Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 25 Feb 2020 15:50:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hạt sen – bài thuốc quý điều trị khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh https://benh.vn/hat-sen-bai-thuoc-quy-dieu-tri-khoc-da-de-cho-tre-so-sinh-5454/ https://benh.vn/hat-sen-bai-thuoc-quy-dieu-tri-khoc-da-de-cho-tre-so-sinh-5454/#respond Sun, 29 Sep 2019 05:24:14 +0000 http://benh2.vn/hat-sen-bai-thuoc-quy-dieu-tri-khoc-da-de-cho-tre-so-sinh-5454/ “Khóc dạ đề” là cụm từ không xa lạ với những bà mẹ mới sinh. Đối với những gia đình “không may” có trẻ khóc dạ đề thì đó là “nỗi ám ảnh” đáng sợ, thậm chí “không dám sinh con thứ hai”. Tuy nhiên, khi hiểu rõ nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ kết hợp với việc sử dụng những bài thuốc trong dân gian chứng khóc dạ đề sẽ hết.

Bài viết Hạt sen – bài thuốc quý điều trị khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Khóc dạ đề” là cụm từ không xa lạ với những bà mẹ mới sinh. Đối với những gia đình “không may” có trẻ khóc dạ đề thì đó là “nỗi ám ảnh” đáng sợ, thậm chí “không dám sinh con thứ hai”. Tuy nhiên, khi hiểu rõ nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ kết hợp với việc sử dụng những bài thuốc trong dân gian chứng khóc dạ đề sẽ hết. Vậy, phương pháp đó như thế nào?

Thế nào là khóc dạ đề?

Khóc dạ đề là hiện tượng trẻ thường xuyên khóc về đêm, trăn trở khó chịu, ngủ không yên giấc, hoặc khi trẻ đang ngủ thì liên tục giật mình, tỉnh dậy, khóc thét.

Trẻ khóc dạ đề thường khóc từng đợt, có trường hợp khóc kéo dài cả đêm. Đến khi trời sáng thì hết khóc và bắt đầu thiếp đi.

Trẻ khóc dạ đề thường khóc từng đợt, có trường hợp khóc kéo dài cả đêm…

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc dạ đề

  • Trẻ không nhận được sự chăm sóc đầy đủ trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng, thời gian ngủ, nghỉ chưa hợp lý.
  • Trẻ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh bị kích thích mạnh về đêm.
  • Trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng.
  • Hệ tiêu hóa kém hoặc trẻ mắc chứng sợ hãi khi về đêm…

Tác dụng của hạt sen

Theo tài liệu cổ thì hạt sen (còn gọi là liên nhục) vị ngọt, sáp (làm cho chặt lại, kín lại), tính bình (không nóng, không lạnh).

Hạt sen có tác dụng chữa di tinh, mộng tinh, tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước…

Hạt sen chữa tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém…

Tác dụng của tâm sen

  • Thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm).
  • Giáng áp (hạ huyết áp).
  • Sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt).
  • Chỉ huyết (cầm máu)…

Phương pháp hạn chế khóc dạ đề từ hạt sen

Nguyên liệu:

Hạt sen (20 đến 30 hạt để cả tâm).

Phương pháp sử dụng:

  • Cho hạt sen đã bóc vỏ, rửa sạch (để cả tâm) vào nồi nước (khoảng ½ lít nước).
  • Đun sôi rồi để nhỏ lửa từ 10 đến 15 phút.
  • Dùng nước sắc hạt sen cho trẻ uống 2 lần/ngày.
  • Uống liên tục từ 3 đến 5 ngày trẻ sẽ hết khóc dạ đề.

Lưu ý:

  • Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi đi lỏng cần điều trị dứt điểm mới sử dụng nước sắc hạt sen để điều trị khóc dạ đề (vì tâm sen tính lạnh).
  • Những người tỳ vị hư yếu, rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mãn tính không nên dùng.

