Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 03 Jan 2024 03:24:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những lưu ý khi sử dụng miếng dán giữ nhiệt https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-mieng-dan-giu-nhiet-4742/ https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-mieng-dan-giu-nhiet-4742/#respond Tue, 02 Jan 2024 13:09:40 +0000 http://benh2.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-mieng-dan-giu-nhiet-4742/ Để đối phó với thời tiết lạnh giá của mùa đông, nhiều người đã tìm mua miếng dán giữ nhiệt để sưởi ấm cho mình và người thân trong gia đình. Đặc biệt, đối với những người ở các tỉnh phía nam khi ra công tác ngoài bắc gặp phải thời tiết lạnh thường sử dụng miếng dán giữ nhiệt.

Bài viết Những lưu ý khi sử dụng miếng dán giữ nhiệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Để đối phó với thời tiết lạnh giá của mùa đông, nhiều người đã tìm mua miếng dán giữ nhiệt để sưởi ấm cho mình và người thân trong gia đình. Đặc biệt, đối với những người ở các tỉnh phía nam khi ra công tác ngoài bắc gặp phải thời tiết lạnh thường sử dụng miếng dán giữ nhiệt.

Với ưu điểm tiện dụng và khả năng làm ấm nhanh, miếng dán giữ nhiệt đang là sản phẩm “hot” trên thị trường khi mùa đông về. Vậy, miếng dán giữ nhiệt là gì? Khi sử dụng miếng dán giữ nhiệt cần lưu ý như thế nào?

Tìm hiểu về miếng dán giữ nhiệt

Miếng dán giữ nhiệt được sản xuất để sử dụng cho mùa đông, được dùng để giữ thân nhiệt khi thời tiết lạnh, đặc biệt khi nhiệt độ thấp dưới 100 C.

Miếng dán giữ nhiệt được sản xuất dựa trên nguyên lý phản ứng ôxy hóa kim loại từ đó sinh ra nhiệt làm ấm cơ thể.

Các loại miếng giữ nhiệt

  • Loại dùng để dán.
  • Loại không dán (để trong túi xách, túi quần..)
  • Kích cỡ (2 loại): 10 x 7cm; 10 x 13cm.
  • Miếng giữ nhiệt có trên thị trường của các nước: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…

mieng_dan_giu_nhiet_2

Miếng dán giữ nhiệt (Ảnh minh họa)

Đặc điểm của miếng dán giữ nhiệt

  • Chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Chứa các hoạt chất như: bột sắt, nước, khoáng chất, than hoạt tính, clorua kali.
  • Thời gian tỏa nhiệt từ: 3 đến 5h, 10 đến 12h

Cách sử dụng miếng dán giữ nhiệt

  • Loại dán: dùng để dán lên quần áo và tất chân, không được dán trực tiếp lên da.
  • Loại không dán: để trong túi áo, túi quần,…

Lưu ý: không nên dán trực tiếp lên da, không bóc ra dán lại vì có thể làm giảm độ dính của miếng dán.

Dán miếng giữ nhiệt lên quần, áo… không dán lên cơ thể (Ảnh minh họa)

Tác dụng của miếng dán giữ nhiệt

  • Dùng để sưởi ấm.
  • Tiện sử dụng.
  • Giúp sưởi ấm cơ thể khi đi ra ngoài trời lạnh, khi đi đường xa.
  • Hiệu quả đặc biệt với người già và trẻ em (những người chịu rét kém hơn bình thường).

