Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 28 Dec 2023 03:53:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/ https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/#respond Wed, 27 Dec 2023 04:15:07 +0000 http://benh2.vn/di-vat-duong-tho-2491/ Dị vật đường thở, triệu chứng, tiên lượng, phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị 

Bài viết Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị vật đường thở, triệu chứng, tiên lượng, phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị. Benh.vn hướng dẫn cách chẩn đoán và xử lý dị vật đường thở thường gặp trong cuộc sống.

1. Đại cương về dị vật đường thở

Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi.

Dị vật đường thở là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì… mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc…

Dị vật đường thở là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng và phải được xử trí cấp cưú. Thường gặp ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ tuổi. Trên 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (Lemariey), 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi (khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai – 1965)

2. Nguyên nhân gây dị vật đường thở

  • Trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào mồm. Người lớn trong khi làm việc cũng có những người quen ngậm một số những dụng cụ nhỏ vào mồm, đó là điều kiện dễ đưa tới dị vật rơi vào đường thở hay vào thực quản.
  • Dị vật bị rơi vào đường thở khi hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười,   khóc, ngạc nhiên, sợ hãi …
  • Dị vật bị rơi vào đường thở do bị liệt họng, thức ăn rơi vào đường thở.
  • Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.  Vị trí của dị vật mắc ở đường thở: thanh quản, khí quản hoặc phế quản.

3.Triệu chứng.

Trẻ em ngậm hoặc đang ăn (có khi cũng là lúc trẻ đang nhiễm khuẩn đường hô hấp) đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, ngạt thở trong chốc lát. Đó là hội chứng xâm nhập xảy ra khi dị vật qua thanh quản, niêm mạc bị kích thích, chức năng phản xạ bảo vệ đường thở của thanh quản được huy động để tống dị vật ra ngoài. Hội chứng xâm nhập:

  • Đó là cơn ho kịch liệt như để tống dị vật ra ngoài, bệnh nhân khó thở dữ dội có tiếng thở rít, co kéo, tím tái, vã mồ hôi có khi ỉa đái cả ra quần.
  • Căn nguyên do hai phản xạ của thanh quản: phản xạ co thắt thanh quản và phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài.
  • Tùy theo vị trí mắc kẹt của dị vật, tính chất của dị vật và thời gian bệnh nhân đến khám, sẽ có các triệu chứng khác nhau. Dị vật ở thanh quản.
  • Dị vật dài, to hoặc sù sì không đều, có thể cắm hoặc mắc vào giữa hai dây thanh âm, băng thanh thất, thanh thất Morgagni, hạ thanh môn.
  • Dị vật tròn như viên thuốc (đường kính khoảng từ 5 – 8mm) ném vào mắc kẹt ở buồng Morgagni của thanh quản, trẻ bị ngạt thở và chết nếu không được xử lý ngay lập tức.
  • Dị vật xù xì như đốt sống cá: trẻ em khàn tiếng và khó thở, mức độ khó thở còn tùy thuộc phần thanh môn bị che lấp.
  • Dị vật mỏng như mang cá rô don nằm dọc đứng theo hướng trước sau của thanh môn: trẻ khản tiếng nhẹ, bứt rứt nhưng không hẳn là khó thở. Dị vật ở khí quản.  Thường là dị vật tương đối lớn, lọt qua thanh quản không lọt qua phế quản được. Có thể cắm vào thành khí quản, không di động, nhưng thường di động từ dưới lên trên, hoặc từ trên xuống dưới, từ cửa phân chia phế quản gốc đến hạ thanh môn.

Dị vật ở phế quản. Thường ở phế quản bên phải nhiều hơn vì phế quản này có khẩu độ to hơn và chếch hơn phế quản bên trái. Ít khi gặp dị vật phế quản di động, thường dị vật phế quản cố định khá trắc vào lòng phế quản do bản thân dị vật hút nước chương to ra, niêm mạc phế quản phản ứng phù nề giữ chặt lấy dị vật. Dị vật vào phế quản phải nhiều hơn phế quản trái.

