Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 04 May 2022 02:53:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng https://benh.vn/mua-kien-ba-khoang-da-den-hay-coi-chung-6073/ https://benh.vn/mua-kien-ba-khoang-da-den-hay-coi-chung-6073/#respond Tue, 03 May 2022 00:39:10 +0000 http://benh2.vn/mua-kien-ba-khoang-da-den-hay-coi-chung-6073/ Hiện tượng kiến ba khoang đột nhiên tăng mạnh. Số bệnh nhân đến bệnh viện khám viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gia tăng đáng kể kể cả trẻ em và người lớn.

Bài viết Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện tượng kiến ba khoang đột nhiên tăng mạnh. Số bệnh nhân đến bệnh viện khám viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gia tăng đáng kể kể cả trẻ em và người lớn.

Tại BV Nhi Trung ương, mỗi ngày phòng khám Da liễu BV tiếp nhận khoảng 10 -20 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đến khám. Tại khoa Nhi (BV Bạch Mai) cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhi đến khám vì viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.

Được người bạn cùng cơ quan cho xem vết thương tôi cứ nghĩ rằng đó là Zona thần kinh vì các triệu chứng như mẩn đỏ khắp vùng cổ (vùng bị nhiễm độc), lúc đầu chỉ hơi đỏ, sau rõ lên, rồi xuất hiện mủ một cách nhanh chóng – “Chủ nhân” của vết thương kể và cả hai chúng tôi đều tin rằng đó là Zona và tự mua thuốc về bôi.

Tối đó về thấy cổ của con trai út nhà tôi cũng có hiện tượng tương tự tôi cũng không suy nghĩ nhiều nhưng khi thấy một chú kiến ba khoang xuất hiện trên đỉnh màn thì tôi mới vỡ lẽ thủ phạm gây ra vết thương kia là ai.

kien_ba_khoang_benhvn

Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa, rất thích ánh sáng đèn ban đêm.

“Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh Zona. Khác với Zona thần kinh có dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn; Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể, còn viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang có thể gặp bất cứ vị trí nào có tiếp xúc, trong đó chủ yếu là vùng da hở”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết.

Dấu hiệu nhận biết viêm da do kiến ba khoang

Hiện đang là mùa kiến ba khoang. Đây là một loài côn trùng có thân mình thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen – vàng cam xen kẽ, nhìn giống con kiến. Trong dân gian, chúng có rất nhiều tên gọi khác nhau: kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít.

  • Xuất hiện tình trạng viêm da (giới chuyên môn gọi là viêm da tiếp xúc do côn trùng, người dân gọi là bệnh “giời leo”) thường xuất hiện ở vùng hở như: mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.
  • Tổn thương cơ bản có dạng rát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.

kien_ba_khoang_dot_da

Tổn thương cơ bản có dạng rát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm.

  • Thương tổn tiếp tục xuất hiện mặc dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ tiếp tục quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp (kissing lesion).
  • Bệnh nhi có cảm giác rát bỏng tại chỗ, nếu thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.

Khuyến cáo phòng viêm da do kiến ba khoang

  • Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa, rất thích ánh sáng đèn ban đêm và thường đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn. Người dân có thể dựa vào đặc tính này để hạn chế kiến ba khoang vào nhà vì kiến ba khoang rất khó diệt…
  • TS Dũng khuyến cáo: “Con kiến ba khoang rất nhỏ, nếu không để ý, chúng có thể bám vào quần áo, chăn màn, khăn rửa mặt và khi tiếp xúc với da, nọc độc của kiến ba khoang có thể khiến da bị tổn thương. Vì thế, quần áo sau phơi khô cất cần rũ mạnh, trước khi mặc đồ cũng phải rũ mạnh quần áo, hạn chế bật đèn trong nhà, chỉ bật đèn ban công. Còn nếu bật đèn trong nhà thì nên đóng chặt các cửa, bật điều hòa cho trẻ chơi bên trong”.
  • Nếu phát hiện được kiến ba khoang ngay sau khi tiếp xúc cần loại bỏ côn trùng, nên dùng giấy ăn, găng tay để bắt kiến. Nếu có tiếp xúc, rửa vùng da tiếp xúc  bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ.
  • Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu trên chúng ta có thể bôi các thuốc làm dịu da, PlasmaKare No5 chứa Nano bạc và thảo dược lành da, uống kháng Histamin, tránh cho trẻ gãi và lây lan từ phần tổn thương sang phần da lành.

