Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 08 Jul 2019 08:12:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Không chỉ ăn và ngủ, em bé làm hành động đặc biệt gì trong bụng mẹ? https://benh.vn/khong-chi-an-va-ngu-em-be-lam-hanh-dong-dac-biet-gi-trong-bung-me-9806/ https://benh.vn/khong-chi-an-va-ngu-em-be-lam-hanh-dong-dac-biet-gi-trong-bung-me-9806/#respond Sun, 07 Jul 2019 07:23:19 +0000 http://benh2.vn/khong-chi-an-va-ngu-em-be-lam-hanh-dong-dac-biet-gi-trong-bung-me-9806/ Các mẹ bầu thường thắc mắc em bé thường làm gì trong bụng ngoài việc ăn và ngủ. Nhưng trên thực tế bé còn rất hiếu động và làm nhiều hành động đặc biệt khác.

Bài viết Không chỉ ăn và ngủ, em bé làm hành động đặc biệt gì trong bụng mẹ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các mẹ bầu thường thắc mắc em bé thường làm gì trong bụng ngoài việc ăn và ngủ. Nhưng trên thực tế bé còn rất hiếu động và làm nhiều hành động đặc biệt khác.

Tập thở

Bé trong bụng mẹ cũng rất chăm chỉ tập thở, luyện tập các chức năng cho phổi và thận để có thể thích nghi với môi trường bên ngoài nhanh nhất sau khi sinh. Thậm chí, bé cũng có thể gặp “tai nạn” sặc nước và bị nghẹn trong lúc tập thở.

Nghịch dây rốn

Thật vậy! Trong bụng mẹ hơi nhàm chán nên nghịch dây rốn là một trong những hành động bé hay làm nhất. Ngoài ra, bé còn mút ngón tay, vuốt ve mẹ, lắng nghe nhịp tim của mẹ, nghịch ngợm và thỉnh thoảng đạp một lần để chứng minh mình vẫn khỏe mạnh nên mẹ có thể yên tâm.

em bé nghịch ngợm trong bụng mẹ

Em bé trong bụng mẹ cũng “nghịch ngợm” lắm đấy. (Ảnh minh họa)

Thú vị hơn, một số hành động của mẹ, ví dụ như hắt hơi có thể khiến em bé giật mình. Khi ở trong bụng mà nghe tiếng mẹ ho hay hắt hơi thì chẳng khác gì tiếng sấm cả.

Yêu cầu mẹ an ủi

Giống như người lớn, bé trong bụng mẹ cũng có những cảm xúc riêng. Đôi khi bé sẽ thấy chán, cần có mẹ an ủi nên bắt đầu đạp chân, duỗi tay để “gọi” mẹ. Ngay khi thấy tín hiệu của bé, mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bụng, trò chuyện cùng bé để xoa dịu tâm trạng cho bé và tạo mối liên hệ thân thiết giữa cả hai.

Đặc biệt, đến khoảng tháng thứ 6-7, cơ quan thính giác đã hoàn thiện nên bé hoàn toàn có thể nghe những lời mẹ nói và nhận ra giọng nói của mẹ

Phân biệt mùi

Mẹ đừng tưởng em bé không biết mẹ đang ăn gì. Ngay từ trong bụng mẹ, bé đã có thể phân biệt được mùi của những gì mẹ ăn. Nếu mẹ ăn thứ gì bé không thích thì bé sẽ phản ứng ngay. Còn nếu mẹ ăn đồ bé thích, thường là đồ ngọt, thì bé sẽ rất hạnh phúc.

Benh.vn (Dịch từ Sohu) (Khám Phá)

Bài viết Không chỉ ăn và ngủ, em bé làm hành động đặc biệt gì trong bụng mẹ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khong-chi-an-va-ngu-em-be-lam-hanh-dong-dac-biet-gi-trong-bung-me-9806/feed/ 0
Bé ‘nghịch ngợm’ trong bụng mẹ như thế nào? https://benh.vn/be-nghich-ngom-trong-bung-me-nhu-the-nao-2240/ https://benh.vn/be-nghich-ngom-trong-bung-me-nhu-the-nao-2240/#respond Tue, 11 Sep 2018 04:10:14 +0000 http://benh2.vn/be-nghich-ngom-trong-bung-me-nhu-the-nao-2240/ Các bà mẹ mang thai lần đầu thường rất khó để nhận thấy sự vận động của bé. Chỉ khi nào mọi chuyển động rõ ràng thì các mẹ mới thực sự cảm nhận được. Nhưng những người mang thai lần sau do có kinh nghiệm nên ngay từ những cử động đầu tiên của bé người mẹ vẫn cảm nhận được và mọi chuyện ngày càng rõ ràng hơn.

