Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 08 Aug 2023 02:52:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/ https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/#respond Thu, 08 Sep 2022 05:00:39 +0000 https://benh.vn/?p=45204 Viêm phế quản ảnh hưởng đến nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào mùa đông, tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng thêm triệu chứng xuất tiết nhiều đờm và viêm đường hô hấp dưới, có thể gây thở khò khè. Viêm phế quản thường do nhiễm virus RSV.

Bài viết Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Trong khi đó, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

viem_phe_quan_benhvn

Viêm phế quản (ảnh minh họa)

Nhiều cha mẹ nhầm lẫn viêm phế quản với viêm tiểu phế quản, đều là những bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ em. Viêm phế quản ảnh hưởng đến nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào mùa đông, tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng thêm triệu chứng xuất tiết nhiều đờm và viêm đường hô hấp dưới, có thể gây thở khò khè. Viêm phế quản thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV.

Định nghĩa về viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính là hội chứng lâm sàng do viêm khí quản, phế quản và phế nang. Ở trẻ em, viêm phế quản cấp tính thường xảy ra kết hợp với nhiễm trùng đường hô hấp do virus, hiếm khi xuất hiện đơn độc. Viêm phế quản mạn tính ở người lớn được định nghĩa là sự tiết đờm hàng ngày trong ít nhất 3 tháng trong 2 năm liên tiếp. Một số nơi áp dụng định nghĩa này cho viêm phế quản mạn tính ở trẻ em. Viêm phế quản mạn tính cũng đã được định nghĩa là một tập hợp các triệu chứng bao gồm ho kéo dài hơn 1 tháng hoặc ho có đờm thường xuyên, có thể kèm theo thở khò khè hoặc thở rít. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có mặt trong bệnh hen, vì vậy việc phân biệt là rất khó khăn.

Nguyên nhân gây viêm phế quản

  • Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm trùng đường hô hấp; khoảng 90% do virus, 10% do vi khuẩn. Các đợt tấn công lặp đi lặp lại của viêm phế quản cấp tính làm suy yếu và kích thích đường hô hấp phế quản theo thời gian, cuối cùng dẫn đến viêm phế quản mạn tính.
  • Khí thải ô nhiễm cũng là một nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, thủ phạm chính là phơi nhiễm khói thuốc lá dài hạn nặng nề.
  • Nhiễm virus bao gồm: adenovirus, cúm, virus hợp bào đường hô hấp (RSV), rhinovirus, bocavirus ở người (8, 9, 10), coxsackievirus, herpes simplex…
  • Nhiễm khuẩn bao gồm: S pneumonia, M catarrhalis, H influenza, Chlamydia pneumonia, các loài Mycoplasma…
  • Các chất gây ô nhiễm không khí, khói thuốc lá.
  • Các nguyên nhân khác bao gồm: dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm nấm…

Ho là triệu chứng điển hình của viêm phế quản

Triệu chứng của viêm phế quản

  • Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính thường bao gồm ho và đôi khi đau ngực sau khi thở sâu hoặc ho. Các triệu chứng này có thể biến mất hoàn toàn và hệ hô hấp trở lại chức năng ban đầu trong vòng 10-14 ngày điều trị.
  • Viêm phế quản mãn tính là tái phát viêm và thoái hóa của các ống phế quản, có thể có liên quan đến nhiễm trùng hoạt động.
  • Bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính tiết nhiều chất nhầy hơn bình thường do tăng xuất tiết hoặc giảm đào thải.
  • Ho là cơ chế thúc đẩy xuất tiết quá mức.

