Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 19 Apr 2024 03:37:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/ https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/#respond Thu, 18 Apr 2024 04:03:54 +0000 http://benh2.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/ Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, đáp ứng với thuốc khác người lớn. Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi đẻ), liều lượng cần phải tính toán thật chính xác. Ở thời kỳ sơ sinh, nguy cơ ngộ độc thuốc tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.

Bài viết Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ. Việc sử dụng thuốc cho trẻ cũng không thể chỉ đơn giản là điều chỉnh từ hướng dẫn sử dụng thuốc cho người lớn mà cần có một nguyên tắc riêng biệt, thậm chí những chỉ định và chống chỉ định khác biệt. Benh.vn sẽ đề cập tới nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em trong bài viết này.

Thận trọng khi sử dụng thuốc ở trẻ em

Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, đáp ứng với thuốc khác người lớn. Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi đẻ), liều lượng cần phải tính toán thật chính xác. Ở thời kỳ sơ sinh, nguy cơ ngộ độc thuốc tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.

Liệu pháp dùng thuốc an toàn và hiệu quả ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em đòi hỏi phải có sự hiểu biết về những thay đổi trong quá trình trưởng thành đã tác động đến tác dụng, chuyển hóa và độ thanh thải hoàn toàn của thuốc.

Điều chỉnh liều lượng khi sử dụng thuốc ở trẻ em

Hầu như tất cả các thông số dược động học thay đổi theo lứa tuổi. Liều lượng thuốc ở trẻ em tính theo mg/kg, cần phải được điều chỉnh theo đặc điểm dược động học của riêng từng thuốc, theo tuổi (yếu tố quyết định chính), tình trạng bệnh, giới tính (trong thời kỳ sau dậy thì) và theo nhu cầu của từng bệnh nhi. Nếu không, có thể dẫn đến điều trị không kết quả hoặc có nguy cơ nhiễm độc.

Lưu ý về đường dùng thuốc ở trẻ em

Trong mọi trường hợp nên tránh tiêm bắp thịt và gây đau cho trẻ

Phải đặc biệt coi trọng việc ghi đơn thuốc thật rõ ràng, hàm lượng thuốc. Mặc dù các loại thuốc nước chế sẵn phù hợp với các trẻ nhỏ nhưng thuốc pha có chứa nhiều đường có khả năng gây sâu răng. Vì vậy khi dùng thuốc dài ngày, tốt hơn là nên dùng các thuốc không có đường.

Ðối với các đơn thuốc chỉ định dùng thuốc nước với liều lượng dưới 5 ml, cần một bơm hút chia thể tích, khi cho uống thuốc cần thông báo để bố mẹ không cho bất kỳ loại thuốc nào vào trong bình sữa vì thuốc có thể tương tác với sữa hoặc các thức ăn. Hơn nữa, làm như vậy có thể số lượng thuốc đưa vào cơ thể bị thiếu hụt nếu bệnh nhi không dùng hết sữa hoặc thức ăn chứa trong bình.

Cuối cùng cần lưu ý không để thuốc ở tầm với của trẻ em

Liều lượng thuốc cho trẻ em

Liều lượng thuốc ở trẻ em trong Dược thư quốc gia Việt Nam trong đa số trường hợp đã được ghi trong chuyên luận của riêng từng thuốc, trừ khi thuốc được khuyến cáo không dùng cho trẻ em.

Liều lượng thuốc ở trẻ em theo cân nặng hoặc tuổi

Liều lượng thuốc thường căn cứ vào cân nặng cơ thể (thể trọng tính bằng kilogam) hoặc theo tuổi: Mới đẻ (tháng đầu), cho đến 1 tuổi (trẻ nhỏ), 1 – 5 tuổi, 6 – 12 tuổi.

Cách tính liều lượng thuốc cho trẻ em có thể dựa trên liều lượng của người lớn bằng cách căn cứ tuổi, thể trọng hay diện tích bề mặt cơ thể hoặc phối hợp các yếu tố trên. Phương pháp tốt nhất là dựa trên diện tích bề mặt cơ thể.

Liều lượng thuốc ở trẻ em theo thể trọng

Thể trọng cơ thể được dùng để tính liều biểu thị bằng mg/kg; trẻ em có thể phải cần một liều lượng cho mỗi kg thể trọng cao hơn người lớn vì tốc độ chuyển hóa ở trẻ em cao hơn. Nhiều yếu tố khác cũng cần phải tính đến. Ví như tính liều theo thể trọng cho các cháu béo phì cần phải dùng liều cao hơn nhiều. Trong những trường hợp này, liều phải được tính theo cân nặng lý tưởng liên quan đến chiều cao và độ tuổi.

