Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 30 Oct 2023 03:30:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh huyết trắng ở phụ nữ và cách điều trị https://benh.vn/benh-huyet-trang-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4103/ https://benh.vn/benh-huyet-trang-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4103/#respond Tue, 19 Jun 2018 14:49:45 +0000 http://benh2.vn/benh-huyet-trang-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4103/ Bệnh huyết trắng ở phụ nữ có thể do 3 nguyên nhân chính là nấm, trùng roi, vi khuẩn gây ra. Tương ứng với nó là 3 phương pháp điều trị khác nhau, chị em cần tìm hiểu kỹ để bảo vệ vùng kín, tránh nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung.

Bài viết Bệnh huyết trắng ở phụ nữ và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Huyết trắng là một trong những bệnh phụ khoa mà hầu hết phụ nữ nào cũng đã từng mắc và có thể mắc phải, nhưng rất ít chị em hiểu rõ về những ảnh hưởng từ căn bệnh này. Nếu không tìm hiểu, chủ động phòng bệnh, điều trị bệnh kịp thời, đúng cách, bệnh có thể tiếp tục tái phát và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh huyết trắng là gì?

Huyết trắng hay còn là khí hư, giữ vai bôi trơn trong đời sống sinh lý thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ.

Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng.

Bệnh huyết trắng, căn bệnh thường gặp ở chị em (Ảnh minh họa)

Huyết trắng bình thường

Huyết trắng là một phần trong sinh lý bình thường tại khu vực âm đạo. Do đó với người phụ nữ khỏe mạnh bình thường, huyết trắng là hiện tượng tự nhiên. Một số đặc điểm của huyết trắng bình thường như sau:

  • Không hiện diện các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau hoặc đau khi giao hợp.
  • Ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường.
  • Huyết trắng trong, trắng đục, ít, không hôi.
  • Thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc có thai hoặc lúc giao hợp.
  • Không cần điều trị.
  • Không có dấu hiệu gì ở người giao phối.
  • Huyết trắng bệnh

Khi phụ nữ bị bệnh huyết trắng thì huyết trắng sẽ có những đặc điểm sau

  • Các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp.
  • Số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng.
  • Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh…
  • Cần phải điều trị.
  • Có thể có triệu chứng ở người giao phối.

Tác nhân gây ra bệnh huyết trắng có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi

Bệnh Huyết trắng do nấm men: thường gây ngứa bộ phận sinh dục ngoài, có số lượng ít, màu trắng đục thành mảng dính hoặc đóng cục, không có mùi tanh hôi. Bệnh thường gặp sau khi dùng kháng sinh, có thai hoặc những trường hợp suy giảm miễn dịch; rất dễ tái đi tái lại.

Bệnh huyết trắng do nhiễm vi nấm hạt men Candida albicans (Ảnh minh họa)

Huyết trắng do trùng roi: có số lượng dịch nhiều, màu vàng xanh, loãng, mùi tanh và có bọt thường và gây ngứa.

Huyết trắng do tạp trùng: có số lượng trung bình, màu vàng loãng, có mùi hôi. Bệnh thường xuất hiện sau khi mới bắt đầu quan hệ hoặc do thao tác thụt rửa vào sâu bên trong ống sinh dục.

Ảnh hưởng của huyết trắng đến sức khoẻ

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan, tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, Ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản.

Gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày. Ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi.

Bệnh huyết trắng có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng (Ảnh minh họa)

Đối với phụ nữ mang thai:

Bệnh huyết trắng nếu chữa khỏi ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do nấm kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng ối non hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh huyết trắng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với 3 nguyên nhân chính sẽ có 3 phương pháp điều trị khác nhau.

Bệnh Huyết trắng do Candida albicans

Biểu hiện: màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ.

Điều trị: 

  • Đặt âm đạo bằng thuốc Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg, đặt từ 3 đến 7 đêm
  • Uống Fluconazole 150 mg, liều duy nhất (1 viên)

Bệnh Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis (Trùng roi)

Biểu hiện: màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ.

Điều trị: 

  • Fasigyl (Tinidazole ) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất, với trẻ em dùng liều 50-70 mg/ kg cân nặng, uống liều duy nhất.
  • Hoặc Flagentyl (Secnidazole) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất.

Bệnh Huyết trắng do tạp trùng

Biểu hiện: màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.

