Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 15 Jan 2024 07:50:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cách chăm sóc trẻ bị sốt và các dấu hiệu nên đưa trẻ đi viện https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-sot-va-cac-dau-hieu-nen-dua-tre-di-vien-4570/ https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-sot-va-cac-dau-hieu-nen-dua-tre-di-vien-4570/#respond Mon, 01 Jan 2024 01:06:10 +0000 http://benh2.vn/cach-cham-soc-tre-bi-sot-va-cac-dau-hieu-nen-dua-tre-di-vien-4570/ Các bậc phụ huynh có con nhỏ khi trẻ bị sốt thường rất lo lắng và tìm đủ mọi cách có thể để trẻ hạ sốt như đắp khăn ướt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt… Nhưng theo nhiều chuyên gia về y tế sốt đôi khi lại là tình trạng tốt cho sức khỏe của trẻ, đó là cách cơ thể trẻ phản ứng tự vệ với nhiễm trùng.

Bài viết Cách chăm sóc trẻ bị sốt và các dấu hiệu nên đưa trẻ đi viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các bậc phụ huynh có con nhỏ khi trẻ bị sốt thường rất lo lắng và tìm đủ mọi cách có thể để trẻ hạ sốt như đắp khăn ướt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt… Nhưng theo nhiều chuyên gia về y tế sốt đôi khi lại là tình trạng tốt cho sức khỏe của trẻ, đó là cách cơ thể trẻ phản ứng tự vệ với nhiễm trùng.

trẻ bị sốt

Vậy chăm sóc khi trẻ bị sốt thế nào là đúng cách, trẻ bị sốt thế nào là bình thường và khi nào thì cần phải đưa trẻ tới bệnh viện?

Trẻ bị sốt khi nào

Hiện tượng trẻ sốt có nhiệt độ cơ thể lớn hơn 37,5 độ, sốt cao là từ 39 độ

Nguyên nhân trẻ bị sốt cao thường là do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Nếu các nguyên nhân khiến trẻ bị sốt là do nhiễm virus thông thường trẻ sẽ hết sốt và sức khỏe trở lại bình thường sau một vài ngày.

Phải làm gì khi trẻ bị sốt

  • Xác định nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt độ thủy ngân hoặc điện tử, không nên dùng tay hoặc cảm nhận cá nhân để xác định mức độ sốt của trẻ. Cặp nhiệt độ thường được cặp vào miệng, nách hoặc trán của trẻ. Ưu tiên dùng nhiệt độ điện tử để phòng tránh trường tai nạn do trẻ cắn phải.
  • Cho trẻ nằm ở nơi thoáng tránh nơi gió lùa, không mặc nhiều quần áo cho trẻ để phòng trường hợp trẻ toát mồ hôi, ngấm vào cơ thể gây viêm phổi.
  • Cho trẻ uống oresol bù lượng nước đã mất do sốt cao.
  • Bổ sung vitamin đường uống để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Làm mát cơ thể cho trẻ bằng nước ấm khoảng 37 độ, không đắp khăn lạnh sẽ khiến trẻ giật mình.
  • Khi trẻ sốt cao từ 38,50C trở lên cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Thuốc thường được chỉ định hạ sốt cho trẻ là Paracetamol vì nó tương đối an toàn và ít có tác dụng phụ. Khoảng cách giữa hai lần uống là từ 4-6 tiếng. Tuy thuốc tương đối an toàn nhưng cha mẹ không nên lạm dụng vì thuốc có thể ảnh hưởng tới gan của trẻ. Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao cha mẹ chườm ở nách, bẹn, trán cho trẻ liên tục để kéo dài thời gian uống thuốc.

Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện

Các trường hợp sốt nhẹ và sốt thông thường các bậc phụ huynh có thể theo dõi và tự chăm sóc trẻ ở nhà nhưng nếu trẻ có các biểu hiện sau đây cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ khám và theo dõi:

  • Trẻ sốt cao hơn 40 độ, co giật
  • Trẻ dưới hai tháng tuổi bị sốt
  • Trẻ ngủ li bì mê man và khó đánh thức
  • Trẻ khóc nhiều và khó dỗ
  • Xuất hiện phát ban trên da
  • Nôn mửa, tiêu chảy, nôn ra máu
  • Sốt cao trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân và không thể hạ nhiệt
  • Sốt kéo dài trên 72 giờ đồng hồ.

Lời kết

Khi trẻ bị sốt các bậc cha mẹ cần bình tĩnh kiểm tra các dấu hiệu xem trẻ bị sốt thông thường hay có dấu hiệu nguy hiểm. Nếu trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm nên đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được các bác sĩ khám bệnh và đưa ra những quyết định đúng đắn. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu về các bệnh dịch hiện có để làm căn cứ xác định bệnh cho trẻ cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức để chăm sóc và nuôi con khỏe mạnh.

Xem thêm: Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt

Bài viết Cách chăm sóc trẻ bị sốt và các dấu hiệu nên đưa trẻ đi viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-sot-va-cac-dau-hieu-nen-dua-tre-di-vien-4570/feed/ 0
Sử dụng thuốc hạ sốt nào an toàn cho phụ nữ mang thai https://benh.vn/su-dung-thuoc-ha-sot-nao-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-5872/ https://benh.vn/su-dung-thuoc-ha-sot-nao-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-5872/#respond Thu, 30 Nov 2023 05:35:17 +0000 http://benh2.vn/su-dung-thuoc-ha-sot-nao-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-5872/ Theo tư vấn của bác sỹ, các bà mẹ trong thời gian mang thai tránh dùng thuốc để không ảnh hưởng đến thai nhi (đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ). Tuy nhiên, trong thời gian 9 tháng 10 ngày, do ảnh hưởng thai nghén, một số thai phụ sức khỏe kém đi, không tránh khỏi lúc ốm đau, khi cảm sốt…cần phải sử dụng thuốc.

Bài viết Sử dụng thuốc hạ sốt nào an toàn cho phụ nữ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo tư vấn của bác sỹ, các bà mẹ trong thời gian mang thai tránh dùng thuốc để không ảnh hưởng đến thai nhi (đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ). Tuy nhiên, trong thời gian 9 tháng 10 ngày, do ảnh hưởng thai nghén, một số thai phụ sức khỏe kém đi, không tránh khỏi lúc ốm đau, khi cảm sốt…cần phải sử dụng thuốc.

Vậy, sử dụng thuốc hạ sốt nào an toàn cho phụ nữ mang thai? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này.

Sốt ảnh hưởng đến thai phụ như thế nào?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sốt ở phụ nữ mang thai là viêm họng, viêm mũi, viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa… Sốt ở phụ nữ mang thai là tiền đề phát sinh một loạt các rắc rối cho thai phụ:

  • Sốt dẫn đến rối loạn nước và điện giải.
  • Sốt tạo nguy cơ đe dọa các bà mẹ có yếu tố tiền sản giật và sản giật.
  • Sốt quá cao sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai và đẻ non…

sieu-am-thai

   Sốt tạo nguy cơ đe dọa các bà mẹ có yếu tố tiền sản giật và sản giật.

Vì sao các thai phụ cần hạn chế sử dụng thuốc

Trong quá trình mang thai, thai phụ sử dụng thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi qua nhau thai dẫn đến:

  • Biến cố dị tật cho thai nhi.
  • Gây sẩy thai trong 3 tháng đầu hoặc sinh non vào 3 tháng cuối.
  • Sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Đình chỉ thai kỳ…

Các loại thuốc hạ sốt được sử dụng cho thai kỳ

Trong danh mục các thuốc hạ sốt được sử dụng cho thai kỳ có 3 loại:

Paracetamol – thuốc hạ sốt phổ biến trong thai kỳ

Paracetamol được bào chế đa dạng: gói, viên, siro, cốm, viên nén, viên sủi bọt… phù hợp với nhiều bà mẹ và tương đối dễ dùng, ít tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe em bé sau sinh.

