Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 10 Aug 2023 03:07:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những hành vi sai của con trẻ bắt nguồn từ chính cách dạy của cha mẹ https://benh.vn/nhung-hanh-vi-sai-cua-con-tre-bat-nguon-tu-chinh-cach-day-cua-cha-me-9541/ https://benh.vn/nhung-hanh-vi-sai-cua-con-tre-bat-nguon-tu-chinh-cach-day-cua-cha-me-9541/#respond Sun, 16 Sep 2018 07:09:40 +0000 http://benh2.vn/nhung-hanh-vi-sai-cua-con-tre-bat-nguon-tu-chinh-cach-day-cua-cha-me-9541/ Khi một đứa trẻ làm sai, người lớn thường bao biện với nhau rằng: “Trẻ con mà, chấp làm gì”. Chúng ta không thể nào mà cứ bao biện rồi phớt lờ đi như vậy, vì vô hình chung sẽ hình thành nên những thói quen không tốt ở trẻ.

Bài viết Những hành vi sai của con trẻ bắt nguồn từ chính cách dạy của cha mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi một đứa trẻ làm sai, người lớn thường bao biện với nhau rằng: “Trẻ con mà, chấp làm gì”. Chúng ta không thể nào mà cứ bao biện rồi phớt lờ đi như vậy, vì vô hình chung sẽ hình thành nên những thói quen không tốt ở trẻ.

Sự thật lại là tất cả những sai lầm thường gặp của trẻ con đều bắt nguồn từ cách dạy dỗ và thói quen sinh hoạt hàng ngày của ông bà và bố mẹ. Chính điều này khiến bố mẹ cần phải suy nghĩ lại và thay đổi cách hành xử để làm mẫu cho bé.

Con đòi mua bất cứ món đồ chơi nào

Khi đi mua sắm cùng bố mẹ, trẻ thường nghĩ rằng bố mẹ đang chọn những món đồ bất kì tại siêu thị mà không biết thực tế bạn đã lập danh sách những thứ cần mua. Vì vậy, hãy cùng với con lập danh sách những thứ cần mua (nếu con không thể đọc thì có thể vẽ hình để bé hiểu) và cho trẻ nhiệm vụ kiểm tra danh sách mua đồ này.

Bằng cách này, bạn sẽ dạy cho trẻ rằng chỉ mua những thứ cần thiết chứ không được phép mua “vô tội vạ”. Và nhờ đó, trẻ cũng không dám đòi hỏi bố mẹ mua bất cứ món đồ chơi nào chúng thấy.

Hãy để trẻ thành một người mua sắm thông thái từ nhỏ.

Con không nói năng lịch sự

Ngắt lời người khác

Nếu bạn nhắc con “Đừng ngắt lời mẹ!” trong khi sẵn sàng xen vào cuộc nói chuyện của người khác, trẻ sẽ không bao giờ ngoan ngoãn nghe theo lời mẹ.

Thay và đó, hãy dạy con khi nào mọi người nói xong thì mới được tiếp lời, hoặc không được nói xen vào khi có ai đó đang nói chuyện điện thoại. Chẳng hạn, trước khi gọi cho bất kỳ ai, hãy nói với con: “Mẹ sẽ nói chuyện điện thoại ngay bây giờ và mẹ không muốn bị gián đoạn. Mẹ sẽ nói chuyện xong khi kim dài trên đồng hồ đạt đến con số…”.

Nhiều bé thường xuyên chen vào khi người lớn đang nói.

Nói trống không, hỗn xược

Bố mẹ nên dạy cho trẻ về phép lịch sự càng sớm càng tốt. Có những đứa trẻ sẽ tiếp nhận một cách dễ dàng, nhưng cũng có bé sẽ chưa hiểu ngay được. Cách tốt nhất là bố mẹ nên làm mẫu cho bé, không đáp ứng bất cứ điều gì trẻ muốn cho đến khi bé nói một cách lịch sự bằng những cụm từ như “xin chào”, “tạm biệt”, “cảm ơn”, “xin vui lòng”… để con hình thành thói quen tốt.

Trẻ bám mẹ nhằng nhẵng

Một đứa trẻ bám mẹ nhằng nhẵng, quá sợ hãi mỗi khi rời khỏi cha mẹ dù chỉ nửa bước là vì cha mẹ luôn tạo ra rào cản giữa trẻ với các hoạt động hết sức bình thường. Ví dụ: “Con mà chơi cầu trượt, con sẽ bị ngã hay rách quần đấy…”.

