Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 21 Apr 2024 08:58:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh https://benh.vn/lam-gi-de-co-thai-ky-khoe-manh-2382/ https://benh.vn/lam-gi-de-co-thai-ky-khoe-manh-2382/#respond Thu, 25 Apr 2024 04:12:57 +0000 http://benh2.vn/lam-gi-de-co-thai-ky-khoe-manh-2382/ Để có thai kỳ khoẻ mạnh, các chuyện gia Trung tâm y học Can-tor, New York (Mỹ) vừa đưa ra một số khuyến cáo về khám các loại bệnh cần thiết trước và trong khi mang thai.

Bài viết Làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Để có thai kỳ khoẻ mạnh, các chuyện gia Trung tâm y học Can-tor, New York (Mỹ) vừa đưa ra một số khuyến cáo về khám các loại bệnh cần thiết trước và trong khi mang thai.

Khám răng

Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên đi khám răng để phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc bệnh nướu răng, viêm nhiễm răng có tỉ lệ sinh non cao gấp 7 lần những người không mắc bệnh. Ngoài ra, khoa học còn phát hiện thấy rằng phụ nữ mang thai và những người dùng thuốc tránh thai là nhóm mắc bệnh viêm nhiễm răng lợi rất lớn, đơn giản là do hoóc môn trong cơ thể thay đổi đột biến làm cho cơ thể dễ mẫn cảm với môi chất gây bệnh. Theo khuyến cáo của Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA), phụ nữ mang thai nên khám răng 3 – 4 lần/ năm, riêng nhóm bị chảy máu chân răng, nướu thì nên đi khám thường xuyên hơn.

Bà bầu nên đi khám răng định kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh

Phép thử test CBC

CBC (Complete Blood Count) là phép thử đếm máu toàn diện để kiểm tra tế bào máu trắng, tình trạng sức khoẻ tuỷ xương và hệ thống miễn dịch. Phép thử test CBC sẽ cho biết số lượng tế bào máu trắng (quá nhiều nghĩa là bị viêm nhiễm), hemoglobin (quá thấp là thiếu máu) và tiểu cầu (nếu thấp có nghĩa là máu khó đông). Sở dĩ những người chuẩn bị mang thai cần phải làm phép xét nghiệm này là do phụ nữ thường có kinh, mất máu khi sinh nên dễ bị thiếu máu, làm cho cơ thể suy nhược. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung sắt và sau vài tuần kiểm tra lại.

Xét nghiệm TSH

TSH test là phương pháp thử máu để phát hiện khả năng mắc bệnh suy giáp (hyporthyroid) hoặc cường giáp (hyperthyroid), hiểu được sức khoẻ cụ thể của hoóc môn tuyến giáp. Theo các chuyên gia ở Trung tâm y học Mercy Baltimore (Mỹ), trung bình 5 – 10% phụ nữ mang thai và sau sinh dễ mắc phải bệnh tuyến giáp. Phần lớn trường hợp mắc bệnh đều không có dấu hiệu, chỉ đến khi quá mệt mỏi, tăng cân, đi khám thì bệnh đã tiến triển.

Thường là bệnh suy giáp (basedow), tim đập nhanh, khó ngủ, giảm cân, bồn chồn, lo lắng. Nếu mắc phải những căn bệnh này ở thể nặng mà mang thai thì rủi ro sinh non, sảy thai rất cao, chưa kể những ảnh hưởng khác đến đứa trẻ. Nếu là suy giáp thì bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc, còn nếu bị cường giáp nặng có thể điều trị bằng iôt phóng xạ để giảm quá trình bài tiết hoóc môn tuyến giáp.

