Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 28 Aug 2023 08:20:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phương pháp tự massage giảm đau đầu rất hiệu quả https://benh.vn/phuong-phap-tu-massage-giam-dau-dau-rat-hieu-qua-5442/ https://benh.vn/phuong-phap-tu-massage-giam-dau-dau-rat-hieu-qua-5442/#respond Tue, 29 Aug 2023 05:24:00 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-tu-massage-giam-dau-dau-rat-hieu-qua-5442/ Trong dòng đời hối hả, quay cuồng với cuộc sống, gánh nặng tài chính, sức ép công việc, chăm sóc con cái… đã ngốn hết quỹ thời gian khiến cho cuộc sống không còn những phút giây thảnh thơi, thư giãn dẫn đến hiện tượng đau đầu.

Bài viết Phương pháp tự massage giảm đau đầu rất hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong dòng đời hối hả, quay cuồng với cuộc sống, gánh nặng tài chính, sức ép công việc, chăm sóc con cái… đã ngốn hết quỹ thời gian khiến cho cuộc sống không còn những phút giây thảnh thơi, thư giãn dẫn đến hiện tượng đau đầu.

Những cơn đau nhức nhối, dai dẳng lặp đi lặp lại khiến cho đầu óc mụ mẫm, lúc nhớ, lúc quên… gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống.

Để giảm thiểu tình trạng trên, biện pháp tự massage dưới đây sẽ giúp chúng ta lấy lại tinh thần minh mẫn, đầu óc tỉnh táo để làm mọi công việc được hiệu quả hơn.

Chuẩn bị

– Không gian thoáng đãng, im lặng (hạn chế tiếng ồn).

– Ánh sáng nhẹ, vừa đủ.

– Quạt hoặc điều hòa để ở số nhỏ.

Massage ngay tại phòng làm việc, trong không gian yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn

Các bước thực hiện

Bước 1: Thả lỏng cơ thể, hít vào thở ra nhẹ nhàng

– Rửa mặt (giúp cơ thể tỉnh táo).

– Thả lỏng cơ thể.

– Hít vào thở ra nhẹ nhàng.

Bước 2: Massage sọ não

– Lấy khăn giấy ướt (hoặc bông ẩm) đắp vào 2 mắt từ 20 đến 30 giây.

– Xoa nhẹ 2 lòng bàn tay, 10 đầu ngón tay.

– Khi bàn tay đã nóng lên, dùng 10 đầu ngón tay bấm nhẹ lên sọ não (từ trên xuống dưới) và ngược lại (mỗi lượt 20 lần) có tác dụng massage, kích thích các đầu dây thần kinh khiến não tiết ra các chất làm giảm đau.

Bước 3: Massage trán, lưỡng quyền, hàm

– Sử dụng toàn bộ lòng bàn tay massage vùng trán (lần lượt tay trái, rồi tay phải) từ 5 đến 10 giây.

– Tiếp tục dùng lòng bàn tay massage vùng lưỡng quyền, hàm (tác động lên tất các các đầu dây thần kinh trên mặt) từ 10 đến 20 giây.

– Đưa 2 ngón tay cái xuống vùng hàm dưới bấm nhẹ (cân xứng 2 bên hàm).

Massage trán, lưỡng quyền, hàm giúp tác động lên các dây thần kinh, sản sinh ra các chất giảm đau

Bước 4: Massage thái dương, dáy tai và vùng gáy

– Dùng 2 ngón tay cái massage 2 thái dương (tạo thành vòng tròn) từ sau ra trước từ 10 đến 20 lần (tác động lên các huyệt ở thái dương).

– Ấn nhẹ nhàng vào phần dưới của dáy tai (từ dưới lên trên) khoảng 15 đến 20 lần.

– Khum lòng bàn tay bóp nhẹ phần cổ gáy (từ trên xuống dưới & ngược lại) từ 20 đến 30 lần (có tác dụng làm mềm cơ, tác động lên các đầu huyệt và dây thần kinh ở gáy) làm giảm mỏi cổ gáy và đau đầu rất hiệu quả.

Bước 5: Nhắm mắt và thư giãn từ 5 đến 10 phút

– Nằm hoặc ngồi nghỉ tại chỗ từ 5 đến 10 phút.

– Tĩnh tâm, thả lỏng người, không suy nghĩ đến bất cứ điều gì.

Khi bị đau đầu cần lưu ý

– Không lấy tay đấm vào đầu, vào sống mũi (phương pháp này không hết đau mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe).

– Cung cấp cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng và các loại vitamin, khoáng chất…

– Sắp xếp thời gian làm việc, ngủ, nghỉ hợp lý, đảm bảo ngủ đủ 7h/đêm để cho não nghỉ ngơi sẽ hạn chế bệnh đau đầu.

– Uống các loại thuốc giảm đau đầu (theo đơn của bác sỹ).

– Nếu đau đầu liên tục, dai dẳng… cần đi khám để kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh lý liên quan khác.

Đấm vào đầu, vào sống mũi không giảm đau đầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe

Lời kết

Đau đầu là hiện tượng thường gặp, nguyên nhân do sức ép công việc, lo lắng về kinh tế, chăm sóc con cái, gia đình, thay đổi thời tiết …

Để hạn chế đau đầu, ngoài việc dùng các loại thuốc giảm đau, chúng ta có thể sử dụng đôi bàn tay của mình để tự massage các vị trí gồm: trán, thái dương, hàm, cổ gáy…. Bên cạnh đó, người bệnh cần thu xếp thời gian nghỉ ngơi khoa học, đảm bảo ngủ đủ 7h/1đêm để não bộ nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất…

Benh.vn

Bài viết Phương pháp tự massage giảm đau đầu rất hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-tu-massage-giam-dau-dau-rat-hieu-qua-5442/feed/ 0
Những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ https://benh.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/ https://benh.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/#respond Tue, 15 Aug 2023 05:08:55 +0000 http://benh2.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/ Thiên chức của người phụ nữ là sinh nở, duy trì nòi giống. Chín tháng mười ngày mang thai, cảm nhận sinh linh bé bỏng đang lớn lên từng ngày trong cơ thể là niềm hạnh phúc lớn lao của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, nghĩ đến chuyển dạ và những đau đớn sẽ trải qua khi sinh em bé… ai cũng “lo lắng”.

Bài viết Những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiên chức của người phụ nữ là sinh nở, duy trì nòi giống. Chín tháng mười ngày mang thai, cảm nhận sinh linh bé bỏng đang lớn lên từng ngày trong cơ thể là niềm hạnh phúc lớn lao của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, nghĩ đến chuyển dạ và những đau đớn sẽ trải qua khi sinh em bé… ai cũng “lo lắng”.

Sự lo lắng không đơn thuần là nỗi lo đau đớn về thể xác mà lo mình có kỹ năng cần thiết để sinh em bé “mẹ tròn con vuông” hay không, khi sinh em bé mình phải làm gì… nhất là những bà mẹ sinh con lần đầu.

Với những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi vượt cạn dưới đây sẽ giúp các bà mẹ có những kỹ năng cần thiết đón em bé chào đời.

Tìm hiểu về quá trình chuyển dạ

Sau chín tháng mười ngày mang thai là quá trình chuyển dạ. Chuyển dạ trải qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Cổ tử cung mỏng đi và mở ra

Giai đoạn này tử cung co bóp, khiến cổ tử cung mỏng đi và mở dần ra, cuối cùng đủ rộng cho đầu bé lọt (khoảng 10 cm). Đây là giai đoạn dài nhất và khó khăn nhất trong chuyển dạ (kéo dài vài tiếng).

quá trình chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ (Ảnh  minh họa)

Giai đoạn 2: Rặn đẻ

Khi cổ tử cung mở trọn vẹn là lúc các sản phụ bắt đầu rặn đẻ (nếu là con đầu, giai đoạn này kéo dài khoảng một tiếng, con sau thì nhanh hơn).

