Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 24 Nov 2019 16:54:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh giãn phế quản https://benh.vn/benh-gian-phe-quan-4871/ https://benh.vn/benh-gian-phe-quan-4871/#respond Sun, 25 Mar 2018 05:12:15 +0000 http://benh2.vn/benh-gian-phe-quan-4871/ Bệnh giãn phế quản được định nghĩa là giãn không hồi phục một phần của cây phế quản, có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường.

Bài viết Bệnh giãn phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh giãn phế quản được định nghĩa là giãn không hồi phục một phần của cây phế quản, có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường.

giãn phế quản

Phân loại bệnh giãn phế quản

Có thể phân loại giãn phế quản theo nguyên nhân: giãn phế quản do tắc phế quản (dị vật, u nội phế quản, sẹo cũ của các chấn thương, viêm nhiễm…). Giãn phế quản do viêm, hoại tử thành phế quản (lao, viêm phổi, áp xe phổi, xơ hoá kén).

Triệu chứng lâm sàng bệnh giãn phế quản

Triệu chứng toàn thân

Triệu chứng toàn thân phụ thuộc vào mức độ, nguyên nhân và biến chứng của bệnh. Có thể có sút cân, thiếu máu…

Triệu chứng cơ năng

Khạc đờm: thường gặp, khạc đờm nhiều từ 500-1000 ml/24 giờ, đờm mủ, có khi hôi thối do vi khuẩn kỵ khí. Khi để lắng đờm có 3 lớp: lớp trên là bọt; lớp giữa là nhầy mủ; lớp dưới là mủ đục. Bệnh nhân sốt cao kéo dài, những đợt cấp thường có sốt và khạc đờm nhiều.

Ho ra máu: thường ho ra máu thể trung bình, tái phát nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm

Khó thở: biểu hiện của suy hô hấp, có thể có tím.

Đau ngực: là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phổi ở vùng giãn phế quản.

Triệu chứng thực thể

  • Khám phổi có thể không thấy gì hoặc nghe thấy ran ẩm, ran phế quản ở những vùng có tổn thương.
  • Khám đường hô hấp trên: có thể thấy viêm mũi họng mạn tính, viêm xoang mạn tính.
  • Móng tay khum, ngón dùi trống.

Xét nghiệm cận lâm sàng

X quang phổi

Các tổn thương thường gặp là:

  • Các đám mờ hình ống biểu hiện của các phế quản bị lấp đầy chất nhầy.
  • Thành phế quản tạo thành các đường song song (đường ray).
  • Thể tích của thuỳ phổi có giãn phế quản nhỏ lại
  • Có các ổ sáng nhỏ giống hình ảnh tổ ong, có thể có ổ sáng với mực nước ngang kích thước thường không quá 2 cm.
  • Hình ảnh viêm phổi tái diễn hàng năm xung quanh khu vực giãn phế quản.

Chụp phế quản cản quang

Dùng chất cản quang (lipiodol) bơm vào cây phế quản, có thể thấy phế quản giãn hình trụ, hình túi, hình tràng hạt.

Soi phế quản: quan sát tình trạng lòng phế quản, phát hiện các phế quản bị gấp khúc, bị chít hẹp, xác định vị trí chảy máu, và hút dịch phế quản tìm vi khuẩn.

Chụp cắt lớp vi tính: lớp mỏng, độ phân giải cao (tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định giãn phế quản). Các dấu hiệu có thể gặp:

  • Đường kính trong của phế quản lớn hơn động mạch đi kèm.
  • Các phế quản không nhỏ dần được quy định là khi 1 phế quản trên một đoạn dài 2 cm có đường kính tương tự phế quản đã phân chia ra phế quản đó.
  • Thấy phế quản ở cách màng phổi thành ngực dưới 1 cm.
  • Thấy phế quản đi sát vào màng phổi trung thất.
  • Thành phế quản dày.

