Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 26 Jul 2023 03:18:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Giác quan thứ 6 của con người chính thức được phát hiện https://benh.vn/giac-quan-thu-6-cua-con-nguoi-chinh-thuc-duoc-phat-hien-8634/ https://benh.vn/giac-quan-thu-6-cua-con-nguoi-chinh-thuc-duoc-phat-hien-8634/#respond Sat, 04 Jun 2022 06:52:27 +0000 http://benh2.vn/giac-quan-thu-6-cua-con-nguoi-chinh-thuc-duoc-phat-hien-8634/ Từ trước đến nay phạm trù về tâm linh luôn là cánh cửa bí ẩn khó giải mã đối với các nhà khoa học. Vượt qua thử thách, vừa qua các nhà khoa học người Mỹ đã phát hiện ra giác quan thứ 6 bí ẩn, vượt ra ngoài tầm hiểu biết của con người.

Bài viết Giác quan thứ 6 của con người chính thức được phát hiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ trước đến nay phạm trù về tâm linh luôn là cánh cửa bí ẩn khó giải mã đối với các nhà khoa học. Vượt qua thử thách, vừa qua các nhà khoa học người Mỹ đã phát hiện ra giác quan thứ 6 bí ẩn, vượt ra ngoài tầm hiểu biết của con người.

Giác quan thứ 6 là sự nhận cảm

Theo Daily Star, các nhà khoa học đã giải mã giác quan thứ 6 bên cạnh khả năng cảm nhận hương vị, mùi vị, cảm giác, nghe và nhìn của con người. Trong quá khứ, giác quan thứ 6 được liên hệ với nhận thức về linh hồn và hồn ma, phổ biến nhất trong bộ phim cùng tên của ngôi sao Bruce Willis nói về một đứa trẻ bị ám ảnh bởi sự ghé thăm của linh hồn trong bóng tối nhờ vào giác quan thứ 6.

Tuy nhiên, phát hiện mới nhất của các nhà nghiên cứu ở Mỹ hé lộ giác quan thứ 6 của con người không có liên quan đến việc nhìn thấy người chết. Qua đó, các nhà khoa học phát hiện loại “gene trực giác”, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của cơ thể, giúp não bộ hiểu được vị trí của cơ thể ở trong không gian bởi vậy giác quan này được gọi là sự nhận cảm (Proprioception).

Phát hiện mới dựa trên nghiên cứu từ hai bệnh nhân mắc bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp. Họ không thể đi lại nếu như bị bịt mắt. Hai bệnh nhân cũng không thể biết được vị trí của tay và chân trong khi các nhà nghiên cứu từ từ di chuyển chúng. Trong khi đó, đa số mọi người có thể nhận biết được một cách bình thường. Quá trình nghiên cứu đã xác định loại gene đột biến là Piezo2 xác nhận sự tồn tại của giác quan thứ 6.

Ý kiến của các chuyên gia

Nhà thần kinh học, Tiến sĩ Carsten Bonnemann đến từ Viện Y tế quốc gia ở Maryland (Mỹ) cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của Piezo2 và tầm quan trọng của gene này trong cuộc sống hàng ngày”. “Hiểu rõ vai trò của loại gene đối với cảm nhận có thể cung cấp manh mối để chữa trị các rối loạn về thần kinh”.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Alexander Chesler nói: “Kết quả nghiên cứu cho thấy gene Piezo2 trên một số bệnh nhân có thể không hoạt động, dẫn đến tế bào thần kinh của họ không thể cảm nhận được chuyển động của các chi hay sự tiếp xúc”. Nói cách khác, những người này bị “mù tiếp xúc”.