Tuy nhiên, paracetamol là hợp chất hóa học gây viêm gan điển hình và viêm gan nặng nếu dùng không đúng cách. Vì vậy, thai phụ cần sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sỹ, dùng sau khi ăn, dùng đúng liều lượng…

Paracetamol là loại thuốc dễ sử dụng và an toàn cho phụ nữ mang thai.

Aspirin phải cân nhắc kỹ trước khi dùng

Thuốc aspirin được bào chế dạng viên nén. Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhanh và  có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu ngừa những biến cố đông máu trong một số trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên, thuốc có nhiều nhược điểm như: có thể gây sẩy thai trong 3 tháng đầu tiên (nguy cơ lên tới 80%), gây chứng đóng sớm ống động mạch ở trẻ em ngay từ thời điểm trước khi sinh, có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng …Vì vậy, aspirin không thích hợp với bà mẹ mang thai.

Ibuprofen mức độ nguy hiểm nhóm D với phụ nữ mang thai

Ibuprofen có khả năng hạ sốt tương đối tốt (kém hơn so với paracetamol) nhưng có tác dụng giảm đau rất tốt ( trong các trường hợp sốt kèm theo đau đầu).

Tuy nhiên, ibuprofen được cảnh báo mức độ nguy hiểm D với thai kỳ (mức độ gần cao nhất) vì ibuprofen có liên quan tới biến chứng sẩy thai trong 3 tháng đầu tiên, làm tăng nguy cơ gây đóng sớm ống động mạch ở bào thai. Vì vậy, khi sử dụng ibuprofen cho phụ nữ mang thai cần rất thận trọng.

Sử dụng thuốc hạ sốt nào an toàn cho thai phụ

Với 3 loại thuốc hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin được sử dụng cho các thai phụ, chúng ta có thể thấy ưu thế và sự nổi bật của thuốc hạ sốt paracetamol.

Paracetamol tuy không có nhiều ưu điểm dược học như ibuprofen và aspirin nhưng chúng là thuốc an toàn nhất (không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, không gây sảy thai..). Vì vậy, paracetamol là loại thuốc hạ sốt an toàn có tác dụng kiểm soát sốt cho bà mẹ mang thai.

Các bác sỹ khuyến cáo, liều dùng thích hợp: 1 viên 500mg khi sốt từ 38,50C trở lên. (Uống các liều tiếp theo sau từ 4-6 giờ), không dùng quá 6 viên/ngày.

Lưu ý: Sử dụng thuốc sau bữa ăn, dùng trong liều quy định, không tự ý vượt quá liều trong một lần uống và trong một ngày.

Sử dụng paracetamol sau ăn và đúng liều để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Lời kết

Ốm, sốt trong thời gian mang thai là điều không mong muốn của các thai phụ. Để hạ sốt, giảm thiểu các tác hại đến mẹ và thai nhi do sốt gây ra, các thai phụ thường sử dụng thuốc như: paracetamol, ibuprofen, aspirin…

Trong 3 loại thuốc trên, paracetamol là loại thuốc lành nhất. Nó không chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau mà còn không gây ra các tác dụng phụ cho thai phụ như: dị tật thai nhi, sảy thai, đẻ non…

Tuy nhiên, để phát huy tác dụng của paracetamol và tránh những tác dụng phụ của thuốc đến gan, thai phụ cần dùng thuốc sau bữa ăn, dùng trong liều quy định, không tự ý vượt quá liều…để phát huy tác dụng của thuốc và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết Sử dụng thuốc hạ sốt nào an toàn cho phụ nữ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-dung-thuoc-ha-sot-nao-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-5872/feed/ 0
Khuyến cáo khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ https://benh.vn/khuyen-cao-khi-su-dung-thuoc-ha-sot-cho-tre-6526/ https://benh.vn/khuyen-cao-khi-su-dung-thuoc-ha-sot-cho-tre-6526/#respond Mon, 31 Dec 2018 05:47:44 +0000 http://benh2.vn/khuyen-cao-khi-su-dung-thuoc-ha-sot-cho-tre-6526/ Thuốc hạ sốt được các chuyên gia y tế khuyến cáo, an toàn nhất là Paracetamol. Loại thuốc này có thể là dạng viên nén, dạng bột hoặc viên đạn (dùng nhét vào hậu môn). Tuy nhiên, thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng khi trẻ sốt từ 38 độ trở lên và phải dùng nhiệt kế để cặp, không được dùng tay sờ lên trán trẻ rồi dự đoán. Người lớn cũng cần quan tâm đến liều lượng sử dụng vì nếu quá liều sẽ bất lợi cho sức khỏe của trẻ, thậm chí gây nguy hiểm.

Bài viết Khuyến cáo khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc hạ sốt được các chuyên gia y tế khuyến cáo, an toàn nhất là Paracetamol. Loại thuốc này có thể là dạng viên nén, dạng bột hoặc viên đạn (dùng nhét vào hậu môn). Tuy nhiên, thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng khi trẻ sốt từ 38 độ trở lên và phải dùng nhiệt kế để cặp, không được dùng tay sờ lên trán trẻ rồi dự đoán. Người lớn cũng cần quan tâm đến liều lượng sử dụng vì nếu quá liều sẽ bất lợi cho sức khỏe của trẻ, thậm chí gây nguy hiểm.

 

Paracetamol là loại thuốc hạ sốt an toàn nhất được các chuyên gia y tế khuyên dùng.

Chọn mua thuốc

– Thuốc mua cho trẻ cần lưu ý phải còn hạn sử dụng và được bảo quản cẩn thận.

– Trong tủ thuốc gia đình, cần phân loại thuốc dùng cho người lớn và thuốc dùng cho trẻ em, mỗi loại nên để một ngăn riêng và có ghi chú rõ ràng để tránh dùng nhầm.

– Nếu khi mua thuốc có kèm bản hướng dẫn dùng thuốc, nên cất cẩn thận để sử dụng khi cần thiết.

Liều lượng, dạng thuốc

– Thông thường, liều lượng sử dụng cụ thể sẽ là:

+ Trẻ dưới 3 tháng tuổi dùng 40mg

+ Trẻ từ 3-11 tháng tuổi dùng 80mg

+ Trẻ từ 12-24 tháng tuổi dùng 120mg

+ Trẻ trên 2 tuổi dùng tùy theo cân nặng (10mg/kg).

– Nếu trẻ thường bị nôn khi uống thuốc thì nên mua dạng viên đạn. Thuốc dạng viên đạn mua về cần để vào ngăn mát (phía cánh cửa) của tủ lạnh để thuốc rắn lại, khi dùng có thể đút vào hậu môn trẻ dễ dàng.

 

Trước khi sử dụng thuốc hạ sốt, nên theo dõi nhiệt độ và lau mát cho trẻ trước.

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt

– Mỗi lần cho trẻ uống thuốc hạ sốt nên cách nhau từ 4-6 giờ.

– Nếu đã có thuốc hạ sốt trong gia đình thì khi trẻ sốt chưa cần dùng thuốc ngay mà nên lau mát cho trẻ trước.

– Có thể dùng khăn sạch nhúng vào chậu nước ấm có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt bé khoảng 2 độ, vắt bớt nước rồi đắp lên trán và lau hai bên bẹn, lòng bàn tay khoảng 30 phút một lần.

– Nếu thấy thân nhiệt trẻ vẫn trên 38 độ thì mới cho uống thuốc hạ sốt.