Bài viết Bé ‘nghịch ngợm’ trong bụng mẹ như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các bà mẹ mang thai lần đầu thường rất khó để nhận thấy sự vận động của bé. Chỉ khi nào mọi chuyển động rõ ràng thì các mẹ mới thực sự cảm nhận được. Nhưng những người mang thai lần sau do có kinh nghiệm nên ngay từ những cử động đầu tiên của bé người mẹ vẫn cảm nhận được và mọi chuyện ngày càng rõ ràng hơn.

Bé làm gì trong bụng mẹ suốt “9 tháng 10 ngày”

Khi nào có thai máy

Nếu là lần đầu tiên mang thai, người mẹ sẽ rất khó nhận thấy sự vận động của bé bởi vì những cử chỉ này của bé còn rất nhẹ người mẹ trẻ thì còn thiếu kinh nghiệm để có thể nhận ra. Bé thường “máy” bụng lần đầu vào khoảng tuần từ 18 – 20. Nếu đẻ dày thì ở lần có thai tiếp theo, thai nhi có thể “máy” bụng sớm hơn, thường là từ tuần 15 – 18.

Cảm giác đầu tiên về sự vận động của bé rất mơ hồ và chỉ khi mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn, người mẹ mới cảm nhận được rằng bé đang khoẻ mạnh.

Bé làm gì trong đó thế?

Sau khi cảm nhận được những cử động đầu tiên bé ngày càng có những hành động rõ ràng và thường xuyên hơn. Khi bé lớn thêm, những cảm giác này sẽ thay đổi vì không còn là những cử động nhẹ nhàng mà là những “chiêu luyện võ” hay “học múa” ngày càng tăng về cấp độ cùng với sự tăng lên của số tuần mang thai.

Bé sẽ không thúc hay di chuyển liên tục bởi vì cùng với mẹ, thai nhi cũng cần ngủ nghỉ, mặc dù chẳng bao giờ quá 40 phút/lần. Đôi khi “sự im ắng” của bé có cảm giác như kéo dài hơn thì đó là vì không phải lúc nào người mẹ cũng cảm nhận được. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn hiểu thêm về sự phát triển của bé.

Từ 20 – 24 tuần: Khi đến thời điểm này, các vận động của bé sẽ tăng dần. Từ nay tới khoảng 10 tuần nữa sẽ là giai đoạn vô cùng bận rộn của bé, với rất nhiều cú huých và nhào lộn.

Từ 24 – 28 tuần: Bé bắt đầu nấc và người mẹ đôi khi có thể cảm nhận được thông qua cảm giác giật giật. Màng ối chứa khoảng 750ml dịch mà cho phép bé di chuyển dễ dàng. Mặc dù khả năng nghe của bé đang phát triển nhưng lưu ý là bé có thể giật mình vì tiếng ồn bất ngờ từ bên ngoài trong giai đoạn này.

Tuần 29: Bé sẽ bắt đầu có những cử động rõ ràng hơn với tần suất gần hơn vì lúc này, bé đã khá lớn, nặng xấp xỉ 1kg trong bụng mẹ.

Tuần 32: Vận động của bé lúc này sẽ ở đỉnh cao và từ giờ trở đi, người mẹ sẽ nhận thấy sự gia tăng thường xuyên và các kiểu vận động cũng trở nên mạnh hơn và đa dạng hơn.

Từ tuần 36: Bé đang bị “cuốn hút” vào hành trình cuối cùng, thường là đầu bé đã chúc xuống, ở vị trí sẵn sàng để chui ra, đặc biệt nếu đây là lần đầu mang thai vì các múi cơ ở tử cung và bụng còn chắc chắn sẽ giữ bé ở vị trí cố định. Sự vận động chủ yếu lúc này mà người mẹ cảm nhận được giống như những cú thúc cùi trỏ hay đầu gối, và có thể gây đau cho mạng sườn của mẹ.

Nếu không phải là lần mang thai đầu, các cơ bụng có thể yếu hơn, vì vậy bé có thể ở thay đổi vị trí tuỳ thích thậm chí chỉ ở vị trí sẵn sàng vào những ngày cuối cùng, khi chuẩn bị chào đời.

Từ 36 – 40 tuần: Bé đã lớn lắm rồi và những vận động không còn dễ nữa nên sẽ không thường xuyên như trước. Nếu bé mút ngón tay cái và rồi làm tuột ra thì người mẹ có thể thấy đầu bé ngó ngoáy vì bé đang tìm cách để ngậm lại ngón tay.

bé 'nghịch ngợm' trong bụng mẹ như thế nào

Hoạt động của bé tăng dần theo thời gian, cho đến lúc gần sinh sự vận động mới chậm lại

Trong 2 tuần cuối trước khi sinh, sự vận động sẽ chậm lại và thai càng nặng cân thì càng làm hạn chế các cử động. Điều này là hoàn toàn bình thường và thai phụ không nên lo lắng.