Cơn co tử cung lúc này đều đặn, mạnh nhưng không đau nhiều như khi trước. Mỗi cơn co lại muốn rặn, lúc này cần rặn mạnh và đều. Đầu bé từ trong tử cung di chuyển dần ra âm đạo, mỗi cơn co và rặn, bé nhích thêm một chút.

Khi bé ra gần đến cửa âm đạo, có thể sẽ phải chờ cửa âm đạo giãn. Vài lần rặn mạnh nữa, đầu bé mới chui ra ngoài, rồi đến cả thân người. Bác sĩ sẽ hút nhớt, lau sạch người bé, kẹp và cắt rốn. Bé cất tiếng khóc chào đời.

Giai đoạn 3: Sổ rau

Sau khi bé ra đời, tử cung vẫn còn co bóp, rau bong ra khỏi thành tử cung và được đẩy ra âm đạo. Lúc này sản phụ tiếp tục rặn để đẩy rau ra ngoài. Nếu rau bong không hoàn toàn, cán bộ y tế sẽ phải can thiệp để lấy hết rau ra.

Các dấu hiệu khi chuyển dạ

  • Bụng tụt xuống.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đau lưng dưới.
  • Cơn gò mạnh.
  • Tiêu chảy.
  • Tăng tiết dịch âm đạo.
  • Âm đạo ra máu.
  • Vỡ ối.

Cơn gò mạnh, tăng tiết dịch âm đạo…là dấu hiệu chuyển dạ (Ảnh minh họa)

Các phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ

Để quá trình chuyển dạ bớt đâu đớn, ngoài việc nghĩ tới dùng thuốc, bà bầu có thể áp dụng những biện pháp cực kỳ hữu hiệu sau đây.

1. Thư giãn

– Thư giãn và nghĩ về những khung cảnh thanh bình: hoàng hôn trên biển, cánh đồng mùa lúa chín hoặc sắp được bế em bé trên tay…

– Hát một đoạn bài hát về tình cảm của cha mẹ dành cho con, một đoạn thơ nào đó…khiến cho tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái, cảm giác đau đớn sẽ bị lấn át…

2. Thở đúng cách

Kỹ thuật thở giúp ích rất nhiều cho quá trình chuyển dạ.

  • Thở nông khi tử cung bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt. Hít vào thở ra chủ yếu tập trung ở miệng (thời gian này thường kéo dài, kỹ thuật thở áp dụng cho giai đoạn 1).
  • Thở sâu để tránh cảm giác đau đớn, hít vào bằng mũi thật sâu và thở ra chậm rãi khi đến điểm cuối của những cơn co thắt.
  • Khi “thời điểm” đã đến, cần hít vào thật sâu, dồn hơi xuống bụng rồi rặn thật mạnh (kỹ thuật thở áp dụng cho giai đoạn 2)

cach-giam-dau-khi-chuyen-da

Bác sỹ hướng dẫn kỹ năng thở khi chuyển dạ (Ảnh minh họa)

3. Massage

Massage chân, tay, lưng hoặc bất kỳ chỗ nào cảm thấy mỏi và đau nhức sẽ khiến sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều (chị, mẹ hoặc chồng…)

4. Di chuyển

  • Cố gắng đi lại trong phòng (nếu không thể tự di chuyển có thể vịn vào người thân) sẽ cảm thấy bớt đau đớn và làm cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ ngắn hơn.
  • Khoa học đã chứng minh việc đi lại giúp sản phụ bớt đau đớn và làm cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ ngắn hơn. Tư thế đứng thẳng sẽ làm cho cổ tử cung nhanh mở, giúp cho máu lưu thông đến thai nhi dễ dàng.

5. Nghe nhạc

Nghe những âm thanh êm dịu giúp sản phụ bớt căng thẳng và lo lắng, nhất là những bài hát về tình mẫu tử giúp mẹ có thêm nghị lực để đón em bé chào đời.

6. Dùng dầu thơm

  • Dầu thơm phù hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh giúp giảm đau, giảm sự co thắt khi chuyển dạ.
  • Nên sử dụng một số tinh dầu thơm như: oải hương, hoa cúc, khuynh diệp, trà xanh, bưởi…

7. Châm cứu

Châm cứu giúp thai phụ đỡ đau và các mạch máu trong cơ thể lưu thông tốt, giảm stress, buồn phiền, chống đau lưng…

Lưu ý: Phương pháp châm cứu giảm không được sử dụng rộng rãi.

8. Dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng

Sử dụng các biện pháp giảm đau như: dùng máy xung điện, hỗn hợp khí và không khí, thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng…

Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ (Ảnh minh họa)

Lưu ý: hạn chế tối đa việc sử dụng các biện pháp can thiệp giảm đau vì một số biện pháp có thể mang lại những bất lợi cho sản phụ hoặc em bé.

Lời kết

“Mang nặng đẻ đau” là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng phải trải qua. Khi các cơn co thắt tử cung dữ dội ập đến báo hiệu tiến trình chuyển dạ đã bắt đầu. Lúc này các sản phụ nên bình tĩnh, lắng nghe sự chỉ dẫn của các bác sỹ về: kỹ thuật rặn đẻ, lúc nào ngừng, lúc nào rặn… kết hợp kỹ thuật thở, các phương pháp thư giãn để cuộc chuyển dạ được an toàn.

Sinh con ai cũng phải trải qua đau đớn nhưng đó không phải là cái đau không thể chịu đựng nổi. Nghị lực, sự quyết tâm và tình mẫu tử sẽ là động lực dẫn đến con đường thiên chức cao cả của người phụ nữ là được làm mẹ.

Xem thêm: Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ

Bài viết Những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/feed/ 0
Lạm dụng thuốc giảm đau lâu dài có nguy cơ gây nghiện https://benh.vn/lam-dung-thuoc-giam-dau-lau-dai-co-nguy-co-gay-nghien-2123/ https://benh.vn/lam-dung-thuoc-giam-dau-lau-dai-co-nguy-co-gay-nghien-2123/#respond Tue, 02 May 2023 04:08:00 +0000 http://benh2.vn/lam-dung-thuoc-giam-dau-lau-dai-co-nguy-co-gay-nghien-2123/ Các loại thuốc giảm đau nhóm opioid là giải pháp giúp bạn giảm đau hiệu quả tức thời, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây nghiện opioid nếu sử dụng lâu dài. Liệu bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ này ?

Bài viết Lạm dụng thuốc giảm đau lâu dài có nguy cơ gây nghiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các loại thuốc giảm đau nhóm opioid là giải pháp giúp bạn giảm đau hiệu quả tức thời, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây nghiện opioid nếu sử dụng lâu dài. Liệu bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ này.

Các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid bao gồm morphin, codein, fentanyl, tramadol, hydrocodone, heroin… Đây là loại thuốc giảm đau mạnh. Những thuốc này được dùng trong trường hợp chấn thương nặng như gãy xương, bỏng, giảm đau sau phẫu thuật. Hoặc giảm đau nặng đặc biệt là cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối..

Thuốc giảm đau opioid tương đối an toàn khi được sử dụng trong thời gian ngắn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài hoặc sai hướng dẫn có thể gây nguy cơ dung nạp thuốc, phụ thuộc thuốc và sau đó là đưa đến nguy cơ nghiện opioid giống như nghiện ma túy.

thuoc-giam-dau-opioid

Thực trạng lạm dụng thuốc giảm đau opioid tại Việt Nam

Tình trạng tự ý sử dụng thuốc giảm đau, sử dụng không theo chỉ dẫn của bác sĩ, chưa tuân thủ quy định bảo quản, xử lý thuốc giảm đau opioid đặc biệt là morphin đã trở thành vấn đề đáng báo động, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người.

Nghiện opioid được xem là một bệnh lý nguy hiểm. Người nghiện opioid không thể cưỡng lại được lý trí và luôn tìm mọi cách để có thể sử dụng thuốc với mục đích có được ảo giác khoái cảm bất chấp các tác hại của thuốc gây ra.