Hạn chế các tác nhân gây mất ngủ ở trẻ

  • Không để trẻ đói bụng, khát sữa.
  • Không để bé ngủ ngày quá nhiều.
  • Tạo không gian thông thoáng cho trẻ, đảm bảo nhiệt độ trong phòng khoảng 280 C.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, tầm soát sức khỏe cho trẻ: các bệnh về đường hô hấp, viêm da…

Lời kết

Chứng khóc dạ đề là hiện tượng đặc biệt ở trẻ sơ sinh, sau nay khoa học chứng minh đây là hiện tượng thiếu canxi của bé. Có những trẻ ăn ngon, ngủ kỹ “lăn lóc như củ khoai”, ngược lại có trẻ lại quấy, khóc ngằn ngặt suốt đêm khiến trẻ kém lên cân, bố mẹ mệt mỏi vì mất ngủ.

Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề do: Chế độ chăm sóc, thời gian ngủ, nghỉ chưa hợp lý, trẻ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh bị kích thích mạnh về đêm, trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng…

Để giải quyết chứng khóc dạ đề ở trẻ, dân gian thường sử dụng nước hạt sen đã sắc (để cả tâm) cho trẻ uống. Hoạt chất từ hạt sen, tâm sen sẽ khiến giấc ngủ trở lại với bé, chứng khóc dạ đề sẽ đỡ dần rồi hết. Tuy nhiên, đối với những trẻ tỳ vị hư yếu, rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mãn tính không nên sử dụng phương pháp này.

Benh.vn

Bài viết Hạt sen – bài thuốc quý điều trị khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hat-sen-bai-thuoc-quy-dieu-tri-khoc-da-de-cho-tre-so-sinh-5454/feed/ 0
Thêm một nghiên cứu cho thấy vi khuẩn trong ruột có thể gây ra hội chứng colic ở trẻ https://benh.vn/them-mot-nghien-cuu-cho-thay-vi-khuan-trong-ruot-co-the-gay-ra-hoi-chung-colic-o-tre-59774/ https://benh.vn/them-mot-nghien-cuu-cho-thay-vi-khuan-trong-ruot-co-the-gay-ra-hoi-chung-colic-o-tre-59774/#respond Tue, 02 Apr 2019 11:14:50 +0000 https://benh.vn/?p=59774 Vì sao một vài bé sơ sinh lại khóc dữ dội, trong khi những bé khác thì không? Khi các bác sỹ vẫn chưa thể lý giải điều này thì một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Hà Lan đã gợi ý rằng: những bất thường trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng colic ở trẻ.

Bài viết Thêm một nghiên cứu cho thấy vi khuẩn trong ruột có thể gây ra hội chứng colic ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vì sao một vài bé sơ sinh lại khóc dữ dội, trong khi những bé khác thì không? Khi các bác sỹ vẫn chưa thể lý giải điều này thì một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Hà Lan đã gợi ý rằng: những bất thường trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng colic ở trẻ.

Hội chứng colic là tình trạng bé sơ sinh khóc nhiều hơn ba giờ mỗi ngày mà không có lý do cụ thể. Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nhi khoa Pediatrics này, các tác giả đã xác định một “dấu ấn” vi khuẩn khác biệt trong ruột các trẻ bị colic.

Cần lưu ý rằng, ban đầu bé có đường ruột vô khuẩn (không có vi sinh vật). Vi khuẩn chỉ bắt đầu phát triển, xâm chiếm trong đường ruột chỉ một vài giờ sau khi bé sinh ra.

Nghiên cứu tiến hành trên 12 trẻ bị colic và 12 trẻ khỏe mạnh. Các nhà khoa học lấy mẫu phân của trẻ định kỳ từ lúc sinh ra tới khi bé được 100 ngày tuổi. Mẫu phân được phân tích bằng kỹ thuật giải trình ADN để xác định hơn 1,000 chủng vi khuẩn khác nhau.

Theo nghiên cứu, trong những tuần đầu đời, các bé bị colic có lượng vi khuẩn thuộc ngành Proteobacteria trong ruột nhiều hơn những bé sơ sinh bình thường. Ngành Proteobacteria gồm các vi khuẩn đã được biết tới với khả năng sinh hơi, từ đó có thể gây đau bụng cho trẻ sơ sinh và khiến các bé quấy khóc.