Xem thêm: Bệnh viêm da phỏng do kiến ba khoang

Hoa sữa – Benh.vn

Bài viết Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mua-kien-ba-khoang-da-den-hay-coi-chung-6073/feed/ 0
Bệnh viêm da phỏng do kiến ba khoang https://benh.vn/benh-viem-da-phong-do-kien-ba-khoang-3536/ https://benh.vn/benh-viem-da-phong-do-kien-ba-khoang-3536/#respond Mon, 05 Nov 2018 04:38:11 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-da-phong-do-kien-ba-khoang-3536/ Bệnh thường xẩy ra vào mùa hè, vì mưa làm ngập ruộng các côn trùng bay theo ánh đèn vào các nhà bên cạnh đồng ruộng. Đại đa số các bệnh nhân(78,14%) là những người làm việc dưới ánh đèn, và phần lớn trong số họ đều phát hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên vào buổi sáng.

Bài viết Bệnh viêm da phỏng do kiến ba khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
 1. Đại cương

– Paedérus là một côn trùng thuộc họ Staphylinidae. Loại thường gặp là P.literalis, P.fuscipes… Paedérus thoạt nhìn như con kiến mình dài thanh 7-10 mm. Nhân dân thường gọi côn trùng này bằng nhiều tên kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít… Đầu nhỏ có râu nhọn hoặc hình bầu dục cong về phía trước.

Mình mang 3 đôi chân. Bụng có 8 đốt dẻo, một số đốt có mầu đỏ hung, một số đốt có mầu đen. Trên mình có cánh rất ngắn chỉ che được 3-5 đốt bụng, hai cánh cứng ở trên, hai cánh lụa ở dưới. Paedérus chạy và bay rất nhanh, khi chạy cong đít lên như đít bọ cạp. Côn trùng sống bằng chất huỷ biến của thực vật, động vật, hoặc ăn các côn trùng nhỏ, các xác chết súc vật, phân.

kiến ba khoang

Chúng sống ở chỗ có phân rác, cỏ mục, rìa đầm lầy, dưới đống gạch, trong vỏ cây nứt nẻ, đôi khi trong cả tổ chim, tổ mối.

Kiến ba khoang thường ẩn náu ở bờ ruộng, dưới những đống vật liệu dư thừa, quanh gốc rạ, bãi cỏ, bụi cây, ruộng rau, những nơi đang xây dựng dở dang, những bãi rác thải. Sau những cơn mưa bị ngập nước không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn… Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng đó hoặc vô ý đập làm cho côn trùng chết trên da thì sẽ xuất hiện bệnh ngay tại vùng đó.

– Paedérus sống ở quanh làng, quanh các vị trí đóng quân, trong các đống rác trôi lềnh bềnh trên mặt ruộng, mặt sông. Từ các vị trí đó chúng có thể bay vào trong nhà, phòng làm việc nhất là khi trong phòng có ánh sáng, gây nên bệnh viêm da tiếp xúc cho những người va chạm vào nó.

Pavan đã chiết xuất từ côn trùng một chất gọi là Pederin. Chất này khi bôi lên da chuột bạch gây phản ứng viêm mạch, bôi lên da người gây viêm da phỏng nước.

Theo một số tác giả dân sống ở vùng châu thổ sông Vônga thường bị viêm da do Paedérus.

Một báo cáo khác thông báo có một vụ dịch viêm da phỏng nước do paedérus xảy ra vào mùa hè năm 1958- 1959 ở Achentina (A. Conders).

Tháng 5 – 1960 Nguyễn Sỹ Quốc và cộng sự báo cáo có một vụ dịch viêm da phỏng nước gồm 31 bệnh nhân có lâm sàng tương tự như viêm da phỏng nước do paedérus. Chúng tôi cho rằng đó cũng có thể là một vụ dịch do paedérus.

2. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh thường xẩy ra vào mùa hè, vì mưa làm ngập ruộng các côn trùng bay theo ánh đèn vào các nhà bên cạnh đồng ruộng. Đại đa số các bệnh nhân(78,14%) là những người làm việc dưới ánh đèn, và phần lớn trong số họ đều phát hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên vào buổi sáng.

Vị trí tổn thương chủ yếu ở phần hở, mặt, cổ hai cẳng tay, 1/2 trên thân mình. Nhưng cũng có trường hợp thấy cả ở vùng kín như nách, quanh thắt lưng, bẹn, đùi.

Tổn thương cơ bản 100% có biểu hiện bằng các đám đỏ, nền hơi cộm, có các mụn nước và phỏng nước, ở giữa có một vùng hơi lõm thậm chí hoại tử kéo dài thành vệt dài 3- 10 cm gợi ý có hình một vật gì (đó là vết miết của các ngón tay bệnh nhân). 100% có cảm giác nóng bỏng tại chỗ. Toàn trạng bệnh nhân có cảm giác ngây ngấy sốt khó chịu mệt mỏi có thể nổi hạch vùng tương ứng. Một số trường hợp phù nề hai mi mắt. Hoặc có tổn thương viêm da (đỏ phù nề nhẹ) ở các vùng da kín khác do bệnh nhân gãi, miết những độc tố của côn trùng vào vùng da đó. Sau một vài ngày có thể có nhiễm khuẩn thứ phát gây phỏng mủ, có vẩy tiết.

Tổn thương như vậy tiến triển từ 3-7 ngày thì đóng vẩy tiết khô và rụng dần để lại đám da sẫm màu, toàn bộ đợt tiến triển kéo dài 5- 20 ngày.

Có một số ít bệnh nhân chỉ nổi một đám da đỏ lấm tấm mụn nước hơi ngứa, tổn thương mất đi sau 3-5 ngày, không thành phỏng nư ớc phỏng mủ. Trong một mùa mưa bệnh nhân bị đi bị lại 3-4 lần.

Cận lâm sàng không có biến đổi gì đặc biệt trừ khi có nhiễm khuẩn. Mô bệnh học chỉ là một viêm da không đặc hiệu.

Chẩn đoán phân biệt với viêm da do các căn nguyên khác (hoá chất, sơn, cây cỏ…), hoặc giai đoạn đầu của bệnh Zona.

3. Điều trị và dự phòng

Điều trị tại chỗ: dùng các dung dịch dịu da: kem kẽm, hồ nước, dung dịch Yarit bôi ngày 2- 3 lần. Dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

Toàn thân dùng thuốc kháng histamin tổng hợp, hoặc thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

4. Dự phòng

– Khi làm việc dưới ánh đèn chú ý tránh phản xạ đập miết khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ vào mặt hoặc dùng các lưới mắt nhỏ che cửa sổ tránh côn trùng bay vào nhà.

– Mọi người nên vệ sinh thường xuyên nhà cửa; buổi tối nên đóng các cửa kính để côn trùng không bay vào nhà; đi ngoài đường nên mặc áo dài tay. Khi không may bị kiến ba khoang đậu vào nên thổi nhẹ để kiến bay đi, sau đó rửa vùng da có côn trùng và kiến ba khoang đậu bằng nước mát. Nếu thấy vùng da đó viêm rộp lên cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh chính xác và cho thuốc điều trị nhanh khỏi, tránh nhầm sang bệnh khác cũng có nốt rộp phồng trên da.

– Khi rửa mặt, tắm giặt cần giặt sạch khăn mặt hoặc giũ quần áo trước khi mặc tránh sát miết côn trùng lên da.

– Khi bắt đầu thấy rát ở vùng da nào đó có thể chấm dung dịch nước muối, nước vôi để ngăn không nổi thành phỏng nước phỏng mủ.