Việc lạm dụng opioid trong thời gian dài sẽ dẫn tới nghiện opioid với các biểu hiện giống như nghiện ma túy. Người nghiện opioid sẽ trở nên thụ động, lười biếng, không chú ý vệ sinh thân thể và bị rối loạn tâm lý. Thêm vào đó là tình trạng suy giảm sức đề kháng, chán ăn, mất ngủ, sụt cân, co đồng tử và dễ bị tử vong do các bệnh truyền nhiễm.

Người nghiện opioid có xu hướng sử dụng thuốc giảm đau này thường xuyên hơn và tự ý tăng liều dùng để có được ảo giác khoái cảm. Điều này làm tăng nguy cơ sốc thuốc, có thể gây tử vong.

Khi ngưng sử dụng thuốc opioid, người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng cai thuốc, mất một thời gian rất dài và gặp nhiều khó khăn khi cai thuốc.

Cơ chế gây nghiện của thuốc giảm đau opioid

Thuốc giảm đau Opioid có cơ chế gây nghiện đặc trưng của nhóm Opioid (thuốc phiện), do đó cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng, kê đơn.

Thuốc giảm đau opioid gồm hai nhóm chính:

  • Nhóm 1: Nhóm thuốc tổng hợp bao gồm fentanyl, tramadol, hydrocodone, heroin…
  • Nhóm 2: Nhóm thuốc có nguồn gốc tự nhiên, chiết xuất từ thuốc phiện bao gồm opium, morphin, codein…

Tình trạng phụ thuộc thuốc giảm đau opioid có thể xảy ra với bất kỳ ai. Các yếu tố như tiền sử bệnh, số lần dùng, thời gian sử dụng thuốc có ảnh hưởng nhất định nhưng rất khó để có thể dự đoán ai dễ bị phụ thuộc và lạm dụng thuốc opioid.

Bác sĩ định nghĩa nghiện opioid là tình trạng thèm thuốc không thể cưỡng lại được dẫn tới lạm dụng thuốc, liên tục sử dụng thuốc ngoài tầm kiểm soát bất chấp những rủi ro và hậu quả xấu mà nó mang lại.

Thuốc giảm đau opioid có khả năng kích thích trung tâm hưng phấn của não bộ nên nguy cơ gây nghiện opioid rất cao. Opioid kích hoạt giải phóng chất dẫn truyền hưng phấn trong não bộ có tên endorphin – chất dẫn truyền thần kinh xóa mờ cảm giác đau và tăng cảm giác thoải mái, khiến bạn cảm thấy dễ chịu.

Khi tác dụng của thuốc không còn, bạn sẽ mong muốn có lại cảm giác dễ chịu trước đó càng sớm càng tốt. Đó là điều thúc đẩy bạn tiếp tục dùng các loại thuốc giảm đau này và dần bị nghiện opioid.

Cách phòng ngừa tình trạng nghiện opioid khi dùng lâu dài

1. Sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ

Chỉ sử dụng đúng liều, đủ thời gian theo chỉ dẫn của thầy thuốc khi cần thiết. Ngoài ra, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau Opioid cho nhu cầu thông thường.

2. Tuân thủ chặt chẽ quy định về sử dụng thuốc opioid

Bạn cần tuân thủ chặt chẽ quy định khi sử dụng, bảo quản thuốc giảm đau opioid được kê đơn để ngăn ngừa nghiện opioid cho người thân trong gia đình và cộng đồng. Bạn cần cất giữ thuốc đúng nơi quy định. Đối với thuốc không dùng đến, cần liên hệ với các dịch vụ thu hồi và xử lý thuốc ở địa phương về thông tin về cách xử lý.

3. Nâng cao nhận thức sử dụng thuốc opioid

Bạn cần hiểu tầm quan trọng của việc sử dụng opioid an toàn, tránh gây nghiện để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng khỏi nguy hại từ việc nghiện opioid.

Bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc giảm đau nhóm opioid, bạn tuyệt đối không nên sử dụng bừa bãi. Nếu bạn tự ý dùng không kiểm soát dẫn đến nghiện opioid sẽ gây hại không chỉ đến sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng đến người thân và những người xung quanh đấy!

Bài viết Lạm dụng thuốc giảm đau lâu dài có nguy cơ gây nghiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-dung-thuoc-giam-dau-lau-dai-co-nguy-co-gay-nghien-2123/feed/ 0
Điều trị bằng thuốc giảm đau kéo dài gây rối loạn cương dương https://benh.vn/dieu-tri-bang-thuoc-giam-dau-keo-dai-gay-roi-loan-cuong-duong-3989/ https://benh.vn/dieu-tri-bang-thuoc-giam-dau-keo-dai-gay-roi-loan-cuong-duong-3989/#respond Wed, 08 Mar 2023 04:47:27 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-bang-thuoc-giam-dau-keo-dai-gay-roi-loan-cuong-duong-3989/ Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng nam giới được kê đơn các thuốc điều trị rối loạn cương dương hoặc nồng độ testosterone thấp cũng dễ dùng các thuốc opioid để giảm đau lưng mãn tính.

Bài viết Điều trị bằng thuốc giảm đau kéo dài gây rối loạn cương dương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sử dụng các thuốc giảm đau dạng opioids có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục của nam giới.

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng nam giới được kê đơn các thuốc điều trị rối loạn cương dương hoặc nồng độ testosterone thấp cũng dễ dùng các thuốc opioid để giảm đau lưng mãn tính.

nam-gioi-yeu-sinh-ly

Sử dụng thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục (Ảnh minh họa)

Tác giả nghiên cứu TS Richard Deyo nói “những người bị các vấn đề dai dẳng ở lưng cần biết rằng rối loạn cương dương có thể là tác dụng phụ tiềm ẩn do sử dụng opioid kéo dài”.

Nghiên cứu gồm dữ liệu của khoảng 11.000 nam giới bị đau lưng. Trong nhóm này, hơn 900 người dùng các thuốc điều trị rối loạn cương dương hoặc thay thế testosterone. Những người dùng các thuốc điều trị rối loạn cương dương hoặc testosterone cũng lớn tuổi hơn so với những người không dùng các thuốc này. Họ cũng dễ bị trầm cảm và các vấn đề sức khỏe khác.

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ đáng kể nhất trong việc phải dùng các thuốc điều trị rối loạn cương dương. Nam giới tuổi từ 60 đến 69 dễ phải dùng các thuốc này gấp 14 lần so với nam giới tuổi từ 18-29.

Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố khác, bao gồm cả độ tuổi, nhóm nghiên cứu thấy rằng nam giới dùng thuốc giảm đau dạng opioid trong thời gian dài tăng khoảng 50% khả năng phải dùng các thuốc điều trị rối loạn cương dương hoặc liệu pháp thay thế testosterone. Các kết quả của nghiên cứu được đăng trên số ra tháng 5 của tạp chí Spine.

Bài viết Điều trị bằng thuốc giảm đau kéo dài gây rối loạn cương dương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-bang-thuoc-giam-dau-keo-dai-gay-roi-loan-cuong-duong-3989/feed/ 0
Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ https://benh.vn/cach-giam-dau-hieu-qua-de-me-bau-vuot-qua-con-dau-chuyen-da-9687/ https://benh.vn/cach-giam-dau-hieu-qua-de-me-bau-vuot-qua-con-dau-chuyen-da-9687/#respond Sat, 29 Jun 2019 07:21:04 +0000 http://benh2.vn/cach-giam-dau-hieu-qua-de-me-bau-vuot-qua-con-dau-chuyen-da-9687/ Đau chuyển là một trong những dấu hiệu báo việc sinh nở sắp diễn ra. Nó có thể kéo dài từ một đến nhiều giờ tùy từng trường hợp. Tuy nhiên đều có đặc điểm chung là gây đau dữ dội, quặn thắt vùng bụng.

Bài viết Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau chuyển là một trong những dấu hiệu báo việc sinh nở sắp diễn ra. Nó có thể kéo dài từ một đến nhiều giờ tùy từng trường hợp. Tuy nhiên đều có đặc điểm chung là gây đau dữ dội, quặn thắt vùng bụng.

