Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 07 Aug 2023 07:18:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hướng dẫn điều trị bệnh thấp tim của Bộ Y tế https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-thap-tim-cua-bo-y-te-7277/ https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-thap-tim-cua-bo-y-te-7277/#respond Sun, 28 Jul 2019 06:18:00 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-thap-tim-cua-bo-y-te-7277/ Thấp tim là một bệnh viêm cấp tính có tính chất toàn thân (có liên quan đến miễn dịch) chỉ xảy ra sau một hay nhiều đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A theo phân loại của Lancefield. Bệnh biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm: Viêm đa khớp, viêm tim, chorea, hạt dưới da, ban đỏ vòng.

Bài viết Hướng dẫn điều trị bệnh thấp tim của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Định nghĩa

– Thấp tim là một bệnh viêm cấp tính có tính chất toàn thân (có liên quan đến miễn dịch) chỉ xảy ra sau một hay nhiều đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A theo phân loại của Lancefield. Bệnh biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm: Viêm đa khớp, viêm tim, chorea, hạt dưới da, ban đỏ vòng.

– Bệnh thấp tim đã được biết đến từ thế kỷ 17. Năm 1944, J.Duckett Jone đưa ra bảng hướng dẫn chẩn đoán thấp tim. Năm 1988, WHO đã công nhận bảng tiêu chuẩn chẩn đoán thấp tim của Jone đã được sửa đổi.

– Hiện nay trên thế giới bệnh thấp tim đã được giải quyết ở các nước phát triển. Các nước khác tỷ lệ bệnh vẫn còn cao. Ở Việt Nam tỷ lệ thấp tim ở trẻ em dưới 16 tuổi là 0,45%.

thấp tim

2. Nguyên nhân

– Do vi khuẩn Liên cầu beta tan huyết nhóm A gây ra.

3. Triệu chứng bệnh

Lâm sàng

– Viêm họng: Hay gặp trước đó 1-2 tuần. Toàn thân: Người bệnh có sốt nhẹ hoặc sốt cao; toàn thân mệt mỏi, ăn uống kém; có thể ho, đau ngực…

– Viêm van tim: Hay gặp mới xuất hiện TTT ở mỏm do HoHL; thổi tâm trương ở giữa mỏm (thổi carey coomb), có thể do tăng cường độ tiếng T3; thổi tâm trương ở đáy tim do HoC.

– Viêm cơ tim: Nhịp tim thường nhanh, tương ứng với tăng 1 độ C – nhịp tim tăng 30 đến 35 ck/ph, có thể có ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất, có thể có tiếng ngựa phi ở mỏm hoặc trong mỏm.

– Viêm màng ngoài tim: Tiếng tim mờ, có thể nghe thấy tiếng cọ màng tim.

– Viêm khớp: Thường hay gặp ở các khớp nhỡ hoặc khớp lớn như: Đầu gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay… khớp đau di chuyển, hạn chế vận động, sưng- nóng – đỏ. Đặc điểm của viêm khớp: Đáp ứng rất nhanh với salicylat, khi khỏi không để lại di chứng, không điều trị cũng tự khỏi sau 4 tuần.

– Múa giật (Sydenham): Do tổn thương thần kinh trung ương. Người bệnh có những động tác ở một hoặc hai chi với đặc điểm: Biên độ rộng, đột ngột, không có ý thức, tăng lên khi thức và giảm hoặc hết động tác nếu tập trung vào một việc nào đó hoặc khi ngủ. Thường hết múa giật sau 4-6 tuần.

– Ban vòng (ban Besnier): Vòng ban hồng, xếp thành quầng có đường kính của viền 1-2 mm, hay gặp ở thân, mạn sườn, gốc chi, không có ở mặt. Ban mất đi sau vài ngày.

– Hạt Meynet: Là những hạt nổi dưới da có đường kính khoảng 5-10 mm, dính trên nền xương (khuỷu, gối…) ấn không đau, xuất hiện cùng viêm khớp và viêm tim, mất đi sau vài tuần.

– Suy tim (trong trường hợp thấp tim nặng): Người bệnh khó thở, ho khan, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phổi có ran ẩm…

Cận lâm sàng

– Máu: CTM: Bạch cầu tăng, máu lắng tăng; sợi huyết tăng; Protein C tăng; Antistreptolysin O: Tăng cao > 200 đơn vị Todd. Tăng nhiều sau nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A sau 2 tuần, kéo dài 3-5 tuần rồi giảm dần.

– Điện tâm đồ: Bloc nhĩ – thất cấp I hay gặp. Có thể gặp bloc nhĩ – thất cấp II, III. Nhịp nhanh xoang. Ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất…

– Chụp tim phổi: Có thể thấy tim to, rốn phổi đậm…

– Siêu âm tim: Hình ảnh HoHL, HoC, có thể có dịch màng tim…

4. Điều trị thấp tim

Nguyên tắc điều trị

– Điều trị triệu chứng; điều trị nguyên nhân; phòng bệnh.

Điều trị cụ thể

– Điều trị đợt thấp tim: Nghỉ ngơi, kháng sinh, chống viêm, điều trị triệu chứng.

– Nghỉ ngơi

Bảng 1: Nghỉ ngơi theo mức độ viêm

Không viêm tim nghỉ ngơi trên giường 2 tuần: đi lại trong phòng 2 tuần
Viêm tim, tim không to nghỉ ngơi trên giường 4 tuần: đi lại trong phòng 4 tuần
Viêm tim, tim to nghỉ ngơi trên giường 6 tuần: đi lại trong phòng 6 tuần
Viêm tim, suy tim nghỉ ngơi trên giường khi hết suy tim: đi lại trong phòng 3 tuần

– Kháng sinh điều trị bệnh Thấp tim

  • Cần điều trị ngay, đủ liều và đủ thời gian để diệt được liên cầu.
  • Hiện nay, penicilin vẫn là thuốc thường dùng vì có hiệu quả nhất, chưa thấy có sự kháng penicilin của liên cầu, đồng thời thuốc có giá thành thấp và sẵn có trên thị trường thuốc. Các thuốc kháng sinh dòng beta-lactam cũng có hiệu quả cao trong điều trị liên cầu. Khi bị dị ứng với penicilin có thể dùng erythromycin (nhưng có khoảng 10% liên cầu kháng erythromycin).

