Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 30 Dec 2019 18:43:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Các vi chất đặc biệt có lợi cho sinh lý nam https://benh.vn/cac-vi-chat-dac-biet-co-loi-cho-sinh-ly-nam-55758/ https://benh.vn/cac-vi-chat-dac-biet-co-loi-cho-sinh-ly-nam-55758/#respond Mon, 25 Feb 2019 13:30:34 +0000 https://benh.vn/?p=55758 Theo các chuyên gia, muốn trở thành người đàn ông tràn đầy sinh lực, nam giới nên chú ý bổ sung các vitamin và khoáng chất.

Bài viết Các vi chất đặc biệt có lợi cho sinh lý nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo các chuyên gia, muốn trở thành người đàn ông tràn đầy sinh lực, nam giới nên chú ý bổ sung các vitamin và khoáng chất sau.

Vitamin E

Được gọi là chất “cải lão hoàn đồng” là bởi nó giúp cho tinh trùng đông về số lượng, tinh nhuệ về chất lượng, làm tăng khả năng tái sinh của ống sinh tinh…

Vitamin C

Giúp cho tinh dịch không bị kết dính, tăng cường khả năng miễn dịch và tạo sự hưng phấn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau có màu xanh sẫm, trong các loại quả như bưởi, cam, chanh, bồ quân…

Vitamin B

Nhất là vitamin B12 có tác động tốt đối tới tế bào sinh dục. Ngũ cốc, mầm lúa mì, sữa… đều là những thực phẩm rất giàu vitamin B.

Kẽm

Là thành phần cấu thành của rất nhiều enzym, tham gia vào các phản ứng sinh hóa của cơ thể, tham dự vào sự thay đổi cũ – mới của tinh trùng và của tuyến sinh dục. Khi thiếu kẽm sẽ xuất hiện tình trạng ngừng trệ sinh trưởng, hệ sinh dục phát triển chậm, lượng tinh trùng ít và yếu.

Thức ăn có nhiều kẽm là: thịt các loại, trứng, gan gà, đậu, đặc biệt là hải sản có hàm lượng kẽm rất cao.

Mangan

Ngoài khả năng tăng cường hoạt lực của các enzym, xúc tiến sự phát triển của xương… mangan còn có khả năng bảo vệ chức năng sinh sản. Mangan thúc đẩy cơ quan sinh dục phát triển mạnh, tinh trùng sản sinh nhanh. Mangan có nhiều trong thức ăn từ thực vật như gạo, lúa mì, đậu nành, rau diếp, rau chân vịt, đặc biệt là lá chè.

Selen

Giúp cơ thể tránh bị các nguyên tố có hại phá hủy hệ thống sinh sản. Thiếu selen, lượng tinh trùng sẽ giảm đi đáng kể. Thực phẩm nhiều selen gồm: thịt, hải sản, gan và bầu dục động vật.

Sắt

Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, năng lực tình dục kém, tinh trùng loãng, yếu. Nên chú ý sử dụng nhiều thức ăn từ huyết và nội tạng động vật và thịt các loại. Nếu bị thiếu sắt cần bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Caffein

Có tác dụng làm tăng hưng phấn, giải trừ mệt mỏi, tăng tỉ lệ tinh trùng hoạt động cũng như tăng tuổi thọ của tinh trùng. Chocolate, cà phê, chè… rất giàu caffein. Caffein còn giúp nam giới tăng hưng phấn tình dục

Iod

Là thành phần tham gia vào việc tổng hợp hormon tuyến giáp. Mà tuyến giáp thì có liên quan rất mật thiết đến sự sinh trưởng và phát triển của các cơ quan của cơ thể. Thiếu iod dẫn đến các bệnh về tuyến giáp đồng thời ảnh hưởng lớn đến sinh lý, nhất là ở nam giới. Nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu iod như hải sản, rong biển, tảo biển… Sử dụng gia vị có bổ sung iod hàng ngày.