Điều trị viêm phế quản

  • Phần lớn viêm phế quản ở trẻ em có thể tự khỏi, bởi tình trạng này 90% là do virus, không cần đến thuốc kháng sinh.
  • Điều trị viêm phế quản cấp tính ở bệnh nhi bao gồm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc hạ sốt, uống đủ nước và tránh khói thuốc.
  • Ngoài ra, một số bác sĩ khuyên rằng nên cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi một thìa mật ong vào buổi tối để hạn chế ho.
  • Vệ sinh mũi tốt, nhỏ mũi bằng nước muối, có thể giúp làm sạch các xoang góp phần giảm tiết nước mũi, giảm ho.
  • Thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt nhắm mục tiêu cắt các triệu chứng của viêm phế quản trẻ em.
  • Trong các trường hợp mạn tính, nên xem xét liệu pháp giãn phế quản.
  • Corticosteroid đường uống nên được bổ sung nếu triệu chứng ho còn tiếp tục và các khai thác bệnh sử cũng như khám lâm sàng gợi ý một tình trạng viêm phế quản mạn tính.

giu_am_cho_tre

Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông để phòng bệnh

Phòng ngừa viêm phế quản

Tuy viêm phế quản cấp có thể diễn biến khả quan và tự khỏi mà không cần dùng thuốc, nhưng các bậc phụ huynh cũng không được chủ quan để tránh nhiều đợt cấp liên tiếp có thể dẫn đến viêm phế quản mạn tính. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

  • Cha mẹ tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, chất gây ô nhiễm và bụi bẩn.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để giữ cho căn nhà không bị bụi, ve và các chất gây dị ứng khác hoặc nhiễm trùng gây viêm phế quản ở trẻ.
  • Khăn trải giường, thảm, đồ chơi và các vật dụng thường xuyên sử dụng khác phải được rửa sạch hoặc hút bụi đều đặn.
  • Thời tiết ẩm ướt hoặc lạnh đôi khi có thể gây viêm phế quản ở trẻ em.
  • Cha mẹ nên chú ý giữ ấm căn phòng, mặc quần áo ấm vào mùa đông cho trẻ.
  • Rửa tay thường xuyên không những giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dẫn đến viêm phế quản ở trẻ mà còn tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

Xem thêm: Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản

Theo medscape.com

Bài viết Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/feed/ 0
Bí quyết giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông https://benh.vn/bi-quyet-giu-gin-suc-khoe-cho-be-trong-mua-dong-4756/ https://benh.vn/bi-quyet-giu-gin-suc-khoe-cho-be-trong-mua-dong-4756/#respond Mon, 22 Oct 2018 05:09:57 +0000 http://benh2.vn/bi-quyet-giu-gin-suc-khoe-cho-be-trong-mua-dong-4756/ Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về đường hấp phát triển: ho, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản…đặc biệt là trẻ em tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn do hệ miễn dịch của các em còn non nớt. Vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông là việc làm cần thiết để tránh những căn bệnh này.

Bài viết Bí quyết giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về đường hấp phát triển: ho, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản…đặc biệt là trẻ em tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn do hệ miễn dịch của các em còn non nớt. Vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông là việc làm cần thiết để tránh những căn bệnh này.

Vậy, cách giữ gìn sức khỏe cho bé vào mùa đông như thế nào?

Tìm hiểu về hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể, bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ, tế bào bất thường.

Hệ miễn dịch là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cũng như các rối loạn của tế bào. Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn công các sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp đẩy lùi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại giúp bé tránh được các loại bệnh và phát triển khỏe mạnh.

Tại sao cần tăng cường miễn dịch hô hấp cho trẻ?

Sau khi sinh, lượng kháng thể của bé nhận được từ mẹ đã giảm, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh do sự tấn công của vi sinh vật trong môi trường.

Trong không khí, tỷ lệ các vi khuẩn gây hại rất lớn nên hệ hô hấp là cơ quan dễ bị mắc bệnh nhất ở trẻ nhỏ. Vì vậy tăng cường sức đề kháng cho trẻ để phòng bệnh lả hết sức cần thiết.