Lưu ý khi sử dụng miếng dán giữ nhiệt

  • Miếng giữ nhiệt chỉ nên sử dụng ngoài da.
  • Nên dùng miếng dán giữ nhiệt ở nhiệt độ dưới 44 0C.
  • Không sử dụng đồng thời miếng dán giữ nhiệt cùng với máy sưởi hoặc đệm điện.
  • Khi ngủ không nên dán miếng dán giữ nhiệt.
  • Tránh sử dụng miếng dán giữ nhiệt ở một vị trí trong một thời gian dài.
  • Chú ý quan sát tình trạng da, tránh tình trạng gây bỏng ở nhiệt độ thấp (đối với những người có độ cảm nhiệt nhạy bén kém, bỏng ở nhiệt độ thấp thường không có cơ sở nhận thức gây ra các vết thâm nám, phồng rộp…)
  • Khi sử dụng không nên xé rách túi trong để phòng tránh nhiệt độ trong túi rò ra ngoài.
  • Tránh không để cho các chất ở trong miếng giữ nhiệt vào trong mắt hoặc miệng.
  • Chỉ nên dùng cho người lớn khi nhiệt độ môi trường xuống rất thấp.
  • Người bị bệnh tiểu đường và chướng ngại trong tuần hoàn máu cần cẩn thận khi sử dụng miếng dán giữ nhiệt.
  • Trẻ em, người già nên sử dụng miếng dán giữ nhiệt dưới sự chỉ dẫn của người chăm sóc.
  • Không dùng cho trẻ sơ sinh hoặc người bị liệt, không có khả năng tự di chuyển cơ thể.
  • Giữ sản phẩm ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng, xa tầm với của trẻ em và vật nuôi trong nhà.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tư vấn của bác sỹ trước khi sử dụng.

tac-nghen-mach-mau-1

Người bị tiểu đường, chướng ngại tuần hoàn máu… không sử dụng miếng dán giữ nhiệt (Ảnh minh họa)

Ý kiến của chuyên gia

BS Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng (BV Xanh Pôn – Hà Nội)

“Khoa đã từng gặp trường hợp sử dụng miếng sưởi ấm không đúng cách gây bỏng ở nhiệt độ thấp. Có trường hợp dùng miếng dán giữ nhiệt quá lâu ở gan bàn chân, khi lật ra xem thì vùng da ở chỗ đặt miếng dán bị bỏng. Vùng da bị bỏng có biểu hiện tấy đỏ, phồng rộp, tróc da hoặc nhợt nhạt…

bong_nhiet_khi_dung_mieng_dan_giu_nhiet_sai_cach

Sử dụng miếng giữ nhiệt không đúng dẫn đến bỏng ở nhiệt độ thấp (Ảnh minh họa)

Nhiệt độ cơ bản của miếng dán giữ ấm không cao, nên loại bỏng này gọi là bỏng ở nhiệt độ thấp. Thông thường da tiếp xúc ở nhiệt độ 70 độ C liên tục trong 1 phút sẽ bị bỏng, còn khi da tiếp xúc với nhiệt độ gần 60 độ C liên tục trên 5 phút cũng có thể gây ra bỏng. Bỏng ở nhiệt độ thấp là chỉ nhiệt độ trong khoảng 50 độ C, nguồn nhiệt ở trong cơ thể thời gian quá lâu, nhiệt năng sẽ dần dần thẩm thấu vào trong mô mềm từ đó gây ra vết bỏng.

Lời kết

Ưu điểm của miếng dán giữ nhiệt sưởi ấm mùa đông là tiện dụng, có khả năng làm ấm nhanh, đặc biệt khi sử dụng cho người già và trẻ nhỏ nên được nhiều gia đình ưa dùng,.. Cũng chính vì lý do trên mà nhiều người lạm dụng dẫn đến bị bỏng da và gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Vì vậy, khi sử dụng miếng dán giữ nhiệt, người dùng cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm và xin tư vấn của bác sĩ để sử dụng một cách có hiệu quả, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và gia đình.

Bài viết Những lưu ý khi sử dụng miếng dán giữ nhiệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-mieng-dan-giu-nhiet-4742/feed/ 0
Trời rét đậm, rét hại, nhiều trẻ bị liệt mặt, méo miệng https://benh.vn/troi-ret-dam-ret-hai-nhieu-tre-bi-liet-mat-meo-mieng-51809/ https://benh.vn/troi-ret-dam-ret-hai-nhieu-tre-bi-liet-mat-meo-mieng-51809/#respond Thu, 13 Dec 2018 09:36:23 +0000 https://benh.vn/?p=51809 Những ngày gần đây, các tỉnh miền Bắc xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài, thậm chí có nơi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Nhiệt độ xuống thấp, trong khi đó nhiều phụ huynh chủ quan khiến trẻ bị méo mặt, liệt miệng.

