Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 18 Jul 2023 04:53:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phương pháp mới giúp phát hiện sớm bất thường và khuyết tật ở trẻ https://benh.vn/phuong-phap-moi-giup-phat-hien-som-bat-thuong-va-khuyet-tat-o-tre-9359/ https://benh.vn/phuong-phap-moi-giup-phat-hien-som-bat-thuong-va-khuyet-tat-o-tre-9359/#respond Tue, 01 Jan 2019 05:06:10 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-moi-giup-phat-hien-som-bat-thuong-va-khuyet-tat-o-tre-9359/ Giai đoạn trước 5 tuổi là thời kỳ rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu trẻ có đặc điểm gì bất thường, việc phát hiện sớm sẽ giúp các phụ huynh sớm có biện pháp can thiệp. ASQ-3 là phương pháp đang được ưa chuộng trên thế giới để làm việc đó.

Bài viết Phương pháp mới giúp phát hiện sớm bất thường và khuyết tật ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Giai đoạn trước 5 tuổi là thời kỳ rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu trẻ có đặc điểm gì bất thường, việc phát hiện sớm sẽ giúp các phụ huynh sớm có biện pháp can thiệp. ASQ-3 là phương pháp đang được ưa chuộng trên thế giới để làm việc đó.

Bộ công cụ sàng lọc sớm này đang được đánh giá để sớm triển khai tại Việt Nam. Đây là mục đích chính của đề tài “Cải biên và định chuẩn bộ công cụ ASQ-3 từ 6 đến 36 tháng” do PGS. TS. Lê Thị Minh Hà, thuộc trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, làm chủ nhiệm. Đề tài đã được nghiệm thu vào chiều 17/4 tại Sở (Khoa học và Công nghệ) KH&CN TP.HCM và được hội đồng thẩm định đánh giá khá cao, có thể sớm áp dụng để triển khai trên quy mô rộng.

Những bất thường hoặc khuyết tật của trẻ có thể được phát hiện thông qua bộ câu hỏi ASQ-3

ASQ-3 là gì

Phát biểu tại buổi nghiệm thu, TS. Hà cho biết, ASQ-3 (Ages and Stages Questionnaire, Third Edition) là bộ câu hỏi dùng cho các phụ huynh hoặc người nuôi dạy trẻ trả lời, về 5 lĩnh vực phát triển của trẻ nhỏ, gồm: năng lực giao tiếp, vận động thô (theo bản năng), vận động chuẩn (được rèn luyện), năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp xã hội.

Sau khi trả lời các câu hỏi trên, phụ huynh có thể sàng lọc được các vấn đề liên quan tới con em của mình, chủ yếu như trẻ có phát triển bình thường không, trẻ có gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc vận động không (có thể do khuyết tật bẩm sinh), trẻ có gặp vấn đề trong việc lắng nghe người lớn không, trẻ có gặp trục trặc khi giao tiếp với bạn bè hoặc người khác không?

Điểm hay của bộ câu hỏi này là nó không chỉ hỏi một lần duy nhất mà tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, phụ huynh sẽ lại có những bộ câu hỏi khác nhau khác để trả lời. Lý do vì có những vấn đề mà ở giai đoạn này trẻ không thể hiện ra nhưng lại rõ ràng hơn ở giai đoạn khác. Chính vì tính phức tạp cao và sâu sát đó, ASQ-3 trở thành một công cụ sàng lọc tương đối hiệu quả và đáng tin cậy, được nhiều quốc gia áp dụng để phát triển sớm các vấn đề của trẻ nhỏ.

Hiện nay, bộ câu hỏi này cho phép đo đạc sự phát triển của trẻ trong các giai đoạn từ 2 – 60 tháng tuổi. Nhưng trong quy mô của đề tài, khoảng tuổi này được giới hạn lại từ 6 – 36 tháng. Một phần vì đây là khoảng tuổi được nhiều nước áp dụng nhất.

