Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 15 Feb 2019 04:55:50 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh ghẻ cóc https://benh.vn/benh-ghe-coc-3830/ https://benh.vn/benh-ghe-coc-3830/#respond Tue, 17 Jul 2018 04:44:07 +0000 http://benh2.vn/benh-ghe-coc-3830/ Bệnh ghẻ cóc (Yaws, Frambesia tropica, Pian) là tình trạng nhiễm trùng nhiệt đới ở da, xương và khớp gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum pertenue, có thể gây nội dịch. Các bệnh do xoắn khuẩn khác gây ra là Bejel (Treponema endemicum), Pinta (Treponema carateum) và Giang mai (Treponema pallidum).

Bài viết Bệnh ghẻ cóc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh ghẻ cóc (Yaws, Frambesia tropica, Pian) là tình trạng nhiễm trùng nhiệt đới ở da, xương và khớp gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum pertenue, có thể gây nội dịch. Các bệnh do xoắn khuẩn khác gây ra là Bejel (Treponema endemicum), Pinta (Treponema carateum) và Giang mai (Treponema pallidum).

Bối cảnh

Bệnh ghẻ cóc đã ảnh hưởng đến con người từ thời cổ đại, trên 1,5 triệu năm qua. Bệnh được cho là có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Phi và lây lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới do tình trạng nhập cư và buôn bán nô lệ. Yaws lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp ngoài da, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em <15 tuổi, nhiều nhất ở nhóm trẻ 6 – 10 năm tuổi. Tương tự như giang mai, Yaws là một căn bệnh mãn tính tái phát có thể kéo dài trong nhiều năm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xây dựng một lộ trình để hỗ trợ các quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương loại trừ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên như bệnh phong, bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh sán lá từ thực phẩm, bệnh sán máng, bệnh nhiễm giun sán truyền qua đất, bệnh mắt hột và bệnh ghẻ cóc (Yaws).

Tiến sỹ Shin Young-soo, Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đã trình bày bản Dự thảo Kế hoạch Hành động Khu vực về Các bệnh Nhiệt đới bị lãng quên ở Tây Thái Bình dương (2012 – 2106) trong cuộc họp sáng 26/3/2013 tại Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO lần thứ 63 diễn ra tại Hà Nội.

Chương trình mới nhằm thanh toán ghẻ cóc đã được WHO đề xuất vào năm 2012 sau một nghiên cứu cho thấy uống azithromycin  có thể điều trị Yaws thành công ở nông thôn và các vùng nhiệt đới. So với benzathine benzylpenicillin, cho bệnh nhân uống azithromycin là một công việc rất đơn giản, không cần đào tạo nhân viên y tế hỗ trợ quản lý Ở Ấn Độ, việc thanh toán Yaws thành công thông qua một chương trình đặt nền tảng vào việc cung cấp thông tin cho người dân có nguy cơ, sàng lọc và điều trị. WHO kết luận rằng chiến dịch  thanh toán Yaws mới này có thể xóa hoàn toàn bệnh Yaws trên toàn thế giới vào năm 2020.

Nguyên nhân – Sinh lý bệnh

Yaws do Treponema pertenue, một xoắn khuẩn nhỏ mà huyết thanh chẩn đoán hiện nay chưa phân biệt được với xoắn khuẩn gây bệnh giang mai T.pallidum.

Treponema pertenue có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau là đất, nước, các vùng đầm lầy; xuất hiện nhiều vào mùa mưa và đặc biệt hiện diện rất nhiều ở các sang thương ghẻ cóc thời kỳ 1 và 2. Đây là thời kỳ lây lan chính của Yaws.

Giống như các xoắn khuẩn không gây bệnh hoa liễu khác, Yaws không xuất hiện ở các trung tâm đô thị, không lây truyền qua đường tình dục và không phải bệnh bẩm sinh. Đường lây nhiễm chính của Treponema pertenue  là từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp, các xoắn khuẩn khu trú chủ yếu ở lớp thượng bì. Trẻ em chứa xoắn khuẩn, lan truyền bệnh Yaws qua tiếp xúc trực tiếp với da và niêm mạc.

Trong thời gian ủ bệnh, T. pallidum pertenue xâm nhập vào hệ bạch huyết dưới da và phát tán vào máu. Các tổn thương viêm loét da trong giai đoạn phát triển sớm của bệnh chứa đầy xoắn khuẩn, có thể lây truyền do tiếp xúc da với da trực tiếp thông qua các vết rách da do chấn thương, do cắn, hoặc trầy sướt.