Benh.vn

Bài viết Các vi chất đặc biệt có lợi cho sinh lý nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-vi-chat-dac-biet-co-loi-cho-sinh-ly-nam-55758/feed/ 0
Bạn đã cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ? https://benh.vn/ban-da-cung-cap-du-vitamin-va-khoang-chat-can-thiet-cho-tre-8852/ https://benh.vn/ban-da-cung-cap-du-vitamin-va-khoang-chat-can-thiet-cho-tre-8852/#respond Fri, 08 Feb 2019 13:56:31 +0000 http://benh2.vn/ban-da-cung-cap-du-vitamin-va-khoang-chat-can-thiet-cho-tre-8852/ Một trong những nhóm thực phẩm rất quan trọng cần ăn hàng ngày đó là rau quả, nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

Bài viết Bạn đã cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một trong những nhóm thực phẩm rất quan trọng cần ăn hàng ngày đó là rau quả, nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

Trẻ em đang lớn và phát triển, hàng ngày đòi hỏi được cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng để xây dựng cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động của các chức năng để duy trì sự sống, vui chơi học tập. Một trong những nhóm thực phẩm rất quan trọng cần ăn hàng ngày đó là rau quả, nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng cần thiết cho sức khỏe

Vai trò của rau quả với sức khỏe

Rau quả có vai trò trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng. Trong rau quả có nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Một đặc tính quan trọng của rau quả là tác dụng gây thèm ăn, kích thích chức năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa. Trong rau quả có các phức chất polyphenon (chất màu, hương vị) chứa các biolanoid có vai trò chống ôxy hóa, làm giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch và ung thư. Trong rau quả còn có một số men có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Rau quả có nhiều chất xơ có tác dụng kích thích làm tăng nhu động ruột chống táo bón.

Các loại vitamin và khoáng chất trong rau quả

Rau quả là nguồn cung cấp chính vitamin C và caroten (tiền vitamin A) cho cơ thể. Rau quả còn cung cấp các chất khoáng như kali, canxi, magiê… cần thiết cho quá trình chuyển hóa. Các loại rau xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay…), quả có màu vàng, đỏ, da cam (đu đủ, gấc, xoài, hồng…) chứa nhiều bêta caroten có chức năng quan trọng trong cơ thể giúp trẻ tăng trưởng, phòng khô mắt, tăng sức đề kháng phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Trong rau quả còn chứa chất pectin có tác dụng hấp phụ các độc tố để bài tiết ra ngoài. Một số loại rau gia vị là nguồn kháng sinh thực vật quý có tác dụng chữa bệnh (hành, tía tô, húng chanh, hẹ…).

Vì vậy, việc ăn rau quả hàng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, một trong những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đó là “Nên ăn nhiều rau, củ quả hàng ngày”. Hiện nay, theo số liệu điều tra dinh dưỡng (2010) cho thấy, tiêu thụ rau xanh trong bữa ăn của người Việt Nam đang có xu hướng giảm, trong khi đó lượng tiêu thụ thịt lại tăng gấp 6-7 lần so với 10 năm trước. Theo nhu cầu kiến nghị của Viện Dinh dưỡng, hàng ngày người lớn nên ăn khoảng 300g rau xanh, 100g quả chín. Với trẻ em, tùy thuộc vào lứa tuổi, nhu cầu để ăn hợp lý.

Nên cho trẻ ăn rau, quả như thế nào là hợp lý?

Chỉ nên cho ăn rau quả khi bé đã bước vào thời kỳ ăn dặm, nên bắt đầu cho trẻ ăn từ tháng thứ 6, lúc đầu ép lấy nước từ các loại quả như cam, quýt, chanh… 5-7 giọt, sau tăng dần 2-3 thìa cà phê. Các loại hoa quả khác như chuối, đu đủ, hồng xiêm cũng cần tập dần để trẻ làm quen với từng loại hoa quả. Thông thường, các bà mẹ thường bắt đầu tập cho bé ăn chuối nạo bằng thìa, các loại hoa quả khác như đu đủ, hồng xiêm thì nghiền nát.