Ban đầu, mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn co thắt giống như đau lan từ lưng ra bụng hoặc ngược lại trong vòng 20-30 phút. Khi nào các cơn đau trở nên mạnh và thường xuyên hơn, mẹ mới cần chuẩn bị mọi thứ để đến bệnh viện sinh con.

Thậm chí, đến thời điểm gần sinh, các cơn co thắt kéo dài chỉ cách nhau khoảng 3-5 phút và đau tầm 1 phút. Tuy nhiên, để vượt qua được cơn đau dữ dội trong vài phút ngắn ngủi ấy, người mẹ sẽ phải chịu đựng rất nhiều.

Dưới đây là những cách giảm đau chuyển dạ hiệu quả, dễ thực hiện để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ.

Thay đổi tư thế

Nếu nằm ngửa quá lâu trong lúc chờ sinh, chỉ duy trì tư thế này thì cơn đau chuyển dạ sẽ đau hơn, dữ dội hơn. Mẹ bầu nên thay đổi tư thế nằm thường xuyên trong hoàn cảnh này. Nên chọn tư thế nào giúp lưng được thoải mái, hạn chế áp lực đè nặng lên lưng, tốt nhất là nên nằm nghiêng.

Dùng bóng hỗ trợ sinh

Đây là loại bóng cao su lớn, giống như bóng thể dục bạn vẫn thấy ở phòng gym. Mẹ bầu nên thực hiện các động tác ngồi trên bóng, đẩy nhẹ nhàng. Bài tập này nên làm đều đặn trong suốt thai kỳ thì sẽ giúp giảm cơn đau chuyển dạ, thậm chí kích thích quá trình vượt cạn dễ dàng hơn.

cơn đau chuyển dạ

Massage

Ông xã nên đi học những kỹ thuật cơ bản về massage cho bà bầu. Bởi lẽ khi chuyển dạ, chồng thường là người gần gũi nhất. Đây lại là liệu pháp giảm đau khá hiệu quả. Những bài massge giúp giảm căng thẳng cho lưng sẽ rất hiệu nghiệm.

Chườm nóng

Đặc biệt với những ca nằm sinh thông thường, mẹ bầu nên đặt túi chườm nóng như gạo rang, chai nước nóng hoặc khăn mềm ấm để giúp giảm cơn đau.

Hít thở sâu

Học cách hít thở khi lâm bồn là việc hết sức quan trọng. Nếu không tham gia lớp tiền sản, mẹ bầu cũng nên tự tìm hiểu và luyện tập. Kỹ năng thở có hiệu quả ngay từ giai đoạn giảm đau chuyển dạ.

Nếu thở gấp và thở nông thì sẽ khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn. Ngược lại, thở sâu và chậm sẽ đem tới hiệu quả giảm đau.

Tinh dầu

Nên mang theo tinh dầu khi đi đẻ. Đặc biệt là tinh dầu hoa oải hương có tác dụng thư giãn rất tốt. Trước đó, mẹ bầu có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm, rồi tắm để giúp làm giảm cơn đau chuyển dạ hoặc thoa vào chân.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Một cơ thể thiếu nước sẽ khiến cơn đau chuyển dạ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy mẹ nên uống nước thường xuyên, có thể là nước bổ sung vitamin C, để uống trong lúc chờ sinh con.

Bài viết Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-giam-dau-hieu-qua-de-me-bau-vuot-qua-con-dau-chuyen-da-9687/feed/ 0
Cách giúp bà bầu bớt đau khi chuyển dạ https://benh.vn/cach-giup-ba-bau-bot-dau-khi-chuyen-da-57664/ https://benh.vn/cach-giup-ba-bau-bot-dau-khi-chuyen-da-57664/#respond Wed, 06 Mar 2019 08:17:55 +0000 https://benh.vn/?p=57664 Chuyển dạ thường kéo dài trung bình 12 tiếng với các cơn đau tăng dần từ nhẹ đến nặng, gây ra rất nhiều phiền toái và mệt mỏi cho sản phụ. Một số tư thế, động tác dưới đây sẽ giúp bà bầu vượt qua cơn chuyển dạ dễ dàng hơn.

Bài viết Cách giúp bà bầu bớt đau khi chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chuyển dạ thường kéo dài trung bình 12 tiếng với các cơn đau tăng dần từ nhẹ đến nặng, gây ra rất nhiều phiền toái và mệt mỏi cho sản phụ. Một số tư thế, động tác dưới đây sẽ giúp bà bầu vượt qua cơn chuyển dạ dễ dàng hơn.

1. Tựa vào người chồng hoặc người thân

Thời điểm áp dụng: giai đoạn đầu của chuyển dạ, khi các cơn đau còn nhẹ và thưa

Cách thực hiện: tựa vào chồng hoặc người thân trong tư thế đứng thẳng, tay vòng qua cổ người đối diện. Khi cơn đau mạnh hơn, sản phụ nhẹ nhàng đung đưa người và nhờ chồng hoặc người thân massage lưng.

2. Lắc lư người

Cách thực hiện: Mẹ bầu ngồi trên ghế hoặc giường không quá cao, đủ để chạm cả bàn chân xuống đất. Sau đó nhẹ nhàng lắc lư người sang trái rồi sang phải.

3. Cúi đầu vào thành ghế

Cách thực hiện: Ngồi vào ghế nhưng theo chiều ngược với bình thường, tay ôm hoặc đặt lên thành ghế, cúi đầu lên thành ghế hoặc hai cánh tay, đồng thời nhờ người thân massage lưng.

4. Gác chân lên ghế

Cách thực hiện: gác một chân lên ghế nhìn như đang tập thể dục. Lưu ý, không chọn ghế quá cao. Nên chọn những chiếc ghế đủ tầm để chân còn lại tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.

5. Quỳ gối và ôm bóng

Quỳ gối và ôm một quả bóng dành cho sản phụ là cách làm giảm bớt tình trạng đau lưng.

6. Ngồi tựa lưng vào tường

Tư thế này rất dễ giảm đau. Nên kê thêm gối để tránh đau lưng mỗi khi có cơn co.

7. Quỳ gối, chống tay

Khi thực hiện động tác này, sản phụ có thể cảm giác hơi căng tức ở xương sống nhưng kiểu này giúp bạn giảm đau lưng và giúp bé xoay về tư thế thuận lợi.

8. Nằm nghiêng

Hãy nằm nghiêng sang một bên, kẹp gối vào giữa hai chân giúp cơ thể thoải mái nhất.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Cách giúp bà bầu bớt đau khi chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-giup-ba-bau-bot-dau-khi-chuyen-da-57664/feed/ 0
Những phương pháp đơn giản để giảm đau dạ dày https://benh.vn/nhung-phuong-phap-don-gian-de-giam-dau-da-day-6402/ https://benh.vn/nhung-phuong-phap-don-gian-de-giam-dau-da-day-6402/#respond Sun, 11 Nov 2018 01:45:17 +0000 http://benh2.vn/nhung-phuong-phap-don-gian-de-giam-dau-da-day-6402/ Cuộc sống hiện đại, đời sống con người được nâng cao. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày ngày càng gia tăng.

Bài viết Những phương pháp đơn giản để giảm đau dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cuộc sống hiện đại, đời sống con người được nâng cao. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày ngày càng gia tăng.

Những cơn đau âm ỉ, có lúc lại dữ dội… gây đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, chất lượng cuộc sống.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những giải pháp để giảm cơn đau dạ dày?

Các nguyên nhân gây đau dạ dày

– Do thói quen ăn uống (ăn quá nhanh, ăn vặt, ăn trước khi ngủ…)

– Do hút nhiều thuốc lá.

– Do uống bia, rượu.

– Do stress.

– Do vi khuẩn HP…

đau dạ dày

Tỷ lệ bênh nhân bị đau dạ dày ngày càng gia tăng

Những phương pháp giảm đau dạ dày

Chườm nóng

Mọi loại đau dạ dày đều (cấp tính hoặc mãn tính) đều có thể sử dụng phương pháp chườm nóng để giảm đau.

Vật dụng chườm nóng có thể là chai nước ấm, khăn tắm ngâm nước nóng hoặc dùng một chút gạo rang nóng bỏ vào túi vải và chườm vào bụng.