Yaws được cho là có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Phi và lây lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới trong đó có Đông Nam Á. Tại Việt Nam, theo y văn, Yaws thường xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi với đầy đủ yếu tố dịch tễ: bệnh gia tăng theo mùa, có chu kỳ, đặc biệt là vào mùa mưa, khí hậu nóng, độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt, thiếu sự giám sát y tế…

Cũng như bệnh giang mai, Yaws được phân thành 4 giai đoạn bệnh như sau:

1. Thời kỳ I: tổn thương ban đầu phát triển tại vị trí lây nhiễm.

2. Thời kỳ II: xoắn khuẩn phát tán rộng rãi ở nhiều tổn thương da tương tự như trong tổn thương Yaws ban đầu.

3. Thời kỳ muộn: thường không có triệu chứng nhưng tổn thương da có thể tái phát.

4. Thời kỳ III: tổn thương xương, khớp và biến dạng mô mềm có thể xảy ra

Các tổn thương da là biểu hiện đặc trưng của bệnh Yaws giai đoạn I&II hay giai đoạn sớm, bệnh rất dễ lây. Giai đoạn III hay giai đoạn muộn: có tổn thương tiêu hủy mô mềm, sụn, xương khớp và bệnh không còn lây lan.

Dịch tễ học

Những điều kiện tự nhiên đặc trưng bởi khí hậu nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều dọc theo vành đai nhiệt đới cùng với tình trạng đói nghèo, vệ sinh kém và thiếu sự giám sát y tế công cộng là những yếu tố giúp ghẻ cóc có thể gây nội dịch.

Giữa những năm 1952 – 1964, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã tiến hành một chiến dịch lớn trên toàn cầu để thanh toán các bệnh nhiễm xoắn khuẩn bằng cách điều trị cho 300 triệu bệnh nhân ở 46 quốc gia với benzathine benzylpenicillin. Tỷ lệ thành công đạt được là 95%, tuy nhiên, đã có sự tái xuất hiện của bệnh Yaws trong những năm 1970. Năm 1995, WHO ước tính có khoảng 460.000 trường hợp lây nhiễm Yaws trên toàn thế giới với 400.000 ở miền tây và miền trung Châu Phi, 50.000 tại khu vực Đông Nam Á và phần còn lại ở các vùng nhiệt đới khác.

Dân số có nguy cơ mắc bịnh Yaws trên toàn thế giới được ước tính khoảng 34 triệu, phân bố đều giữa nam giới và phụ nữ. Trẻ em được xem là ổ chứa chính của xoắn khuẩn Yaws, có thể được truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp. Theo nhóm tuổi, dân số được coi là có nguy cơ cao bao gồm 23 triệu người14 tuổi hoặc trẻ hơn và 11 triệu người trong độ tuổi từ 16 đến 24 tuổi. Khoảng 75% bệnh nhân Yaws là trẻ em <15 tuổi với tỷ lệ mắc cao nhất từ 6 – 10 tuổi.

Năm 2006, Ấn Độ tuyên bố đã thanh toán được bệnh Yaws. Theo WHO, trong năm 2010, Yaws vẫn tiếp tục xuất hiện ở các khu vực có dân số nghèo nhất; các quốc gia có nội dịch xoắn khuẩn bao gồm: In-đô-nê-xi-a, Timor-Leste, Papua New Guinea, quần đảo Solomon, Benin, Vanuatu, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Cote d’Ivoire, Ghana, Sierra Leone và Togo.

Tiên lượng

Nếu không điều trị, Yaws có thể trở thành một bệnh mạn tính tái phát bệnh sau 5-15 năm với tổn thương da, xương, khớp. Ở hầu hết các bệnh nhân, trong khi Yaws còn giới hạn ngoài da thì tổn thương tiêu hủy sớm xương khớp có thể xảy ra. Mặc dù các tổn thương Yaws có thể biến mất tự nhiên, tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát và thành sẹo là những biến chứng thường gặp.

Trong 10% các trường hợp Yaws, bệnh tiến triển sang giai đoạn III (muộn) đặc trưng bởi các tổn thương tiêu hủy mô mềm và biến dạng nghiêm trọng xương khớp không hồi phục. Mắt và hệ thần kinh cũng có thể bị tổn thương. Bệnh có thể tái phát trong khoảng thời gian lên đến 5 năm sau khi nhiễm bệnh.