Các xét nghiệm khác

  • Các xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn, nấm, tìm trực khuẩn kháng cồn, kháng toan (AFB).
  • Khám tai mũi họng.
  • Làm điện tâm đồ để phát hiện sớm tâm phế mạn.

Chẩn đoán bệnh giãn phế quản

Chẩn đoán xác định

Dựa vào

  • Tiền sử: ho và khạc đờm kéo dài, ho ra máu tái phát, kéo dài, có thể có móng tay khum.
  • Chụp cắt lớp vi tính, chụp phế quản có cản quang: có hình ảnh giãn phế quản.

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm phế quản có mủ, viêm phế quản mạn tính có giãn phế nang (rất khó).
  • Áp xe phổi: rất khó phân biệt khi giãn phế quản có đợt bội nhiễm cấp.
  • Lao phổi: cần tìm AFB nhiều lần trong đờm hoặc dịch phế quản.
  • Kén hơi ở phổi: phải xác định bằng chụp phế quản có cản quang.

Chẩn đoán nguyên nhân

Khi soi phế quản, hoặc chụp cắt lớp vi tính thấy tổn thương:

  • U phế quản cần làm sinh thiết để xác định.
  • Dị vật: dị vật vào phế quản từ lâu bị bỏ quên.
  • Sỏi phế quản: hiếm gặp thường không được chẩn đoán.
  • Phế quản bị tắc do: lao đang tiến triển, sẹo cũ của lao, viêm xơ hoá phế quản.

Điều trị bệnh giãn phế quản

Điều trị nội khoa

Dẫn lưu đờm mủ phế quản: hướng dẫn bệnh nhân cách ho khạc đờm và vỗ rung lồng ngực kết hợp với dẫn lưu theo tư thế.

Điều trị bội nhiễm phế quản:

  • Lựa chọn kháng sinh ban đầu, dùng đường uống hay đường tiêm tuỳ theo mức độ nhiễm trùng.
  • Thay đổi kháng sinh dựa theo đáp ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ nếu có.
  • Thời gian dùng kháng sinh: tuỳ theo từng trường hợp. Thời gian dùng kháng sinh thông thường: 1-2 tuần. Những trường hợp giãn phế quản nặng, vi khuẩn kháng thuốc: thường cần dùng kháng sinh dài ngày hơn, hoặc bội nhiễm do trực khuẩn mủ xanh, hoặc tụ cầu vàng: thời gian dùng kháng sinh có thể tới 3 tuần.

Nếu có hội chứng xoang phế quản (GPQ và viêm đa xoang mạn tính): Cho bệnh nhân uống erythromycine 10 mg/kg/ngày, chia 2 lần, kéo dài từ 6 – 24 tháng. Không dùng đồng thời với theophyllin hoặc các thuốc cùng nhóm xanthin do nguy cơ gây rối loạn nhịp tim: xoắn đỉnh.

Điều trị triệu chứng

– Thuốc giãn phế quản khi nghe phổi có ran rít, ran ngáy.

– Thở oxy trong đợt cấp khi có thiếu oxy máu.

– Uống đủ nước, truyền dịch để làm loãng đờm.

Điều trị ho máu

– Ho ra máu nhẹ (lượng máu ho khạc < 50 ml/ngày): Nằm nghỉ, ăn lỏng, dùng thuốc giảm ho, an thần.

– Ho máu mức độ trung bình (lượng máu ho khạc 50-200 ml/ngày).

  • Chăm sóc chung (như trên)
  • Transamin 250mg × 4 ống/ngày tiêm tĩnh mạch.
  • Morphine 0,01 g tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch (thận trọng khi có suy hô hấp mạn).
  • Dùng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn

– Ho ra máu nặng: lượng máu ho khạc 200 – 500 ml/ngày.

  • Chăm sóc chung, chỉ định dùng morphine, các thuốc co mạch, kháng sinh: như trên.
  • Truyền dịch, truyền máu bồi phụ khối lượng tuần hoàn.