Vận động và vị trí trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ: Trong vài tuần cuối, bé sẽ rúc vào hố xương chậu của mẹ, sẵn sàng chào đời. Nếu bé không làm vậy thì các bác sĩ sẽ có một số cách để đưa bé về vị trí tối ưu. Đầu của bé có cảm giác như một quả dưa “ấn” vào đáy xương chậu khiến bạn ngồi xuống khó khăn và phải cẩn thận hơn.

Cần lưu ý là khi đầu bé lọt vào khung xương chậu, thai phụ sẽ có cảm giác “nhẹ bẫng” hay thấy áp lực giảm bớt ở dưới lồng ngực. Lúc này, những cú huých của bé thường về một phía nào đó, tương ứng với tư thế nằm của bé. Nếu thành bụng mỏng, thai phụ có thể sờ được cả chân bé.

Bé thúc mẹ mỗi ngày

Khi bạn đang bận rộn thì sẽ ít cảm nhận được sự “nghịch ngợm” của bé nhưng khi nằm xuống ngủ nghỉ thì lập tức nhận thấy ngay sự có mặt của bé. Đó cũng là lý do vì sao nhiều bà mẹ cho rằng bé có chu kỳ sinh học ngược với mẹ: “mẹ thức, bé ngủ – bé ngủ, mẹ thức”.

Các nghiên cứu cho thấy, mọi đứa trẻ, dù trai hay gái đều là những “mẫu” điển hình về thức và ngủ khi trong bụng mẹ, không phải là về số lần ngó ngoáy trong bụng mà là cách bé vận động.

Cả ngày bé “nằm im”, có nên lo lắng?

Nếu đang thật tập trung vào một việc nào đó, thai phụ sẽ khó nhận thấy sự vận động của bé. Để an tâm, thai phụ có thể khuyến khích bé “nghịch” hơn bằng cách:

– Nằm nghiêng về một bên rồi lại ngồi dậy ngay.

– Nhấc cao chân và thư giãn

– Đặt tai nghe vào bụng và bật nhạc.

Ngoài ra, bà bầu có thể đi bộ để kích thích bé vận động. Khi đã thử tất cả những cách này mà không thấy bé hưởng ứng hay phản ứng rất mơ hồ thì cần đi khám ngay.

Benh.vn

Bài viết Bé ‘nghịch ngợm’ trong bụng mẹ như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/be-nghich-ngom-trong-bung-me-nhu-the-nao-2240/feed/ 0
Quá trình hình thành các bộ phận của thai nhi https://benh.vn/qua-trinh-hinh-thanh-cac-bo-phan-cua-thai-nhi-2246/ https://benh.vn/qua-trinh-hinh-thanh-cac-bo-phan-cua-thai-nhi-2246/#respond Mon, 27 Aug 2018 04:10:20 +0000 http://benh2.vn/qua-trinh-hinh-thanh-cac-bo-phan-cua-thai-nhi-2246/ Sự phát triển của thai nhi trong cơ thể mẹ thật kỳ diệu. Bé lớn lên từng ngày, từ chỉ là một vài tế bào dần dần hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể và chào đời trong sự yêu thương vô bờ bến của gia đình.

Bài viết Quá trình hình thành các bộ phận của thai nhi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Để giải đáp cho thắc mắc này, các nhà khoa học của Mỹ đã ghi lại những hình ảnh kỳ diệu về sự hình thành và phát triển các cơ quan của bé.

Tuần đầu tiên

Quá trình thụ thai đã diễn ra và một quả bóng bé xíu xiu, tập hợp của các tế bào đang không ngừng phân chia và bám chắc vào dạ con. Khối tế bào này lớn rất nhanh và trở thành một phôi mầm

Tuần thứ 5

Phôi mầm lúc này đã trở thành một bào thai thực sự. Nó có cỡ một hạt đậu với xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã hình thành. Bào thai đã có một hệ huyết mạch riêng và có thể thuộc một nhóm máu khác với nhóm máu của mẹ. Những mạch máu sẽ trở thành dây cuống rốn và trên phôi mầm những chiếc chồi bé xíu bắt đầu “nảy ra” (khởi thủy của các chi – chân, tay – sau này).

Tuần thứ 6

Đặc điểm khuôn mặt bé dần hình thành.