Cũng như với các loại thực phẩm, khi cho trẻ ăn hoa quả nên bắt đầu từ từ: ngày đầu tiên cho ăn một hai thìa cà phê mỗi ngày sau tăng dần số lượng. Trẻ 6 – 12 tháng có thể tiếp nhận được là 60 – 100g trái cây nghiền trong 1 ngày (1/3-1/2 quả chuối hoặc 1 quả hồng xiêm, 1 miếng đu đủ hay miếng xoài) và 1/2 quả cam hoặc 1 quả quýt vắt lấy nước pha thêm 5g (1 thìa cà phê đường kính). Khi trẻ 1- 2 tuổi, mỗi ngày ăn khoảng 100g. Trẻ 3- 5 tuổi 150- 200g/ngày.

TS.BS. Cao Thị Hậu

Benh.vn (Nguồn SKĐS)

Bài viết Bạn đã cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ban-da-cung-cap-du-vitamin-va-khoang-chat-can-thiet-cho-tre-8852/feed/ 0
Bổ sung kẽm cho cơ thể thế nào cho đúng? https://benh.vn/bo-sung-kem-cho-co-the-the-nao-cho-dung-8291/ https://benh.vn/bo-sung-kem-cho-co-the-the-nao-cho-dung-8291/#respond Tue, 08 Mar 2016 06:45:58 +0000 http://benh2.vn/bo-sung-kem-cho-co-the-the-nao-cho-dung-8291/ Kẽm là một vi lượng cực kì cần thiết cho cơ thể, làm thế nào để nhận biết nếu cơ thể thiếu kẽm ? Và các bổ sung kẽm cho cơ thể thế nào mới đúng ? Hãy cùng đọc bài viết sau.

Bài viết Bổ sung kẽm cho cơ thể thế nào cho đúng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kẽm là một vi lượng cực kì cần thiết cho cơ thể, làm thế nào để nhận biết nếu cơ thể thiếu kẽm ? Và các bổ sung kẽm cho cơ thể thế nào mới đúng ? Hãy cùng đọc bài viết sau.

Kẽm được biết đến như một khoáng chất vi lượng cần thiết. Kẽm can thiệp vào nhiều chuyển hóa glucid, protein và acid nucleic. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng lên tất cả những gì có liên quan đến hoạt động nhân đôi của tế bào, sinh sản, tăng trưởng, liền sẹo và tính miễn dịch.

Kẽm còn can thiệp vào khả năng thể hiện của gen và quá trình tổng hợp của protein, cũng như trong chuyển hóa của acid béo không no tạo ra màng tế bào. Kẽm cần thiết cho cấu tạo thành phần hoạt động của hormon sinh dục nam, testosteron và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormon khác như insulin, hormon tăng trưởng…

Biểu hiện của tình trạng thiếu kẽm?

Có thể nhận thấy dấu hiệu thiếu kẽm như móng tay dễ gãy hoặc chậm mọc và có những vết trắng, da khô (biến đổi chuyển hóa acid béo) là một dấu hiệu gián tiếp.

Những dấu hiệu bên ngoài thường được biểu hiện là gia tăng tính tổn thương với nhiễm khuẩn, ở trẻ em thì lười ăn, chậm phát triển thể lực, ở đàn ông giảm khả năng sinh sản, ở phụ nữ có thai gia tăng biến chứng của thai nghén, giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, thậm chí có thể bị lưu thai, nguy cơ sinh non tăng gấp 3 lần, khả năng biến dạng của hệ thần kinh và kém phát triển tinh thần ở trẻ là rất cao, ở người già, thiếu kẽm góp phần gây mất cân bằng đồng hóa với các tác nhân của lão hóa như gốc tự do và chất độc, tăng khả năng loãng xương và teo cơ.