Mẹ luôn luôn ở bên cạnh hướng dẫn và cảnh báo cho con mọi chuyện.

Đó là lý do tại sao khi cha mẹ đột nhiên cho trẻ đi chơi đâu đó, đứa trẻ sẽ không thoải mái vui chơi vì chúng luôn sợ có điều gì đó không may xảy ra.

Thay vì cảnh báo những nguy hiểm khiến trẻ sợ hãi, cha mẹ nên dạy trẻ các quy tắc an toàn và tự bảo vệ bản thân.

Gây rắc rối cho người khác

Nếu một người mẹ chỉ quanh quẩn bên trẻ suốt cả ngày, trẻ sẽ không hiểu được rằng sẽ có lúc mẹ phải làm việc khác hoặc đơn giản là làm những gì mình muốn. Chúng sẽ hành xử bản năng kể cả với người lạ. Vì vậy, cần dạy cho trẻ biết rằng cũng có lúc bố/mẹ cần nghỉ ngơi, làm việc, đi ra ngoài… Và không phải cứ cái gì muốn là sẽ được phép thực hiện.

Bố mẹ luôn phải trở thành những người hòa giải bất đắc dĩ.

Trẻ không biết khi nào phải dừng lại

Trẻ con thường không biết đâu là những thông tin mình không nên nói thẳng với người khác. Bé chưa biết ngượng hoặc xấu hổ, chúng cũng không hiểu được tác hại về sau của những câu nói sai hoàn cảnh đó. Điều này, đôi khi cũng khiến cho bố mẹ gặp không ít rắc rối, đặc biệt khi con vô tình làm tổn thương một ai đó.

Ảnh minh họa

Lý do trẻ có thói quen xấu trên chính là vì bố mẹ không dạy trẻ khái niệm về “bí mật gia đình”, bao gồm tất cả những điều con không nên nói với người khác để giữ phép lịch sự. Đồng thời, chính người lớn cũng phải là tấm gương sáng cho trẻ, tuyệt đối không nói xấu, bình luận không hay về người khác sẽ khiến trẻ bắt chước.

Benh.vn (Theo Tri thức trẻ/Nguồn: Brightside)

Bài viết Những hành vi sai của con trẻ bắt nguồn từ chính cách dạy của cha mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-hanh-vi-sai-cua-con-tre-bat-nguon-tu-chinh-cach-day-cua-cha-me-9541/feed/ 0
Nghệ thuật dẹp tật xấu của bé https://benh.vn/nghe-thuat-dep-tat-xau-cua-be-3430/ https://benh.vn/nghe-thuat-dep-tat-xau-cua-be-3430/#respond Tue, 21 Aug 2018 04:36:01 +0000 http://benh2.vn/nghe-thuat-dep-tat-xau-cua-be-3430/ Bé muốn ai động vào đồ chơi của mình, giãy nảy ăn vạ khi đòi thứ gì đó không được… là một vài thói xấu điển hình ở bé mầm non. Vậy làm thế nào để dẹp tật xấu của bé hiệu quả?

Bài viết Nghệ thuật dẹp tật xấu của bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bé muốn ai động vào đồ chơi của mình, giãy nảy ăn vạ khi đòi thứ gì đó không được… là một vài thói xấu điển hình ở trẻ mầm non. Vậy làm thế nào để dẹp tật xấu của bé hiệu quả?

dạy trẻ từ nhỏ

Dạy trẻ từ nhỏ giúp trẻ hình thành nhân cách tốt (ảnh minh họa)

1. Không cho ai động vào đồ chơi

Tình huống: Một em bé hàng xóm sang chơi, chạm vào đồ chơi của bé nhà bạn. Ngay lập tức, bé nhào tới giật lại và giữ đồ chơi khư khư, dù mẹ động viên thế nào cũng nhất định không chia sẻ.

Chia sẻ của chuyên gia: Trước khi nhà có khách, hãy yêu cầu bé chọn 3-4 đồ chơi đặc biệt mà bé không muốn chơi chung cùng ai. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để bé cất đồ chơi ở nơi kín đáo để những bé khác không thể chạm vào. Đồng thời, giải thích với bé những đồ chơi còn lại có thể chơi chung hoặc đặt tên là “đồ chơi chia sẻ”. Nếu bé vẫn khư khư với những món đồ chơi được gọi là chia sẻ thì bạn cần nhắc bé: “Con đồng ý là chơi chung với bạn Tin thứ này rồi mà. Mẹ rất vui nếu con biết chơi cùng bạn”

2. Ăn vạ khi không vừa ý

Tình huống: Bạn đưa con đi siêu thị, bé đòi mua kẹo nhưng bạn nói ở nhà vẫn còn nên không mua cho bé. Bé lăn đùng ra sàn nhà ăn vạ.