Bài viết Trời rét đậm, rét hại, nhiều trẻ bị liệt mặt, méo miệng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những ngày gần đây, các tỉnh miền Bắc xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài, thậm chí có nơi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Nhiệt độ xuống thấp, trong khi đó nhiều phụ huynh chủ quan khiến trẻ bị méo mặt, liệt miệng.

Tại khoa Nhi (BV Châm cứu TƯ) bé T.T.M.L (30 tháng tuổi, quê huyện Sông Mã, Sơn La) đang được các bác sĩ chăm sóc. Bác sĩ cho biết, bé bị liệt dây ngoại biên số 7 bên trái gây méo mồm, liệt miệng.

Gia đình cho biết, cách đây ít ngày, thấy con nói hơi ngọng, cười miệng bị méo nên đã đưa con đến cơ sở y tế địa phương thăm khám. Bé được các bác sĩ xác định bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 nên gia đình nhanh chóng đưa bé xuống BV Châm cứu TƯ ở Hà Nội điều trị.

Ở giường bên cạnh, bệnh nhi N.T.H (3 tuổi, quê huyện Vũ Thư, Thái Bình) cũng đang được theo dõi. Trước đó, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng không ngậm chặt được miệng, một mắt nhắm không kín, cười miệng méo xệch.

Trẻ bị méo mồm, liệt mặt đang điều trị tại BV Châm cứu TƯ

Gia đình cho biết, bé hay được tắm đêm. Ngoài ra, cách đây 1 tuần, cháu được mẹ chở xuống nhà ngoại chơi. Sáng hôm sau, thấy bé cười lệch nên gia đình đưa lên BV Châm cứu TƯ điều trị. Hiện tại, tình trạng bệnh của bé tiến triển tốt và tiếp tục được bác sĩ theo dõi.

Bác sĩ Đặng Thị Hoàng Tuyên, Trưởng khoa Nhi (BV Châm cứu TƯ), cho biết, vài ngày gần đây, khoa Nhi đã tiếp nhận 5-10 ca liệt dây thần kinh ngoại biên số 7. Bệnh nhân đến từ các tỉnh/thành khác nhau nhưng chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc. Nguyên nhân khiến trẻ bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 gây méo mồm, liệt miệng là do nhiệt độ thấp. Theo quan niệm của Đông y, liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 là do phong hàn gây nên.

Bác sĩ Tuyên cũng cho biết, khi gặp lạnh, dây thần kinh số 7 bị tổn thương gây phù nề, viêm nhiễm. Từ đó gây ra bệnh với các biểu hiện như miệng lệch sang một bên, khó nói, mắt nhắm không kín, khi ăn miệng méo sẽ gây rơi vãi thức ăn, đồ uống ở bên bị liệt.

Với những trường hợp đã được chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 7 do lạnh, các bác sĩ sẽ dùng phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, chiếu tia hồng ngoại, cứu ngải… Đây đều là những phương pháp y học cổ truyền lâu đời và có hiệu quả.

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong những ngày giá rét, bác sĩ Tuyên khuyến cáo, phụ huynh nên giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh sâu, thay đổi đột ngột, đêm ngủ đắp chăn ấm để tránh bị nhiễm lạnh; Khi cho trẻ chơi, nên chọn nơi không có gió lùa, nhiệt độ luôn đảm bảo; khi ra đường hay đến nơi công cộng, phải đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm các bệnh do virus. Tuyệt đối không tắm khuya, cho bé ăn uống đủ chất để tăng khả năng chống đỡ với trời lạnh.

Benh.vn (Theo baomoi.com)

Bài viết Trời rét đậm, rét hại, nhiều trẻ bị liệt mặt, méo miệng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/troi-ret-dam-ret-hai-nhieu-tre-bi-liet-mat-meo-mieng-51809/feed/ 0
4 bộ phận trên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh trong mùa đông kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm https://benh.vn/4-bo-phan-tren-co-the-de-bi-nhiem-lanh-trong-mua-dong-keo-theo-nhieu-benh-nguy-hiem-43430/ https://benh.vn/4-bo-phan-tren-co-the-de-bi-nhiem-lanh-trong-mua-dong-keo-theo-nhieu-benh-nguy-hiem-43430/#respond Tue, 09 Oct 2018 02:49:11 +0000 https://benh.vn/?p=43430 Nếu không giữ ấm những bộ phận này trên cơ thể trong mùa đông thì bạn rất có thể phải đối mặt với những chứng bệnh nguy hiểm như đau dạ dày, đau mỏi cơ bắp, đau nhức xương khớp...

