Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 21 May 2024 02:37:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nằm mãi không ngủ được – Dấu hiệu báo trước của bệnh tâm thần https://benh.vn/nam-mai-khong-ngu-duoc-dau-hieu-bao-truoc-cua-benh-tam-than-48705/ https://benh.vn/nam-mai-khong-ngu-duoc-dau-hieu-bao-truoc-cua-benh-tam-than-48705/#respond Tue, 21 May 2024 13:20:41 +0000 https://benh.vn/?p=48705 Rối loạn giấc ngủ có thể là một biểu hiện bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, nó là một trong các triệu chứng của rối loạn tâm thần (trầm cảm, rối loạn khí sắc...

Bài viết Nằm mãi không ngủ được – Dấu hiệu báo trước của bệnh tâm thần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn giấc ngủ có thể là một biểu hiện bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, nó là một trong các triệu chứng của rối loạn tâm thần (trầm cảm, rối loạn khí sắc…)

mất ngủ

Tác hại của thiếu ngủ

Hiện nay con người phải chia ca, kíp làm việc nên giấc ngủ cũng bị đảo lộn theo ca, kíp. Do đó, khi làm đêm thì chúng ta phải ngủ ngày. Việc thiếu ngủ 1-2 tiếng/ngày và kéo dài vài ngày không gây hại gì đáng kể. Nhưng tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vì bộ não không được phục hồi.

Thiếu ngủ sẽ làm giảm trí nhớ, giảm khả năng phản ứng, khiến con người làm việc không hiệu quả, thiếu kiên nhẫn trong ứng xử và thiếu linh hoạt trong các mối quan hệ xã giao. Chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng và tùy thuộc thời gian ngủ (chứ không phải thời gian nằm trên giường). Khi ngủ dậy, nếu bạn thấy khỏe hơn, sảng khoái hơn thì có thể coi là ngủ đủ, chất lượng giấc ngủ tốt. Rối loạn giấc ngủ có nhiều kiểu khác nhau, có khi là bình thường, có khi là bệnh lý.

Rối loạn giấc ngủ bệnh lý

Rối loạn giấc ngủ có thể là một trong các triệu chứng của rối loạn khác, hoặc là tâm thần (trầm cảm, rối loạn khí sắc…), hoặc là cơ thể (viêm não, u não, đau bao tử, đau nhức cơ, khớp…). Dưới góc độ tâm thần học, rối loạn giấc ngủ được chia thành: mất ngủ, ngủ nhiều, rối loạn nhịp thức ngủ, ác mộng, chứng mộng du (đi trong khi ngủ), chứng hoảng sợ khi ngủ.

Mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Mất ngủ trong 1-2 ngày thường là do lạ chỗ, do chưa thích nghi với môi trường mới. Đây là kiểu mất ngủ bình thường. Mất ngủ 4-7 ngày thường là do yếu tố tâm lý, bị ảnh hưởng của stress (stress do yếu tố kinh tế như bị giật hụi, làm ăn thua lỗ; stress do yếu tố gia đình hoặc môi trường xã hội dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột…). Nếu giải quyết được các nguyên nhân gây stress, bệnh nhân sẽ ngủ ngon.

Nếu bị mất ngủ kéo dài từ trên một tuần, vài tuần đến vài tháng, bạn cần đi khám xem có bệnh lý gì kèm theo không. Các bệnh lý kèm theo có thể là bệnh nội khoa hoặc tâm thần như rối loạn khí sắc, trầm cảm, động kinh trong giấc ngủ.

Khi bị rối loạn khí sắc, người bệnh thường có biểu hiện mất ngủ hoặc ngủ nhiều. Họ khó ngủ, thức sớm, thức dậy có cảm giác buồn, uể oải, không có sức lực, thậm chí không muốn ngồi dậy, không muốn cầm ly nước đánh răng. Mất ngủ cũng có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh rối loạn lo âu; người bệnh luôn có cảm giác chờ đợi nặng nề, sợ hãi vô cớ, có cảm giác không an toàn kỳ lạ…

Với bệnh động kinh trong giấc ngủ, người bệnh ngủ khó, có lúc thức đột ngột giữa đêm, có khi kèm theo tiểu dầm.

Những người bị hội chứng mệt mỏi kinh niên (do làm việc căng thẳng trong thời gian kéo dài), trầm cảm (với biểu hiện mất năng lượng, mất mọi quan tâm và hứng thú làm việc) cũng có thể bị rối loạn giấc ngủ: ngủ chập chờn, chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không sâu, không có sức lực khi thức dậy.

Khi mắc phải vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ, người bệnh cần phải đến bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ. Không tự ý dùng thuốc ngủ và tránh lạm dụng thuốc ngủ.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Nằm mãi không ngủ được – Dấu hiệu báo trước của bệnh tâm thần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nam-mai-khong-ngu-duoc-dau-hieu-bao-truoc-cua-benh-tam-than-48705/feed/ 0
5 điều cần nhớ khi sử dụng điện thoại trước khi ngủ https://benh.vn/5-dieu-can-nho-khi-su-dung-dien-thoai-truoc-khi-ngu-44059/ https://benh.vn/5-dieu-can-nho-khi-su-dung-dien-thoai-truoc-khi-ngu-44059/#respond Mon, 27 Nov 2023 03:23:56 +0000 https://benh.vn/?p=44059 Bạn có thể dùng điện thoại tùy thích, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng chúng ta nhất thiết nên biết đến những phương pháp giúp hạn chế tối đa các tác hại đến sức khỏe. Sử dụng điện thoại trước khi ngủ, hoặc các thiết bị khác như iPad… đã được nhiều chuyên gia cảnh báo mang lại nhiều tác hại không ngờ, giấc ngủ chập chờn, thậm chí là ung thư và nhiều vấn đề khác.

Bài viết 5 điều cần nhớ khi sử dụng điện thoại trước khi ngủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn có thể dùng điện thoại tùy thích, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng chúng ta nhất thiết nên biết đến những phương pháp giúp hạn chế tối đa các tác hại đến sức khỏe. Sử dụng điện thoại trước khi ngủ, hoặc các thiết bị khác như iPad… đã được nhiều chuyên gia cảnh báo mang lại nhiều tác hại không ngờ, giấc ngủ chập chờn, thậm chí là ung thư và nhiều vấn đề khác.
dung-dien-thoai-truoc-khi-ngu
Nhưng nếu bạn cần sử dụng điện thoại trước khi ngủ, vậy thì hãy tuân theo những cảnh báo sau.

1. Màn hình điện thoại chuyển về chế độ ban đêm

Nếu sử dụng điện thoại trước khi ngủ, hoặc vào ban đêm thì nên để điện thoại ở chế độ chiếu sáng thấp vì hầu như điện thoại nào cũng được cài đặt chế độ ban đêm. Khi màn hình điện thoại quá sáng, độ tương phản với môi trường ban đêm là quá lớn, sẽ khiến bạn mỏi mắt.

2. Đặt màn hình điện thoại nghiêng xuống 45°

Khi sử dụng điện thoại không nên để điện thoại đối diện thẳng với mắt, tốt nhất là để nghiêng xuống 45°, cũng không nên để nghiêng quá mức sẽ gây áp lực cho cổ và sẽ khiến cổ bị mỏi. Khoảng cách giữa mắt và điện thoại tốt nhất là giữ ở 30-50 cm.