Sau hội chứng xâm nhập ban đầu có một thời gian im lặng khoảng vài ba ngày, trẻ chỉ húng hắng ho, không sốt nhưng chỉ hâm hấp, nghe phổi không có mấy dấu hiệu, thậm chí chụp X-quang phổi, 70 – 80% trường hợp gần như bình thường. Đó là lúc dễ chẩn đoán nhầm, về sau là các triệu chứng vay mượn: xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản – phổi, áp xe phổi…

4. Chẩn đoán dị vật đường thở

4.1. Lịch sử bệnh:

Hỏi kỹ các dấu hiệu của hội chứng xâm nhập nhưng cần chú ý có khi có hội chứng xâm nhập nhưng dị vật lại đựoc tống ra ngoài rồi hoặc ngược lại có dị vật nhưng không khai thác được hội chứng xâm nhập (trẻ không ai trông nom cẩn thận hoặc khi xẩy ra hóc không ai biết).

4.2. Triệu chứng lâm sàng.

  • Khó thở thanh quản kéo dài, nếu dị vật ở thanh quản. Thỉnh thoảng lại xuất hiện những cơn ho sặc sụa, khó thở và nghe thấy tiếng cờ bay: nghĩ tới dị vật ở khí quản.
  • Xẹp phổi viêm phế quản – phổi: nghĩ tới dị vật phế quản.

4.3. X- quang.

Nếu là dị vật cản quang, chiếu hoặc chụp điện quang sẽ cho biết vị trí, hình dáng của dị vật. Nếu có xẹp phổi, sẽ thấy các dấu hiệu điển hình của xẹp phổi. Có khi chụp phế quản bằng cản quang có thể cho thấy được hình dạng và vị trí của dị vật mà bản thân không cản quang. X- quang rất quan trọng, không thể thiếu được nếu có điều kiện.

4.4. Nội soi khi-phế quản:

Vừa để xác định chẩn đoán vừa để điều trị.

5. Tiên lượng.

Nói chung là nguy hiểm, ở trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm. Tiên lượng tùy thuộc:

  • Bản chất của dị vật: dị vật là chất hữu cơ, hạt thực vật, ngấm nước trương to ra, gây nhiễm trùng và ứ đọng xuất tiết, nguy hiểm hơn dị vật kim khí nhẵn, sạch.
  • Tuổi của bệnh nhân trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm. Có khi dị vật được lấy ra khá nhanh chóng vẫn không cứu được bệnh nhi vì bị viêm phế quản-phổi cấp rất nặng.
  • Được khám và can thiệp sớm hay muộn, sớm thì dễ lấy dị vật, muộn có phản ứng phù nề niêm mạc, biến chứng nặng, khó lấy dị vật, sức chịu đựng của cơ thể giảm sút.

Trang bị dụng cụ nội soi và bàn tay thành thạo của kíp soi và hồi sức. Tỉ lệ biến chứng khoảng 20 – 30%, tỷ lệ tử vong khoảng 5%. 6. Điều trị. Soi nội quản để gắp dị vật là biện pháp tích cực nhất để điều trị dị vật đường thở. Trường hợp đặc biệt khó, dị vật sù sì và sắc nhọn không thể lấy ra được theo đường thở tự nhiên bằng soi nội quản (rất hiếm gặp), có khi phải mở lồng ngực, mở phế quản để lấy dị vật.Rất cần chú ý nếu có khó thở nặng thì phải mở khí quản trước khi soi. Nếu bệnh nhân mệt nhiều, cần dược hồi sức, không nên quá vội vàng soi ngay. Trường hợp bệnh nhân lúc đến khám không có khó thở lắm, nhưng có những cơn khó thở xảy ra bất thường và vì điều kiện nào đó chưa lấy được dị vật hoặc phải chuyển đi, mở khí quản có thể tránh được những cơn khó thở đột ngột bất thường.

  • Dị vật ở thanh quản: soi thanh quản để gắp dị vật.

Bài viết Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/feed/ 0
Sặc hạt vải, bé trai được mẹ cứu sống nhờ cấp cứu đúng cách https://benh.vn/sac-hat-vai-be-trai-duoc-me-cuu-song-nho-cap-cuu-dung-cach-55586/ https://benh.vn/sac-hat-vai-be-trai-duoc-me-cuu-song-nho-cap-cuu-dung-cach-55586/#respond Sat, 23 Feb 2019 08:29:19 +0000 https://benh.vn/?p=55586 Dù rất hoảng loạn khi thấy con trai 2 tuổi rưỡi hóc hạt vải, chị L vẫn kịp nhớ lại cách xử trí khi trẻ hóc dị vật xem được trên ti vi để làm theo, nhờ đó may mắn cứu được con thoát khỏi nguy hiểm.