Bài viết 4 bộ phận trên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh trong mùa đông kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nếu không giữ ấm những bộ phận này trên cơ thể trong mùa đông thì bạn rất có thể phải đối mặt với những chứng bệnh nguy hiểm như đau dạ dày, đau mỏi cơ bắp, đau nhức xương khớp…

Vùng bụng trên

Trong tiết trời giảm thấp đột ngột của mùa đông thì bạn rất dễ mắc phải các bệnh về dạ dày nếu không giữ ấm vùng bụng trên. Một số người đã có sẵn tiền sử mắc bệnh dạ dày thì việc để vùng bụng trên bị nhiễm lạnh còn có thể dẫn đến tình trạng loét dạ dày, kéo theo sau đó là những triệu chứng như đau dạ dày, tiêu chảy cấp…Hơn nữa, dù không đau dạ dày nhưng nếu để vùng bụng trên nhiễm lạnh cũng sẽ làm cho khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm hại vào dạ dày. Do đó, trong mùa đông thì bạn nên lưu ý làm ấm thức ăn trước khi ăn, ưu tiên các món nóng hổi chứ không nên ăn trực tiếp những món vừa lấy ra từ tủ lạnh. Ngoài ra, khi ăn trái cây tráng miệng cũng không nên để lạnh và hạn chế ăn đồ chua, tránh làm hại dạ dày.

Vùng bụng dưới

Hội con gái đang trong kỳ “đèn đỏ” mà để vùng bụng dưới bị nhiễm lạnh thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và làm triệu chứng đau bụng kinh càng nặng hơn. Thêm nữa, trong những ngày này mà con gái không chú ý mặc ấm khi ra đường thì có thể làm tử cung bị lạnh, kéo theo tình trạng toàn thân nhiễm lạnh và tác động đến việc lưu thông máu.Một số cô nàng còn để vùng bụng dưới bị nhiễm lạnh dẫn đến các triệu chứng như viêm khớp, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh hay các vấn đề nghiêm trọng hơn. Vậy nên, để tránh nhiễm lạnh vùng bụng dưới thì bạn cần tránh ăn đồ lạnh và luôn giữ nhiệt độ cơ thể ấm.

Vùng lưng

Khi di chuyển ngoài trời trong mùa đông thì vùng lưng là nơi thường tiếp xúc nhiều với các luồng gió lạnh nên nếu bạn không mặc đủ ấm thì sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Đặc biệt, nếu để vùng lưng và eo bị lạnh thì có thể dẫn đến một số triệu chứng như căng cơ, đau vùng đỉa thắt lưng hay các bộ phận cơ bắp khác. Đó là lý do vì sao bạn thường nhận thấy mình có biểu hiện đau mỏi phần cơ, căng cơ, chuột rút… thường xuyên trong mùa đông.Do đó, để giữ ấm cơ thể thì bạn cũng nên bổ sung một số loại thực phẩm như hành tây, cà chua, cà rốt… để giúp quá trình lưu thông máu diễn ra nhanh hơn, đồng thời hạn chế tình trạng co rút cơ đột ngột trong mùa đông.

Vùng chân

Nếu để vùng chân bị nhiễm lạnh trong mùa đông thì có thể làm quá trình lưu thông máu giảm xuống. Khi lượng máu không được tuần hoàn đều đặn trong cơ thể thì có thể dẫn đến các hiện tượng như lạnh tay, chân, mũi… Một số người còn mắc phải các triệu chứng như viêm khớp, đau mỏi xương, ngứa râm ran…Vậy nên, bạn cần luôn nhớ giữ ấm vùng chân bằng cách đi tất và đi giày kín chân để bảo vệ đôi chân luôn ấm áp trong mùa đông. Thêm nữa, bạn cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm như mộc nhĩ, hành tây… hay các món ăn như canh hầm, súp nóng… và các loại thực phẩm giúp cải thiện quá trình lưu thông máu khác để tăng cường khả năng miễn dịch, phòng tránh nhiều bệnh tật trong mùa đông.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác.