– Nếu uống thuốc mà vẫn không đỡ và thấy trẻ sốt cao trên 39 độ, có thể bị co giật, nhất là trẻ dưới 5 tuổi thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Khuyến cáo khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khuyen-cao-khi-su-dung-thuoc-ha-sot-cho-tre-6526/feed/ 0
Miếng dán hạ sốt có thật sự hạ được sốt? https://benh.vn/mieng-dan-ha-sot-co-that-su-ha-duoc-sot-2792/ https://benh.vn/mieng-dan-ha-sot-co-that-su-ha-duoc-sot-2792/#respond Fri, 01 Jun 2018 10:21:03 +0000 http://benh2.vn/mieng-dan-ha-sot-co-that-su-ha-duoc-sot-2792/ Có thể khẳng định rằng khả năng hạ sốt là rất hạn chế. Cho đến nay, chưa thấy một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh miếng dán hạ sốt có thể thay được thuốc trong điều trị sốt ở trẻ em. Các miếng dán này chỉ dùng để hỗ trợ đối với các bé khó chường mát hoặc khi các bé ngủ

Bài viết Miếng dán hạ sốt có thật sự hạ được sốt? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có thể khẳng định rằng khả năng hạ sốt là rất hạn chế. Cho đến nay, chưa thấy một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh miếng dán hạ sốt có thể thay được thuốc trong điều trị sốt ở trẻ em. Các miếng dán này chỉ dùng để hỗ trợ đối với các bé khó chường mát hoặc khi các bé ngủ. Hiện trên thị trường đang có hai nhóm miếng dán hạ sốt

Nhóm 1: Hạ sốt theo cơ chế vật lý (bốc hơi), như miếng dán Kool patch và Cool-Kid chứa các loại tinh dầu (menthol…). Khi bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt tương tự như lau mát bằng nước ấm cho trẻ. Nhóm này được bán rộng rãi nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể thay thế thuốc hạ sốt.

Nhóm 2: Chứa các thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc các kháng viêm không steroid ở dạng bào chế thấm qua da. Nhóm này tương đối an toàn (nếu có tác dụng phụ thì chỉ là tác dụng tại chỗ) nhưng lại rất hiếm ở thị trường VN.

Cẩn trọng: Các loại khác phải thận trọng, đặc biệt khi miếng dán chứa hoạt chất salicylate (có thể gây hội chứng Rey”s làm tổn thương gan, não của trẻ) nếu nguyên nhân gây sốt là cúm.

Các bác sĩ khuyên tất cả bệnh nhi đang sốt từ 38,5oC trở lên nên được hạ sốt bằng thuốc. Một số trường hợp cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt sớm hơn như: doạ co giật ở trẻ từ sáu tháng tới sáu tuổi hay trẻ có tiền căn động kinh, có anh chị em đã bị sốt cao co giật; sốt khiến trẻ khó chịu, bỏ bú, bỏ ăn… Thuốc hạ sốt thường được sử dụng là paracetamol với liều 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, uống mỗi sáu giờ cho đến khi hết sốt. Không nên sử dụng aspirin để hạ sốt ở trẻ em.

Hầu hết các miếng dán hạ sốt có mặt trên thị trường VN hiện nay có thành phần chính là hydrogel. Đây là các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước mà hút một lượng nước khá lớn, hạ sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài. Một số có thêm tinh dầu như bạc hà, khi bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt. Do chúng không chứa paracetamol và chỉ dùng dán ngoài da nên khả năng hạ sốt rất hạn chế.

Khả năng kỳ diệu của việc chườm mát

Các phụ huynh không nên nghĩ rằng miếng dán hạ sốt cứ đắp vào là có thể hạ sốt cho bé và nó hoàn toàn không có tác dụng phụ. Thật ra, một số trẻ có thể dị ứng với các thành phần trong miếng dán. Menthol (bạc hà) có tính kích ứng mạnh, đôi khi ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Trong khi chờ thuốc hạ sốt phát huy tác dụng, phụ huynh có thể dùng phương pháp thủ công nhưng lại rất hiệu quả là dùng khăn để lau mát, bằng cách nhúng khăn vào thau nước ấm (thấp hơn thân nhiệt trẻ 2oC, đảm bảo nước luôn ấm trong suốt quá trình lau mát), vắt hơi ráo, đặt khăn hoặc lau liên tục vào hai hõm nách, hai bên bẹn hoặc lau khắp cơ thể. Đồng thời, dùng khăn ướt đắp trán và lật khăn liên tục. Phương pháp này thật sự có tác dụng và vẫn được các bác sĩ khuyên dùng để làm giảm nhiệt độ cho trẻ, khéo dài thời gian chờ tác dụng của thuốc.

Benh.vn

Bài viết Miếng dán hạ sốt có thật sự hạ được sốt? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mieng-dan-ha-sot-co-that-su-ha-duoc-sot-2792/feed/ 0
5 bước giúp kiểm soát nhiệt độ cho bé https://benh.vn/5-buoc-giup-kiem-soat-nhiet-do-cho-be-2038/ https://benh.vn/5-buoc-giup-kiem-soat-nhiet-do-cho-be-2038/#respond Mon, 04 Sep 2017 04:06:26 +0000 http://benh2.vn/5-buoc-giup-kiem-soat-nhiet-do-cho-be-2038/ Bạn đã biết gì về nhiệt độ của trẻ em ? Làm thế nào để giữ được cho bé nhiệt độ bình thường ? Khi bé sốt thì phải xử trí ra sao ?

Bài viết 5 bước giúp kiểm soát nhiệt độ cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn đã biết gì về nhiệt độ của trẻ em ? Làm thế nào để giữ được cho bé nhiệt độ bình thường ? Khi bé sốt thì phải xử trí ra sao ?

Nhiệt độ bình thường là bao nhiêu

Nhiệt độ bình thường của cơ thể con người là 37 độ C. Xong trẻ con là đối tượng đặc biệt hơn đang phát triển và rất hiếu động vì thế nếu đôi khi nhiệt độ của con có tăng lên nửa độ hay 1 độ thì bạn cũng đừng quá lo lắng . Để giúp con giữ được cơ thể khỏe mạnh và nhiệt độ bình thường lúc này các mẹ hãy bổ sung cho con đủ nước, nếu là trẻ đang bú thì mẹ nhớ cho con bú nhiều hơn 1 chút . Bổ sung thêm rau xanh và hoa quả cho con. Các mẹ hãy để ý sắp xếp thời gian chơi và nghỉ của con xen kẽ để con không bị quá ham chơi mà mất sức cũng như để ý nhiệt độ nơi bé hay chơi đùa tránh nơi quá nóng bức.

5 bước xác định kiểm soát nhiệt độ của bé

Bước 1

Để bé nghỉ ngơi 10-20 phút trước khi đo nhiệt độ để được chính xác

Bước 2

Dùng kẹp nhiệt độ đã vẩy xuống dưới vạch 37 độ C để kẹp cho bé

Bước 3

Đọc nhiệt độ bằng cách để mắt ngang với vạch thủy ngân

Bước 4

Nắm rõ các trường hợp sau

Khi nào bé cần hạ sốt

Khi nhiệt độ cơ thể bé trên 38,5 độ C thì mẹ cần hạ sốt cho bé sử dụng thuốc hạ sốt, mẹ có thể ra cửa hàng lựa chọn hiện nay có rất nhiều sản phẩm hạ sốt cho bé với dạng sử dụng thích hợp. Một điểm cẩn lưu ý nữa đó là khoảng cách giữa các lần dùng thuốc cần được dược sĩ bác sĩ tư vấn cẩn thận hoặc mẹ nhớ đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để cho con uống đúng liều và khoảng cách phù hợp với cân nặng hay độ tuổi của bé. Ngoài ra mẹ vẫn nên giữ các biện pháp trên để hỗ trợ giảm sốt cho bé tránh nhiệt độ bé lên quá cao rất nguy hiểm

Khi sốt cao trên 39 độ

Đây là mức nhiệt độ nguy hiểm nếu bé không được hạ sốt kịp thời có thể dẫn tới co giật , và để lại các di chứng về thần kinh như động kinh hay suy giảm trí nhớ. Mẹ cần sử dụng thuốc để giúp bé hạ sốt và theo dõi nhiệt độ của bé cẩn thận , ngoài ra có thể kết hợp sử dụng các miếng dán hạ nhiệt cho bé. Nếu như bé tái sốt nhiều lần mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được nhân viên y tế can thiệp kịp thời

Bước 5

Cất giữ kẹp nhiệt độ tránh xa tầm tay bé . Trong kẹp nhiệt độ có chứa thủy ngân là một chất rất nguy hiểm tới sức khỏe nếu bị vỡ vì vậy mẹ nhớ cất kẹp nhiệt độ trong hộp kín và để xa tầm tay bé.