Những dấu hiệu khác thiếu kẽm là giảm sự ngon miệng, giảm vị giác, chậm liền sẹo, chậm mọc tóc và móng, tóc dễ rụng, khả năng miễn dịch suy giảm…

Các loại hải sản rất giàu kẽm.

Ai cần bổ sung kẽm?

Bởi vì lượng kẽm hấp thu hàng ngày là cần thiết để duy trì mức độ khỏe mạnh trong cơ thể nên một số người có biểu hiện hoặc có nguy cơ thiếu hụt kẽm thì rất cần phải bổ sung khoáng chất vi lượng này.

Các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm là:

(1) Người ăn chay, phần lớn kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt. Kết quả là, những người ăn chay (đặc biệt là người ăn chay trường) sẽ cần nhiều hơn 50% kẽm trong chế độ ăn uống của họ so với người không ăn chay.

(2) Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính hoặc hội chứng ruột ngắn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn hơn để hấp thụ và giữ lại kẽm từ thực phẩm mà họ ăn.

(3) Phụ nữ mang thai và cho con bú, để đáp ứng đủ nhu cầu kẽm của bào thai, phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có lượng kẽm dự trữ thấp khi mới có bầu thì mỗi ngày sẽ cần thêm nhiều kẽm hơn những người khác.

(4) Trẻ đã lớn nhưng vẫn bú sữa mẹ, cho đến khi được 7 tháng tuổi, trẻ có thể nhận được đủ lượng kẽm hàng ngày từ sữa mẹ. Sau đó, nhu cầu hàng ngày tăng 50% và một mình sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ nữa.

(5) Người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm, nghiên cứu gần đây cho thấy 60-70% của những người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm có mức độ kẽm thấp hơn (điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em), bởi vì cơ thể hấp thụ nó khó khăn hơn.

Đàn ông ở tuổi trưởng thành cũng là đối tượng rất cần cung cấp kẽm, bởi lẽ kẽm rất quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch. Tới 5mg kẽm bị mất đi trong quá trình xuất tinh. Thiếu hụt kẽm ở đàn ông có thể dẫn tới giảm lượng tinh trùng và tần xuất tình dục. Sự xuất tinh thường xuyên có thể dẫn tới thiếu hụt kẽm. Mất đi 1 lượng nhỏ kẽm có thể làm đàn ông sụt cân, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh.

Lời khuyên của thầy thuốc

Chọn  thức ăn giàu kẽm nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật. Cũng có thể chọn dùng các thực phẩm có bổ sung kẽm, một số chế phẩm chứa vitamin muối khoáng có hàm lượng kẽm khá đầy đủ. Khắc phục thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, người có thai và cho con bú (tất nhiên cần xác định mức độ thiếu kẽm). Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm). Uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng. Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung (ví dụ bệnh rối loạn đường tiêu hóa).

Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6, C và phospho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm. Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.

Nguồn cung cấp kẽm từ đâu?

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thu. Nguồn thức ăn nhiều kẽm từ động vật như sò, hàu, thịt bò, cừu, gà, lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua, mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao và socola, các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu, hạnh nhân, táo, lá chè xanh…

BS. Hoàng Khánh Hiển

Benh.vn ( Theo SK&ĐS)

Bài viết Bổ sung kẽm cho cơ thể thế nào cho đúng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bo-sung-kem-cho-co-the-the-nao-cho-dung-8291/feed/ 0
Tác dụng đặc biệt của khoáng chất Magiê đối với sức khỏe https://benh.vn/tac-dung-dac-biet-cua-khoang-chat-magie-doi-voi-suc-khoe-8047/ https://benh.vn/tac-dung-dac-biet-cua-khoang-chat-magie-doi-voi-suc-khoe-8047/#respond Tue, 18 Aug 2015 06:33:08 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-dac-biet-cua-khoang-chat-magie-doi-voi-suc-khoe-8047/ Magiê có lẽ là một trong những khoáng chất ít được chú ý nhất. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì khoảng 80 phần trăm người Mỹ đang thiếu nó. Những hậu quả về sức khỏe vì thiếu hụt magiê có thể khá đáng chú ý, và có thể trở nên trầm trọng do nhiều, nếu không phải là hầu hết các phương pháp điều trị bằng thuốc.