3. Không sử dụng điện thoại khi đang nằm nghiêng

Sử dụng điện thoại khi đang nằm nghiêng sẽ gây áp lực rất lớn lên mắt, nếu sử dụng điện thoại trong tư thế đó thời gian lâu sẽ khiến thị lực của cả hai bên mắt giảm nghiêm trọng.

4. Không cúi đầu xuống để sử dụng điện thoại

Nếu các bạn nữ cúi đầu xuống sử dụng điện thoại trong thời gian dài, độ cong cổ tử cung sẽ dần dần trở nên nhỏ hơn, làm nén dây thần kinh, biến dạng mạch máu, máu không cung cấp được đến các bộ phận cơ thể, vì vậy mà thường mắc các bệnh về cổ tử cung sớm, cổ, vai đau nhức và khó chịu, nghiêm trọng hơn hai bàn tay dễ bị tê bì.

5. Bật chế độ máy bay hoặc để xa giường ngủ

Nhiều nghiên cứu đã xác nhận sóng điện thoại làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm cả ung thư, vô sinh, u não… Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, bạn tuyệt đối không nên để điện thoại dưới gối hoặc trên đầu giường nằm. Hãy chuyển chúng sang chế độ máy bay để giấc ngủ được bình yên.

Ngoài ra cũng không nên chơi và sử dụng điện thoại trước khi ngủ quá nhiều. Thay vì “cắm mặt” vào điện thoại, hãy thử nghe nhạc nhẹ, thư giãn, tập thiền hay một vài động tác xoa bóp, yoga nhẹ nhàng.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác.

Bài viết 5 điều cần nhớ khi sử dụng điện thoại trước khi ngủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-dieu-can-nho-khi-su-dung-dien-thoai-truoc-khi-ngu-44059/feed/ 0
Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe https://benh.vn/nhung-thoi-quen-cuc-xau-doi-voi-suc-khoe-2656/ https://benh.vn/nhung-thoi-quen-cuc-xau-doi-voi-suc-khoe-2656/#respond Mon, 18 Sep 2023 04:18:24 +0000 http://benh2.vn/nhung-thoi-quen-cuc-xau-doi-voi-suc-khoe-2656/ Thói quen ngủ có thể ảnh hưởng nhiều của cuộc sống hàng ngày của bạn. Thói quen ngủ tốt sẽ cho bạn một ngày mới tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, không ít người có thói quen ngủ rất xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả làm việc và nhan sắc. Sau đây là những thói quen cực xấu mà chúng ta nên loại bỏ.

Bài viết Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thói quen ngủ có thể ảnh hưởng nhiều của cuộc sống hàng ngày của bạn. Thói quen ngủ tốt sẽ cho bạn một ngày mới tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, không ít người có thói quen ngủ rất xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả làm việc và nhan sắc. Sau đây là những thói quen cực xấu mà chúng ta nên loại bỏ.

xem-dien-thoai-truoc-khi-ngu

1. Để điện thoại trên giường ngủ

Công việc bận rộn bạn thường nhắn tin gọi điện hoặc thậm trí tâm tình cùng người thân vào buổi đêm, điện thoại sẽ giúp bạn dậy đúng giờ vào ngày hôm sau. Với những ý nghĩ đó có thể bạn sẽ lên giường với chiếc điện thoại. Đây là thói quen cực xấu vì sóng điện thoại về bản chất là không tốt cho sức khỏe hơn nữa giấc ngủ của bạn có thể sẽ không yên tĩnh được thật sự.

2. Ngủ cuộn tròn

Không nên thường xuyên ngủ trong tư thế cuộn tròn vì như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống của lưng của bạn. Bạn có thể sẽ hay bị đâu lưng hoặc gù lưng khi về già.

3. Ngủ trên ghế

Đây chỉ là giải pháp tạm thời vì chiếc ghế không thể thay thế chiếc giường, Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều, ngủ ngon hơn nhiều nếu được nằm trong phòng ngủ trên một chiếc giường to gấp đôi. Nếu cứ tiếp tục ngủ như vậy, giấc ngủ của bạn sẽ không sâu, tinh thần sẽ mệt mỏi, làm việc không hiệu quả  vào ngày hôm sau.

4. Ngủ cùng với động vật nuôi

om-thu-cung-khi-di-ngu

Nhiều bạn trẻ vì rất yêu những con vật nuôi của mình nên thường cho chúng ngủ chung. Đây là một sở thích rất có hại cho sức khỏe vì lông động vật là nguyên nhân dẫn đến hen suyễn. Thậm chí thú nhồi bông cũng không nên để trên giường vì chúng cũng có nhiều bụi, không tốt cho hô hấp nhất là đối với trẻ con.

5. Nằm sấp

Không nằm úp mặt xuống giường khi ngủ. Nằm sấp khi ngủ đêm dễ có thể khiến bạn khó thở và tỉnh giấc thường xuyên và có thể ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân là do tim của bạn liên tục bị chèm ép.

6. Không tẩy trang trước khi đi ngủ

Da của chúng ta vẫn tiếp tục hô hấp khi chúng ta ngủ vì vậy không nên đi ngủ khi mặt vẫn còn nguyên lớp trang điểm. Bạn có thể sẽ bị viêm da và mắt xuyết hiện nhiều quầng thâm hơn nếu tiếp tục tàn pha da của mình theo kiểu này. Hãy cố gắng dành một vài phút để tẩy trang và rửa mặt thật sạch, dữ cho da sạch sẽ trước khi bước vào giấc ngủ.

7. Nhịn tiểu

Bạn nghĩ sẽ không có vấn đề gì, bạn có thể nhịn đến sáng mai, tất cả mọi thứ sẽ tốt đẹp.  Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được sự bài tiết của mình nếu bạn khỏe mạnh. Nhưng tại sao lại phải hành hạ hệ bài tiết của mình như vậy. Hãy để cơ thể thật thoải mái khi ngủ vì đây là khoảng thời gian bạn lấy lại mọi cân bằng sau một ngày làm việc.

8. Ngủ ở nhiệt độ quá lạnh

Không nên ngủ trong một căn phòng quá lạnh. Ngủ trong một căn phòng có không khí lạnh sẽ khiến cho bạn cuộn tròn. Tư thế cuộn tròn khi ngủ hoàn toàn không lành mạnh vì nó có hại cho cột sống. Vậy nên, duy trì nhiệt độ phòng ở mức độ vừa phải tùy theo sự cảm nhận của mỗi người nhưng không được quá lạnh.

9. Để hoa trong phòng ngủ

Không giữ hoa trong phòng ngủ vì mùi hương ngọt ngào của hoa tươi là không tốt, trong khi bạn đang ngủ thì phấn hoa có thể kích hoạt và làm cho bạn bị dị ứng.

hoa-trong-phong-ngu

Hoa trong phòng ngủ là một ý tưởng lãng mạn nhưng lại không tốt cho sức khỏe (ảnh internet)

10. Để đèn ngủ suốt đêm

Bóng tối là yêu cầu tối thiểu để có một giấc ngủ sâu. Nếu bạn để đèn khi ngủ ánh sáng sẽ khiến bạn thức giấc và khó khăn hơn khi muốn quay trở lại giấc ngủ. Dọn phòng ngủ trước khi ngủ: Không nên làm sạch phòng trước khi đi ngủ buổi tối vì nếu dùng các chất khử trùng để dọn phòng thì các chất hóa học đó sẽ có thể gây kích ứng mũi, họng, da và phổi. Sáng sớm là thời gian tốt nhất để làm sạch phòng ngủ của bạn.