Benh.vn

Bài viết 4 bộ phận trên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh trong mùa đông kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/4-bo-phan-tren-co-the-de-bi-nhiem-lanh-trong-mua-dong-keo-theo-nhieu-benh-nguy-hiem-43430/feed/ 0
Tuyệt chiêu đối phó với rét đậm, rét hại https://benh.vn/tuyet-chieu-doi-pho-voi-ret-dam-ret-hai-6206/ https://benh.vn/tuyet-chieu-doi-pho-voi-ret-dam-ret-hai-6206/#respond Mon, 25 Jun 2018 05:41:35 +0000 http://benh2.vn/tuyet-chieu-doi-pho-voi-ret-dam-ret-hai-6206/ Dưới tác động của môi trường, đặc biệt là những đợt rét đậm kéo dài khiến tỷ lệ người mắc các bệnh về hệ hô hấp, xương khớp, tim mạch tăng nhanh…Tuy nhiên, với những tuyệt chiêu dưới đây, Benh.vn sẽ giúp độc giả xua tan giá lạnh của mùa đông miền bắc.

Bài viết Tuyệt chiêu đối phó với rét đậm, rét hại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dưới tác động của môi trường, đặc biệt là những đợt rét đậm kéo dài khiến tỷ lệ người mắc các bệnh về hệ hô hấp, xương khớp, tim mạch tăng nhanh…Tuy nhiên, với những tuyệt chiêu dưới đây, Benh.vn sẽ giúp độc giả xua tan giá lạnh của mùa đông miền bắc.

Bổ sung dinh dưỡng, chất béo, tăng lượng calo cho cơ thể

Mùa đông thường đói rất nhanh vì cơ thể cần lượng chất béo, calo để chống rét. Vì vậy cần bổ sung thực đơn đầy đủ chất và các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

+ Bổ sung đủ lượng chất béo cho cơ thể như thịt gà, thịt bò, tôm cua cá… Những thực phẩm thích hợp cho mùa đông gồm khoai tây, khoai lang, vừng, mật ong, các loại súp, phô mai… Đối với người ăn kiêng cần thay thế chất béo động vật bằng chất béo thực vật như các loại hạt hạnh nhân, hạt dẻ, bỏng ngô…

     Tăng cường dinh dưỡng, chất béo, các loại vitamin cho cơ thể.

+ Các loại gia vị như gừng, tỏi giúp làm ấm người từ bên trong lại tăng lưu thông máu, chống cảm cúm…

+ Nên uống nước ấm kể cả nước lọc, trà hay cà phê để cơ thể ấm hơn. Uống nóng còn thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, cung cấp đủ ôxy cho cơ thể và đừng quên món trà gừng nhé.¬¬¬

Trang bị áo ấm, mũ, khăn quàng cổ

Ai cũng biết một việc rất đơn giản là bổ sung nhiều áo sẽ chống lại giá rét, tuy nhiên mặc áo cũng cần có phương pháp.

+ Mặc nhiều áo, tạo thành nhiều lớp để giữ ấm sẽ hiệu quả hơn là mặc 1 – 2 chiếc áo thật dày.

+ Tay và chân là hai vùng dễ bị lạnh nhất, vì vậy cần đi găng tay (chất liệu bằng dạ hoặc lông tơ mềm sẽ ấm và tốt hơn găng da), tất chân để bảo vệ.

   Mặc ấm để tránh rét.

+ Khăn quàng cổ giúp giữ ấm vùng cổ, họng, gáy, mũ đội đầu giữ ấm trán, 2 tai và chớ coi thường khẩu trang vì không những tránh bụi, nó còn giúp giữ ấm mũi và miệng.

Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ, người già khi phải di chuyển một quãng đường dài nên sử dụng miếng dán nhiệt vào mặt trong của áo khi ra đường (không dán trực tiếp lên da). Tuy nhiên không nên lạm dụng loại hình này.