Bài viết Tác dụng đặc biệt của khoáng chất Magiê đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Magiê có lẽ là một trong những khoáng chất ít được chú ý nhất. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì khoảng 80 phần trăm người Mỹ đang thiếu nó. Những hậu quả về sức khỏe vì thiếu hụt magiê có thể khá đáng chú ý, và có thể trở nên trầm trọng do nhiều, nếu không phải là hầu hết các phương pháp điều trị bằng thuốc.

Bác sĩ Dean là tác giả chính của bài báo chuyên đề “Cái chết bởi thuốc” (Death by Medicine) vào năm 2003, cho thấy rằng y học hiện đại trong thực tế lại là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ. Cô cũng là tác giả cuốn sách Cái chết bởi Y học hiện đại. (Death by Modern Medicine)


Ngày nay có rất ít người nạp đủ lượng magiê cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của họ. Bác sĩ Dean đã nghiên cứu và viết về magiê trong khoảng 15 năm. Vào tháng Giêng năm 2003, cô xuất bản ấn bản đầu tiên của tác phẩm Phép màu của Magiê (TheMagnesium Miracle), và hiện cô đang hiệu chỉnh lại cuốn sách để chuẩn bị cho lần tái bản thứ ba. “Những gì tôi muốn truyền tải hiện nay là tầm quan trọng của magiê, bằng cách nào bạn có được chúng, cách nhận biết nhu cầu magiê của cơ thể, và những lợi ích đáng kinh ngạc từ việc sử dụng chất khoáng đơn giản này,” cô nói.

Vai trò của Magiê trong cơ thể

Magiê là một khoáng chất quan trọng quyết định sức khỏe tối ưu, thực hiện một loạt các chức năng sinh học, bao gồm (và không chỉ giới hạn trong) những chức năng sau:

* Kích hoạt cơ bắp và các dây thần kinh

* Tạo ra năng lượng trong cơ thể bằng cách kích hoạt adenosine triphosphate (ATP)

* Giúp tiêu hóa protein, carbohydrates và các chất béo

* Là một nhân tố không thể thiếu trong sự tổng hợp RNA và DNA

* Là một tiền chất dẫn truyền thần kinh như serotonin

Hậu quả khi thiếu Magiê và lạm dụng Canxi

Như đã đề cập, ngày nay có rất ít người nạp đủ lượng magiê cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của họ.

Trong khi đó, canxi lại có xu hướng bị lạm dụng quá mức và được nạp với liều cao. Điều này có thể gây nhiều tác hại hơn lợi ích, vì sự cân bằng thích hợp giữa hai khoáng chất này là rất quan trọng.

Nếu cơ thể bạn có quá nhiều canxi và không đủ magiê, cơ bắp của bạn sẽ có xu hướng bị co thắt, và điều này sẽ gây hậu quả cho tim nói riêng.

“Những gì xảy ra là, chức năng cơ bắp và thần kinh mà magiê chịu trách nhiệm bị suy giảm. Nếu bạn không có đủ magiê, cơ bắp của bạn sẽ bị co thắt. Canxi sẽ làm cơ co lại. Nếu có sự cân bằng giữa canxi và magiê, các cơ bắp sẽ hoạt động bình thường. Chúng sẽ giãn, co, và tạo ra các hoạt động,” cô giải thích.

Magiê có lẽ rất trọng yếu với sức khỏe tim mạch, bởi khi thừa canxi mà không có magiê để cân bằng thì có thể dẫn đến đau tim và đột tử. Theo bác sĩ Dean, tim là nơi chứa nhiều magiê nhất trong cơ thể của bạn, đặc biệt là tâm thất trái. Khi thiếu magiê, tim của bạn chỉ đơn giản là không thể thực hiện đúng các chức năng của mình.