– Ho máu rất nặng > 500 ml/ngày:

  • Các biện pháp điều trị như ho máu mức độ nặng.
  • Soi phế quản ống mềm: xác định vị trí chảy máu, giải phóng máu đọng.
  • Chụp động mạch phế quản gây bịt tắc động mạch phế quản nếu thấy hình ảnh búi phình, thông động mạch.
  • Đặt nội khí quản, hoặc mở khí quản để hút loại bỏ các cục máu đông gây bít tắc phế quản.
  • Bù khối lượng máu mất hoặc các chế phẩm cao phân tử.

– Phẫu thuật: chỉ định cắt phân thuỳ, thuỳ hoặc cả bên phổi cho những trường hợp giãn phế quản khu trú; giãn phế quản có ho ra máu nặng hoặc ho ra máu tái phát.

Điều trị ngoại khoa

Cắt thuỳ phổi hoặc cắt một bên phổi.

– Chỉ định:

  • Giãn phế quản khu trú một thuỳ, một bên phổi (chỉ số FEV1 > 50%).
  • Ho ra máu nhiều lần.
  • Tắc do khối u.

– Chống chỉ định:

  • Giãn phế quản thể lan toả.
  • Có triệu chứng của suy hô hấp mạn tính.

Phòng bệnh giãn phế quản

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh môi trường có nhiều bụi khói.
  • Vệ sinh răng miệng, tai – mũi – họng.
  • Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng, răng miệng, các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản cấp, áp xe phổi.
  • Tiêm phòng cúm hàng năm để đề phòng những đợt bội nhiễm của giãn phế quản.
  • Điều trị sớm lao sơ nhiễm ở trẻ em.
  • Đề phòng và lấy sớm dị vật phế quản.
  • Rèn luyện thân thể thường xuyên để tăng sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm cổ ngực, đề phòng các đợt bội nhiễm khi đã bị giãn phế quản.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – Bv Bạch Mai

Bài viết Bệnh giãn phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-gian-phe-quan-4871/feed/ 0
Hướng dẫn mới nhất điều trị bệnh giãn phế quản của Bộ Y tế https://benh.vn/huong-dan-moi-nhat-dieu-tri-benh-gian-phe-quan-cua-bo-y-te-7265/ https://benh.vn/huong-dan-moi-nhat-dieu-tri-benh-gian-phe-quan-cua-bo-y-te-7265/#respond Tue, 28 Nov 2017 06:17:45 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-moi-nhat-dieu-tri-benh-gian-phe-quan-cua-bo-y-te-7265/ Giãn phế quản (Bronchiectasis) được định nghĩa là giãn không hồi phục một phần của cây phế quản, có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường.

Bài viết Hướng dẫn mới nhất điều trị bệnh giãn phế quản của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. ĐẠI CƯƠNG

Giãn phế quản (Bronchiectasis) được định nghĩa là giãn không hồi phục một phần của cây phế quản, có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường.

2. NGUYÊN NHÂN

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: giãn phế quản tiên phát hay bẩm sinh, giãn phế quản thứ phát do dị vật, u nội phế quản, sẹo cũ của các chấn thương, viêm nhiễm… Đợt bội nhiễm các loại vi khuẩn thường gặp: Streptococcus pneumoniae, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Escheria coli…

3. TRIỆU CHỨNG

3.1. Lâm sàng

a) Triệu chứng toàn thân

Triệu chứng toàn thân phụ thuộc vào mức độ, nguyên nhân và biến chứng của bệnh. Có thể có sút cân, thiếu máu…

b) Triệu chứng cơ năng

– Khạc đờm: Thường gặp, khạc đờm nhiều từ 500-1000 ml/24 giờ, đờm mủ, có khi hôi thối do vi khuẩn hiếm khí. Khi để lắng đờm có 3 lớp: lớp trên là bọt; lớp giữa là nhầy mủ; lớp dưới là mủ đục. Đợt cấp thường có sốt và khạc đờm nhiều.