– Thuốc và cách sử dụng trong điều trị bệnh thấp tim:

Bảng 2: Thuốc và cách sử dụng trong điều trị bệnh thấp tim

Kháng sinh

Liều lượng

Cách dùng

Ghi chú

Benzathin penicilin

<30 kg: 600.000 đv.

Từ 30 kg trở lên: 1.200.000 đv.

Tiêm bắp sâu (tiêm mông) một lần duy nhất.

Hiệu quả nhất (>97%).

Penicilin V

< 30kg: 500mg/24 giờ.

Từ 30kg trở lên: 1g/24 giờ.

Uống 2 lần/24 giờ. Uống đủ 10 ngày.

Hiệu quả như tiêm.

Erythromycin

< 30kg: 500 mg.

Từ 30 kg trở lên: 1g.

Uống 2 lần/24 giờ. Uống đủ 10 ngày.

Dùng khi dị ứng với Penicilin. Tác dụng tốt (>70%).

– Chống viêm: Tùy theo mức độ của bệnh

  • Viêm đa khớp: Aspirin 100 mg/kg/ngày x 6 ngày. Aspirin 75 mg/kg/ngày x 2 tuần.
  • Viêm tim: Prednisolon 1-2 mg/kg/ngày x 2-3 tuần, nếu máu lắng giảm thì bắt đầu giảm liều 1-2 mg/tuần.

– Điều trị triệu chứng:

Điều trị suy tim:

  • Trợ tim: Digoxin 0,25mg/ngày;
  • Lợi tiểu: Furosemid 40 mg x 1-2 viên/ngày (chú ý: bù Kali).

Giãn mạch (thuốc ức chế men chuyển): Perindopril 4 mg x 1viên/ngày hoặc enalapril 5 mg x 1 viên/ngày hoặc captopril 25 mg x 1 viên/ngày.

Múa vờn: Phenobarpital: 16-32 mg/kg/ngày; haloperidol: 0,03 – 1 mg/kg/ngày; chlopromazin: 0,5 mg/kg/ngày.

5. Phòng bệnh

– Phòng thấp tái phát hay phòng thấp cấp II (cho người bệnh đã được chẩn đoán bị bệnh thấp tim). Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới: hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh Thấp tim. Đặc điểm của vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A là rất hay kháng thuốc nếu dùng một loại thuốc kéo dài nhiều năm. Khuyến cáo chỉ dùng 2 loại thuốc để phòng bệnh thấp tim tái phát đó là: penicilin (ưu tiên số 1) và erythromycin (nếu dị ứng với penicilin).

  • Benzathin penicilin (tiêm): 1.200.000 đv cho người bệnh > 30 kg; 600.000 đv cho người bệnh < 30 kg. Tiêm bắp sâu (tiêm mông), 28 ngày tiêm một lần.
  • Hoặc: Penicilin V (uống): 0,5 g/24 giờ cho người bệnh < 30 kg; 1 g/24 giờ cho người bệnh từ 30 kg trở lên. Uống hàng ngày.
  • Hoặc: Erythromicin (uống): 0,5 g/24 giờ cho người bệnh < 30 kg; 1 g/24 giờ cho người bệnh từ 30 kg trở lên. Uống hàng ngày.

– Thời gian phòng thấp:

  • Thấp tim chưa có biến chứng van tim: Phòng thấp tim tái phát ít nhất là 5 năm và ít nhất đến năm 18 tuổi.
  • Thấp tim có biến chứng van tim: Phòng thấp tim tái phát kéo dài ít nhất đến năm 45 tuổi.

– Chú ý: Khi đang tiêm phòng thấp cấp II, nên chuyển thuốc tiêm thành thuốc uống trong các trường hợp sau: người bệnh đang bị suy tim nặng; người bệnh đang bị một bệnh cấp tính khác như: Hen phế quản, viêm phế quản, suy gan, suy thận…; người bệnh có chỉ định nong van, mổ sửa van, mổ thay van…; người bệnh đang mang thai (phòng trường hợp cấp cứu sốc phản vệ do penicilin khó thành công).

Tài liệu tham khảo

1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội khoa. NXBYH, 2011.

2. Thấp tim và bệnh tim do thấp, NXBYH, 2002

3. Therapeutic Antibiotic Guidelines 2010 version 14.

Xem thêm: Chẩn đoán, điều trị bệnh thấp tim

Benh.vn

Bài viết Hướng dẫn điều trị bệnh thấp tim của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-thap-tim-cua-bo-y-te-7277/feed/ 0
Các nhóm kháng sinh và tác dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế https://benh.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/ https://benh.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/#respond Sun, 23 Jun 2019 06:14:15 +0000 http://benh2.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/ Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.

Bài viết Các nhóm kháng sinh và tác dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.

Sự lan tràn các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh là vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh. Việc hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn kháng kháng sinh là nhiệm vụ không chỉ của ngành Y tế mà của cả cộng đồng nhằm bảo vệ nhóm thuốc này.

Định nghĩa kháng sinh

“Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.

Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon.

Để bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, cần nắm vững những kiến thức liên quan đến kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh và người bệnh.

Trong tài liệu này, các thuốc kháng sinh được đề cập đến bao gồm tất cả các chất có tác dụng trên vi khuẩn gây bệnh. Những chất có tác dụng đến vi rút và nấm gây bệnh sẽ được đề cập đến ở tài liệu tiếp theo.