Bài viết Sặc hạt vải, bé trai được mẹ cứu sống nhờ cấp cứu đúng cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dù rất hoảng loạn khi thấy con trai 2 tuổi rưỡi hóc hạt vải, chị L vẫn kịp nhớ lại cách xử trí khi trẻ hóc dị vật xem được trên ti vi để làm theo, nhờ đó may mắn cứu được con thoát khỏi nguy hiểm.

Bệnh nhân là cháu B.G.H, được đưa vào khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng xuất tiết đờm dãi nhiều, xây xước vùng miệng.

Theo lời kể của gia đình, khi đang ăn vải cùng mọi người, đột nhiên cháu bé ho sặc sụa, tím tái và khó thở. Mẹ cháu hoảng hốt theo phản xạ vội móc tay vào miệng con, vô tình khiến cháu càng khó thở, tím tái và chảy máu vùng miệng.

“Dù khi ấy vô cùng sợ hãi nhưng tôi chợt nhớ đến kỹ thuật xử trí dị vật đã từng được xem trên ti vi. Tôi liền cho cháu nằm sấp đầu thấp đồng thời vỗ vào lưng, sau đó cho cháu nằm ngửa và ấn vào vùng ngực của bé mấy nhát. Sau khi thực hiện 2 động tác trên, hạt vải bật ra ngoài, cháu khóc to, đỡ khó thở và tím tái”. Mẹ bé kể lại.

Khi thăm khám, kết quả cho thấy cháu bé hồng hào, không khó thở, chỉ số bão hòa oxy máu trong giới hạn bình thường. Bé H được hút dịch mũi miệng, cầm máu vết thương vùng miệng, chụp X quang phổi. Sau kiểm tra, tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định.

Trẻ bị suy hô hấp do dị vật đường thở hoàn toàn có thể tử vong nếu không được xử trí kịp thời và đúng kỹ thuật. Trong trường hợp này, điều may mắn là mẹ cháu bé đã kịp nhớ ra cách xử trí và thực hiện đúng cách, cứu sống con mình. Do đó, gia đình cần lưu ý:

Các dấu hiệu cảnh báo

Nếu trẻ đột ngột ho sặc sụa, khó thở và tím tái sau khi ăn uống, bố mẹ phải nghĩ đến trường hợp trẻ bị dị vật đường thở.

Lứa tuổi thường gặp

Dị vật đường thở thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi. Các loại dị vật thường gặp là các loại hạt, mảnh xương (lợn, cá), thạch hoặc 1 số đồ vật như nắp bút, kim băng… Ở độ tuổi này trẻ thường tò mò, thích cho vào miệng những vật đang cầm trên tay

Phòng tránh

Tránh cho trẻ nhỏ ăn các dễ hóc như vải, lạc, đỗ … đặc biệt là thạch, tránh cho trẻ ngậm đồ ăn vào miệng. Không nên ép trẻ ăn uống khi trẻ đang khóc. Không đùa giỡn với trẻ khi trẻ đang ngậm thức ăn trong miệng.

Cách xử trí

Khi nghĩ tới bị dị vật đường thở, phải nhanh chóng xử trí để tránh trẻ bị ngạt thở.

  • Nếu trẻ tỉnh táo, không khó thở, không tím tái và ho có hiệu quả thì nên khuyến khích trẻ ho để tống dị vật ra ngoài.
  • Nếu trẻ khó thở, tím tái, ho không hiệu quả ( ho yếu) thì ngay lập tức tiến hành thực hiện động tác vỗ lưng và ấn ngực. Đặt trẻ dọc theo tay người cấp cứu cho trẻ nằm sấp đầu thấp đồng thời tiến hành vỗ lưng 5 lần và nếu di vật vẫn không bật ra ngoài được thì lật ngược cho trẻ nằm ngửa đầu thấp và ấn ngực trẻ 5 lần cho đến khi di vật được đẩy ra ngoài.
  • Tránh móc dị vật nếu không quan sát được rõ vì có thể làm dị vật xâm nhập sâu hơn vào đường thở và làm cho trẻ suy hô hấp nặng hơn.