Các trẻ sơ sinh bị colic cũng có ít vi khuẩn BifidobacteriaLactobacilli hơn những trẻ thường. Vi khuẩn ở các chi này có thể chống viêm, từ đó làm giảm viêm và đau ruột cho người.

Giáo sư Carolina de Weerth, chuyên gia tâm lý phát triển tại Đại học Radboud Nijmegen, Hà Lan nói: “Trong một thời gian dài, nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia đã tin rầng colic có thể chỉ là một hiện tượng quá khích trong quá trình trẻ sơ sinh khóc. Tuy vậy, nghiên cứu này đã chỉ ra – dù chỉ ở một số trường hợp khóc colic – rằng sự bất thường ở hệ vi sinh vật đường ruột có thể dẫn tới hành vi này của trẻ.”

Sự bất thường của vi khuẩn đường ruột trẻ bắt đầu biến mất sau vài tháng. Điều này cho thấy đây là tình trạng tạm thời. Mặc dù vậy, nghiên cứu của nhóm tác giả vẫn ở quy mô nhỏ và mới chỉ tiến hành vài tháng nên vẫn cần nhiều bằng chứng từ những nghiên cứu lớn hơn.

Nghiên cứu còn cho thấy vi khuẩn xâm chiếm đường ruột của trẻ bị colic chậm hơn những trẻ thường.

Giáo sư William Muinos, đồng giám đốc khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Nhi Miami, nói rằng những phát hiện này rất hợp lý bởi các chủng vi khuẩn có khả năng ảnh hưởng tới việc sinh hơi và nhu động ruột. Những ảnh hưởng này gia tăng có thể khiến trẻ quấy khóc. Mặc dù vậy, giáo sư Muinos cho rằng có nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng tới trẻ bị colic, và vi khuẩn đường ruột chỉ là một trong các yếu tố gây ra hội chứng này.

Ví dụ, một vài trẻ bị colic có vấn đề về dịch dạ dày hay bị ợ nóng. Thêm vào đó, theo Viện Sức khỏe Hoa Kỳ, những cảm xúc như sợ hãi, phấn khích cũng có thể dẫn tới các triệu chứng colic ở trẻ,.

Kết quả của nghiên cứu gợi ý rằng các nhà khoa học có thể nhìn vào hệ vi khuẩn đường ruột để dự đoán liệu trẻ có bị colic sau này hay không. Thêm vào đó, các liệu pháp như dùng chế phẩm probiotic có thể là một giải pháp chữa trị colic, mặc dù cần có nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai để kiểm chứng điều này.

 

Bài viết Thêm một nghiên cứu cho thấy vi khuẩn trong ruột có thể gây ra hội chứng colic ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/them-mot-nghien-cuu-cho-thay-vi-khuan-trong-ruot-co-the-gay-ra-hoi-chung-colic-o-tre-59774/feed/ 0
Phát hiện mới, Hội chứng Colic có liên quan tới hệ vi sinh vật đường ruột trẻ sơ sinh https://benh.vn/phat-hien-moi-hoi-chung-colic-co-lien-quan-toi-he-vi-sinh-vat-duong-ruot-tre-so-sinh-54967/ https://benh.vn/phat-hien-moi-hoi-chung-colic-co-lien-quan-toi-he-vi-sinh-vat-duong-ruot-tre-so-sinh-54967/#respond Wed, 20 Feb 2019 01:30:06 +0000 https://benh.vn/?p=54967 Khóc colic hay khóc dạ đề là một hội chứng hành vi được đặc trưng bởi biểu hiện kêu khóc không thể dỗ nín, không ngừng và bộc phát không rõ nguyên nhân ở các trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Đây là vấn đề rất thường gặp và ảnh hưởng từ 15 – 30% trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời.

Bài viết Phát hiện mới, Hội chứng Colic có liên quan tới hệ vi sinh vật đường ruột trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hội chứng Colic (khóc dạ đề) là gì?

Hội chứng Colic hay khóc dạ đề là một hội chứng hành vi được đặc trưng bởi biểu hiện kêu khóc không thể dỗ nín, không ngừng và bộc phát không rõ nguyên nhân ở các trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Đây là vấn đề rất thường gặp và ảnh hưởng từ 15 – 30% trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời.