11. Đóng kín cửa phòng khi ngủ

Nên để phòng thông thoáng khi ngủ. Nếu bạn đóng của phòng thì nên để mở của sổ. Không khí thông thoáng sẽ giúp giấc ngủ của bạn ngon hơn và bạn sẽ cảm thấy sảng khoái hơn vào sáng ngày hôm sau

12. Ngủ trong phòng mới sơn véc ni và sơn có hóa chất

Kể cả véc ni hay hóa chất đều có tác động tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của bạn. Vì vậy, nếu phòng mới sơn, hãy chuyển qua phòng khác để ngủ cho tới khi mùi sơn và hóa chất bay hơi đi hết.

13. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

Đừng ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Thời gian chính xác cho giấc ngủ cần phải được duy trì để có một sức khỏe tốt là từ 6 đến 7 tiếng.

Bài viết Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-thoi-quen-cuc-xau-doi-voi-suc-khoe-2656/feed/ 0
Tìm hiểu hiện tượng kỳ lạ: Mở mắt khi ngủ https://benh.vn/tim-hieu-hien-tuong-ky-la-mo-mat-khi-ngu-7120/ https://benh.vn/tim-hieu-hien-tuong-ky-la-mo-mat-khi-ngu-7120/#respond Sun, 27 Aug 2023 06:14:59 +0000 http://benh2.vn/tim-hieu-hien-tuong-ky-la-mo-mat-khi-ngu-7120/ Một số người có đặc điểm khá kỳ lạ là khi ngủ mắt vẫn mở, có thể mở một phần hoặc mở to mắt. Về tướng số, người xưa cho rằng như vậy là một biểu hiện của tướng yểu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khoẻ đây lại là dấu hiệu cho thấy các bệnh về mắt.

Bài viết Tìm hiểu hiện tượng kỳ lạ: Mở mắt khi ngủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một số người có đặc điểm khá kỳ lạ là khi ngủ mắt vẫn mở, có thể mở một phần hoặc mở to mắt. Về tướng số, người xưa cho rằng như vậy là một biểu hiện của tướng yểu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khoẻ đây lại là dấu hiệu cho thấy các bệnh về mắt.

Nguyên nhân

Thông thường khi ngủ mọi người đều phải nhắm mắt, hiện tượng ngủ mở mắt không phải là phổ biến. Các trường hợp ngủ không nhắm mắt có nhiều nguyên nhân khác nhau như liệt dây thần kinh vận động nhắm mở mắt, cơ mặt bị tổn thương, hoặc do ảnh hưởng chấn thương sọ não…

Các nguyên nhân khác có thể là do một số bệnh về mắt như lồi mắt, hở mi, tổn thương vùng mắt, hay thậm chí là có khối u…

Rối loạn giấc ngủ, teo hay liệt vận động cơ mặt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngủ mở mắt.

Một vài trường hợp khác được cho là có nguyên nhân di truyền khi trong nhà có nhiều người cùng bị. Và tùy vào các trường hợp mà biểu hiện bệnh có thể là hiện tượng mở mắt to hay nhỏ khi ngủ.

Tác hại của việc mở mắt khi ngủ

Vì là bệnh lý nên trạng thái này về lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mắt. Đặc điểm cấu tạo đặc biệt của mắt là cần phải được cung cấp nước liên tục nhờ hoạt động chớp mắt.

Cụ thể, khi mắt nhắm hoặc chớp sẽ giúp cung cấp nước cho mắt, nước sẽ được bôi đều trên giác mạc, kết mạc phía trước nhãn cầu, giúp cho đôi mắt sẽ không bị mỏi, khô.

Khi ngủ mắt không nhắm – nghĩa là không có hiện tượng chớp – cũng có thể diễn ra tình trạng mắt lâu dần bị khô, mờ đục hoặc loét giác mạc. Điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến thị lực.

Cũng đã có không ít trường hợp không nhắm mắt khi ngủ nên bụi bẩn đã rơi vào khiến mắt bị đau, nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc, giác mạc…

Phương pháp điều trị

Một trong các nguyên nhân của hiện tượng ngủ mở mắt là do tê, liệt dây thần kinh số 3 – là dây thần kinh mặt điều khiển hoạt động chớp, nhắm mở của mí mắt. Bệnh này có thể điều trị khỏi bằng phương pháp châm cứu, kích thích vào các huyệt vị của dây thần kinh này, giúp nó hoạt động bình thường trở lại.

Bài viết Tìm hiểu hiện tượng kỳ lạ: Mở mắt khi ngủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tim-hieu-hien-tuong-ky-la-mo-mat-khi-ngu-7120/feed/ 0
Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ https://benh.vn/danh-y-hoa-da-day-4-dieu-cam-ky-khi-ngu-46436/ https://benh.vn/danh-y-hoa-da-day-4-dieu-cam-ky-khi-ngu-46436/#respond Wed, 23 Aug 2023 17:01:00 +0000 https://benh.vn/?p=46436 Hoa Đà là một vị lương y nổi tiếng từ thời Đông Hán trong lịch sử của Trung Hoa. Ông được xem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của ngành Đông y. Do vậy, cách trị bệnh của ông từ xa xưa đến nay vẫn được nhiều người coi trọng.

Bài viết Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hoa Đà là một vị lương y nổi tiếng từ thời Đông Hán trong lịch sử của Trung Hoa. Ông được xem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của ngành Đông y. Do vậy, cách trị bệnh của ông từ xa xưa đến nay vẫn được nhiều người coi trọng. Danh y Hoa Đà đã đúc kết ra 4 điều cấm kỵ khi đi ngủ để sức khỏe đảm bảo trong quá trình thăm khám cho người bệnh. Cụ thể như sau:

giấc ngủ

1. Đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng)

Theo quan niệm dưỡng sinh tại Thiếu Lâm tự thì giấc ngủ là một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Nếu bạn không ngủ được trước giờ Tý, thì lúc đi khám bệnh sẽ có nhiều thầy thuốc nói rằng họ không thể chữa cho bạn.

Vì sao lại nói như thế?

Những người mất ngủ lâu năm, bất kể là nam hay nữ thì chức năng gan sẽ bị tổn thương nhiều nhất, dần dần sẽ dẫn đến tổn thương thận và khí huyết trong cơ thể bị thiếu hụt. Mỗi ngày, khi soi gương, bạn sẽ thấy sắc mặt không tốt, bị xám xịt.

Đến lúc đó, dù bạn có dùng sản phẩm chăm sóc da, rèn luyện thân thể, dùng thuốc bổ cũng không bù lại những tổn thương do giấc ngủ không tốt hoặc ngủ không đủ. Vì thế, dậy sớm thì không vấn đề gì, nhưng tuyệt đối không được ngủ muộn.