Cấp cứu dị vật đường thở: kỹ thuật vỗ lưng và ấn ngực

Benh.vn (Theo BV Nhi trung ương)

Bài viết Sặc hạt vải, bé trai được mẹ cứu sống nhờ cấp cứu đúng cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sac-hat-vai-be-trai-duoc-me-cuu-song-nho-cap-cuu-dung-cach-55586/feed/ 0
Phương pháp phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ nhỏ https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-di-vat-duong-tho-o-tre-nho-2408/ https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-di-vat-duong-tho-o-tre-nho-2408/#respond Sun, 09 Sep 2018 09:03:29 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-phong-ngua-di-vat-duong-tho-o-tre-nho-2408/ Dị vật đường thở và đường ăn ở trẻ em là những tai nạn sinh hoạt có thể tránh được nhưng lại rất hay gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở, đường ăn là loại bệnh cấp cứu thường gặp nhất của khoa Tai Mũi Họng.

Bài viết Phương pháp phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị vật đường thở và đường ăn ở trẻ em là những tai nạn sinh hoạt có thể tránh được nhưng lại rất hay gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở, đường ăn là loại bệnh cấp cứu thường gặp nhất của khoa Tai Mũi Họng.

Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân là khi ăn trẻ thường ngậm trong miệng, hay đùa nghịch, khóc làm sặc thức ăn rơi vào đường thở. Trẻ nhỏ từ 6 – 7 tháng thì vớ vật gì cũng cho vào miệng, gây hội chứng xâm nhập với các biểu hiện như ngừng thở, ho sặc sụa, người tím tái, vã mồ hôi thậm chí tiêu tiểu cả ra quần.

Sau hội chứng xâm nhập, nếu dị vật vào thanh quản sẽ làm trẻ khàn tiếng, ho. Vào khí quản: gây khó thở từng cơn vì dị vật di động. Vào phế quản gây khó thở giống như viêm phế quản hay viêm phổi khiến dễ chẩn đoán nhầm nếu người nhà không nói rõ trẻ đã ngậm phải vật gì trước lúc các triệu chứng xuất hiện. Một số trường hợp dị vật quá lớn sẽ gây ngạt thở và tử vong tức thì.

Trẻ em, nhất là từ 3-5 tuổi, đang trong độ tuổi hiếu động, thích khám phá thế giới, nên rất dễ trở thành nạn nhân của hóc dị vật mà phần lớn lỗi không phải do trẻ mà chính là ở những phụ huynh bất cẩn.

 Một thức ăn và đồ vật có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ:

* Thức ăn có dạng tròn như nho và kẹo cứng

* Thức ăn cứng như xúc xích và các loại hạt.

* Xương cá

* Thức ăn dính như bơ đậu phụng và caramen

* Những thức ăn mà bé thích dùng tay bỏ vào miệng như bỏng ngô, đậu phộng

* Đồng xu

* Bi

* Pin đồng hồ dạng tròn

* Bút hoặc nắp bút

* Bánh xe của đồ chơi cao su có kích thước nhỏ

* Viên bọt biển có thể nhét vừa miệng trẻ

* Cúc áo

* Nắp chai nhựa

* Đồ chơi nào có chu vi khoảng 2,5-3,5 cm hoặc chiều dài dưới 5c hoặc các đồ chơi có khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi

* Những túi hạt chống ẩm

Phòng ngừa

Những tai nạn đáng tiếc bắt nguồn từ sự bất cẩn của người lớn như thế này luôn trong tình trạng báo động. Để ngăn chặn việc trẻ hóc dị vật đáng tiếc, tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sau:

* Không cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ mà trẻ có thể ngậm và nuốt được.

* Không cho trẻ chơi một đồ chơi dành cho lứa tuổi lớn hơn.