Điều trị: 

  • Metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày.
  • Hoặc uống Metronidazole 2g liều duy nhất.

Những biện pháp phòng bệnh huyết trắng

Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa. Khi vệ sinh vùng kín lưu ý sử dụng những dung dịch có độ pH tương tự pH vùng kín để không kích ứng khu vực vùng kín.

Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dầy như jean…

Chị em không nên mặc quần có chất liệu dầy và quá chật (Ảnh minh họa)

Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và ủi nóng bề trái trước khi mặc lại.

Bỏ thói quen thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài. Bởi vì ống sinh dục có khả năng “tự làm sạch” bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.

Lưu ý: Nếu thấy âm đạo ra nhiều dịch, có mùi hôi… bạn nên đi khám và theo dõi bệnh tại một cơ sở chuyên khoa để được điều trị thích hợp.

Lời kết

Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, khi sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm.

Để phòng tránh bệnh huyết trắng, chị em cần vệ sinh vùng kín một cách khoa học, kết hợp với một chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất và một thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Benh.vn

Bài viết Bệnh huyết trắng ở phụ nữ và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-huyet-trang-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4103/feed/ 0
Nhận biết dấu hiệu bất thường qua màu và mùi của dịch âm đạo https://benh.vn/nhan-biet-dau-hieu-bat-thuong-qua-mau-va-mui-cua-dich-am-dao-2856/ https://benh.vn/nhan-biet-dau-hieu-bat-thuong-qua-mau-va-mui-cua-dich-am-dao-2856/#respond Tue, 17 Apr 2018 04:22:21 +0000 http://benh2.vn/nhan-biet-dau-hieu-bat-thuong-qua-mau-va-mui-cua-dich-am-dao-2856/ Sự tiết dịch âm đạo nhằm cân bằng môi trường âm đạo, giữ cho âm đạo ẩm ướt, làm sạch, tự bảo vệ để không bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và là tín hiệu quan trọng để biết mức độ lành mạnh của âm đạo. Màu sắc dịch âm đạo có thể từ trắng trong tới trắng sữa, tùy thuộc vào thời gian chu kỳ kinh nguyệt.

Bài viết Nhận biết dấu hiệu bất thường qua màu và mùi của dịch âm đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dịch âm đạo là chất dịch tiết ra từ bên trong âm đạo. Hầu hết dịch âm đạo là hoàn toàn bình thường. Số lượng dịch có thể thay đổi. Sự tiết dịch này nhằm cân bằng môi trường âm đạo, giữ cho âm đạo ẩm ướt, làm sạch, tự bảo vệ để không bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và là tín hiệu quan trọng để biết mức độ lành mạnh của âm đạo. Màu sắc dịch âm đạo có thể từ trắng trong tới trắng sữa, tùy thuộc vào thời gian chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu dịch âm đạo có mùi, màu, độ kết dính bất thường, đặc biệt nếu kèm ngứa, nóng rát âm đạo có thể đó là dấu hiệu bệnh lý

Lý do dịch âm đạo tiết nhiều

Nếu sự tiết dịch âm đạo nhiều lên do những nguyên nhân sau đây thì không cần phải lo lắng:

– Khi mang thai: Một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ là sự gia tăng số lượng dịch tiết âm đạo. Mặc dù đây không phải là một dấu hiệu rất phổ biến, tuy nhiên sự tràn ngập hormone trong cơ thể sẽ làm tăng niêm dịch cổ tử cung. Cơ thể giữ nước, máu bị pha loãng. Mô âm đạo sẽ dễ nhiễm khuẩn hơn so với bình thường. Kèm theo sự tăng về số lượng thì dịch âm đạo thường có màu trắng sữa và không có mùi. Nó cũng có thể dễ nhầm lẫn với thời gian đầu của chu kì kinh nguyệt.

– Dùng viên thuốc tránh thai: Người ta cho rằng những phụ nữ dùng viên thuốc tránh thai có quan hệ tình dục thường xuyên hơn nên dễ phơi nhiễm hơn với nhiễm khuẩn, song cũng có thể do các viên thuốc tránh thai ngăn cản sự bài tiết niêm dịch âm đạo do hormone gây ra. Như vậy, viên thuốc tránh thai đã làm mất tác dụng của hormone cơ thể.