– Ho ra máu: Tái phát nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm.

– Khó thở: Biểu hiện của suy hô hấp, có thể có tím.

– Đau ngực: Là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phổi ở vùng giãn phế quản.

c) Triệu chứng thực thể

– Khám phổi có thấy ran ẩm, ran phế quản ở những vùng có tổn thương.

– Khám tai mũi họng: có thể thấy viêm mũi họng mạn tính, viêm xoang mạn tính.

– Móng tay khum, ngón dùi trống.

3.2. Triệu chứng cận lâm sàng

a) X-quang phổi

Các tổn thương thường gặp

  • Các đám mờ hình ống biểu hiện của các phế quản bị lấp đầy chất nhầy. – Thành phế quản tạo thành các đường song song (đường ray).
  • Thể tích của thuỳ phổi có giãn phế quản nhỏ lại.
  • Có các ổ sáng nhỏ giống hình ảnh tổ ong, có thể có ổ sáng với mực nước ngang kích thước thường không quá 2 cm.
  • Hình ảnh viêm phổi tái diễn hàng năm xung quanh khu vực giãn phế quản.

b) Chụp phế quản cản quang

– Có thể thấy phế quản giãn hình trụ, hình túi, hình tràng hạt.

c) Soi phế quản

– Phát hiện dị vật, các phế quản bị gấp khúc, bị chít hẹp, xác định vị trí chảy máu và hút dịch phế quản tìm vi khuẩn.

d) Chụp cắt lớp vi tính

Lớp mỏng, độ phân giải cao (tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định giãn phế quản). Các dấu hiệu có thể gặp:

  • Đường kính trong của phế quản lớn hơn động mạch đi kèm.
  • Các phế quản không nhỏ dần – quy định là khi một phế quản trên một đoạn dài 2 cm có đường kính tương tự phế quản đã phân chia ra phế quản đó.
  • Các phế quản ở cách màng phổi thành ngực dưới 1 cm. – Các phế quản đi sát vào màng phổi trung thất.
  • Thành phế quản dày.

e) Các xét nghiệm khác

– Các xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn, nấm, trực khuẩn kháng cồn, kháng toan.

– Làm điện tâm đồ để phát hiện sớm tâm phế mạn.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Điều trị nội khoa

– Dẫn lưu đờm mủ phế quản: hướng dẫn người bệnh cách ho khạc đờm và vỗ rung lồng ngực kết hợp với dẫn lưu theo tư thế.

– Điều trị kháng sinh trong đợt cấp tính của giãn phế quản có bội nhiễm. – Điều trị triệu chứng:

  • Thuốc giãn phế quản khi nghe phổi có ran rít, ngáy.
  • Thở oxy trong đợt cấp khi có thiếu oxy máu.
  • Uống đủ nước, truyền dịch để làm loãng đờm.
  • Điều trị ho máu: Theo mức độ ho ra máu nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.

4.2. Điều trị ngoại khoa

Cắt thuỳ phổi hoặc cắt một bên phổi.

– Chỉ định: Giãn phế quản khu trú một thùy, một bên phổi (chỉ số FEV1 > 50%), ho máu nhiều lần, tắc do khối u.

– Chống chỉ định: Giãn phế quản thể lan toả, có triệu chứng của suy hô hấp mạn tính

4.3. Điều trị kháng sinh (đợt cấp do nhiễm khuẩn)

4.3.1. Lựa chọn kháng sinh ban đầu cho đợt cấp tính của giãn phế quản dùng đường uống hay đường tiêm tùy theo mức độ nhiễm khuẩn, tình hình kháng của vi khuẩn tại địa phương. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng phải dùng phối hợp kháng sinh, thay đổi kháng sinh theo đáp ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ.