Chú ý vào tỉ lệ Canxi – Magiê trong cơ thể

Hơn 30 năm qua, phụ nữ thường được khuyên bổ sung canxi để tránh loãng xương. Nhiều loại thực phẩm cũng đã được tăng cường thêm canxi để ngăn ngừa thiếu hụt canxi trong dân số nói chung. Mặc cho các biện pháp đó, tình trạng loãng xương vẫn tiếp tục leo thang.

“Tôi đã nghe các thống kê nói về sự gia tăng 700 phần trăm bệnh loãng xương trong khoảng 10 năm qua, thậm chí ngay cả khi đã dùng thêm canxi”, bác sĩ Dean nói.

“Có một câu chuyện hoang đường về canxi nói rằng chúng ta cần gấp hai lần lượng canxi so với magiê. Hầu hết các chế phẩm bổ sung đều phản ánh điều này. Chúng ta đang gặp phải tình cảnh có nhiều người đang sử dụng từ 1.200 đến 1.500 mg canxi nhưng có thể chỉ vài trăm mg magiê.

2:1 – đây là một tỷ lệ sai lầm; một sự chuyển ngữ nhầm từ công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Jean Durlach, người đã nói không bao giờ nên vượt mức hai phần canxi và một phần magiê trong thực phẩm, nước, hoặc trong tổng số các chế phẩm bổ sung”.

Câu nói trên đã được diễn giải rằng tỷ lệ 2:1 là một tỷ lệ thích hợp, nhưng không phải như thế. Tỷ lệ thích hợp hơn giữa canxi và magiê là 1: 1.

Nên có sự nhận thức về tỉ lệ Vitamin K2 và Vitamin D

Mặc dù không được đề cập cụ thể trong video trên, tôi muốn nhắc bạn rằng canxi và magiê cũng cần phải được cân bằng với vitamin D và K2. Nhiều bài viết trên blog của bác sĩ Dean đã đề cập đến vấn đề này và cô lo ngại rằng khi nạp nhiều vitamin D, cơ thể cần nhiều magiê hơn và dẫn đến sự thiếu hụt magiê.

Bốn chất dinh dưỡng này như cùng nhau thực hiện một điệu nhảy phức tạp, trong đó mỗi một chất đều hỗ trợ các chất khác. Sự thiếu cân bằng giữa các chất này là lý do tại sao việc bổ sung canxi lại liên quan đến sự gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, và tại sao một số người có trải nghiệm bị ngộ độc vitamin D.

Một phần trong lời giải thích cho những tác dụng phụ bất lợi này là vì vitamin K2 giúp giữ canxi ở vị trí thích hợp. Nếu bạn đang thiếu vitamin K2, việc bổ sung canxi có thể gây ra nhiều vấn đề hơn những gì nó có thể giải quyết, bởi sự tích lũy ở sai nơi.

Tương tự như vậy, nếu bạn lựa chọn nạp vitamin D qua đường ăn uống, bạn cũng cần dùng chung với thực phẩm hoặc dùng các chế phẩm bổ sung vitamin K2 và nhiều magiê hơn. Khi bổ sung vitamin D liều lớn mà cơ thể không có đủ lượng vitamin K2 và magiê có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D và các triệu chứng thiếu magiê, trong đó bao gồm hiện tượng vôi hóa bất bình thường.

Magiê và vitamin K2 bổ sung cho nhau, chẳng hạn như magiê giúp giảm huyết áp, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Vì vậy, nhìn chung, khi bạn muốn nạp thêm chất nào trong các chất: magiê, canxi, vitamin D3, hoặc vitamin K2, bạn cần xem xét nạp thêm tất cả các chất còn lại, bởi chúng hiệp trợ với nhau.