Những người như vậy thường có tâm trạng bị ức chế, con mắt không tốt, ít khi vui vẻ do khí trong phổi bị ảnh hưởng, là nguyên nhân dẫn đến nhịp thở không ổn định trong thời gian dài.

Có nhiều người lại cho rằng, ngủ muộn vào buổi tối và ngủ bù vào ban ngày để bù lại, nhưng trên thực tế thì không thể bù lại, khi đó, khí huyết thân thể sẽ bị hao mòn đi một nửa.

2. Không được suy nghĩ khi ngủ

“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau” là trạng thái tinh thần tốt nhất để bạn có giấc ngủ sâu.

Nhiều khi, nguyên nhân dẫn đến mất ngủ là do bạn có nhiều tạp niệm lúc đi ngủ. Những lúc thế này, bạn không nên nằm trằn trọc trên giường để tránh hao tâm tổn sức, khó chìm vào giấc ngủ. Biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi lại đi ngủ tiếp.

Trên thực tế, con người muốn đi ngủ trước 11 giờ tối thì chuyện ổn định cảm xúc trước khi lên giường là điều rất quan trọng, tâm trạng cần một thời gian từ từ để trầm tĩnh lại. “ Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau” chính là đạo lý này.

Nếu chưa ngủ được, bạn có thể thực hiện các động tác gập bụng đơn giản, xếp bằng tự nhiên, ngồi kiết già ở trên giường, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông nở ra trên toàn thân và khép lại theo nhịp thở. Nếu có ngáp chảy nước thì có hiệu quả tốt hơn, đến khi muốn ngủ là có thể ngủ được ngay.

3. Nên ngủ một chút vào buổi trưa hoặc ngồi im thư giãn dưỡng thần

Nếu không có điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im lặng hoặc nhắm mắt dưỡng thần khoảng 15 phút vào buổi trưa ( thời điểm từ 11h- 13 h). Thực tế, bạn chỉ cần nhắm mắt ngủ 3 phút bằng bạn ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ thích hợp là giữa buổi trưa. Vào ban đêm, nếu ngủ đúng vào giờ Tý khoảng 5 phút, tương đương với ngủ 6 giờ.

4. Nhất định phải dậy sớm

Một ngày của các nhà sư bắt đầu từ tiếng chuông vào buổi sáng sớm, dù là mùa đông cũng không được dậy muộn hơn 6 giờ. Vào mùa Xuân, Hạ , Thu thức dậy trước 5 giờ. Theo quan niệm dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất trong cơ thể người.

Khi dậy sớm, cơ thể sẽ loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu thức dậy quá muộn thì đại tràng ( tức là ruột già) sẽ không được hoạt động và không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết là đẩy phân ra ngoài. Hơn nữa, do chức năng tiêu hóa của người hoạt động tốt nhất từ 7 giờ đến 9 giờ sáng, và đây chính là thời gian hoàng kim để cơ thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/danh-y-hoa-da-day-4-dieu-cam-ky-khi-ngu-46436/feed/ 0
Các bài thuốc trị mất ngủ – an thần dưỡng tâm https://benh.vn/tri-mat-ngu-cac-bai-thuoc-an-than-duong-tam-7666/ https://benh.vn/tri-mat-ngu-cac-bai-thuoc-an-than-duong-tam-7666/#respond Wed, 19 Jul 2023 06:25:43 +0000 http://benh2.vn/tri-mat-ngu-cac-bai-thuoc-an-than-duong-tam-7666/ Thuốc an thần có tác dụng dưỡng tâm an thần, tiềm dương và trấn kinh dùng để trị mất ngủ, hồi hộp do âm hư, huyết hư không nuôi dưỡng tâm hoặc do can thận âm hư không tiết chế được can dương, can dương nổi lên gây chứng nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.

Bài viết Các bài thuốc trị mất ngủ – an thần dưỡng tâm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bài thuốc an thần có tác dụng dưỡng tâm an thần, tiềm dương và trấn kinh dùng để chữa chứng mất ngủ, hồi hộp do âm hư, huyết hư không nuôi dưỡng tâm hoặc do can thận âm hư không tiết chế được can dương, can dương nổi lên gây chứng nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt. 

Thuốc an thần được chia làm hai loại sau: dưỡng tâm an thần, trọng trấn an thần.

Các bài thuốc trị mất ngủ – dưỡng tâm an thần

Thuốc dưỡng tâm an thần để trị mất ngủ, hồi hộp, vật vã do tâm không nuôi dưỡng, mất chức năng tàng thần.

Các bài thuốc được tạo thành do các thuốc dưỡng tâm an thần (táo nhân, bá tử nhân…) phối hợp với các thuốc bổ huyết, bổ âm, bổ tỳ.

Bài 1: Bài thuốc trị mất ngủ từ lá vông, lạc tiên và tâm sen

Bài thuốc trị mất ngủ

– Lá vông sao:  200 g

– Tâm hạt sen: 200 g

– Dây lạc tiên:  200 g

Cách dùng:  tán thành bột, ngày uống 100 g với nước đường.

Chữa: mất ngủ .

Bài 2: Bài thuốc an thần trị mất ngủ từ tâm sen

tam-sen-tri-mat-ngu

– Đăng tâm:            900 g

– Hạt muồng sao: 1800 g

– Tâm Sen:              900 g

– Toan táo nhân:   300 g

– Mạch nha:            3700 g

Tác dụng: an thần.

Chữa: mất ngủ do suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.

Cách dùng:

Tán thành bột mịn, dùng kẹo mạch nha làm thành viên ngày uống 12 – 20g chia hai lần uống.

Bài 3: Bài thuốc trị mất ngủ Toán táo nhân thang giúp Dưỡng huyết an thần

tao-meo-tri-mat-ngu

– Xuyên khung:    8 g

– Toan táo nhân: 12 g

– Tri mẫu:   8 g

– Phục linh:  12 g

– Cam thảo:   4 g

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày ba lần

Tác dụng: Dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền

Ứng dụng lâm sàng: Do can huyết không đầy đủ gây mất ngủ, hư phiền, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt, mạch huyền hoặc sác.

Điều trị: suy nhược thần kinh do can huyết không đầy đủ gây mất ngủ, vật vã, dùng bài này bỏ Xuyên khung, gia Bạch thược, Sinh địa; nếu ra mồ hôi trộm gia Ngũ vị tử, hồi hộp gia Long sỉ.

Bài 4: Bài thuốc trị mất ngủ Thiên vương bổ tâm đan giúp Bổ huyết an thần

bai-thuoc-tri-mat-ngu
(Ảnh minh hoạ)

– Viễn chí:     20 g

– Đẳng sâm:  20 g

– Huyền sâm: 20 g

– Cát cánh:     20 g

– Đương quy: 40 g

– Đan sâm:     20 g

– Ngũ vị tử:    40 g

– Bạch linh:   20 g

– Thiên môn: 40 g

– Mạch môn: 40 g

– Sinh địa: 160 g

– Bá tử nhân: 40 g

– Toan táo nhân: 40 g

Tác dụng: Tư âm bổ huyết an thần.

Cách dùng: Tán nhỏ luyện mật làm hoàn, dùng Chu ha làm áo ngoài. Ngày uống 12 g chia làm hai lần uống.