4.3.2. Thường dùng phối hợp nhóm beta-lactam kết hợp với nhóm aminoglycosid hoặc nhóm quinolon:

a) Penicilin G 1 triệu đơn vị, liều 10 – 50 triệu đơn vị/ngày tuỳ theo tình trạng và cân nặng của người bệnh, pha truyền tĩnh mạch chia 3 – 4 lần/ngày, kết hợp với:

– 1 kháng sinh nhóm aminoglycosid:

  • Gentamicin 80mg: 3-5 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần hoặc
  • Amikacin 500mg: 15 mg/kg/ngày pha truyền tĩnh mạch trong 250ml natri clorid 0,9%.

– Hoặc kết hợp với 1 kháng sinh nhóm quinolon:

  • Levofloxacin 500mg – 750mg/ngày truyền tĩnh mạch, hoặc + Moxifloxacin 400mg/ngày
  • Ciprofloxacin 800 mg/ngày

b) Nếu nghi vi khuẩn tiết beta-lactamase, lựa chọn các kháng sinh sau và kết hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid như mục a:

  • Amoxicilin-clavulanat: 3-6g chia 3-6 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch, hoặc
  • Ampicilin-sulbactam:3-6g chia 3-6 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch.

c) Nếu nghi vi khuẩn Gram-âm thì dùng cephalosporin thế hệ 3 kết hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid, lựa chọn:

  • Cefotaxim 3 – 6 g/ngày, chia 2 đến 4 lần/ngày, hoặc
  • Ceftazidim 3 – 6 g/ngày, cứ 8 đến 12 giờ/lần

d) Nếu người bệnh khạc đờm mủ thối (vi khuẩn kỵ khí) thì kết hợp nhóm beta-lactam (với thuốc và liều như mục a, b, c ở trên) với metronidazol:

  • Nhóm amoxicilin-clanvulanat với metronidazol liều 1- 1,5g chia 2-3 lần/ngày, truyền tĩnh mạch, hoặc
  • Penicilin G + metronidazol 1-1,5g/ngày truyền tĩnh mạch.

e) Nếu do nhiễm khuẩn mắc phải bệnh viện, khi chưa có kết quả kháng sinh đồ:

– Có thể dùng kháng sinh:

  • Ceftazidim 3 – 6g chia 3 lần/ngày, hoặc
  • Piperacilin-tazobactam 4,5g x 3 lần/ngày, hoặc + Imipenem 2 – 4g chia 3-4 lần/ngày, hoặc
  • Meropenem 3 – 6g chia 3-4 lần/ngày

– Kết hợp kháng sinh nhóm aminoglycosid hoặc quinolon, metronidazol nhƣ các mục ở trên. Điều chỉnh kháng sinh theo diễn biến lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ.

f) Nếu nghi ngờ do tụ cầu:

– Lựa chọn:

  • Oxacilin 6 – 12g/ngày, hoặc
  • Vancomycin 1-2 g/ngày

– Kết hợp với amikacin khi nghi do tụ cầu kháng thuốc.

4.3.3. Thời gian dùng kháng sinh thông thường: 10 ngày đến 2 tuần. Những trường hợp giãn phế quản nặng, nhiễm vi khuẩn kháng thuốc: Thường cần dùng kháng sinh dài ngày hơn, hoặc bội nhiễm do trực khuẩn mủ xanh hoặc tụ cầu, thời gian dùng kháng sinh có thể tới 3 tuần.

Chú ý xét nghiệm creatinin máu 2 lần trong một tuần đối với người bệnh có sử dụng thuốc nhóm aminoglycosid, vancomycin để phát hiện tác dụng gây suy thận của thuốc, đổi hoặc điều chỉnh liều nếu có suy thận.

4.3.4. Nếu có hội chứng xoang phế quản (giãn phế quản và viêm đa xoang mạn tính): Uống erythromycin 10 mg/kg/ngày, chia 2 lần, kéo dài từ 6-24 tháng. Không dùng đồng thời với các thuốc nhóm xanthin (theophylin) do nguy cơ gây rối loạn nhịp tim (xoắn đỉnh).