Chia sẻ của chuyên gia: Ăn vạ là “đặc trưng” ở bé trước tuổi đi học vì bé chưa đủ khả năng ngôn ngữ để bày tỏ cảm xúc của mình hoặc không muốn “nói nhiều”. Bất kỳ khi nào có thể, cha mẹ nên diễn tả bằng lời những cảm xúc phù hợp, chẳng hạn: “Mẹ biết là con đang tức giận vì không được mẹ mua kẹo. Nhưng mẹ đã giải thích rồi, ở nhà còn nhiều kẹo lắm. Mẹ không thể mua tiếp cho con được”. Sau đó, chỉ cho bé các hoạt động khác để bé quên ăn vạ.

dẹp tật xấu của trẻ

Bé ăn vạ khi không vừa ý, cha mẹ nên làm thế nào?

3. Không muốn chia đồ ăn cho ai

Tình huống: Bạn đưa hai con đi công viên. Bạn yêu cầu bé chia phần đồ ăn cho anh (chị, em) của bé nhưng bé không chịu.

Chia sẻ của chuyên gia: Với các bé mẫu giáo, chia sẻ là một khái niệm khó vì bé vẫn còn khá ích kỷ. Tuy nhiên, nếu được thực hành thường xuyên thì chia sẻ sẽ là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng ở bé. Trong tình huống trên, bạn có thể động viên: “Con chia cam cho em, mẹ vui lắm. Em bé vui mà con cũng thấy vui nữa”. Bé sẽ hiểu cảm giác vui vẻ khi bé làm gì đó tốt đẹp cho người khác. Ngoài ra, cũng nên nói cho bé biết cảm xúc của người khác để bé hiểu sự đồng cảm.

4. Nói dối

Tình huống: Trẻ bắt đầu nói biết nói dối cứ quanh co khi bạn hỏi về đồ chơi mà bé mang từ lớp về.

Chia sẻ của các chuyên gia: Ngay khi thấy những biểu hiện này ở con, bạn cần chấn chỉnh ngay. Giải thích cho bé hiểu nói dối là không tốt. Hành vi tiêu cực này nếu không được xử lý ngay nó sẽ đi theo bé suốt quãng đời còn lại.

4. Lười dọn đồ chơi

Tình huống: Nhà bạn bao giờ cũng bề bộn vì bé rải đồ chơi khắp nơi. Bạn yêu cầu bé dọn và bé từ chối.

Chia sẻ của chuyên gia: Hãy khuyến khích bé dọn dẹp ngay sau khi chơi. Nếu bé nằn nì: “Mẹ dọn đi” thì hãy nắm tay bé và đề nghị: “Mẹ con mình cùng dọn nhé”. Sau đó nên khen ngợi khi bé dọn dẹp sạch sẽ.

5. Không muốn về

Tình huống: Bạn đưa bé sang nhà người thân chơi. Vì bé mải chơi nên không muốn về, dù bị mẹ giục.

Chia sẻ của chuyên gia: Đột nhiên phải đứng dậy đi về làm bé khó thích ứng. Tốt nhất bạn nên cho bé lời cảnh báo: “5 phút nữa là về con nhé’. Cho dù bé chưa hiểu rõ khái niệm thời gian nhưng nhắc nhở trước khiến bé dễ dàng chuyển sang một hoạt động khác hơn.

Nếu sau 5 phút mà bé vẫn “cứng đầu”, bạn có thể dùng biện pháp mạnh tay như một hình phạt. Có thể nghiêm túc hỏi bé: “Con tự đứng lên hay để mẹ phải kéo tay? Hết 5 phút lâu rồi”.

Benh.vn st

Bài viết Nghệ thuật dẹp tật xấu của bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghe-thuat-dep-tat-xau-cua-be-3430/feed/ 0
Những phương pháp dạy con bướng bỉnh vô cùng hiệu quả https://benh.vn/nhung-phuong-phap-day-con-buong-binh-vo-cung-hieu-qua-9120/ https://benh.vn/nhung-phuong-phap-day-con-buong-binh-vo-cung-hieu-qua-9120/#respond Sat, 14 Jul 2018 07:01:35 +0000 http://benh2.vn/nhung-phuong-phap-day-con-buong-binh-vo-cung-hieu-qua-9120/ “Thương cho roi cho vọt” trong nhiều trường hợp không phải là một điều hay trong cách dạy con ngoan. Đòn roi trẻ sẽ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, khi đó trẻ chỉ vâng lời người lớn vì sợ bị đánh đau chứ không phải vì hiểu được vấn đề mà làm một cách tâm phục khẩu phục.