Bài viết Giác quan thứ 6 của con người chính thức được phát hiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giac-quan-thu-6-cua-con-nguoi-chinh-thuc-duoc-phat-hien-8634/feed/ 0
Bí mật về hệ giác quan của con người https://benh.vn/bi-mat-ve-he-giac-quan-cua-con-nguoi-6944/ https://benh.vn/bi-mat-ve-he-giac-quan-cua-con-nguoi-6944/#respond Sat, 25 Aug 2018 06:11:41 +0000 http://benh2.vn/bi-mat-ve-he-giac-quan-cua-con-nguoi-6944/ Hệ giác quan là một phần của hệ thần kinh có chức năng thu nhận các thông tin về các giác quan. Năm bộ phận của cơ thể con người và động vật có tác dụng cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, các cơ quan này bao gồm Thị giác, Thính giác, Vị giác, Khứu giác và Xúc giác. Ngoài ra còn có một giác quan nữa liên quan đến tâm linh và suy nghĩ mà người ta hay gọi là Giác quan thứ sáu. Đó là Trực giác.

Bài viết Bí mật về hệ giác quan của con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hệ giác quan là một phần của hệ thần kinh có chức năng thu nhận các thông tin về các giác quan. Năm bộ phận của cơ thể con người và động vật có tác dụng cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, các cơ quan này bao gồm Thị giác, Thính giác, Vị giác, Khứu giác và Xúc giác. Ngoài ra còn có một giác quan nữa liên quan đến tâm linh và suy nghĩ mà người ta hay gọi là Giác quan thứ sáu. Đó là Trực giác.

giac_quan_cua_con_nguoi

Thính giác (Tai)

Đây là khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua một cơ quan ví dụ như tai.

Mọi tiếng động, tiếng ồn, tiếng nhạc và quan trọng nhất đối với con người là tiếng nói, chúng đều là những rung động của không khí (ta gọi chính xác là những “sóng âm”) sẽ truyền đến hai tai của ta (nếu chúng đủ to và đủ rõ). Tai là một “máy thu tiếng”, một “máy ghi âm” nhanh nhạy nhất mà trời đã phú cho con người.

Âm thanh được vành tai thu gom và chuyển vào ống tai, sẽ đập vào màng tai (màng nhí) và làm nó rung lên như một mặt trống. Đến lượt mình, màng tai sẽ làm rung 3 mẩu xương tai bé tí. Cuối cùng, rung chuyển sẽ đến đánh thức các tế bào nhạy cảm nằm trong một bộ phận rất phức tạp của tai, gọi là “ốc tai” để truyền tin về não. Và thế là ta “nghe” được tiếng động !

Thính tai loại siêu

Tai người không nghe được tiếng động nếu nó quá trầm, chẳng hạn khi những hạt cát rải trên mặt trống chỉ còn nhảy nhót khoảng 20 lần trong một giây thì tai người sẽ không nghe được tiếng trống nữa.

Tai người cũng hết nghe được tiếng động quá thanh, chẳng hạn tiếng rít “chua loét” của một giọng kim tồi, hay của một đàn nhị phương Đông, đàn vi-ô-lông phương Tâỵ cao vút lên quá cỡ. Nói một cách khoa học, tai người cũng ngừng nghe khi không khí rung chuyển trên 20.000 lần trong một giây. Nếu vượt ngưỡng rung chuyển đó, âm thanh mà ta vốn nghe được sẽ biến thành âm thanh ta không còn nghe được nữa, gọi là siêu âm.

Trong thế giới động vật, có nhiều loài giỏi hơn người về mặt này. Ví dụ : dơi, các loài thú ở biển như cá heo,… chúng không những nghe được siêu âm mà còn truyền tin cho nhau bằng siêu âm nữa đấy ! Cừ thật !

Thị Giác (Mắt)

Là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Việc tri giác này còn được gọi là thị lực, sự nhìn.

Mắt là cơ quan dùng để nhìn. Nhờ có mắt chúng ta nhìn được mọi vật to hay nhỏ, đẹp hay xấu với đủ màu sắc, kích cỡ,…

Khi chúng ta “thấy” một vật gì đó, một cảnh nào đó chính là nhờ các tia sáng phát đi từ vật đó, cảnh đó đã chiếu xuyên qua lòng đen của mắt chúng ta, đến đánh thức các “tế bào thấy”, nằm san sát ở đáy cầu mắt. Từ các tế bào đó, có những dây thần kinh thị giác, truyền tin về hình dáng, màu sắc và mức độ sáng tối của cảnh vật trước mắt lên não. Và thế là ta “thấy” !