Benh.vn

Bài viết 5 bước giúp kiểm soát nhiệt độ cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-buoc-giup-kiem-soat-nhiet-do-cho-be-2038/feed/ 0
Nguyên nhân gây sốt https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-sot-2043/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-sot-2043/#respond Fri, 04 Aug 2017 04:06:32 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-sot-2043/ Sốt là khi nhiệt độ trên 37oC. Sốt là một triệu chứng rất phổ biến, là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh. Nó là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau.

Bài viết Nguyên nhân gây sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốt là khi nhiệt độ trên 37oC. Sốt là một triệu trứng rất phổ biến, là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh. Nó là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau.

Vì vậy chẩn đoán sốt cần phải có một ý niệm tổng hợp các triệu chứng phối hợp với các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và xử trí. Tránh cho thuốc kháng sinh nhất loạt một cách mơ hồ, nếu chúng ta chưa tìm nguyên ra nhân của sốt. Vì như thế không những lãng phí kháng sinh, mà còn có thể làm che lấp các triệu chứng gây khó khăn trong quá trình tìm ra nguyên nhân để điều trị.

nguyên nhân gây sốt

Nguyên nhân gây sốt

1. Cảm, cúm

Cảm, cúm là hai bệnh riêng biệt, nhưng có nhiều triệu chứng giống nhau là sốt, ho, sổ mũi, nhức mình mẩy, mệt mỏi, trong đó ho và sổ mũi là triệu chứng bắt buộc phải có.

Cảm, cúm đều do siêu vi trùng (virus) gây nên và sẽ tự nhiên khỏi sau từ 3 – 7 ngày. Các thuốc trị cảm, cúm thật ra chỉ chữa được những triệu chứng khó chịu như sốt, ho, sổ mũi chứ không diệt được siêu vi gây bệnh. Một số người lại thích dùng Tifomycine để trị cảm, cúm, điều này có thể gây nguy hiểm vì thuốc này có thể gây suy tụy, thiếu máu không phục hồi. Hai bệnh này phân biệt thật dễ dàng: cảm thường xảy ra khi cơ thể bị nhiễm lạnh, mưa, nóng đột ngột và không lây. Trái lại, bệnh cúm rất hay lây thành dịch, thường cơ thể không tự đề kháng được.

2. Viêm họng

Người lớn hay trẻ nhỏ khi sốt cao cũng cần khám họng, nhất là sốt cao đột ngột. Nhìn vào họng sẽ thấy hai cục thịt dư sưng to, đỏ, lấm tấm trắng. Nếu có màn trắng dính chặt trên đó phải nghĩ đến bệnh bạch hầu và cần đưa đến bệnh viện cấp cứu. Khi có sổ mũi kèm thêm thì đó là bệnh viêm họng do siêu vi, không cần dùng đến kháng sinh, chỉ ngậm kẹo bạc hà, súc miệng bằng nước sát trùng. Không nên dùng Ampicilline để trị viêm họng chỉ phí tiền không đáng.

3. Ban đỏ (sởi)

Ban đỏ cũng là một bệnh rất hay gặp ở trẻ em, nhưng khác với sốt xuất huyết là khi trẻ bị ban đỏ, sốt cao liên miên, kèm với ho và sổ mũi, mắt lem nhem. Khám miệng thấy hai mặt trong của má có những hạt trắng nhỏ như hạt gạo (dấu hiệu Koplick) thì có thể chắc chắn trẻ sẽ ra ban. Bệnh này do siêu vi, rất lây và cũng tự nhiên khỏi sau một tuần lễ.

Thuốc kháng sinh không diệt được siêu vi ban đỏ nhưng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh ban đỏ là viêm tai giữa, phế quản, phế viêm, viêm phổi… Trẻ chỉ hết sốt hẳn sau khi ban nổi khắp người, ra ban vẫn còn sốt là ban đỏ có biến chứng.

Cần lưu ý nếu trẻ bị mắc bệnh ban đỏ thì sau 4 ngày, trẻ sẽ ra ban dù có uống thuốc hạ sốt hay không, còn nếu trẻ không nổi ban thì trẻ mắc bệnh khác. Nay có vaccin ngừa bệnh sởi, cha mẹ cần chích ngừa cho trẻ.

4. Sốt xuất huyết (SXH)

SXH là một bệnh thường gặp trong mùa mưa, nguy hiểm cho trẻ dưới 15 tuổi, dễ nhận ra bởi ba dấu hiệu sau đây: sốt, đau bụng, gan to và đau. Gan to đau biết được bằng cách sờ dưới hạ sườn, phải có một khối, ấn tới đau. Cần suy nghĩ ngay đến bệnh SXH khi sốt liên miên, uống thuốc hạ sốt bớt rồi lại sốt, không có ho, không sổ mũi, đặc biệt là đau bụng. Nhưng nếu đau bụng mà không sốt thì không phải là SXH mà có thể là đau bụng.

Thử máu trong SXH thì thấy tiểu cầu xuống dưới 150.000/mm3, thời gian máu chảy (TS), máu đông (TC) kéo dài ra, dung tích huyết cầu (hematocrite) tăng cao trên 42% do máu cô đặc. Bệnh này cũng do siêu vi, cũng tự hết sau một tuần. Điều nguy hiểm là bệnh nhân có thể trở nên nặng từ ngày thứ 3 – 5, với biến chứng trụy mạch hoặc xuất huyết tiêu hóa (ói và tiêu ra máu). Bệnh này không có thuốc nào diệt được siêu vi nhưng dịch truyền sử dụng đúng mức làm giảm tử vong đáng kể.

Viêm ruột hoại tử do vi khuẩn khác với SXH ở đau bụng, sốt không liên miên, gan không to, không đau và đi cầu phân màu nước rửa thịt.

sốt xuất huyết

5. Viêm phổi, phế quản phế viêm và các bệnh đường hô hấp

Viêm phổi:

Các triệu chứng bao gồm ho, khó thở, khạc đàm đặc và đôi khi đau ngực. Bệnh nhân sốt cao, ho nhiều, đau ngực, khó thở, khám phổi thấy ran nổ một bên, chụp hình Xquang phổi thấy một vùng phổi bị mờ, thử máu bạch cầu trong máu gia tăng khá cao trên 10.000/m3.

Những người có hút thuốc nên ngừng thuốc ngay lập tức. Sốt gây đổ mồ hôi đêm và xuất hiện máu trong đàm đôi khi có thể gợi ý đến bệnh lao. Bất kỳ ai có những triệu chứng trên đều cần phải đến bệnh viện.

Phế quản phế viêm

Thường gặp nhất ở trẻ em, khó thở nhiều (cánh mũi phập phồng), sốt cao, bác sĩ khám nghe ran nổ hai bên phổi, chụp hình xquang phổi có mờ rải rác nhiều nơi hai bên phổi, bạch cầu trong máu tăng cao.