Các nhóm thuốc kháng sinh và tác dụng

Các nhóm kháng sinh được sắp xếp theo cấu trúc hoá học. Theo cách phân loại này, kháng sinh được chia thành các nhóm như sau (Bảng I.1):

TT Tên nhóm Phân nhóm
1 Beta-lactam

 

Các penicilin
Các cephalosporin
Các beta-lactam khác Carbapenem Monobactam
Các chất ức chế beta-lactamase
2 Aminoglycosid
3 Macrolid
4 Lincosamid
5 Phenicol
6 Tetracyclin Thế hệ 1
Thế hệ 2
7 Peptid Glycopeptid

Polypetid

Lipopeptid

8 Quinolon Thế hệ 1
Các fluoroquinolon: Thế hệ 2, 3, 4
9 Các nhóm kháng sinh khác
Sulfonamid
Oxazolidinon
5-nitroimidazol

Bảng I.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học

Nhóm kháng sinh Beta-lactam

Kháng sinh nhóm beta-lactam là một họ kháng sinh rất lớn, bao gồm các kháng sinh có cấu trúc hóa học chứa vòng beta-lactam. Khi vòng này liên kết với một cấu trúc vòng khác sẽ hình thành các phân nhóm lớn tiếp theo: nhóm penicilin, nhóm cephalosporin và các beta-lactam khác.

cac-nhom-khang-sinh-pho-bien
Cấu trúc 1 số kháng sinh phổ biển nhóm Beta-lâtm

1. Phân nhóm kháng sinh penicilin

– Các thuốc kháng sinh nhóm penicilin đều là dẫn xuất của acid 6- aminopenicilanic (viết tắt là A6AP). Trong các kháng sinh nhóm penicilin, chỉ có penicilin G là kháng sinh tự nhiên, được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Penicilium. Các kháng sinh còn lại đều là các chất bán tổng hợp.

– Sự thay đổi nhóm thế trong cấu trúc của penicilin bán tổng hợp dẫn đến sự thay đổi tính bền vững với các enzym penicilinase và beta-lactamase; thay đổi phổ kháng khuẩn cũng như hoạt tính kháng sinh trên các chủng vi khuẩn gây bệnh.

– Dựa vào phổ kháng khuẩn, có thể tiếp tục phân loại các kháng sinh nhóm Penicilin thành các phân nhóm với phổ kháng khuẩn tương ứng như sau:

  • Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp
  • Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp đồng thời có tác dụng trên tụ cầu
  • Các penicilin phổ kháng khuẩn trung bình
  • Các penicilin phổ kháng khuẩn rộng đồng thời có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh.

– Đại diện của mỗi phân nhóm và phổ kháng khuẩn tương ứng được trình bày trong Bảng I.2.

2. Phân nhóm kháng sinh cephalosporin

– Cấu trúc hóa học của các kháng sinh nhóm cephalosporin đều là dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic (viết tắt là A7AC). Các cephalosporin khác nhau được hình thành bằng phương pháp bán tổng hợp. Sự thay đổi các nhóm thế sẽ dẫn đến thay đổi đặc tính và tác dụng sinh học của thuốc.

– Các cephalosporin bán tổng hợp tiếp tục được chia thành 4 thế hệ. Sự phân chia này không còn căn cứ trên cấu trúc hóa học mà chủ yếu dựa vào phổ kháng khuẩn của kháng sinh. Xếp theo thứ tự từ thế hệ 1 đến thế hệ 4, hoạt tính trên vi khuẩn Gram-dương giảm dần và hoạt tính trên vi khuẩn Gram-âm tăng dần. Phổ kháng khuẩn của một số cephalosporin trong từng thế hệ được trình bày trong Bảng I.3. Lưu ý thêm là tất cả các cephalosporin hầu như không có tác dụng trên enterococci, Listeria monocytogenes, Legionella spp., S. aureus kháng methicilin, Xanthomonas maltophilia, và Acinetobacter spp.

Bảng I.2. Phân nhóm kháng sinh Penicilin và phổ kháng khuẩn

Phân nhóm Tên thuốc Phổ kháng khuẩn
Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp

 

Penicilin G

Penicilin V

 

Cầu khuẩn Gram-dương (trừ cầu khuẩn tiết penicilinase, do đó không có tác dụng trên phần lớn các chủng S. aureus).
Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp đồng thời có tác dụng trên tụ cầu

 

Methicilin

Oxacilin

Cloxacilin

Dicloxacilin

Nafcilin

 

Hoạt tính kháng khuẩn kém hơn trên các vi khuẩn nhạy cảm với penicilin G, nhưng do có khả năng kháng penicilinase nên có tác dụng trên các chủng tiết penicilinase như S. aureus và

S. epidermidis chưa kháng methicilin.

Các penicilin phổ kháng khuẩn trung bình Ampicilin Amoxicilin Phổ kháng khuẩn mở rộng hơn so với penicilin G trên các vi khuẩn Gram-âm như Haemophilus influenzae, E. coli, và Proteus mirabilis. Các thuốc này không bền vững với enzym beta-lactamase nên thường được phối hợp với các chất ức chế beta-lactamase như acid clavulanic hay sulbactam.
Các penicilin phổ kháng khuẩn rộng đồng thời có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh Carbenicilin

Ticarcilin

Phổ kháng khuẩn mở rộng hơn trên các chủng vi khuẩn Gram-âm như Pseudomonas, Enterobacter, Proteus spp. Có hoạt tính mạnh hơn so với ampicilin trên cầu khuẩn Gram- dương và Listeria monocytogenes, kém hơn piperacilin trên Pseudomonas.
Mezlocilin Piperacilin Có tác dụng mạnh trên các chủng Pseudomonas, Klebsiella, và một số chủng vi khuẩn Gram-âm khác. Piperacilin vẫn giữ được hoạt tính tương tự ampicilin trên tụ cầu Gram-dương và Listeria monocytogenes.

Bảng I.3. Các thế hệ Cephalosporin và phổ kháng khuẩn

Thế hệ Tên thuốc Phổ kháng khuẩn
Cephalosporin thế hệ 1 Cefazolin Cephalexin Cefadroxil

 

Có hoạt tính mạnh trên các chủng vi khuẩn Gram-dương nhưng hoạt tính tương đối yếu trên các chủng vi khuẩn Gram-âm. Phần lớn cầu khuẩn Gram-dương nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 1 (trừ enterococci,

S. epidermidis và S. aureus kháng methicilin). Hầu hết các vi khuẩn kỵ khí trong khoang miệng nhạy cảm, nhưng với B. fragilis thuốc không có hiệu quả. Hoạt tính tốt trên các chủng Moraxella catarrhalis, E. coli, K. pneumoniae, và P. mirabilis.