Không tắm về đêm, giữ gìn cổ gáy, bụng không để bị lạnh

Tắm về đêm không tốt cho sức khỏe cả khi thời tiết nóng hoặc lạnh. Tắm về đêm dễ gây cảm vì lúc này cơ thể con người đã mệt mỏi, cần nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Vì vậy, thời gian thích hợp nhất là tắm, gội vào buổi chiều sau khi đi làm về hoặc buổi sáng (cần sấy khô tóc trước khi ra đường để tránh cảm lạnh, đau đầu, đau khớp…)

Cổ gáy rất dễ bị hơi lạnh tấn công, gây co thắt cơ và lan tỏa xuống các xương bả vai gây nhức đầu, chóng mặt, cứng cổ… Vì vậy, trong mùa đông, các bạn gái không nên vì đẹp mà mặc áo hở cổ hoặc vấn cao tóc để khoe chiếc cổ kiêu xa mà gây hại cho sức khỏe. Phương pháp tốt nhất mà cũng tăng cảm hứng là làm duyên với những chiếc khăn và chiếc áo cổ lọ nhiều màu sắc.

Eo và bụng cần giữ ấm vì nếu bị lạnh sẽ gây đau bụng, đi ngoài và một số bệnh phụ khoa… Do đó cần mặc áo len, áo khoác dài hoặc cho áo vào trong quần để giữ ấm vùng lưng, bụng.

Lời kết

Để giảm thiểu tác hại của rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người dân cần có các kiến thức phòng chống rét như: bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chất béo, các loại vitamin…giúp tăng cường calo chống rét và nâng cao hệ miễn dịch; mặc nhiều áo ấm, đội mũ, quàng khăn và lưu ý giữ ấm đầu, cổ, chân và hai bàn tay…Đặc biệt đối với những người ăn kiêng, cần bổ sung trong thực đơn các loại dầu thực vật, không nên kiêng cữ quá dẫn đến thiếu chất, giảm calo, hạn chế sức chống rét gây ảnh hưởng đến sức khỏe…

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Tuyệt chiêu đối phó với rét đậm, rét hại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuyet-chieu-doi-pho-voi-ret-dam-ret-hai-6206/feed/ 0
Những thực phẩm tăng nhiệt lượng cho cơ thể khi đông về https://benh.vn/nhung-thuc-pham-tang-nhiet-luong-cho-co-the-khi-dong-ve-4734/ https://benh.vn/nhung-thuc-pham-tang-nhiet-luong-cho-co-the-khi-dong-ve-4734/#respond Wed, 19 Aug 2015 05:09:31 +0000 http://benh2.vn/nhung-thuc-pham-tang-nhiet-luong-cho-co-the-khi-dong-ve-4734/ Mùa đông trời lạnh giá, bên cạnh việc trang bị quần áo ấm, chúng ta cần tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng nhiệt lượng chống trọi lại cái rét. Vậy, những thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể khi đông về là những loại nào?

Bài viết Những thực phẩm tăng nhiệt lượng cho cơ thể khi đông về đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa đông trời lạnh giá, bên cạnh việc trang bị quần áo ấm, chúng ta cần tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng nhiệt lượng chống trọi lại cái rét. Vậy, những thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể khi đông về là những loại nào?

Cơ chế hoạt động của con người trong mùa đông

Mùa đông, cơ thể chịu ảnh hưởng khí hậu lạnh nên hoóc môn tuyến giáp trạng, hoóc môn tuyến thượng thận trong hệ nội tiết đều gia tăng.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng giàu nhiệt lượng (calori) như chất đạm, chất mỡ và hợp chất hi-đrô-các bon tăng tốc độ phân giải để thêm sức chống rét cho cơ thể, do đó năng lượng cơ thể thất thoát rất nhiều.

Vì thế về mặt dinh dưỡng, chúng ta cần bổ sung năng lượng bằng việc bổ sung các thức ăn giàu chất đạm, chất mỡ, chất hi-đrô-các bon….

Bổ sung thức ăn giàu đạm, mỡ, hi-đrô-các bon … để chống rét (Ảnh minh họa)

Những thực phẩm làm tăng nhiệt lượng

Các loại thịt

Tác dụng:

+ Các loại thịt có hàm lượng chất protein và cacbon hydrat dồi dào.