Bài viết Làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-gi-de-co-thai-ky-khoe-manh-2382/feed/ 0
Những điều cần quan tâm khi khám thai https://benh.vn/nhung-dieu-can-quan-tam-khi-kham-thai-3012/ https://benh.vn/nhung-dieu-can-quan-tam-khi-kham-thai-3012/#respond Sun, 27 Jan 2019 04:25:18 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-can-quan-tam-khi-kham-thai-3012/ Cùng tìm hiểu khái niệm về tim thai, xét nghiệm nước tiểu, Hb... những thuật ngữ quen thuộc khi bạn mang thai.

Bài viết Những điều cần quan tâm khi khám thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cùng tìm hiểu khái niệm về tim thai, xét nghiệm nước tiểu, Hb… những thuật ngữ quen thuộc khi bạn mang thai.

Tuổi thai

Tuổi thai (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) của bạn để biết trọng lượng của bé có tương đương với tuần thai hay không và bé của bạn có đạt trọng lượng chuẩn hay không.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu được chỉ định làm định kỳ để theo dõi sức khỏe thai kỳ. Mẫu nước tiểu được đem đi xét nghiệm tại mỗi lần khám thai định kỳ, cho biết những điều sau:

– Đường huyết: đây có thể là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ (chứng tiểu đường trong thời kỳ mang thai). Nếu đường xuất hiện lặp lại, xét nghiệm máu là cần thiết.

– Albumin (Alb): protein này có thể là dấu hiệu của tiền sản giật (triệu chứng nặng của thai kỳ ảnh hưởng đến thai). Nhiều phụ nữ được phát hiện có protein trong nước tiểu ở một vài thời điểm trong thai kỳ. Dù protein trong nước tiểu là khá phổ biến nhưng vẫn cần được xem xét cẩn thận.

– Ketones: hóa chất này được sản xuất khi cơ chế đốt cháy chất béo của cơ thể hoạt động không đúng. Có thể xảy ra khi bạn mắc tiểu đường thai kỳ, ăn uống không đủ hoặc khi bạn bị ốm.

Nếu albumin hoặc ketones được chẩn đoán có trong nước tiểu, hàm lượng tăng lên của chúng được mã hóa bằng +, ++ hoặc +++. Bạn cũng có thể thấy chữ Tr (viết tắt của trace), nghĩa là có một chút albumin hoặc ketones được tìm thấy. Các ký hiệu khác gồm “tick”, “nil” hoặc “NAD” mang nghĩa tương tự nhau và đều có nghĩa là không có gì bất thường.

Huyết áp

đo huyết áp khi mang thai

Huyết áp được biết bởi huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu, chẳng hạn 120/70. Trong thai kỳ, huyết áp bình thường ở mức giữa 95/60 và 135/85.

Ngôi thai

Ngôi thai liên quan đến vị trí đỉnh đầu bé ở trong xương chậu của mẹ. Xác định ngôi thai trước lúc sinh sẽ giúp các bác sĩ tiên lượng trước được cuộc đẻ.

Tim thai

Khoảng tuần thứ 12, bác sĩ có thể nghe rõ ràng nhịp tim của bé.

  • FHH hay H: nghe được tim thai.
  • FHNH: chưa nghe được tim thai nhưng không cần lo lắng.
  • FMF: cảm nhận được thai di chuyển.

Phù

Thuật ngữ y tế chỉ sự sưng lên và trữ nước, phổ biến ở chân, mắt cá chân, tay khi có thai do cơ thể giữ lại quá nhiều chất lỏng. Nó cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, cần được kiểm tra bởi bác sĩ.

Hb

Hb chỉ haemoglobin, chất tìm thấy trong hồng cầu giúp chuyên chở oxy từ mẹ tới bé. Thành phần cần thiết của haemoglobin là sắt. Xét nghiệm máu quyết định lượng haemoglobin cho bạn. Nếu nồng độ haemoglobin là thấp thì bạn cần được bác sĩ chỉ định bổ sung sắt để làm tăng lượng haemoglobin

Benh.vn (Theo mevabe)