Theo diện tích bề mặt cơ thể

Sử dụng yếu tố diện tích bề mặt cơ thể làm cho việc tính liều lượng thuốc ở trẻ em chính xác hơn so với thể trọng. Vì rất nhiều hiện tượng sinh lý có tương quan với nhau tốt hơn trong diện tích bề mặt cơ thể. Diện tích bề mặt trung bình của một nam giới nặng 70 kg vào khoảng 1,8 m2. Như vậy có thể dùng công thức sau đây để tính liều lượng thuốc cho trẻ em:

Liều lượng ước lượng cho bệnh nhi = S bề mặt cơ thể (m2) x liều người lớn/1,8.

Bảng tính sẵn theo tỷ lệ phần trăm dưới đây có thể dùng để tính liều lượng thuốc cho trẻ em đối với các thuốc thông thường có sự cách xa giữa liều điều trị và liều độc.

Các trẻ đẻ thiếu tháng cần giảm liều tùy theo bệnh cảnh lâm sàng.

Liều lượng thuốc tính toán theo diện tích bề mặt cơ thể chính xác hơn và diện tích này có thể tính từ chiều cao và cân nặng..

Số lần dùng thuốc trong ngày

Các kháng sinh thường dùng cách 6 giờ một lần. Cần linh hoạt khi dùng thuốc cho trẻ em để tránh đánh thức trẻ về đêm, thí dụ thuốc dùng trong đêm có thể cho trẻ uống lúc bố mẹ đi ngủ.

Khi sử dụng một thuốc mới hay thuốc có khả năng gây ngộ độc, liều lượng thuốc do nhà sản xuất khuyến cáo cần được thực hiện nghiêm túc.

Bài viết Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/feed/ 0
Thuốc hạ sốt hiệu quả và cách dùng https://benh.vn/thuoc-ha-sot-hieu-qua-va-cach-dung-2039/ https://benh.vn/thuoc-ha-sot-hieu-qua-va-cach-dung-2039/#respond Wed, 19 Jun 2019 05:06:27 +0000 http://benh2.vn/thuoc-ha-sot-hieu-qua-va-cach-dung-2039/ Trong y tế thường quy ước sốt dưới 38 độ C là sốt nhẹ, từ 38 độ C-38,5 độ C là sốt vừa, từ 39 độ C-40 độ C là sốt cao, trên 41độ C là rất cao.

Bài viết Thuốc hạ sốt hiệu quả và cách dùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sử dụng thuốc hạ sốt khi nào?

Trong y tế thường quy ước sốt dưới 38 độ C là sốt nhẹ, từ 38 độ C-38,5 độ C là sốt vừa, từ 39 độ C-40 độ C là sốt cao, trên 41độ C là rất cao

Tuy nhiên chỉ nên sử dụng thuốc cho trẻ khi:

  • Trẻ sốt trên 38,5 độ C.
  • Trẻ có bất thường về tim phổi mãn tính, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý hệ thần kinh, hay trẻ có nguy cơ co giật khi sốt (trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đã từng bị co giật khi sốt cao hoặc gia đình có người bị co giật khi sốt) cần sử dụng thuốc ngay khi nhiệt độ cao hơn 38 độ C.

Thuốc hạ sốt hiệu quả

Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin là các thuốc hạ sốt hiệu quả

Tuy nhiên không được dung Aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có liên quan đến hội chứng Reye gây tổn thương não cho trẻ. Ibuprofen có thể gây nhưng phản ứng khó chịu cho đường tiêu hóa. Một số khác có thể gây độc tính ở gan nên không phải là thuốc ưa được lựa chọn cho bé

Hiện tại Paracetamol là thuốc hay được dùng nhất, ít tác dụng phụ, an toàn nhất cho trẻ. Thuốc có nhiều dạng. Dùng bằng nhiều cách: dạng uống, viên đặt hậu môn

Dạng uống: dùng hạn nhiệt khi trẻ thức: có nhiều dạng như bột, xi rô, sửi

Viên đặt hậu môn: dùng để hạ sốt khi bé ngủ hoặc bé hay nôn chớ

Paracetamol

Thuốc hạ sốt hoạt chất là paracetamol có nhiều loại khác nhau về thành phần và hàm lượng, dạng bào chế như:

Babyplex: thuốc cốm gồm có paracetamol 325mg, vitamin B1, chlorpheniramin maleat, tá dược vừa đủ 3g. Liều dùng: ngày uống 3-4 lần, mỗi lần như sau: Trẻ dưới 1 tuổi: 1/4 gói, từ 1-5 tuổi: 1/3 gói, từ 5-10 tuổi: 1/2 gói, từ 10-15 tuổi: 1 gói. Hòa thuốc vào chén nhỏ với nước chín, không nên đổ thẳng thuốc vào miệng.