Ho, sốt nhẹ hay không sốt, không khó thở phân biệt với các bệnh hô hấp nhẹ hơn.

Viêm khí quản:

Thường không sổ mũi, không sốt, ho nhiều, bác sĩ khám phổi không nghe ran.

Viêm thanh quản

Người bị viêm thanh quản thường bị khàn tiếng hay tắt tiếng.

Viêm phế quản:

Ho nhiều, nhưng không sốt, không khó thở, bác sĩ khám nghe được ran ẩm ở phổi. Thử máu thấy lượng bạch cầu không tăng, chụp phổi hoàn toàn bình thường. Riêng có bệnh viêm phế quản thể hen, bác sĩ nghe được ran rít, bệnh nhân khó thở ra về đêm.

6. Thương hàn

Triệu chứng chính của bệnh này là chỉ có sốt lâu ngày mà không có ho và sổ mũi. Sốt trong bệnh này có điểm đặc biệt là sáng mát, chiều nóng, ngày một tăng dần. Sau một tuần, sốt lên đến 40oC, nhưng mạch lại rất chậm 80 – 90 lần/phút thay vì 120 lần/phút như trong những bệnh nhiễm trùng khác. Trẻ lớn thường than nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy. Nếu sờ tới vùng hố chậu phải của bụng, nghe tiếng ọt ọt rất đặc biệt. Khi thử máu, bạch cầu không tăng, chỉ từ 6.000 – 8.000/m3, sang tuần thứ hai, thử Widal test dương tính trên 1/100 là chắc chắn bệnh nhân đã mắc bệnh thương hàn.

Hiện nay, điều đáng phiền là các chủng vi khuẩn thương hàn đã kháng với Tifo. Bactrim, Ampicilline nên không còn dùng trong điều trị thương hàn. Thuốc mới là Noroxine 400mg, đắt tiền, ngày uống 2 viên trong 14 ngày mới tránh tái phát và biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh này là lủng ruột.

7. Sốt do u

Ung thư có thể gây sốt bằng nhiều cách khác nhau. Đôi khi chính khối u sản xuất ra pyrogen tự gây sốt. Một số khối u có thể bị nhiễm trùng. Những khối u ở não có thể ngăn không cho hạ đồi điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Nhiều loại thuốc mà bệnh nhân ung thư đang sử dụng có thể gây sốt. Và cuối cùng, hệ miễn dịch ở bệnh nhân bị ung thư có thể yếu đi nên cơ thể giảm khả năng chống đỡ lại với nhiều loại nhiễm trùng.

8. Sốt rét

Sốt rét nhiều khi nhận ra dễ dàng vì người run lập cập, đắp bao nhiêu chăn vẫn thấy lạnh, sau đó sốt cao độ và cuối cùng vã mồ hôi, nhưng lại khó nhận ra ở những người sốt liên miên, sốt đi sốt lại. Lưu ý nếu ngày đầu đột nhiên sốt cao đến 40oC thì nên nghĩ đến bị sốt rét hơn là thương hàn. Những yếu tố phụ có giá trị chẩn đoán sốt rét là tiền sử bị sốt rét, điều trị không đủ ngày và có qua vùng dịch tễ sốt rét. Khi nhìn phía góc trong của mắt ánh hơi vàng, lưỡng đóng bợn vàng ở giữa rất đặc biệt. Dấu hiệu lách to chứng tỏ bệnh nhân trước đây có bị sốt rét nhiều lần, nhưng không phải là sốt rét hiện tại.

Thử máu để tìm ký sinh trùng sốt rét phải thử nhiều lần trong ngày, nhất là lúc lên cơn sốt. Bạch cầu trong máu thường bình thường trong sốt rét, chỉ tăng cao trong sốt rét đái huyết sắc tố (sốt rét huyết niệu). Sốt rét ác tính là những thể nặng nhất của sốt rét, nếu trễ dù có cấp cứu tích cực vẫn còn gây tử vong rất cao. Tất cả những người hôn mê, sốt đang ở vùng dịch tễ sốt rét thì phải nghĩ ngay đến sốt rét ác tính.

8. Côn trùng cắn

Vết côn trùng cắn là nguyên nhân gây nhiễm trùng thường gặp ở một số nước. Sốt rét là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi bị muỗi cắn. Khi bị cắn, người bệnh sẽ bị sốt và khỏi sau mỗi vài ngày. Cần phải được xét nghiệm máu để chẩn đoán. Ở một số khu vực dịch tễ, khi đi du lịch bạn cần phải mang theo thuốc phòng sốt rét. Bệnh Lyme bị lây nhiễm qua vết cắn của ve. Bất kỳ trường hợp nhiễm trùng nào do côn trùng cắn cũng cần phải được đưa đến bác sĩ.

9. Sốt do thuốc

Nếu cơn sốt xuất hiện sau khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới và không tìm thấy một nguyên nhân gây sốt nào khác thì đó có thể là sốt thuốc. Cơn sốt có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào sau khi bắt đầu dùng thuốc và có thể hết sau khi ngưng thuốc.

  • Kháng sinh thường gây sốt sau một tuần điều trị
  • Một số thuốc tim mạch và chống tai biến có thể gây sốt sau vài tháng điều trị.
  • Cơn sốt có thể xuất hiện tức thời do phản ứng dị ứng với thuốc hoặc do chất bảo quản chứa trong thuốc.
  • Dùng quá nhiều aspirin và hormon giáp có thể làm tăng chuyển hóa và gây sốt.
  • Thuốc kháng sinh Histamin, một số thuốc chống trầm cảm và các thuốc an thần giảm đau có thể ngăn không cho thoát nhiệt ra ngoài cơ thể.
  • Cocaine và amphetamine cũng có thể làm tăng hoạt động cơ và gây sốt.

10. Viêm màng não

Bệnh này vô cùng nguy hiểm ở trẻ em, cần chẩn đoán ra thật sớm, điều trị ngay mới tránh được các di chứng về sau này như mù mắt, điếc tai, tâm thần…Khi trẻ sốt, nhức đầu, ói mửa, chúng ta thử gập cổ trẻ vào ngực, nếu gập không được hoặc trẻ lộ vẻ đau đớn (dấu hiệu cổ cứng) thì phải nghĩ ngay đến trẻ đã bị viêm màng não.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, dấu hiệu thóp trước phồng lên cũng rất quan trọng để nhận ra viêm màng não. Phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để lấy nước não tủy xét nghiệm xem trong (lao hay siêu vi), đục (mủ) và có cách điều trị đúng mức.

11. Viêm não cấp

Nặng và nguy hơn viêm màng não vì do siêu vi thường nhất là viêm não siêu vi Nhật bản B, Enterovirus… không có thuốc đặc trị.

Trong mùa dịch nếu trẻ sốt không cao lắm 38.5 – 390C mà lên co giật, hôn mê không tỉnh lại sau vài giờ, giật liên miên phải đưa ngay cháu bé vào bệnh viện cấp cứu ngay. Viêm não siêu vi khác với viêm màng não vi khuẩn ở chỗ không có thóp phồng hay cổ cứng nhưng có ba triệu chứng đặc hiệu viêm não là sốt cao, co giật hôn mê nhiều giờ hay nhiều ngày liền. Viêm não để lại di chứng tương đối nặng cho trẻ như điếc tai, không nhìn được nữa, liệt bán thân hay toàn thân, sống đời sống thực vật (trẻ nằm một chỗ mà không biết, không hiểu gì). Chỉ có bệnh viêm não siêu vi Nhật Bản B là viêm màng não do não mô cầu là đã có thuốc chủng ngừa nên các bậc cha mẹ cần cho con đi chích ngừa sớm trong mùa dịch viêm màng não hay viêm não. Đây là một số bệnh thường hay gây trẻ sốt, mà các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm đưa trẻ đi khám bệnh và điều trị thật kịp thời cho chúng nhất là hai bệnh nặng trong mùa dịch là sốt xuất huyết và viêm não cấp.

