Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 23 May 2023 02:21:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 5 tác hại kinh khủng khi sử dụng khăn giấy ướt https://benh.vn/5-tac-hai-kinh-khung-khi-su-dung-khan-giay-uot-44055/ https://benh.vn/5-tac-hai-kinh-khung-khi-su-dung-khan-giay-uot-44055/#respond Wed, 22 May 2019 03:12:46 +0000 https://benh.vn/?p=44055 Đằng sau những lợi ích của khăn giấy ướt mang lại như: Dùng để lau chùi bụi bẩn mồ hôi, lau mặt, lau tay, vệ sinh cho trẻ em… Thật sự khăn giấy ướt khiến cuộc sống của bạn dễ thở hơn trong nhiều trường hợp thì hiểm họa mà chúng mang đến lại tăng lên gấp bội.

Bài viết 5 tác hại kinh khủng khi sử dụng khăn giấy ướt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đằng sau những lợi ích của khăn giấy ướt mang lại như: Dùng để lau chùi bụi bẩn mồ hôi, lau mặt, lau tay, vệ sinh cho trẻ em… Thật sự khăn giấy ướt khiến cuộc sống của bạn dễ thở hơn trong nhiều trường hợp thì hiểm họa mà chúng mang đến lại tăng lên gấp bội.

Khăn giấy ướt ngoài chứa cồn để tẩy trùng, các tạp chất tạo mùi thơm, chất bảo quản còn có chứa Parabens và Phenoxyl ethanol được khuyến cáo giới hạn về nồng độ cho phép trong sản phẩm, vượt quá giới hạn sẽ gây nguy cơ ung thư, vô sinh, khối u… Việc phân biệt khăn giấy ướt thật giả là hoàn toàn không thể vì chuyện làm giả bao bì các nhãn hàng tin cậy là vô cùng dễ dàng.

dùng khăn giấy ướt không đúng cách

1. Sử dụng khăn giấy ướt để rửa vết thương

Các vết thương hở chính là “cửa ngõ” giúp hóa chất, bụi bẩn và vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Do đó, khi có vết thương hở, tốt nhất bạn không nên dùng các loại khăn giấy ướt có quá nhiều hóa chất, sẽ càng làm vết thương đau rát và lâu lành hơn.

Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước sạch, dùng băng cá nhân hoặc gạc che chắn, tránh để vết thương tiếp xúc với không khí gây nhiễm trùng nặng hơn.

2. Dùng khăn giấy ướt lau mặt

Khăn ướt được làm ẩm và giữ lâu ẩn chứa quá nhiều thành phần hóa học, sẽ chẳng giúp bạn làm sạch lớp trang điểm. Sử dụng khăn giấy ướt trong thời gian dài sẽ gây sạm, nám da do cặn bã mỹ phẩm trang điểm tồn đọng ở da. Thậm chí nó có thể gây kích ứng cho da từ thành phần hóa học cấu tạo nên khăn ướt.

3. Dùng khăn giấy ướt vệ sinh vùng kín

Thay vì dùng khăn giấy, nhiều bạn nữ lại có thói quen dùng khăn ướt vệ sinh vùng kín. Làn da ở vùng kín rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng với các thành phần trong khăn ướt như chất bảo quản, chất tạo mùi, các hóa chất tẩy rửa mạnh… Đặc biệt, thường xuyên sử dụng khăn ướt vệ sinh vùng kín có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ sinh dục.

4. Sử dụng khăn ướt thay khăn mặt, tẩy trang

Ngày càng nhiều các bạn trẻ thấy sự tiện lợi của của khăn ướt nên dùng thay khăn mặt mà không lường trước hậu quả sẽ gây kích ứng, bào mòn da nếu dùng lâu ngày. Chất bảo quản trong khăn ướt sẽ gây viêm da…

5. Dùng để vệ sinh cho trẻ em

Loại dành sử dụng cho trẻ em càng phải được kiểm định và ghi chú rõ ràng bởi nếu không chúng rất dễ gây nên các bệnh ngoài da. Nhiều bé bị hăm, da không lành, lại cộng thói quen lạm dụng khăn ướt của cha mẹ sẽ càng khiến bé bị hăm nặng hơn.

Đồng thời, việc bảo quản không tốt cũng khiến cho khăn giấy ướt dù tốt đến đâu cũng bị vi khuẩn tấn công, lập ổ vi khuẩn, bị ẩm mốc, dễ truyền bệnh cho cơ thể người. Cho nên sau khi sử dụng phải đóng nắp/bao bì cẩn thận, bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ như tủ lạnh, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao gây biến đổi thành phần hóa học có trong khăn giấy ướt.