4.3.5. Với những trường hợp thường xuyên tái phát các đợt cấp tính (từ 2 lần trở lên trong 1 năm), có thể cân nhắc sử dụng phác đồ kháng sinh macrolid liều thấp (10mg/kg), dài ngày.

5. DỰ PHÒNG

– Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh môi trường có nhiều bụi khói.

– Vệ sinh răng miệng, tai – mũi – họng.

– Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng, răng miệng, các bệnh về đường hô hấp.

– Tiêm phòng cúm hàng năm.

– Điều trị sớm lao sơ nhiễm ở trẻ em.

– Đề phòng và lấy sớm dị vật phế quản.

– Rèn luyện thân thể thường xuyên. Giữ ấm cổ ngực, đề phòng các đợt bội nhiễm khi đã bị giãn phế quản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Barker AF (2002), ”Bronchiectasis”, N Engl J Med, 346(18):1383-93.

2. Michael D. Iseman, Edward D. Chan (2010), “Bronchiectasis”, Murray and Nadel’s

Textbook of Respiratory Medicine 5nd ed, Philadelphia, Pa: WB Saunders and Co, 1398-1417. 3. Morrissey D (2007), “Pathogenesis of Bronchiectasis”, Clin Chest Med, 28:289-296.

4. Rosen MJ (2006), “Chronic cough due to bronchiectasis: ACCP evidence-based clinical practice guidelines”, Chest, 129(1 Suppl):122S-131S.

Giãn phế quản – Nguồn Bộ Y tế

Xem thêm: Bệnh giãn phế quản

Benh.vn

Bài viết Hướng dẫn mới nhất điều trị bệnh giãn phế quản của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-moi-nhat-dieu-tri-benh-gian-phe-quan-cua-bo-y-te-7265/feed/ 0
Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công cho bệnh nhi 7 tuổi https://benh.vn/lan-dau-tien-viet-nam-ghep-phoi-thanh-cong-cho-benh-nhi-7-tuoi-9145/ https://benh.vn/lan-dau-tien-viet-nam-ghep-phoi-thanh-cong-cho-benh-nhi-7-tuoi-9145/#respond Wed, 01 Mar 2017 07:02:04 +0000 http://benh2.vn/lan-dau-tien-viet-nam-ghep-phoi-thanh-cong-cho-benh-nhi-7-tuoi-9145/ Thành công sau hàng loạt các ca ghép tạng cho cơ thể con người, ngày 21/2, lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Quân Y 103 đã tiến hành ca ghép phổi từ người cho sống. Bệnh nhân được ghép là cháu bé 7 tuổi ( Hà Giang) bị giãn phế quản bẩm sinh.

Bài viết Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công cho bệnh nhi 7 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thành công sau hàng loạt các ca ghép tạng cho cơ thể con người, ngày 21/2, lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Quân Y 103 đã tiến hành ca ghép phổi từ người cho sống. Bệnh nhân được ghép là cháu bé 7 tuổi ( Hà Giang) bị giãn phế quản bẩm sinh.

Ca phẫu thuật do BV Quân Y 103 & chuyên gia Nhật Bản thực hiện

Các bác sĩ Bệnh viện Quân Y 103 đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi cho cháu Ly Chương Bình (sinh năm 2010), người cho phổi là anh Ly Cù G. (sinh năm 1989, bố cháu bé) và anh Ly Cù T. (sinh năm 1987, bác ruột cháu Bình), tất cả đều ở tại thôn Na Cạn, xã Bát Đại Sơn, huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang.

Thiếu tướng, GS.TS Đỗ Quyết – Giám đốc Học viện Quân y 103

Bệnh nhi Ly Chương Bình, được chẩn đoán giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa hai phổi. Tình trạng bệnh khá nặng, cháu bé bị biến chứng suy hô phấp, suy dinh dưỡng độ III, nếu không được ghép phổi tiên lượng bệnh rất xấu, tuổi thọ kém.