Ngoài gạo, rang muối bỏ vào tất để chườm cũng là một liệu pháp. Nhiệt không những tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng mà còn giúp tăng cường lưu thông và cải thiện lưu lượng máu tới vùng bụng, từ đó giảm đau và tiêu hóa hiệu quả hơn.

Dự trữ gừng, kẹo gừng

Gừng có tác dụng chống viêm nên có thể làm giảm viêm dạ dày và ruột, trợ giúp tiêu hóa thông qua hỗ trợ vận chuyển thức ăn.

Khi bị đau dạ dày, có thể giảm đau bằng gừng tươi rất hiệu quả. Ngoài ra, còn có thể pha vài lát gừng vào nước trà làm trà gừng hoặc ăn ít kẹo gừng khi đau.

trà gừng

Gừng có tác dụng giảm viêm dạ dày và ruột

Sử dụng trà thảo dược

Trà thảo dược tự chế biến tại nhà có thể điều trị các vấn đề về dạ dày. Các loại trà thảo dược có thành phần hỗ trợ tiêu hóa và giảm khó chịu dạ dày như trà bạc hà, trà cỏ xạ hương, trà hoa cúc…

Khi có biểu hiện đau dạ dày, cho trà vào nước sôi, đun trong nước khoảng 10 phút (tùy từng loại trà) sẽ thấy các biểu hiện đau dạ dày mất dần. Đặc biệt trà hoa cúc có tác dụng loại bỏ chuột rút, đau dạ dày và làm dịu lợi…

Thay đổi chế độ ăn phù hợp

Thay đổi chế độ ăn phù hợp là phương pháp xác định chính xác món thực phẩm nào gây đau dạ dày và loại bỏ thực phẩm đó trong thực đơn (bánh quấn, dưa chua, ớt…)

Ngoài ra, người bị đau dạ dày cần tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ, trái cây họ cam quýt và cảnh giác với thức uống chứa caffeine, rượu…

Ăn các thực phẩm nhạt

Khi bị đau dạ dày, người ta có thể tránh mọi thức ăn. Tuy nhiên, nếu để dạ dày trống rỗng, axit dạ dày có thể trào lên.

Vì vậy, tốt nhất là ăn những thức ăn nhạt như lương khô, bánh mì nướng, bánh quy mềm…nhưng không được ăn nhiều mà chỉ thỉnh thoảng nhấm nháp.. Điều đó sẽ đảm bảo dạ dày không bị rỗng, axit dạ dày sẽ bị hạn chế ở mức tối thiểu.

Uống đủ nước

Nước là một phần rất quan trọng đối với người đau dạ dày. Vì vậy, mất nước là một yếu tố góp phần làm cho dạ dày khó chịu, thậm chí dẫn đến nôn mửa.

uống nước

Đảm bảo đủ lượng nước mỗi ngày để bảo vệ dạ dày

Để tránh mất nước, tốt nhất là uống từng ngụm nước nhỏ và khoảng cách là 15 phút một lần, qua đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của rối loạn dạ dày. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp cho đường ruột hoạt động tốt hơn, loại trừ độc tố và virus độc hại.

Lời kết

Ốm, đau, bệnh tật là điều không một ai mong muốn. Tuy nhiên, do lối sống xô bồ hết năm này đến năm khác làm nảy sinh các bệnh lý. Trong đó, bệnh đau dạ dày chiếm tỷ lệ cao do stress, chế độ ăn uống thất thường, do uống rượu bia.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần sắp xếp công việc khoa học, tránh căng thẳng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, không uống rượu, hút thuốc lá. Đặc biệt, khi xuất hiện các cơn đau dạ dày cần chọn phương pháp chườm nóng, uống trà gừng hoặc trà thảo dược để giảm thiểu các tác hại do các cơn đau gây ra.

Xem thêm: 11 Nguyên nhân đau dạ dày bắt nguồn từ lối sống

Bài viết Những phương pháp đơn giản để giảm đau dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phuong-phap-don-gian-de-giam-dau-da-day-6402/feed/ 0
Các biện pháp làm giảm đau khớp https://benh.vn/cac-bien-phap-lam-giam-dau-khop-6435/ https://benh.vn/cac-bien-phap-lam-giam-dau-khop-6435/#respond Sun, 21 Oct 2018 05:45:56 +0000 http://benh2.vn/cac-bien-phap-lam-giam-dau-khop-6435/ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên số bệnh nhân mắc các bệnh về khớp rất cao. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết thay đổi, các cơn đau khớp hoành hành, nhức nhối làm mất ăn, mất ngủ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Bài viết Các biện pháp làm giảm đau khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên số bệnh nhân mắc các bệnh về khớp rất cao. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết thay đổi, các cơn đau khớp hoành hành, nhức nhối làm mất ăn, mất ngủ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Vậy, có phương pháp gì để hạn chế cơn đau khớp?

Chườm nóng

– Sử dụng túi chườm nóng đặt lên vị trí khớp bị đau.

– Thời gian mỗi lần chườm khoảng 15-20 phút.

– Thực hiện 3 lần/ngày (từ 3 – 5 ngày sẽ giúp giảm triệu chứng đau)

Chườm lạnh

– Sử dụng các túi đựng nước đá chườm lên các khớp để làm giảm đau, viêm.

– Thời gian mỗi lần chườm khoảng 10-15 phút.

– Chườm lạnh được chỉ định trong viêm khớp cấp tính (tuy nhiên không nên lạm dụng phương pháp này).

chờm lạnh

Chườm lạnh là biện pháp giảm đau khớp hiệu quả

Dùng sóng ngắn

– Dùng sóng ngắn, vi ba và siêu âm để đưa nhiệt xuống sâu hơn ở những vùng khớp không bị viêm.

– Sóng ngắn thường dùng ở khớp vai để làm giãn cơ gân do tập luyện quá căng.

Lưu ý: Nhiệt sâu không được chỉ định đối với những bệnh nhân bị viêm khớp cấp tính.

Liệu pháp (hydrotherapy)

– Tập luyện trong bể rộng vì nước làm giảm sức nặng của cơ thể lên khớp bị viêm.

– Có tác dụng làm giảm đau và căng cơ.

Vật lý trị liệu

– Bao gồm các biện pháp kéo giãn, massage và tẩm quất.

– Vật lý trị liệu được thực hiện bởi các chuyên viên.

– Vật lý trị liệu có thể làm giảm đau và làm tăng độ dẻo dai của cơ khớp.

Vật lý trị liệu làm giảm đau và làm tăng độ dẻo dai của cơ khớp

Giãn cơ

– Bệnh nhân học cách thư giãn để làm giãn cơ và giảm đau.

– Các chuyên viên sẽ thực hiện những biện pháp giãn cơ chuyên nghiệp.

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp mà Việt Nam đang sử dụng để giảm đau. Các nhà nghiên cứu tin rằng kim châm cứu sẽ kích thích các sợi thần kinh cảm giác sâu, sau đó được truyền lên não và làm giãn cơ.

Song hành với các biện pháp giảm đau, những người bị viêm khớp có thể tập các động tác nhẹ nhàng như khiêu vũ, giúp khớp hoạt động bình thường, giảm sự căng khớp, giúp duy trì và tăng sự dẻo dai. Tập thể dục nhịp điệu (aerobic) hay đạp xe đạp giúp cải thiện tim mạch, kiểm soát trọng lượng cơ thể và cải thiện toàn bộ chức năng…

Lời kết

Viêm đau khớp là căn bệnh đặc trưng của người dân vùng nhiệt đới. Để hạn chế những cơn đau đớn khi viêm khớp hoành hành có thể sử dụng biện pháp chườm nóng, lạnh, giãn cơ, vật lý trị liệu, châm cứu…Ngoài ra cần tập các bài tập nhẹ nhàng, đặc biệt kiểm soát cân nặng là yếu tố quan trọng đối với người bị viêm khớp.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Các biện pháp làm giảm đau khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-bien-phap-lam-giam-dau-khop-6435/feed/ 0
Thuốc điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư https://benh.vn/thuoc-dieu-tri-giam-dau-cho-benh-nhan-ung-thu-4365/ https://benh.vn/thuoc-dieu-tri-giam-dau-cho-benh-nhan-ung-thu-4365/#respond Sat, 06 Oct 2018 00:55:04 +0000 http://benh2.vn/thuoc-dieu-tri-giam-dau-cho-benh-nhan-ung-thu-4365/ Điều trị giảm đau tùy thuộc vào đáp ứng của từng cá thể với những phương pháp như: điều trị bằng thuốc, gây tê, phẫu thuật thần kinh, tâm lý học. Ngày nay đã có sự hiểu biết đầy đủ và kinh nghiệm lâm sàng về phương hướng điều trị chung cho tất cả bệnh nhân ung thư có đau.