* Không để đồng xu, các mảnh vụn đồ chơi, vật tròn, nhỏ trong nhà

* Tháo pin ra khỏi đồ chơi

* Tách hạt ra khỏi quả khi cho bé ăn…,

* Không nên ép bé ăn trong lúc khóc, lúc cười

* Không bóp mũi khi cho trẻ uống thuốc vì đây chính là cách biến thức ăn thành dị vật.

* Cắt những thức ăn cứng hoặc thức ăn có dạng tròn thành những miếng mỏng hoặc mẩu nhỏ sao cho chúng không thể kẹt trong khí quản của bé.

* Khi nấu cháo cá, nên chọn loại cá to, ít xương, tốt nhất là chọn phần phi lê.

Cách sơ cứu trẻ khi mắc dị vật

* Trong trường hợp trẻ tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn giúp trẻ dễ thở hơn.

* Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn.

* Đưa trẻ đến ngay bệnh viện cấp cứu.

Benh.vn

Bài viết Phương pháp phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-di-vat-duong-tho-o-tre-nho-2408/feed/ 0
TPHCM: Bé trai 5 tuổi tử vong vì hóc rau câu https://benh.vn/tphcm-be-trai-5-tuoi-tu-vong-vi-hoc-rau-cau-9176/ https://benh.vn/tphcm-be-trai-5-tuoi-tu-vong-vi-hoc-rau-cau-9176/#respond Wed, 08 Feb 2017 07:02:40 +0000 http://benh2.vn/tphcm-be-trai-5-tuoi-tu-vong-vi-hoc-rau-cau-9176/ Mặc dù đã được các cơ quan y tế khuyến cáo về sự nguy hiểm của thạch rau câu đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên theo thống kê trên toàn quốc, không ít trường hợp trẻ bị sặc, hóc rau câu dẫn đến tử vong. Đầu năm 2017 tại TPHCM, một cháu bé 5 tuổi đã thiệt mạng vì một miếng rau câu lọt vào khí quảnđể lại sự xót thương cho gia đình và xã hội.

Bài viết TPHCM: Bé trai 5 tuổi tử vong vì hóc rau câu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mặc dù đã được các cơ quan y tế khuyến cáo về sự nguy hiểm của thạch rau câu đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên theo thống kê trên toàn quốc, không ít trường hợp trẻ bị sặc, hóc rau câu dẫn đến tử vong. Đầu năm 2017 tại TPHCM, một cháu bé 5 tuổi đã thiệt mạng vì một miếng rau câu lọt vào khí quảnđể lại sự xót thương cho gia đình và xã hội.

Rau câu là dị vật nguy hiểm

Rau câu là loại dị vật khá nguy hiểm. Khi trẻ ăn rau thường mở hộp và hút thật mạnh vào miệng. Theo cơ chế hoạt động của cơ thể, khi thức ăn vào tới miệng, cơ thể có phản xạ đóng nắp thanh môn để thức ăn xuống đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, do rau câu trơn nên khi trẻ hút mạnh, nắp thanh môn không kịp đóng khiến rau câu chui nhanh vào đường thở làm bé hóc, nghẹn gây nguy hiểm tính mạng.

Áp dụng thời gian vàng khi bị ngạt do rau câu

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết  một bé trai 5 tuổi, ngụ tại quận 10 đã được đưa vào bệnh viện Nhi Đồng 1 để cấp cứu vì bị sặc rau câu. Tuy nhiên, bé đã tử vong bởi quãng thời gian bị ngưng thở đã quá lâu. Trước đó, cậu bé đã ăn rau câu bằng cách hút miếng rau câu ra khỏi vỏ nhựa và không may lọt thẳng vào khí quản thay vì thực quản, khiến đường thở tác nghẽn hoàn toàn. Khi người lớn phát hiện, bé đã tím tái.

Bác sĩ Phương giải thích, khi ăn rau câu, cháu bé thực hiện động tác hút, nắp thanh môn phía trên khí quản mở ra để không khí đi qua. Tuy nhiên, do lực hút quá mạnh, miếng rau câu đã lọt vào miệng, họng mà nắp thanh môn chưa kịp đóng lại nên nó đã lọt thẳng vào khí quản. Tai hại là miếng rau câu mềm và kích thước khá lớn nên đã chặn toàn bộ đường thở cháu bé.