– Thiếu máu, suy nhược cơ thể cũng gây tiết dịch âm đạo nhiều và lỏng như nước.

– Xuất tiết nhiều vào thời điểm cực khoái là hiệu quả của cảm xúc tình dục, do tuyến Skene (được coi là tuyến tiền liệt của nữ) ở âm hộ tiết ra và chính dịch này cũng tham gia vào việc làm trơn ướt âm đạo.

– Thời kỳ rụng trứng giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Dấu hiệu nhận biết bệnh từ dịch âm đạo

Khi sự tiết dịch có thay đổi rõ rệt về màu sắc, tính chất hoặc có mùi thì có thể đó là dấu hiệu bệnh lý. Lúc này, sự tiết dịch gọi là khí hư và cần lưu ý

– Có màu trắng như bột và ngứa: Có thể bạn đã bị viêm âm đạo do nấm hay phối hợp với trùng roi. Bình thường trong môi trường âm đạo vẫn có vi khuẩn lành tính tạo ra độ toan nhẹ để khống chế sự phát triển của nấm candida albicans. Bất cứ nguyên nhân gì tiêu diệt vi khuẩn âm đạo tạo ra độ toan đều làm cho nấm phát triển, ví dụ dùng thuốc kháng sinh dài hạn, thường xuyên thụt rửa âm đạo, xịt nước hoa…

dịch âm đạo

– Có màu xanh hơi vàng và mùi hôi: Nếu kèm đau bụng dưới nữa thì cần đi khám ngay vì có thể do nhiễm khuẩn cấp ở tử cung, ở 2 vòi trứng và các mô xung quanh. Bệnh lý này có thể không có nguyên nhân rõ ràng nhưng thường lan truyền từ âm đạo, từ quan hệ tình dục, đôi khi từ dụng cụ tử cung hoặc sau nạo thai, sẩy thai.

Triệu chứng còn có thể gặp nữa là gai rét, ra kinh không đều hay ra máu giữa kỳ, đau bụng kinh nhiều hơn, mất kinh, đau vào thời điểm rụng trứng nhiều hơn, đau khi quan hệ tình dục, ra máu sau quan hệ tình dục, đau vùng thắt lưng, mỏi mệt, ăn kém ngon, buồn nôn và có thể kèm nôn hoặc không, tiểu vặt nhiều lần, tiểu buốt, dễ đau khi  đụng chạm vào vùng tiểu khung.

– Hôi kèm ngứa, rát: Có thể bị viêm âm đạo do trùng roi trichomonas. Khi mất cân bằng hệ vi sinh tức là bị loạn khuẩn âm đạo, nếu lại thêm cả nhiễm khuẩn sẽ là viêm âm đạo do loạn khuẩn. Biểu hiện của rối loạn này là các khó chịu như ngứa, đau rát hay mùi hôi.

– Màu đỏ hay nâu và đôi khi có ra máu giữa kỳ: Cần đi khám để loại trừ ung thư cổ tử cung. Bệnh nguy hiểm này thường không có những dấu hiệu hay triệu chứng sớm vì thế điều quan trọng là cần xét nghiệm tế bào âm đạo và cổ tử cung ít nhất mỗi năm 1 lần đối với phụ nữ từ độ tuổi 40 trở lên, người có yếu tố nguy cơ (gia đình có người đã từng bị ung thư, quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, bị viêm nhiễm âm đạo) thì cần làm sớm hơn.

Khi xuất hiện các dấu hiệu đã nói thì có thể bệnh đã tiến triển. Các dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết là ra huyết trắng bất thường (không phải vào ngày có kinh) hoặc ra máu âm đạo ít, ngoài kỳ kinh, đau và ra máu khi quan hệ tình dục.

Xem thêm: Bệnh huyết trắng ở phụ nữ và cách điều trị

Benh.vn

Bài viết Nhận biết dấu hiệu bất thường qua màu và mùi của dịch âm đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhan-biet-dau-hieu-bat-thuong-qua-mau-va-mui-cua-dich-am-dao-2856/feed/ 0
Phân biệt huyết trắng sinh lý và bệnh huyết trắng https://benh.vn/phan-biet-huyet-trang-sinh-ly-va-benh-huyet-trang-8003/ https://benh.vn/phan-biet-huyet-trang-sinh-ly-va-benh-huyet-trang-8003/#respond Wed, 04 Apr 2018 06:32:17 +0000 http://benh2.vn/phan-biet-huyet-trang-sinh-ly-va-benh-huyet-trang-8003/ Không phải cứ ra huyết trắng là mắc bệnh. Một cách đơn giản để phân biệt giữa bệnh huyết trắng và huyết trắng sinh lý bình thường là dựa vào màu sắc và mùi của huyết trắng.