Bài viết Những phương pháp dạy con bướng bỉnh vô cùng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phải làm gì khi con bạn bướng bỉnh không nghe lời? Sử dụng đòn roi, hay chiều theo ý muốn của trẻ sẽ tốt hơn? Bài viết sau đây giới thiệu đến bạn phương pháp dạy con bướng bỉnh cực kỳ hiệu quả, mời các bạn cùng tham khảo.

Trẻ bướng bỉnh

Dạy trẻ bướng bỉnh tưởng dễ mà khó

“Thương cho roi cho vọt” trong nhiều trường hợp không phải là một điều hay trong cách dạy con ngoan. Đòn roi trẻ sẽ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, khi đó trẻ chỉ vâng lời người lớn vì sợ bị đánh đau chứ không phải vì hiểu được vấn đề mà làm một cách tâm phục khẩu phục. Một số phương pháp dạy con bướng bỉnh như sau.

Không coi thường suy nghĩ của trẻ em

Một trong những phương pháp dạy con sai lầm là coi thường suy nghĩ của con. Nhiều người lớn có thói quen xem những lời nói, những ý kiến của con là vặt vãnh, không đáng để ý đến. “Con còn bé lắm, đừng xen vào chuyện người lớn”, hay “trẻ con thì biết cái gì mà nói”… Những lời nói như thế không chỉ khiến trẻ thêm tự ti mà còn giết đi tinh thần ham học hỏi của trẻ. Và cũng chính vì bạn mang tư tưởng coi thường trẻ như vậy, mà trẻ thì luôn nghĩ rằng mình đúng, cho nên mới dẫn đến những hành động của trẻ mà bạn cho là ương bướng.

Không bao bọc quá mức

Yêu thương, chăm sóc con chu đáo đương nhiên là điều tốt, nhưng phải có giới hạn, nếu bạn bao bọc con quá mức thì đã đi ngược lại với phương pháp dạy con bướng bỉnh. Cái gì bạn cũng lo cho con chu đáo, không dám để con tự tay làm gì, sợ con bẩn nên không cho con tự do khám phá thiên nhiên, sợ con làm hỏng đồ nên làm thay con mọi việc nhà…Kiểu thương con này vô tình lại làm hại con. Hoặc làm con mãi là đứa trẻ yếu đuối, nhút nhát, hoặc là con bạn sẽ trở nên ương bướng, tìm mọi cách để được “tự do”.

Không nên dùng roi vọt để dạy con

“Thương cho roi cho vọt” trong nhiều trường hợp không phải là một điều hay trong cách dạy con ngoan. Đối mặt với đòn roi lâu ngày, trẻ sẽ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, khi đó trẻ chỉ vâng lời người lớn vì sợ bị đánh, sợ đau chứ không phải vì hiểu được mình nên làm gì.

Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ dần trở nên lỳ lợm, vô cảm và bướng bỉnh hơn, thậm chí còn có thể có xu hướng bạo lực về sau và dễ bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo. Do đó, bạn hãy luôn ghi nhớ rằng, đòn roi chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, điều quan trọng là hãy tận tình giảng giải cho con hiểu con nên làm gì thì đúng.

Không đổ lỗi cho hoàn cảnh

Một trong những cách dạy con ương bướng hiệu quả là không được đổ lỗi cho hoàn cảnh. Khi một em bé chạy chơi vấp phải ghế ngã. Ba mẹ sẽ lập tức lao đến, xúm xít dỗ dành, liên tục bảo bé “tất cả là tại cái ghế, cái ghế làm bé đau này”. Cứ như thế, bạn đã dần hình thành trong đầu trẻ thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác.

Khi lớn lên, trẻ sẽ mãi không chịu trách nhiệm về mình, và sẽ trở thành một người ương bướng trong mắt mọi người. Vì vậy, nếu như trẻ bất cẩn mà vấp ngã, bạn phải phân tích cho trẻ thấy là do trẻ không cẩn thận, đừng bắt cái ghế phải nhận thay. Và trong những trường hợp tương tự cũng thế, hãy cho trẻ thấy là trẻ sai ở đâu.

Bài viết Những phương pháp dạy con bướng bỉnh vô cùng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phuong-phap-day-con-buong-binh-vo-cung-hieu-qua-9120/feed/ 0