BS Phương chia sẻ, thông thường một người bị ngạt có khoảng 4 phút “thời gian vàng” và họ cần được phát hiện, sơ cứu trước khi hết thời gian vàng này thì hy vọng cứu sống mới cao. Bởi vậy khi trẻ trẻ sặc thức ăn, phụ huynh nên thực hiện 2 việc song song là gọi cấp cứu 115 và tìm cách tống dị vật khỏi đường thở.

Phương pháp cấp cứu

Trường hợp trẻ hóc rau câu còn tỉnh: Cho trẻ đứng, người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.

Bác sĩ Phương hướng dẫn cách thổi ngạt cho trẻ

Trường hợp trẻ hôn mê, bất tỉnh: Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

Trong tình huống nạn nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.

Từ những tai nạn thương tâm trên, các bác sĩ khuyến cáo việc ăn rau câu bằng cách hút khỏi vỏ luôn tiềm tàng nguy cơ bị sặc. Do đó đối với trẻ lớn, gia đình có thể dặn dò trẻ trước khi ăn còn trẻ nhỏ hơn cần cắt nhỏ miếng rau câu ra để đề phòng nguy hiểm.Phương pháp tốt nhất là dùng thìa múc thành từng miếng nhỏ thay vì bóp vỏ đẩy trực tiếp rau câu vào miệng.

Benh.vn (Theo doisongvietnam.vn)

Bài viết TPHCM: Bé trai 5 tuổi tử vong vì hóc rau câu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tphcm-be-trai-5-tuoi-tu-vong-vi-hoc-rau-cau-9176/feed/ 0
Dị vật thực quản https://benh.vn/di-vat-thuc-quan-2492/ https://benh.vn/di-vat-thuc-quan-2492/#respond Tue, 26 Jul 2016 04:15:09 +0000 http://benh2.vn/di-vat-thuc-quan-2492/ Dị vật thực quản là một trong những cấp cứu thường gặp. Ngoài các loại xương động vật, hạt trái cây, dị vật thực quản còn nhiều thứ “khó ngờ” như kim, tăm xỉa răng, răng giả, vỉ thuốc có cạnh sắc, đồng xu, búi tóc… Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.

Bài viết Dị vật thực quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị vật thực quản là một trong những cấp cứu thường gặp. Ngoài các loại xương động vật, hạt trái cây, dị vật thực quản còn nhiều thứ “khó ngờ” như kim, tăm xỉa răng, răng giả, vỉ thuốc có cạnh sắc, đồng xu, búi tóc… Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.

1. Đại cương

Dị vật đường ăn nhất là dị vật thực quản là một cấp cứu có tính phổ biến, là một tai nạn, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao. Thường nhất là xương động vật (cá, gia cầm, lợn…). Xương động vật ngày thứ hai trở đi đã có thể gây áp xe trung thất, xương nhọn có thể xuyên thủng động mạch lớn, đều là biến chứng nguy hiểm.

Sau khi bị hóc xương người bệnh thấy nuốt đau và khó, không ăn uống được. Tại viện T.M.H TW trong số 186 cas dị vật đường ăn có 17 ca áp xe trung thất có tỷ lệ tử vong là 50%.

Dị vật đưòng ăn gây ra áp xe cạnh cổ, áp xe trung thất do thủng thực quản thậm chí gây ra thủng động mạch chủ gây ra tử vong. Dị vật thực quản hay gặp nhất trong các dịp tết hội hè, người lớn bị nhiều hơn trẻ em nguyên nhân do bất cẩn trong ăn uống.

Điều trị: Soi thực quản gắp dị vật. Nếu có áp xe thực quản: mổ cạnh cổ dẫn lưu, có áp xe trung thất mổ trung thất dẫn lưu.

2. Giải phẫu thực quản

Thực quản (oesophagus) là một ống cơ niêm mạc, tiếp theo hầu ở cổ xuống đoạn ngực, chui qua lỗ thực quản của cơ hoành và nối với dạ dày ở tâm vị.

Trên thực tế nếu nuốt phải các vật lạ thì thường mắc lại ở các đoạn hẹp.

Có 5 đoạn hẹp:

– Miệng thực quản: cách cung răng trên (15-16 cm).