Ứng dụng lâm sàng: Chữa mất ngủ, hồi hộp ra mồ hôi trộm, lưỡi khô, mạch tế sác, có tài liệu dùng để chữa các chứng trạng của suy tim do các bệnh về van tim, chữa bệnh nổi ban dị ứng.

Các bài thuốc trị mất ngủ khác khác

– Bá Tử dưỡng tâm hoàn

Kỷ tử 120g, Bá tử nhân 160g, Mạch môn, Thạch xương bồ, Đương quy, Phục thần (mỗi vị 40g), Huyền sâm, Thục địa (mỗi thứ 80g), Cam thảo 20g.

Tán nhỏ, viên, mỗi ngày uống 20g.

Tác dụng: Bài thuốc dưỡng tâm an thần, bổ thận tư âm, .

– Cam mạch Đại táo hoàn

Cam thảo 12g, Tiểu mạch 20g, Đại táo 4 quả. Sắc uống. Tác dụng:

Dưỡng tâm an thần hòa trung hoãn cấp để chữa các chứng tâm thần.

Các bài thuốc trọng trấn an thần giúp trị mất ngủ

Thuốc trọng trấn an thần có tác dụng bình can tiềm dương, trấn kinh do can thận âm hư, do đó can dương nổi lên gây nhức đầu, hoa mắt, ù tai, vật vã hay cáu gắt, sợ hãi, khủng khiếp; do sốt cao gây co giật, phát cuồng do động kinh. v.v…

Các bài thuốc dược tạo thành do các thuốc trọng trấn an thần loại khoáng vật, động vật (Từ thạch, Chu sa, Thạch quyết minh), thanh nhiệt.

Bài 1:  Agiao Kê Tử Hoàng: bài thuốc An thần trấn kinh

bai-thuoc-tri-mat-ngu-1

– Agiao: 16 g

– Bạch thược:  12 g

– Thạch quyết minh: 12 g

– Từ thạch:  10 g

– Kê tử hoàng: 1 quả

Tác dụng: An thần, trấn kinh.

Ứng dụng lâm sàng: Trẻ em sốt, co giật động kinh.

Cách dùng: Tán bột làm viên, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần từ 8 – 12 g.

Bài 2: Chu sa an thần hoàn: An thần, thanh huyết

bai-thuoc-tri-mat-ngu-2

– Chu sa:  4 g

– Đương quy:   2 g

– Hoàng liên:  6g

– Sinh địa:  2 g

– Cam thảo:  2 g

Tác dụng: Trấn tâm an thần, thanh nhiệt dưỡng huyết.

Ứng dụng lâm sàng: Chữa chứng tâm hỏa xung thịnh, làm tổn thương âm huyết gây tâm thần không yên, hồi hộp mất ngủ, phiên nhiệt, hay nằm mê, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Cách dùng: Tán bột làm viên mỗi ngày uống 6g.

Chữa: bệnh suy nhược thần kinh, hay quên, hồi hộp, tinh thần uất ức. Đặc biệt bài thuốc trị mất ngủ rất tốt.

Bài phụ: Hoàng Liên Agiao thang: Chữa âm hư hoả vượng

– Agiao:  12 g

– Hoàng liên:   4 g

– Hoàng cầm:   12 g

– Bạch thược:   12 g

Tác dụng: Tư âm giáng hỏa, chữa chứng âm hư hỏa vượng, tâm phiền, mất ngủ, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Cách dùng: sắc uống

Kết luận: bệnh mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân (huyết hư, thiểu năng tuần hoàn não, âm hư hoả vượng…) mà áp dụng các bài thuốc khác nhau cho hiệu quả điều trị. Chúc bạn có giấc ngủ ngon

Bài viết Các bài thuốc trị mất ngủ – an thần dưỡng tâm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tri-mat-ngu-cac-bai-thuoc-an-than-duong-tam-7666/feed/ 0
Ngủ trưa thói quen tốt cho sức khỏe như thế nào https://benh.vn/ngu-trua-thoi-quen-tot-cho-suc-khoe-nhu-the-nao-4168/ https://benh.vn/ngu-trua-thoi-quen-tot-cho-suc-khoe-nhu-the-nao-4168/#respond Fri, 07 Jul 2023 06:51:03 +0000 http://benh2.vn/ngu-trua-thoi-quen-tot-cho-suc-khoe-nhu-the-nao-4168/ Chúng ta đều biết ngủ trưa là tốt cho sức khỏe…nhưng ít ai có thể thực hiện hoặc duy trì được điều này. Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của giấc ngủ trưa đối với sức khỏe và “lên giây cót” thực hiện, Benh.vn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Bài viết Ngủ trưa thói quen tốt cho sức khỏe như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chúng ta đều biết ngủ trưa là tốt cho sức khỏe…nhưng ít ai có thể thực hiện hoặc duy trì được điều này. Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của giấc ngủ trưa đối với sức khỏe và “lên giây cót” thực hiện, Benh.vn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Định nghĩa giấc ngủ trưa

  • Giấc ngủ trưa là tình trạng cơ thể con người rơi vào giấc ngủ ngắn hay chợp mắt vào ban ngày.
  • Giấc ngủ chủ yếu tập trung vào thời điểm buổi trưa, sau bữa ăn hoặc có cảm giác buồn ngủ vào lúc trưa.
  • Ngủ trưa là một hoạt động chu kỳ bình thường của con người – cứ 24 giờ, con người lại có 2 quãng thời gian dành cho trạng thái ngủ sâu – một lần vào lúc 2 – 4h sáng và lần còn lại vào khoảng 10 tiếng sau, tức là 13 – 15h chiều.

Bản chất của ngủ trưa

  • Ngủ trưa là nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa, có hoặc không kèm theo giấc ngủ.
  • Ngủ trưa là thói quen không thể thiếu ở các nước nhiệt đới giúp nhịp độ lao động thích nghi với điều kiện khí hậu và nhu cầu sinh lý.
  • Giấc ngủ trưa đặc biệt có lợi cho những người làm văn phòng, người lao động nặng nhọc 8 tiếng mỗi ngày, phụ nữ có thai và những người già.

Ngủ trưa như thế nào tốt nhất

Ngủ trưa đúng cách vừa giúp đảm bảo sức khỏe, vừa giúp cân bằng thời gian làm việc.

Đảm bảo thời gian ngủ trưa

  • Thời gian tối thiểu từ 15 đến 30 phút tuỳ thuộc vào thời gian biểu, nhu cầu hoặc sở thích của mỗi người.
  • Tuy nhiên không nên ngủ quá 30 phút (ngủ nhiều cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải..)

Tư thế khi ngủ trưa

  • Ngồi, dựa lưng, ngả đầu ra phía sau (không bắt chéo chân)
  • Nằm đầu cao, chân thấp, nghiêng về bên phải (giảm bớt áp lực cho tim)

Tránh các tư thế ngủ trưa không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi ngủ trưa

  • Khi ngủ, thả lỏng cơ thể, giãn đều các cơ bắp, thở nhịp nhàng.
  • Đủ độ tối, âm thanh nhẹ sẽ giúp ngủ ngon hơn.
  • Không gối đầu vào khuỷu tay, gục đầu xuống bàn vì tư thế này sẽ đè lên con ngươi mắt, lâu ngày ảnh hưởng đến mắt; đè lên ngực ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu và tác dụng dẫn truyền của hệ thần kinh.

