Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 21 Apr 2024 08:53:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Dùng kháng sinh azithromycin có thể gây ảnh hưởng trên tim mạch https://benh.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/ https://benh.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/#respond Sat, 20 Apr 2024 04:44:14 +0000 http://benh2.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/ Trong danh sách kháng sinh trị bệnh viêm đường hô hấp (viêm tai mũi họng, viêm phổi) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì azithromycin được dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, trong những công bố nghiên cứu mới nhất về tác dụng phụ của kháng sinh người ta chú ý nhiều đến azithromycin và những biến cố nguy hiểm.

Bài viết Dùng kháng sinh azithromycin có thể gây ảnh hưởng trên tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong danh sách kháng sinh trị bệnh viêm đường hô hấp (viêm tai mũi họng, viêm phổi) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì azithromycin được dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, trong những công bố nghiên cứu mới nhất về tác dụng phụ của kháng sinh người ta chú ý nhiều đến azithromycin và những biến cố nguy hiểm.

azithromycin

Tâm điểm nhằm vào azithromycin

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Vanderbilt (bang Tennessee, Hoa Kỳ) đã điều tra 348.000 đơn thuốc có azithromycin. Toàn bộ số đơn thuốc này được kê trong khoảng thời gian từ năm 1992 – 2006. Vấn đề mà các nhà nghiên cứu quan tâm chính là biểu hiện lạ thường và tác dụng phụ nguy hại cho người đã dùng azithromycin. Nhiều tác dụng phụ được nhà sản xuất ghi mập mờ, ít chú trọng thì rất nhiều người bệnh gặp phải. Tác dụng phụ đáng ngại nhất có liên quan đến bệnh tim mạch. Chưa rõ do sự lựa chọn đối tượng nghiên cứu hay là do sự đặc thù của tác dụng phụ, nhưng loại kháng sinh thông thường này đã gây ra nhiều cái chết tim mạch cao hơn hẳn so với những người dùng kháng sinh nhóm beta lactam hay không dùng kháng sinh.

Nhằm loại trừ các yếu tố gây nhiễu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các công cụ tính toán dịch tễ. Kết quả đưa ra, những người dùng kháng sinh azithromycin có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người không dùng loại kháng sinh này là 2,5 lần. Nguy cơ tử vong là chết vì bệnh tim mạch. Với những người không có nguy cơ tim mạch thì tỷ lệ tử vong của người dùng azithromycin là (47/1 triệu), còn với người có nguy cơ tim mạch thì tỷ lệ chết tăng thêm 257/1 triệu. Như vậy, ngay cả với người bình thường cũng có hiện tượng chết vì bệnh tim mạch do azithromycin gây ra.

Chú ý tác dụng phụ

Azithromycin là một kháng sinh phổ rộng nằm trong nhóm macrolid. Cơ chế tác dụng của thuốc nằm ở quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh muốn sinh sản, phát triển và gây bệnh, chúng cần có protein. Nhưng azithromycin đã tác động vào quá trình này và làm ngừng hãm sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Khi có mặt trong cơ thể, azithromycin gắn vào đơn phân 50S của ribosom. Sự gắn kết này làm sai lạc hoạt động tổng hợp protein của ribosom. Do đó, quá trình tổng hợp không diễn ra được và vi khuẩn bị ngừng phát triển và suy yếu.

Thuốc ngấm dễ dàng vào các mô của hệ hô hấp như phổi, phế quản, tai, mũi, họng. Vì thế, thuốc thích hợp điều trị các bệnh hệ hô hấp. Thuốc lại rất có tác dụng với các vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, những mầm bệnh thường gặp của viêm đường hô hấp nên thuốc hay được dùng ưu tiên trong nhóm bệnh này.

Tác dụng phụ thường gặp ở đây là phát ban ngoài da, sưng nề dị ứng, khó thở, khó nuốt, đau bụng, buồn nôn. Một tác dụng phụ ít khi được chú ý đó là tác dụng phụ trên hệ tim mạch. Thuốc có biểu hiện gây ra rối loạn nhịp tim đến mức nghiêm trọng và tử vong, mặc dù tỷ lệ không lớn nhưng chúng ta cần cảnh giác với tác dụng phụ này.