Khoảng tuần thứ 7

Khuôn mặt bé rõ nét hơn những bộ phận cơ thể khác của bé cũng dần dần được hình thành như mắt, tai, phổi, gan, cằm. Các ngón tay của bé đã dần hình thành nhưng chưa thực hiện việc phân chia các kẽ ngón tay bé. Tim bắt đầu tượng hình

Đến tuần thứ 8, 9

Trái tim của bé bắt đầu có những nhịp đập đầu tiên. Não của bé cũng bắt đầu tăng trọng lượng. Hệ thần kinh phát triển rất nhanh. Đầu lớn dần và mắt đang hình thành dưới da mặt. Tứ chi của bào thai đang phát triển không ngừng và đã ra dáng những bàn chân, bàn tay bé xíu. Tất cả các cơ quan nội tạng cũng đang phát triển và ngày càng phức tạp hơn. Những cử động môi của bé cũng được nhận diện dễ dàng hơn.

Tuần thứ 10

Ngón tay và ngón chân của bé bắt đầu phân chia. Đây cũng là thời điểm bé xuất hiện móng chân, móng tay.

Tuần thứ 11,12

Vai trò cung cấp dưỡng chất và đào thải các chất thải ra khỏi bào thai qua cuống rốn đã được thực hiện hoàn chỉnh. Thai nhi lúc này thực sự có hình dáng của một con người

Quý II: Khuôn mặt bé có nét tương tự với bé sơ sinh.

Đến tuần thứ 16 – 19

 

Các cơ trên mặt bé chuyển động nhiều hơn. Bé đã biết liếc mắt hoặc cau mày. Bé đã có các ngón chân và móng tay, có mi mắt. Toàn bộ người bé lúc này xuất hiện một lớp lông tơ và nó sẽ phát triển tới tận tuần cuối cùng trước khi chào đời.

Tuần 20-23

Toàn cơ thể bé lúc này sẽ phủ một lớp sáp mỏng (còn gọi là chất gây) giúp bảo vệ làn da của bé khỏi môi trường nước ối hiệu quả hơn. Đồng thời, khung xương tiếp tục phát triển và xương sọ bắt đầu cứng lại nhưng chưa hoàn chỉnh (thóp sau này)

Tuần 24-27

Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bé đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi. Da dẻ của thai nhi sẽ không còn trong suốt nữa mà ngày càng “đục” dần (không còn nhìn thấy các mạch máu nhỏ dưới da), giống với tình trạng  khi bé được sinh ra. Màu tóc của bé lúc này đã khá rõ ràng

Quý III: Mắt bé mở thường xuyên, đã phân biệt đươc sáng tối. Giai đoạn này, là giai đoạn phát triển về cân nặng và chiều cao. Tóc bé tiếp tục dài thêm. Nhiều bé chào đời với một bộ tóc dày mượt. Đầu bé đã vững vàng hơn và sẵn sàng lọt vào khung xương chậu.

Hệ xương của bé

Một phần xương ở bé bắt đầu hình thành trong những tuần đầu tiên. Đến tuần thứ 8, hệ xương của bé dần hoàn thiện, liên kết với nhau bằng sụn và hình thành khung xương.

– Tuần thứ 10: Xương sọ, xương cánh tay, ngón tay; xương bàn chân, ngón chân của bé đã hoàn thiện.

– Tuần thứ 13: Các mô xương bao quanh đầu bé bắt đầu xuất hiện. Đây cũng là giai đoạn để bé hình thành những chiếc sương xườn nhỏ.

– Tuần thứ 15: Tủy trong xương của bé đã hình thành.

– Tuần thứ 21: Tủy xương vận hành chức năng sản xuất hồng cầu. Lá lách và gan của bé cũng hình thành để hỗ trợ việc sản xuất hồng cầu trong thời điểm này.

– Tuần thứ 29: Hệ xương của bé đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy vậy, chúng còn khá mềm dẻo và dễ chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài. Hệ xương của bé tiếp tục hoàn thiện trong khoảng thời gian còn lại trong bụng mẹ, kể cả khi bé đã chào đời.

Chuyển động của bé

– Bé có thể chuyển động trên dưới 50 lần mỗi phút. Sự chuyển động này cũng là yếu tố để bác sĩ xem xét tình trạng phát triển của thai có ổn định không.

Sự phát triển của não

– Tuần thứ 4: Tế bào não của bé đã định hình. Não của bé bắt đầu sản xuất hàng tỷ nơron thần kinh trong suốt giai đoạn nằm trong bụng mẹ.

– Tuần thứ 14-16: Não đã có chức năng thúc đẩy hoạt động các cơ mặt của bé. Nhờ vậy, bé có khả năng liếc mắt, cau mày, chuyển động miệng. 5 giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác được định hình. Bé có thể nghe và nhận biết giọng nói, âm thanh bên ngoài bụng mẹ.

– Quý III: Não bé ngày một linh hoạt hơn. Hệ thần kinh của bé phát triển khá nhanh. Nó điều khiển các hoạt động ở bé như thở, tiêu hóa và nhịp đập ở tim.