Phương pháp giữ gìn sức khỏe cho bé vào mùa đông

Lối sống

Không nên “cấm cung” bé trong nhà

Khi thời tiết lạnh, bố mẹ có tư tưởng “thương con” nên cho con nghỉ đi lớp vì sợ con bị lạnh mà ốm…Tuy nhiên, quan điểm này không đúng.

Nguyên nhân:

  • Bé ở trong nhà thiếu không khí trong lành sẽ khiến cho hệ miễn dịch yếu đi.
  • Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân gây bệnh cho bé.

cho bé ra ngoài trời vào mùa đông

Cho bé ra ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Giải pháp:

  • Vào những ngày hửng nắng cho bé ra vườn hoa, công viên… để bé làm quen với môi trường và tiếp xúc với không khí trong lành sẽ rất tốt cho sức khỏe.
  • Lưu ý khi cho bé ra ngoài trời cần mặc đủ quần áo, giầy tất…để giữ ấm cho bé.

Tắm nắng cho trẻ

Mùa đông dù mặc nhiều quần áo nhưng người lúc nào cũng co ro vì lạnh nên người ta quên đi việc tắm nắng cho trẻ. Tuy nhiên, việc tắm nắng lại rất cần thiết.

Nguyên nhân:

  • Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe.
  • Ngoài ra, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Giải pháp:

  • Tắm nắng cho trẻ vào những ngày nắng ấm.
  • Thời điểm tắm nắng thích hợp cho trẻ: sáng từ 8h – 9h30; chiều từ 16h – 17h.
  • Ngoài ra, cần tăng cường các thực phẩm chứa vitamin D cho bé.

Cho bé mặc trang phục thoải mái, dễ chịu

Nhiều ông bố, bà mẹ cho bé mặc đủ các loại quần áo để phòng rét, tuy nhiên thân nhiệt trẻ nóng hơn người lớn, vì vậy khi bé ở trong nhà chỉ nên mặc đủ ấm để bé dễ dàng vận động khi chơi, ăn, ngủ

Giải pháp:

  • Mặc cho bé những trang phục thoải mái để dễ dàng cho việc vận động giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ưu tiên chất liệu mềm, thông thoáng, thấm mồ hôi…
  • Lưu ý cho bé đi tất, găng tay, mũ để giữ ấm cổ, chân và đầu cho bé.

Giữ bé không bị mưa ướt

Mùa đông miền bắc thường rét kèm theo mưa phùn ẩm ướt. Tuy nhiên, vì lượng nước mưa rất nhỏ nên mọi người thường không mặc áo mưa. Điều này chính là nguyên nhân gây bệnh cho bé.

Giải pháp:

  • Mặc cho bé loại áo khoác có mũ không ngấm nước mưa.
  • Đeo khẩu trang cho bé khi ra đường để bảo vệ hệ hô hấp.
  • Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo cho bé thật nhanh, sau đó cho bé uống một cốc sữa ấm để bé bớt lạnh.

Giữ tay sạch sẽ

Trời lạnh, cha mẹ thường “ngại tắm” cho con vì sợ con ốm, đôi khi việc rửa tay cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, tay bẩn chứa nhiều virus gây bệnh.

Giải pháp:

  • Cho bé rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.
  • Ngoài ra, cha mẹ và người thân trong nhà cũng nên rửa tay để tránh lây nhiễm virus cho bé.

Ngủ ngon và thư giãn

Ngủ đủ thời gian, ngủ ngon giấc giúp bé khỏe mạnh, khôi phục các chức năng của cơ thể và hạn chế bệnh tật. Ngược lại, thiếu ngủ, mệt mỏi sẽ khiến bé có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

Giải pháp:

  • Cho bé ngủ đủ thời gian từ 8 đến 10h/ ngày.
  • Không nên cho bé xem vô tuyến trước giờ đi ngủ.
  • Ngoài ra, bé cần được thư giãn mỗi tuần như: đi công viên, vườn bách thú, đi bộ…

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Mùa đông cơ thể cần nhiều dinh dưỡng hơn để chống rét và phòng bệnh. Vì vậy, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và các nhóm vitamin cho cơ thể.