Ngoài azithromycin, nhiều kháng sinh thông thường kháng cũng ẩn chứa các nguy cơ. Ví dụ như penicillin nằm trong nhóm beta lactam có thể dễ dàng gây dị ứng đến sốc thuốc, gentamicin, streptomycin, tobramycin có thể dễ dàng gây điếc và rối loạn tiền đình nghiêm trọng, quinolon có thể làm rối loạn sự phát triển của sụn đến đứt gân gót chân…

Hiểu đúng về cách dùng

Với các kháng sinh thông thường, chúng ta cần hết sức chú ý trong sử dụng. Mục tiêu cuối cùng đó là bệnh thì lui mà sức khỏe thì được bảo toàn. Những lưu ý sau cần hết sức quan tâm:

  • Không tự ý mua thuốc kháng sinh dùng mà không có ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ. Vì thuốc có nhiều tác dụng phụ mà với người thông thường khó mà biết hết được.
  • Thời gian dùng kháng sinh trong một liệu trình phải theo đúng khuyến cáo của từng loại thuốc. Thời gian này đủ để tiêu diệt vi khuẩn và hồi phục sức khỏe. Nếu sau một liều dùng thuốc theo đúng chỉ định mà bệnh không hết, chúng ta không nên vội vàng kê thêm một đợt dùng tiếp theo mà cần kiểm tra lại cách dùng thuốc để đảm bảo không có sự tương tác có hại với thuốc điều trị. Kiểm tra lại sức khỏe người bệnh để có chẩn đoán đúng bệnh. Kiểm tra lại mầm bệnh để đánh giá lại căn nguyên vi khuẩn. Những động tác này vừa đảm bảo điều trị được đúng bệnh lại vừa đảm bảo không tổn hại sức khỏe bệnh nhân.
  • Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh, cần hết sức chú ý các biến đổi và các bất thường xảy ra. Rất có thể tác dụng phụ mà người bệnh gặp là ít xảy ra. Tác dụng phụ xảy ra cũng có sự khác nhau giữa người này và người khác. Vì thế, cần lưu ý mọi tác dụng và xem xét cẩn thận trước khi đưa ra quyết định có dùng tiếp hay không.
  • Với người bệnh bị các bệnh nặng như viêm phổi, suy hô hấp, suy tim, suy thận, mọi biến đổi đe dọa tính mạng sống cần được khám và kiểm tra trực tiếp mà không nên tư vấn từ xa. Tác dụng phụ đe dọa tính mạng sống đó là khó thở, đau ngực, rối loạn nhịp tim, rối loạn huyết áp, ngất. Chúng ta cần lưu ý, rối loạn nhịp tim có thể thông thường nhưng có thể gây ra đột tử nhanh không kịp trở tay.

Benh.vn (theo SKĐS)

Bài viết Dùng kháng sinh azithromycin có thể gây ảnh hưởng trên tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/feed/ 0
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid https://benh.vn/huong-dan-su-dung-khang-sinh-nhom-macrolid-49375/ https://benh.vn/huong-dan-su-dung-khang-sinh-nhom-macrolid-49375/#respond Fri, 16 Nov 2018 01:18:11 +0000 https://benh.vn/?p=49375 Hướng dẫn cách sử dụng các kháng sinh nhóm Macrolid. Thông tin hữu ích dành cho những ai thường xuyên phải dùng kháng sinh trị bệnh hoặc các thầy thuốc tư vấn cho bệnh nhân dùng thuốc.

Bài viết Hướng dẫn sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hướng dẫn cách sử dụng các kháng sinh nhóm Macrolid. Thông tin dành cho những ai đang thường xuyên phải sử dụng kháng sinh hoặc tư vấn cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh. Đừng bỏ qua nhé!

1. Azithromycin

Azithromycin là một kháng sinh phổ rộng nhóm Macrolid. Phổ tác dụng của Azithromycin rộng hơn so với erythromycin và clarithromycin. Azithromycin có chỉ định rộng trong điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn sinh dục,…

2. Clarithromycin

Clarithromycin cũng là một kháng sinh phổ rộng khác nhóm Macrolid. Clarithromycin là một trong những kháng sinh nằm trong phác đồ diệt HP điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do HP.

3. Erythromycin

Erythromycin là kháng sinh phổ rộng nhóm Macrolid chỉ định trong điều trị một số nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng mắt, nhiễm khuẩn da và mô mềm,…

4. Roxithromycin

Roxithromycin là kháng sinh phổ rộng nhóm Macrolid.