Benh.vn

Bài viết Bệnh viêm da phỏng do kiến ba khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-da-phong-do-kien-ba-khoang-3536/feed/ 0
Viêm da tiếp xúc do kiến khoang https://benh.vn/viem-da-tiep-xuc-do-kien-khoang-4158/ https://benh.vn/viem-da-tiep-xuc-do-kien-khoang-4158/#respond Thu, 26 Jul 2018 04:50:50 +0000 http://benh2.vn/viem-da-tiep-xuc-do-kien-khoang-4158/ Bệnh viêm da tiếp xúc do kiến khoang, tên khoa học là Paederus gây nên. Côn trùng này gây viêm da tiếp xúc ở phần hở: mặt, cổ, tay... do độc tố của côn trùng gây ra. Bệnh cần được điều trị sớm ngay khi mới phát hiện.

Bài viết Viêm da tiếp xúc do kiến khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm da tiếp xúc do kiến khoang, tên khoa học là Paederus gây nên. Côn trùng này gây viêm da tiếp xúc ở phần hở: mặt, cổ, tay… do độc tố của côn trùng gây ra.

viêm da do kiến ba khoang đốt

Dân gian gọi côn trùng này bằng nhiều tên khác nhau: kiến khoang, kiến lác, kiến gạo cằm cặp, kiến nhót, kiến cong đít… Loại kiến này đầu nhỏ có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước. Mình mang ba đôi chân. Bụng có tám đốt rất dẻo uốn cong dễ dàng. Một số đốt màu đỏ hung, một số đốt màu đen, đốt cuối cùng nhọ có hai cặp. Trên mình có hai đôi cánh, cánh cứng ở ngoài che khoảng 3-4 đốt bụng, cánh lụa ở dưới. bình thường cánh lụa cuộn gọn dưới cánh cứng, khi bay thì mới xòe ra. Chúng làm tổ dưới đất nơi giáp ranh với nước, sống chủ yếu bằng chất phân hủy của thực vật, đôi khi của cả động vật.

Dịch tễ học

Chúng sinh sản quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm. Đây là loại côn trùng vùng nhiệt đới nóng ẩm.

Vào mùa mưa ban đêm kiến khoang theo ánh đèn bay vào phòng làm việc, phòng ngủ, buồng tắm. Người bệnh làm việc, ngủ, tắm dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, phần hở thân mình vô tình giơ tay quyệt, đập làm côn trùng có chứa chất pederin xiết lên da, hoặc côn trùng bám vào khăn mặt rơi vào bồn rửa, người bệnh không chú ý nên xát phải côn trùng lên da và gây viêm da phỏng nước.

Người ta đã chiết xuất từ côn trùng có một chất độc tính gây ra phỏng nước gọi là Pederin, chất này bôi lên da chuột bạch gây phản ứng viêm mạnh; bôi lên da người gây phản ứng bọng nước.

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh thường phát vào tháng 7 đến tháng 10, nghĩa là vào mùa mưa. Vì mùa mưa làm ngập đồng ruộng, cống rãnh, mất chỗ ở côn trùng bay theo ánh đèn vào các nhà (nhà gần ruộng, nhà 1-2 tầng thì bị nhiều hơn). Nên đại đa số người bệnh là người làm việc dưới ánh đèn, công tác văn phòng, học sinh.

Hơn 60% người bệnh phát bệnh đầu tiên vào buổi sáng.

Đặc điểm lâm sàng và diễn biến tổn thương:

Ban đầu người bệnh thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6-12 giờ thành một đám hơi nền, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1-5 mm, 1-3 ngày sau thành phỏng nước phỏng mủ. Lúc này thấy cảm giác đau, rát càng tăng. Có thể kèm theo ngây ngấy sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả hai mắt, 2-3 ngày mới đỡ, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau khó đi lại.

– Các phỏng mủ tiến triển ngoài 3 ngày thì đóng vảy tiết khô dần, khi rụng vảy để lại vết sẫm màu, toàn bộ đợt tiến triển có thể kéo dài 5-20 ngày.

– Một số ít người bệnh chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa, lặn sau 3-5 ngày, không thành phỏng nước, phỏng mủ.

– Trong một mùa mưa người bệnh có thể bị 2-3 lần.

– Về xét nghiệm không có biến đổi gì đặc biệt. Trừ một số trường hợp tổn thương phỏng mủ rộng, sưng đau, sốt bạch cầu có thể cao.

