Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 16 Jan 2019 09:41:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hen phế quản nghề nghiệp https://benh.vn/hen-phe-quan-nghe-nghiep-2603/ https://benh.vn/hen-phe-quan-nghe-nghiep-2603/#respond Wed, 06 Jun 2018 04:17:21 +0000 http://benh2.vn/hen-phe-quan-nghe-nghiep-2603/ Hen phế quản nghề nghiệp (HNN) là hen phế quản mà nguyên nhân được gây bởi toàn bộ hoặc 1 phần các tác nhân ở nơi làm việc (Burge P.S. 1995).

Bài viết Hen phế quản nghề nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
I. Đại cương

1. Định nghĩa

Hen phế quản nghề nghiệp (HNN) là hen phế quản mà nguyên nhân được gây bởi toàn bộ hoặc 1 phần các tác nhân ở nơi làm việc (Burge P.S. 1995).

Là một thể của hen phế quản, có thể phát triển ở người trước đó đã mắc hen phế quản hoặc không.

2. Dịch tễ

– Tỉ lệ chung trên thế giới chiếm từ 2-15% hen phế quản người lớn (thấp nhất là 5% công nhân mắc HNN).

– Ở Anh (1998) hen nghề nghiệp chiếm 26,4% trong các bệnh hô hấp của các công nhân, trong đó nguyên nhân do Diisocyanate chiếm chủ yếu (22%). Ở Việt nam HNN chưa được công nhận là bệnh nghề nghiệp.

hen phế quản nghề nghiệp

3. Nguyên nhân

Gồm 2 nhóm nguyên nhân chính:

– Các tác nhân có trọng lượng phân tử (TLPT) cao:

  • Sản phẩm của động vật, côn trùng: gặp ở công nhân làm ở labo, chăn nuôi
  • Các động vật ở labo: chuột, thỏ, cừu
  • Chim bồ câu, gà, côn trùng nuôi: gặp ở công nhân làm ở labo, chăn nuôi…
  • Thực vật: hạt cà phê, chè…
  • Enzyme sinh học (Trypsine, papain…), công nghiệp xà phòng, thuốc
  • Nhựa, cao su: nhân viên y tế, sản xuất đồ chơi…
  • Gôm thực vật: sản xuất gôm, thợ in
  • Khác: chế biến thuỷ sản (tôm, cua)

– Các tác nhân TLPT thấp:

  • Diisocyanate: nhà máy sản xuất nhựa, sơn
  • Anhydrite: nhà máy sản xuất nhựa
  • Bụi gỗ: chế biến gỗ
  • Kim loại (nickel, platinum…): công nghệ kim loại nặng
  • Thuốc (penixicllin. Cephalosporin, salbutamol, tetraxicllin…): công nghiệp hoá, dược.
  • Khác: Formalin, hexachlorophere (sử dụng ở bệnh viện)

– Yếu tố nguy cơ: thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, tạng atopy, hút thuốc lá.

4. Cơ chế bệnh sinh

Rất phức tạp và còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Có 2 nhóm cơ chế chính như sau:

– Cơ chế không miễn dịch:

  • Co thắt PQ phản xạ
  • Co thắt phế quản do kích thích (hội chứng rối loạn hoạt động của đường thở- reactive airways dysfunction syndrome – RADS)
  • Co thắt phế quản do thuốc

– Cơ chế miễn dịch:

  • Đáp ứng miễn dịch qua trung gian IgE (Type I): cả 2 nhóm nguyên nhân
  • Đáp ứng miễn dịch qua trung gian IgG (Type II)
  • Đáp ứng miễn dịch qua phức hợp miễn dịch (Type III)
  • Đáp ứng miễn dịch qua trung gian bổ thể
  • Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (Type IV)

II. Lâm sàng và cận lâm sàng

1. Lâm sàng

Biểu hiện bằng 2 thể chính

– HNN khởi phát tiềm tàng:

  • Gặp ở hầu hết bệnh nhân
  • Do tác nhân TLPT thấp và cao
  • Triệu chứng xuất hiện sau tiếp xúc với dị nguyên vài tuần đến vài tháng
  • Xuất hiện các triệu chứng và nhạy cảm ở nồng độ thấp các tác nhân nơi làm việc
  • Tăng đáp ứng phế quản (+)

– HNN khởi phát tức thì:

  • Ít gặp
  • Triệu chứng xuất hiện vài giờ sau tiếp xúc với tác nhân
  • Các tác nhân chính: khí, khói (chloride, ammonia…)

– Biểu hiện kèm theo: viêm mũi, viêm da dị ứng…

2. Cận lâm sàng

– Thông khí phổi (TKP):

  • Đo 1 lần ít giá trị
  • Đo thường xuyên và nhắc lại: đo trước, trong (sáng, chiều), sau làm việc, rời công việc (ở nhà), theo dõi lâu dài (3-4 tuần). Thường sử dụng đo PEF.
  • Rối loạn thông khí phổi: RLTKTN phục hồi ≥ 75% sau khi nghỉ việc là tiêu chuẩn chẩn đoán, RLTKTN phục hồi < 25 % xem xét lại chẩn đoán, RLTKTN phục hồi 25 – < 75% cho nghỉ lâu hơn,xác định lại.

– Test da với các dị nguyên ở môi trường đã xác định (+)

– Test kích thích phế quản:

  • Test kích thích phế quản không đặc hiệu: không có giá trị chẩn đoán
  • Test kích thích phế quản đặc hiệu với các dị nguyên ở môI trường đã xác định (+): có giá trị chẩn đoán xác định

– Xét nghiệm IgE đặc hiệu: RAST, ELISA có Se, Sp phụ thuộc vào tác nhân (Se: 19-92%, Sp: 80-98%)

III. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt

1. Chẩn đoán (EAACI- European Academy of Allergology and clinical immunology)

– Tiền sử tiếp xúc với các tác nhân: rất quan trọng

– Triệu chứng xảy ra khi tiếp xúc lần đầu tiên

– Các triệu chứng thay đổi liên quan đến làm việc:

  • Thay đổi trong ngày làm việc: PEF giảm nhiều nhất sau 6-8 h làm việc, nghỉ đỡ
  • Thay đổi giữa các ngày làm việc: nặng ở ngày đầu
  • Thay đổi hàng tuần làm việc: triệu chứng hồi phục ít nhất 10 ngày sau rời công việc hoặc 1 tháng

– TKP: RLTKTN và phục hồi liên quan đến công việc

– Test da với các dị nguyên ở môi trường đã xác định (+)

– Test kích thích phế quản đặc hiệu với các dị nguyên ở môi trường đã xác định (+)

– Viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

– Viêm phổi tăng cảm

IV. Điều trị

– Dự phòng

  • Xác định tác nhân nhạy cảm ở môi trường làm việc
  • Điều tra tính nhạy cảm của công nhân tiếp xúc
  • Kiểm soát nồng độ các tác nhân nhạy cảm ở môi trường làm việc: nồng độ Diisicyanate cho phép 1-30ng/m3

– Điều trị

  • Thay đổi công việc
  • Điều trị đợt bùng phát: như hen phế quản nói chung
  • Điều trị miễn dịch (immunotherapy):
    • Giải mẫn cảm đặc hiệu.
    • Ổn định tế bào mast: zaditen, ketotifen…

Benh.vn

Bài viết Hen phế quản nghề nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hen-phe-quan-nghe-nghiep-2603/feed/ 0