Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 07 Aug 2023 07:26:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Kháng sinh nhóm Phenicol https://benh.vn/khang-sinh-nhom-phenicol-7250/ https://benh.vn/khang-sinh-nhom-phenicol-7250/#respond Wed, 11 Apr 2018 06:17:28 +0000 http://benh2.vn/khang-sinh-nhom-phenicol-7250/ Kháng sinh nhóm phenicol có phổ kháng khuẩn rộng, bao gồm các cầu khuẩn Gram-dương, một số vi khuẩn Gram-âm

Bài viết Kháng sinh nhóm Phenicol đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
(Kháng sinh nhóm 5 (Phenicol) trong bảng phân loại kháng sinh theo cấu trúc hoá học của Bộ Y tế ban hành.)

Nhóm kháng sinh này bao gồm hai thuốc là cloramphenicol và thiamphenicol, trong đó cloramphenicol là kháng sinh tự nhiên, còn thiamphenicol là kháng sinh tổng hợp.

Phổ kháng khuẩn

Kháng sinh nhóm phenicol có phổ kháng khuẩn rộng, bao gồm các cầu khuẩn Gram-dương, một số vi khuẩn Gram-âm như H. influenzae, N. meningitidis, N. gonorrhoeae, Enterobacteriaceae (Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Salmonella, Shigella). Thuốc có tác dụng trên các chủng kỵ khí như Clostridium spp., B. fragilis. Thuốc cũng có tác dụng trên các chủng vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma, Chlamydia, Rickettsia.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng phụ gây bất sản tuỷ dẫn đến thiếu máu trầm trọng gặp với cloramphenicol. Hội chứng xám (Grey-syndrome) gây tím tái, truỵ mạch và có thể tử vong, thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non. Hiện kháng sinh này ít được sử dụng do nguy cơ gây bất sản tuỷ có thể gặp ở mọi mức liều; tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, dễ gây tử vong.

Nguồn: Hướng dẫn mới nhất về sử dụng thuốc kháng sinh của Bộ Y tế ngày 2/3/2015

Benh.vn

 

 

 

Bài viết Kháng sinh nhóm Phenicol đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khang-sinh-nhom-phenicol-7250/feed/ 0