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt với viêm da do nguyên nhân khác như hóa chất, sơn; Zona, viêm da tiếp xúc do lá cây, viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm….

Điều trị

– Dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như: dung dịch Milian, Castellani, hồ nước bôi thương tổn phỏng nước phỏng mủ.

– Khi thương tổn khô, bong vảy không tiết dịch ta bôi mỡ kháng sinh: mỡ Tetraxyclin, FucidinH…

– Nếu tổn thương vùng quanh mắt; nên rửa bằng nước muối 9%, sau đó bôi mỡ kháng sinh tra mắt: mỡ Tetraxyclin, CloroxitH.

– Nếu nặng hơn kết hợp với uống kháng sinh, kháng Histamin, giảm đau.

Phòng bệnh

– Khi làm việc dưới ánh đèn tránh phản xạ quyệt tay khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ.

– Buổi tối khi tắm rửa chú ý giũ mạnh khăn mặt trước khi dùng.

– Vào mùa mưa đề phòng côn trùng bay vào nhà ta có thể xịt thuốc diệt côn trùng

– Buổi tối đóng kín cửa và lắp lưới chống côn trùng

– Khi bắt đầu thấy rát ở vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối sinh lý, nước xà phòng hoặc nước vôi nhì để ngăn không nổi thành phỏng nước, phỏng mủ, ngay cho vết thương không lan rộng ra.

Benh.vn

Bài viết Viêm da tiếp xúc do kiến khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-da-tiep-xuc-do-kien-khoang-4158/feed/ 0
Mách nhỏ 3 loại thuốc dùng để đối phó với kiến 3 khoang https://benh.vn/mach-nho-3-loai-thuoc-dung-de-doi-pho-voi-kien-3-khoang-8783/ https://benh.vn/mach-nho-3-loai-thuoc-dung-de-doi-pho-voi-kien-3-khoang-8783/#respond Wed, 09 Mar 2016 06:55:12 +0000 http://benh2.vn/mach-nho-3-loai-thuoc-dung-de-doi-pho-voi-kien-3-khoang-8783/ Kiến ba khoang là loài kiến chứa nọc rất độc. Bởi vậy, nếu không may bị kiến ba khoang đốt nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người trúng độc.

Bài viết Mách nhỏ 3 loại thuốc dùng để đối phó với kiến 3 khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kiến ba khoang là loài kiến chứa nọc rất độc. Bởi vậy, nếu không may bị kiến ba khoang đốt nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người trúng độc.

Các biểu hiện khi bị kiến 3 khoang đốt

  • Ngứa, rát.
  • Tổn thương có dạng dát đỏ, thành đám,  thành vệt, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.

  • Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở trên cơ thể như: mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay.
  • Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu  ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.

Lưu ý: Nhiều người có thói quen gãi vết thương, tuy nhiên việc làm này rất nguy hiểm gây  trầy loét vết đốt, tổn thương sâu.

Ba loại thuốc dùng để đối phó với kiến 3 khoang

Cồn 70 độ.

Mỡ Corticoid.

Kem Phenaegan.

Lưu ý: Khi thấy kiến ba khoang trên da tuyệt đối không tự dùng tay trần để giết chúng, hãy thổi nhẹ hoặc dùng vật dụng để hất nhẹ chúng ra để tránh lây lan diện rộng.

Khuyến cáo của chuyên gia

Bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng TP.Hà Nội

“Đối với những tổn thương rộng, sâu, nặng cần phải sử dụng một số loại thuốc bôi làm dịu da, trường hợp bị nhiễm sẽ phải dùng kháng sinh. Để kiến ba khoang không bay vào nhà, các gia đình cần phải làm vệ sinh sạch sẽ, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, cửa sổ và các ô thoáng phải làm giấy chắn côn trùng”

Tương tự, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cũng khuyến cáo, nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.

Ngoài ra, người dân nên mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng. Để tránh tình trạng kiến ba khoang lan tràn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, khi có đàn kiến ba khoang xuất hiện ở khu dân cư, người dân nên liên hệ ngay với đơn vị y tế chuyên trách để hướng dẫn và phối hợp xử lý.