Hãy cùng xem video để cập nhật thêm các thông tin khác nhé.

Bài viết 5 tác hại kinh khủng khi sử dụng khăn giấy ướt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-tac-hai-kinh-khung-khi-su-dung-khan-giay-uot-44055/feed/ 0
Bộ y tế cấm lưu hành 22.000 loại mỹ phẩm từ 30.7 https://benh.vn/bo-y-te-cam-luu-hanh-22-000-loai-my-pham-tu-30-7-7427/ https://benh.vn/bo-y-te-cam-luu-hanh-22-000-loai-my-pham-tu-30-7-7427/#respond Sat, 04 Mar 2017 06:20:58 +0000 http://benh2.vn/bo-y-te-cam-luu-hanh-22-000-loai-my-pham-tu-30-7-7427/ Bộ y tế cấm lưu hành 22.000 loại mỹ phẩm từ 30.7 chứa paraben, nguyên nhân gây ra các bệnh ung thu vú ở phụ nữ và vô sinh ở nam giới

Bài viết Bộ y tế cấm lưu hành 22.000 loại mỹ phẩm từ 30.7 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông tin từ Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, sẽ có khoảng 22.000 loại mỹ phẩm đang lưu hành trên thị trường VN chính thức bị ngưng lưu hành kể từ ngày 30.7.

Lý do những loại mỹ phẩm này theo Bộ Y tế, đều chứa 5 loại dẫn chất của paraben (isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben), nguyên nhân gây ra các bệnh ung thu vú ở phụ nữ và vô sinh ở nam giới.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo các nhà sản xuất trong quá trình sản xuất lưu ý sử dụng các loại bảo quản an toàn hơn cho sức khỏe người tiêu dùng và triệt để loại trừ các paraben nói trên ra khỏi sản phẩm. Nếu vẫn cố tình sử dụng sản xuất và kinh doanh các mỹ phẩm chứa 5 dẫn chất nói trên, sẽ bị phạt nặng, rút giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn, bị thu hồi sản phẩm…

Những nguy hại đã rõ, “lệnh cấm” được ban hành, nhưng người tiêu dùng vẫn không hay biết. Hầu khắp các siêu thị, cửa hàng các loại kem dưỡng da, dầu gội, nước rửa tay, sữa rửa mặt, sữa tắm, khăn ướt, kem tẩy trắng… có sử dụng paraben vẫn bán tràn lan.

Động thái vì người tiêu dùng từ Cục Quản lý dược cho thấy các dẫn chất của paraben không phải là “vô can” trong sức khỏe người sử dụng. Từ năm 1998, việc nghi ngờ paraben gây ung thư đã xuất hiện tại Pháp và nhiều quốc gia. Ủy ban Mỹ phẩm cộng đồng châu Âu lúc đó đã nghiên cứu và chỉ ra rằng có những yếu tố liên quan giữa paraben và ung thư ở phụ nữ dùng nhiều sản phẩm ngăn tiết mồ hôi, thậm chí có thể gây ung thư vú. Giới khoa học cảnh báo, dùng sản phẩm chứa một số dẫn chất paraben với nồng độ nhất định trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Cộng đồng châu Âu và Hội đồng mỹ phẩm ASEAN khuyến cáo ngưng sử dụng các chất này, đồng thời thay thế bằng các chất bảo quản khác an toàn hơn.

PGS-TS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp dược học nói rằng, paraben có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm,  rất tốt khi được dùng làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn do nấm, vi khuẩn trong nhiều loại dược và mỹ phẩm gây ra. Paraben có thể được phát hiện trong nước tiểu của những người sử dụng mỹ phẩm, dược phẩm có paraben. Thậm chí, paraben trong các loại kem bôi xoa lên lưng của những thanh niên khỏe mạnh, cũng có thể được tìm thấy dấu vết trong máu, chỉ trong vài giờ sau khi sử dụng.

Thói quen chết người

Nhiều siêu thị khi được hỏi về số phận của các loại mỹ phẩm này sau ngày 30/7 vẫn bỏ ngỏ câu trả lời, trong khi đại diện một số siêu thị cho biết “sẽ làm việc lại với nhà cung cấp”.