Nhìn bên ngoài mắt gồm có:

  • Mí mắt: Mí mắt hoạt động như cái cửa bảo vệ mắt, có thể mở ra hoăc khép lại (mở mắt và nhắm mắt).
  • Lòng trắng.
  • Lòng đen (mống mắt).
  • Đồng tử (con ngươi) là một lỗ nhỏ nằm ở tâm tròng đen. Nó có thể nở rộng khi ánh sáng vào ít và thu hẹp lại khi ánh sáng vào nhiều (ánh sáng chói), nhờ đó giúp cho mắt điều chỉnh lượng ánh sáng vào trong mắt.
  • Ngoài ra, trên mắt còn có lông mày, giúp cản mồ hôi từ trán chảy xuống mắt, lông mi mọc từ mí mắt có tác dụng cản bụi và các vật lạ.

Khứu giác (Mũi)

Giác quan này có tác dụng cảm nhận mùi. Ở người cơ quan này là mũi.

Xúc giác (Da)

Là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (qua tay, chân…).

Toàn bộ bề mặt của da người là cơ quan xúc giác. Tất nhiên, trên da có những phần nhạy cảm nhất với sờ mó, đó là đôi môi và mười đầu ngón tay.

Trong lớp da của các đầu ngón tay có vô số tế bào “máy dò”. Một số “máy dò” chuyên nhận tin về đụng chạm; một số khác về nóng, lạnh, bị ấn mạnh hay đè nặng. Cũng có thể có một số “máy dò” đặc biệt về đau đớn nữa nhưng chưa được tìm ra một cách chắc chắn. Dù sao thì mọi “rnáy dò nói trên đều là những tế bào thần kinh, có dây thần kinh nối về não để truyền tin xúc giác.

Xúc giác của con người thường rất nhạy bén. Các thầy thuốc đông y thường ấn vào đầu ngón tay để bắt mạch, đoán bệnh. Những người mù thì có thể dùng giác quan này để nhận biết nhận biết sự thay đổi của chữ trên giấy và vẫn có thể đọc.

Vị giác (Lưỡi)

Con người thường cẩn thận nếm mọi thức ăn qua miệng trước khi nuốt vào bụng bằng lưỡi. Đó là cơ quan vị giác. Trên bề mặt phía trên của lưỡi có khoảng ba nghìn đến bốn nghìn nhóm tế bào nếm được đặt tên là “gai thịt” hay “chồi nếm”.

Từ các chồi nếm có những sợi thần kinh truyền tin lên não về 4 vị chính: mặn, ngọt, chua và đắng.

Gai thịt có hình dáng khác nhau, nằm ở những chỗ khác nhau trên lưỡi và có chức năng khác nhau: đầu lưỡi nhận thông tin về mặn và ngọt, hai bên rìa lưỡi báo về não vị chua; mặt trên của đáy lưỡi chuyên trách về vị đắng; còn bề mặt của da ở chính giữa mặt trên của lưỡi thì chúng không có gai lưỡi.

Vì vậy, khi uống thuốc chúng ta nên đặt viên thuốc trên đầu lưỡi, tu một ngụm nước rồi nuốt luôn để viên thuốc vượt qua sự kiểm soát các vị của lưỡi.

Bài viết Bí mật về hệ giác quan của con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-mat-ve-he-giac-quan-cua-con-nguoi-6944/feed/ 0
Bí mật xung quanh cảm giác của con người khi hấp hối cận kề cái chết https://benh.vn/bi-mat-xung-quanh-cam-giac-cua-con-nguoi-khi-hap-hoi-can-ke-cai-chet-5407/ https://benh.vn/bi-mat-xung-quanh-cam-giac-cua-con-nguoi-khi-hap-hoi-can-ke-cai-chet-5407/#respond Tue, 05 Jun 2018 05:23:19 +0000 http://benh2.vn/bi-mat-xung-quanh-cam-giac-cua-con-nguoi-khi-hap-hoi-can-ke-cai-chet-5407/ Người ta thường nói, những người đến gần với cái chết sẽ thấy được rất nhiều điều. Nếu là người tốt, khi hấp hối sẽ được gặp thiên thần áo trắng hay đứng trước đường hầm ánh sáng dẫn tới thiên đường. Nếu là người xấu, khi sắp chết sẽ thấy thần chết và quỷ dữ lơ lửng xung quanh, chỉ chờ chực kéo xuống địa ngục. Cùng tìm hiểu sự thực về “trải nghiệm cận chết” qua nghiên cứu dưới đây.