Nguồn cung cấp canxi và magiê trong bữa ăn

Bạn thường có thể nạp đủ canxi từ chế độ ăn của mình bằng cách ăn các loại hạt, hột, rau lá xanh đậm, và các chế phẩm từ sữa. Canh xương tự làm cũng là một nguồn cung tuyệt vời. Đơn giản chỉ cần ninh nhỏ lửa những phần xương còn sót lại trong một ngày để lấy canxi từ xương. Hãy nhớ thêm vào một vài thìa giấm.

Bạn có thể sử dụng nước dùng này cho các món súp, món hầm, hoặc uống trực tiếp. Phần “vỏ” hình thành ở mặt ngoài cùng là phần tốt nhất bởi nó cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị khác nhau, chẳng hạn như lưu huỳnh, cùng với các chất béo lành mạnh.

Magiê, mặt khác, có xu hướng khan hiếm hơn trong nguồn cung thực phẩm hiện đại của chúng ta. “Lượng magiê lấy được từ các sản phẩm trồng trọt nhiều hơn so với canxi”, bác sĩ Dean giải thích. “Một trăm năm trước đây, chúng ta sẽ có được khoảng 500 mg magiê trong một khẩu phần ăn bình thường. Bây giờ chúng ta cảm thấy may mắn khi nạp được 200 mg. Người ta cần phải bổ sung magiê.“


Tôi đồng ý với bác sĩ Dean về vấn đề bổ sung vi chất, bởi sự công nghiệp trong nền nông nghiệp đã làm cạn kiệt phần lớn các khoáng chất có lợi trong đất như magiê. Nếu bạn tìm đến các loại thực phẩm hữu cơ được trồng sinh học (trồng trên đất đã được xử lý với phân khoáng), chúng có thể cũng còn chứa nhiều magiê.

Chất diệp lục có một nguyên tử magiê trong trung tâm của nó, cho phép thực vật tận dụng năng lượng từ mặt trời. Rong biển và các loại rau lá xanh như rau bina và củ cải Thụy Sĩ có thể là nguồn cung magiê tuyệt vời, cũng như một số loại đậu, các loại hạt và hột, như hạt bí ngô, hướng dương và vừng. Quả bơ cũng chứa magiê. Nước ép rau củ cũng là một lựa chọn tuyệt vời để đảm bảo bạn hấp thu đủ lượng magiê trong chế độ ăn.

Tuy nhiên, hầu hết các loại thực phẩm được trồng hiện nay đều thiếu magiê và các khoáng chất khác. Thuốc diệt cỏ, như glyphosate, cũng hoạt động như những chất sêlat, ngăn chặn cây cối hấp thu và sử dụng các loại khoáng chất. Kết quả là, tôi tin rằng không phải bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được các loại thực phẩm giàu magiê, và đó là lý do tại sao việc bổ sung magiê nên được xem xét cẩn thận. Đây là kế hoạch cá nhân của tôi mặc dù tôi được tiếp cận các loại thức ăn rất giàu chất dinh dưỡng.

Magiê ở dạng nào là tốt nhất?

Một cách khác để cải thiện tình trạng magiê của bạn là thường xuyên tắm muối Epsom hoặc ngâm chân.

Nếu bạn lựa chọn bổ sung magiê theo khuyến cáo của bác sĩ Dean, hãy nhận thức rằng có nhiều dạng magiê khác nhau. Các nguồn cung magiê rẻ nhất là các chế phẩm bổ sung magiê oxit, được cơ thể hấp thụ rất ít. Chỉ bốn phần trăm được hấp thụ khi bạn dùng loại này. 96 phần trăm còn lại sẽ đi vào đường ruột của bạn, đó là lý do magiê ôxít thường có tác dụng nhuận tràng, có thể hữu ích nếu bạn đang mắc chứng táo bón.