5. Spiramycin (phối hợp với metronidazole)

Spiramycin là một macrolid thường dùng trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Spiramycin thường được phối hợp với Metronidazole

Hi vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp quý độc giả sử dụng các thuốc kháng sinh nhóm Macrolid đúng cách, hợp lý và an toàn.

Bài viết Hướng dẫn sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-su-dung-khang-sinh-nhom-macrolid-49375/feed/ 0
Kháng sinh nhóm Macrolid https://benh.vn/khang-sinh-nhom-macrolid-7150/ https://benh.vn/khang-sinh-nhom-macrolid-7150/#respond Wed, 22 Aug 2018 06:15:33 +0000 http://benh2.vn/khang-sinh-nhom-macrolid-7150/ Các macrolid có thể là sản phẩm tự nhiên phân lập từ môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh, cũng có thể là các kháng sinh bán tổng hợp.

Bài viết Kháng sinh nhóm Macrolid đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các macrolid có thể là sản phẩm tự nhiên phân lập từ môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh, cũng có thể là các kháng sinh bán tổng hợp. Tùy theo cấu trúc hóa học, có thể chia kháng sinh nhóm macrolid thành 3 phân nhóm.

  • Cấu trúc 14 nguyên tử carbon: erythromycin, oleandomycin, roxithromycin, clarithromycin, dirithromycin.
  • Cấu trúc 15 nguyên tử carbon: azithromycin.
  • Cấu trúc 16 nguyên tử carbon: spiramycin, josamycin.

macrolid

Phổ kháng khuẩn

– Macrolid có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu tập trung vào một số chủng vi khuẩn Gram-dương và một số vi khuẩn không điển hình.

– Macrolid có hoạt tính trên cầu khuẩn Gram-dương (liên cầu, tụ cầu), trực khuẩn Gram-dương (Clostridium perfringens, Corynebacterium diphtheriae, Listeria monocytogenes). Thuốc không có tác dụng trên phần lớn các chủng trực khuẩn Gram-âm đường ruột và chỉ có tác dụng yếu trên một số chủng vi khuẩn Gram-âm khác như H. influenzae và N. meningitidis, tuy nhiên lại có tác dụng khá tốt trên các chủng N. gonorrhoeae. Kháng sinh nhóm macrolid tác dụng tốt trên các vi khuẩn nội bào như Campylobacter jejuni, M. pneumoniae, Legionella pneumophila, C. trachomatis, Mycobacteria (bao gồm M. scrofulaceum, M. kansasii, M. avium-intracellulare – nhưng không tác dụng trên M. fortuitum).

Tác dụng không mong muốn (ADR)

– ADR thường gặp nhất là các tác dụng trên đường tiêu hoá: gây buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy (gặp khi dùng đường uống), viêm tĩnh mạch huyết khối (khi tiêm tĩnh mạch). Thuốc bị chuyển hoá mạnh khi qua gan nên có thể gây viêm gan hoặc ứ mật. Có thể gây điếc, loạn nhịp tim nhƣng với tỷ lệ thấp

– Những ADR thông thường như gây dị ứng da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn cũng gặp với nhóm kháng sinh này.

Nguồn: Hướng dẫn mới nhất về sử dụng thuốc kháng sinh của Bộ Y tế

Bài viết Kháng sinh nhóm Macrolid đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khang-sinh-nhom-macrolid-7150/feed/ 0
Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh nhóm macrolid https://benh.vn/luu-y-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh-nhom-macrolid-4955/ https://benh.vn/luu-y-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh-nhom-macrolid-4955/#respond Mon, 25 Jun 2018 05:13:59 +0000 http://benh2.vn/luu-y-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh-nhom-macrolid-4955/ Nhóm thuốc kháng sinh macrolid với nhiều tên biệt dược khác nhau hiện đang là thuốc được sử dụng rất rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Giá của từng loại biệt dược cùng nhóm cũng rất khác nhau, việc chỉ định nên được cân nhắc kỹ.

Bài viết Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh nhóm macrolid đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhóm thuốc kháng sinh macrolid với nhiều tên biệt dược khác nhau hiện đang là thuốc được sử dụng rất rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Giá của từng loại biệt dược cùng nhóm cũng rất khác nhau, việc chỉ định nên được cân nhắc kỹ.