Bài viết Bí mật xung quanh cảm giác của con người khi hấp hối cận kề cái chết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Người ta thường nói, những người đến gần với cái chết sẽ thấy được rất nhiều điều. Nếu là người tốt, khi hấp hối sẽ được gặp thiên thần áo trắng hay đứng trước đường hầm ánh sáng dẫn tới thiên đường. Nếu là người xấu, khi sắp chết sẽ thấy thần chết và quỷ dữ lơ lửng xung quanh, chỉ chờ chực kéo xuống địa ngục. Cùng tìm hiểu sự thực về “trải nghiệm cận chết” qua nghiên cứu dưới đây.

Trải nghiệm cận chết (near-death experiences hay NDE) là danh từ khoa học chỉ những cảm giác cá nhân, điều mà người sắp chết nhìn thấy, nghe thấy và cho rằng đó là hiện thực.

Mặc dù phần lớn chúng ta đều ít biết tới những trải nghiệm này, bởi đơn giản chúng chỉ xuất hiện khi con người hấp hối, nhưng vẫn có những trường hợp hiếm hoi sống sót qua trải nghiệm này. Lời kể của họ được coi là những căn cứ mở ra nghiên cứu khoa học xung quanh vấn đề này.

Lời kể của những nhân chứng

Tiến sĩ George G. Ritchie

Đầu tiên, ta có thể kể tới trường hợp của tiến sĩ George G. Ritchie. Năm 20 tuổi, ông bị sốt rất cao nhưng may mắn sống sót. Ông đã cận kề với cái chết và khi tỉnh lại, ông đã nói về những trải nghiệm vô cùng kỳ lạ của mình.

George Ritchie – chàng sĩ quan trẻ từng trải nghiệm cảm giác cận kề cái chết khi mới 20 tuổi.

George kể rằng, ông đã gặp chúa Jesus tới an ủi ông, cho ông chiêm ngưỡng lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời ông. Theo George, ông cảm thấy mình không còn ở Trái đất mà ở một thành phố tràn đầy ánh sáng.

Thượng nghĩ sĩ bang Illinois, Mỹ tên Mark Kirk

Mark Kirk (phải) phục hồi sức khỏe sau khi giáp mặt thiên thần trong cơn đột quỵ.

Hay như câu chuyện của thượng nghĩ sĩ bang Illinois, Mỹ tên Mark Kirk. Năm 2012, Mark bất ngờ rơi vào một cơn đột quỵ. Trên giường bệnh, ông quả quyết mình đã có một trải nghiệm cận chết – đó là gặp gỡ thiên thần.

Mark nói, ông đã thấy trước mắt một đường hầm chói lòa và có ánh sáng. Khi đó, một thiên thần bước tới và hỏi ông: “Ông có muốn đến với thế giới của chúng tôi?”. Mark trả lời “Không” và sau trải nghiệm đó, ông đã hồi phục lại sức khỏe bình thường.

Những lý giải đầu tiên cho trải nghiệm cận chết

Đặc điểm chính

Những nhân chứng như ở trên đã giúp các nhà khoa học dần dần tiếp cận “trải nghiệm cận chết”. Từ đó, các chuyên gia đã khái quát bí ẩn khó nắm bắt này với ba đặc điểm chính.

 Trải nghiệm cận chết

– Thứ nhất, “trải nghiệm cận chết” gắn liền với hình ảnh ánh sáng trắng, chói mắt.