Nghiên cứu triển khai tại Việt Nam

Trên thực tế tại Việt Nam, đã có một số cơ sở đào tạo và trường mầm non tư thục áp dụng ASQ-3 để giúp sớm phát triển các vấn đề phát triển không bình thường của trẻ. Nhưng các bản ASQ-3 này được lấy hoàn toàn từ nước ngoài về và mỗi cơ sở biên dịch/áp dụng theo cách của riêng mình. Vì thế, theo TS. Hà, xuất hiện 2 tình trạng: một là các bản dịch không giống nhau, từ đó khiến các phụ huynh trả lời không giống nhau mặc dù cùng một bộ câu hỏi; hai là do khác biệt về văn hoá, có những câu hỏi không phù hợp với Việt Nam nên dịch một cách máy móc sẽ khiến câu trả lời không phản ánh đúng bản chất vấn đề.

Do đó, để có thể triển khai ASQ-3 một cách rộng rãi tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã trực tiếp làm việc tới Brookes Publishing Co., đơn vị viết và phát hành bộ câu hỏi, để làm rõ chi tiết từng câu hỏi và điều chỉnh sao cho phù hợp với người Việt. Bên cạnh đó, để đảm bảo mọi thứ không chỉ là dịch thuật một cách thuần tuý và máy móc, nhóm của TS. Hà cũng đã tiến hành các đợt thử nghiệm sơ bộ, lấy ý kiến từ phụ huynh/giáo viên mầm non, chỉnh sửa rồi thử nghiệm trên quy mô hẹp, quy mô rộng ở nhiều nơi. Sau đó, nhóm sử dụng các công cụ thống kê để tính độ lệch chuẩn, độ tin cậy nhằm đánh giá bộ câu hỏi ASQ-3 vừa được cải biên có còn đáp ứng được tinh thần chủ đạo của bộ câu hỏi gốc hay không.

“Với số mẫu nghiên cứu lớn, 2980 trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi, trong đó 840 trẻ ở giai đoạn thử nghiệm, 420 trẻ giai đoạn nghiên cứu thí điểm, 1400 trẻ giai đoạn nghiên cứu rộng, 210 trẻ nghiên cứu tính ý nghĩa ý nghĩa của bảng câu hỏi và 90 trẻ nghiên cứu độ tin cậy của bảng hỏi; Đề tài cũng khảo sát 2540 phụ huynh, trong đó 420 giai đoạn thử nghiệm, 420 giai đoạn thí điểm, 1400 giai đoạn nghiên cứu rộng, 210 nghiên cứu ý nghĩa bảng câu hỏi và 90 nghiên cứu độ tin cậy; Không dừng lại ở đó, đề tài còn khảo sát 390 giáo viên mầm non, 63 chuyên gia, số liệu điều tra có tin cậy; chính vì thế, kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị thực tiễn để sàng lọc trẻ từ 6 – 36 tháng ở các phòng khám tâm lý, phòng khám nhi, trung tâm sàng lọc trẻ em hoặc ở các trung tâm can thiệp sớm”, hội đồng thẩm định nhận xét.

Hội đồng thẩm định chúc mừng TS. Lê Thị Minh Hà (áo xanh giữa) đã có một đề tài nghiên cứu thiết thực và có tính khả thi, áp dụng thực tiễn cao

Tuy vậy, tương tự với các báo cáo khoa học khác, các chuyên gia thẩm định cho rằng, đề tài của TS. Hà vẫn còn sót một vài lỗi nhỏ, chủ yếu liên quan tới vấn đề dịch thuật. Vài chuyên gia nhìn nhận có thể do quá trình bản địa hóa của nhóm khá “kỹ” nên ở vài câu hỏi, ý nghĩa của bản cải biên so với bản gốc đã không còn khớp. Hội đồng đề nghị nhóm cần rà soát chi tiết lại để có thể hoàn chỉnh lần cuối cùng. Song, với những gì nhóm đã làm được, hội đồng thẩm định vẫn đánh giá cao bản nghiên cứu này và chấm 87/100 điểm, xếp hạng khá tốt. Hội đồng cũng kỳ vọng sau lần chỉnh sửa cuối, bộ câu hỏi ASQ-3 đã cải biên trở thành công cụ chuẩn mực để không chỉ các trường tư thục mà mọi cơ sở có liên quan tới trẻ em, từ các trường mầm non cho đến các bệnh viện nhi, cơ sở chẩn đoán sớm… có thể đưa vào để áp dụng và triển khai hàng loạt trong thời gian sớm nhất.

Bài viết Phương pháp mới giúp phát hiện sớm bất thường và khuyết tật ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-moi-giup-phat-hien-som-bat-thuong-va-khuyet-tat-o-tre-9359/feed/ 0