12. Nhiễm trùng hệ niệu-sinh dục

Bệnh này có thể làm cho bệnh nhân bị tiểu rát, tiểu máu, tiểu lắt nhắt (có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên) và đau lưng kèm theo với sốt. Đây có thể là những biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng ở bàng quang, thận, hoặc đường tiểu. Có thể dùng kháng sinh để điều trị.

13. Những bệnh lý đặc biệt

Nhiều người bị những bệnh làm giảm khả năng hoạt động bình thường của hệ miễn dịch làm cho những tác nhân nhiễm trùng gây sốt có thể xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà có thể các bác sĩ sẽ cảm thấy khó khăn khi tìm ra nguồn gốc gây sốt. Sốt diễn ra ở những người bị giới hạn khả năng chiến đấu chống lại nhiễm trùng có thể sẽ rất nguy hiểm.

Xem thêm: Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân gây sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-sot-2043/feed/ 0
Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt https://benh.vn/nguyen-nhan-va-xu-tri-trieu-chung-sot-4349/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-xu-tri-trieu-chung-sot-4349/#respond Tue, 04 Jul 2017 04:54:44 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-va-xu-tri-trieu-chung-sot-4349/ Sốt là khi thân nhiệt đo ở nách cao hơn 37,5oC, hoặc đo ở trực tràng cao hơn 38oC. Thân nhiệt dưới những con số đó không thể coi là sốt, dù có cảm giác “gai gai” hoặc sờ trán thấy “ấm đầu”.

Bài viết Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốt là khi thân nhiệt đo ở nách cao hơn 37,5oC, hoặc đo ở trực tràng cao hơn 38oC. Thân nhiệt dưới những con số đó không thể coi là sốt, dù có cảm giác “gai gai” hoặc sờ trán thấy “ấm đầu”.

triệu chứng sốt

Ở người bình thường, thân nhiệt cao lên khi gắng sức thể lực, khi ăn, khi nhiệt độ bên ngoài cao và ở phụ nữ trong giai đoạn sau của chu kỳ kinh nguyệt, từ ngày rụng trứng trở đi. Thân nhiệt còn phụ thuộc vào tuổi: trẻ con dễ sốt hơn người lớn và ở người cao tuổi thì ít khi thân nhiệt tăng. Buổi sáng, thân nhiệt bình thường cũng thấp hơn buổi chiều, cho nên phải đo thân nhiệt 2 lần mỗi ngày.

Trong trường hợp sốt nhẹ, người bệnh hay thấy ớn lạnh, hoặc nóng bừng, chán ăn, nhức đầu, khó chịu, rộp môi, cũng có khi không cảm thấy gì khác. Nhưng khi sốt nặng trên 40oC, người bệnh hay rét run, có khi rung cả giường chiếu, sốt cao nữa có thể mê sảng, co giật, nhất là sốt cao ở trẻ em. Trong thực tiễn, ít khi thân nhiệt vượt quá 41oC.

Nếu sốt kéo dài quá 2-3 tuần lễ, cơ thể bị mất nước, hao tổn calo, làm tim đập nhanh, sút cân nhanh.

Nguyên nhân sốt

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể, để đối phó với nhiều tác nhân gây bệnh; người quá già hoặc quá yếu thường sốt ít hoặc không sốt, ngay cả khi nhiễm khuẩn nặng. Những nguyên nhân thường gặp của sốt là:

Nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm)

Đây là nguyên nhân hay gặp nhất, khoảng 60% trường hợp, cho nên đầu tiên phải nghĩ ngay đến nguyên nhân này.

Trước hết phải đi tìm các dấu hiệu chỉ điểm, xem có chỗ nào đau hoặc sưng nóng, đỏ mưng mủ không? Ví dụ:

  • Đau đầu: đi tìm áp xe não, viêm não.
  • Đau và cứng ở gáy: viêm màng não
  • Đau ngực: viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi, viêm màng tim.
  • Đau bụng: viêm ruột thừa, áp xe gan, viêm đường mật.
  • Đau khớp: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp.
  • Đau hạch: nhiễm khuẩn khu vực, viêm hạch

Sau đó, xác định chẩn đoán bằng các xét nghiệm và các thăm dò chuyên khoa để tìm các nhiễm khuẩn toàn thân, như thương hàn, lao….

Các nguyên nhân khác không phải nhiễm khuẩn

Ví dụ:

  • Lupus ban đỏ hệ thống dễ gây sốt kéo dài
  • Ung thư ở các phủ tạng như gan, não, tủy sống, phổi, thận, tụy…
  • Bệnh huyết học như bệnh bạch cầu, chảy máu, tan máu…
  • Nhồi máu cơ tim cũng có thể sốt nhẹ
  • Do tiêm truyền (chí nhiệt tố), do thuốc.

Điều trị triệu chứng sốt

Trước một người sốt, chữa nguyên nhân là căn bản, ví dụ: cắt bỏ ruột thừa, tháo mủ áp xe, chọc tháo màng phổi, màng tim, corticoid liệu pháp (trong lupus ban đỏ)…

Nhưng đồng thời cũng cần chữa triệu chứng sốt, nhất là khi chưa hoặc không tìm thấy nguyên nhân, thì chữa sốt lại càng cần thiết.

Tiếp nước đầy đủ

Khi thân nhiệt quá 37oC, cứ sốt thêm 1oC, thì cơ thể cần thêm 100-150ml nước mỗi ngày, khi trời khô hanh hoặc ra nhiều mồ hôi, có thể còn cần nhiều nước hơn nữa. Tốt nhất là bằng đường uống, có thể dùng nước quả, nước chè loãng, nước rau, sữa hoặc nước đun sôi để nguội tùy theo khẩu vị của người bệnh.

Ở người sốt kéo dài, nên chú ý cung cấp đủ calo, vì khi thân nhiệt tăng 1oC, chuyển hóa cơ bản tăng 13%. Nên cho đường, sữa, hoa quả.

Chỉ khi nào không thể uống đủ nước theo yêu cầu do nôn, khó nuốt hoặc chán ăn mới phải truyền dịch.

  • Phần lớn trường hợp nên truyền các dung dịch đẳng trương, NaCL 0,9%, glucose 5% hoặc dung dịch Ringer lactat.
  • Trong những ca đặc biệt, có thể dùng dung dịch glucose ưu trương (10% – 30%) để tiếp thêm calo, hoặc nhược trương (NaCl 4,5%o).
  • Không trộn thêm thuốc khác vào dịch truyền, để tránh tương kỵ thuốc.

Chỉ truyền dịch khi không thể tiếp nước qua đường uống

Hạ sốt

– Hạ nhiệt rất cần thiết khi bị sốt, đặc biệt là khi sốt cao, thân nhiệt quá 40oC, nhất là ở trẻ em, hoặc khi kèm theo có thai, co giật, mê sảng. Sốt trên 41oC phải coi là cấp cứu.

  • Đơn giản và an toàn hơn cả là dùng khăn ấm hoặc túi nước ấm (Nhiệt độ của khăn/túi thấp hơn nhiệt độ đang sốt nhưng cao hơn 37 độ C) đặt lên trán, bụng, trong nách. Lưu ý: Không sử dụng nước lạnh, nước đá để hạ sốt, có thể gây sốc nhiệt.
  • Những thuốc dùng để hạ sốt (chỉ sử dụng thuốc khi sốt trên 38,5oC):
    • Aspirin, người lớn uống 2-4 viên 500mg/24 giờ, chia làm 2-4 lần, sau bữa ăn no. Chống chỉ định: bệnh dạ dày, bệnh chảy máu.
    • Paracetamol, viên 500mg, mỗi lần uống 1-2 viên, dùng 2-4 lần/24 giờ. Không quá 4 g/24 giờ.