Lợi ích của giấc ngủ trưa

  • Khởi động lại hệ thống sinh học sau nửa ngày làm việc.
  • Ngăn ngừa kiệt sức.
  • Giảm stress.
  • Tỉnh táo và hiệu suất công việc được cải thiện rõ rệt.
  • Giảm nguy cơ bệnh tim.
  • Giúp nâng cao nhận thức các giác quan: nhạy cảm về thị giác, thính giác và vị giác..

 

Sau giấc ngủ trưa hiệu suất làm việc được cải thiện tốt hơn (Ảnh minh họa) 

Theo nghiên cứu của trường Y Tế Cộng Đồng Boston

  • Những người ngủ trưa ít nhất ba lần/ tuần khả năng mắc các bệnh về tim mạch ít hơn 37% người không thực hiện và với nam giới, tỉ lệ này là 64%.
  • Một giấc ngủ ngắn giúp cơ thể khởi động lại tốt hơn để chống lại sự xâm nhập các căn bệnh về tim mạch.

Tác dụng về mặt sinh học của giấc ngủ trưa

Giấc ngủ trưa có tác động mặt sinh học tương đối lớn, và điều này có thể thấy rõ khi so sánh giữa người ngủ trưa với người không ngủ trưa.

Khi không ngủ trưa

  • Con người sẽ mệt mỏi vì không có thời gian nghỉ.
  • Sự gắng sức sẽ làm tiêu hao sinh lực, tạo ra nhiều hóa chất cặn bã và chất độc làm tê liệt hệ thần kinh.

Khi ngủ trưa

  • Cơ thể sẽ giảm mệt mỏi.
  • Đào thải cặn bã và chất độc hại.
  • Thích ứng với nhịp độ sinh học, tốt cho sức khỏe.

Giấc ngủ trưa sẽ mang lại sức khỏe khi nào

Để giác ngủ trưa mang lại lợi ích lớn nhất cho sức khỏe, cần phải thực hiện các điều sau đây.

Thực hiện giấc ngủ trưa nhất quán 

  • Ngủ trưa vào cùng một thời điểm trong ngày (ví dụ:  12h, 12h30…)
  • Duy trì thường xuyên vào các ngày trong tuần.

Thực hiện giấc ngủ nhất quán giúp ổn định nhịp sinh học và tối đa hóa các lợi ích mà giấc ngủ trưa mang đến.

Ngủ trưa không quá 30 phút 

  • Một giấc ngủ trưa tốt nhất là từ 15 đến 30 phút.
  • Nếu ngủ quá lâu, khi thức dậy người sẽ uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bạn.

Lưu ý thực hiện giấc ngủ trưa

  • Nếu ngủ quá ít (5 phút) sẽ không có tác dụng cho cơ thể.
  • Ngủ nhiều (trên 45 phút) sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khi ngủ dậy đầu óc không tỉnh táo.
  • Đảm bảo nhiệt độ trong phòng ở mức 28 –  29 độ C
  • Khi ngủ, quá trình trao đổi chất giảm công suất làm việc, nhịp thở cũng chậm lại và làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống đôi chút.
  • Nếu để nhiệt độ thấp, cơ thể dễ bị cảm lạnh.

Chúng ta sẽ có giấc ngủ ngon và thoải mái hơn nếu nhiệt độ trong phòng phù  hợp với thân nhiệt. Khi ngủ nên đắp một tấm chăn nhẹ, mỏng lên bụng.

Lời kết

Ngủ trưa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một giấc ngủ trưa ngắn có tác dụng: giảm mệt mỏi, chống stress, cải thiện trí nhớ, tăng cường óc sáng tạo và sự tập trung ….Đặc biệt là đối với những người do đặc thù công việc phải lao động chân tay hay trí óc nhiều về đêm.

Vì vậy, dù công việc có bận rộn đến đâu, chúng ta cũng nên dành thời gian khoảng 20 phút ngủ trưa để đảm bảo sức khỏe, tái tạo sức lao động.

Bài viết Ngủ trưa thói quen tốt cho sức khỏe như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngu-trua-thoi-quen-tot-cho-suc-khoe-nhu-the-nao-4168/feed/ 0
Ngủ mơ thường xuyên có phải là bệnh lý https://benh.vn/ngu-mo-thuong-xuyen-co-phai-la-benh-ly-4424/ https://benh.vn/ngu-mo-thuong-xuyen-co-phai-la-benh-ly-4424/#comments Fri, 30 Jun 2023 05:03:20 +0000 http://benh2.vn/ngu-mo-thuong-xuyen-co-phai-la-benh-ly-4424/ Ngủ mơ là một hiện tượng rất bình thường và xảy ra khá phổ biến với mọi người. Tuy nhiên ngủ mơ nhiều, thậm chí ngày nào cũng ngủ mơ gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Đây có phải bệnh lý không?

Bài viết Ngủ mơ thường xuyên có phải là bệnh lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngủ mơ là một hiện tượng phổ biến và hoàn toàn bình thường trong cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên, nếu mơ thường xuyên, thậm chí hàng ngày, có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy, liệu ngủ mơ thường xuyên có phải là một bệnh không? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Giấc ngủ là gì

Ngủ là nhu cầu sinh học của con người. Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe sau một thời gian hoạt động.

Giấc ngủ là trạng thái giảm hoạt động vận động và sự cảnh tỉnh làm thay đổi nhiều hoặc ít một cách thường xuyên tình trạng thức ở các loài động vật cao cấp. Kèm theo những thay đổi các chức năng cơ thể khác nhau, đặc biệt là chức năng của hệ thống thần kinh thực vật cũng như các thay đổi trong hoạt động điện não.

Thế nào là giấc ngủ bình thường

Giấc ngủ bình thường ở người kéo dài từ 7-8 giờ (Khoảng trung bình dao động từ 4-11 giờ) trung bình một đêm, khi ngủ dậy thấy tinh thần thoải mái, khỏe mạnh.

co-the-khoe-khoan-neu-ngu-du-giac
Giấc ngủ bình thường sau khi tỉnh giấc thấy người thoải mái, khỏe mạnh (Ảnh minh họa)

Thế nào là ngủ mơ

Ngủ mơ là trong thời gian ngủ, chúng ta nằm mơ thấy một hiện tượng, sự vật nào đó… Ngủ là một trạng thái gồm nhiều giai đoạn không đồng nhất, các giai đoạn này luân phiên kế tiếp nhau có tính chu kỳ. Mỗi chu kỳ có hai pha: pha nhanh và pha chậm. Trong pha nhanh xuất hiện giấc mơ.

Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90-120 phút. Mỗi đêm, giấc ngủ có khoảng 4-5 chu kỳ mà kết thúc mỗi chu kỳ là một giấc mơ. Càng về sáng, pha nhanh kéo dài hơn, nghĩa là giấc mơ cũng dài hơn. Vậy mơ ngủ là một hiện tượng tâm sinh lý bình thường.

giac-ngu-binh-thuong

Khi nào thì ngủ mơ được coi là bệnh lý?