Nhiều người kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm cũng bất ngờ, không biết mỹ phẩm chứa dẫn chất paraben rất nguy hại. Một phụ nữ làm đại lý cho nhiều loại mỹ phẩm nổi tiếng trên đường Nguyễn Trãi, quận 5, cho rằng “chưa thấy các nhà phân phối nói gì về chuyện ngưng lưu hành”. Đa phần khách hàng đều khẳng định, họ mua các sản phẩm theo thói quen, loại nào dùng thấy hợp là dùng, ít khi để ý đến các thành phần có trong từng sản phẩm cụ thể. “Tôi có thói quen dùng mỹ phẩm nào thích hợp thì mua, chứ không biết có chứa chất cấm. Bây giờ đọc báo nghe nên sợ, mua hàng lại “soi” thành phần xem có chất paraben không”, chị Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 29 tuổi ở quận 7, chia sẻ.

“Vì sức khỏe, không còn cách nào khác là phải thay đổi”, PGS Lê Văn Truyền nói và khuyến cáo nhà sản xuất có kế hoạch chủ động loại trừ các paraben ra khỏi sản phẩm của mình, sử dụng các chất bảo quản khác thay thế paraben vì mục đích an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc hậu kiểm sau “giờ G” của cơ quan chức năng để xác định các thành phần ghi trên nhãn có đúng như công bố của nhà sản xuất hay không mới là điều đáng ngại. Hiện có khoảng hơn 22.000 mỹ phẩm lưu hành trên thị trường, trong khi thời gian ngưng lưu thông đã cận kề. Nếu không hậu kiểm chặt chẽ, người tiêu dùng vẫn phải còn dùng hóa chất độc hại.

(Theo Tienphong)

Bài viết Bộ y tế cấm lưu hành 22.000 loại mỹ phẩm từ 30.7 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bo-y-te-cam-luu-hanh-22-000-loai-my-pham-tu-30-7-7427/feed/ 0
Hiệp hội người tiêu dùng cảnh báo về khăn giấy ướt cho trẻ em https://benh.vn/hiep-hoi-nguoi-tieu-dung-canh-bao-ve-khan-giay-uot-cho-tre-em-4483/ https://benh.vn/hiep-hoi-nguoi-tieu-dung-canh-bao-ve-khan-giay-uot-cho-tre-em-4483/#respond Sat, 04 Jul 2015 05:04:27 +0000 http://benh2.vn/hiep-hoi-nguoi-tieu-dung-canh-bao-ve-khan-giay-uot-cho-tre-em-4483/ Việc sử dụng khăn giấy ướt đã trở nên phổ biến, tiện dụng cho các bà mẹ trong việc chăm sóc con cái. Hiệp hội Người tiêu dùng - Que Choisir của Pháp vừa ra thông cáo cho biết hơn 90% số khăn giấy ướt dành cho trẻ em được hiệp hội này kiểm nghiệm có chứa các chất có thể gây hại cho sức khỏe của bé.

Bài viết Hiệp hội người tiêu dùng cảnh báo về khăn giấy ướt cho trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc sử dụng khăn giấy ướt đã trở nên phổ biến, tiện dụng cho các bà mẹ trong việc chăm sóc con cái. Hiệp hội Người tiêu dùng – Que Choisir của Pháp vừa ra thông cáo cho biết hơn 90% số khăn giấy ướt dành cho trẻ em được hiệp hội này kiểm nghiệm có chứa các chất có thể gây hại cho sức khỏe của bé.

Các sản phẩm nằm trong đợt cảnh báo của Que Choisir

Cụ thể, khăn giấy ướt của 26/27 nhãn hàng bị phát hiện có một hoặc cùng lúc nhiều chất sau: phénoxyéthanol (chất bảo quản, có tác dụng phụ gây độc cho gan, ảnh hưởng đến hệ sinh dục), parabène (chất bảo quản, có khả năng gây rối loạn hệ nội tiết) cùng các dị ứng nguyên.

Trong số này có sản phẩm của nhiều thương hiệu rất phổ biến tại Pháp và nhiều nước trên thế giới như Pampers, Nivea, Mixa, Carrefour…

Thậm chí, loại khăn giấy ướt cho trẻ em Eco của hãng Naty (Thụy Điển) chứa lượng dị ứng nguyên cao hơn 700 lần so với sản phẩm cùng loại ít có chất gây dị ứng nhất. Ngoài ra, 6/7 loại sữa tắm cho trẻ em được kiểm nghiệm lần này cũng bị phát hiện có chứa các chất kể trên.

EU hiện cho phép nồng độ phénoxyéthanol tối đa 1% ở mỹ phẩm thông thường. Cơ quan An ninh dược phẩm và sản phẩm y tế Pháp hồi năm 2012 khuyến cáo các nhà sản xuất giảm tỷ lệ này còn 0,4% và không sử dụng ở những sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Như vậy, các sản phẩm “có vấn đề” nói trên tuy không phạm luật nhưng theo Que Choisir, phụ huynh nên cẩn thận với thói quen dùng khăn giấy ướt khi vệ sinh cho trẻ. Da của trẻ, vốn rất dễ bị kích thích, phải tiếp xúc với phénoxyéthanol, parabène cùng các dị ứng nguyên nhiều lần trong ngày.