+ Chất protein và cacbon hydrat khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành nhiệt lượng, giúp bổ thận tráng dương, lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá.

Phương pháp:

+ Bổ sung các loại thịt có hàm lượng giàu protein như: thịt chó, thịt bò, thịt trâu, thịt gà, các loại cá…

Các loại hải sản giàu i-ốt

Tác dụng:

+ Hải sản giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì.

+ Hải sản nâng cao khả năng chịu rét, thúc đẩy sinh nhiệt, chống giá rét.

Phương pháp:

+ Bổ sung các loại hải sản giàu i-ốt như: rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến…

Các loại rau, trái cây

Tác dụng:

+ Cơ thể luôn lạnh giá do thiếu muối vô cơ. Vì vậy mùa đông cần bổ sung đủ muối vô cơ cho cơ thể để phòng chống rét.

Phương pháp:

+ Bổ sung các loại rau, củ như: ngó sen, cà rốt, su hào, khoai môn, khoai tây, rau bí, cải ngọt, súp lơ… giàu hàm lượng muối vô cơ.

+ Bổ sung các loại trái cây: quýt, đu đủ, cam, nho, lê, … thúc đẩy hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.

Các loại trái cây: quýt, đu đủ, cam, nho… bổ sung muối vô cơ chống rét (Ảnh minh họa)

Chất chống oxy hóa

Tác dụng:

+ Chất chống oxy hóa sẽ giúp giữ ấm cơ thể

Phương pháp:

+ Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: bí ngô, khoai tây…

Các loại gia vị

Tỏi

+ Làm giảm cholesterol, sản sinh nhiệt lượng cho cơ thể.

+ Tác dụng kháng khuẩn cao, giúp hạn chế các bệnh thường gặp trong mùa đông như cúm, hen suyễn hay viêm phế quản…

Tỏi làm giảm cholesterol, sản sinh nhiệt lượng cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Gừng

+ Gừng có chứa chất gingerol và chogaol có khả năng sinh nhiệt làm cho cơ thể trở nên ấm áp lúc trời trở lạnh.

+ Gừng chữa cảm thông thường, viêm họng, điều trị chứng đau đầu và buồn nôn.

Mật ong

+ Mật ong có khả năng kháng khuẩn, phòng chống vi trùng.

+ Một ly nước cam pha với mật ong sẽ giải quyết các chứng ho, đau họng, tăng sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể.

Chanh

+ Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, chanh sẽ hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.

+ Ngoài ra chanh còn kích thích nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, phòng ngừa các bệnh như cảm, ho, cúm…

Ăn, uống đồ nóng

Tác dụng:

+ Ăn đồ nóng giúp lưu thông khí huyết, tăng nhiệt cho cơ thể.

Phương pháp:

+ Mùa đông cần ăn chín, uống sôi: ăn súp nóng, uống trà, sữa nóng…

Trà gừng

Tác dụng:

+ Gừng chữa say tàu xe, đau bụng, lưu thông máu huyết, tăng nhiệt độ cho cơ thể.

Phương pháp:

+ Uống trà gừng làm tăng nhiệt độ và tuần hoàn máu trong cơ thể.

Những thực phẩm cần tránh trong mùa đông

+ Bánh mì.

+ Đồ uống có ga.

+ Cà phê, rượu.

+ Sữa đông, bơ…

Tránh sử dụng đồ uống có ga trong mùa đông (Ảnh minh họa)

Lời kết

Giữ ấm cho cơ thể khi tiết trời chuyển lạnh là việc làm cần thiết để phòng chống các căn bệnh về đường hô hấp, tim mạch.…Vì vậy, ngoài việc mặc ấm để giữ nhiệt cho cơ thể, chúng ta cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày những loại thực phẩm có khả năng giữ nhiệt, giúp cơ thể “đương đầu” với thời tiết khắc nghiệt như: thịt chó, lợn, cá, các loại hải sản, rau củ quả, gia vị như tỏi, gừng…

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Những thực phẩm tăng nhiệt lượng cho cơ thể khi đông về đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-thuc-pham-tang-nhiet-luong-cho-co-the-khi-dong-ve-4734/feed/ 0