– Thứ hai, người trải qua cảm giác này đều thấy mình như một linh hồn rời ra khỏi cơ thể.

– Thứ ba, “trải nghiệm cận chết” mang màu sắc cá nhân cao.

Tính cá nhân được thể hiện ở điểm không “trải nghiệm cận chết” nào giống nhau hoàn toàn. Thông thường, tùy vào niềm tin tôn giáo, kiến thức và thái độ sống mà mỗi người sẽ gặp phải những hình ảnh khác nhau trong trải nghiệm cuối đời này. Một số mô-típ thường gặp là chạm trán các linh hồn, thiên thần hay ác quỷ, bước vào đường hầm, cảm nhận những khoảnh khắc đã qua của cuộc đời…

Tác động của trải nghiệm cái chết

Tuy nhiên, không phải ai cũng được trải nghiệm cảm giác cận kề cái chết. Tại Mỹ, một cuộc thăm dò dư luận năm 1982 chỉ ra rằng, chỉ 15% dân số ở đây đã từng trải qua chuyện này.

Đặc biệt, theo nhà nghiên cứu Kenneth Ring, “trải nghiệm cận chết” có tác động tích cực tới những ai vượt qua nó mà sống sót. Những người đó sẽ trở nên tự tin, hướng ngoại và có thái độ sống tích cực hơn cũng như tăng cường niềm tin vào tôn giáo, tâm linh.

Giải thích cơ chế của “trải nghiệm cận chết”

Hiện nay, trên thế giới có hai cách giải thích cơ chế của “trải nghiệm cận chết”: theo tôn giáo và khoa học.

Theo lý thuyết tôn giáo

Các lý thuyết tôn giáo cho rằng, con người có linh hồn. Khi người ta sắp qua đời, linh hồn tách ra khỏi cơ thể, đi tới thế giới bên kia – một chiều không gian khác thông qua nhưng đường hầm ánh sáng. Trước đó, linh hồn có khả năng đặc biệt là trải nghiệm lại tất cả những gì đã từng xảy ra khi còn sống.

Theo lý thuyết khoa học

Lý thuyết khoa học không cho rằng như vậy. Dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, “trải nghiệm cận chết” là một hiện tượng sinh lý tự nhiên phức tạp chứ không hoàn toàn là tâm linh.

Bằng chứng rõ nhất là trong y tế, bệnh nhân sử dụng thuốc có ketamine hay PCP đều có thể trải qua tình trạng tương tự. Nhiều bệnh nhân còn tưởng mình đã chết thật khi đang điều trị bằng các hóa chất trên.

Cơ chế gây ra “trải nghiệm cận chết” nằm ở hoạt động của não bộ. Con người thực ra nhìn, cảm nhận đều bằng não, các giác quan chỉ tiếp nhận tín hiệu từ bên ngoài mà thôi. Do đó, khi sắp qua đời, những bộ phận, giác quan cơ thể trở nên yếu đi, khiến con người dễ dàng rơi vào trạng thái nửa tỉnh, nửa mê.

Trạng thái đó cùng với việc não thiếu oxy là nguyên nhân khiến vì sao con người trải qua những hình ảnh tưởng tượng, mơ hồ không rõ thực hư. Thêm vào đó, đối với những người bị chấn thương, lượng hormone endorphin tiết ra càng nhiều, chính là nguyên nhân trực tiếp của những ảo giác ta thấy.

Endorphin được coi là hormone giảm đau của cơ thể, giống như một loại thuốc phiện do chúng ta tự sản sinh. Chúng gây ức chế thần kinh, tạo ra nhiều hình ảnh siêu thực trong não bộ. Do đó, việc những người sắp chết thường nhìn thấy những hình ảnh lạ trong tiềm thức cũng như được gặp thiên thần, chúa trời cũng là điều dễ hiểu.

Lời kết

“Trải nghiệm cận chết” là một đề tài hấp dẫn và có sức hút lớn với nhiều nhà nghiên cứu. Hiện nay, khoa học mới chỉ tiếp cận và giải thích được một phần nổi của những cảm giác ấy. Hy vọng rằng, trong tương lai, chúng ta sẽ sớm giải đáp được câu hỏi về cái được gọi là thiên đường, địa ngục, thiên thần hay ác quỷ.