Hiện tượng ngủ mơ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tùy theo sức khỏe của mỗi người. Do đó, không có tiêu chuẩn nào áp dụng chung cho tất cả mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đa số trường hợp nếu thi thoảng ngủ mơ không có quy luật, hoặc khi mệt mỏi thì không tính là bệnh lý. Nếu trạng thái ngủ mơ diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại và gây mệt mỏi thì có thể coi như trường hợp đó là ngủ mơ bệnh lý cần điều trị.

Nguyên nhân của ngủ mơ

Do tâm lý mà người đó đang gặp phải: stress, trầm cảm, sau trấn thương, nghiện rượu…

Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt..

Tuy nhiên, ở một số trường hợp là triệu chứng của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt…

Khi nào thì ngủ mơ do bệnh lý

  • Ngủ quá mức, ngủ mê mệt.
  • Một số trường hợp gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ…
mong-du
Mộng du là hiện tượng bệnh lý (Ảnh minh họa)

Ngủ mơ thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào

  • Gây mệt mỏi, không thoải mái khi tỉnh giấc
  • Có người mơ đến sáng mới thức dậy, nhưng có người lại thức dậy trong khi mơ và sau đó tiếp tục ngủ lại.
  • Việc giấc mơ bị phá vỡ vì bất kỳ lý do gì đều gây ra cảm giác mệt mỏi và không thoải mái khi tỉnh dậy.
  • Gây khủng hoảng tâm lý, hoảng sợ, lo lắng
  • Trong trạng thái khủng hoảng về tâm lý, ta sẽ gặp những giấc mơ hãi hùng hay còn gọi là ác mộng; khi thức dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoảng sợ và lo lắng.
  • Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống

Mơ quá nhiều, ngày nào cũng mơ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mệt mỏi, người uể oải, khó chịu…làm ảnh hưởng đến các hoạt động trong công việc và  đời sống.

ngu-mo-nhieu-gay-hoang-loan-tam-ly
Ngủ mơ nhiều gây khủng hoảng tâm lý, lo lắng…(Ảnh minh họa)

Làm gì để hạn chế ngủ mơ

Hạn chế ngủ mơ bằng tâm lý

Bạn cần lưu ý tránh những căng thẳng về thể lực, không vận động quá sức kể cả tập thể dục hay lao động. Ngoài ra, yếu tố tâm lý trước khi đi ngủ rất quan trọng, bạn nên thư giãn bằng các bản nhạc nhẹ hoặc bằng cách vẽ tranh, tô màu, đọc sách trước khi đi ngủ sẽ rất có lợi cho sức khỏe và dễ chìm vào giấc ngủ sâu.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ giúp tránh ngủ mơ

Bạn cần lưu ý đảm bảo chế độ ăn điều độ, luyện tập thể thao thường xuyên, có thể vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Đi bộ trước khi đi ngủ cũng giúp thư giãn và lưu thông khí huyết tốt.

Bạn tuyệt đối không nên lạm dụng chất kích thích: rượu, chè, café, thuốc ngủ… vì chúng sẽ khiến giấc ngủ của bạn chập chờn, dễ mơ mộng.

Trước khi ngủ bạn không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Lưu ý buổi tối chỉ nên ăn một lượng thức ăn nhỏ đủ no để không gây khó ngủ và không gây tình trạng tích lũy mỡ trong cơ thể, gây tăng cân.

Chú ý tư thế ngủ để hạn chế ngủ mơ

Tư thế ngủ rất quan trọng mà nhiều người bỏ qua. Bạn không nên để tay lên ngực, nhất là phần tim bởi vì tư thế ngủ đó sẽ làm tim bị chèn ép, khi đó, tim sẽ co bóp chậm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu nên não.

Khi đi ngủ, bạn có thể lựa chọn tư thế nằm ngủ ngửa hoặc nằm nghiêng sang 1 bên nếu muốn. Tuy nhiên, không nên quá gò ép vào 1 tư thế nhất định cũng gây căng thẳng. Hãy lựa chọn cho mình 1 vài tư thế ngủ quen thuộc và miễn là bạn thấy thoải mái, khỏe khoắn sau khi dậy, thì đó có thể là 1 thư thế phù ngủ phù hợp với bạn.

tu-the-ngu-dung-cach
Có nhiều tư thế ngủ khác nhau, bạn có thể áp dụng thử

Chú ý thời lượng giấc ngủ để không ngủ mơ

Không nên ngủ quá nhiều (chỉ nên ngủ từ 7h đến 8h/1 ngày). Thời lượng giấc ngủ cho từng người là không giống nhau. Có những người chỉ cần ngủ rất ít từ 4-5 tiếng mỗi ngày, có những người nhất định phải ngủ tới 9-10 tiếng mỗi ngày để hồi phục sức khỏe. Với cá nhân bạn, sau khi đã xây dựng được lối sống lành mạnh, bạn hãy tự dò xét thời gian giấc ngủ như thế nào là phù hợp nhất với bản thân để cân đối thời gian ngủ. Ngủ đủ giấc giúp bạn hồi phục sức khỏe thể lực và trí lực để có thể làm việc hiệu quả và cũng giúp bạn tránh được tình trạng ngủ mơ thường xuyên.

Lời kết

Ngủ mơ là một hoạt động tâm thần của con người trong lúc ngủ. Ngủ có thể nói hoặc không nói, thỉnh thoảng mơ hoặc thường xuyên nằm mơ….tùy theo mỗi người.

Theo phân tâm học, ngủ mơ là hiện tượng bình thường của con người phản ảnh những mong muốn, nhu cầu mà khi thức, chúng ta không dám làm hoặc không thể làm được.

Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài, liên tục, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng đến công việc và học tập thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế hoặc tư vấn tâm lý để được khám và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Bài viết Ngủ mơ thường xuyên có phải là bệnh lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngu-mo-thuong-xuyen-co-phai-la-benh-ly-4424/feed/ 53
Chứng mất ngủ, nguyên nhân, cách điều trị mất ngủ https://benh.vn/chung-mat-ngu-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-mat-ngu-6437/ https://benh.vn/chung-mat-ngu-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-mat-ngu-6437/#respond Mon, 26 Jun 2023 12:45:58 +0000 http://benh2.vn/chung-mat-ngu-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-mat-ngu-6437/ Mất ngủ hiện đang là một vấn đề nghiêm trọng ở khá nhiều người.Chính vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến mất ngủ và tìm ra giải pháp điều trị thích hợp là vấn đề cấp thiết cần quan tâm hơn cả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây, để xem chứng mất ngủ có thể bám lấy bạn dựa trên những cơ sở nào và cách thức cải thiện ra sao để sở hữu giấc ngủ tốt hơn nhé!

Bài viết Chứng mất ngủ, nguyên nhân, cách điều trị mất ngủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chứng mất ngủ hiện đang là một vấn đề nghiêm trọng ở khá nhiều người. Nếu không hiểu nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ sẽ rất khó điều trị dứt điểm, lâu dài dẫn tới tình trạng bệnh lý tâm thần kinh nặng, khó điều trị.

Nguyên nhân gây mất ngủ

  chung-mat-ngu-1

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, đó có thể là do những lo âu hay căng thẳng nào đó trong đời sống hàng ngày chưa được giải quyết ổn thỏa; những thói quen sinh hoạt hàng ngày như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa, làm việc ca đêm, ăn quá nhiều hoặc quá no trong đêm; những bệnh lý thực thể… đều có thể gây mất ngủ.