Nguy hại hơn, nhiều người nghĩ dùng khăn giấy ướt đã đủ nên không rửa lại bằng nước sạch khiến các độc chất có thêm thời gian để “tấn công” trẻ. Que Choisir kêu gọi các phụ huynh không nên lạm dụng sản phẩm này, mà ưu tiên phương pháp truyền thống là vệ sinh cho trẻ bằng nước sạch và xà bông.

Benh.vn (Theo TNO)

Bài viết Hiệp hội người tiêu dùng cảnh báo về khăn giấy ướt cho trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hiep-hoi-nguoi-tieu-dung-canh-bao-ve-khan-giay-uot-cho-tre-em-4483/feed/ 0
Lừa người tiêu dùng bằng cách in logo chữ thập đỏ lên khăn ướt bẩn https://benh.vn/lua-nguoi-tieu-dung-bang-cach-in-logo-chu-thap-do-len-khan-uot-ban-7402/ https://benh.vn/lua-nguoi-tieu-dung-bang-cach-in-logo-chu-thap-do-len-khan-uot-ban-7402/#respond Mon, 01 Jun 2015 06:20:29 +0000 http://benh2.vn/lua-nguoi-tieu-dung-bang-cach-in-logo-chu-thap-do-len-khan-uot-ban-7402/ Môi trường còn ô nhiễm, thời tiết nóng bức, dân số đông đúc là những điều khiến Việt Nam trở thành một thị trường rất tiềm năng của khăn giấy ướt. Bởi vậy cho nên chưa bao giờ trên thị trường lại nở rộ các nhãn hiệu khăn giấy ướt như bây giờ.

Bài viết Lừa người tiêu dùng bằng cách in logo chữ thập đỏ lên khăn ướt bẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Môi trường còn ô nhiễm, thời tiết nóng bức, dân số đông đúc là những điều khiến Việt Nam trở thành một thị trường rất tiềm năng của khăn giấy ướt. Bởi vậy cho nên chưa bao giờ trên thị trường lại nở rộ các nhãn hiệu khăn giấy ướt như bây giờ.

Một thị trường tiềm năng, nhưng hết sức hỗn độn

Cách đây 2 tháng, báo Lao Động đã từng có loạt bài đánh động về hiểm họa gây ung thư từ khăn giấy ướt giả; dẫn đến cơ quan chức năng vào cuộc phanh phui cả đường dây sản xuất khăn giấy ướt giả từ nhà vệ sinh… Cục Quản lý dược – Bộ Y tế đã ban hành công văn “khẩn” cấm sử dụng một số hóa chất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng trong khăn giấy ướt. Và, mới đây tại TP HCM, Hội tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas) đã tổ chức hội thảo báo động về một thị trường khăn giấy ướt rất tiềm năng ở VN, nhưng cũng vô cùng bát nháo, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hàng triệu người tiêu dùng…

Mặt ngoài bao bì ghi “không hóa chất bảo quản”…

Khăn giấy ướt xuất hiện, được sản xuất và phổ biến với người tiêu dùng VN từ 12 năm trở lại đây. Tuy nhiên, với môi trường còn ô nhiễm, thời tiết nóng bức, cộng với dân số đông đúc, VN đã trở nên một thị trường rất tiềm năng của khăn giấy ướt. Vì thế, chưa bao giờ trên thị trường lại nở rộ các nhãn hiệu khăn giấy ướt như bây giờ. Theo TS-BS Lê Ngọc Diệp (Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM): “ Vì VN chưa có một tiêu chuẩn nào quy định về sản xuất, lưu hành, sử dụng khăn giấy ướt; cho nên, rất nhiều tổ chức, cá nhân đều có thể gia công, sản xuất khăn giấy ướt thật dễ dàng…

… nhưng mặt sau của bao bì ghi rõ có “chất bảo quản”.