– Quai động mạch chủ: cách cung răng trên (23-24 cm).

– Phế quản gốc trái : cách cung răng trên (26-27 cm).

– Cơ hoành: cách cung răng trên (35-36 cm).

– Tâm vị: cách cung răng trên (40 cm).

Dị vật thường mắc lại nhiều nhất ở vùng cổ là: 74%. Đoạn ngực là: 22% còn đoạn dưới ngực là: 4%.

3. Nguyên nhân

– Do tập quán ăn uống: ăn các món ăn đều được chặt thành miếng thịt lẫn xương sẽ gây hóc khi ăn vội vàng, ăn không nhai kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện đặc biệt chú ý với người già.

– Do thực quản co bóp bất thường: có những khối u bất thường trong hoặc ngoài thực quản làm thực quản hẹp lại, thức ăn sẽ mắc lại ở đoạn hẹp. Ví dụ như: u trung thất đè vào thực quản, ung thư hoặc co thắt thực quản.

– Do các đoạn hẹp tự nhiên của thực quản: thực quản có 5 đoạn hẹp tự nhiên, và đây chính là chỗ thức ăn hay mắc lại. Dị vật thường mắc lại nhiều nhất ở vùng cổ 74%, đoạn ngực là: 22% còn đoạn dưới ngực là: 4%.

4. Triệu chứng lâm sàng

4.1. Giai đoạn đầu

Sau khi mắc dị vật, bệnh nhân hay có cảm giác vướng do dị vật, nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt rất đau, thường không ăn được nữa mà phải bỏ dở bữa ăn và đau ngày càng tăng.

Nếu dị vật ở đoạn ngực, bệnh nhân sẽ đau sau xương ức, đau xiên ra sau lưng, lan lên bả vai.

4.2. Giai đoạn viêm nhiễm

Dị vật gây ra xây xát niêm mạc thực quản hoặc thủng thành thực quản. Nếu dị vật là xương lẫn thịt thì nhiễm khuẩn càng nhanh. Sau 1-2 ngày, các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần đến nỗi nước bệnh nhân cũng không nuốt được, ứ đọng nước bọt, đờm dãi, hơi thở hôi.

Khám: mất tiếng lọc cọc thanh quản, cột sống. Nếu có áp xe dưới niêm mạc, mủ sẽ tự vỡ, trôi xuống thực quản và dạ dày rồi giảm dần. Nhưng thường gây ra viêm thành thực quản, triệu chứng nặng dần và gây ra biến chứng nặng.

4.3. Giai đoạn biến chứng

Dị vật là chất hữu cơ do đó gây bội nhiễm do vi khuẩn.

Viêm tấy quanh thực quản cổ

– Dị vật chọc thủng thành thực quản cổ gây viêm nhiễm thành thực quản  gây viêm nhiễm thành thực quản lan toả, viêm mô liên kết lỏng lẻo xung quanh thực quản cổ.

– Bệnh nhân sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ rệt, toàn thân suy sụp, đau cổ, không ăn uống được, chảy nhiều nước dãi, hơi thở hôi, quay cổ khó khăn, một bên cổ sưng lên, máng cảnh đầy, ấn bệnh nhân rất đau có thể tràn khí dưới da.

– X- quang tư thế cổ nghiêng: thấy cột sống cổ mất chiều cong sinh lý bình thường, chiều dày của thực quản dày lên rõ rệt, có hình túi mủ, có hình mức nước, mức hơi.

Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời viêm nhiễm và ổ mủ sẽ lan xuống trung thất, phổi làm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và chết trong tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Bệnh không tự khỏi được.

Viêm trung thất

– Do áp xe viêm tấy từ cổ xuống.

– Do dị vật chọc thủng thành thực quản ngực gây viêm trung thất.

– Có thể viêm trung thất lan toả toàn bộ trung thất hay viêm khu trú một phần trung thất (trung thất trước hoặc trung thất sau).

Bệnh cảnh chung trong tình cảnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Bệnh nhân sốt cao hoặc nhiệt độ lại tụt xuống thấp hơn bình thường, có kèm theo đau ngực, khó thở, mạch nhanh và yếu, huyết áp hạ, tràn khí dưới da vùng cổ và ngực, gõ ngực có tiếng có tiếng trong. Nước tiểu ít và màu đỏ, trong nước tiểu có albumin, công thức máu: bạch cầu cao. Chụp phim thấy trung thất giãn rộng, có hơi ở trung thất. Thường là bệnh nhân ở trong tình trạng rất nặng.