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-xu-tri-trieu-chung-sot-4349/feed/ 0
Những điều cơ bản mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị sốt? https://benh.vn/nhung-dieu-co-ban-me-can-biet-khi-tre-so-sinh-bi-sot-9640/ https://benh.vn/nhung-dieu-co-ban-me-can-biet-khi-tre-so-sinh-bi-sot-9640/#respond Sun, 29 Jan 2017 07:20:12 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-co-ban-me-can-biet-khi-tre-so-sinh-bi-sot-9640/ Sốt là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là phản ứng của cơ thể trẻ trước sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Một số triệu chứng mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải khi bị sốt như bú ít, quấy khóc, cơ thể ra nhiều mồ hôi, nóng ran...

Bài viết Những điều cơ bản mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị sốt? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốt là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là phản ứng của cơ thể trẻ trước sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Một số triệu chứng mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải khi bị sốt như bú ít, quấy khóc, cơ thể ra nhiều mồ hôi, nóng ran…

Khi con sơ sinh bị sốt nhiều mẹ thường luống cuống và không biết xử lý như thế nào để hạ nhiệt cũng như làm giảm tình trạng khó chịu ở trẻ nên thường dẫn đến tình trạng bệnh của con thêm nặng.

Theo hướng dẫn từ các bác sĩ Nhi khoa, khi trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên:

Thứ nhất, cặp nhiệt độ cho con

Thân nhiệt trẻ và người lớn hoàn toàn là khác nhau, đặc biệt khi trẻ bị sốt. Việc cha mẹ có thói quen dùng tay sờ lên trán kiểm tra con có nóng hay không là không chính xác. Thay vào đó, khi con sơ sinh bị sốt, mẹ nên dùng nhiệt kế để biết chính xác nhiệt độ cơ thể của con. Cách tốt nhất để có được nhiệt độ chính xác là sự dụng nhiệt kế trực tràng để đo nhiệt độ ở hậu môn của bé.

   

Việc cặp nhiệt độ để biết khi trẻ sốt 38,5 độ C trở lên là phải hạ sốt. Ở mức sốt vừa 38-38,5 độ C thì cơ trẻ có thể chịu đựng được, nhưng với mức sốt cao 39-40 độ C trở lên dễ bị co giật, gây thiếu oxy não.

Thứ hai, không được hạ sốt bằng thuốc kháng sinh tùy ý

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh không được tự ý dùng thuốc hạ sốt. Việc dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ sơ sinh có thể không khiến nhiệt độ con hạ xuống mà có thể trẻ sẽ mệt mỏi và ảnh hưởng tới sức khỏe hơn.

Thậm chí, có nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ, nhưng đây là cách làm sai vì Aspirin giúp hạ nhiệt, giảm đau nhưng loại thuốc này không được dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

Thứ ba, dùng nước ấm lau người cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị sốt rất có nguy cơ bị nhiễm trùng da, vì thế mẹ không nên bỏ qua công đoạn vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ.

Có thể dùng khăn mềm nhúng vào một chậu nước ấm và lau thân thể cho bé, điều này không những giúp hạ sốt mà còn giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý không được dùng nước lạnh.

Sau khi lau người nên cho trẻ ngồi trong phòng thoáng, không được ngồi dưới điều hòa, trước quạt để tránh bị lạnh và sốt cao thêm.

Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được dùng túi đá chườm lạnh cho con vì cơ thể đang ấm, nếu chườm lạnh, nhiệt độ nóng – lạnh chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, dễ bị suy hô hấp.

Thứ tư, nới lỏng quần áo

    

Nhiều mẹ cho rằng khi con bị sốt thường có dấu hiệu lạnh như người lớn nên mặc thêm áo, đắp thêm chăn cho con nhưng không biết đó cũng là cách làm sai. Mẹ không nên quấn tã chặt cũng không ủ thêm chăm mà cần nới lỏng tã, quần áo.

Thứ năm, cung cấp đủ nước cho con

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, cơ thể sẽ bị mất nước rất nhiều do quá trình ra mồ hôi. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ cần đảm bảo đủ các giờ bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi bị sốt cần cung cấp thêm nước uống.

Trẻ 3 – 6 tháng tuổi nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên, trẻ 6 – 12 tháng tuổi, thân nhiệt vượt quá 39 độ C, trẻ ho nhiều, khó thở, nôn ói, sốt kèm tay chân lạnh, không ăn uống được, hoặc có dầu hiệu xuất huyết, nổi chấm đỏ trên da, chảy máu cam, chảy máu lợi, ói ra có màu, đi ngoài phân đen như bã cà phê… cần đi khám sớm.

Cho trẻ uống thuốc gì ?

Theo BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết trên Gia đình và Xã hội, thuốc hạ sốt phổ biến là Paracetamon, Efferangan dạng viên nén, sủi, thuốc đặt, dùng cách 4-6 giờ/lần khi sốt. Thuốc đặt hậu môn có tác dụng nhanh như thuốc uống, thuốc sủi, rất tiện lợi.

Các bố mẹ nên biết rõ rằng: Paracetamon, Efferangan là thuốc hạ sốt, giảm đau. Babycomplex chứa cả 3 loại thuốc trị ho, sốt, chảy mũi nên chỉ dùng để hạ sốt khi trẻ có ho, sốt do cảm cúm.

Còn trẻ ho thì đã có thuốc riêng trị ho. Chảy mũi có thuốc riêng trị sổ mũi. Bị sốt có thuốc hạ sốt. Có triệu chứng 1 bệnh thì dùng thuốc chữa 1 bệnh, không dùng tuỳ tiện. Nếu bố mẹ không có kinh nghiệm lựa chọn thuốc, tốt nhất là không nên tự ý dùng, mà nên đưa trẻ đi khám, mua thuốc theo y lệnh của bác sĩ.

Khi trẻ thức thì dùng thuốc dạng uống (gói, viên nang, sủi bột, sirô). Trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Với viên đặt hậu môn, khi dùng thuốc, không được tự ý nhân hoặc chia liều (không được đặt 2 viên hoặc nửa viên 1 lần, mà phải đặt cả viên 1 lần). Thuốc đặt dễ dùng, nhưng bảo quản phải đúng cách, nếu thuốc bị mềm sẽ đặt rất khó. Không nên cho thuốc đặt vào ngăn đá tủ lạnh vì sẽ hỏng thuốc luôn. Hãy đặt loại thuốc này ở cánh tủ lạnh. Thuốc đặt hậu môn dùng hạ sốt khi trẻ ngủ, bị nôn ói.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ?

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Hải Yến (Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc) cho biết, cần đưa trẻ đến bệnh viện khi:

– Trẻ sốt cao trên 39 độ C, không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp.

– Hoặc sốt rất cao trên hoặc bằng 41 độ C.

– Trẻ có các dậu hiệu bất thường như: bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhày máu….

– Trẻ sốt trên 2 ngày.

Benh.vn (Nguồn Khám phá)

Bài viết Những điều cơ bản mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị sốt? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-co-ban-me-can-biet-khi-tre-so-sinh-bi-sot-9640/feed/ 0
Hạ sốt cho trẻ bằng tắm nước ngừng các mẹ đã biết https://benh.vn/ha-sot-cho-tre-bang-tam-nuoc-ngung-cac-me-da-biet-9809/ https://benh.vn/ha-sot-cho-tre-bang-tam-nuoc-ngung-cac-me-da-biet-9809/#respond Tue, 10 Jan 2017 07:23:23 +0000 http://benh2.vn/ha-sot-cho-tre-bang-tam-nuoc-ngung-cac-me-da-biet-9809/ Khi thời tiết giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị nhiễm cảm cúm và bị ho. Để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh cảm cúm thông thường các mẹ hãy nấu nước gừng tắm cho trẻ. Gừng không chỉ là thức ăn mà nó còn là một loại thảo mộc chữa bệnh cực kỳ tốt. Nó được sử dụng trong Đông y để giải phong hàn, chống nôn ói, làm ấm tỳ vị, lưu thông khí huyết.