Bài viết Phân biệt huyết trắng sinh lý và bệnh huyết trắng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đa phần phụ nữ rất hoang mang khi thấy huyết trắng và phần nhiều coi đó là bệnh nhưng thực chất thì huyết trắng có huyết trắng sinh lý và bệnh huyết trắng. Vậy làm sao phân biệt được chúng. Hãy cùng benh.vn xem xét các dấu hiệu nhận biết.

Trước triệu chứng này, người thầy thuốc cẩn phải chẩn đoán xác định và tìm nguyên nhân, cần phải trả lời ba câu hỏi:

– Huyết trắng này là sinh lý hay bệnh lý?

– Nếu bệnh lý thì tác nhân nào gây nhiễm trùng?

– Yếu tố nào lây nhiễm?

Huyết trắng có sinh lý và bệnh lý (ảnh minh họa)

Huyết trắng sinh lý

Không có triệu chứng cơ năng như: kích thích, ngứa, đau, đau khi giao hợp.

Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung bình thường

Huyết trắng trắng trong, trắng sữa, ít, không hôi, không có bạch cầu đa nhân

Thay đổi theo chu kỳ kinh, lúc có thai, giao hợp

Không cần phải điều trị

Không có triệu chứng ở người bạn tình.

Màu sắc của huyết trắng khác nhau giữa sinh lý và bệnh lý

Huyết trắng bệnh lý (Bệnh huyết trắng)

Có triệu chứng cơ năng kèm theo: ngứa âm hộ, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau hố chậu.

Huyết trắng có lượng nhiều, màu sắc thay đổi, mùi hôi.

Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh, sau thủ thuật trong lòng tử cung,…

Xét ng hiệm thấy tác nhân gây bệnh, bạch cầu đa nhân.

Có triệu chứng ở người bạn tình.

Cần phải điều trị.

Bài viết Phân biệt huyết trắng sinh lý và bệnh huyết trắng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phan-biet-huyet-trang-sinh-ly-va-benh-huyet-trang-8003/feed/ 0
Những điều cần biết về khí hư https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-khi-hu-2013/ https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-khi-hu-2013/#respond Mon, 15 Jan 2018 04:05:59 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-khi-hu-2013/ “Khí hư” là “chất khí bị hư”? Đây là băn khoăn của không ít bạn gái khi đến tuổi dậy thì. Nhiều bạn gái khi thấy cửa mình ẩm ướt, không hiểu nguyên nhân tại sao và được người lớn cho biết đó là “khí hư”. Một số trường hợp do không được giải thích cặn kẽ nên bạn gái lo sợ và nghĩ mình đã bị mắc bệnh. Vậy thực chất “khí hư” là gì? có phải khí hư là biểu hiện của tình trạng bệnh lý hay không?

Bài viết Những điều cần biết về khí hư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Khí hư” là “chất khí bị hư”? Đây là băn khoăn của không ít bạn gái khi đến tuổi dậy thì. Nhiều bạn gái khi thấy cửa mình ẩm ướt, không hiểu nguyên nhân tại sao và được người lớn cho biết đó là “khí hư”. Một số trường hợp do không được giải thích cặn kẽ nên bạn gái lo sợ và nghĩ mình đã bị mắc bệnh. Vậy thực chất “khí hư” là gì? có phải khí hư là biểu hiện của tình trạng bệnh lý hay không?

Khái niệm về khí hư

Gọi là “khí hư” nhưng thực chất đó không phải là một chất khí bị hư.

Đây là cách gọi dân gian để chỉ chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục của bạn nữ xuất hiện khi đến tuổi dậy thì, còn trong khoa học gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo. Khí hư là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ và có liên quan đến bệnh lý đường sinh dục.