Do lợi nhuận thu được rất dễ từ gia công, sản xuất, phân phối khăn giấy ướt, nên người ta đã bất chấp quy định của luật pháp để làm giả hàng hóa, mặc sức tẩm hóa chất độc hại vào khăn giấy ướt, rồi tung ra bán ngoài thị trường. Đây là ẩn họa khôn lường cho sức khỏe người tiêu dùng”. Thông tin từ Hội thảo của Vinastas cũng cho biết: Thời gian qua, nhiều cơ sở nhỏ lẻ, hộ gia đình ở các quận, huyện vùng ven TP HCM đã làm giả, làm nhái hàng loạt khăn giấy ướt giả hiệu rồi tung ra bán rộng rãi trên thị trường như : Teen Care, Baby Care, Wondercare (giả sản phẩm của Cty AVN), Diana, Kaga, Wisper.v.v…

Khăn ướt  được Cty Twins Lotus VN sản xuất từ nhà vệ sinh…

Ông Vương Ngọc Tuấn – Phó Tổng Thư ký Vinastas – cho rằng: “Ước chừng có đến 50 nhãn hiệu khăn giấy ướt đã và đang bán nhan nhản trên thị trường, mà để phân biệt thật giả đối với người tiêu dùng là cả một thách thức. Bởi hàng thật đạt chuẩn chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà hàng giả, hàng nhái thì có tới hàng chục… Nhiều bao bì, nhãn hiệu, hình ảnh nhận diện na ná giống hàng thật. Có thể nói, hỗn độn, bát nháo vô cùng”.

… với nguồn nước cấp ngay sát bồn cầu  trong nhà vệ sinh.

Từ làm giả trong nhà vệ sinh đến nhân danh cả… Hội Chữ thập đỏ!

Cuối tháng 5.2015 vừa qua, theo chân những người phân phối khăn giấy ướt giả, lực lượng quản lý thị trường và công an TP HCM đã xông vào kiểm tra, lập biên bản Cty TNHH Twins Lotus ở phường An Lạc, quận Bình Tân. Tại đây, cơ quan chức năng đã phát hiện cả một quy trình sản xuất khăn giấy ướt giả hiệu từ trong nhà … vệ sinh. Hàng ngàn gói khăn giấy ướt, hàng chục ngàn bao bì  khăn giấy ướt với nhãn hiệu Baby Care Twins, Teen Care Twins… đã được Cty này cho ra lò ngay trong nhà vệ sinh, với nguồn nước cấp từ nhà vệ sinh hết sức chật hẹp, mất vệ sinh…

Vô bao bì khăn ướt ngay bên vĩa hè đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TP HCM.

Toàn bộ hàng hóa có dấu hiệu làm giả đã bị cơ quan chức năng tạm giữ để chờ xử lý. Ngoài các mặt hàng giả hiệu trên, còn có không ít sản phẩm khăn giấy ướt nhập nhèm, qua mặt người tiêu dùng để trục lợi. Đơn cử mặt ngoài bao bì khăn ướt Mamamy ghi “không hóa chất bảo quản”, nhưng mặt sau lại ghi rõ có “chất bảo quản”, khác nào đánh lừa người tiêu dùng?

Đặc biệt, Mamamy còn in luôn biểu tượng chữ thập (+) trên nền trắng của Hội chữ thập Đỏ trên bao bì để tha hồ kinh doanh trục lợi; bất chấp các quy định của luật pháp và Hội chữ thập Đỏ quốc tế là cấm sử dụng biểu tượng chữ thập (+) phục vụ cho mục đích trục lợi… Bên cạnh đó, có nhà sản xuất còn đánh lừa người tiêu dùng bằng hàng loạt chức năng  “thổi vống” trên sản phẩm khăn giấy ướt như: “diệt khuẩn”, “dưỡng da”, “dây chuyền hiện đại nhất thế giới”.v.v…

Lực lượng chức năng tạm giữ hàng chục ngàn gói khăn giấy ướt có dấu hiệu làm giả từ nhà vệ sinh.

Theo luật sư Hồ Nguyên Lễ – Trưởng Văn phòng luật sư Tín Nghĩa (TP HCM): “Tham khảo luật số 11/2008/QH12, biểu tượng chữ thập đỏ trên nền trắng chỉ được sử dụng cho hoạt động chữ thập đỏ, trên phương tiện của Hội chữ thập Đỏ. Bộ Y tế đã ra công văn số 7964/BYT-KCB, ngày 29.10.2009 quy định cụ thể vấn đề này. Vì vậy, sử dụng chữ thập đỏ cho mục đích kinh doanh trục lợi là phi pháp, lừa đảo người tiêu dùng”.

Benh.vn (Theo Laodong)

Bài viết Lừa người tiêu dùng bằng cách in logo chữ thập đỏ lên khăn ướt bẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lua-nguoi-tieu-dung-bang-cach-in-logo-chu-thap-do-len-khan-uot-ban-7402/feed/ 0