Benh.vn (Nguồn: Howstuffwork, Listverse, Wikipedia…)

Bài viết Bí mật xung quanh cảm giác của con người khi hấp hối cận kề cái chết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-mat-xung-quanh-cam-giac-cua-con-nguoi-khi-hap-hoi-can-ke-cai-chet-5407/feed/ 0
Tại sao chúng ta lại có cảm giác nóng, lạnh, hay đau đớn https://benh.vn/tai-sao-chung-ta-lai-co-cam-giac-nong-lanh-hay-dau-don-7667/ https://benh.vn/tai-sao-chung-ta-lai-co-cam-giac-nong-lanh-hay-dau-don-7667/#respond Sat, 24 Sep 2016 06:25:44 +0000 http://benh2.vn/tai-sao-chung-ta-lai-co-cam-giac-nong-lanh-hay-dau-don-7667/ Chúng ta có thể cảm giác được một làn gió mát trong ngày hè oi bức mà không cần nhìn thấy nó hay cảm giác thật ấm áp bên bếp lửa hồng giữa đêm đông giá rét,... Có cái cảm giác đó chính là nhờ chiếc “áo da người”.

Bài viết Tại sao chúng ta lại có cảm giác nóng, lạnh, hay đau đớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chúng ta có thể cảm giác được một làn gió mát trong ngày hè oi bức mà không cần nhìn thấy nó hay cảm giác thật ấm áp bên bếp lửa hồng giữa đêm đông giá rét,… Có cái cảm giác đó chính là nhờ chiếc “áo da người”.

Da đúng là một cơ quan cảm giác quan trọng, chẳng thế mà Páp-lốp – nhà sinh lí học người Nga cho rằng da là “cơ quan phân tích ngoại vi kì diệu”. Nhờ da, con người có những cảm giác thật khác nhau: tiếp xúc, sức ép, nóng, lạnh, đau đớn,…

Khả năng cảm nhận tuyệt vời của làn da

Cảm giác của da rất nhạy. Bạn hãy thử hơ tay lên ngọn lửa xem, bạn sẽ thấy rất nóng và sẽ rụt tay lại ngay. Vào mùa đông, khi sờ tay vào một cục đá thì ta sẽ thấy lạnh thấu xương. Và khi vô tình giẫm chân phải cái gai hay một vật gì đó chúng ta lập tức thấy được cảm giác đau đớn và phản ứng của cơ thể là rụt lại ngay.

Tất cả những hiện tượng mà chúng ta cảm nhận được đó xảy ra là vì trên da có rất nhiều bộ phận cảm thụ xúc giác (chúng là những đầu mút thần kinh rất nhỏ bé nằm xen kẽ các chân lông). Những đầu mút thần kinh này nằm rải rác trên các phần của da, chúng nằm nhiều nhất là ở đầu các ngón tay, đầu lưỡi, quanh môi, đầu mũi, rồi đến má, mí mắt, vòm họng…

Con người có thể phân biệt nhưng cảm giác nóng, lạnh khác nhau trong phạm vi nhiệt độ 2 độ C – 45 độ C. Ngoài phạm vi nhiệt độ này chúng ta không còn phân biệt rõ được nóng hay lạnh nữa mà chỉ còn cảm giác đau, rát.

Tuy nhiên khả năng cảm nhận này còn tuỳ thuộc và mỗi con người. Có người thấy nóng nhiều, lạnh nhiều có người thấy nóng ít, lạnh ít. Sự tinh tế của các cơ quan xúc giác còn do rèn luyện. Đặc biệt có những người còn phân biết được cả màu sắc và chữ viết bằng đầu ngón tay.