Panadol trẻ em: viên nhai màu hồng vị dâu chứa 120mg paracetamol. Liều dùng: từ 1-3 tuổi: 1 viên, từ 3-6 tuổi: 1-2 viên, từ 6-12 tuổi: 2 viên. Nếu cần dùng lại sau 4 giờ. Không quá 4 lần/ngày.

Effe-paracetamol: gói bột sủi gồm có paracetamol 200mg, vitamin C và tá dược. Liều dùng: từ 2-6 tuổi: 1 gói x 3 lần/ngày. Từ 6-15 tuổi: 1-2 gói x 3 lần/ngày. Trên 15 tuổi: 2 gói x 3 lần/ngày.

Efferalgan 80mg: mỗi gói có paracetamol 80mg – thuốc bột sủi bọt. Thường được chỉ định cho trẻ em cân nặng từ 8-15kg. Lưu ý: Không dùng thuốc này trong các trường hợp mẫn cảm với paracetamol, bệnh gan nặng, không dung nạp với fructose (vì có sorbitol). Trường hợp cần kiêng muối, hoặc ăn nhạt cần lưu ý vì mỗi gói thuốc có chứa 66mg natri (phải trừ vào khẩu phần ăn hằng ngày).

Các trường hợp không dùng được thuốc đạn: dị ứng với paracetamol, bệnh gan nặng, mới bị viêm hậu môn, trực tràng, chảy máu trực tràng, thuốc có thể gây ngứa tại chỗ, tăng theo lần dùng, liều dùng, thời điểm dùng. Khi bị tiêu chảy không dùng viên đạn.

Lưu ý

Không nên dùng nhiều loại có chung tác dụng cùng một lúc dễ gây ngộ độc vì quá liều như uống viên nén tiffy, decolgen, pamin, sirô tiffy, viên đặt hậu môn, viên sủi, thuốc bột… Liều dùng thường được xác định là 60mg/kg/ngày, chẳng hạn, cháu nặng 10kg, mỗi ngày có thể dùng 600mg/ngày khoảng 15mg/kg trong 6 giờ hoặc 10mg/kg trong 4 giờ. Thuốc gói, thuốc viên có nhiều hàm lượng khác nhau nên phải lưu ý khi dùng.

Tìm nguyên nhân để điều trị, chỉ nên dùng thuốc khi sốt cao, kéo dài. Trong trường hợp không tìm ra nguyên nhân bạn nên đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sỹ tư vấn điều trị.

Benh.vn

Bài viết Thuốc hạ sốt hiệu quả và cách dùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-ha-sot-hieu-qua-va-cach-dung-2039/feed/ 0
Tác hại nguy hiểm của Corticoid bôi da đối với trẻ em https://benh.vn/tac-hai-nguy-hiem-cua-corticoid-boi-da-doi-voi-tre-em-2465/ https://benh.vn/tac-hai-nguy-hiem-cua-corticoid-boi-da-doi-voi-tre-em-2465/#respond Mon, 24 Sep 2018 00:14:35 +0000 http://benh2.vn/tac-hai-nguy-hiem-cua-corticoid-boi-da-doi-voi-tre-em-2465/ Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, mà là một cơ thể non nớt đang phát triển từng giờ, từng ngày. Da trẻ em mỏng nên khả năng thấm thuốc qua da vào cơ thể mạnh hơn người lớn. Diện tích da so với thể trọng của trẻ nhiều hơn người lớn. Tốc độ chuyển hóa thuốc chậm, do các men chuyển hóa thuốc chưa hoàn chỉnh. Khả năng bài xuất thuốc trong cơ thể trẻ dưới 12 tháng tuổi yếu, nên thời gian tồn tại thuốc trong cơ thể kéo dài hơn người lớn.

Bài viết Tác hại nguy hiểm của Corticoid bôi da đối với trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do các glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống mẫn cảm, chống dị ứng mạnh, nên các nhà bào chế thuốc đã phối hợp nó với các loại thuốc kháng sinh chế ra nhiều thứ thuốc khác nhau, với nhiều dạng thuốc dùng ngoài da như: thuốc mỡ, thuốc kem, gel, thuốc bọt, dung dịch bôi, thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai, xịt mũi. Mỗi thứ lại có tên biệt dược của nhà sản xuất. Nước ta còn nhập khẩu thuốc của nhiều nước, nên số lượng corticoid dùng ngoài có đến hàng trăm tên thuốc.