Bài viết Thuốc điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Điều trị giảm đau tùy thuộc vào đáp ứng của từng cá thể với những phương pháp như: điều trị bằng thuốc, gây tê, phẫu thuật thần kinh, tâm lý học. Ngày nay đã có sự hiểu biết đầy đủ và kinh nghiệm lâm sàng về phương hướng điều trị chung cho tất cả bệnh nhân ung thư có đau.

Bệnh nhân ung thư cần được giảm đau trong tất cả các giai đoạn bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng khoảng 75% bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn đều có đau mức độ trung bình hoặc đau dữ dội. Ở Việt Nam có khoảng 79% bệnh nhân ung thư có đau kể từ lúc được chẩn đoán.

giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Nỗi đau của bệnh nhân ung thư (ảnh minh họa)

Nhiều tác giả cho rằng đau của bệnh nhân ung thư không được đánh giá đúng mức bởi nhiều lý do:

  • Thầy thuốc không đánh giá đúng mức độ đau của bệnh nhân.
  • Thầy thuốc nghi ngờ về cảm giác đau của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân không báo sự đau đớn của họ vì sợ làm phiền thầy thuốc hay nếu có báo thì không được xử trí gì hoặc đôi khi sợ sử dụng thuốc giảm đau.

Tất cả bệnh nhân phải được điều trị khi có xuất hiện đau để làm giảm sự đau đớn và cải thiện chất lượng cuộc sống tất cả các giai đoạn trong quá trình bệnh tật của họ.

Mục đích giảm đau cho bệnh nhân ung thư

  • Loại bỏ hoàn toàn cơn đau hoặc ít nhất cũng làm giảm mức độ trầm trọng của Cơn đau tới mức độ có thể chịu đựng được.
  • Phòng ngừa cơn đau tái phát
  • Làm giảm đau để bệnh nhân có thể thực hiện được các sinh hoạt hằng ngày.

Điều trị giảm đau tùy thuộc vào đáp ứng của từng cá thể với những phương pháp như: điều trị bằng thuốc, gây tê, phẫu thuật thần kinh, tâm lý học. Song bài này chủ yếu tập trung vào điều trị bằng thuốc bởi vì trong lĩnh vực này đã có sự hiểu biết đầy đủ và kinh nghiệm lâm sàng về phương hướng điều trị chung cho tất cả bệnh nhân ung thư có đau.

Các thử nghiệm đã cho thấy rằng thuốc có hiệu quả trong phần lớn bệnh nhân, nếu nó được sử dụng chính xác: đúng thuốc, đúng liều vào đúng giai đoạn.

Lịch sử giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Lịch sử phát triển của điều trị triệu chứng bắt đầu từ thế kỷ 18. Baptiste Godinot thành lập viện ung thư đầu tiên, nhận điều trị những khối u hoại tử, thối rữa. Năm 1842 Jeanne Garnier, một quá phụ trẻ thành lập hospice để cống hiến cuộc đời của họ cho những bệnh nhân không thể điều trị được.

Quan điểm chăm sóc triệu chứng hiện đại đến từ Cicely Saunders, bà đã thành lập Christopher Hospice chăm sóc cho những bệnh nhân nghèo đang hấp hối. Bà là người đầu tiên sử dụng Morphin để điều trị đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Elisabeth Kuble- Ross, thầy thuốc Thụy Sỹ sống Chicago, bà nghiên cứu các bước của quá trình hấp hối và kêu gọi mọi người giúp đỡ họ. Pro. Maurice Abiven là người đầu tiên đưa chương trình giảng dạy chăm sóc triệu chứng vào các trường Đại học.

Nguyên nhân gây đau

– Gây nên bởi chính bản thân ung thư (rất phổ biến). Bản thân ung thư gây đau do các cơ chế:

  • Xâm lấn tới tổ chức phần mềm.
  • Thâm nhiễm tới nội tạng.
  • Thâm nhiễm tới xương.
  • Chèn ép thần kinh.
  • Tổn thương thần kinh.
  • Tăng áp lực nội sọ.

– Liên quan tới ung thư: ví dụ như co cơ, sưng nề bạch mạch, táo bón, viêm loét do nằm lâu. Mô bị thương tổn do bội nhiễm, do thiếu máu cục bộ…

– Liên quan tới điều trị ung thư: ví dụ như đau do sẹo mạn tính sau phẫu thuật, viêm niêm mạc do điều trị bằng hóa chất.

– Gây ra bởi một rối loạn đồng thời: ví dụ như thoái hóa cột sống, viêm xương khớp.

Nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, đau nhiều do sự phối hợp đồng thời nhiều nguyên nhân trên.

Đánh giá và phân loại đau do ung thư

Đánh giá đau

Là một bước quan trọng có tính chất quyết định trong kiểm soát đau do ung thư. Phải khám toàn diện, cần tìm hiểu thêm có bệnh khác đi kèm với ung thư hay không, phải đánh giá chức năng gan thận, theo dõi ảnh hưởng của thuốc giảm đau lên sự hấp thu, chuyển hóa và bài tiết. Phim X quang và CT-Scanner về các vùng liên quan và xạ hình xương cũng cần thiết để so sánh với các kết quả khám trước đây nhằm theo dõi diễn biến bệnh và dự đoán, tiên lượng bệnh.

Khai thác bệnh sử của cơn đau

Thời gian

  • Đau bắt đầu từ khi nào?
  • Cơn đau kéo dài bao lâu?
  • Đau xuất hiện thường xuyên hay đau từng cơn?

Vị trí

  • Vị trí đau đau, có thể chỉ chính xác vị trí đau
  • Đau có lan đi đâu không?

Tính chất cơn đau

  • Bảo bệnh nhân mô tả cơn đau. Đau giống như gì: đau như kiến bò, nóng rát, đau như tên bắn, đau như dao đâm?
  • Cố gắng phân biệt đau do cảm giác và đau do thần kinh
  • Yếu tố làm dịu hay gây đau: Điều gì làm dịu đau hay đau tăng lên?
  • Mức độ trầm trọng: Đau đến mức nào? Thường áp dụng thang điểm từ 0-10. Trong đó, 0 là không đau và 10 là đau tột bậc. Để bệnh nhân tự chọn điểm đau của mình sau khi đã được hướng dẫn. Ví dụ đau 5/10 hoặc 7/10 .v.v.

Thang điểm đau: Thang điểm đau dùng để đánh giá mức độ trầm trọng của triệu chứng đau. Thang điểm đau giúp bệnh nhân mô tả mức độ trầm trọng của cơn đau với thầy thuốc và thang điểm đau còn giúp thầy thuốc trao đổi thông tin về kinh nghiệm điều trị đau với các đồng nghiệp.

Trẻ em có thể dùng loại bảng điểm có hình ảnh dễ hiểu hơn.

Phân loại đau do ung thư

Đau do cảm giác

Là loại đau thường gặp nhất bắt đầu từ các thụ thể nhận cảm giác đau thần kinh ngoại biên khi nó bị đè ép, căng, kéo hay bị kích thích bởi các chất trung gian hóa học như prostaglandin phóng thích từ tổ chức viêm (thí dụ: một ung thư xâm lấn vào mô mềm, u làm căng thùy gan, phá hủy xương).