Khí hư sinh lý (dịch tiết âm đạo)

Khí hư bình thường có màu trắng trong có thể hơi ngả vàng. Số lượng và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ít và không dai. Ở thời điểm rụng trứng, khí hư thường nhiều, loãng và dai. Vào giai đoạn này, để một ít khí hư vào hai ngón tay có thể kéo dài ra được.

Tác dụng:

Ngoài việc giữ ẩm cho âm đạo, khí hư còn có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng, hoặc cản trở việc thâm nhập đó khi không có trứng đợi tinh trùng.

Khí hư hình thành ra sao ?

Khí hư được hình thành do tác dụng của nội tiết tố sinh sản nữ estrogen. Ở các bé gái, bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo không có nội tiết nên không có khí hư. Bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra chất kích thích khiến bộ máy sinh dục sản sinh ra các chất nội tiết, vì thế mới có khí hư. Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng đều tiết ra estrogen và progesteron, vì thế lượng khí hư xuất hiện và thay đổi theo chu kỳ, tùy thuộc hàm lượng của estrogen nhiều hay ít.

Sau khi hết đợt hành kinh, bạn có thể thấy khô ở cửa mình, không có dịch tiết. Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa chu kỳ kinh nguyệt, (đặc biệt là trước thời điểm rụng trứng 12-24 giờ), lượng estrogen tăng lên, dịch tiết ra càng nhiều, vì thế làm cho chị em cảm thấy ẩm ướt, khó chịu ở cửa mình. Trong khoảng thời gian này, khi thấy dịch tiết ra nhiều, nhiều bạn gái lại tỏ ra lo lắng, lầm tưởng mình bị bệnh. Sau rụng trứng, lượng estrogen giảm, lượng progesteron tăng lên, ức chế việc tiết ra chất nhầy ở cổ tử cung làm dịch tiết mất đi độ ướt, trở nên đặc dính.

Ở một số bạn, nó biến mất hẳn, một số lại có dịch đặc cho đến tận kỳ kinh sau, một số bạn khác khi sắp hành kinh lại có dịch loãng…. Đó là những thay đổi thông thường của dịch tiết âm đạo.

Khí hư bệnh lý và việc viêm nhiễm

Bên cạnh khí hư sinh lý, trong nhiều trường hợp khí hư là biểu hiện của các bệnh lý đường sinh dục. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu và khám chữa bệnh, các bác sĩ đã phân ra 3 loại khí hư bệnh lý sau:

Khí hư trong

Dịch trong, trắng, nhầy dính, có khi loãng như nước, không hôi.

Nguyên nhân: u xơ tử cung, polype cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.

Khí hư vàng

Dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa. Nguyên nhân thường do rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.

Khí hư đục

Dịch đặc, hôi và nhiều, thường có màu vàng và xanh, có bọt hay không phụ thuộc tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng. Tất cả các dạng trên của khí hư đều là biểu hiện của bệnh lý đường sinh dục, cần phát hiện và điều trị kịp thời, nếu để lâu sẽ dẫn tới những viêm nhiễm nặng hơn và có thể gây vô sinh ở các bạn nữ.

Lời kết

Tóm lại, khí hư giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ. Khí hư không chỉ giữ cho âm đạo luôn có một độ ẩm nhất định mà còn có tác dụng chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, môi trường ẩm ướt mà khí hư tạo ra lại là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Chính vì vậy, các bạn nữ cần giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục của mình hằng ngày. Bạn nên chọn loại quần lót thấm ẩm, thoáng mát, cảm thấy dễ chịu. Nên thay quần lót tối thiểu mỗi ngày 1 lần, (những ngày gần rụng trứng, khí hư ra nhiều hơn, bạn có thể thay nhiều hơn hoặc có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để thấm ẩm).

Mỗi lần thay, bạn lại rửa sạch bằng nước sạch hoặc có pha một chút muối trắng rồi lau khô. Bạn cũng cần chú ý để phân biệt đâu là khí hư sinh lý và đâu là khí hư bệnh lý. Việc viêm nhiễm đường sinh dục, chất dịch sẽ có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm, màu xanh, mùi hôi tanh khó ngửi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa ngáy cơ quan sinh dục. Khi đó bạn cần đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

Benh.vn ( Theo SKĐS )

Bài viết Những điều cần biết về khí hư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-khi-hu-2013/feed/ 0