Nguyên tắc để phát triển trí não cho bé: Bạn nên ăn khoảng 1,4mg axit béo omega 3 mỗi ngày. Loại axit này chứa nhiều trong cá, các loại rau có màu xanh sậm như rau cải… Bạn cũng nên bổ sung thêm axit folic (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để giúp não bé phát triển toàn diện.

Benh.vn

Bài viết Quá trình hình thành các bộ phận của thai nhi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/qua-trinh-hinh-thanh-cac-bo-phan-cua-thai-nhi-2246/feed/ 0
Hoạt động của thai nhi trong một ngày https://benh.vn/hoat-dong-cua-thai-nhi-trong-mot-ngay-2287/ https://benh.vn/hoat-dong-cua-thai-nhi-trong-mot-ngay-2287/#respond Sat, 28 Apr 2018 04:11:06 +0000 http://benh2.vn/hoat-dong-cua-thai-nhi-trong-mot-ngay-2287/ Một ngày của mẹ biết bao công việc bận rộn, vừa hoàn thành các công việc xã hội vừa chăm sóc mái ấm gia đình lại vừa ấp ủ giữ gìn cho bé. Còn một ngày của bé thì sao?

Bài viết Hoạt động của thai nhi trong một ngày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một ngày của mẹ biết bao công việc bận rộn, vừa hoàn thành các công việc xã hội vừa chăm sóc mái ấm gia đình lại vừa ấp ủ giữ gìn cho bé. Còn một ngày của bé thì sao?

hoạt động của thai nhi 1 ngày

Một ngày bé con nằm trong bụng mẹ thì làm những gì?

07:00 giờ sáng

Người ta nói rằng người mẹ đang mang thai thì không cần đến đồng hồ báo thức, bởi họ đã có cái đồ hồ sinh học đáng yêu đang nằm trong bụng rồi? Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi vì hầu hết các bà mẹ tương lai được cảm thấy những cú huých nhẹ đầu tiên khi họ mang thai được khoảng từ 18 tuần thai. Từ tuần thai thứ 18 có thể là bạn sẽ được đánh thức trong ngày với một cú huých ở cạnh xương sườn. Trong thực tế, khoảng 30 tuần, thai nhi đã có thể có một thói quen và sẽ huých bụng mẹ vào những thời gian tương tự nhau trong ngày.

Bạn sẽ cảm nhận những cú đá của bé khi bạn còn đang nằm cuộn chăn nhưng khi bạn đứng lên và đi lại thì bé sẽ nằm ngoan ngoãn, có thể cú huých vào mỗi sáng là thông điệp bé muốn nói với bạn “Chúc buổi sáng tốt lành! Mẹ yêu quý!”. Bạn hãy tận hưởng cảm giác hạnh phúc từ đồng hồ sinh học này bạn nhé!

10:00 giờ sáng

Vào khoảng thời gian mà bạn đang say sưa cho công việc này thì bé yêu của bạn cũng phân nửa thời gian để hoạt động và một nửa để nghỉ ngơi.

Một nửa thời gian bé nằm yên tĩnh, mặc dù không ngủ nhưng bé khá yên tĩnh. Đến tháng thứ năm của thai kỳ, tất cả các giác quan của bé đã phát triển, vì vậy bé sẽ nằm im ngắm nhìn các cảnh bên trong tử cung hoặc bé sẽ im lặng lắng nghe các âm thanh của tử cung như những tiếng an ủi của mẹ và nhịp tim của bạn. Vì vậy dù làm việc bạn cũng đừng quên bé, thỉnh thoảng mẹ hãy nghỉ tay xoa nhẹ lên bụng và trò chuyện vài câu với bé, chắc chắn bé sẽ hạnh phúc lắm.

Nửa thời gian còn lại là những hoạt động của bé. Bạn có biết không, bé yêu làm đủ mọi trò trong bụng mẹ như nhào lộn trong nước ối, đạp chân, vùng vẫy tay. Từ 18 tuần, bé yêu thậm chí sẽ có thể ngậm ngón tay cái và chơi với dây rốn của mình.

12 giờ trưa

Bạn đã đói bụng chưa? Bây giờ không chỉ mình bạn đói đâu mà bé cũng đói đấy bạn ạ. Đến tháng thứ tư của thai kỳ, nhau thai của bạn thực hiện đầy đủ chức năng và cho bé ăn tất cả các chất dinh dưỡng bé cần. Bé cũng có vị giác rồi. Em bé của bạn sẽ phản ứng với các loại thực phẩm bạn ăn, nhất là với vị ngọt. Bạn đừng bất ngờ nếu bé cảm ơn bạn với một cú huých vào bụng nếu bạn thưởng thức một thanh sôcôla hay bánh kem vì bé không biết làm thế nào tốt hơn để cảm ơn mẹ. Bé cũng rất dễ phản ứng với những thực phẩm lạnh vì vậy nếu bạn thấy bé ngày hôm nay khá yên tĩnh, bạn muốn tận hưởng những cử động của bé thì một cách làm đơn giản là bạn ăn một bát kem hoặc uống một cốc nước lạnh bạn sẽ thấy bé cử động ngay.