Cephalosporin thế hệ 2 Cefoxitin

Cefaclor

Cefprozil

Cefuroxim

Cefotetan

Ceforanid

Các cephalosporin thế hệ 2 có hoạt tính mạnh hơn trên vi khuẩn Gram-âm so với thế hệ 1 (nhưng yếu hơn nhiều so với thế hệ 3). Một số thuốc như cefoxitin, cefotetan cũng có hoạt tính trên B. fragilis
Cephalosporin thế hệ 3 Cefotaxim

Cefpodoxim

Ceftibuten

Cefdinir

Cefditoren

Ceftizoxim

Ceftriaxon

Cefoperazon

Ceftazidim

Các cephalosporin thế hệ 3 nói chung có hoạt tính kém hơn thế hệ 1 trên cầu khuẩn Gram-dương, nhưng có hoạt tính mạnh trên vi khuẩn họ Enterobacteriaceae (mặc dù hiện nay các chủng vi khuẩn thuộc họ này đang gia tăng kháng thuốc mạnh mẽ do khả năng tiết beta-lactamase). Một số các thuốc như ceftazidim và cefoperazon có hoạt tính trên P. aeruginosa nhưng lại kém các thuốc khác trong cùng thế hệ 3 trên các cầu khuẩn Gram-dương.
Cephalosporin thế hệ 4 Cefepim Cephalosporin thế hệ 4 có phổ tác dụng rộng hơn so với thế hệ 3 và bền vững hơn với các beta-lactamase (nhưng không bền với Klebsiella pneumoniae carbapenemase (KPC) nhóm A). Thuốc có hoạt tính trên cả các chủng Gram-dương, Gram-âm (bao gồm Enterobacteriaceae và Pseudomonas)

3. Các kháng sinh nhóm beta-lactam khác

a) Kháng sinh nhóm carbapenem

Nghiên cứu biến đổi cấu trúc hóa học của penicilin và cephalosporin đã tạo thành một nhóm kháng sinh beta-lactam mới, có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có hoạt tính rất mạnh trên vi khuẩn Gram-âm – đó là kháng sinh nhóm carbapenem. Tên thuốc và phổ tác dụng của một số kháng sinh trong nhóm này được trình bày trong Bảng I.4.

Bảng I.4. Kháng sinh nhóm carbapenem và phổ tác dụng

Tên kháng sinh Phổ tác dụng
Imipenem Thuốc có phổ tác dụng rất rộng trên cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Các chủng vi khuẩn nhạy cảm bao gồm streptococci (kể cả phế cầu kháng penicilin), enterococci (nhưng không bao gồm E. faecium và các chủng kháng penicilin không do sinh enzym beta-lactamase), Listeria. Một vài chủng tụ cầu kháng methicilin có thể nhạy cảm với thuốc, nhưng phần lớn các chủng này đã kháng. Hoạt tính rất mạnh trên Enterobacteriaceae (trừ các chủng tiết carbapenemase KPC). Tác dụng được trên phần lớn các chủng Pseudomonas và Acinetobacter. Tác động trên nhiều chủng kỵ khí, bao gồm cả B. fragilis. Không bền vững đối với men DHP-1 tại thận nên cần phối hợp cilastatin.
Meropenem Phổ tác dụng tương tự imipenem, có tác dụng trên một số chủng Gram (-) như P. aeruginosa, kể cả đã kháng imipenem.
Doripenem

 

Phổ tác dụng tương tự imipenem và meropenem.

Tác dụng trên vi khuẩn Gram-dương tương tự imipenem, tốt hơn so với meropenem và ertapenem.

Ertapenem Phổ tác dụng tương tự các carbapenem nhưng tác dụng trên các chủng Pseudomonas và Acinetobacter yếu hơn so với các thuốc cùng nhóm.

b) Nhóm kháng sinh monobactam

– Nhóm kháng sinh monobatam là kháng sinh mà công thức phân tử có chứa beta-lactam đơn vòng. Chất điển hình của nhóm này là aztreonam.

– Phổ kháng khuẩn của aztreonam khá khác biệt với các kháng sinh họ beta-lactam và có vẻ gần hơn với phổ của kháng sinh nhóm aminoglycosid. Thuốc chỉ có tác dụng trên vi khuẩn Gram-âm, không có tác dụng trên vi khuẩn Gram-duơng và vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, hoạt tính rất mạnh trên Enterobacteriaceae và có tác dụng đối với P. aeruginosa.

c) Các chất ức chế beta-lactamase

Các chất này cũng có cấu trúc beta-lactam, nhưng không có hoạt tính kháng khuẩn, mà chỉ có vai trò ức chế enzym beta-lactamase do vi khuẩn tiết ra. Các chất hiện hay được sử dụng trên lâm sàng là acid clavulanic, sulbactam và tazobactam.

4. Tác dụng không mong muốn (ADR) của các kháng sinh nhóm beta- lactam

– Dị ứng với các biểu hiện ngoài da như mề đay, ban đỏ, mẩn ngứa, phù Quincke gặp với tỷ lệ cao. Trong các loại dị ứng, sốc phản vệ là ADR nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.

– Tai biến thần kinh với biểu hiện kích thích, khó ngủ. Bệnh não cấp là ADR thần kinh trầm trọng (rối loạn tâm thần, nói sảng, co giật, hôn mê), tuy nhiên tai biến này thường chỉ gặp ở liều rất cao hoặc ở người bệnhngười bệnh suy thận do ứ trệ thuốc gây quá liều.