Bài viết Những điều cần quan tâm khi khám thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-can-quan-tam-khi-kham-thai-3012/feed/ 0
Số lần siêu âm tối thiểu trong thai kỳ là bao nhiêu? https://benh.vn/so-lan-sieu-am-toi-thieu-trong-thai-ky-la-bao-nhieu-8072/ https://benh.vn/so-lan-sieu-am-toi-thieu-trong-thai-ky-la-bao-nhieu-8072/#respond Fri, 18 Jan 2019 13:33:37 +0000 http://benh2.vn/so-lan-sieu-am-toi-thieu-trong-thai-ky-la-bao-nhieu-8072/ Mỗi lần khám thai nếu nhận diện được yếu tố nguy cơ cần có thái độ xử trí thích hợp cho từng trường hợp.

Bài viết Số lần siêu âm tối thiểu trong thai kỳ là bao nhiêu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lợi ích của việc siêu âm thai, khám thai

– Cung cấp những lời khuyên, giáo dục, tư vấn cho phụ nữ có thai và gia đinh họ.

– Cung cấp các dịch vụ lâm sàng, cận lâm sàng để đảm bảo rằng người phụ nữ luôn ở nguy cơ thấp.

– Dự phòng, xử trí những vấn đề và những yếu tố bất lợi cho mẹ và thai.

– Giảm tỷ lộ bệnh suất và tử suất cho mẹ, giảm tỷ lệ bệnh suất và tử suất chu sinh.

Số lần khám thai

Ở Việt nam số lần khám thai khuyên tốì thiểu là 3 lần ở thai nghén bình thường. Đối với thai nghén nguy cơ cao yêu cầu người phụ nữ khám thai 4 tuần một lần cho tới tuần thứ 28. Sau đó hai tuần một lần cho tới tuần thứ 36, và hàng tuần cho tới tuần thứ 40. Như vậy, có ít nhất từ 13 lần khám thai cho tuổi thai từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 40.

Mỗi lần khám thai nếu nhận diện được yếu tố nguy cơ cần có thái độ xử trí thích hợp cho từng trường hợp.

Benh.vn

Bài viết Số lần siêu âm tối thiểu trong thai kỳ là bao nhiêu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-lan-sieu-am-toi-thieu-trong-thai-ky-la-bao-nhieu-8072/feed/ 0
Lịch khám, tiêm phòng trước và trong khi mang thai https://benh.vn/lich-kham-tiem-phong-truoc-va-trong-khi-mang-thai-6627/ https://benh.vn/lich-kham-tiem-phong-truoc-va-trong-khi-mang-thai-6627/#respond Sat, 01 Sep 2018 13:00:44 +0000 http://benh2.vn/lich-kham-tiem-phong-truoc-va-trong-khi-mang-thai-6627/ Một người phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ nên tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh. Trước khi dự định có thai 3 tháng thì nên đi khám và tiến hành một số xét nghiệm, chủng ngừa đầy đủ.

Bài viết Lịch khám, tiêm phòng trước và trong khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một người phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ nên tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh. Trước khi dự định có thai 3 tháng thì nên đi khám và tiến hành một số xét nghiệm, chủng ngừa. Dưới đây là thời gian, nội dung khám thai và tiêm phòng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và tiêm định kỳ cho thai phụ.

Khám và tiêm chủng trước, trong khi mang thai

Thai phụ cần đảm bảo tiêm phòng đầy đủ

Các loại vaccin trước khi mang bầu cần tiêm là gì?

Viêm gan B

Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan và lây truyền từ mẹ sang con.

Rubella

Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này.

Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ.

Thủy đậu

Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban, ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.

Tiêm phòng cúm

Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 – giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.

Mũi tiêm phòng Cúm

Tiêm phòng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

Uốn ván

Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.

Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Lịch tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ

  • Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao.
  • Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau.
  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau.
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.

Sau quá trình tiêm chủng, chỉ nên có thai sau tối thiểu 3 tháng khi dừng tiêm.