Bài viết Tại sao chúng ta lại có cảm giác nóng, lạnh, hay đau đớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tai-sao-chung-ta-lai-co-cam-giac-nong-lanh-hay-dau-don-7667/feed/ 0
Khả năng giác quan thứ 6 hay còn gọi là thần giao cách cảm của con người https://benh.vn/kha-nang-giac-quan-thu-6-hay-con-goi-la-than-giao-cach-cam-cua-con-nguoi-5153/ https://benh.vn/kha-nang-giac-quan-thu-6-hay-con-goi-la-than-giao-cach-cam-cua-con-nguoi-5153/#respond Tue, 04 Aug 2015 05:18:02 +0000 http://benh2.vn/kha-nang-giac-quan-thu-6-hay-con-goi-la-than-giao-cach-cam-cua-con-nguoi-5153/ Từ trước tới nay rất nhiều người có khả năng đoán đọc được ý nghĩ của người khác, hoặc khi nhìn vào một người có thể đoán được quá khứ của họ, hay những vị trí mồ mả, nhà cửa..., những dự đoán này nhiều khi bị gán ghép vào mê tín dị đoan.

Bài viết Khả năng giác quan thứ 6 hay còn gọi là thần giao cách cảm của con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ trước tới nay rất nhiều người có khả năng đoán đọc được ý nghĩ của người khác, hoặc khi nhìn vào một người có thể đoán được quá khứ của họ, hay những vị trí mồ mả, nhà cửa…, những dự đoán này nhiều khi bị gán ghép vào mê tín dị đoan.

Một thí nghiệm gây nhiều tranh cãi giúp chúng ta hiểu thêm về khả năng “thần giao cách cảm” của con người….

Thần giao cách cảm là khả năng thần kì của con người mang nhiều màu sắc bí ẩn và ma quái. Rất nhiều người cho rằng, đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng có một thí nghiệm đã chứng minh được “thần giao cách cảm” là khả năng tiềm tàng trong mỗi chúng ta.

Ganzfeld – thí nghiệm lạ lùng

Ganzfeld là thí nghiệm ban đầu được đưa vào các nghiên cứu tâm lý của các nhà khoa học người Đức – Wolfgang Metzger. Trong thập niên 1970, Charles Honorton đã nhân rộng mô hình thí nghiệm này ra ở Trung tâm Y tế Maimonides và từ đây ông đưa ra được các bằng chứng về khả năng ngoại cảm của con người.

Trong thí nghiệm Ganzfeld điển hình, một người được đưa vào trong căn phòng riêng. Ở đó, anh ta được yêu cầu nằm trên một chiếc giường và thư giãn. Đôi mắt của người tham gia sẽ bị bịt lại bằng hai quả bóng bàn. Ánh đèn màu đỏ sẽ bao trùm cả căn phòng, cùng với đó là những âm thanh “rè rè”, tiếng ồn hoặc đoạn nhạc to.

Người tham gia thí nghiệm ở một trạng thái tê liệt hoàn toàn các giác quan

Người tham gia thí nghiệm sẽ trải nghiệm trạng thái này trong khoảng nửa giờ. Trong thời gian này, một người khác ở phòng bên cạnh sẽ xem bức tranh hay ghi nhớ một thông điệp. Sau đó, người này sẽ cố gắng dùng ý nghĩ để gửi thông tin đến người đang bị tê liệt các giác quan trong phòng bên cạnh.

Người được gửi thông điệp sau đó sẽ mô tả lại những gì mà anh ta cảm thấy được. Kết quả là, 25% các cuộc thử nghiệm đã chỉ ra, người tham gia thí nghiệm đã trả lời đúng về thông tin họ nhận được trong điều kiện các giác quan cơ bản gần như bị tê liệt.

Một người khác sẽ cố gắng dùng ý nghĩ để truyền thông tin cho người kia

Từ năm 1974 – 1982, 42 thí nghiệm Ganzfeld đã được thực hiện. Năm 1982, Charles Honorton đã báo cáo tại một hội nghị của Hiệp hội Tâm lý về những bằng chứng để chứng minh sự tồn tại khả năng ngoại cảm của con người.