– Các ADR khác có thể gặp là gây chảy máu do tác dụng chống kết tập tiểu cầu của một số cephalosporin; rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột với loại phổ rộng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh của Bộ Y tế

Bài viết Các nhóm kháng sinh và tác dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/feed/ 0
Chất gây nghiện và danh mục thuốc gây nghiện của Bộ Y Tế https://benh.vn/chat-gay-nghien-va-danh-muc-thuoc-gay-nghien-cua-bo-y-te-3190/ https://benh.vn/chat-gay-nghien-va-danh-muc-thuoc-gay-nghien-cua-bo-y-te-3190/#respond Sat, 18 Aug 2018 04:30:37 +0000 http://benh2.vn/chat-gay-nghien-va-danh-muc-thuoc-gay-nghien-cua-bo-y-te-3190/ Chất gây nghiện là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể có khả năng làm thay đổi về thể chất của cơ hoặc tâm lý. Chất gây nghiện có thể ở thể rắn, thể lỏng (rượu) hoặc thể hơi (chất hít hơi). Chất gây nghiện là chất làm cho con người sử dụng nó một vài lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bài viết Chất gây nghiện và danh mục thuốc gây nghiện của Bộ Y Tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chất gây nghiện là chất làm cho con người sử dụng nó một vài lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần.

1. Chất gây nghiện là gì

Không có định nghĩa chính xác duy nhất nào về chất gây nghiện vì có nhiều giải thích khác nhau trong luật quy định về chất gây nghiện. Tuy nhiên ta có thể hiểu nôm na về chất gây nghiện là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể có khả năng làm thay đổi về thể chất của cơ hoặc tâm lý. Chất gây nghiện có thể ở thể rắn (Khat), thể lỏng (rượu) hoặc thể hơi (chất hít hơi). Chất gây nghiện là chất làm cho con người sử dụng nó một vài lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần.

Thuốc cũng là một loại chất gây nghiện. Trong dược lý học, thuốc là “một loại hóa chất được sử dụng trong điều trị, chữa bệnh, phòng chống, chẩn bệnh hoặc sử dụng để tăng cường thể chất hoặc tâm thần cho con người nếu không thể dùng cách khác. Thuốc có thể được kê đơn sử dụng trong một thời gian hạn chế, hoặc cho các trường hợp rối loạn mãn tính thông thường.

Thuốc thường được phân biệt với các chất hóa sinh tạo ra trong cơ thể qua việc được đưa vào từ bên ngoài. Ví dụ, insulin là một hormon được tổng hợp trong cơ thể, nó được gọi là hormon vì được tổng hợp bởi các tuyến tụy. Nhưng nếu nó được đưa vào cơ thể từ bên ngoài, lúc này nó sẽ là một loại thuốc.

thuốc gây nghiện

2. Danh mục thuốc gây nghiện Bộ y tế

DANH MỤC THUỐC GÂY NGHIỆN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3033/1999/QĐ-BYT ngày 09/7/1999 của Bộ trưởng Bộ y tế)

Tên Quốc Tế Tên Quốc Tế
1. Acetyldihydrocodein

2. Alfentanil

3. Alphaprodin

4. Anileridin

5. Bezitramid

6. Butorphanol

7. Ciramadol

8. Cocain

9. Codein

10. Dextromoramid

11. Dextropropoxyphen

12. Dezocin

13. Difenoxin

14. Dihydrocodein

15. Dipipanon

16. Drotebanol

17. Ethyl Morphin

18. Fentanyl

19. Hydromorphon

20. Ketobemidon

21. Levomethadon

22. Leva hanol

23. Meptazino1

24. Methadon

25. Morphin

26. Myrophin

27. Na1buphin

28. Nicocodin

29. Nicodicodin

30. Nicomorphin

31. Norcodein

33. Oxycodon

34. Oxymorphon

35. Pethidin

36. Phenazocin

37. Pholcodin

38. Piritramid

39. Propiram

40. Sufentanil

41. Thebacon

42. Tonazocin Mesylat

43. Tramadol

DANH MỤC THUỐC GÂY NGHIỆN Ở DẠNG PHỐI HỢP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2033/1999/QĐ-BYT ngày 09/7/1999 của Bộ trưởng Bộ y tế)

STT Tên nguyên liệu thuốc gây nghiện Hàm lượng tính theo dạng bazơ trong 1 đơn vị sản phẩm đã chia liều (Tính theo mg) Nồng độ % tính theo dạng bazơ trong sản phẩm chưa chia liều
1 ACETYL DIHYDROCODEIN 100 2,5
2 COCAIN 0,1
3 CODEIN 100 2,5
4 DEXTROPROPOXYPHEN 135 2,5
5 DEFENOXIN Không quá 0,5 mg Difennoxylat và với ít nhất 0,025 mg Atropin Sulfat trong 1 đơn vị sản phẩm đã chia liều
6 DEFENOXYLAT Không quá 2,5 mg Difenoxylat và với ít nhất 0,025 mg Atropin Sulfat trong 1 đơn vị sản phẩm đã chia liều
7 DIHYDROCODEIN 100 2,5
8 ETHYL MORPHIN 100 2,5
9 NHỰA THUỐC PHIỆN 1 mg tính theo Morphin bazơ 7 2,5
10 NICOCODIN 100 2,5
11 NICOCDICODEIN 100 2,5
12 NORCODEIN 100 2,5
13 PHOLCODIN 100 2,5
14 PROPIRAM 100 2,5

3. Các loại chất gây nghiện

Chất gây nghiện giảm trì thần kinh (Depressant drug)

Là loại chất gây nghiện có tác dụng làm chậm (giảm trì) các chức năng của cơ thể, kể cả những tín hiệu gửi tới và gửi đi từ não bộ. Chất gây nghiện giảm trì thần kinh bao gồm rượu, cần sa và ‘benzodiazepines’ (thuốc an thần loại nhẹ).

Chất gây nghiện gây Ảo giác (Hallucinogenic drug)

Là loại chất gây nghiện ảnh hưởng đến sự cảm nhận của cá nhân. Người sử dụng chất gây ảo giác có thể nhìn thấy hoặc nghe được những điều không có thực, hoặc có thể nhìn thấy những điều này theo cách méo mó. ‘Ketamine’, ‘LSD’, “magic mushrooms” và cần sa là những chất gây ảo giác.