Lịch khám thai

Lưu ý chúng tôi lấy ví dụ thời điểm có thai thích hợp là vào tháng 7

Lần 1: Tháng 7

  • Khám phụ khoa (bao gồm siêu âm phần phụ)
  • Kiểm tra nội tiết
  • Xét nghiệm máu, thử nước tiểu
  • Siêu âm trứng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
  • Uống thuốc bổ sung vi chất dinh dưỡng

Lần 2,3: Tháng 8,9

  • Theo dõi nội tiết
  • Siêu âm trứng
  • Uống thuốc bổ sung vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Số lần đi khám trước khi có thai phụ thuộc vào thời gian thụ thai.

Sau khi thấy chậm kinh từ 1 tuần đến 10 ngày bạn phải bắt đầu đi khám.

Lần 1: Tuần thứ 5

  • Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 2: Tuần thứ 8

  • Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 3: Tuần thứ 12

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 4: Tuần thứ 16

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Xét nghiệm máu (Tripple test)
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống canxi, sắt và magie B6
  • Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)

Lần 5: Tuần thứ 20

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
  • Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 6: Tuần thứ 22

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 7: Tuần thứ 26

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
  • Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lần 8: Tuần thứ 30

  • Xét nghiệm máu, thử tiểu
  • Làm thủ tục đăng ký đẻ
  • Tiêm phòng uốn ván (AT1)
  • Khám thai, siêu âm 2D
  • Uống vi chất dinh dưỡng
  • Uống canxi, sắt
  • Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lần 9: Tuần thứ 32

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai
  • Thử tiểu
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 10: Tuần thứ 34

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Tiêm phòng uốn ván (AT2)
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 11: Tuần thứ 36

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 12: Tuần thứ 38

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 13: Tuần thứ 39

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 14: Tuần thứ 40

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
  • Tiêm phòng

Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ em đã cần tiêm chủng vacxin phòng bệnh và lịch tiêm chủng được hoàn tất trước khi trẻ trưởng thành.

Bài viết Lịch khám, tiêm phòng trước và trong khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lich-kham-tiem-phong-truoc-va-trong-khi-mang-thai-6627/feed/ 0
Lịch khám thai và tiêm phòng cho thai phụ https://benh.vn/lich-kham-thai-va-tiem-phong-cho-thai-phu-3088/ https://benh.vn/lich-kham-thai-va-tiem-phong-cho-thai-phu-3088/#respond Sun, 26 Aug 2018 11:26:43 +0000 http://benh2.vn/lich-kham-thai-va-tiem-phong-cho-thai-phu-3088/ Ngày nay rất nhiều các bạn trẻ có ý thức tiêm chủng trước khi lập gia đình hoặc trước khi muốn mang bầu. Đây là việc làm rất khoa học và thể hiện sự hiểu biết nhât định về kiến thức sinh sản. Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều này. Vậy lịch tiêm chủng và các vac xin nên tiêm đối với các bạn trẻ là gì?

Bài viết Lịch khám thai và tiêm phòng cho thai phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày nay rất nhiều các bạn trẻ có ý thức tiêm chủng trước khi lập gia đình hoặc trước khi muốn mang bầu. Đây là việc làm rất khoa học và thể hiện sự hiểu biết nhât định về kiến thức sinh sản. Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều này. Vậy lịch tiêm chủng và các vac xin nên tiêm đối với các bạn trẻ là gì?

Lịch khám thai và tiêm chủng của bà bầu

Để phòng bệnh uốn ván, bà mẹ cần được tiêm hai mũi vacxin phòng uốn ván trong khi có thai. Mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất ít nhất 4 tuần (một tháng) và mũi thứ hai phải tiêm trước ngày đẻ ít nhất một tháng thì mới bảo đảm kết quả phòng tránh được bệnh.