Cơ thể hấp thụ rất ít các vi chất bổ sung magiê oxit. Chỉ bốn phần trăm là được hấp thụ khi bạn sử dụng loại này.
Bên cạnh việc bổ sung, một cách khác để cải thiện tình trạng magiê của bạn là thường xuyên tắm muối Epsom hoặc ngâm chân. Muối Epsom là một loại magiê sulfat có thể hấp thụ vào cơ thể qua da. Dầu magiê (từ magnesium chloride) cũng có thể được sử dụng ngoài da và hấp thụ qua da.

Lý do cho sự đa dạng các chế phẩm bổ sung magiê trên thị trường là bởi vì magiê phải liên kết với một chất khác. Không có chế phẩm nào bổ sung 100% magiê (trừ magiê pico-ion). Các chất được sử dụng trong bất kỳ hợp chất bổ sung nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và khả dụng sinh học của magiê, và có thể mang lại các lợi ích khác nhau, hoặc mục tiêu khác nhau, đối với sức khỏe.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Tác dụng đặc biệt của khoáng chất Magiê đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-dac-biet-cua-khoang-chat-magie-doi-voi-suc-khoe-8047/feed/ 0
Phospho có vai trò gì với sức khỏe? https://benh.vn/phospho-co-vai-tro-gi-voi-suc-khoe-8431/ https://benh.vn/phospho-co-vai-tro-gi-voi-suc-khoe-8431/#respond Fri, 10 Jul 2015 06:48:38 +0000 http://benh2.vn/phospho-co-vai-tro-gi-voi-suc-khoe-8431/ Phospho là một loại khoáng chất thiết yếu với cơ thể, được lưu trữ trong cấu trúc xương, răng, ADN và các màng tế bào trong khắp cơ thể.

Bài viết Phospho có vai trò gì với sức khỏe? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phospho là một loại khoáng chất thiết yếu với cơ thể, được lưu trữ trong cấu trúc xương, răng, ADN và các màng tế bào trong khắp cơ thể.

Phospho cần thiết cho nhiều phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể, chẳng hạn như chuyển đổi thực phẩm bạn ăn thành năng lượng. Nó cũng cần thiết cho sự co bóp bình thường của các cơ, sự dẫn truyền thần kinh, chức năng thận và giúp xương chắc khỏe.

Nhu cầu phospho của cơ thể

Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y tế Quốc gia Mỹ đã xác định nhu cầu cần thiết của cơ thể với phospho, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tuổi tác như sau:

– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 460mgr/ngày

– Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 500mgr/ngày

– Trẻ em và thanh thiếu niên từ 9 – 18 tuổi: 1.250mgr/ngày

– Người trên 19 tuổi: 700mgr/ngày

– Phụ nữ mang thai và cho con bú: 700mgr/ngày

Phospho có nhiều trong các loại thực phẩm hàng ngày

Những nguồn thực phẩm chứa nhiều phospho cũng có chứa nhiều protein, bao gồm thịt, các loại hạt, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau củ quả… Ngũ cốc nguyên hạt cũng có chứa phospho nhưng ở dạng khiến cơ thể khó hấp thụ hơn.

Trên thực tế, phospho là khoáng chất rất ít khi bị thiếu hụt trong cơ thể. Tình trạng thiếu phospho có thể xảy ra do sử dụng một số loại thuốc nhất định, thực phẩm bổ sung calcium carbonate hoặc một số thuốc kháng acid… Thiếu phospho có thể dẫn đến chán ăn, thiếu máu, đau cơ, yếu đuối và dẫn đến chứng loãng xương.

Hiện tượng nhiễm độc phospho cũng hiếm khi xảy ra, nhưng những người mắc bệnh thận nặng hoặc gặp vấn đề với calci cũng có thể bị dư thừa phospho trong máu.

Benh.vn (Theo yhocvn.net)

Bài viết Phospho có vai trò gì với sức khỏe? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phospho-co-vai-tro-gi-voi-suc-khoe-8431/feed/ 0