Vì vậy đến cả dược sĩ, bác sĩ, nhà quản lý thuốc, nếu không trực tiếp xem nhãn hộp thuốc cũng không thể trả lời đúng cách dùng.

Thận trọng khi dùng

Corticoid dùng ngoài không có dạng bào chế riêng cho trẻ em. Do đó phải chú ý đặc điểm sinh lý của trẻ để dùng thuốc được an toàn, hiệu quả.

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, mà là một cơ thể non nớt đang phát triển từng giờ, từng ngày. Da trẻ em mỏng nên khả năng thấm thuốc qua da vào cơ thể mạnh hơn người lớn. Diện tích da so với thể trọng của trẻ nhiều hơn người lớn. Tốc độ chuyển hóa thuốc chậm, do các men chuyển hóa thuốc chưa hoàn chỉnh. Khả năng bài xuất thuốc trong cơ thể trẻ dưới 12 tháng tuổi yếu, nên thời gian tồn tại thuốc trong cơ thể kéo dài hơn người lớn.

Corticoid là thuốc hấp thu nhiều qua da, vì vậy khi bác sĩ cho dùng thuốc chứa loại corticoid mạnh như betamethasone, dexamethasone… bôi cho trẻ, phải đặc biệt lưu ý theo dõi hàng ngày.

Trẻ 1- 2 tuổi thường mắc chứng chàm sơ sinh, ngứa do dị ứng, hăm kẽ háng và nách…, bôi các loại thuốc chứa corticoid có tác dụng rất nhanh, nhiều người coi đó là “thần dược” mà quên tác hại nguy hiểm của nó (khi dùng lâu hoặc diện rộng) như: teo da, rạn da, giãn mao mạch, chậm liền vết thương, bùng phát nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, loạn thần, đục thủy tinh thể, chậm lớn, nấm miệng, viêm tụy, suy giảm miễn dịch… Đã có trường hợp trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có mụn nước ở ngón tay trỏ, mẹ tự bôi kem chứa corticoid liên tục vài ngày khỏi, nhưng sau đó đầu ngón tay bị hoại tử phải cắt bỏ để cứu bàn tay.

Thuốc dạng nước chữa bệnh tai, mắt cũng cần đặc biệt lưu ý khi dùng cho trẻ, có trường hợp cháu bé 9 tuổi dùng tilcodex (biệt dược tra mắt chứa dexamethasone và chloramphenicol) tra mắt chữa đau mắt đỏ rất hiệu nghiệm. Sau đó hễ đau mắt là cháu lại dùng thuốc này, đến khi cháu nhìn không rõ, mẹ cho đến bác sĩ khám mắt mới phát hiện ra cả hai mắt cháu đã bị đục thủy tinh thể, thị lực chỉ còn 5/10. Thật là họa vô đơn chí!

Bôi thuốc chứa corticoid cho trẻ cần tránh bôi vào gần mắt, bìu dái, bẹn, nách. Sau khi bôi thuốc không được quấn tã chặt, không bôi thuốc trên diện rộng, không bôi thuốc vào chỗ bị trầy xước da… Làm như thế thuốc sẽ thấm vào cơ thể trẻ với lượng lớn dễ gây độc hại cho trẻ.

  • Không được tự ý hoặc nghe người khác mách mà dùng thuốc chứa corticoid cho con trẻ.
  • Khi cần sử dụng thuốc có chứa corticoid cho trẻ nhất thiết phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn (dù lần trước dùng thuốc đã có đơn bác sĩ rồi, lần sau muốn dùng cũng phải được bác sĩ khám và chỉ định mới được dùng).
  • Trong thời gian dùng thuốc chứa corticoid theo đơn bác sĩ, cha mẹ vẫn phải theo dõi hàng ngày, nếu có tai biến phải dừng thuốc ngay và đến bác sĩ khám lại.

Corticoid là những nội tiết tố có cấu trúc steroid được chiết xuất từ vỏ tuyến thượng thận và chất tổng hợp thay thế, vì vậy nó còn được gọi là corticosteroid.

Corticoid gồm hai nhóm: nhóm mineralo corticoid chỉ có một chất có mặt trên thị trường là fludrocortison và nhóm glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống mẫn cảm, chống dị ứng mạnh, ức chế miễn dịch. Phần lớn thuốc nhóm glucocorticoid là thuốc tổng hợp, thường được bào chế làm thuốc dùng ngoài (nhỏ mắt, nhỏ tai, xịt mũi, bôi da).

Ds. Trần Xuân Thuyết

Bài viết Tác hại nguy hiểm của Corticoid bôi da đối với trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-hai-nguy-hiem-cua-corticoid-boi-da-doi-voi-tre-em-2465/feed/ 0