Bài viết Hạ sốt cho trẻ bằng tắm nước ngừng các mẹ đã biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi thời tiết giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị nhiễm cảm cúm và bị ho. Để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh cảm cúm thông thường các mẹ hãy nấu nước gừng tắm cho trẻ. Gừng không chỉ là thức ăn mà nó còn là một loại thảo mộc chữa bệnh cực kỳ tốt. Nó được sử dụng trong Đông y để giải phong hàn, chống nôn ói, làm ấm tỳ vị, lưu thông khí huyết.

Lợi ích khi cho trẻ khi tắm nước gừng

Lưu thông máu

Trong gừng có rất nhiều chất kẽm, crôm và magiê nên sau khi tắm gừng sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp oxy đầy đủ tới cơ thể bé, giúp cơ thể luôn hồng hào khoẻ mạnh.

Giải độc và giữ ấm cơ thể

Đây chính là tác dụng quan trọng nhất đối với bé khi tắm nước gừng, nhất là vào mùa đông. Khi bé ngâm mình trong chậu nước gừng ấm, bé hít vào khiến cơ thể thoải mái, 2 hốc mũi lưu thông, cơ thể được giữ ấm và tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh cảm cúm thông thường.

Khi mẹ cho bé tắm nước gừng sẽ kích thích cơ thể toát mồ hôi, đẩy nhanh sự tuần hoàn của máu, giúp thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Bằng cách loại bỏ các độc tố có trong cơ thể, cơn sốt của bé sẽ nhanh dứt hơn.

3 điều cần nhớ khi tắm cho trẻ bằng nước gừng

Giữ cho trẻ không bị mất nước

Việc quan trọng nhất là giữ cho trẻ không bị mất nước. Sốt cao làm bé bị mất nước, vì vậy cần làm mọi cách để bổ sung thêm nước cho trẻ. Trước khi bắt đầu tắm, khuyến khích trẻ uống một ít gừng hoặc trà bạc hà, khoảng 30 – 100ml tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa được kích thích, cũng như bổ sung nước và chất dinh dưỡng từ các loại thảo mộc vào cơ thể.

Đừng để quá nóng

Mặc dù cần giúp trẻ kích thích mồ hôi toát ra nhưng không cần phải tiếp thêm nhiệt cho trẻ. Giữ nước tắm ấm vừa phải, không quá nóng. Mục đích khi tắm là giúp lỗ chân lông mở ra để mồ hôi và chất độc có thể thoát ra ngoài.

Tắm nhanh

Nước gừng sẽ kích thích cơ thể chỉ trong vòng vài phút, đặc biệt là nếu bé uống nước gừng trước đó. 5 – 10 phút là tất cả thời gian cần và đủ để tắm cho trẻ. Chỉ một vài phút thôi cũng đủ để gừng tác động và làm mở lỗ chân lông.

Cách tắm bằng nước gừng cho trẻ

– Thái một vài lát gừng tươi và cho vào nồi

– Đổ nước vào nồi, đun sôi trong khoảng 20 phút

– Đổ vào bồn tắm và pha thêm nước sao cho nhiệt độ chỉ ở khoảng 37 – 38 độ. Bạn cần đảm bảo nước tắm không quá nóng hoặc quá lạnh.

Sau khi tắm xong, bạn lau khô và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Thông thường, sau khi tắm nước gừng xong, trẻ thường khá buồn ngủ nên cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi.

Cẩm nang y học Benh.vn (Nguồn Khám phá)

Bài viết Hạ sốt cho trẻ bằng tắm nước ngừng các mẹ đã biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ha-sot-cho-tre-bang-tam-nuoc-ngung-cac-me-da-biet-9809/feed/ 0
Nếu bạn bị sốt sẽ phải làm thế nào https://benh.vn/neu-ban-bi-sot-se-phai-lam-the-nao-3357/ https://benh.vn/neu-ban-bi-sot-se-phai-lam-the-nao-3357/#respond Sat, 04 Oct 2014 04:34:20 +0000 http://benh2.vn/neu-ban-bi-sot-se-phai-lam-the-nao-3357/ Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Không phải tất cả các tường hợp có thân nhiệt cao hơn bình thường đều là sự trục trặc về sức khoẻ. Nhiều người khoẻ có thân nhiệt vào quãng trên dưới 37oC là bình thường. Nhưng nếu thân nhiệt lấy ở miệng tới 37o2 thì chắc chắn bạn đã bị sốt.

Bài viết Nếu bạn bị sốt sẽ phải làm thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Không phải tất cả các tường hợp có thân nhiệt cao hơn bình thường đều là sự trục trặc về sức khoẻ. Nhiều người khoẻ có thân nhiệt vào quãng trên dưới 37oC là bình thường. Nhưng nếu thân nhiệt lấy ở miệng tới 37 độ C thì chắc chắn bạn đã bị sốt.

Thường thân nhiệt của chúng ta thấp lúc sáng sớm và cao hơn vào buổi chiều và buổi tối. Thân nhiệt lấy ở hậu môn chính xác nhất và thường cao hơn thân nhiệt lấy ở miệng 0,3oC.

Nếu bạn lấy thân nhiệt ở miệng ngay sau khi uống nước nóng thì bạn cũng cơ thể  tưởng lầm rằng mình bị sốt.

tre_bi_sot

Thân nhiệt của bạn có thể cao hơn bình thường do các nguyên nhân sau

  • Mặc nhiều quần áo quá.
  • Vừa luyện tập hoặc hoạt động mạnh.
  • Thời tiết nóng, ẩm.
  • Lượng hoóc-môn tăng, giảm (sau khi rụng trứng, thân nhiệt của phụ nữ thường tăng cao).

Nếu thân nhiệt đo được ở nách từ 37,2 độ C  – 37,7 độ C trở lên, chắc chắn là bạn đã bị sốt.

Cần phải tới bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra

  • Với một trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Nếu thân nhiệt đứa trẻ cứ giữ ở 38o3C (lấy ở miệng) hay 38o8C (lấy ở hậu môn) không thuyên giảm trong suốt 48 giờ.
  • Cũng như vậy trong liền 5 ngày, đối với người lớn. Có các hiện tượng: cổ bị cứng, đau ngực, nôn ói, ỉa chảy, đi lảo đảo, phát ban, ho, đau tai.

Hiện tượng sốt dưới 40oC cần phải điều trị. Nhưng nếu cao hơn 40oC và kéo dài, thì cần phải tìm nguyên nhân và chữa trị tích cực.

Để làm dịu cơn sốt, hạ thân nhiệt, bạn nên

  • Uống nước hoặc nước trái cây. Lau người bằng khăn ướt thấm nước mát 21oC, không nên dùng nước đá đặc biệt ở trẻ nhỏ.
  • Uống aspirin hoặc acetaminophen với liều lượng thích hợp với độ tuổi cách nhau tối thiểu 3-4 giờ  một lần (những người dưới 19 tuổi và những người đau dạ dày không nên dùng aspirin).
  • Nằm nghỉ, không hoạt động, nên ở nơi yên tĩnh.
  • Tránh cử động mạnh bất thường.
  • Nên mặc những quần áo mỏng, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và không nên đắp chăn, mền quá dày.

Bài viết Nếu bạn bị sốt sẽ phải làm thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/neu-ban-bi-sot-se-phai-lam-the-nao-3357/feed/ 0