Giải pháp:

  • Tăng cường nguồn dinh dưỡng từ: thịt bò, gà, các loại cá…
  • Cung cấp vitamin từ các loại rau xanh: cải bắp, bí ngô, súp lơ, cà rốt…
  • Đảm bảo các chất khoáng có trong hoa quả: cam, bưởi, chuối, táo, lê…
  • Cho bé uống thêm các loại sữa tươi, sữa chua…

Uống đủ nước

Không chỉ mùa hè mà mùa đông cơ thể cũng cần cung cấp đủ nước. Nước giúp cơ thể thanh lọc độc tố, tăng cường khả năng phòng bệnh…

cho trẻ uống đủ nước vào mùa đông

Cho bé uống đủ nước để tăng cường khả năng phòng bệnh…(Ảnh minh họa)

Giải pháp:

  • Cho bé uống đủ lượng nước từ: 1 đến 1,5lít/ngày (tùy theo lứa tuổi).
  • Lưu ý khi cho trẻ dùng đèn sưởi hoặc điều hòa thì khả năng mất nước càng lớn hơn.

Lời kết

Giữ sức khỏe cho bé không chỉ mùa đông mà mùa nào cũng rất cần thiết vì cơ thể bé còn nhỏ, hệ miễn dịch kém… Tuy nhiên, mùa đông trời lạnh, cơ thể một phần chống rét, một phần phải chống lại các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp: ho, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản,… nên đòi hỏi việc chăm sóc của bổ mẹ cần chu đáo, kỹ càng hơn.

Vì vậy, ngoài việc giữ ấm cho bé, bố mẹ không nên “bao bọc” con quá kỹ mà cần cho con đi tắm nắng, thư giãn mỗi khi trời hửng nắng. Bên cạnh đó bổ sung calo, dinh dưỡng, các loại vitamin từ trái cây, cho bé ngủ đủ, ngủ đúng giờ để bảo vệ sức khỏe.

Benh.vn

Bài viết Bí quyết giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-quyet-giu-gin-suc-khoe-cho-be-trong-mua-dong-4756/feed/ 0
Quy tắc mẹ đừng nên quên khi mặc quần áo cho trẻ ngày lạnh https://benh.vn/quy-tac-me-dung-nen-quen-khi-mac-quan-ao-cho-tre-ngay-lanh-8778/ https://benh.vn/quy-tac-me-dung-nen-quen-khi-mac-quan-ao-cho-tre-ngay-lanh-8778/#respond Tue, 15 Mar 2016 06:55:07 +0000 http://benh2.vn/quy-tac-me-dung-nen-quen-khi-mac-quan-ao-cho-tre-ngay-lanh-8778/ Khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh vào mùa đông, bố mẹ cần nhớ quy tắc "bốn ấm, một lạnh".

Bài viết Quy tắc mẹ đừng nên quên khi mặc quần áo cho trẻ ngày lạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh vào mùa đông, bố mẹ cần nhớ quy tắc “bốn ấm, một lạnh”.

Việc giữ ấm cho trẻ rất quan trọng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chưa biết nói nên các bé không thể phàn nàn rằng mình nóng hay lạnh. Nếu mặc quá ít trẻ cũng ốm mà mặc quá nhiều thì trẻ toát mồ hôi, dễ dẫn đến các bệnh cảm lạnh, viêm phổi,….Vậy làm thế nào để giữ ấm đúng cách cho trẻ vào mùa đông trong khi bé vẫn có thể hoạt động thoải mái? Một số mẹo dưới đây sẽ giúp bạn được phần nào.

   

 Benh.vn (Nguồn Khám phá)

Bài viết Quy tắc mẹ đừng nên quên khi mặc quần áo cho trẻ ngày lạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/quy-tac-me-dung-nen-quen-khi-mac-quan-ao-cho-tre-ngay-lanh-8778/feed/ 0