Đặc biệt, khi thấy kiến ba khoang bò trên người, không nên đập hoặc chà xát chúng vì chất dịch trong người kiến ba khoang khi vỡ ra sẽ gây tổn thương da. Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da, phải nhanh chóng rửa sạch, sau đó nên đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.

Bài viết Mách nhỏ 3 loại thuốc dùng để đối phó với kiến 3 khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mach-nho-3-loai-thuoc-dung-de-doi-pho-voi-kien-3-khoang-8783/feed/ 0
‘Đại chiến’ với kiến ba khoang https://benh.vn/dai-chien-voi-kien-ba-khoang-8720/ https://benh.vn/dai-chien-voi-kien-ba-khoang-8720/#respond Fri, 23 Oct 2015 06:54:02 +0000 http://benh2.vn/dai-chien-voi-kien-ba-khoang-8720/ Cuối tháng 9, đầu tháng 10 đến nay, kiến ba khoang xuất hiện nhiều, ồ ạt, khiến cho tình trạng người dân bị độc do kiến ba khoang tăng lên nhanh chóng so với các tháng khác trong năm. Bệnh viện Da liễu Trung ương, ngày cao điểm có tới hàng trăm bệnh nhân đến khám và điều trị các triệu chứng viêm da do độc tố của kiến ba khoang gây ra.

Bài viết ‘Đại chiến’ với kiến ba khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cuối tháng 9, đầu tháng 10 đến nay, kiến ba khoang xuất hiện nhiều, ồ ạt, khiến cho tình trạng người dân bị độc do kiến ba khoang tăng lên nhanh chóng so với các tháng khác trong năm. Bệnh viện Da liễu Trung ương, ngày cao điểm có tới hàng trăm bệnh nhân đến khám và điều trị các triệu chứng viêm da do độc tố của kiến ba khoang gây ra.

Cả gia đình nhập viện vì kiến ba khoang

Tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Da liễu T.Ư, không khó để tìm được một bệnh nhân bị lở loét, phồng rộp khắp người vì kiến ba khoang. Ngồi chờ khám, anh Nguyễn Văn H (Phú Thọ) nhăn nhó cho biết, mình đang vô cùng khó chịu, đau rát; hiện căn phòng anh đang ở dầy đặc kiến ba khoang, anh cứ xịt hóa chất chết loạt này thì lại xuất hiện loạt khác.

Một bác sĩ tại khoa khám bệnh chia sẻ: “Kết thúc buổi làm việc hôm nay của mình là ca 3 người trong một gia đình nhập viện vì kiến ba khoang. Bố mẹ và con khắp người đều bị phồng rộp lên. Đứa bé cứ khóc nấc vì đau đớn. Vì họ không biết nên sờ vào vết thương, tay lại chạm vào chỗ da lành nên bị lây lan ra rất nhanh”.

Anh Phạm Tuấn A (Hà Đông – Hà Nội) bị độc kiến ba khoang với tổn thương rất nặng. Vết thương lan rộng, ban đầu chỉ phỏng lên như vết bỏng, sau thì có mủ, loét trắng ra, trông rất sợ. Anh Tuấn A chia sẻ: “Khi nhập viện, người thân của tôi bàng hoàng, lo lắng vì nghĩ tôi mắc các bệnh xã hội do ăn chơi, đua đòi. Nghe các bác sĩ nói đến trúng độc kiến ba khoang, cả nhà ai cũng thấy lạ lẫm, thắc mắc tại sao con kiến bé nhỏ như thế mà gây tổn thương rộng như vậy. Thực sự là đau rát khủng khiếp, như bị bỏng vậy”.

Nhận diện kiến ba khoang và vết cắn của nó

Kiến ba khoang hay kiến khoang là loài côn trùng có thân mình thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen – vàng cam xen kẽ. Trong dân gian, chúng có rất nhiều tên gọi khác nhau như kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít.

Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm. Sau những cơn mưa, nước ngập không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn. Mặc dù là loại côn trùng có ích cho nông nghiệp, nhưng kiến ba khoang đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân.