Biến chứng phổi

– Dị vật có thể đâm xuyên qua thành thực quản, thủng màng phổi gây viêm phế mạc mủ.

Bệnh nhân có sốt, đau ngực, khó thở và cỏ đủ các triệu chứng của tràn dịch màng phổi.

– Chụp phim thấy có nước trong phế mạc, chọc dò thì có mủ. Một vài dị vật đặc biệt chọc qua thực quản vào khí quản hoặc phế quản gây rò thực quản-khí quản hoặc phế quản. Bệnh nhân mỗi lần nuốt nước hoặc thức ăn thì lại ho ra. Chụp thực quản có uống thuốc cản quang, chúng ta thấy thuốc cản quang đi sang cả khí-phế quản.

Thủng các mạch máu lớn

Dị vật nhọn, sắc đâm thủng thành thực quản hoặc chọc trực tiếp vào các mạch máu lớn hoặc quá trình viêm hoại tử dẫn đến làm vỡ các mạch máu lớn như: động mạch cảnh trong, thân động mạch cánh tay đầu, quai động mạch chủ.

Tai biến này thường xuất hiện sau khi hóc 4-5 ngày hoặc lâu hơn, hoặc xuất hiện ngay sau khi hóc. Dấu hiệu báo trước là khạc hoặc nôn ra ít máu đỏ tươi hoặc đột nhiên có cháy máu khủng khiếp: bệnh nhân ộc máu ra, nuốt không kịp, phun ra máu đỏ tươi đằng mồm, sặc vào khí phế quản.

Nếu dự đoán trước, cấp cứu kịp thời, hồi sức tốt thì may ra có thể cứu được. Nếu đột ngột mà không dự đoán thì bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh, rất may là biến chứng này ít gặp.

5. Chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán xác định

– Dựa vào tiền sử có hóc, các triệu chứng cơ năng và thực thể.

– Chụp Xquang: tư thế cổ nghiêng có thể thấy dị vật, thấy thực quản bị viêm dày hoặc có ổ áp xe.

– Nội soi là phương pháp điều trị và để chẩn đoán xác định.

5.2. Chẩn đoán phân biệt

– Loạn cảm họng (hay gọi là hóc xương giả): bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt đau, có khi bệnh nhân khai với thầy thuốc bệnh cảnh của hóc xương thực sự, nhưng vẫn ăn uống được, không có tình trạng viêm nhiễm.

– Viêm Amiđan mạn tính, viêm xoang sau hoặc là bệnh nhân bị tâm thần.

– Cũng có thể gặp triệu chứng này trong ung thư hạ họng-thanh quản, ung thư thực quản giai đoạn sớm.

Khám, chụp X-quang, nội soi không thấy dị vật.

6. Điều trị

6.1. Chẩn đoán sớm: nếu dị vật chưa chọc thực quản thì soi gắp dị vật là biện pháp tốt nhất. Trước khi soi cần khám kỹ toàn thân bệnh nhân, hồi sức tốt, tiền mê và giảm đau chu đáo.

6.2. Nếu viêm tấy quanh thực quản, có áp xe thì phải mở cạnh cổ, dẫn lưu mủ ra ngoài, nếu dị vật lấy dễ thì lấy ngay. Nếu chưa thấy ở hố mổ, ta phải soi trực tiếp bằng đường tự nhiên để lấy dị vật sau.

6.3. Áp xe trung thất: mở trung thất dẫn lưu mủ. Cho ăn qua sonde

6.4. Viêm phế mạc mủ: chọc phế mạc hút mủ, bơm dung dịch kháng sinh.

7. Phòng bệnh

– Cần giáo dục trong cộng đồng cho mọi người biết là dị vật thực quản thực sự là một cấp cứu ngoại khoa, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao cần được khám và điều trị kịp thời.

– Cần cải tiến tập quán ăn uống.

Bài viết Dị vật thực quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/di-vat-thuc-quan-2492/feed/ 0