Khám thực thể

3 giai đoạn lâm sàng của Yaws: I, II & III. Bệnh không triệu chứng trong giai đoạn tiềm ẩn. Cas Yaws điển hình là bệnh nhân trẻ ở vùng nội dịch và có tiếp xúc với người nhiễm bệnh đang tiến triển.

Tổn thương ban đầu, sang thương yaw mẹ,  phát triển ngay vị trí nhiễm khuẩn.

 tổn thương trong bệnh ghẻ cóc

Sang thương “ghẻ cóc mẹ”

So sánh với sang thương của bệnh nhân “viêm da lạ” tại Quảng Ngãi

Bàn tay dày sừng tróc vẩy của ghẻ cóc

 bàn tay bị bệnh ghẻ cóc

 Lòng bàn chân dày sừng tróc vẩy của bệnh nhân Quảng Ngãi

 chân bệnh nhân ghẻ cóc

Sang thương “ghẻ cóc mẹ” đã lành, để lại sẹo trắng ở giữa và tăng sắc tố chung quanh.

Huyết thanh chẩn đoán

Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Yaws và giang mai hoàn toàn giống nhau, gồm: Rapid Plasma Reagent (RPR), Venereal Disease Research Laboratory  (VDRL), Fluorescent Treponemal Antibody Absorption (FTA-ABS),T. Pallidum Immobilization (TPI) và T. Pallidum Hemagglutination Assay (TPHA).

RPR và VDRL có phản ứng (+) 2-3 tuần sau khi tổn thương ban đầu xuất hiện và  thường (+) trong tất cả các giai đoạn tiến triển của bệnh.

Chưa có loại thử nghiệm huyết thanh chuyên biệt có thể xác định các loại nhiễm xoắn khuẩn khác không phải T.pallidum. Do đó, chẩn đoán sau cùng xác định Yaws cần dựa trên mối tương quan của các kết quả lâm sàng, dịch tễ học,  kết quả huyết thanh dương tính và được xác nhận bởi việc phát hiện treponemes trên kính hiển vi nền đen của huyết thanh thu được ở đáy các tổn thương giai đoạn sớm I & II.

 

Điều trị ghẻ cóc

Penicillin là thuốc lựa chọn cho điềi trị bệnh Yaws. Sau khi tiêm penicilin liều duy nhất, các tổn thương ban đầu sẽ sạch khuẩn sau 24 giờ và lành trong vòng 1-2 tuần. Tetracycline, erythromycin, doxycycline có thể được dùng cho các bệnh nhân dị ứng với penicillin.

Theo một nghiên cứu ở trẻ em tại Papua New Guinea, azithromycin uống đã chứng tỏ là một lựa chọn hợp lý cho điều trị Yaws vì có tác dụng tốt và là một chế độ điều trị đơn giản, không cần đào tạo nhân viên y tế để quản trị. Trong nghiên cứu này, trẻ em từ 6 tháng đến 15 tuổi đã có chẩn đoán xác định Yaws được điều trị ngẫu nhiên  hoặc với 30 mg azithromycin / kg uống hoặc với 50.000 đơn vị benzathine benzylpenicillin / kg tiêm bắp Sau 6 tháng theo dõi, 96% bệnh nhân trong nhóm azithromycin được chữa khỏi so với 93% trong nhóm benzylpenicillin benzathine.

Chương trình mới nhằm thanh toán Yaws đã được đề xuất vào năm 2012 dựa theo kết quả của nghiên cứu azithromycin được thực hiện ở Papua New Guinea như trên. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng rằng chiến dịch mới này có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh Yaws trên toàn thế giới vào năm 2020.

Khuyến cáo điều trị dịch tễ học bệnh Yaws như sau:

• Nếu >50% trẻ em có huyết thanh dương tính (hyperendemic), điều trị toàn bộ dân số.

• Nếu 10%-50% trẻ em có huyết thanh dương tính (mesoendemic), điều trị các trường hợp bệnh hoạt tính, người tiếp xúc và tất cả trẻ em ≤15 tuổi

• Nếu <10% trẻ em có huyết thanh dương tính (hypoendemic), điều trị các trường hợp bệnh hoạt tính, các thành viên trong gia đình và những người tiếp xúc được xác định rõ ràng.

Bs Lê Đức Thọ – BV HMSG

Bài viết Bệnh ghẻ cóc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ghe-coc-3830/feed/ 0