Trường hợp anh Hà Mạnh Y nhập viện do kiến ba khoang còn vì một lý do khác: “Tôi bị nặng thế này là do tự mua thuốc chữa trị tại nhà. Khi đến hiệu thuốc, người ta nhầm vết thương do kiến ba khoang thành bệnh zona thần kinh, nên bôi thuốc rồi mà vẫn không khỏi, tình trạng càng nặng nề hơn”.

Kiến ba khoang chứa chất cực độc

TS-BS Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: “Hiện đang vào mùa kiến ba khoang nên lượng bệnh nhân nhập viện vì độc tăng mạnh. Có ngày chúng tôi tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân. Người lớn nhập viện nhiều, do họ chưa hiểu biết về loài kiến này.

Họ thường lỡ tay đập chết, chà xát hoặc dí chết con kiến nên mới bị trúng phải chất độc của con kiến. Trẻ em dính độc kiến ba khoang là do các cháu nghịch, có cháu nhỏ vào viện còn khoe cháu giết được mấy con kiến. Sau đó, các cháu quệt tay linh tinh khắp cơ thể, có khi lên cả mắt. Tay quệt đến đâu thì tổn thương lan tới đó. Nhẹ thì phồng rộp cực kỳ khó chịu, nặng thì máu mủ, loét, phù nề, gây sốt, thậm chí hoại tử”.

Theo BS Doanh, hiện nay hiểu biết của người dân về kiến ba khoang vẫn còn rất hạn chế. “Chúng tôi đã từng tiếp nhận 1 bệnh nhân suýt bị hoại tử cơ quan sinh dục. Anh này bị mụn rộp ở cơ quan sinh dục, cứ nghĩ là “lấy độc trị độc” nên đã nghiền nát con kiến ba khoang ra rồi bôi vào chỗ mụn rộp. Ngay sau đó, toàn bộ cơ quan sinh dục bị tổn thương nặng nề, nếu không nhập viện kịp thời thì hậu quả khó lường”- BS Doanh chia sẻ.

Khuyến cáo của chuyên gia

Các chuyên gia tư vấn, những trường hợp bị kiến ba khoang cắn, lỡ tay đập chết, chà xát trên da thì cần nhanh chóng rửa ngay bằng nước sạch với xà phòng tại phần da nghi ngờ bị độc chất pederin xâm nhập; có thể rửa bằng thuốc tím sát trùng.

Nếu chỗ da bị viêm chuyển sang tổn thương loét, cần đắp gạc sạch, ướt, mát, vô trùng; có thể xoa thêm dung dịch calamin totion hay kem xoa corticoides ở vết loét. Khi có bội nhiễm với các bọng nước dưới da, có thể dùng phối hợp với kháng sinh. Triệu chứng viêm da sẽ khỏi trong vòng từ 2 – 3 tuần. Trong những trường hợp cần thiết, nên đi khám chuyên khoa da liễu và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cũng theo các chuyên gia, trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ… Nhưng may mắn là tuy độc tính cao, nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn.

Nếu biết rõ các đặc điểm sinh lý, sinh thái của loại kiến ba khoang, người dân khoan lo sợ, đừng hoang mang để chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả như dùng cửa lưới chống muỗi và các loại côn trùng. “Trong mùa kiến ba khoang và các loại côn trùng khác phát triển vào thời điểm cuối mùa hè, trong mùa thu; sinh hoạt gia đình nên hạn chế bớt ánh đèn điện thắp sáng, tắt bớt đèn điện; thường xuyên vệ sinh, quét dọn nhà cửa, đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Khuyên trẻ em chơi buổi tối tránh xa chỗ có nhiều ánh sáng đèn điện. Nếu phát hiện thấy kiến ba khoang đậu bám trên người nên thổi nhẹ cho chúng bay đi, không nên đập chết và chà xát mạnh trên da vì độc tố pederin trên cơ thể kiến có thể xuyên thấm, xâm nhập qua da gây bệnh”- BS Doanh khuyến cáo.

Benh.vn (Theo Lao động)

Bài viết ‘Đại chiến’ với kiến ba khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dai-chien-voi-kien-ba-khoang-8720/feed/ 0