Đau do cảm giác thường chia thành các dạng như sau:

  • Đau nông (ví dụ: trầy xước, sùi loét da, viêm sùi loét da niêm mạc).
  • Đau sâu: Đau xương, khớp.
  • Đau nội tạng: bụng, tạng rỗng bị kích thích do di căn, do nghẽn, sưng hoặc bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau này thường không khu trú và có cảm giác như bị chèn ép.

Đau do thần kinh

Đau xuất phát từ chính các sợi thần kinh khi bị kích thích bởi đè ép hay xâm lấn. Ví dụ: Ung thư xâm lấn vào đám rối thần kinh cánh tay.

Chẩn đoán bằng cách:

  • Tìm yếu tố bệnh lý có thể gây tổn thương hay kích thích các trục và sợi thần kinh.
  • Kiểm tra các triệu chứng của dây thần kinh: tê tay, thay đổi cảm giác, yếu cơ .v.v…
  • Điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường ít đáp ứng.

Hai dạng đau này đòi hỏi điều trị với các loại thuốc khác nhau. Đau do cảm giác luôn đáp ứng với các thuốc giảm đau, bao gồm thuốc có nguồn gốc opioids. Đau thần kinh có thể giảm đau một phần với thuốc và có nguồn gốc opioids và cần cho thêm các thuốc ổn định màng tế bào thần kinh và thuốc có ảnh hưởng lên chất dẫn truyền (thí dụ: thuốc chống trầm cảm và thuốc động kinh).

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng một cách tỉ mỉ toàn cơ thể và hệ thống sẽ giúp phát hiện ra các nguyên nhân gây đau. Cố gắng tránh gây khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân khi thăm khám.

  • Ví dụ như khi đặt ngồi dậy sẽ làm bệnh nhân đau đớn thì thăm khám 2 trường phổi phía sau lưng bằng ống nghe là không cần thiết.
  • Khi cơn đau cản trở các hoạt động bình thường, nên thực hiện thăm khám hệ thần kinh một cách hệ thống.

Các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh

Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán được nguyên nhân gây đau:

  • Chụp Xquang thường và chụp cắt lớp vi tính có thể phát hiện được khối u, gãy xương, chèn ép thần kinh hoặc những nguyên nhân gây đau khác.
  • Chụp xạ hình xương để phát hiện ra đau do di căn xương.
  • Chụp PET-Scan để phát hiện di căn.
  • Sinh thiết hoặc xét nghiệm tế bào học có thể phát hiện u ác tính hoặc viêm.
  • Xét nghiệm máu và xét nghiệm vi khuẩn có thể phát hiện ra nguyên nhân nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm huyết thanh có thể phát hiện ra bệnh thấp khớp, bệnh tự miễn.v.v.

Cách dùng thuốc giảm đau

Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau

  • Theo đường uống: Dùng đơn giản, dễ dàng nhất ngoại trừ trường hợp bệnh nhân không thể uống được hoặc cơn đau quá trầm trọng phải cần tiêm hoặc truyền để có tác dụng giảm đau nhanh.
  • Theo bậc thang: bước đầu tiên là dùng thuốc không có Opioide, nếu đau không giảm thì dùng Opioide nhẹ rồi đến mạnh (morphin).
  • Theo giờ: không chờ đến khi bệnh nhân đau một cách chính xác, nên cho thuốc giảm đau đều đặn để liều kế tiếp có tác dụng trước khi cơn đau xảy ra.
  • Theo từng cá thể: không có liều chuẩn cho những thuốc Opioide, liều đúng là liều có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân.
  • Nguyên tắc chung: ngăn chặn đau tốt hơn là điều trị đau.

Bậc thang giảm đau

Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khái niệm bậc thang giảm đau như là một cách khuyến khích việc sử dụng thích hợp các Opioide giảm đau ở các quốc gia ít sử dụng loại thuốc này. Bảng này nhấn mạnh trong các cơn đau dữ dội cần cho thuốc giảm đau mạnh (Thí dụ: các loại thuốc Opioides) và không giới hạn liều tối đa. Liều hợp lý là liều mang lại hiệu quả giảm đau mà không có rối loạn nào do tác dụng phụ của thuốc. Thuốc Opioides là một thuật ngữ dùng để chỉ các “OPIATES” có nguồn gốc tự nhiên như Morphin và loại Narcotic tổng hợp như Methadone.

BẬC III Đau tột bậc: Morphin, Pethidine, Oxycodone

BẬC II Đau trung bình: Codeine, Tramadol, NSAID’S

BẬC I Đau nhẹ: Paracetamol, Aspirine, NSAID’S

Thang giảm đau 3 bậc của WHO 

Các thuốc giảm đau

Điều trị cơn đau nhẹ (Bậc I theo bậc thang của WHO)

Dùng các thuốc giảm đau không có opioid, có thể kết hợp các thuốc giảm đau khác nếu nguyên nhân gây đau do thần kinh.

Các thuốc Non-opioid

Thuốc kháng viêm không chứa Steroid (NSAID’S) có nhiều loại, trong chăm sóc làm dịu thường sử dụng.

  • Ibuprofen 400 mg-800 mg ngày 3 lần, liều tối đa không quá 2400mg/ngày.
  • Naproxen 250 mg-500 mg ngày 2 lần hoặc tọa dược 500 mg hay loại phóng thích chậm 1000 mg.
  • Diclofenac 25 mg-75mg/mg ngày 2 lần, liều tối đa 200mg/ngày
  • Indomethacin 25 mg-50 mg ngày 3 lần.
  • Acetaminophen (paracetamol) 500-1000mg ngày 4 lần, tối đa không quá 4000mg/24giờ

Đây là các thuốc phụ trợ tốt để giảm đau kèm với giảm viêm, đặc biệt là đau liên quan đến xương. Các thuốc Nsaid’s đều kích thích dạ dày. Do đó nên uống sau khi ăn và uống kèm các thuốc kháng thụ thể H2 (thí dụ: Ranitidine 150 mg-2 lần/ngày hay trước khi ngủ) hoặc Sucralfate 1g x 4 lần/ngày có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, thận trọng đối với những người suy chức năng gan thận, các bệnh lý về hệ tạo máu.

Điều trị cơn đau trung bình (Bậc II theo thang điểm của WHO)

Sử dụng các thuốc opioid nhẹ:

  • Efferalgan codein (zandol) phối hợp với codein (30mg codein + 500mg Paracetamol)
  • Codein photphate viên 30 mg là 1 loại thuốc phiện nhẹ, có tác dụng hiệp đồng giảm đau cùng với Aspirin hay Paracetamol, dùng 60 mg/4-6 giờ, liều tối đa 360mg/ngày, dễ gây táo bón nên thường xuyên dùng kèm theo thuốc nhuận trường.
  • Dextro propoxyphene thường phối hợp với Paracetamol (Dextro Propoxyphene 30mg + paractamol 400 mg) được dùng cho cơn đau vừa phải, có tác dụng giảm đau tốt.
  • Tramadol: là loại opiod tổng hợp, có tác dụng giảm đau thần kinh trung ương, dùng đường uống có hiệu quả, Tramadol mạnh gấp 2 lần codein viên 50 mg, ít gây bón.

Điều trị cơn đau tột bậc (Bậc III theo thang điểm của WHO)

Sử dụng các thuốc Opioid mạnh

Trong trường hợp cường độ cơn đau trầm trọng sử dụng các thuốc giảm đau bậc I và bậc II không hiệu quả thì sử dụng các thuốc opioid mạnh (như Morphin), có thể kết hợp với các thuốc Non-steroid hoặc các thuốc giảm đau thần kinh nếu nguyên nhân gây đau do thần kinh.

  • Morphin sulfat

Liều uống: Bắt đầu liều 5mg, đánh giá lại sau 60 phút. Nếu cơn đau vẫn còn trầm trọng, tăng liều lên hằng giờ đến khi có hiệu lực giảm đau, cho liều lượng này mỗi 4 giờ/lần. Có thể tăng liều lên 50% hoặc 100% nếu cơn đau vẫn còn dai dẳng.