Tuy nhiên nếu bạn đang yếu bụng, yếu họng hoặc thời tiết đang lạnh thì bạn không nên thử cách này bạn nhé!

3:00 giờ chiều

Bạn đừng quá bận rộn công việc mà quên đi bé yêu đang chờ đợi những cái xoa bụng, vỗ về và những lời âu yếm của mẹ, bạn nhé! Bạn biết không nếu bạn di chuyển bàn tay của bạn xung quanh bụng của bạn vào lúc này thì rất có thể bé yêu cũng hướng mọi hoạt động của bé theo sự di chuyển bàn tay của bạn.

7:00 giờ tối

Bạn biết bé đang mong đợi điều gì không?

Bé đang mong đợi tận hưởng cảm giác ấm áp được lan truyền từ hocmon của người mẹ khi mẹ đang ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn sau một ngày mệt mỏi. Rất nhiều trẻ chưa sinh cảm thấy thích thú khi mẹ thư giãn trong phòng tắm. Khoảng thời gian trước bữa ăn tối là khoảng thời gian lý tưởng nhất để mẹ thư giãn trong bồn tắm.

Nếu bạn đã ăn tối xong thì lúc này là lúc bé đang mong muốn được thưởng thức một bản nhạc yêu thích trước khi đi ngủ. Bé bắt đầu phát triển ý thức âm nhạc vào tháng thứ năm của thai và nghiên cứu cho thấy thai nhi đáp ứng với âm nhạc với sự gia tăng nhịp tim của và mức độ hoạt động của chân tay hay các bộ phận khác của cơ thể.

0:00 giờ tối

Đây là thời gian để ngủ – nhưng liệu bạn có được ngủ ngay hay không phụ thuộc vào việc bé có huých nhiều hay không? Thông thường bé lại rất thích huých mẹ mỗi khi mẹ nghỉ ngơi và nghỉ ngơi khi mẹ vận động. Nhưng bạn yên tâm bé cũng không nghịch ngợm quá làm mẹ mất ngủ cả đêm đâu, bé sẽ nhanh chóng đi ngủ cùng với mẹ thôi.

Benh.vn (Theo Mang thai)

Bài viết Hoạt động của thai nhi trong một ngày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hoat-dong-cua-thai-nhi-trong-mot-ngay-2287/feed/ 0
Tò mò: Bé trong bụng mẹ thở như nào? https://benh.vn/to-mo-be-trong-bung-me-tho-nhu-nao-8902/ https://benh.vn/to-mo-be-trong-bung-me-tho-nhu-nao-8902/#respond Wed, 11 Apr 2018 06:57:26 +0000 http://benh2.vn/to-mo-be-trong-bung-me-tho-nhu-nao-8902/ Vậy thực chất, khi mọi cơ quan chưa phát triển toàn diện và hoàn chỉnh thì thai nhi trong bụng mẹ sẽ thở bằng gì và thở như thế nào? Đây là sự tò mò của nhiều ông bố, bà mẹ khi sắp có con.

Bài viết Tò mò: Bé trong bụng mẹ thở như nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vậy thực chất, khi mọi cơ quan chưa phát triển toàn diện và hoàn chỉnh thì thai nhi trong bụng mẹ sẽ thở bằng gì và thở như thế nào? Đây là sự tò mò của nhiều ông bố, bà mẹ khi sắp có con. Chắc chắn họ sẽ thực sự kinh ngạc bởi khác với những gì vẫn nghĩ, thai nhi không thở bằng đường mũi hoặc miệng như khi các bé chào đời. Khoảnh khắc đầu tiên lọt lòng chính là lúc nhịp thở đầu tiên của bé chính thức bắt đầu.

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Thực chất, phổi của thai nhi chứa đầy nước và không có cấu trúc giống như phổi của chúng ta. Nhờ vào nước ối, phổi của bé tiếp tục được hình thành và hoàn thiện dần trong quá trình phát triển. Sự sống của thai nhi được duy trì trong tử cung tất cả đều nhờ vào hơi thở từ phổi và hoạt động tuần hoàn của cơ thể người mẹ. Trong đó bao gồm cả oxy lẫn các dưỡng chất thiết yếu. Quá trình hấp thu này cũng đồng thời loại bỏ đi các chất thải trong cơ thể mẹ cũng như thai nhi.

Như vậy có thể nói chính trung gian vận chuyển khí và chất bao gồm dây rốn và nhau thai là những bộ phận đảm nhận thay vai trò của phổi trong suốt thời gian thai nhi cư ngụ trong cung lòng mẹ. Điều đó có nghĩa, người mẹ sẽ thở luôn cả phần của thai nhi, điều mà các chuyên gia gọi là thở thay thế.