Có thể phân ra 2 nhóm nguyên nhân gây mất ngủ như sau:

Chứng mất ngủ do sinh hoạt

  • Do hút thuốc lá, uống nhiều cà phê; do ăn nhiều nặng bụng trong đêm; ăn nhiều chất kích thích…
  • Do rối loạn lịch thức – ngủ trong ngày, chẳng hạn như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
  • Do căng thẳng lo âu nhiều trong học tập, làm việc, trong cuộc sống hàng ngày.
  • Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức – ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc… đó mới là dấu hiệu của một sức khỏe tốt và lối sống lành mạnh.

Chứng mất ngủ do nguyên nhân thực thể

  • Do dùng thuốc để điều trị bệnh: Như các thuốc điều trị đau đầu có chứa cafein, thuốc chống viêm như corticoide, thuốc lợi tiểu…
  • Do bệnh lý: Các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do Zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương… Việc điều trị phải chú ý vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Do rối loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể, do trầm cảm.

Điều trị chứng mất ngủ

  • Về nguyên tắc điều trị mất ngủ, cần loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ. Ví dụ như uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ; ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối; đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn hay căng thẳng trong công việc…
  • Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có thể tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
  • Tránh uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ (tuy rượu là thuốc mê nhưng rượu thường làm thức giấc vào nửa sau của giấc ngủ).
  • Uống nước nhiều quá vào buổi chiều tối có thể làm thức giấc vì nhu cầu đi vệ sinh.
  • Ăn nhiều hoặc để bụng đói đều làm khó ngủ.
  • Không nên hút thuốc lá bởi nicotine ở thuốc lá là thuốc kích thích gây khó ngủ.
  • Thể dục, vận động sẽ giúp dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều.
  • Làm nóng thân thể (ngâm chân hoặc tắm nước nóng) vào lúc xế chiều sẽ giúp ngủ say.
  • Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nực sẽ làm thức giấc. Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt ở nơi thoáng mát và có chăn màn sạch sẽ.
  • Khi tỉnh giấc vào ban đêm không nên bật đèn quá sáng. Nên dùng màn cửa và mặt nạ che mắt.

 chung-mat-ngu-3

  • Quy định một thời gian cố định để thức giấc và không nên thay đổi.
  • Đảm bảo thời gian đi ngủ một cách cố định, chỉ đi ngủ khi đã mệt mỏi.
  • Ðừng xem đồng hồ vào ban đêm.
  • Khi bị khó ngủ thường xuyên, không nên ngủ ngày.
  • Trước khi đi ngủ, nên tạo một khoảng thời gian thanh thản.
  • Dùng thuốc ngủ kết hợp với thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi điều trị chứng mất ngủ

Thuốc ngủ chỉ chữa được phần ngọn và mang tính nhất thời. Không nên dùng thuốc lâu hay quá lạm dụng, thuốc ngủ chỉ được dùng khi cần thiết và chỉ dùng trong thời gian ngắn. Nên chữa bệnh từ nguồn gốc chính gây ra mất ngủ mới có thể cải thiện được tình trạng bệnh này.

Bài viết Chứng mất ngủ, nguyên nhân, cách điều trị mất ngủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chung-mat-ngu-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-mat-ngu-6437/feed/ 0
Trị dứt điểm mất ngủ chỉ sau 1 tuần https://benh.vn/tri-dut-diem-mat-ngu-chi-sau-1-tuan-46561/ https://benh.vn/tri-dut-diem-mat-ngu-chi-sau-1-tuan-46561/#respond Wed, 24 May 2023 02:44:03 +0000 https://benh.vn/?p=46561 Mất ngủ về đêm xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên, do cuộc sống phát triển kèm theo những áp lực công việc và thói quen xấu cũng như môi trường ô nhiễm mà chứng bệnh mất ngủ dần dần tăng mạnh ở những người trẻ tuổi.

Bài viết Trị dứt điểm mất ngủ chỉ sau 1 tuần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Mất ngủ là loại bệnh xuất hiện do rối loạn giấc ngủ, là cảm giác bạn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ và thường chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm. Mất ngủ về đêm xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên, do cuộc sống phát triển kèm theo những áp lực công việc và thói quen xấu cũng như môi trường ô nhiễm mà chứng bệnh mất ngủ dần dần tăng mạnh ở những người trẻ tuổi.

mất ngủ

Vậy làm cách nào để có giấc ngủ ngon? Dưới đây là cách chữa bệnh mất ngủ bằng bài thuốc dân gian đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà.

1. Gừng

Theo y dược học hiện đại, gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng  có tác dụng chữa chứng mất ngủ kinh niên.

Bài thuốc: Gừng tươi 1 củ; đường phèn; 500ml nước. Cho gừng vào nước lạnh (khoảng 500ml, cho 1 lần uống) đun sôi, sau khi nước sôi cho đường vào, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút là được. Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.

Hoặc mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, bạn lấy một củ gừng đập dập và cho vào chậu nước ấm để ngâm chân. Cách làm này giúp đả thông kinh mạch cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn.

2. Hoa tam thất

Hoa tam thất được coi là một trong những bài thuốc chữa mất ngủ kỳ diệu nhất. Hoa tam thất từ lâu đã nổi tiếng là “khắc tinh” của những triệu chứng khó ngủ, trằn trọc, ngủ không sâu giấc, đặc biệt là mất ngủ kinh niên.

Bài thuốc: 2-3g pha với nước sôi và uống như trà hàng ngày. Chỉ sau khoảng 3 – 5 ngày, chúng ta sẽ ngủ thêm được 2 – 3 tiếng/đêm, dùng lâu dài thì chứng mất ngủ sẽ biến mất.

3. Hoa nhài

Hoa nhài chữa mất ngủ rất hữu hiệu.

Bài thuốc: Lấy 10g hoa nhài, tâm sen 10g, hạt muồng 12g rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống một thang chia 3 lần. Trong trường hợp mới bị mất ngủ, chỉ cần uống thang thuốc này từ 3 đến 5 ngày liên tục sẽ cho kết quả hữu hiệu.

Chữa mất ngủ kéo dài: Rễ hoa nhài 100 – 200g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35 – 45o. Mỗi ngày uống từ 10 – 20ml trước khi đi ngủ. Trong trường hợp không uống được rượu có thể thay thế rượu bằng cách rửa sạch rễ nhài rồi cho nước vào nấu lấy nước uống.

4. Lá vông

Lá vông là một vị thuốc rất được ưa chuộng ở nhiều vùng miền của Việt Nam. Theo y học cổ truyền, vị mát của lá vông sẽ giúp cho người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ, giảm mộng mị và bồn chồn.

Bài thuốc: Trộn đều 16g lá vông + 10g táo nhân (sao đen) + tâm sen (sao thơm) và pha uống hàng ngày như uống trà.

5. Cây trinh nữ

Cây trinh nữ cũng là một vị thuốc chữa mất ngủ hiệu quả được dùng ở nhiều vùng miền của Việt Nam.

Bài thuốc: Mỗi ngày dùng 20g sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Trị dứt điểm mất ngủ chỉ sau 1 tuần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tri-dut-diem-mat-ngu-chi-sau-1-tuan-46561/feed/ 0