Triệu chứng khi trẻ bị colic:

  • Trẻ bị căng cứng người
  • Chân co lại và tay nắm chặt
  • Bụng căng ra
  • Mắt co lại hoặc giãn ra
  • Trán có nếp nhăn
  • Mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt
  • Chướng bụng và đầy hơi

Trẻ có thể khóc liên tục nhưng thường kiểu bùng phát kéo dài khoảng 5 phút, mỗi đợt đau cách nhau khoảng 1 hoặc 2 phút. Thường thì bé sẽ khóc ở cùng một thời điểm mỗi ngày, khóc nhiều hơn vào buổi chiều, tối và đêm, kéo dài 2 hoặc 3 giờ.

Mặc dù thường xuyên xảy ra, cơn đau khi trẻ khóc colic đã được ghi nhận và có tới 40 năm nghiên cứu, nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ. Một vài giả thuyết cho rằng đây là một bệnh hữu cơ hoặc tâm lý.

Ảnh minh họa: Nguyên nhân gây ra khóc colic ở trẻ vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ

Mối liên quan giữa colic và hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ

Trong các giả thuyết, sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra colic, bằng cách thay đổi quá trình chuyển hóa carbonhydrat và các acid béo ở hệ tiêu hóa của trẻ.

Sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột trong thời kỳ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: cách cho trẻ ăn, cách sinh đẻ, sự khác biệt về địa lý, sinh non, thuốc kháng sinh và điều kiện vệ sinh.

Sự chiếm đóng trong đường ruột của các vi khuẩn đóng vai trò như một yếu tố kích thích hình thành kháng thể hiệu quả trong quá trình trưởng thành của các tổ chức lympho đường ruột. Khả năng tạo các tế bào sinh IgA tăng lên mạnh mẽ trong các giai đoạn liên tiếp nhau hình thành hệ vi sinh vật đường ruột.

Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu xem liệu hệ vi sinh vật đường ruột có đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng hệ miễn dịch, điều hòa sự dung nạp đường uống và kích thích gây ra colic ở trẻ hay không là rất thú vị.

Nghiên cứu của Savino và các cộng sự tại Turin, Ý

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu xem hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ sơ sinh bị colic có khác với ở trẻ khỏe mạnh được bú sữa mẹ hoàn toàn hay không.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tập hợp 71 trẻ bị colic và không bị colic được bú sữa mẹ hoàn toàn, 15-60 ngày tuổi, tại khoa Nhi Đại học Turin, Ý, từ tháng 3/2001 tới tháng 3/2002. Các trẻ này bị mắc bệnh không liên quan tới colic và các hội chứng nhi khoa khác, không bị bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh mạn tính, chưa từng bị viêm dạ dày ruột, chưa từng sử dụng kháng sinh hay chế phẩm vi sinh probiotic hoặc các thuốc khác có thể gây thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột.

Để hạn chế biến thiên có thể xảy ra cho chế độ dinh dưỡng khác nhau, tất cả các trẻ tham gia nghiên cứu đều được bú sữa mẹ hoàn toàn.

Các trẻ này được chia thành 2 nhóm: nhóm bị colic và nhóm chứng. Quấy khóc colic được định nghĩa là việc trẻ khóc do đau đớn đặc biệt khó kiểm soát, kéo dài từ 3 giờ trở lên trong một ngày, 3 ngày trở lên trong một tuần, theo tiêu chí của Wessel. Nhóm chứng bao gồm 29 trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Mẫu phân của tất cả các trẻ được thu thập, pha loãng và nuôi cấy trong vài môi trường chọn lọc để phát hiện lactobacilli, clostridia, các vi khuẩn kỵ khí Gram âm và vi khuẩn họ Enterobacteriaceae.

Kết quả nghiên cứu

Có sự khác biệt giữa hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh bị và không bị colic:

Tỷ lệ vi khuẩn Gram âm kỵ khí xuất hiện nhiều hơn ở các trẻ bị colic (9 ở nhóm chứng và 24 ở nhóm bị colic; p= 0,055).