Chia sẻ của Giám đốc Học viện Quân y

GS Quyết giám đốc Học viện Quân y chia sẻ “Qua thăm khám, chúng tôi thống nhất ca này có chỉ định tuyệt đối để ghép phổi. Vì cả hai bên phổi của bệnh nhân đã bị tổn thương rất nặng, chỉ cần khi cháu ho là cơ thể tím tái. Tuy nhiên, khi chỉ định ghép phổi, câu hỏi lớn nhất đối với chúng tôi đó là ai là người cho phổi? May mắn sau khi vận động, giải thích, ngoài bố bệnh nhân, bác ruột cũng đã đồng ý hiến phổi. Qua các xét nghiệm thăm khám, các chỉ số đều phù hợp để tiến hành ghép.

Sau khi thống nhất, chúng tôi bắt đầu ghép cho bệnh nhân từ 7 giờ sáng ngày 21/2 đến 17h30 cùng ngày. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy 2 thùy dưới của hai người cho và ghép vào phổi của cháu bé”.

Cùng thực hiện ca ghép phổi, GS Oto Takahiro (BV Trường Đại học OKAYAMA – Nhật Bản) cho biết, hiện nay trên thế giới tỷ lệ sống trung bình là 15%, còn riêng ở Trường Đại học OKAYAMA tỷ lệ sống đối với các ca ghép là 80%.

Trường hợp của bệnh nhi Việt Nam đầu tiên

Trường hợp bệnh nhi đầu tiên tại Việt Nam, GS Oto Takahiro cho biết “Còn đối với cháu bé vừa được ghép ở Học viện Quân y, tuy cháu bé 7 tuổi, nhưng thể chất cháu yếu không như những bạn cùng trang lứa do mắc bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, sau khi ghép phổi cháu sẽ phát triển bình thường và có thể sống được 60,70 tuổi”.

Các bác sỹ tiến hành ca ghép phổi cho bệnh nhi 7 tuổi

Chia sẻ về khó khăn trong ca phẫu thuật, GS Đỗ Quyết cho rằng, ghép phổi cũng như những ca ghép tạng khác, đều có những khó khăn riêng. Đặc biệt, phổi là cơ quan trao đổi ô xy nuôi dưỡng cơ thể, vì thế trước khi ghép các bác sĩ phải đánh giá tổng thể cả người cho phổi và người được ghép phổi.

“Một trong những điểm rất khó trong ca ghép phổi, đó là khi phổi người cho bị tổn thương, nhiễm khuẩn. Nếu phổi mà không khỏe mang đi ghép, thì sẽ phải dùng nhiều thuốc thải ghép…như vậy cơ hội thành công là khó. Rất may mắn, đối với ca ghép phổi này, mọi chỉ số và chức năng phổi cả trước và sau khi ghép đều rất tốt”.

Những trường hợp nào được chỉ định ghép phổi

Đối với những trường hợp chỉ định ghép phổi, GS Quyết cho rằng, hiện rất nhiều bệnh có chỉ định ghép phổi như: bị bệnh phổi bẩm sinh, tăng áp lực động mạch phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… Khi mắc bệnh này, phổi sẽ không đủ chức năng cung cấp ô xy cho cơ thể và sẽ được chỉ định ghép.

Được biết, tình trạng hiện tại của các bệnh nhân sau ca ghép tạng vẫn đang được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định và đang được điều trị “Cho đến bây giờ, người cho phổi hiện đã rút ống khí quản, hôm nay (22/2) sẽ đưa về buồng thường như những bệnh nhân khác. Về người nhận phồi, hiện chỉ số sinh tồn tốt, nhưng còn rất nhiều vấn đề cần phải theo dõi sát sao trong thời gian tới”, GS Quyết nói.

Tổng hợp

Bài viết Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công cho bệnh nhi 7 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lan-dau-tien-viet-nam-ghep-phoi-thanh-cong-cho-benh-nhi-7-tuoi-9145/feed/ 0