Lịch tiêm chủng Vắc xin Uốn ván cho phụ nữ

Mũi 1

Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15 -35 tuổi ở vùng có nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh cao

Mũi 2

Ít nhất 4 tuần sau mũi 1

Mũi 3

Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau

Mũi 4

Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau

Mũi 5

Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau

Để miễn dịch suốt đời cần tiêm vacxin phòng uốn ván 5 lần tiêm trong 3 năm với khoảng cách từ một tháng đến sáu tháng rồi một năm

Một số thắc mắc thường gặp

1. Sở dĩ người ta ít nhiều e ngại không muốn tiêm chủng vắc xin cho người có thai vì sao?

+ Nhiều vacxin được bào chế từ vi sinh vật còn sống chỉ giảm độc lực (để không gây bệnh cho người được tiêm) sẽ có thể trở thành nguy cơ đối với thai nhi.

+ Sau khi tiêm chủng, phản ứng phụ của một số loại vaxin quá mạnh có thể làm cho mẹ bị sốt cao và từ đó ảnh hưởng xấu cho thai.

2. Cho đến nay, khoa học đã xếp các vacxin đối với người có thai thành ba nhóm là gì?

– Nhóm 1: bao gồm những vacxin hoàn toàn vô hại đối với thai, ngược lại còn tác dụng bảo vệ thai sau khi đẻ ra trong vài tháng đầu tiên nhờ chất kháng thể của mẹ có được sau khi tiêm chủng đã chuyển sang con qua hàng rào rau thai. Đó là các vacxin phòng uốn ván, vacxin chống viêm gan virút B, vacxin phòng bại liệt bào chế từ những virut đã bất hoạt, vacxin phòng cúm .

– Nhóm 2: là những vacxin có thể tiêm chủng trong một số hoàn cảnh như vacxin phòng bệnh tả (khi có dịch ở khu vực người mẹ sống), vacxin phòng bệnh dại (khi bà mẹ bị chó dại cắn hoặc chó nghi ngờ bị dại cắn), vacxin chống bệnh sốt vàng.

– Nhóm 3: là các vacxin không được dùng cho các bà mẹ đang có thai, bao gồm vacxin phòng bạI liệt uống (chế bằng vi rút giảm độc lực) của Sabin, vacxin chống bệnh ho gà, bạch hầu, thương hàn, sởi, quai bị và lao (BCG).

Lịch tiêm phòng, khám thai cho thai phụ

Lần 1: Tuần thứ 5

– Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 2: Tuần thứ 8

– Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 3: Tuần thứ 12

– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 4: Tuần thứ 16

– Siêu âm 2D

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Xét nghiệm máu (Tripple test)

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống canxi, sắt và magie B6

– Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)

Lần 5: Tuần thứ 20

– Siêu âm 2D

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6

– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 6: Tuần thứ 22

– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)

– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 7: Tuần thứ 26

– Siêu âm 2D

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6

– Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lần 8: Tuần thứ 30

– Xét nghiệm máu, thử tiểu

– Làm thủ tục đăng ký đẻ

– Tiêm phòng uốn ván (AT1)

– Khám thai, siêu âm 2D

– Uống vi chất dinh dưỡng

– Uống canxi, sắt

– Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lần 9: Tuần thứ 32

– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)

– Khám thai

– Thử tiểu

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 10: Tuần thứ 34

– Khám thai, thử tiểu, siêu âm

– Tiêm phòng uốn ván (AT2)

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 11: Tuần thứ 36

– Khám thai, thử tiểu, siêu âm

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 12: Tuần thứ 38

– Khám thai, thử tiểu, siêu âm

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 13: Tuần thứ 39

– Khám thai, thử tiểu, siêu âm

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 14: Tuần thứ 40

– Khám thai, thử tiểu, siêu âm

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Mẹ cần tiêm phòng những bệnh gì?

Viêm gan B

Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan.

Thủy đậu

Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.

Rubella

Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này.

Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ.

Uốn ván

Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.

Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Tiêm phòng cúm

Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, ba bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 – giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.

Benh.vn

Bài viết Lịch khám thai và tiêm phòng cho thai phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lich-kham-thai-va-tiem-phong-cho-thai-phu-3088/feed/ 0