Các bằng chứng đã thuyết phục phần đông người tham dự, tuy nhiên vẫn còn nhiều nhà khoa học uy tín như Ray Hyman chưa thực đồng tình với kết quả này. Hyman cho rằng, kết quả của những thí nghiệm này chưa đủ để đưa ra một kết luận.

Tới năm 1990, Honotorn tiếp tục đưa ra 11 thử nghiệm Ganzfeld theo đúng tiêu chuẩn một nghiên cứu tâm lý học và xác suất trả lời đúng đã tăng lên tới 27%. Tiếp theo đó, nhiều nhà tâm lý học cũng tham gia nghiên cứu thử nghiệm Ganzfeld và thu được nhiều kết quả đáng kinh ngạc.

Xác suất trả lời đúng ngày càng tăng

Tới năm 2010, Lance Storm, Patrizio Tressoldi , và Lorenzo Di Risio đã phân tích 29 nghiên cứu Ganzfeld từ năm 1997 – 2008. Sau đó, họ tiếp tục thử nghiệm trên một số lượng đông đảo người tình nguyện, kết quả là khoảng 32,2% số người tham gia có khả năng thần giao cách cảm khi rơi vào trạng thái tê liệt các giác quan.

Liệu chứng minh thần giao cách cảm là có thật?

Thí nghiệm Ganzfeld đã chứng minh khả năng thần giao cách cảm của con người là có tồn tại ở một mức độ nhất định. Đây chính là khả năng của con người khi không sử dụng các giác quan bình thường nhưng lại có thể cảm nhận mọi thứ xung quanh bằng giác quan thứ sáu.

Nhờ giác quan thứ sáu, người ta cho rằng các nhà ngoại cảm sẽ có các khả năng như nói chuyện với… người chết, theo dõi người khác ở rất xa, tiên đoán chính xác tương lai hay quá khứ của một người bất kỳ (?!).

Thần giao cách cảm là có thật?

Các nhà khoa học lý giải, khi rơi vào trại thái tê liệt tất cả các giác quan, con người sẽ vô cùng căng thẳng. Từ đây, các hormone adrenaline và noradrenalline được tiết ra làm tăng nhịp tim và lượng đường huyết. Điều này khiến cho tinh thần người tham gia thí nghiệm khủng hoảng nặng nề nhưng bù lại họ có thể nhận được các tín hiệu thần kinh siêu nhỏ từ người khác.

Tín hiệu thần kinh đó là điện từ sinh học. Theo đó, mọi ý nghĩ đều có cơ sở vật chất, đó là các hoạt động điện hóa tại tế bào thần kinh trong não. Theo định luật cảm ứng điện từ, các xung điện hóa đó sẽ tạo ra sóng điện từ trong và xung quanh não.

Các tín hiệu điện từ sinh học đó có thể tách khỏi nhiễu và lan truyền tương tự sóng phát thanh. Thế nên, một số người với bộ não đặc biệt có thể đo và giải mã được các tín hiệu rất nhỏ yếu đó.

Thí nghiệm chứng minh chuyện “thần giao cách cảm” là có thật

Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà khoa học chưa đồng tình với thí nghiệm Ganzfeld chứng minh con người có khả năng thần giao cách cảm. Nhiều nhà tâm lý còn thẳng thắn bác bỏ kết quả đó khi cho rằng thử nghiệm chưa được thiết kế chặt chẽ để loại trừ tất cả các ám hiệu ngầm giữa hai người tham gia nghiên cứu.

Ngoài ra, thống kê cho thấy chúng ta khi không biết trước việc gì thường hay nghĩ tới chủ đề nước và tình dục nhưng trong thử nghiệm này các bức tranh lại liên quan rất nhiều đến nước và tình dục nên việc trả lời đúng có thể là một sự dàn xếp của những nhà nghiên cứu.

Benh.vn (Theo Trí Thức Trẻ)

Bài viết Khả năng giác quan thứ 6 hay còn gọi là thần giao cách cảm của con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kha-nang-giac-quan-thu-6-hay-con-goi-la-than-giao-cach-cam-cua-con-nguoi-5153/feed/ 0