Cấu trúc của azithromycin thuộc nhóm macrolid

Nhóm thuốc macrolid

Về nguyên tắc, thầy thuốc điều trị phải dựa vào kháng sinh đồ, tức là điều trị nhiễm khuẩn dựa vào độ nhạy cảm của kháng sinh đối với vi khuẩn. Tuy nhiên, khi mới nhập viện chưa có kháng sinh đồ thì thầy thuốc sẽ điều trị nhiễm khuẩn dựa vào lâm sàng và kinh nghiệm của mình để chọn kháng sinh. Đặc biệt, tại cơ sở kinh doanh thuốc thường hướng người bệnh đến các loại kháng sinh đắt tiền.

Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh có vòng lacton từ 12 – 17 nguyên tử cacbon hay được dùng trong điều trị với tên thuốc gốc rất quen thuộc ra đời từ năm 1952 đó là erythromycin. Hiện nay trên thị trường, nhóm thuốc này có rất nhiều biệt dược dạng uống rất thông dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản), nhiễm khuẩn da, mô mềm… Gần đây, tình trạng lạm dụng thuốc và dùng thuốc không đúng cách như uống không đủ liều, không đủ thời gian đã làm thuốc này ít nhiều bị một số vi khuẩn kháng lại.

Thuốc được phân bố tốt trong các tổ chức, đặc biệt là xương và dịch phế quản. Đối với các vi khuẩn đã kháng penicillin thì macrolid là nhóm kháng sinh được lựa chọn để thay thế.

Các macrolid tự nhiên được điều chế chủ yếu từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn streptomyces. Còn các kháng sinh bán tổng hợp được các nhà bào chế lấy từ macrolid tự nhiên rồi thay đổi một số nhóm thế nhằm khắc phục các nhược điểm của macrolid gốc như: roxithromycin, clarithromycin, azithromycin… Xuất phát từ erythromycin, khi thay đổi nhóm thế, người ta tạo ra được các sản phẩm bền vững hơn trong môi trường acid, nâng cao tính sinh khả dụng (tăng độ hấp thu qua ruột non) và mở rộng phổ tác dụng trên vi khuẩn.

Các kháng sinh nhóm macrolid được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn răng miệng, viêm đường tiết niệu, sinh dục, nhiễm khuẩn da… Dạng thuốc hay dùng là viên nén, viên nang để uống. Dạng tiêm chỉ để dùng trong bệnh viện. Cần chú ý nguy cơ tương tác thuốc, đặc biệt với các thuốc kháng histamin.

Các thuốc trong nhóm và lưu ý khi dùng

Thuốc đầu tiên trong nhóm macrolid là erythromycin, do thời gian bán thải ngắn của erythromycin nên phải uống nhiều lần trong ngày. Vì vậy, sự ra đời của các macrolid bán tổng hợp đã khắc phục được nhược điểm này. Hiện nay trên thị trường đang có các loại như sau:

Thuốc Roxithromycin (rulid): Hay được dùng vì nguy cơ tương tác thuốc giảm hơn so với erythromycin.

Thuốc Clarithromycin: Hiện nay cũng rất được ưa chuộng kết hợp với amoxycillin và metronidazol trong phác đồ điều trị loét dạ dày – tá tràng do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (kết hợp thêm với một thuốc ức chế bơm proton như omeprazol). Ngoài ra, clarithromycin còn được dùng để điều trị cho bệnh nhân AIDS.

Thuốc Spiramycin (Rovamycine): Thuốc chịu đựng được môi trường acid, không độc đối với gan, thời gian bán hủy dài (6 – 8 giờ). Hiện nay trên thị trường có dạng kết hợp với metronidazol (rodogyl) dùng để điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí, hay dùng trong nhiễm khuẩn răng hàm mặt.

Thuốc Azithromycin (zithromax): Thuốc thấm rất nhiều vào mô (trừ dịch não tủy). Thuốc có phổ tác dụng rất rộng và thời gian bán thải dài (hơn 70 giờ) cho nên chỉ cần dùng một lần trong ngày và 3 ngày trong một đợt điều trị.

Nhóm thuốc kháng sinh macrolid là dạng thuốc được dùng phổ biến vì đường dùng chủ yếu là đường uống, thuốc được dung nạp tốt, có thể dùng cho phụ nữ có thai và được dùng cho bệnh nhân AIDS để điều trị các nhiễm khuẩn cơ hội. Đây là thuốc có nhiều biệt dược đắt tiền nên các thầy thuốc cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng để đỡ gánh nặng kinh tế cho người bệnh.

Bài viết Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh nhóm macrolid đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/luu-y-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh-nhom-macrolid-4955/feed/ 0