Chất gây ngủ (Narcotic)

Bất cứ chất nào có khả năng làm cho con người ngủ hoặc trở nên ngầy ngật, hay bớt đau, giác quan bớt nhạy bén hoặc bị bất tỉnh.

Chất gây nghiện tác động thần kinh (Psychoactive drug)

Chất gây nghiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Chất gây nghiện loại này tác động lên não bộ và có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm nhận hoặc cư xử của một người.

Chất gây nghiện kích thích (Stimulant drug)

Là loại chất gây nghiện làm tăng tốc các chức năng của cơ thể, kể cả những tín hiệu gởi tới và gởi đi từ não bộ. Chất gây nghiện kích thích có thể làm cho người sử dụng cảm thấy tỉnh táo, lanh lợi hoặc tự tin hơn. Cafein, nicôtin, ‘amphetamines’, cocain và ‘ecstasy’ là ví dụ của những chất gây nghiện kích thích.

Chất gây nghiện tiêu khiển

Nhiều chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên như các loại bia, rượu và một số loại nấm làm mờ ranh giới giữa thực phẩm và chất gây nghiện tiêu khiển, vì khi được hấp thu vào cơ thể chúng ảnh hưởng đến chức năng tinh thần và thể chất. Một số chất gây nghiện thường đươc xem chất kích thích như DMT (Dimethyltryptamine), ngoài việc được tạo ra bằng cách tổng hợp, cơ thể con người cũng có tiết ra chất này.

Thuốc lá có nguồn gốc từ cây thuốc lá – là một trong những chất gây nghiện tiêu khiển bán chạy nhất thế giới.

Chất gây nghiện tiêu khiển được sử dụng như một loại chất kích thích tinh thần nhằm đem lại sự vui thích, để thử một trải nghiệm hoặc để củng cố trải nghiệm được xem là tích cực trước đó. Luật pháp quốc gia ngăn cấm việc sử dụng nhiều chất gây nghiện tiêu khiển khác nhau, trong khi đó, các loại thuốc y tế có khả năng sử dụng để giải trí đang được điều chỉnh chặt chẽ về phạm vi sử dụng.

Mặt khác, nhiều loại chất gây nghiện tiêu khiển khác được xem là hợp pháp và được chấp nhận một cách rộng rãi trong nền văn hóa, tuy nhiên ở một số nước luật pháp quy định độ tuổi sử dụng hoặc đối tượng được mua. Các chất này bao gồm rượu, thuốc lá, hạt trầu không và các sản phẩm có chất cafein.

4. Một số thuật ngữ khác

Quen thuốc (Drug dependence)

Khi một người bị nghiện chất gây nghiện, sau một thời gian sử dụng lâu dài hoặc với liều lượng mạnh, người này cảm thấy cần phải tiếp tục sử dụng chất gây nghiện này để có thể cảm thấy bình thường hay tránh bị những triệu chứng thiếu chất gây nghiện khó chịu.

Nghiện chất gây nghiện có thể có tính cách thể chất hoặc tâm lý hoặc cả hai.

Dung nạp (Tolerance)

Khả năng chịu đựng chất gây nghiện của cơ thể.

Tình trạng thiếu chất gây nghiện – Hội chứng cai thuốc (Withdrawal)

Nếu người nghiện ngưng sử dụng hay giảm bớt liều lượng chất gây nghiện, họ có thể bị những triệu chứng về thể chất vì cơ thể tìm cách thích nghi để hoạt động mà không có chất gây nghiện này. Mỗi loại chất gây nghiện khác nhau có những triệu chứng thiếu chất gây nghiện khác nhau nhưng có thể là trầm cảm, dễ cáu, chuột rút, buồn nôn, toát mồ hôi và khó ngủ.

Chất gây nghiện tác động thần kinh là loại đáng quan ngại nhất trong cộng đồng chúng ta vì chúng tác động lên não bộ và có thể thay đổi lối suy nghĩ, cảm nhận hoặc cư xử của một người.

Tại một số nước trên thế giới, những chất gây nghiện như Khat (lá nhai dùng như chất ma túy) rất phổ biến. Do tình trạng pháp lý của nhiều loại chất gây nghiện, việc sử dụng chất gây nghiện giải trí gây ra nhiều tranh cãi, nhiều chính phủ không nhận ra tác dụng tích cực khác của việc sử dụng chất gây nghiện lên tinh thần và xếp chúng vào loại hình sử dụng tiêu khiển bất hợp pháp.

Bài viết Chất gây nghiện và danh mục thuốc gây nghiện của Bộ Y Tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chat-gay-nghien-va-danh-muc-thuoc-gay-nghien-cua-bo-y-te-3190/feed/ 0
Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-cap-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7335/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-cap-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7335/#respond Fri, 25 May 2018 06:19:11 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-cap-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7335/ Viêm kết mạc cấp (Acute conjunctivitis) là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc, thường do nhiễm khuẩn (do virus, vi khuẩn) hoặc do dị ứng.

Bài viết Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. ĐẠI CƯƠNG VIÊM KẾT MẠC CẤP

– Viêm kết mạc cấp (Acute conjunctivitis) là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc, thường do nhiễm khuẩn (do virus, vi khuẩn) hoặc do dị ứng.

– Viêm kết mạc cấp có nhiều hình thái:

  • Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: đây là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.
  • Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là loại viêm kết mạc cấp tiết tố có màng phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà.
  • Viêm kết mạc do virus: là viêm kết mạc có kèm nhú, nhiều tiết tố và hoặc có giả mạc, bệnh thƣờng kèm sốt nhẹ và các biểu hiện cảm cúm, có hạch trước tai, thường phát triển thành dịch.

viêm kết mạc cấp

2. NGUYÊN NHÂN

– Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae), hiếm gặp do não cầu (Neisseria menigitidis).

– Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (C. diphtheria) và liên cầu ( Streptococcus pyogene)

– Viêm kết mạc do virus: do Adeno virus, Entero virus …

3. TRIỆU CHỨNG

3.1. Lâm sàng

a) Tại mắt

– Bệnh xuất hiện lúc đầu ở một mắt, sau đó lan sang hai mắt. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày.

– Viêm kết mạc tiết tố màng do vi khuẩn:

  • Xuất tiết nhiều nhất vào ngày thứ 5 của bệnh.
  • Có thể có màng tiết tố dai.
  • Có thể viêm giác mạc chấm biểu mô.

– Viêm kết mạc do lậu cầu: mủ nhiều nhất vào ngày thứ 5. Bệnh diễn biến rất nhanh:

  • Mi phù nề.
  • Kết mạc cương tụ, phù nề mạnh. Có nhiều tiết tố mủ bẩn, hình thành rất nhanh sau khi lau sạch.
  • Nếu không điều trị kịp thời giác mạc bị thâm nhiễm rộng, tiến triển thành áp xe giác mạc và có thể hoại tử thủng giác mạc.

b) Toàn thân

– Có thể có hạch trước tai

– Sốt nhẹ

3.2. Cận lâm sàng

– Nhuộm soi: Nhuộm Gram

– Nuôi cấy và làm kháng sinh đồ

4. ĐIỀU TRỊ BẰNG KHÁNG SINH

4.1. Tại mắt

– Bóc màng hàng ngày

– Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9 % để loại trừ tiết tố hoặc mủ.

– Trong những ngày đầu bệnh diễn biến nhanh, tra kháng sinh nhiều lần trong ngày theo kháng sinh đồ hoặc theo kết quả soi nhuộm vi khuẩn. Trong trường hợp không hoặc chưa có xét nghiệm nên chọn kháng sinh có phổ rộng như thuốc nhóm quinolon (ofloxacin, levofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin…) hoặc các thuốc phối hợp nhiều loại kháng sinh như gramicidin/neomycin sulfat/polymyxin B sulfat…(15-30 phút/lần). Khi bệnh thuyên giảm có thể giảm số lần tra mắt.

– Thận trọng khi dùng corticoid: prednisolon acetat, fluorometholon tra 1- 2 lần/ngày, 1 giọt/ lần.

– Dinh dưỡng giác mạc và nước mắt nhân tạo.

4.2. Toàn thân

Chỉ dùng trong bệnh tiến triển nặng thường do lậu cầu, bạch hầu). Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau khi bệnh tiến triển nặng, kèm theo triệu chứng toàn thân.

– Cephalosprin thế hệ 3: ceftriaxon, ceftazidim…

Người lớn:

  • Nếu giác mạc chưa loét: Liều duy nhất 1 gram tiêm bắp.
  • Nếu giác mạc bị loét: 1 gram X 3 lần/ngày tiêm tĩnh mạch.

Trẻ em:

  • Liều duy nhất 125mg tiêm bắp hoặc 25mg/kg cân nặng 2-3 lần/ngày x 7 ngày tiêm bắp.

– Fluoroquinolon (ciprofloxacin 0,5 gram hoặc ofloxacin 0,4 gram): Uống 2 viên/ngày x 5 ngày. Chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.

– Thuốc nâng cao thể trạng: Vitamin C, B1…

5. PHÒNG BỆNH

– Điều trị bệnh lậu đường sinh dục (nếu có).

– Vệ sinh và tra thuốc sát khuẩn/ kháng sinh cho trẻ sơ sinh ngay khi đẻ ra.

– Vô khuẩn trong sản khoa

– Tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo đúng quy định của trẻ.

– Nếu bị bệnh cần điều trị tích cực tránh lây lan thành dịch.

Bài viết Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-cap-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7335/feed/ 0
Điều trị bệnh viêm tổ chức hốc mắt Bộ Y tế ban hành https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-to-chuc-hoc-mat-bo-y-te-ban-hanh-7341/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-to-chuc-hoc-mat-bo-y-te-ban-hanh-7341/#comments Wed, 30 Aug 2017 00:19:18 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-viem-to-chuc-hoc-mat-bo-y-te-ban-hanh-7341/ Viêm tổ chức hốc mắt (orbital cellulitis) là viêm của phần mô mềm trong hốc mắt. Viêm tổ chức hốc mắt gặp ở cả trẻ em và người lớn.

Bài viết Điều trị bệnh viêm tổ chức hốc mắt Bộ Y tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Đại cương

Viêm tổ chức hốc mắt (orbital cellulitis) là viêm của phần mô mềm trong hốc mắt. Viêm tổ chức hốc mắt gặp ở cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ em dưới 5 tuổi thì hay phối hợp với viêm đường hô hấp trên. Ở trẻ em trên 5 tuổi hay phối hợp với viêm xoang. Ở người lớn hay gặp ở những người đái tháo đường, suy giảm miễn dịch hay do dị vật nằm trong hốc mắt. Viêm tổ chức hốc mắt có thể được chia thành viêm phần trước vách (preseptal) hay viêm tổ chức trong hốc mắt sau vách (postseptal). Viêm trước vách có những dấu hiệu như sưng nóng đỏ đau phần mô mềm nhưng viêm không lan đến xương hốc mắt, thị lực và vận nhãn thường bình thường. Viêm sau vách ảnh hưởng đến thị lực, có thể lan vào màng xương và xương hốc mắt. [1,3]

2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân

– Do vi khuẩn thường gặp là Staphylococcus aurreus (tụ cầu vàng), Streptococcus pneumoniae, nhóm Streptococcus anginosus/millieri (nhóm liên cầu) hay Heamophilus influenzae type b (Hib) (liên cầu tan huyết nhóm b). Vi khuẩn Gram-âm…

– Do nấm trong những trường hợp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, corticosteroid kéo dài, suy giảm miễn dịch.

– Do virus.

– Do ký sinh trùng.

b) Các yếu tố thuận lợi như:

– Ở trẻ em hay gặp do viêm đường hô hấp trên, viêm xoang.

– Ở người lớn hay gặp ở những người đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.

