiễm mỡ nên bỏ hẳn rượu bia. Mặc dù một lượng vừa phải đồ uống có cồn được cho là tốt ở những người khỏe mạnh, nhưng điều này là không chắc chắn ở những người mắc gan nhiễm mỡ.

Bổ sung vitamin E

Vitamin E là một chất chống oxy hóa được chứng minh là có tác dụng làm giảm viêm gây ra bởi bệnh gan nhiễm mỡ. Theo một báo cáo năm 2018, cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định chắc chắn vitamin E tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Để bảo đảm an toàn bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vitamin E để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Sử dụng các loại thảo dược

Một báo cáo nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng một số loại cây và gia vị có tác dụng như một phương pháp điều trị thay thế trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Những loại cây và gia vị đã được chứng minh tốt cho gan bao gồm nghệ, kế sữa, resveratrol và trà xanh. Lưu ý, những loại thảo dược trên không thể thay thế cho các phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ thông thường và có thể mang lại tác dụng phụ. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

ke_sua_dieu_tri_gan_nhiem_mo_hieu_qua
Kế sữa được sử dụng trong điều trị gan nhiễm mỡ

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ nào được thông qua. Mặt khác, tin vui là pioglitazone (một loại thuốc điều trị tiểu đường loại 2) có thể giúp cải thiện tình trạng của gan ở cả những người mắc tiểu đường hoặc không mắc tiểu đường mắc gan nhiễm mỡ. Nhưng cần thêm các nghiên cứu khác để chứng minh tính hiệu quả và an toàn của pioglitazone trong việc điều trị gan nhiễm mỡ trong thời gian dài. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống, chế độ ăn vẫn là những cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất.

Bài viết Hướng dẫn cách điều trị gan nhiễm mỡ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-cach-dieu-tri-gan-nhiem-mo-75991/feed/ 2