  • Morphin phóng thích chậm có kiểm soát (Skennan), phóng thích Morphin từ từ trong một thời gian dài và cho một nồng độ ổn định với liều lượng đều đặn.

Skenan có liều 10 mg, 30 mg, 60 mg. Skenan LP 2 lần/ngày uống hoặc bơm qua sonde dạ dày. Viên thuốc phóng thích chậm ít gây nôn ói so với tiêm và kéo dài thời gian làm giảm đau suốt đêm. Thường cho 1 liều từ 8-12 giờ là an toàn.

Trong trường hợp sử dụng các thuốc Opioids uống cũng không có tác dụng nữa, để điều trị cơn đau một cách hiệu quả phải dùng Morphin tiêm, có thể sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Với liều lượng nhỏ được tiêm Morphin dưới da 2-5mg, đánh giá hiệu quả giảm đau sau khi tiêm 20 phút và tăng dần liều đến khi bệnh nhân hết đau. Tiếp theo sẽ chuyển thành bước điều trị giảm đau có liều lượng trên, tiêm khoảng cách 4 giờ/1 lần.

Giả sử liều bắt đầu 5 mg, liều thứ hai 10 mg không giảm đau nhiều, nhưng với liều 15 mg Morphin tiêm dưới da 4 giờ/1 lần, cơn đau được cắt.

Tổng số Morphin chích trong 24 giờ: 15 mg x 6 = 90 mg.

Nếu dùng đường uống thì nhân cho 3: 90 mg x 3 = 270 mg vì liều tiêm tác dụng gấp 3 lần liều uống khi dùng lâu dài.

Dùng Morphin thường gây buồn nôn và táo bón nên kèm theo thuốc chống nôn (metoclopramide 10 mg) và chế độ ăn chống táo bón hoặc các loại thuốc nhuận trường như: Coloxyl với Senna 2 viên tối; Oxid Magne 5g, ngày 2 lần.

Mê sảng hay hoang tưởng là một tác dụng phụ thường xảy ra khi dùng Morphin nhưng nó sẽ nhẹ đi khi giảm liều hoặc sau khi dùng 1 đến 2 ngày. Nếu vẫn còn nghiêm trọng, dùng Morphin dưới da liều thấp có thể làm giảm dấu hiệu này. Nên dùng phối hợp xen kẽ với các thuốc khác như Tylenol hoặc Codein giữa các lần tiêm Morphin.

  • Fentanyl dán trên da: Fentanyl mạnh hơn Morphin gấp 50-100 lần. Fentanyl thấm qua da nên có thể dùng dưới dạng dán. Loại Fentanyl dán này cung cấp 1 lượng thuốc chậm qua da kéo dài đến 3 ngày.

Về các phương pháp giảm đau khác

Dùng Steroide: Corticosteroid có tác dụng làm giảm tạm thời các phản ứng quanh khối u, giảm sưng và co kéo, do đó làm giảm đè ép các mô mềm quanh khối u. Bằng cách giảm phản ứng viêm của khối u, giảm sản xuất Cytokines và Prosraglandins, chất này kích thích các mút tận cùng dây thần kinh cảm giác gây đau. Vì vậy, Steroid có giá trị đối với bất kỳ khối u nào.

  • Dexamethasone 4-16 mg/ngày uống 1 lần.
  • Predmisolone 25-100 mg/ngày nên dùng vào buổi sáng.
  • Dexamethasone có tác dụng kháng viêm mạnh hơn so với Predmisolone, nó ít giữ muối và tác dụng kéo dài hơn.

Xạ trị: Rất có giá trị để giảm đau ở các mô tổn thương tại chỗ do khối u gây ra.

Hóa trị liệu: Góp phần chính vào việc làm giảm đau nhờ tác dụng trực tiếp lên khối u, làm giảm đau kích thước của khối u và phản ứng viêm chung quanh.

Thủ thuật gây liệt thần kinh: là biện pháp triệt để nhất đối với cơn đau dữ dội. Trước hết là phong bế thần kinh tạm thời bằng gây tê tại chỗ. Sau đó nếu có chỉ định, một số phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ, chích Phenol hay Alcohol hay hủy thần kinh bằng phương pháp đông khô được dùng.

Benh.vn

Bài viết Thuốc điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-dieu-tri-giam-dau-cho-benh-nhan-ung-thu-4365/feed/ 0
Âm nhạc giúp bệnh nhân ung thư giảm đau đớn https://benh.vn/am-nhac-giup-benh-nhan-ung-thu-giam-dau-don-8477/ https://benh.vn/am-nhac-giup-benh-nhan-ung-thu-giam-dau-don-8477/#respond Fri, 03 Aug 2018 06:49:29 +0000 http://benh2.vn/am-nhac-giup-benh-nhan-ung-thu-giam-dau-don-8477/ Nghe nhạc khiến cho tâm hồn thư thái, giúp chúng ta quên đi mọi lo toan, nhọc nhằn, đưa con người về những xúc cảm của dòng âm thanh hiện tại. Không chỉ vậy, âm nhạc còn có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân ung thư nhờ tác động tích cực về mặt tâm lý và thể chất.

Bài viết Âm nhạc giúp bệnh nhân ung thư giảm đau đớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nghe nhạc khiến cho tâm hồn thư thái, giúp chúng ta quên đi mọi lo toan, nhọc nhằn, đưa con người về những xúc cảm của dòng âm thanh hiện tại. Không chỉ vậy, âm nhạc còn có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân ung thư nhờ tác động tích cực về mặt tâm lý và thể chất. Điều này được khẳng định qua một nghiên cứu trên tạp chí Cochrane Library.

Lắng nghe âm nhạc giúp bệnh nhân ung thư rất nhiều vì âm nhạc tác động tích cực lên tâm lý, thể chất giúp giảm triệu chứng lo âu, đau đớn, mệt mỏi qua đó tăng cường chất lượng cuộc sống. Đây là kết quả được công bố trên tạp chí Cochrane Library, nghiên cứu xem xét tác động của liệu pháp âm nhạc (một trải nghiệm âm nhạc cá nhân được cung cấp bởi các nhà trị liệu âm nhạc) và y học âm nhạc (nghe nhạc để ghi lại âm nhạc được cung cấp bởi một bác sỹ hoặc y tá) về kết quả tâm lý và thể chất ở người bị bệnh ung thư.

Tổng cộng có 52 thử nghiệm đã được kiểm tra đánh giá, trong đó có 3.731 người bị ung thư tham gia, phân loại: 23 các thử nghiệm theo liệu pháp âm nhạc và 29 còn lại được theo y học âm nhạc. Kết quả cho thấy các can thiệp âm nhạc trị liệu đặc biệt giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Đây là những kết quả quan trọng giúp bệnh nhân ung thư phục hồi bệnh tốt hơn. Can thiệp âm nhạc dẫn đến hiệu ứng trung bình đến mạnh mẽ trong việc làm giảm sự lo lắng của bệnh nhân, giúp giảm đau, giảm mệt mỏi.

Không chỉ vậy, âm nhạc còn giúp giảm bệnh tim, hô hấp, hạ huyết áp. Các kết quả của nghiên cứu đơn lẻ cho rằng nghe nhạc có thể làm giảm nhu cầu với thuốc mê và thuốc giảm đau, cũng như thời gian phục hồi và thời gian nằm viện giảm.

Đặc biệt, khi so sánh âm nhạc trị liệu, y học âm nhạc, nhóm nghiên cứu đã thấy một sự gia tăng vừa phải trong chất lượng của bệnh nhân khi được áp dụng liệu pháp âm nhạc.Ở chiều ngược lại, các can thiệp y học âm nhạc không có được kết quả này. Tuy nhiên, cả hai liệu pháp y học âm nhạc và âm nhạc trị liệu đều đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc bệnh ung thư.

Tổng hợp

Bài viết Âm nhạc giúp bệnh nhân ung thư giảm đau đớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/am-nhac-giup-benh-nhan-ung-thu-giam-dau-don-8477/feed/ 0