Tỷ lệ vi khuẩn lactobacilli xuất hiện nhiều hơn ở các trẻ khỏe mạnh (13 ở nhóm chứng và 8 ở nhóm bị colic; p = 0,044).

Ngoài ra, số lượng lactobacilli trung bình cũng khác nhau giữa 2 nhóm (1,26 ± 2,67 ở nhóm bị colic so với 2,89 ± 3,48 ở nhóm chứng; p = 0,029) (Hình 1).

Hình 1. Số lượng lactobacillus ở trẻ sơ sinh bị và không bị colic (p = 0,029).

Kết luận

Nghiên cứu chỉ ra rằng các trẻ sơ sinh bị colic có hệ vi sinh vật đường ruột khác với trẻ không bị colic.

Hệ vi sinh vật đường ruột và những giải pháp tương lai

Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang thu thập thêm bằng chứng, nhưng vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột trong khóc colic vẫn chưa thực sự rõ ràng: sự khác biệt về lượng các chủng vi khuẩn có thể là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của bệnh, nhưng đó cũng có thể là hậu quả của colic.

Các nghiên cứu hiện tại đã tạo tiền đề để đánh giá sâu hơn mối liên quan giữa hệ vi sinh đường ruột và khóc colic. Rất có thể, những nghiên cứu này sẽ định hướng cho những giải pháp chữa trị mới để giải quyết vấn đề khóc colic, vốn là nỗi ám ảnh của nhiều ông bố bà mẹ có con nhỏ bấy lâu nay.

Nguồn: Savino, F., et al. “Intestinal microflora in breastfed colicky and non‐colicky infants.” Acta paediatrica 93.6 (2004): 825-829.

Bài viết Phát hiện mới, Hội chứng Colic có liên quan tới hệ vi sinh vật đường ruột trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-moi-hoi-chung-colic-co-lien-quan-toi-he-vi-sinh-vat-duong-ruot-tre-so-sinh-54967/feed/ 0
Trẻ con ở nước nào khóc dai nhất trên thế giới? https://benh.vn/tre-con-o-nuoc-nao-khoc-dai-nhat-tren-the-gioi-9348/ https://benh.vn/tre-con-o-nuoc-nao-khoc-dai-nhat-tren-the-gioi-9348/#respond Tue, 26 Jul 2016 07:05:57 +0000 http://benh2.vn/tre-con-o-nuoc-nao-khoc-dai-nhat-tren-the-gioi-9348/ Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng những đứa trẻ khóc nhiều nhất đều sống tại các nước như Anh, Italia, Canada, Hà Lan. Còn những đứa trẻ ít quấy khóc nhất là ở các nước như Đan Mạch, Đức và Nhật Bản.

Bài viết Trẻ con ở nước nào khóc dai nhất trên thế giới? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng những đứa trẻ khóc nhiều nhất đều sống tại các nước như Anh, Italia, Canada, Hà Lan. Còn những đứa trẻ ít quấy khóc nhất là ở các nước như Đan Mạch, Đức và Nhật Bản.

Nghiên cứu về thời gian khóc của trẻ

Nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Warwick, Anh khảo sát số liệu từ gần 8.700 trẻ của 7 nước nói trên, báo cáo đã được công bố trên tạp chí The Journal of Pediatrics.

Kết quả cho thấy, trung bình một ngày trẻ sơ sinh khóc gần 2 giờ trong 2 tuần đầu tiên, từ tuần thứ 6 bé khóc nhiều nhất là 2 giờ 15 phút/ ngày, sang tuần thứ 12 thì giảm xuống còn 1 giờ 10 phút/ ngày.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại một số nước trẻ sơ sinh chỉ khóc 30 phút/ ngày thì ở các nước khác có thể lên đến 5 giờ/ ngày.

Giáo sư Dieter Wolke, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, nhận xét: “Mức độ khóc của các em bé rất khác nhau trong những tuần đầu tiên của cuộc đời – có sự dao động lớn nhưng điều này khá bình thường. Chúng ta có thể hiểu sâu hơn qua nền văn hóa, hoặc cũng có thể là do bố mẹ, một số yếu tố khác liên quan đến kinh nghiệm mang thai hoặc di truyền.”