Thở thay thế

Khi khí oxy đi từ không khí vào bên trong hệ tuần hoàn của người mẹ sẽ đồng thời đi di chuyển qua nhau thai và dây rốn để thai nhi sử dụng. Bên cạnh đó, lượng khí CO2 thải ra cũng sẽ đi ngược lại qua nhau thai, dây rốn, hệ tuần hoàn của mẹ và thoát ra bên ngoài. Do nhau thai được gắn vào thành tử cung và dây rốn vì vậy trong 9 tháng mang bầu, người mẹ có nhiệm vụ thở cho cả em bé nữa.

Quá trình thở thay thế được diễn ra như sau: khi người mẹ hít vào, oxy trong không khí sẽ đi qua hệ thống tuần của người mẹ, đi vào nhau thai và dây rốn đến thai nhi. Sau đó, carbon dioxide cũng sẽ từ cơ thể bé đi qua nhau thai và dây rốn đến hệ thống tuần hoàn người mẹ và đi ra ngoài khi mẹ thở ra.

Thở thực hành

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Kể từ tuần thứ 9 của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ bắt đầu thực hành những hơi thở đầu tiên. Song phải đến những tháng cuối, người mẹ mới có thể bắt đầu cảm nhận được tiếng thở thông qua tiếng kêu ọc ọc của nước ối. Tiếp đến tuần thứ 24 – 28, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra chất có tên gọi surfactant trong nước ối. Chất này đóng vai trò làm sạch phổi bằng cách bao phủ lên bề mặt phổi và khiến cho các túi khí mở ra để phục vụ cho quá trình thở của bé.

Thở chính thức

Em bé có hơi thở chính thức đầu tiên khi bé khóc chào đời. Và khi đó, cơ thể của bé sẽ tự vận hành các hoạt động hít vào, thở ra để loại bỏ phần nước ối còn lại bên trong và chào đón một cuộc sống độc lập thực sự.

Tạo hóa luôn mang lại cho con người những điều kỳ diệu và thiên chức làm mẹ là một trong số đó. Mang thai chín tháng mười ngày rồi từng bước chứng kiến sự thay đổi của con qua từng tuần, từng tháng chính là niềm hạnh phúc bất tận đối với bất cứ người phụ nữ nào. Cùng khám phá chuyện đi tiểu, đi ị và thở của thai nhi mỗi ngày để hiểu hơn về quá trình lớn lên của bé con các mẹ nhé!

Benh.vn (Nguồn Khoevadep)

Bài viết Tò mò: Bé trong bụng mẹ thở như nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/to-mo-be-trong-bung-me-tho-nhu-nao-8902/feed/ 0
Sinh lý hoạt động tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết thai nhi trong bụng mẹ https://benh.vn/sinh-ly-hoat-dong-tuan-hoan-tieu-hoa-ho-hap-bai-tiet-thai-nhi-trong-bung-me-6213/ https://benh.vn/sinh-ly-hoat-dong-tuan-hoan-tieu-hoa-ho-hap-bai-tiet-thai-nhi-trong-bung-me-6213/#respond Mon, 12 Mar 2018 03:41:43 +0000 http://benh2.vn/sinh-ly-hoat-dong-tuan-hoan-tieu-hoa-ho-hap-bai-tiet-thai-nhi-trong-bung-me-6213/ Thai sống trong tử cung nhờ cậy hoàn toàn vào người mẹ qua hệ tuần hoàn tử cung - rau - thai. Do đó, các hộ máy hô hấp, tuần hoàn có những điểm khác người lớn.

Bài viết Sinh lý hoạt động tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết thai nhi trong bụng mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thai sống trong tử cung nhờ cậy hoàn toàn vào người mẹ qua hệ tuần hoàn tử cung – rau – thai. Do đó, các hộ máy hô hấp, tuần hoàn có những điểm khác người lớn.

Bộ máy tuần hoàn của thai nhi

Tim có 4 buồng, nhưng đặc hiệt là hai tâm nhĩ thổng với nhau bởi lỗ Botal.

Động mạch phổi cũng thông giữa tâm thất phải và phổi nhưng vì phổi xẹp, chưa hoạt động nên máu cũng không lưu thông bao nhiêu.

Động mạch chủ và động mạch phổi thông với nhau bởi ống động mạch nên đã dẫn máu từ thất phải sang động mạch chủ một phần.

Từ hai động mạch chậu trong có hai động mạch rốn đi theo dây rau vào bánh rau để đưa ra những nhánh động mạch nhỏ tới các gai rau (mang máu đen). Máu đỏ từ các mao mạch của tua rau chảy về tĩnh mạch rốn.