– Có thể gặp do những nguyên nhân lan truyền trực tiếp từ những cấu trúc như nhãn cầu, mi và phần phụ cận của nhãn cầu cũng như các xoang lân cận.

– Do chấn thương xuyên làm tổn thương vách hốc mắt, đặc biệt những chấn thương có dị vật hốc mắt.

– Những phẫu thuật như phẫu thuật giảm áp hốc mắt, phẫu thuật mi, phẫu thuật lác, nội nhãn… Viêm tổ chức hốc mắt cũng có thể gặp sau viêm nội nhãn sau phẫu thuật. [1]

3. Triệu chứng

a) Lâm sàng

– Xuất hiện đau đột ngột, đau ở vùng hốc mắt.

– Đau khi vận động nhãn cầu, liếc mắt, đau đầu, mệt mỏi, sốt…

– Mi phù.

– Phù kết mạc và sung huyết kết mạc.

– Lồi mắt: Lồi mắt có thể lồi thẳng trục hoặc không thẳng trục.

– Song thị.

– Sụp mi.

– Hạn chế vận nhãn hoặc liệt vận nhãn.

– Giảm thị lực nhiều mức độ khác nhau, nếu viêm gần đỉnh hốc mắt có thể có giảm thị lực trầm trọng.

– Có thể có viêm hắc mạc hoặc viêm thị thần kinh.

– Có thể tăng nhãn áp do chèn ép.

– Những triệu chứng hô hấp hay xoang.

b) Cận lâm sàng

– Chụp XQ hoặc chụp CT: Hình ảnh viêm tổ chức hốc mắt, hình ảnh viêm xoang. Có thể thấy hình ảnh viêm xoang với những xương và màng xương đẩy về phía hốc mắt.

– Hình ảnh ổ áp-xe cạnh màng xương: điển hình trên CT là hình ảnh tổn thương cạnh xoang mờ, có bờ xung quanh mềm mại và có thể có khí bên trong.

– Trong trường hợp chấn thương có thể xác định được dị vật hốc mắt.

– Siêu âm: Có giá trị trong một số trƣờng hợp chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt như có viền dịch quanh nhãn cầu.

– Công thức máu: Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao, CRP tăng trong nhiễm khuẩn.

– Lấy bệnh phẩm ở hốc mắt hoặc mủ ở ổ áp-xe làm xét nghiệm soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn để chẩn đoán nguyên nhân và để điều trị.

– Lấy bệnh phẩm ở xoang hay vùng mũi họng.

– Cấy máu nếu nghi ngờ hoặc có nhiễm khuẩn huyết.

4. Điều trị kháng sinh

a) Nguyên tắc chung:

– Phải điều trị cấp cứu viêm tổ chức hốc mắt cấp tính để phòng biến chứng viêm màng não, tắc xoang hang và nhiễm khuẩn huyết.

– Người bệnh phải được điều trị cấp cứu tích cực.

– Điều trị theo kháng sinh đồ.

– Tìm các ổ viêm phối hợp như viêm xoang, viêm đường hô hấp trên để điều trị.

b) Điều trị cụ thể

– Kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao, phổ rộng trong giai đoạn sớm và kháng sinh đặc hiệu sau khi đã nuôi cấy phân lập được vi khuẩn.

– Trong thời gian chờ đợi nuôi cấy vi khuẩn có thể dùng kháng sinh phổ rộng như: [1,2,4]

+ Nhóm cephalosporin thế hệ 3: Cefotaxim 2g (ở trẻ em: 50mg/kg cân nặng) đường tĩnh mạch 3 lần/ ngày (8 tiếng 1 lần) hay ceftazidim 1g (ở trẻ em 30-50 mg/kg cân nặng) đường tĩnh mạch 3 lần/ngày.

+ Hoặc phối hợp ceftriaxon 2g (ở trẻ em: 50 mg/kg cân nặng) đường tĩnh mạch/ngày phối hợp với di/flucloxacilin 2g (trẻ em: 50mg/kg cân nặng) đường tĩnh mạch 4 lần/ngày (6 tiếng 1 lần)

+ Tiếp theo: Amoxicilin-clavulanat 875 + 125 mg (trẻ em: 22,5 + 3,2 mg/kg) đường uống, ngày 2 lần trong 10 ngày.

+ Đối với những trường hợp người bệnh bị quá mẫn với penicilin hay nghi ngờ hoặc nuôi cấy có kháng methicilin thì cần hội chẩn với các chuyên khoa như lây, vi sinh.

+ Nhóm glycopeptid (vancomycin) 1g truyền tĩnh mạch chậm 12h/lần.

Ở trẻ em: 10 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm 12h/lần.

– Khi xác định được nguyên nhân và có nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ thì điều trị theo nguyên nhân và theo kháng sinh đồ.

+ Chống viêm: Steroid đƣờng uống và đường tĩnh mạch: Methyl prednisolon 1mg/kg cân nặng

+ Điều trị phối hợp những trường hợp viêm xoang, viêm đường hô hấp, đái tháo đường.

+ Điều trị ngoại khoa: Khi đã xác định được ổ áp-xe: Chích dẫn lưu ổ áp- xe và xoang viêm. Nếu do nguyên nhân chấn thương có dị vật hốc mắt phải lấy hết dị vật.

5. Dự phòng

– Điều trị những viêm nhiễm của mi, viêm phần trước vách phòng lan vào tổ chức hốc mắt.

– Phòng những bệnh như hô hấp, viêm xoang ở trẻ em. Khi trẻ mắc bệnh cần được điều trị và theo dõi cẩn thận để những biến chứng không xảy ra.

– Theo dõi và điều trị tốt những người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, viêm xoang, viêm răng…

– Khi có viêm tổ chức hốc mắt phòng các biến chứng xảy ra.

Điều trị bệnh viêm tổ chức hốc mắt Bộ Y tế ban hành

Benh.vn

Bài viết Điều trị bệnh viêm tổ chức hốc mắt Bộ Y tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-to-chuc-hoc-mat-bo-y-te-ban-hanh-7341/feed/ 1