 Trẻ ở Anh khóc nhiều nhất (Ảnh minh họa: Internet)

Như vậy trẻ khóc nhiều nhất sống tại Anh. Hiện tại chưa có nghiên cứu đối với trẻ sơ sinh tại Việt Nam, tuy nhiên những con số này giúp bạn tham khảo để xem mức độ khóc của các trẻ là nhiều hay ít.

Tại sao trẻ em hay quấy khóc ?

Một nguyên nhân phổ biến của những trận khóc kéo dài ở trẻ sơ sinh là do đau bụng, các ông bố bà mẹ cần lưu ý điều này.

Khóc dạ đề

Theo Đông y, hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, gọi là chứng “Tiểu nhi dạ đề”. Trẻ thường khóc về ban đêm, trằn trọc khó chịu, ngủ không yên; hoặc đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp khóc lè nhè cho đến sáng.

Khóc dạ đề có rất nhiều nguyên nhân. Ở một số trẻ là do không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh.

Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề.

Mách mẹ những cách đơn giản giúp trẻ bớt quấy khóc

Hạn chế mức độ của các kích thích

Một số trẻ quấy khóc là do bị kích thích quá mức. Giữ một môi trường an lành, tĩnh lặng có thể giúp trẻ dễ chịu. Thêm ghi chú về môi trường xung quanh trước và sau khi bé quấy khóc. Nếu có điểm gì đó lặp đi lặp lại, hãy tìm biện pháp ứng phó kịp thời.

Cho bé bú

Cho trẻ bú thêm một cữ sữa nữa hoặc cho bú mẹ thêm. Cũng có thể cho bé uống thêm nước, hoặc thay đổi núm vú bình sữa, giúp trẻ quên đi cơn khóc.

Luôn đem theo đồ uống dự phòng hoặc thức ăn nhẹ khi đi đâu đó. Bé quấy khóc có thể vì đói hoặc khát, cho bé ăn nhẹ có khả năng xoa dịu khi bé sắp quấy.

Thay tã lót cho trẻ khi cần

Giữ cơ thể bé luôn được vệ sinh sạch sẽ, nhất là khi “tè” ướt tã lót hoặc quần áo bị ẩm ướt. Làn da được thoáng mát sẽ làm trẻ luôn cảm thấy dễ chịu thoải mái và ít quấy khóc.

Dừng lại và thả lỏng

Trẻ con rất dễ hòa nhập với bạn và cảm xúc của bạn. Do đó, cần chuẩn bị tinh thần khi thấy bé sắp quấy khóc. Nếu bạn khó chịu hay bực bội, điều đó chẳng ích gì cho hai mẹ con. Do đó, hít vài hơi thở sâu và tìm cách đánh lạc hướng cơn giận của bé. Sau đó khi chỉ còn lại một mình, hãy dỗ bé ngủ.

Giữ im lặng

Cố gắng giảm tiếng ồn ở nhà. Một số bé rất nhạy cảm với kích thích giác quan và ở nhà có thể là chỗ ồn ào đáng kinh ngạc. Âm thanh tivi đang mở, tiếng ồn ào của đài phát thanh và chuông điện thoại có thể kết hợp khiến bé khó chịu.

Vì vậy, hãy tắt những vật không sử dụng để giảm tác động âm thanh.

Di chuyển trẻ, đưa trẻ đi dạo

Có thể đung đưa bé nhè nhẹ trên tay, bế đi vòng quanh nhà, hoặc cho ngồi an toàn trong xe rồi chở đi chơi.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ 6 tuần tuổi được đưa ra ngoài hít thở khí trời từ 4-5 tiếng/ngày khóc ít hơn trẻ chỉ được đi chơi 2-3 tiếng. Sự gần gũi của bé với cha mẹ sẽ xoa dịu bé và còn giải phóng cả bản thân bạn khỏi những lo lắng trong nhà.

Benh.vn (Theo Daikynguyen)

Bài viết Trẻ con ở nước nào khóc dai nhất trên thế giới? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-con-o-nuoc-nao-khoc-dai-nhat-tren-the-gioi-9348/feed/ 0