Chu kỳ tuần hoàn

Máu đỏ từ các gai rau mang các chất dinh dưỡng và o xy đi vào thai nhi bằng tĩnh mạch rốn. Khi tới tĩnh mạch chủ dưới máu đỏ sẽ pha trộn với máu đen từ nửa dưới cơ thể, để cùng đổ vào tĩnh mạch chủ. Đến tâm nhĩ phải, máu một phẩn xuống tâm thất phải để vào động mạch phổi, một phần qua lỗ Botal vào tâm nhĩ trái. Vì phổi chưa làm việc nên phần máu từ động mạch phổi theo ống động mạch đến động mạch chủ. Động mạch chủ cũng nhận máu từ tâm thất trái chảy ra, rồi đem đi nuôi khắp cơ thể, chỉ một phần máu trở về rau thai qua hai động mạch rốn. Như vậy, hầu hết máu trong thai nhi là một thứ máu pha trộn, vừa đen, vừa đỏ. Sau khi thai nhi sổ ra ngoài được gọi là trẻ sơ sinh, khi cuống rốn được cắt thì rau đình chỉ chức phận của nó. Trẻ sơ sinh bắt đầu thở, phổi bắt đầu hoạt động, tiểu tuần hoàn bắt đầu làm việc, lỗ Botal đóng lại, ống động mạch tắc, các mạch máu rốn và ống Arantius đều thôi làm việc. Trẻ sơ sinh bắt đầu sống với hệ tuần hoàn vĩnh viễn giống như người lớn.

Bộ máy hô hấp ở thai nhi

Thai nhi nằm trong tử cung sử dụng oxy trong máu người mẹ nhờ rau mang tới. Phổi chưa hoạt động nên xẹp, đặc, thả xuống nước thì chìm CO2 thai từ các tế bào của thai nhi được chuyển vào các gai rau rồi thải vào các hồ huyết để về máu người mẹ. Máu từ tĩnh mạch rốn đến thai nhi có O2 cho nên màu đỏ, trái lại, máu ở động, mạch rốn thì đen vì chứa CO2. Sự trao đổi O2 và CO2 qua gai rau là do sự chênh lệch nồng độ giữa máu mẹ và máu con quyết định, khi người mẹ bị ngạt thai nhi cỏ thể nhường O2 cho người mẹ và thai nhi có thể chết trước. Nhưng thai nhi sử dụng ít O2 nên khá năng chịu đựng ngạt của thai nhi khá cao. Máu động mạch của thai thường chỉ bão hoà khoảng 75% O2. Vì vậy trong trường hợp mẹ bị chết một cách đột ngột (do tai nạn…) thì thai nhi có thể sống thêm một thời gian và người ta có thể đặt vấn đề phẫu thuật nhanh để cứu thai nhi sau khi mẹ chết trong vòng 15 phút.

Tuy vậy, nếu thai nhi bị thiếu O2 thì sẽ có những hậu quả:

– Đấu tiên là toan khí do ứ đọng CO2 sau đó bị toan chuyển hoá do thừa acid lactic.

– Thiếu oxy sẽ gây ra hiện tượng tập trung tuần hoàn, co mạch ngoại biên và nội tạng để tập trung máu vào những bộ phận quan trọng như não, tim. Tình trạng thiếu oxy làm tăng nhu động ruột và tống phân xu vào nước ối. Nước ối có lẫn phân xu là triệu chứng quan trọng của suy thai (trừ trường hợp ngôi mông).

Bộ máy tiêu hoá thai nhi

Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi nhận những chất dinh dưỡng của mẹ từ bánh rau, thẩm thấu qua thành của các gai rau.

Bộ máy tiêu hoá cũng có hoạt động duy trì. trong ống tiêu hoá có phân xu là chất dịch sánh đặc, trong có chứa chất nhầy của niêm mạc dạ dày ruột, mật của gan, nước ối do thai uống vào, một ít tế bào từ đường tiêu hoá.

Chức năng bài tiết của thai nhi

Da cỏ hài tiết chất nhờn và chất bà, hát đầu từ tháng thứ 5.

Thận đã hoạt động, có nước tiểu trong bàng quang. Thai đái vào buồng ối. Ngay sau đó, thai có thê đái ngay, nếu vì lý do nào đó bàng quang co bóp. Mội vài trường hơp bệnh lý vỏ thận như thận ứ nước cùng chứng tỏ là thận đã hoạt động trong khi thai nhi còn nằm trong tử cung của người mẹ.

Benh.vn

Bài viết Sinh lý hoạt động tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết thai nhi trong bụng mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sinh-ly-hoat-dong-tuan-hoan-tieu-hoa-ho-hap-bai-tiet-thai-nhi-trong-bung-me-6213/feed/ 0